Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn tập đọc nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.79 KB, 19 trang )

Mẫu 11

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu.
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc,
thái độ, nhận thức và tư tưởng của con người. Âm nhạc là một phần thiết yếu
của các nền văn hố, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc
làm phong phú những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con
người khám phá thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nhà
trường, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển
năng lực âm nhạc – biểu hiện của năng lực thẩm mĩ với các thành phần sau: thể
hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; góp
phần phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc. Đồng thời,
thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục
giáo dục âm nhạc góp phần phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước, nhân
ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng các năng lực tự chủ và tự học, giao
tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo để trở thành những công dân phát
triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần. Trong chương
trình GDPT, mơn Âm nhạc là mơn học cốt lõi thuộc nhóm mơn Giáo dục nghệ
thuật.
Bản thân tôi là giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc, tôi
nhận thấy rằng đại đa số các em rất thích ca hát nhưng lại khơng hứng thú với
phân môn Tập đọc nhạc. Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây, tôi
nhận thấy rằng trước một bài tập đọc nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực
hiện tốt yêu cầu của bài người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt,
hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt,
tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học.
Ở lớp 4, các em bắt đầu được làm quen với phân môn tập đọc nhạc, với
các bài tập đọc nhạc có các hình tiết tấu đơn giản như: nốt trắng, nốt đen, móc
đơn, dấu lặng đen, lặng đơn, được ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập


âm nhạc đơn giản, vì vậy việc học âm nhạc ở lớp 4 của học sinh tiểu học đã bắt
đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Các em trực tiếp được tiếp xúc với các nốt
nhạc trên khng nhạc có khố nhạc (khóa son), đó là một phân mơn mới, phân
1


Mẫu 11

mơn tập đọc nhạc. Bên cạnh đó việc rèn luyện khả năng nghe âm nhạc chuẩn
xác, phát triển tai nghe góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho các em
là điều rất cần thiết.
Những năm trước đây việc giảng dạy bộ môn này đều giao cho giáo viên
văn hóa giảng dạy, khơng có giáo viên chun ngành. Bên cạnh đó là đồ dùng
dạy học cịn thiếu dường như là khơng có, đặc biệt là nhạc cụ, cùng với những
phương pháp giảng dạy cũ: chủ yếu là dạy hát và dạy đọc nhạc theo phương
pháp truyền miệng, do đó kết quả đạt được chưa cao, ít gây hứng thú cho các em
trong việc học tập và tiếp thu kiến thức của bộ môn. Xuất phát từ thực tế giảng
dạy âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học mà cụ thể là vấn đề học tập đọc
nhạc của học sinh lớp 4. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức
quan trọng, điều đó khơng chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp
mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy cùng với sự quan
tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và tồn thể xã hội. Là giáo viên được
bồi dưỡng chuyên ngành Âm nhạc tiểu học, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ
mơn, bản thân tơi ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác,
tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt
là kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng
túng, thiếu tự tin khi học tập đọc nhạc. Tôi đã nghiên cứu và triển khai một số
giải pháp của các giáo viên đi trước vào việc học tập đọc nhạc đối với học sinh
trường mình và thấy rằng hiệu quả của các giải pháp đó chưa cao, điều này đã
thôi thúc và là động lực để bản thân tơi nghiên cứu, rút kinh nghiệm, tìm ra các

biện pháp hiệu quả hơn để giúp các em cảm thấy hứng thú khi học tập đọc nhạc,
từ đó tiếp thu bài sẽ nhanh và hiệu quả hơn.
2. Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Tập đọc nhạc”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Văn Thế
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Quang Yên, xã Quang Yên,
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0986219985

E_mail:

- Họ và tên: Lưu Thị Thảo
2


Mẫu 11

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Quang Yên, xã Quang Yên,
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0384083717
E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
- Họ và tên: NGUYỄN VĂN THẾ
- Họ và tên: LƯU THỊ THẢO
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng trong các nhà trường tiểu học đối với bộ môn Âm
nhạc, cụ thể là với phân môn Tập đọc nhạc lớp 4
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử.
- 14/9/2020

7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
Âm nhạc là một mơn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so
với mơn học khác, tuy nó khơng địi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như
những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự u thích, sự đam mê thậm
chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này khơng phải học sinh nào cũng
có được. Học âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải
mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, âm
nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích
cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài nhạc,
từng câu nhạc. Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được bài tập đọc nhạc?
Trước tiên các em phải nắm vững kiến thức về âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên
khng nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ
dài, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với
lực độ và trường độ khác nhau. Để các em có hứng thú trong học tập, người giáo
viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi
học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người
giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về âm nhạc. Là giáo viên được
bồi dưỡng chuyên ngành âm nhạc tiểu học, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ
mơn, bản thân tơi ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác,
3


Mẫu 11

tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt
là kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng
túng, thiếu tự tin khi học tập đọc nhạc. Ở các lớp dưới các em được làm quen
với kỹ năng ca hát, phát âm quan sát nghe và cảm thụ bài hát và tập hát truyền
cảm và tập gõ đệm các kiểu cho đúng và nhịp nhàng. Sang lớp 4 các kỹ thuật đó

vẫn được duy trì nhưng được nâng cao hơn. Ở lớp 4 các em được làm quen với
một phân môn mới trong học âm nhạc đó là phân mơn tập đọc nhạc, các em sẽ
tiếp nhận ra âm thanh cao thấp tương ứng các vị trí nốt nhạc trên khng từ 2
đến 3 âm, 4 đến 5 âm trong phạm vi quãng 8 và tập đọc một bài tập đọc nhạc. Vì
vậy giáo viên phải nắm vững phương pháp và các bước trong giảng dạy để
truyền thụ lại cho các em kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng
đã có của các em học sinh một cách tốt nhất.
7.1.1. Các biện pháp thực hiện
* Hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết âm nhạc
Ở lớp 3 các em đã được học cơ bản về nhạc lý như khng nhạc, khóa
son, dịng kẻ, khe nhạc, các hình nốt nhạc…Để có thể học tập đọc nhạc tốt phải
nắm rõ các kiến thức cơ bản về nhạc lý, khi nhìn vào bài tập đọc nhạc các em
mới đọc nhạc tốt được.
Giáo viên cần ôn tập lại kiến thức cũ cho học sinh. Cho học sinh nhận biết
lại các hình nốt nhạc như nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn… dấu lặng đen, lặng
đơn. Có thể ơn tập với nhiều hình thức thơng qua trị chơi nhận biết các nốt nhạc
và tên nốt nhạc như (Đô, rê, mi, pha, son, la, si) hoặc cho học sinh đọc tên nốt
nhạc bằng trị chơi khng nhạc bàn tay đã học ở lớp 3.
Cho học sinh lên bảng đính tên nốt nhạc theo yêu cầu của giáo viên ví dụ:
giáo viên nói “Mi” đen, “La” trắng, “Son” móc đơn …học sinh đính nốt nhạc
bằng bảng nam châm đính nốt nhạc vào khng nhạc đúng vị trí, từ đó sẽ khắc
sâu kiến thức trí nhớ về vị trí nốt nhạc cho các em hoặc cho các em nhớ lại vị trí
các nốt nhạc bằng khuông nhạc bàn tay đã học ở lớp 3.
Giáo viên giới thiệu về cách đánh nhịp, vạch nhịp, vạch kết thúc bài, dấu
luyến, dấu quay lại…
* Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc

4



Mẫu 11

Nhằm giúp cho học sinh dễ nhớ tôi đã cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt
nhạc trên khuông thông qua các câu văn như sau:
Nốt Đô: giữa dòng kẻ phụ dưới thứ nhất
Nốt Rê: giữa khe phụ thứ nhất
Nốt Mi: ở giữa dòng kẻ thứ nhất
Nốt Pha: ở giữa khe thứ nhất
Nốt Son: ở giữa dòng kẻ thứ hai
Nốt La: ở giữa khe thứ hai
Nốt Si: ở giữa dịng kẻ thứ ba.
Chúng ta thường xun ơn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt
nhạc trên khuông nhạc bằng các câu văn này kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn
tay để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Ở lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc đặt
ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân
môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo
viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các
nốt nhạc trên khng trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với
thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha
– Son La – Si
Về tiết tấu, các em được làm quen với các hình nốt móc đơn, nốt đen, nốt
trắng, lặng đen và chấm dôi. Cách dạy thực hành các hình nốt có thể thực hiện
gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các hình nốt: đơn,
đen, trắng, ta có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh...
Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả
cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi
giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở
tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt
nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các

nốt trên khng nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em
thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét
bài nhạc, bài tập đọc nhạc có mấy nốt? Gồm những nốt gì? Rút ra thang âm cho
học sinh đọc, có thể hốn đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm tịi ở mức độ
5


Mẫu 11

cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của các em. Về trường độ gồm những hình nốt
gì? Rút ra hình tiết tấu chung của bài tập cho học sinh đọc tiết tấu. Trong bài có
sử dụng các ký hiệu âm nhạc nào? Mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để
các em nắm bắt và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết
tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa
đọc vừa gõ đệm nhạc cụ. Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm,
cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các
em nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc,
tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố
theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài,
mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời
ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai
điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc
lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai
đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ
đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các
em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên giúp cho các
em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn.
* Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc
Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt trên
khng cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học. Nếu như tập đọc nhạc mang

nhiều tính chất trừu tượng vì nó cịn phụ thuộc vào tai nghe của từng em thì ghi
chép nhạc mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn. Do vậy, việc hướng dẫn các em
ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản khơng có nghĩa là khơng
quan trọng, ngược lại tập ghi chép nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn Học hát
và Tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó địi hỏi phải có sự chính xác tuyệt
đối từng vị trí nốt trên khng nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các
em phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt
ra sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào. Việc ghi chép nhạc
còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc. Các kiến thức đó hổ trợ
cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu của tác giả như:
dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu quay lại, dấu hồi đoạn, dấu lặng đen, lặng đơn,
ngắt câu, ...

6


Mẫu 11

Việc ghi chép nhạc là cơng việc địi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện
một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện
ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp giáo viên chỉ hướng dẫn
các em cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng,
cho đẹp còn việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện ở nhà.
* Thực hiện đúng cao độ và trường độ
Học sinh tiểu học chưa có kiến thức về nhạc lý nhiều nên việc dạy bài tập
đọc nhạc tránh nhồi nhét cho học sinh những kiến thức trừu tượng mà phải chú ý
đến thực hành.
Thông thường người ta tách ra 2 yếu tố, đó là độ cao (cao độ), độ dài
(trường độ) của âm thanh để luyện riêng, khi thuần thục mới ghép lại độ cao và
độ dài cho học sinh.

+ Luyện tập về cao độ.
Học sinh tiểu học chưa quen với độ cao các nốt nhạc nên luyện tập về cao
độ là rất khó đối với các em. Giáo viên dùng đàn organ đánh giai điệu một lần
cho học sinh nghe sau đó đàn từng câu học sinh nghe nhìn từng nốt nhạc để đọc.
Với các em phải tiến hành từ những âm dễ đọc nhất phù hợp tầm cữ giọng các
em rồi mới mở rộng thành 5 âm, 6 âm. Trước hết tập những vần ít âm với âm
son làm trung tâm như (mi son la son đô) đến quãng 5 (Rê mi pha son la hay Đô
rê mi pha son). Sau khi hình thành thang 5 âm ta dạy tiếp quãng 6 ghép lại (Đô
rê mi pha son la) và tùy vào từng bài tập đọc nhạc mà ta luyện cao độ cho phù
hợp.
Giáo viên ghi chữ theo tên nốt ví dụ : Đơ là Đ, rê là R, mi là M, pha là P,
son là S…cho học sinh dễ nhìn và nhớ đọc khi chưa quen.
Ví dụ cụ thể: luyện tập cao độ của bài TĐN số 2: Nắng vàng

&====r=========
s========t========v==
=="
Đô



Mi

Son

(Đ)

(R)

(M)


(S)

7


Mẫu 11

Giáo viên ghi thang âm của bài tập đọc nhạc vào bảng phụ sau đó đàn một
lần cho học sinh nghe cho học sinh đọc từng nốt của thang âm theo đàn khi học
sinh đọc tốt rồi giáo viên có thể cho học sinh đọc cao độ của bài tập đọc nhạc,
cho học sinh đọc theo cao độ từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, hoặc cho đọc
theo cặp 2 nốt trong phạm vi quãng tám. Quan trọng nhất là tập cao độ trên nền
giai điệu của bài tập đọc nhạc sẽ học để các em dễ dàng bắt vào cao độ của bài
tập đọc nhạc.
+ Luyện tập cao độ bằng kí hiệu bàn tay

+ Luyện tập cao độ bằng kí hiệu bàn tay và cả cánh tay

+ Luyện tập về trường độ.
Học sinh tiểu học nếu kết hợp đọc cao độ và tiết tấu ngay cùng một lúc sẽ
làm cho học sinh lúng túng nhất là đối với những học sinh khơng có năng khiếu.
Để học sinh tiếp thu một cách dễ dàng, giáo viên dạy luyện tập trường độ riêng
bằng cách gõ tiết tấu lấy đơn vị phách làm cơ sở có thể vỗ tay theo phách hoặc
theo tiết tấu.
Giáo viên ghi tiết tấu của bài tập đọc nhạc vào bảng phụ cho học sinh
luyện tập tiết tấu của bài. Có thể cho học sinh vỗ tay hoặc dùng thanh phách
nhạc cụ để gõ. Để học sinh thích thú tạo khơng khí sinh động giáo viên có thể
cho các em gõ tiết tấu và đọc bằng các tiếng tượng thanh ví dụ như: rinh, tùng,
8



Mẫu 11

cắc, ếch, ộp…. hoặc đọc các âm với những tên gần gũi với ký hiệu âm nhạc như
nốt đen đọc là “đen”, nốt móc đơn đọc là “đơn”, dấu lặng đọc là “lặng”, nốt
trắng đọc là “trắng”.
Luyện tập tiết tấu giúp các em biết độ dài các nốt nhạc, luyện tập tiết tấu
dựa vào từng bài tập đọc nhạc.
Luyện tập đọc tiết tấu bằng âm tượng thanh kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm
bằng nhạc cụ làm cho lớp học sinh động học sinh khắc sâu kiến thức.
Khi học sinh luyện tập tiết tấu tốt thì học sinh sẽ áp dụng vào bài tập đọc
nhạc tốt hơn.
Trong quá trình giảng dạy thực hành luyện tập tiết tấu giáo viên phải vận
dụng các phương pháp linh hoạt hoặc dưới dạng trị chơi tổ chức nhóm, tổ, bàn
… học sinh luyện tập phù hợp với từng bài.
Ví dụ 1. Hướng dẫn các em đọc tiết tấu theo nốt nhạc hình tượng:

Bùng

Bùng binh

binh

boong

bùng binh

boong


Trơng

kìa

trái

táo

Vỏ màu

đỏ,

mùi rất

chín

thơm
9


Mẫu 11

Ví dụ 2: Cho các em luyện tiết tấu bằng cách đọc các từ tượng hình, tượng thanh
+ Tiết tấu bài TĐN số 1: Son La Son

||

@
Đen


q
đen

q| h |q
trắng,

đen

đen

q| h

trắng.

(Học sinh đọc tên hình nốt kết hợp gõ tiết tấu)

||

@

q

q| h |q

Ring

ring

tùng,


rinh

rinh

tùng

Cách

cách

tùng

Cách

cách

tùng

q| h

(Học sinh thay tên hình nốt bằng các từ tượng thanh kết hợp gõ tiết tấu)
- Để tránh sự nhàm chán các em học sinh ngoài việc đọc giáo viên nên
cho các em sử dụng đồng thời các loại nhạc cụ để các em thực hành gõ tiết tấu.
Việc làm này sẽ tạo hứng thú cho các em vì các em được tự mình trải nghiệm
với việc gõ tiết tấu
* Thực hiện đúng quy trình khi dạy bài tập đọc nhạc
Việc giúp học sinh tập đọc một bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả
tốt cũng phải được thực hiện đúng các bước theo trình tự nhất định.
Ở lớp 4 có tổng cộng 8 bài tập đọc nhạc từ bài tập đọc nhạc số 1 đến bài
tập đọc nhạc số 8 các bài tập đọc nhạc đều có lời ca dài khơng q 16 ơ nhịp tất

cả đều viết ở nhịp 2/4. Vì mới tiếp cận nên giáo viên hướng dẫn học sinh thực
hành các bài tập đọc nhạc riêng cho từng bài về cao độ, tiết tấu và phải thực
hành đúng quy trình bài tập nhạc.
- Trước khi vào bài tập đọc nhạc giáo viên giới thiệu bài tập đọc nhạc.
- Học sinh xác định âm cao, thấp, trung bình và tập nói tên nốt nhạc ví dụ
như son đen, la trắng.. (chưa đọc cao độ các nốt).
- Tập tiết tấu:
10


Mẫu 11

Tùy theo từng bài tập đọc nhạc mà tập các hình tiết tấu khác nhau

Ví dụ: Bài TĐN số 2: Nắng vàng
Hình tiết tấu phải tập là:

h ||

@ q
Đen

đen

q| q
đen

đen

đen


q |q
đen

q|

trắng

Bài TĐN số 3: Cùng bước đều.
Hình tiết tấu phải tập là:

@ q q| q q| h |q q|q
q | h ||
Đen

đen

đen đen

trắng,

đen

đen

đen

đen

trắng


- Giáo viên cần gõ tiết tấu trong bài tập đọc nhạc, học sinh nghe và thực
hiện lại, miệng đọc tay gõ theo tiết tấu…
- Nói tên nốt theo tiết tấu học sinh nói tên các nốt nhạc có trong bài tập
đọc nhạc theo tiết tấu kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
- Đọc cao độ.
- Giáo viên đàn cao độ các nốt có trong bài tập đọc nhạc, hoc sinh nghe và
đọc theo (đọc từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp sau đó đọc đảo vị trí các nốt,
hoạt động này có thể thay thế cho phần luyện thanh khởi động giọng).
- Giáo viên đàn giai điệu từng chuỗi âm thanh ngắn khoảng 2 đến 3 lần
học sinh lắng nghe và đọc nhẩm. Học sinh đọc cao độ theo thang âm lên và
thang âm xuống.
- Học sinh đọc nhạc từng câu ngắn, giáo viên đàn từng chuỗi âm thanh
ngắn khoảng 2 đến 3 lần học sinh lắng nghe và nhẩm theo. Khi giáo viên bắt
nhịp thì học sinh hịa giọng vào với đàn. Với cách làm như vậy giáo viên không
phải đọc mẫu mà tự học sinh lắng nghe âm thanh và tự đọc bài theo những gì
các em cảm nhận được. Các em sẽ rất thích thú vì tự mình khám phá giai điệu
11


Mẫu 11

của bài tập đọc nhạc và tự ghép được lời ca và sẽ thích thú hơn nữa khi các em
được nghe trọn vẹn bài hát có đoạn trích là bài tập đọc nhạc mà các em vừa học,
giáo viên nghe và nhận xét sửa sai nếu học sinh đọc chưa đúng yêu cầu.
- Giáo viên đàn giai điệu cả bài tập đọc nhạc để học sinh tự đọc nhạc hòa
với tiếng đàn, vừa đọc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
- Học sinh đọc nhạc cả bài lần nữa giáo viên không sử dụng nhạc cụ mà
lắng nghe học sinh đọc để phát hiện chỗ sai hướng dẫn các em sửa sai.
- Học sinh ghép lời ca, giáo viên đàn giai điệu cả bài tập đọc nhạc để học

sinh tự đọc nhạc và hát lời có thể chia một dãy đọc nhạc một dãy hát lời hoặc
cho các tổ luân phiên nhau.
- Đọc nhạc và gõ đệm, học sinh đọc nhạc và hát lời bài tập đọc nhạc, đến
đây không gõ theo tiết tấu nữa mà chuyển sang gõ phách (vì phách là đơn vị cơ
bản của trường độ).
- Củng cố kiểm tra, giáo viên cho tổ nhóm hay chỉ định các cá nhân trình
bày bài tập đọc nhạc, giáo viên nhận xét khen học sinh thực hiện tốt và nhẹ
nhàng động viên sửa sai học sinh thực hiện chưa đúng yêu cầu.
Để thực hiên được điều này người giáo viên cần :
- Chuẩn xác về cao độ, không được chênh phơ, tiết tấu phải chính xác.
- Kết hợp âm thanh trên đàn để kiểm tra chính xác cao độ của học sinh khi
đọc bài tập đọc nhạc.
- Kết hợp trò chơi như đọc tiết tấu theo âm thanh của các nhạc cụ, thi đua
đọc nhạc theo tổ để tạo khơng khí sơi nổi trong lớp học.
Củng cố kiểm tra: giáo viên chỉ định tổ nhóm cá nhân tập đọc nhạc, giáo
viên hướng dẫn học sinh đọc đúng và sửa sai học sinh đọc chưa đạt.
Cần lưu ý khi dạy bài tập đọc nhạc, học sinh tự lắng nghe tiếng đàn mẫu
của giáo viên để cảm âm từ đó vận dụng để tập đọc nhạc, giáo viên đừng bao
giờ dạy một cách truyền khẩu hát nốt nhạc, ngoại trừ những học sinh chậm và
khơng có năng khiếu và tuyệt đối khơng được để học sinh đó đứng ngồi tiết
học.
* Hướng dẫn học sinh đọc nhạc và ghép lời ca đều giọng, diễn cảm rõ lời
Các em đọc nhạc và ghép lời ca không đều là do các em không tập trung
12


Mẫu 11

lắng nghe khi giáo viên bắt giọng và các em bị cuốn nhịp, không đọc đúng nhịp
không giữ được nhịp độ ban đầu và có xu hướng nhanh dần lên.

Muốn học sinh đọc đúng nhạc hát lời ca đều giọng diễn cảm giáo viên
phải chú ý bắt giọng tạo được sự chú ý của học sinh.
Dạy học sinh chính xác về cao độ và trường độ, cho học sinh đọc nhạc và
hát lời ca kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca đều chính xác sẽ giúp học
sinh hát lời chính xác và đúng nhịp. Kết hợp với âm thanh trên đàn để kiểm tra
chính xác cao độ của học sinh khi đọc bài.
Học sinh nghe và nhận xét bạn, giáo viên nhận xét chung sửa sai, uốn nắn,
kịp thời động viên học sinh hát sai để giúp các em hát đúng.
Một số bài tập đọc nhạc nhạc, ở cuối câu có chỗ ngân dài 2 hoặc 3 phách
thì giáo viên nên đếm phách để học sinh ngân cho đủ và kết hợp vỗ tay theo
phách học sinh sẽ hát và ngân cho đủ, kết hợp vỗ tay theo phách học sinh sẽ hát
đúng trường độ .
Sau khi tập đọc nhạc xong muốn ghép lời ca diễn cảm và đúng trước hết
các em phải thực hiện đúng cao độ, trường độ như đã nêu trên.
Giáo viên nên giới thiệu nội dung bài tập đọc nhạc nói về điều gì, sắc thái
thể hiện ra sao, vui hay êm dịu… nhất là khi hát phải thể hiện được giai điệu tiết
tấu của bài hát phải đưa tâm hồn của mình hịa quyện vào lời hát, phải có cảm
xúc khi hát thể hiện được tâm hồn của mình vào nội dung tác phẩm như (tình
bạn bè, cha mẹ, thầy cơ quê hương, mái trường…).
Hướng dẫn các em phát âm rõ lời, chính xác gọn tiếng chỗ nào luyến lên
hay luyến xuống phải thể hiện được.
Trong lúc tập đọc nhạc không nên cho các em đọc to quá gây ra khan
tiếng mệt giọng ảnh hưởng đến giọng và không thể hiện nội dung bài tập.
Giáo viên khi bắt giọng cho học sinh đọc nhạc phải bắt giọng cho chuẩn
xác hoặc có thể bắt giọng bằng sử dụng nhạc cụ để bắt giọng vào cho đúng và
chuẩn xác.
* Ôn tập bài tập đọc nhạc.
Chương trình âm nhạc ở tiểu học khơng tách biệt tập đọc nhạc thành 1 tiết
học riêng mà thường kết hợp trong 2 nội dung trong một tiết học như ôn tập bài
13



Mẫu 11

hát kết hợp học bài tập đọc nhạc, hoặc ôn tập bài hát với ôn tập bài tập đọc nhạc,
hoặc học bài hát với phát triển khả năng nghe nhạc, kể chuyện Âm nhạc.
Ở tiết ôn tập bài tập đọc nhạc, cho học sinh nhớ lại tên nốt nhạc đọc đúng
yêu cầu bài tập đọc nhạc đúng trường độ cao độ bài tập đọc nhạc và ghép lời ca
diễn cảm có thể kết hợp múa vận động phụ họa.
- Giáo viên gõ tiết tấu học sinh nghe và thực hiện lại.
- Cho học sinh nghe lại giai điệu bài tập đọc nhạc. Giáo viên đàn giai điệu
học sinh đọc nhạc và hát lời kết hợp gõ đệm theo phách theo tiết tấu, theo nhịp.
Giáo viên chỉ định học sinh trình bày cá nhân, theo nhóm, tổ….u cầu học sinh
tập đọc nhạc đúng và thể hiện được tính chất mềm mại của giai điệu đã học.
- Cho học sinh tập đọc nhạc các nhóm đối đáp hoặc nối tiếp nhau, hoặc
tập đọc nhạc kết hợp với trò chơi.
- Cho học sinh ôn bài tập đọc nhạc kết hợp chơi nhạc cụ cơ thể
(bodypercussion)
- Để nâng cao hơn về cảm thụ âm nhạc giáo viên đàn chuỗi âm thanh
ngắn (4 đến 5 nốt ) học sinh chú ý lắng nghe nhận biết đó là giai điệu câu nhạc
nào và đọc cả câu hay cho các em tập đặt lời ca mới cho bài tập đọc nhạc.
Ví dụ: Giáo viên đàn nốt (Đô rê mi – mi mi mi) giai điệu trong bài TĐN
số 4: Con chim ri. Học sinh sẽ nhận ra chính là các ca từ Đơ Rê Mi - con chim
ri... và qua đó các em tập đặt lời ca mới cho 6 nốt nhạc trên ví dụ như: Vào đây
chơi các bạn ơi…
7.1.2. Kết quả thực hiện:
Sau khi tôi áp dụng giảng dạy môn âm nhạc với các biện pháp trên thấy
rằng có kết quả chuyển biến. Cụ thể các em học sinh lớp 4 khi tập đọc nhạc đã
tiến bộ rõ rệt, tiếp thu rất mau và thực hiện rất tốt khi học tập đọc nhạc, các em
thể hiện đúng cao độ, trường độ đọc nhạc và ghép lời ca đều giọng, diễn cảm rõ

lời khơng cịn hát ê a nhạc một nơi lời một nơi các em hát thật gọn tiếng, biết
phân biệt được chỗ nào cần hát nhẹ hay vừa hoặc nhấn mạnh giọng và ngân dài
đủ đúng và hát thật diễn cảm thể hiện rõ tình cảm nội dung tác phẩm
Kết quả khảo sát phân mơn Tập đọc nhạc cuối học kì II năm học 20202021 sau khi áp dụng các biện pháp mới của khối 4, tỉ lệ học sinh hoàn thành
tốt tăng lên 28%, số học sinh hồn thành tăng cao, khơng còn học sinh chưa
14


Mẫu 11

hồn thành, trong đó phần tập đọc nhạc các em thể hiện được tốt hơn cụ thể như
sau:

Kết quả khảo sát đầu năm học khi chưa áp dụng sáng kiến.
Hoàn thành tốt
Lớp

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Sĩ số
Tổng số

Tỉ lệ (%) Tổng số

Tỉ lệ (%) Tổng số

Tỉ


lệ

(%)

4a1

36

6

16,7

20

55,6

10

27,7

4a2

31

5

16

17


55

9

29

4a3

32

5

15,6

19

59,4

8

25

4a4

33

5

15,1


19

57,6

9

27,3

4a5

32

5

15,6

19

59,4

8

25

TỔNG

164

26


15,9

93

56,7

45

27,4

Kết quả khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến vào cuối học kì II.

Lớp

Hồn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Tổng số

Tỉ lệ (%)

Tổng số

Tỉ lệ (%) Tổng số

Sĩ số


Tỉ

lệ

(%)

4a1

36

11

30,6

25

69,4

0

0

4a2

31

9

29


22

71

0

0

4a3

32

9

28,1

23

71,9

0

0

4a4

33

8


24,2

25

75,8

0

0

15


Mẫu 11

4a5

32

9

28,1

23

71,9

0

0


TỔNG

164

46

28

118

80

0

0

* Kết quả khảo sát thông quá phiếu thăm dị ý kiến của học sinh (Có
ở phụ lục – trang 19).
Tập đọc nhạc là phân mơn khó học, việc giảng dạy cho học sinh cấp tiểu
học đòi hỏi phải có những phương pháp, biện pháp đặc thù riêng. Hơn nữa
người giáo viên còn phải biết lựa chọn và áp dụng từng phương pháp, biện pháp
sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Về phía bản thân, với một số
phương pháp nêu trên, qua thực tế giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy hiệu quả
của các phương pháp, biện pháp này là khá cao. Tuy nhiên, khi vận dụng những
phương pháp, biện pháp này, giáo viên có thể tuỳ cơ ứng biến sao cho phù hợp
với từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ thể để thu được kết quả tốt nhất.
Qua báo cáo này, tôi muốn trao đổi với quý thầy cô đồng nghiệp về vấn đề
học âm nhạc nói chung và học phân mơn tập đọc nhạc nói riêng sẽ làm cho các
em thoải mái, hứng thú hơn khi học tập môn âm nhạc cũng như học các môn học

khác, giáo dục âm nhạc cùng với giáo dục các môn học khác lập nên một nền
giáo dục toàn diện để đào tạo một thế hệ trẻ đủ năng lực, đầy tự tin trở thành
người chủ tương lai của đất nước.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến.
Sáng kiến được áp dụng rộng rãi với tất cả giáo viên dạy bộ môn Âm
nhạc, học sinh tiểu học nói chung và việc dạy phân mơn Tập đọc nhạc nói riêng.
8. Những thơng tin cần được bảo mật
- Khơng
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để sáng kiến được áp dụng mang lại hiệu quả cao nhất cần đạt những điều
kiện sau:
- Điều kiện về giáo viên: người giáo viên dạy bộ môn âm nhạc cần phải
có một kiến thức chuẩn về âm nhạc, cập nhập các hình thức phương pháp dạy
học mới, phải sử dụng được các phương tiện đồ dùng dạy học liên quan đến âm
nhạc, ứng dụng cơ bản về công nghệ thông tin
16


Mẫu 11

- Điều kiện về đối tượng học sinh Các em cần phải được trang bị đầy đủ
đồ dùng, sách vở của môn học.
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: có đầy đủ (hoặc cơ bản)
trang thiết bị dạy học phù hợp với môn học
- Điều kiện về các nguồn lực khác: Có phịng học bộ môn tách biệt
không ảnh hưởng tới giờ học của các mơn học khác.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung
sau:

Sáng kiến này giúp giáo viên và học sinh tiết kiệm được tối đa những
khoảng thời gian không cần thiết. Trước đây với mỗi giờ học Tập đọc nhạc, giáo
viên thường lúng túng không biết phải dùng các phương pháp nào dẫn đến dạy
lan man, học sinh khó tiếp thu bài. Khi áp dụng các biện pháp này, các phương
pháp được nêu rất rõ và kĩ càng vì vậy giáo viên hồn tồn được chủ động, sáng
tạo đối với tiết dạy của mình, điều này giúp học sinh tự tin, thoải mái và thấy
hứng thú với việc học Tập đọc nhạc từ đó hiệu quả đạt được đương nhiên sẽ cao
hơn.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sáng kiến giúp giáo viên định hình nhanh chóng các phương pháp cần
thực hiện trong một tiết dạy có phần Tập đọc nhạc, giáo viên hoàn toàn chủ
động và sáng tạo trong quá trình dạy học, học sinh tích cực tiếp thu bài, hứng
thú với mơn học từ đó tiết kiệm được tối đa thời gian cũng như công sức cho
giáo viên và học sinh.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Sáng kiến giúp tiết kiệm tối đa thời gian công sức của cả giáo viên và học
sinh trong quá trình dạy và học Tập đọc nhạc. Học sinh hứng thú với việc học
Tập đọc nhạc, chất lượng dạy và học tăng cao.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
17


Mẫu 11

Số Tên tổ chức/cá
TT
nhân

1

Trường TH
Quang Yên

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Xã Quang Yên – Sông Lô – Học sinh lớp 4/phân môn Tập
Vĩnh Phúc
đọc nhạc

Quang Yên, ngày.....tháng 5 năm 2021

Quang Yên, ngày 05 tháng 5 năm 2021

HIỆU TRƯỞNG

CÁC TÁC GIẢ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Văn Thế

Lưu Thị Thảo

......., ngày.....tháng......năm 2021
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN


18


Mẫu 11

Phụ lục sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn
Tập đọc nhạc”.
(Số học sinh được tham gia thăm dò ý kiến là 164 em học sinh của khối lớp 4)
* Kết quả khảo sát, thăm dò ý kiến của học sinh khi chưa áp dụng sáng kiến
* Kết quả khảo sát, thăm dò ý kiến của học sinh sau khi áp dụng sáng kiến
Học sinh thích hoặc khơng hứng thú với Kết quả sau khi thăm
phân
mơnthích
Tập đọc
kiếnsau khi thăm
Học sinh
hoặcnhạc
khơng hứng thú với dị
Kếtý quả
phânsinh
mơn
Tậphọc
đọcTập
nhạc
dị ý kiếnem
Học
thích
đọc nhạc.
120/164


Tổng
số
%
Tổng

Học sinh
Tập thú
đọc với
nhạc.
Học
sinh thích
khơnghọc
hứng
giờ học có 156/164 em
44/164em
phân
mơn
Tập
đọc
nhạc.
Học sinh khơng hứng thú với giờ học có 8/164 em
phân mơn Tập đọc nhạc.

95,1%
26,8%
4,9%

số %
73,2%


19



×