Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

tiểu luận phân tích chi phí lợi ích kinh nghiệm phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại các quốc gia trên thế giới và bài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.77 KB, 36 trang )

I. Tổng quan về CSA
1.

CSA là gì?

Khái niệm,nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA- Climate Smart Agriculture),
lần đầu tiên được đưa ra tại Hội nghị Hague bàn về vấn đề nông nghiệp, an ninh lương thực và biến
đổi khí hậu tổ chức năm 2010 tại Hà Lan. Theo đó, nông nghiệp thông minh được định nghĩa là một
cách tiếp cận có thể giải quyết được cả ba vấn đề chủ chốt trong việc phát triển bền vững là: kinh tế,
xã hội, môi trường thông qua ba trụ cột chính được đưa ra:
Một là, nâng cao năng suất lao động trong ngành nông nghiệp và tăng thu nhập của người dân
Hai là, thíphẩm ng và xây dựng biện pháp chống chịu với biến đổi khí hậu
Ba là, giảm thiểu hoặc loại bỏ(nếu có thể) khí thải nhà kính.
Bên cạnh đó, thành công CSA sẽ đóng góp vào tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
do Liên Hợp Quốc đề ra.
2.

Ba trụ cột của CSA

Đầu tiên, nâng cao năng suất lao động trong ngành nông nghiệp và tăng thu nhập của người
dân.
Theo thống kê của World Bank năm 2017, có khoảng 75% người nghèo trên thế giới sống ở nông
thôn và thu nhập của đại đa số nhóm người này phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp. Các nghiên
cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp có vai trò chủ chốt trong việc
giảm đói nghèo và đảm bảo lương thực ở các quốc gia có phần đông dân số sống dựa vào nông
nghiệp (World Bank, World Development Report, 2008). Tăng trưởng nông nghiệp đồng nghĩa với
việc tăng năng suất lao động cũng cũng như giảm chi phí sản xuất bằng việc sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên. “Yield gaps” là thuật ngữ dùng để chỉ sự khác biệt giữa năng suất người nông dân
đạt được và năng suất tối đa có thể đạt được, sự chênh lệch này là rất lớn đối với hộ nông dân nhỏ lẻ
ở các quốc gia đang phát triển (FAO, The State of Food and Agriculture, 2014). Tương tự, năng suất
khu vực chăn nuôi cũng thường thấp hơn nhiều so với khả năng tối đa có thể đạt được. Để giải


quyết vấn đề này, CSA đã đưa ra các giải pháp nhằm tăng năng suất của hệ sinh thái nông nghiệp và

1


tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên: đất, nước, phân bón, thức ăn động vật và những đầu
vào nông nghiệp khác, từ đó đem lại nguồn thu nhập cao hơn cho người sản xuất đồng thời giảm
đói nghèo và tăng sản lượng lương thực. Không chỉ vậy, những giải pháp này còn góp phần làm
giảm khí thải nhà kính một cách hiệu quả.
Thứ hai, thích ứng và xây dựng biện pháp chống chịu với biến đổi khí hậu
Theo bản báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ủy Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (the
Intergovernmental Panel in Climate Change- IPPC), biến đổi khí hậu đã có ảnh hưởng đáng kể lên
mùa vụ và sản suất lương thưc ở nhiều cùng miền trên thế giới trong đó chủ yếu là các tác động tiêu
cực. IPCC cũng chỉ ra, trong giai đoạn này, các nước đang phát triển là đối tượng hứng chịu tác
động mạnh nhất. Nếu tình hình khí hậu không có cải thiện gì trong thời gian tới thì nhiệt độ tối đa
và trung bình của mùa vụ được dự đoán sẽ tiếp tục tăng, từ đó gây ra hàng loạt các hệ lụy ở các
quốc gia như: băng tan, nước biển dâng, khí hậu trở nên khắc nghiệt hơn (Porter, J. R. et al. in
Climate Change 2014). Hậu quả của biến đổi khí hậu còn trở nên nghiêm trọng hơn khi nhưng thiên
tai như: hạn hán, lũ lụt, bão tuyết.. diễn ra với tần suất và cường độ ngày một lớn. Trong điều kiện
như vậy, việc hướng tới mục tiêu an ninh lương thực, giảm đói nghèo ở các quốc gia đang phát triển
sẽ gặp nhiều thách thức lớn. Các nghiên cứu đã chỉ ra, các quốc gia có thể giảm thiểu thậm chí là
ngăn chặn được những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra, tuy nhiên, điều đó đòi hỏi việc
hệ thống và ứng dụng đồng bộ hàng loạt các kế hoạch, chiến lược trong cả ngắn và dài hạn. Những
chiến lược, kế hoạch này, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia sẽ được điều chỉnh
và cân nhắc cho phù hợp. Hàng loạt các đề xuất, phương pháp thích ứng đưa ra có thể trở thành
những điểm khởi đầu tốt đẹp trong công cuộc chống lại biến đổi khí hậu như: nâng cao khả năng
chống chịu của ngành nông nghiệp bằng cách đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công
nghệ.
Ngoài ra, việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp và xây dựng hệ thống cung cấp đầu vào và các
dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cũng là những phương pháp hiệu quả nhằm tăng tính thích ứng với biến

đổi khí hậu
Thứ ba, giảm thiểu hoặc loại bỏ(nếu có thể) khí thải nhà kính
Bên cạnh việc ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu do khí thải nhà kính
gây ra thì nông nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường.

2


Biểu đồ 1. Khí thải nhà kính phân theo khu vực

Nguồn số liệu: báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, 2016
Theo thống kê của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate
Change-IPCC) năm 2016, gần ¼ khí nhà kính được tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp.Không chie
vậy, khí thải Non-CO2 từ khu vực nông nghiệp được dự báo sẽ tăng lên khi tốc độ phát triển của
khu vực tăng. Theo CSA, có nhiều cách để giảm lượng khí thải nhà kính trong đó điển hình là giảm
nồng độ của khí thải trên mỗi đơn vị sản phẩm (the CO2 eq/unit product) (Smith, Mitigation of
Climate Change, 2014. Quá trình này bao gồm việc ứng dụng những tiến bộ khoa học để tăng hiệu
qua sử dụng đầu vào từ đó sản lượng đầu ra sẽ tăng lên và lớn hơn lượng khí thải tăng lên. Một
phương pháp khác được đưa ra là tăng lượng cacbon cô lập trong ngành nông nghiệp. Bản chất thực
vật và đất có khả năng loại bỏ CO2 từ không khí và lưu giữ trong sinh khối, quá trình tự nhiên này
được tận dụng để cô lập cacbon. Cụ thể hơn, để cô lập Cacbon, hai phương pháp chính là tăng độ
che phủ của cây trong hệ thống trông trọt và chăn nuôi (qua nông- lâm kết hợp) và giảm mức độ
hủy hoại đất. Tuy nhiên, quá trình giảm khí thải này có thể không kéo dài được lâu nếu cây cối lại bị
chặt phá và đất đai lại bị khai thác. Mặc dù vậy, phương pháp này vẫn là một trong những chọn lựa
hàng đầu trong việc giảm khí thải nhà kính, đặc biệt là từ khi việc ứng dụng phương pháp này đã có
dấu hiệu thành công trên thực tế.
3. Thành phần chính của CSA
Hệ thống nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu bao gồm 4 thành phần chính sau đây:
Một là, quản lý nông trại, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản. Trong khu vực trồng trọt,
các phương pháp đưa ra là đa dạng hóa giống cây trồng, thay đổi lịch mùa vụ, quản lý dinh dưỡng

cây trồng như sử dụng lượng nhỏ cần sa để tăng năng suất, ủ phân hoặc sử dụng phân hữu cơ.
Phương pháp được đưa ra trong ngành chăn nuôi bao gồm cải thiện chất lượng đồng cỏ và thức ăn,
thay đổi cách thức quản lý bầy đàn...Trong khu vực lâm nghiệp, thay đổi địa điểm, chỉ tiêu đầu ra và
số lượng cây trồng là một trong những việc nên được làm. Cuối cùng, trong ngư nghiệp, lựa chọn
hàng đầu là kêt hợp các loài và quản lý tốt nhiệt độ nguồn nước. Tóm lại, phương pháp quản lý
chung cho ngành nông nghiệp bao gồm: đa dạng sản phẩm, hệ thống kết hợp cây trông-vật nuôi,
nông- lâm kết hợp, tái tạo nguồn đất hữu cơ, hạn chế xói mòn đất, sử dụng hiệu quả nguông năng

3


lượng, tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh khối, nâng cao khả năng quản lý nguồn nước và công
đoạn tưới tiêu.
Hai là, quản lý hệ thống sinh thái
CSA khuyến khích cách nhìn nhận ngành nông nghiệp một cách tổng thể như một hệ sinh thái lớn,
từ đó có thể hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa sản phẩn nông nghiệp và dịch vụ sinh thái trong
và ngoài sinh thái học nông nghiệp. Vai trò của việc quản lý nguồn tài nguyên nước và quản lý sử
dụng đất có tác động lớn đến việc đảm bảo lương thực, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Ba là, dịch vụ cho nông dân và người quản lý sử dụng đất
Để tăng cường khả năng thích ứng của người làm nông nghiệp, một số loại dịch vụ thiết yếu cần
phải được cung cấp như: dịch vụ tiếp cận thông tin về khí hậu thời tiết như dự báo mùa vụ hay hệ
thống cảnh báo thiên tai; dịch vụ cố vấn giúp người nông dân có thể xem xét yếu tố thời tiết vào
trong quyết định của mình; dịch vụ hỗ trợ tài chính như cho vay và bảo hiểm. Trong bối cảnh biến
đổi khí hậu ngày càng diễn ra phức tạp, An sinh xã hội và các loại bảo hiểm dựa trên chỉ số thời tiết
cũng là những cách để khuyển khích các hộ gia đình đầu tư vào ngành nông nghiệp.
Bốn là, thay đổi trong hệ thống cung cấp sản phẩm
Quá trình sản xuất trong nông nghiệp không phải chỉ tập trung vào việc giải quyết vấn đề thích ứng
và giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu, mà cần chú trọng cả sự đổi mới trong canh tác, khâu bảo
quản, khâu vận chuyển, khâu phân phối đến tay người tiêu dùng- những nhân tố cần thiết hình thành
trong chuỗi giá trị.


4. Mục tiêu cơ bản của CSA
CSA vẫn còn là một cách tiếp cận khá mới mẻ và có nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển trong
tương lai. Cách tiếp cận này bao gồm hệ thống những công cụ để đánh giá sự phát triển của ngành
nông nghiệp tại một quốc gia trong một thời kì nhất định. Bên cạnh đó, CSA còn nhằm mục đích
phát hiện ra những nguyên lý kỹ thuật và kinh tế phù hợp có thể áp dụng được cho từng ngành nông
nghiệp ở mỗi quốc gia. CSA bao gồm 4 mục tiêu chính:
Một là, mở rộng cơ sở pháp lý

4


Một trong những nguồn thông tin mà nhà chính sách nông nghiệp cần phải có chính là thông tin về
những tác động hiện tại hoặc được dự báo trong tương lai gần của biến đổi khí hậu lên nền nông
nghiệp của quốc gia đó. Cơ sở pháp lý được hình thành là điều kiện cần để từ đó, nhà hoạch định có
thể xác định được những chiến lược thích ứng hiệu quả để duy trì và nâng cao năng suất và thu
nhập. Bên cạnh đó, cở sở pháp lý còn có mục tiêu là ước lượng sẽ có bao nhiêu khí thải nhà kính sẽ
được giảm nhờ những chiếc lược đó.
Hai là, hình thành nền tảng chính sách
Việc thực hiện CSA đòi hỏi phải có những kế hoạch, chính sách khuyến khích cũng như là việc hợp
tác giữa thể chế và thủ tục pháp lý trong nông nghiệp để tránh gặp phải mâu thuẫn hay không thống
nhất. Bên cạnh đó, để CSA được thực hiện thành công, sự hợp tác phải được mở rộng ở nhiều cấp
độ: giữa những người nông dân ở cả hai giới, giữa những người quản lý nguồn tài nguyên, giữa khu
vực nhà nước và khu vực tư nhân…
Ba là, củng cố chính quyền địa phương cũng như quốc gia
Nâng cao khả năng của những nhà làm luật quốc gia để có thể tham gia vào quá trình hoạch định
chính sách cấp toàn cầu về biến đổi khí hậu cũng như củng cố mối quan hệ với chính quyền cấp địa
phương từ đó có thể đưa ra các chương trình, hành động cụ thể, nhất quán ở mọi cấp độ
Bốn là, mở rộng nguồn tài trợ cho các dự án
Một yếu tố không thể thiếu được trong tiến trình thực hiện CSA chính là sự đầu tư- yếu tố đóng vai

trò quan trọng trong việc hỗ trợ người nông dân mở rộng cải tiến hệ thống sản xuất, đóng gói, bảo
quản, phân phối và tiếp cận với nguồn nguyên liệu đầu vào, nguồn thông tin, sáng tạo khoa học kỹ
thuật. Các chương trình như chương trình quốc gia về giảm thiểu tác động đến môi trường (The
nationally appropriate mitigation actions-NAMAS) và Kế hoạch hóa quốc gia về thích ứng biến đổi
khí hậu (National Adaptation Plans- NAPs) là ví dụ cụ thể cho những công cụ liên kết nguồn tài
chính quốc gia với nguồn tài chính quốc tế.

5. Biến đổi khí hậu và ngành nông nghiệp
Nông nghiệp và hệ thống lương thực có một mối quan hệ mật thiết với nhau:

5


Thứ nhất là, nông nghiệp đóng vai trò là nguồn cung cấp lương thực và đảm bảo nhu cầu thiết yếu
về dinh dưỡng cho cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới mặc dù vẫn chưa đủ để cung cấp cho
tất cả.
Hai là, nông nghiệp cũng là một trong những nhân tố chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu, và hệ lụy là
vấn đề về an ninh lương thực của thế giới.
Ba là, nông nghiệp là ngành dễ dàng bị tổn thương trước biến đổi khí hậu. Để đạt được mục tiêu an
nình lương thực cho toàn cầu, một nhiệm vụ cấp bách đặt ra là nền nông nghiệp toàn cầu và hệ
thống lương thực phải được cách tân theo hướng: thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu, hạn chế tác
động xấu tới môi trường vá khí hậu, đảm bảo nguồn lương thực đầy đủ cho con người.
Do đó, việc an ninh lương thực trở thành ưu tiên hàng đầu cuẩ Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ sẽ
là một thách thức lớn với ngành nông nghiệp trong tương lai.
Theo dự báo của FAO, từ năm 2017 đến 2050, dân số thế giới sẽ tăng lên khoảng 1/3 lần tương
đương khoảng 2 tỷ người, trong đó hầu hết số dân tăng lên này là ở các quốc gia đang phát triển..
Nếu tốc độ tăng thu nhập và tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng, FAO ước tính rằng, trước năm 2050 sản
phẩm nông nghiệp sẽ phải tăng khoảng 60% mới có thể đáp ứng nhu cầu lương thực của thế giới.
Bên cạnh đó, nền nông nghiệp bắt buộc phải tự chuyển đổi để đảm bảo nền kinh tế phát triển và
giảm đói nghèo. Theo số liệu đưa ra, vào năm 2017 trên thế giới cứ trung bình 8 người thì 1 người

không được đảm bảo lương thực đầy đủ cho nhu cầu sống. Từ đó có thể thấy rằng, đảm bảo an ninh
lương thực toàn cầu trong thập niên tới sẽ là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với ngành nông
nghiệp. Cũng theo thống kê, ba phần tư người nghèo trên thế giới sống ở nông thôn và phần lớn
trong số họ lấy nông nghiệp làm kế sinh nhai cho mình. Biến đổi khí hậu diễn ra để lại hậu quả lớn
đối với nền nông nghiệp toàn cầu, trong đó ảnh hưởng đối với các quốc gia đang phát triển là nặng
nề nhất. Biến đổi khí hậu làm ngành nông nghiệp trong tương lai sẽ phải gánh chịu những thách
thức vô cùng lớn
5.1. Biểu hiệu của biến đổi khí hậu toàn cầu
Một trong số những biểu hiện biến đổi khí hậu toàn cầu dễ dàng nhận thấy nhất chính là nhiệt độ
tăng cao.
Biểu đồ 2 Dự báo chênh lệch nhiệt độ thế giới giai đoạn 2008-2017

6


Nguồn số liệu: Báo cáo Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ, 2018
Theo báo cáo khí hậu hàng năm của Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ năm 2018,
nhiệt độ trung bình trong tăng liên tục trong suốt 10 năm từ 2008-2017. Cụ thể, theo dự báo, chênh
lệch giữa nhiệt độ dài hạn và nhiệt độ trên thế giới năm 2017 là 0.95 oC. Con số này là 0.64oC năm
2008; Điều này chứng tỏ nhiệt độ trung bình thế thế giới được dự báo là không ngừng và có xu
hướng tăng nhanh hơn trong tương lai. Năm 2018 đánh dấu mốc 42 năm liên tiếp (kể từ năm 1977)
có nhiệt độ trung bình cao hơn mức trung bình của thế kỉ 20.
Biểu hiện tiếp theo của biến đổi khí hậu toàn cầu là tình trạng nước biển dâng cao. Trong vòng 100
năm qua, mực nước trung bình của đại dương đã tăng lên khoảng 20cm. Trong đó, khu vực Tây
Thái Bình Dương và phía Đông Ấn Độ Dương có tốc độ tăng nhanh nhất. Hiện tượng biến đổi khí
hậu còn làm thu hep diện tích băng biển đến 2.8% trong vòng một thập kỉ gần đây.
Bên cạnh đó, những thiên tai, thảm họa thiên nhiên như: lũ lụt, hạn hán… cũng diên ra với tần suất
và cường độ lớn hơn.
Biểu đồ 3. Tổng số thảm họa thiên nhiên diễn ra trên thế giới giai đoạn 1990-2016


Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên của FAO, 2017

7


Báo cáo thường niên năm 2017 của FAO đã chỉ ra, số lượng thiên tai, thảm họa tự nhiên có xu
hướng tăng lên trong giai đoạn từ 1990 đến 2016. Đáng chú ý là trong vòng 26 năm, số trận lũ lụt
đã tăng lên gấp đôi, chạm mức 200 trận lũ lụt xảy ra trên toàn thế giới. Bên cạnh tần suất, những
thảm họa thiên tai này còn tăng lên rõ rệt về mặt cường độ. Theo thống kê của OECD năm 2017,
trong 30 năm trở lại đây, số lượng những cơn bão mạnh cấp 4, 5 đã tăng lên gấp đôi hay tình trạng
hạn hán sẽ tăng ít nhất 66% theo ước tính của các chuyên gia. Thống kê của FAO năm 2017 cũng
cho thấy rằng, tổng thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra trong giai đoạn từ 2008-2016 rơi vào
khoảng 100 tỷ USD.
5.2. tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu lên ngành nông nghiệp


Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng suất ngành nông nghiệp

Trong những năm gần đây, bên cạnh sức ép về dân số thế giới tăng lên, ngành nông nghiệp còn chịu
tác động mạnh mẽ bởi biến đổi khí hậu, cụ thể là:
Theo báo cáo năm 2017 của FAO, biến đổi khí hậu tác động đến toàn bọ ngành nông nghiệp bao
gồm: trông trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp và lâm nghiệp; trong đó phải kể đến trồng trọt- khu vực
được coi là dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi thất thường của thời tiết. Những thiên tai, thảm họa
thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây ra đã phá hủy 49% sản lượng vụ mùa, 36% sản phẩm chăn nuôi.
Biểu đồ 4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sản lượng nông nghiệp phân theo khu vực,

Nguồn số liệu: báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, 2017
Việc suy giảm sản lượng ngành nông nghiệp không chỉ dẫn đến vấn đề thiếu hụt lương thực mà nó
còn dẫn đến hệ quả là giá lương thực toàn cầu tăng lên.


8


Biểu đồ 5. Giá cả nông sản thế giới trong giai đoạn 1990-2018

Nguồn số liệu: báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, 2018
Theo báo cáo năm 2018 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Food and
Agriculture Organization of the United Nations- FAO) đã chỉ ra, giá cả nông sản có xu hướng tăng
nhanh trong giai đoạn từ 1990-2018. Giá lương thực, giá thịt năm 2018 đã tăng gấp khoảng 1.5 lần
so với năm mốc quan sát là 2002. FAO còn đưa ra dự báo, giá sản phẩm nông nghiệp có thể tăng lên
gấp đôi vào năm 2050 nếu tình trạng biến đổi khí hậu không được cải thiện.
Tình hình sản lượng, giá cả trên còn có mức độ nghiêm trọng hơn ở một số quốc gia trên thế giới.
Một nghiên cứu được công bố trên tờ Science chỉ ra rằng, do biến đổi khí hậu, Nam Phi có thể mất
30% sản lượng ngô và các cây lương thực khác vào năm 2030; khu vực Bắc Á sản lượng gạo, ngô
và kê có thể giảm đến 10%. Sản lượng giảm do tác động của biến đổi khí hậu cộng với việc dân số
đang tăng nhanh đã và đang trở thành một thách thức lớn của ngành nông nghiệp, đòi hỏi một sự cải
tiến theo hướng tiến bộ của hệ thống nông nghiệp trên toàn thế giới. Thống kê năm 2017 của Lên
Hợp Quốc đã chỉ ra, khả năng dự trữ lương thực toàn cầu đã ở mức thấp nhất kể từ trước tới nay.
Giá các loại lương thực chủ lực như gạo, ngô và lúa mì sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu, đặc biệt là ở
Trung Quốc và Ấn Độ, và do việc sử dụng ngô và đậu tương cho các nguyên liệu thay thế để sản
xuất nhiên liệu sinh học. Nhưng đáng chú ý hơn cả, thông báo của IAASTD tại UNESCO vào
4/2008 vừa qua cảnh báo rằng, 35% đất canh tác bị thoái hóa trên Trái đất lại đang trong tình trạng
nguy hại trầm trọng do chính hoạt động nông nghiệp. Trái đất nóng lên đồng nghĩa với việc mở rộng
các sa mạc trên diện rộng, đồng thời mực nước biển dâng do băng tan sẽ nhấn chìm những vùng đất
duyên hải, khiến một diện tích lớn đất nông nghiệp biến mất. UNDP dự báo, diện tích sa mạc vùng

9


cận Sahara có thể mở rộng thêm 60-90 triệu hecta vào 2060, gây thiệt hại khoảng 26 tỷ USD. Dự

báo, do tác động của hạn hán, đến năm 2020, năng suất cây trồng ở các vùng đất nông nghiệp ở
châu lục này sẽ giảm 10-20%. Còn đối với Trung Quốc, trong vòng 20-80 năm nữa, sản lượng lúa,
ngô có thể giảm 37%.Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, đến 2100, Mỹ sẽ mất khoảng 5000
dặm vuông đất khô ráo và 4000 dặm vuông đất ướt do nước biển dâng. Tổ chức FAO cũng thông
báo rằng, các nước đang phát triển sẽ mất đi 11% diện tích đất canh tác sử dụng nước mưa vào năm
2080 so với năm 1995 và 65 nước đang phát triển có thể mất tới 280 tấn ngũ cốc, ước tính trị giá
khoảng 56 tỷ USD do biến đổi khí hậu.


Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến thu nhập

Tháng 5 năm 2018, các nhà khoa học tại Đại học Stanford đã tính toán ra mức ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu lên nền kinh tế toàn cầu. Theo nghiên cứu này, nếu các quốc gia trên thế giới tuân theo
Thỏa thuận khí hậu Paris và nhiệt độ tăng 2.5% thì tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu sẽ giảm
khoảng 15%. Tương tự, nếu nhiệt độ tăng lên 3 độ C, GDP toàn cầu sẽ giảm tương ứng 25%. Theo
dự báo, nhiệt độ sẽ tăng khoảng 4 độ C vào năm 2100, điều này đồng nghĩa với việc GDP thế giới
sẽ giảm khoảng 30% so với mốc hiện tại - cao hơn cả mức giảm của Đại khủng hoảng năm 19291930.
Triển vọng việc làm và xã hội Thế giới ( World Employment and Social Outlook) năm 2018 đưa ra
dự đoán rằng, tình trạng biến đổi khí hậu đã đe họa 1.2 tỷ việc làm trong đó khu vực chịu rủi ro lớn
nhất là nông –lâm-ngư nghiệp. Thảm họa tự nhiên có những tác động vô cùng nặng nề lên thu nhập
của người lao động, tuy nhiên tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể nếu những biện pháp hạn chế
biến đổi khí hậu được nỗ lực thực hiện. Theo nghiên cứu mà FAO đưa ra năm 2016, những nỗ lực
trong việc hạn chế biến đổi khí hậu có thể tạo ra 24 triệu việc làm mới cho người lao động toàn cầu
trước năm 2030.



Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tình trạng đói nghèo

Hệ quả tiếp theo của biến đổi khí hậu là tình trạng thiếu hụt lương thực trầm trọng. Theo báo cáo

năm 2017 của IPCC, 10.2% dân số toàn thế giới không được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu lương thực.
Tình trạng này còn tồi tệ hơn ở một số khu vực như Châu Phi và Mỹ Latin, cụ thể số người sống
trong cảnh thiếu hụt lương thực ở châu Phi vùng cận Sahara hiện nay đã vượt qua con số 300 triệu
người. Tình trạng đói nghèo được dự đoán còn tiếp tục nghiêm trọng hơn trong tương lai. Tổ chức

10


Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc cũng đã ước tính, vào năm 2020, có khoảng 800 triệu
người trên khắp thế giới rơi vào tình trạng đói nghèo hay OECD đã đưa ra một nghiên cứu cho thấy
sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, nếu tình trạng biến đổi khí hậu
không có dấu hiệu cải thiện
Tóm lại, biến đổi khí hậu toàn cầu đã trở thành một gánh nặng lớn với ngành nông nghiệp và để
giải quyết vấn đề này, ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiệm vụ chính đó là: tìm ra biện pháp
thích ứng nông nghiệp với biến đổi khí hậu, tăng năng suất từ đó cải thiện thu nhập của người dân,
đồng thời cải thiện tình hình môi trường. Dễ dàng nhận thấy, vấn đề mà ngành nông nghiệp đang
phải đối mặt lại chính là những mục tiêu mà CSA hướng tới giải quyết. Do đó, CSA là một cách tiếp
cận phù hợp và kịp thời để củng cố ngành nông nghiệp, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững
và đáp ứng mục tiêu an ninh lương thực trong hệ thống Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên
Hợp Quốc đã đề ra.
II. Kinh nghiệp phát triển nông nghiệp thông minh tại một số quốc gia trên thế giới

1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại Bangladesh
Trong những năm trở lại đây, nền nông nghiệp của Bangladesh đã và đang phát triển ổn định nhờ
vào việc tăng năng suất lao động của nông dân cũng như là việc đầu tư hiệu quả cho các tiến bộ
khoa học kỹ thuật để áp dụng trong ngành nông nghiệp. Phát triển ngành nông nghiệp ở
Bangladesh, cũng giống như nhiều quốc gia khác, đóng góp cho việc đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia, đồng thời xoá đói giảm nghèo cho người dân. Theo dự án nghiên cứu của Chương trình
Biến đổi khí hậu, Nông nghiệp và An ninh lương thực, trong 5 năm trở lại đây, 90% tỷ lệ nghèo đói
được giảm là do việc tăng thu nhập của những hộ gia đình làm nghề nông.

Bên cạnh việc những tiến bộ trong việc sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây, ngành nông
nghiệp của Bangladesh đang gặp phải nhiều thách thức lớn gây ra bởi biến đổi khí hậu toàn cầu.
Những thách thức này đòi hỏi ngành nông nghiệp của nước này cần phải thay đổi, phát triển theo
hướng phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với sự thay đổi khí hậu. Việc cải tiến ngành
nông nghiệp này sẽ góp phần giúp cho Bangladesh phát triển một ngành nông nghiệp theo hướng
bền vững, đối phó với những diễn biến thất thường của khí hậu trong tương lai, giảm thải khí nhà
kính vào môi trường, đồng thời nâng cao năng suất để đáp ứng như cầu trong nước tăng lên và
chuyển hướng xuất khẩu trong tương lai.

1.1.Ngành nông nghiệp của Bangladesh
1.1.1. Vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế
11


Nông nghiệp là một ngành sản xuất chính của Bangladesh, đóng góp khoảng 16.5% giá trị vào tổng
sản phẩm quốc nội của quốc gia này (Worldbank, 2017). Đồng thời, ngành này cũng góp phần tạo
ra công ăn việc làm cho khoảng 87% người dân ở khu vực nông thôn ở nước này.
Bangladesh có diện tích đất nông nghiệp lớn, với khoảng 9.1 triệu hecta, chiếm 70% tổng diện tích
đất của cả quốc gia. Tuy nhiên, trong số này, chỉ có khoảng 59.2% diện tích đất được coi là đất màu
mỡ có thể canh tác được.
Lúa gạo là cây trồng chính của Bangladesh, với phần diện tích đất canh tác sử dụng cho trồng lúa
gạo chiếm khoảng 77-80% tổng diện tích đất nông nghiệp. Việc trồng lúa gạo ở Bangladesh được
chia thành ba vụ mùa chính: aman (phụ thuộc vào mưa nhiệt đới gió mùa trong khoảng từ tháng Sáu
đến tháng Mười hàng năm), boro (mùa đông), và aus (mùa xuân).
Cây đay là cây trồng quan trọng thứ hai của Bangladesh. Sản lượng đay nước này sản xuất đóng
góp 48% vào tổng sản lượng đay của thế giới (Worldbank, 2017). Việc sản xuất đay ở Bangladesh
được dự báo là sẽ tiếp tục được mở rộng mặc dù lũ lụt ngày càng xảy ra thất thường ở nước này,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng đay.
Ngô cũng là một giống cây trồng phổ biến ở Bangladesh, bên cạnh đó, việc trồng ngô ở Bangladesh
được đánh giá là khá hiệu quả nhờ vào việc ứng dụng nhiều giống ngô lai tạo và cải thiện hệ thống

tưới tiêu.
Bangladesh xếp thứ ba và thứ tư thế giới trong việc sản xuất cá và các loại thuỷ hải sản. Đây là một
ngành quan trọng của nước này trong việc cung cấp việc làm cho người dân. Cụ thể, khoảng 17
triệu người (chiếm khoảng 11% dân số) làm việc trong khu vực nuôi trồng cá và thuỷ hải sản (FAO,
2016). Ngành nuôi trồng cá và thuỷ hải sản của Bangladesh có giá trị ước tính là khoảng 3.6 tỷ USD
vào năm 2014-2015 (FAO, 2015).
Biểu đồ 6. So sánh sản lượng nông sản Bangladesh và Nam Á năm 2014

Nguồn số liệu: World Bank, 2015
Trong những năm gần đây, Bangladesh đã đạt được những thành tựu trong việc đảm bảo an ninh
lương thực. Từ năm 1972 đến 2014, sản lượng lương thực của Bangladesh đã tăng ba lần, từ 9774
lên đến 45731 triệu tấn. Chỉ số sản xuất lương thực (Food Production Index) của nước này cũng

12


tăng 65.6 điểm năm 1990 đến 145.3 điểm năm 2016 (năm 2004-2005 là năm cơ sở =100) với mức
độ tăng trung bình hàng năm là 2.5% (Worldbank)

Biểu đồ 7. Chỉ số sản xuất lương thực giai đoạn 1990-2016

Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên của FAO, 2017
Tuy nhiên, đối với chỉ số an ninh lương thực quốc gia do tổ chức tạp chí The Economist tính toán,
chỉ số của Bangladesh vẫn còn thấp so với các quốc gia trong khu vực. Cụ thể, năm 2018
Bangladesh đạt 43.3 điểm (trên thang điểm 100), xếp thứ 20 trên tổng số 23 quốc gia trong khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương.
Năm 2013, lượng khí thải nhà kính của Bangladesh đạt nước 193 mega tấn. Mặc dù lượng khí thải
nhà kính của Bangladesh tương đối thấp, tuy nhiên, lượng khí thải này lại không có dấu hiệu giảm
trong nhiều năm trở lại đây. Ngành nông nghiệp là ngành đóng góp nhiều nhất vào tổng lượng khí
nhà kính (39%), theo sau bởi ngành năng lượng (32%).

Biểu đồ 8, Khí nhà kính theo khu vực năm 2013 (đơn vị:%)

Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên của FAO, 2014
Mặc dù ngành nông nghiệp là ngành chủ chốt trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh
lương thực cho Bangladesh, ngành này lại đang gặp phải nhiều thách thức lớn đòi hỏi việc giải
quyết có hệ thống của quốc gia này.
Một là, vấn đề cấp bách nhất của ngành nông nghiệp Bangladesh là trợ giúp người người nông dân
trồng lúa nước này tăng lợi nhuận thông qua việc giảm chi phí nhân công và cải thiện hệ thống tưới
tiêu đồng ruộng,
Hai là, do tốc độ tăng dân số cao trong những năm gần đây, Bangladesh đang phải gặp tình trạng
nguồn đất nông nghiệp này càng khan hiếm. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn khi quá
trình đô thị hoá đang có xu hướng biến những khu đất nông nghiệp thành khu đất phục vụ cho
những mục đất phi nông nghiệp như xây dựng đường giá, khu vui chơi giải trí,… Quỹ đất nông

13


nghiệp hạn chế đã thúc đẩy nhiều người dân chuyển từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm,
từ đó đẩy nhanh quá trình độ thị hoá và gây ra thiếu hụt lao động ở nông thôn.
Ba là, vấn đề về quỹ đất nông nghiệp hạn chế đã dẫn đến thực tế rằng, muốn tăng sản lượng sản
xuất nông nghiệp để đáp ứng như cầu tăng lên khi dân số nước này đang tăng nhanh, chính phủ đã
có thực hiện những biện pháp nhằm tăng năng suất lúa ở nước này. Tuy nhiên, một trong những giải
pháp của chính phủ là trợ giá phân bón. Việc này đã dẫn đến việc lạm dụng phân bón trong sản xuất
lúa gạo nói riêng và sản xuất lương thực nói chung. Cụ thể, sản lượng phân bón trung bình của
Bangladesh đã tăng từ khoảng 213 kg/ha năm 2010 lên đến xấp xỉ 300 kg/ha năm 2016 (FAO), xếp
thứ 25 trên 160 quốc gia theo mức độ sử dụng phân bón.
Biểu đồ 9. Lượng phân bón sử dụng của Bangladesh 2010-2016

Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên của FAO, 2016
Truyền thống độc canh cùng với việc phụ thuộc nhiều vào phân bón đã dẫn đến việc độ màu mỡ và

các chất hữu cơ của đất bị dần bị mất, và đất dần trở nên xói mòn, không phù hợp cho việc canh tác
nông nghiệp.
Bốn là, việc nuôi gia súc ở Bangladesh cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc kiểm soát
chất lượng nuôi trồng, thiếu lao động lành nghề và có kĩ thuật, bệnh dịch.
Bên cạnh những khó khăn bản chất, ngành nông nghiệp ở Bangladesh còn phải chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ bởi quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu. Bangladesh là một trong những nước bị thiệt hại
nhiều nhất bởi quá trình nóng lên toàn cầu. Theo xếp hạng của tổ chức phi chính phủ Germanwatch,
năm 2017, Bangladesh xếp hạng thứ 9 trong top 10 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất từ quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện nay, nước này phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi
mực nước biển dâng, tình trạng xâm nhập của nước biển và nhiệt độ tăng cao, dự báo là tăng trung
bình 1.7C vào năm 2050 (Worldbank, 2018). Tình trạng này sẽ còn trở nên nghiêm trọng hơn trong
một vài thập kỉ tới, đặt ra những thách thức lớn tiếp theo cho ngành nông nghiệp của Bangladesh.
Theo một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2009 bởi cơ quan phát triển nguồn đất Bangladesh,
khoảng 62% diện tích đất ven bờ biển (khoảng 1.06 triệu hecta trên tổng số 1.7 triệu hecta) đã và
đang bị ảnh hưởng bởi trình trạng ngập mặn. Sự muối hoá của đất được dự báo là sẽ lấn sâu vào
phía Bắc khoảng 8km đến 2030, làm giảm diện tích đất cho việc trồng cấy các cây lương thực.

14


Sản lượng lúa gạo ở Bangladesh phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa ổn định, do vậy, việc thay đổi
thất thường trong chế độ mưa gió mùa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng lúa của nước
này. Hơn nữa, giống lúa phụ thuộc vào mưa gió mùa của Bangladesh chiếm trên 38% tổng sản
lượng lúa, do vậy, chế độ mưa ổn định là đặc biệt quan trọng trong việc sản xuất lúa.
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, thiên tai như lũ lụt, lốc xoáy cũng được dự báo là sẽ tăng về tần số
xuất hiện và độ nghiêm trọng. Thiệt hại do lốc xoáy năm 2007 và 2009 được ước tính vào khoảng
hai triệu mét tấn gạo, số lượng gạo này đủ để nuôi sống 10 triệu người. Miền Nam, Tây Nam, và bờ
biển phía nam là những vùng đã và đang bị tổn thương bởi những trận lốc xoáy mạnh cũng với sự
xâm lấn của nước biển.
Một nghiên cứu sử dụng mô hình IMPACT được phát triển bởi viện nghiên cứu chính sách lương

thực (IFRPI) để dự báo về tác động của biến động khí hậu lên ngành nông nghiệp Bangladesh đã
chỉ ra rằng phần lớn hệ thống sản xuất nông nghiệp của nước này sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực của việc
khí hậu diễn biến thất thường, chỉ trừ một số ngành đặc trưng có thể tận dụng được ở những sự thay
đổi trong khí hậu điển hình như việc nuôi tôm nước mặn. Tuy nhiên, những mặt hàng lương thực
chính của nước này như gạo, các loại đậu và hạt, rau, lúa mì đều được dự báo là sản lượng sẽ giảm
do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Cụ thể, đến năm 2050, sản lượng các loại đậu khi có tác động
của biến đổi khí hậu sẽ nhỏ hơn so với khi biến đổi khí hậu không xảy ra là 8.8%. Lúa mì là mặt
hàng chịu ảnh hưởng lớn thứ hai với sản lượng giảm 6.3%. Lúa gạo và rau cũng được dự báo có sản
lượng giảm lần lượt là 5.3% và 5.7% dưới tác động của biến đổi khí hậu cho đến năm 2050.

15


Bảng 1.

Năm
2020
2030
2040
2050
Mặt hàng nông sản
Lúa
-1.3
-2.6
-4.0
-5.3
Hạt dầu
-1.6
-3.1
-4.7

-6.3
Rau
-1.5
-2.9
-4.3
-5.7
Các loại đậu
-2.1
-4.2
-6.3
-8.4
Lúa mì
-1.8
-3.5
-5.1
-6.4
Các mặt hàng khác
-0.7
-1.4
-2.2
-3.0
1.2.Ứng dụng nông nghiệp thông minh tại Bangladesh
Trước những thách thức mà ngành nông nghiệp Bangladesh đang phải đối mặt, đặc biệt những khó
khăn mà biến đổi khí hậu mang lại, việc phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp
thông minh để vừa đảm bảo sản lượng, vừa thích ứng tốt với những biến đổi thất thường của thời
tiết, và đồng thời giảm lượng khí thải vào môi trường là một trong những quan tâm hàng đầu của
ngành nông nghiệp nước này.
Ứng dụng CSA vào ngành nông nghiệp, như đã trình bày ở trên, sẽ có tiềm năng trong việc đối phó
với những thách thức mà biến đổi khí hậu đặt ra, đồng thời góp phần phát triển ngành nông nghiệp
theo hướng bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

1.2.1. Các cơ quan và chính sách hỗ trợ CSA
Để giải quyết các thách thức mà biến đổi khí hậu đặt ra đối với nền nông nghiệp Bangladesh, rất
nhiều cơ quan, viện nghiên cứu đã được thành lập nhằm tổ chức nghiên cứu và thực hành các
chương trình CSA cụ thể. Ở phần lớn trường đại học và các viện nghiên cứu đều có các đơn vị
nghiên cứu về biến đổi khí hậu và các giải pháp giúp đỡ người nông dân ứng phó với vấn đề này.
Không chỉ hợp tác nghiên cứu trong nước, các trường đại học ở Bangladesh còn cộng tác với các
trường đại học ở các nước phát triển, ví dụ như sự hợp tác giữa trường đại học Nông nghiệp
Bangladesh (Bangladesh Agricultural University) và đại học Murdoc ở Australia.
Thêm vào đó, rất nhiều tổ chức phi chính phủ (NGOs), các tổ chức song phương, đa phương đều đã
và đang tiến hành các chương trình ứng phó và giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu lên
ngành nông nghiệp ở Bangladesh. Cụ thể như là kế hoạch Delta (the Delta Plan 2100), được tài trợ
bởi chính phủ Hà Lan, đã vạch ra chiến lược cụ thể để giảm thiểu các tác động của việc nước biển
dâng, bao gồm hiện tượng xâm nhập của nước biển ở khu vực ven biển Bangladesh. Bên cạnh đó,
BRAC, tổ chức phi chính phủ lớn nhất ở Bangladesh, đã và đang thực hành CSA vào việc trồng hoa
hướng dương trên đất mặn và sau đó thu mua lại hạt hoa để lấy tinh dầu.
Việc điều hành các dự án CSA ở Bangladesh không thể không nhắc đến vai trò của chính phủ
Bangladesh trong việc tổ chức các diễn đàn quốc tế về biến đổi khí hậu, qua đó tạo cơ hội cho các
tổ chức trong nước học hỏi kinh nghiệm của các nước đã tiến hành thành công CSA cho một số

16


ngành nông nghiệp cụ thể. Hơn nữa, Bangladesh cũng trở thành thành viên chính thức của Hội nghị
Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, Hiệp ước Kyoto, kế hoạch Bali, và hiệp định Paris về khí hậu.
Năm 1995, chiến lược quản lý môi trường quốc gia (NEMAP) đã được khởi động nhằm giải quyết
các vấn đề về biển đổi khí hậu của riêng quốc gia này. Tiếp theo sau đó, hai chương trình được
thông qua bởi chính phủ Bangladesh lần lượt vào năm 2005 và 2009 là Chương trình Ứng biến
Quốc gia (NAPA) và Chiến lược cho Biến đổi khí hậu (BCCSAP).
Chiến lượng BCCSAP có tổng cộng 44 chương trình và 145 dự án, được xây dựng tập trung vào
một trong sáu chủ đề đó là: (1) an ninh lương thực, sức khoẻ và xã hội, (2) quản lý thiên tai, (3) phát

triển cơ sở hạ tầng, (4) nghiên cứu, (5) giảm khí thải carbon, (6) nâng cao năng lực của các tổ chức.
1.2.2. Tài trợ các dự án CSA
Trong giai đoạn 2016-2017, chính phủ Bangladesh đã tài trợ 1.73 tỷ USD cho ngành nông nghiệp.
Trong cùng thời gian đó, Bộ Môi trường và Lâm nghiệp cũng đã tài trợ 125 triệu USD cho ngành
này, tăng 5% so với giai đoạn trước đó.
Phần lớn quỹ tài trợ cho các dự án CSA ở Bangladesh đến từ các nguồn tài trợ song phương và đa
phương. Điển hình là World Bank đã tài trợ vốn cho chính phủ Bangladesh khi thực hiện giai đoạn
đầu của dự án Kỹ thuật Nông nghiệp Quốc gia (NATP), và hiện tại đang tiếp tục đầu tư cho dự án
này ở giai đoạn hai với khoảng 200 triệu USD.
Bên cạnh đó, Bangladesh còn là quốc gia với nhiều tổ chức tài chính vi mô, điển hình là ngân hàng
Grameen được thành lập bởi Muhammad Yunus, người nhận giải Nobel Hoà bình vào năm 2006 với
đóng góp làm phổ biến khái niệm tín dụng vi mô vì mục đích giúp đỡ người nghèo. Nhiều ngân
hàng thương mại ở nước này như Bangladesh Krishi Bank, Rajshahi Krishi Unnayan Bank đều
đang có những chương trình cung cấp tín dụng vi mô cho những hộ gia đình làm nông hoàn cảnh
khó khăn để họ có thể có điều kiện ứng dụng các phương pháp nuôi trồng mới, từ đó cải thiện kinh
tế của các hộ gia đình này.
Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại, Bangladesh đã và đang thu hút được một số lượng quỹ tài
trợ cho các dự án nông nghiệp CSA tương đối lớn. Hơn nữa, quốc gia này vẫn có triển vọng lớn
trong việc thu hút nhiều các quỹ đầu tư vào nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
trong tương lai như Cơ quan Môi trường Toàn cầu (GEF) hay quỹ GCF. Bangladesh được đánh giá
là một trong những quốc gia ở khu vực Nam Á hoạt động tích cực nhất trong việc thu hút đầu tư để
tạo tiền đề phát triển và mở rộng CSA (CCAFS, 2017).
1.2.3. Một số trường hợp điển hình ứng dụng CSA trong nông nghiệp (trồng ngô ở Miền Nam, rice-fish
culture ở miền Nam)
Trong phần này, nhóm xin đưa ra hai trường hợp điển hình và thành công trong việc ứng dụng CSA
vào nông nghiệp ở Bangladesh; đây đều là hai ví dụ mà Việt Nam có thể tham khảo và ứng dụng
cho nền nông nghiệp nước ta.

17



Dự án trồng ngô ở Miền Nam Bangladesh.
Dự án trồng ngô theo hướng nông nghiệp bảo tồn (Conservation Agriculture) của Bangladesh theo
đánh giá của CCAFS dựa trên thang điểm về độ thích ứng với khí hậu là 4.4/10. Đây là một số điểm
tương đối cao cho một dự án CSA nói chung. Nông nghiệp bảo tồn được hiểu là việc nuôi trồng tạo
được sản lượng và lợi nhuận đủ cao nhưng không gây nguy hại nhiều cho môi trường. Nông nghiệp
bảo tồn được đánh giá dựa trên 3 nguyên tắc chính. Một là không tạo nhiều tác động tiêu cực cho
nguồn đất bao gồm việc đảm bảo nguồn chất khoán của đất và không gây xói mòn đất. Hai là việc
nuôi trồng phải tạo ra được tầng chất hữu cơ lâu dài cho tầng trên của lớp đất. Ba là thực hiện xen
canh trên một diện tích đất. Dự án trồng ngô theo hướng nông nghiệp bảo tồn của Bangladesh đã
đạt được mục tiêu mà ba trụ cột trong CSA đặt ra. Về mặt năng suất, dự án này đã tăng sản lượng
ngô của Bangladesh trong giai đoạn 2016-2017 là 23.71% (FAO, 2017). Về mặt thích ứng với biến
đổi khí hậu, trồng ngô theo phương pháp này đã giúp làm giảm đất sói mòn bởi mưa lớn đồng thời
làm tăng khả năng giữa ẩm cho đất (CCAFS, 2017). Về mặt giảm khí thải ra môi trường, dự án
trồng ngô trên giảm lượng khí đốt cần có. Đồng thời, việc sử dụng mùn hữu cơ và che phủ đất đã
giúp đất hấp thụ khí carbon.
Ví dụ về ứng dụng thành công biện pháp nông nghiệp bảo tồn thành công cho cây Ngô ở
Bangladesh đang tiếp tục được nhân rộng ở các cây trồng khác như lúa mì, các loại cây ăn quả ở
Bangladesh. Đây có thể là một bài học cho việc trồng ngô và cây ở nước ta. Hiện nay ở nước ta, the
FAO , đối với cây Ngô, chỉ có vùng miền núi phía Bắc đang ứng dụng các phương pháp CSA như
trồng cây trên sườn dốc, hoặc trồng xen ngô với sắn hoặc một số loại cây khác. Tuy nhiên, chưa có
tài liệu nào chỉ ra việc ứng dụng Nông nghiệp bảo tồn cho cây ngô ở Việt Nam. Đặc biệt hơn, cây
trồng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam thường bị ảnh hưởng bởi tình trạng xói mòn đất do mưa lũ lớn
bất thường. Do vậy, ứng dụng Nông nghiệp bảo tồn vào việc trồng một số loại cây như ngô, các loại
cây ăn quả, rau ở Việt Nam nên được tìm hiểu và áp dụng.
Ứng dụng việc trồng lúa kết hợp nuôi cá.
Trên thang điểm đo độ thích ứng với môi trường của dự án, dự án này đạt 5.1/10 điểm. Đây là dự án
thành công nhất trong nhóm ngành nuôi trồng thuỷ hải sản có áp dụng CSA của Bangladesh. Việc
nuôi cá xen trong các ruộng lúa sẽ giúp giảm chi phí nuôi cá vì cá có thể ăn các thức ăn tự nhiên có
trong ruộng lúa, như các loại côn trùng, cỏ dại. Hơn nữa, các còn có thể giúp diệt các loại sâu bọ hại

lúa. Việc kết hợp nuôi trồng này cũng giảm được chi phí trồng lúa vào phân bón vào thuốc bảo vệ
thực vật cho lúc do phân cá có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho ruộng lúa. Nghiên cứu đã chỉ ra

18


rằng việc nuôi cá kết hợp với trồng lúa có thể tăng sản lượng lúa từ 8 đến 15% (Mohanty, 2004).
Đối với Bangladesh, sản lượng cá khi nuôi trồng bình thường rơi vào khoảng 259 kg/ha, còn khi áp
dụng hình thức nuôi cá xen kẽ trồng lúa, sản lượng cá trung bình là 1108 kg/ha (The Fish site,
2019).
Đánh giá dự án trên dựa trên ba trụ cột của CSA cũng chỉ ra đây là một dự án tương đối hoàn thiện,
có khả năng nhân rộng. Cụ thể, về mặt sản lượng, dự án này đã giúp tăng thu nhập của các hộ gia
đình, đồng thời tăng sản lượng trên một hecta. Về mặt ứng phó với biến đổi khí hậu, việc nuôi cá
trên ruộng lúa giúp đa dạng hoá hệ thống sản xuất nông nghiệp. Về mặt giảm thiểu khí thải, dự án
trên sử dụng ít lượng phân bón và thuốc trừ sâu hơn so với việc nuôi trồng lúa và cá ở hai khu vực
khác nhau.
Trên thực tế, ở Việt Nam, một số tỉnh thành như Nam Định, Phú Thọ đã áp dụng mô hình nuôi cá
trên ruộng lúa và cho thấy những kết quả tích cực như tăng thu nhập cho người nông dân từ 100
triệu – 200 triệu/ha (CCAFS, 2017). Tuy nhiên, mô hình mới chỉ được áp dụng cho một số loại cá
như cá rô phi, do vậy, nước ta cần nghiên cứu để mở rộng mô hình này cho nhiều tỉnh thành, đặc
biệt là những vùng đất canh tác lúa thấp, dễ ngập nước như các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và
cho nhiều loại cá khác nhau.

2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại Philipine
2.1. Vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế
Philipines là một quốc gia đảo có chủ quyền tại khu vực Đông Nam Á, GDP năm 2017 của quốc gia
này là 313.6 tỷ USD, GDP bình quân đầu người vào khoảng 2,988.95 USD, xếp thứ 6 trong khu vực
Đông Nam Á (Worldbank, 2017).

19



Biểu đồ 2.1 thể hiện GDP đầu người của các nước trong khu vực Đông Nam Á

Nguồn số liệu: World Bank, 2017
Trong đó phải kể đến nông nghiệp, luôn đóng góp khoảng 12% trong GDP giai đoạn 2007-2012, và
giảm còn 9.66% vào năm 2017 (Statista, 2017), so với mức đóng góp trung bình của nông nghiệp
vào GDP của các nước trong khu vực Đông Nam Á năm 2017 là 11.96%. Vào năm 2015, dân số tại
Philippines vào khoảng 100 triệu người, theo tính toán, thì đến 56% dân cư ở Philippines là sống tại
khu vực nông thôn, đáng chú ý là hơn nữa là hơn một nửa lượng dân cư tại khu vực nông thôn này
lại phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp và các ngành công nghiệp liên quan đến nông nghiệp. Do đó,
có thể thấy vai trò lớn của nông nghiệp Philippines trong tạo việc làm và thu nhập cho dân cư. Năm
2017, khu vực nông nghiệp của quốc gia này đã tạo ra khoảng 10.26 triệu lao động, chiếm 25.96%
lao động trên cả nước, xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á về % lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp so với tổng lượng lao động (Worldbank, 2017).
Phần lớn diện tích canh tác tại quốc gia này được sử dụng cho sản xuất lúa gạo, dừa, ngô, trong đó
gạo là mặt hàng lương thực chính tại Philippines. Bên cạnh gạo, ngành chăn nuôi lợn là là yếu tố
đóng góp lớn thứ hai vào khu vực nông nghiệp tại đất nước này. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của
quốc gia này bao gồm các loại hoa quả xứ nhiệt đới như chuối, dừa, dứa và các loại quả khác trong
khi đó mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là lúa mỳ, gạo, thịt động vật, ngô, thịt gà, các chế phẩm sữa.
Năm 2017, giá trị lượng hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu giá F.O.B là 331.61 tỷ PhP, tương đương
với 6.357 triệu USD trong khi giá trị lượng hàng hóa nhập khẩu giá C.I.F là 592.830 tỷ PhP, tương
đương với 11.354 triệu USD (Countrystat Philippines, 2017).

20


2.2. Một số nét chính về tình trạng nông nghiệp tại Philippines
Diện tích và chất lượng đất nông nghiệp
Đất nước Philippines là quốc gia quần đảo với diện tích khoảng 30 triệu ha và bao gồm 7640 hòn

đảo trong đó có 11 đảo lớn chiếm 95% tổng diện tích. Luzon, Visayas, và Mindanao là các đảo
chính tại quốc gia này. Trong tổng diện tích đất tại đây thì đến 12.3 triệu ha, tương đương với 41%
diện tích của đất nước là dành cho đất nông nghiệp. Số lượng các trang trại tăng 63% từ năm 1980
đến 2012, trong khi diện tích trang trại trung bình giảm từ 2.84 ha/trang trại ở năm 1980 còn 1.29
ha/trang trại vào năm 2012. Tình trạng phân mảnh trong diện tích đất nông trại trở nên rõ nét hơn có
nguyên nhân chính là do việc nắm giữ và phân chia đất cho các thế hệ sau. Diện tích trung bình của
trang trại lúa gạo là 1.14 ha trong khi trang trại ngô có xu hướng rộng hơn là 2.55ha. Diện tích đất
dành để trồng cây lương thực chiếm tới 76% diện tích canh tác, trong đó chiếm phần lớn lại là lúa
gạo, ngô và dừa.
Bên cạnh đó, việc thâm canh đã làm chất lượng đất xuống cấp (hiện tượng sói mòn đất, du canh du
cư, sự thiếu hụt dinh dưỡng trong đất), điều này không chỉ ảnh hưởng tới năng suất của nông nghiệp
mà còn ảnh hưởng tới dịch vụ hệ sinh thái. Sự thay đổi trong sử dụng đất nông nghiệp có mối quan
hệ mật thiết với sự thay đổi trong độ che phủ của rừng ở quốc gia này. Việc đốn gỗ trở nên phổ biến,
làm giảm lượng đáng kể độ che phủ của rừng trong các năm qua, từ 10.9 triệu ha rừng vào năm
1970 còn 5.4 triệu ha rừng năm 2000, với tỉ lệ giảm hàng năm là 3%
Năng suất các nông sản, so sánh với khu vực
Sau cuộc cách mạng công nghiệp xanh vào những năm 1960s, sản lượng lúa gạo ở quốc gia này đã
tăng lên nhanh, đạt tới 3.8 tấn/ha, nhưng vẫn thấp hơn so với mức trung bình là 4 tấn/ha ở khu vực
Đông Nam Á (SEA). Tuy nhiên, khoảng cách giữa sản lượng gạo trung bình vẫn còn cao (ví dụ, có
sự chênh lệch lớn giữa sản lượng trung bình của trang trại và sản lượng tiềm năng), điều này đặc
biệt cần chú ý tại Central Luzon, nơi được ước tính sản lượng gạo đạt 3.8 tần/ha vào mùa mưa và
4.8 tấn/ha vào mùa khô. Việc sử dụng các giống có khả năng chống chịu tốt và sự kết hợp tối ưu
trong sử dụng các yếu tố đầu vào có thể giúp thu hẹp khoảng cách này. Sản lượng ngô tại
Philippines đạt trung bình 2.8 tấn/ha, thấp hơn mức trung bình của khu vực 1.6 tấn/ha. Tình trạng
thời tiết thay đổi thất thường, không dự đoán trước được và các cơn báo nhiệt đới là những nút thắt
để Philippines có thể đạt được sản lượng cao hơn. Hơn nữa, đây còn do nông dân sử dụng ít phân

21



bón hơn mức được khuyến nghị (do thiếu nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp). Tình trạng đất nhiễm
phèn và suy giảm chất dinh dường đã ảnh hưởng lớn tới dinh dưỡng và sản lượng của cây trồng tại
Philippines.
Ngoài gạo và ngô thì xoài cũng là mặt hàng thuộc top 4 mặt hàng xuất khẩu của Philippines, xếp
sau chuối, dừa và dứa. Mặc dù diện tích trồng xoài đã tăng từ dưới 80,000 ha vào năm 1990 đến
200,000 ha năm 2009, sản lượng trung bình lại giảm một nửa từ 8 tấn/ha vào năm 1997 còn 4 tấn/ha
ở thời điểm hiện tại. Nguyên nhân của sản lượng giảm được cho là hậu quả trực tiếp của hiện tượng
thời tiết cực đoan và sự xuất hiện của sâu hại, bệnh dịch.
Philippines còn là quốc gia có diện tích trồng dừa lớn nhất trên toàn thế giới, vào khoảng 3.6 triệu
ha. Sản xuất tập trung chủ yếu ở các trang trại cỡ trung ở Mindanao và Luzon. Phần lớn dừa được
xuất khẩu là đã qua chế biến như dừa sấy khô, dầu dừa, cùi dừa. Tuy nhiên, cây dừa ở Philippines
được đánh giá là đã “già” với nguồn gen nghèo nàn, đây là tín hiệu cho thấy khó khăn trong tương
lai dành cho mặt hàng xuất khẩu quan trọng này.
Nhờ vào điều kiện khí hậu và vị trí địa lý phù hợp nên Philippines còn có lợi thế cạnh tranh trong
sản xuất ca cao. Mắc dù việc trồng xen ca cao với dừa là rất tiềm năng (khoảng 2 triệu ha đồn điền
trồng dừa phù hợp cho trồng xen), quy trình này chưa được áp dụng nhiều do nguy cơ cao về dịch
bệnh và côn trùng phá hoại. Xếp sau gạo, thì ngành công nghiệp chăn nuôi lợn xếp thứ hai trong
đóng góp tới khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, chỉ 35% sản lượng mang tính thương mại.
Biểu đồ 2.2 so sánh sản lượng nông sản của Philippines so với khu vực Đông Nam Á

Nguồn số liệu:báo cáo của FAO, 2016
Khí thải
Lượng khí nhà xanh mà Philippines thải ra chiếm đến 101 triệu tấn CO2. Một phần tư trong số này
được thải ra từ nông nghiệp, trong đó, canh tác lúa gạo chiếm đến 63%. Vào năm 2011, lượng khí
thải CO2 của Philippines giảm 5% trong khi Philippines lại tăng cường độ CO2 (CO2 intensity) của
quốc gia này lên 14% (Worldbank, 2012)

22



23


Biểu đồ 2.3 thể hiện % khí GHG thải ra từ các hoạt động nông nghiệp tại Philippines năm 2012

Nguồn số liệu: Báo cáo của FAO, 2012

2.3. Thách thức trong ngành nông nghiệp của Philippines
Những thách thức mà ngành nông nghiệp Philippines gặp phải trong việc phát triển nông nghiệp
đáp ứng với biến đổi thời tiết bao gồm yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu lương thực cho dân số ngày
càng tăng, cùng với lực lượng nông dân lao động già hóa, thiếu thông tin và sự tiếp cận các dịch vụ
cũng như các khoản đầu tư còn hạn chế dành cho nông nghiệp.
Thứ nhất, yêu cầu phải đảm bảo an ninh lương thực và an ninh dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của
lượng lớn dân số trong hiện tại và tương lai gần được coi như một thách thức đối với Philippines.
Quốc gia này xếp thứ 70 trong tổng cộng 109 quốc gia về chỉ số An ninh lương thực thế giới năm
2018 (Global Food Security Index – GFSI), và xếp thứ 14 trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Chỉ số này đánh giá tổng hợp về sự sẵn có, tính hợp lý về giá cả, chất lượng và độ an toàn của thực
phẩm trên phạm vi toàn thế giới. Đây chỉ tiêu là đánh giá khách quan, giúp phản ánh tình trạng an
ninh lương thực của Philippines, bởi lẽ, dù gạo là thực phẩm chính của Philippines, gạo vẫn chiếm
đến 28% giá trị mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu của quốc gia này. Mặc dù chính phủ quốc gia này
cũng đã có nhiều nỗ lực như tăng chi tiêu công cộng cho khu vực nông nghiệp để phát triển các
chương trình nhằm cung cấp đủ lượng gạo cần thiết cho dân số. Không thể phủ nhận chương trình
này cũng đã làm tăng lượng gạo sẵn có, tự sản xuất của quốc gia này. Tuy nhiên, điều này dẫn đến
việc gia tăng giá gạo, làm cho loại lương thực này trở nên khó chi trả hơn cho nhóm người nghèo
nhất trong dân số, và việc tỉ lệ đói nghèo tăng lên ở năm 2014 là một hậu quả trực tiếp từ việc tăng
giá thực phẩm thiết yếu, thay vì sự giảm đi của thu nhập danh nghĩa. Vậy đảm bảo an ninh lương
thực cho dân số ở thời điểm hiện tại đã là một thách thức, thách thức này còn trở nên khó khăn hơn
khi đến năm 2050, dân số quốc gia này được tính toán sẽ tăng lên đến 150 triệu người.
Để giải quyết bài toán về an ninh lương thực, yêu cầu đặt ra là phải tăng năng suất, sản lượng nông
nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn nông dân ở Philippines là người lớn tuổi với độ tuổi trung bình là 57

tuổi và tuổi thọ trung bình là 70. Những nông dân lớn tuổi thì thường e ngại trước các cơ hội huấn

24


luyện và ít có khả năng sáng tạo, điều này tạo ra rủi ro lớn về dài hạn cho năng suất của khu vực
nông nghiệp. Rất nhiều nông dân thì còn thiếu sự tiếp cận tới các thông tin kĩ thuật về các loại sản
phẩm, vấn đề về thời tiết, và thị trường. Bên cạnh đó, các chuyên gia dự đoán đến năm 2025
Philippines cần phải tăng lên 5.2 triệu ha đất ở khu vực biên giới để cho sản xuất nông nghiệp.
Nhưng do diện tích đất canh tác thì có giới hạn, thâm canh nông nghiệp là điều cần thiết để ổn định
nhu cầu về đất để sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên, thâm canh kéo dài cùng với việc tăng sử dụng hóa
chất đầu vào sẽ làm tăng dư lượng hóa chất độc hại và nguy hiểm trong đất, không khí và nước.
Hơn nữa là vấn đề sự thiếu nghiên cứu, đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp. Việc thiếu quá trình thu
thập, tổng hợp và phân tích các số liệu mới nhất đã tạo nên áp lực lớn tới các nghiên cứu, sáng tạo
và chính sách có thể giúp ích cho người dân. Chi tiêu dành cho nghiên cứu về nông nghiệp chỉ
chiếm 0.14% của GDP quốc gia này vào năm 2007. Vào năm 2008, tổng giá trị của các nghiên cứu
phát triển về nông nghiệp của Philipinese là 133 triệu USD (tính theo 2005 PPP), là một trong
những quốc gia chi tiêu ít nhất cho lĩnh vực này trong cùng nhóm thu nhập trung bình ở khu vực
Châu Á, thấp hơn rất nhiều so với Indonesia hay Malaysia.

25


×