ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ***
LÊ CƠNG TÂM
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI ĐƠ THỊ VEN BIỂN VÀ
ĐỀ XUẤT CƠ SỞ KHOA HỌC VÀO CÔNG TÁC
QUY HOẠCH – TRƢỜNG HỢP ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
Đà Nẵng – 2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ***
LÊ CƠNG TÂM
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI ĐƠ THỊ VEN BIỂN VÀ
ĐỀ XUẤT CƠ SỞ KHOA HỌC VÀO ÔNG TÁC
QUY HOẠCH – TRƢỜNG HỢP ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 8580101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.KTS. PHAN BẢO AN
Đà Nẵng - 2020
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ Kiến trúc, với lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc, tác giả xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn tới:
TS.KTS. Phan Bảo An là người hướng dẫn khoa học có trình độ cao và kinh
nghiệm, đã hướng dẫn tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu quả.
Khoa Kiến Trúc – Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng đã nhiệt tình hướng dẫn
giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành tốt khóa học và luận văn Thạc sĩ.
Tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo là giảng viên Khoa
Kiến Trúc – Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã giảng dạy, giúp tác giả tiếp thu được
những kiến thức quý báu chuyên ngành Kiến trúc trong thời gian học tập tại Trường.
Gia đình, cùng bạn bè đồng nghiệp, những người đã chia sẻ khóa khăn, động
viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận
văn Thạc sĩ Kiến trúc.
Tuy đã rất cố gắng, nhưng do điều kiện thời gian, kiến thức của bản thân còn
hạn chế nên nội dung Luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong
nhận được sự đóng góp những ý kiến quý báu của Hội đồng khoa học Trường ĐH
Bách Khoa Đà Nẵng cùng các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè. Đặc biệt mong
mỏi được sự quan tâm sâu sắc của các thầy cô trực tiếp phản biện đối với Luận văn
này để nội dung Luận văn được hoàn thiện hơn, nội dung nghiên cứu của tác giả có
tính thực tiễn cao hơn, góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho công tác Quy hoạch các
đơ thị ven biển nói chung và đơ thị Đà Nẵng nói riêng được hiệu quả.
Xin trân trọng cảm ơn!
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tơi.
Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Công Tâm
iii
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI ĐƠ THỊ VEN BIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CƠ SỞ
KHOA HỌC VÀO CÔNG TÁC QUY HOẠCH – TRƢỜNG HỢP ĐƠ THỊ
ĐÀ NẴNG
Học viên : Lê Cơng Tâm - Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số 8580101 Khóa K36KT - Trường Đại Học Bách khoa – ĐHĐN
•
Tóm tắt: Hình thái đơ thị ven biển là sự định dạng về hình thể cấu trúc đô thị cùng với các
mối liên kết về không gian và tổ chức công năng giữa kiến trúc – quy hoạch – cảnh quan giữa đô thị và
biển. Nội dung trọng tâm trong nghiên cứu hình thái đơ thị ven biển là sự phân tích về hình dạng trên
bình đồ và hình khối so sánh trong quán trình hình thành và phát triển của đơ thị giáp biển. Việc
nghiên cứu phát triển hình thái đơ thị ven biển dựa trên cơ sở khoa học đúng đắn để vừa đảm bảo trật
tự phát triển trong đô thị vừa đảm bảo sự đa dạng là một trong những yêu cầu căn bản của công tác
quy hoạch đô thị đối với các địa phương có ven biển liền kề. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao
hiệu quả của cơng tác quy hoạch, Thiết kế đơ thị, đồng thời góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho
công tác quy hoạch các đô thị ven biển ở Việt Nam hiện đại và có bản sắc.
Từ khóa: Hình thái đơ thị, hình thái đơ thị ven biển, cấu trúc đơ thị, thiết kế đô thị, không
gian đô thị, quy hoạch đô thị
RESEARCH ON URBAN RBAN ECONOMY AND SCIENTIFIC BASIS
ON PLANNING - CASE OF DA NANG URBAN
*
Summary: Coastal urban form is a format of urban structure along with spatial and
functional organizational connections between architecture - planning - landscape between urban and
sea. The central content in the study of coastal urban morphology is the analysis of shapes on the map
and comparative cubes in the establishment and development of a coastal city. Research on the
development of coastal urban forms based on the right science to ensure development order in the city
and ensure diversity is one of the basic requirements of urban planning. for localities with adjacent
coastal areas. The research results contribute to improving the efficiency of urban planning and design,
and at the same time contribute to building a scientific basis for the planning of coastal cities in
Vietnam, which is modern and has identity
*
Keywords: Urban morphology, coastal urban form, urban structure, urban design, urban
space, urban planning
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................................... ii
TÓM TẮT.................................................................................................................................................. iii
MỤC LỤC................................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 1
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài
nước................................................................................................................................................................. 1
2.
Danh mục các cơng trình đã cơng bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm
và những thành viên tham gia nghiên cứu (họ và tên tác giả; bài báo; ấn phẩm; các
yếu tố về xuất bản): .........................................................................................................
3.
Lí do chọn đề tài ..........................................................
4.
Mục đích nghiên cứu ..................
5.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6.
Cách tiếp cận ................................................................
7.
Các phương pháp nghiên cứu ......................................
8.
Những đóng góp mới của Luận văn .............................
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HÌNH THÁI ĐƠ THỊ ĐÀ NẴNG ..........................
1.1.
Tổng quan về đơ thị Đà Nẵng (Thực trạng) ............................................
1.2.
Sự hình thành, biến đổi và phát triển ......................................................
1.3.
Bốn yếu tố cảnh quan cốt lõi của Đà Nẵng (yếu tố bất biến đổi) ...........
1.4.
Bốn khu vực đặc trưng hình thái kiến trúc quy hoạch đô thị Đà Nẵng .
1.5.
Kết luận ...................................................................................................
CHƢƠNG 2. CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VEN BIỂN ..........................................................................
2.1. Tổng quan về hệ thống văn bản pháp luật quản lý nhà nước về kiến trúc và quy
hoạch trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam .......................................................
2.2. Nội dung quản lý nhà nước về kiến trúc và quy hoạch trong hệ thống văn bản
pháp luật Việt Nam có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hình thái đơ thị ven biển ..
2.2.1 Các nội dung có ảnh hưởng tích cực đến hình thái đơ thị ven biển
2.2.2 Các nội dung có ảnh hưởng tiêu cực đến hình thái đơ thị ven biển
2.2.3. Một số Quyết định (QĐ), Thông tư (TT) tiến bộ .........................
2.3.
Tổng quan về hình thái đơ thị .................................................................
v
2.3.1 Khái niệm hình thái đơ thị................................................................................................ 30
2.3.2. Những đặc điểm về hình thái và cấu trúc khơng gian đơ thị.............................. 31
2.3.3. Hình thái đơ thị ven biển.................................................................................................. 37
2.3.4. Đặc điểm của đô thị ven biển ở Việt Nam................................................................. 39
2.3.5. Một số đô thị ven biển Việt Nam – Thế giới............................................................ 40
2.4. Các nghiên cứu hình thái đơ thị ven biển trên thế giới..................................................... 47
2.4.1. Hình thái Đơ thị ven biển Fortaleza - Bra-xin.......................................................... 47
2.4.2. Hình thái đơ thị ven biển thành phố New York – Mỹ........................................... 48
2.4.3. Hình thái đô thị ven biển Barcelona – Tây Ban Nha............................................. 49
2.4.4. Hình thái đơ thị ven biển Dubai, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.....50
2.5. Đô thị ven biển Đà Nẵng tổng quan........................................................................................ 51
2.5.1. Đặc trưng thiên nhiên........................................................................................................ 51
2.5.2. Hình thái giao thông và cấu trúc ô thửa của khu vực ven biển Đà Nẵng......53
2.5.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố thiên nhiên và kiến trúc – giao thông................55
2.5.4 Phân khu chức năng theo khu vực................................................................................. 56
2.6. Các bài học kinh nghiệm quốc tế trong tạo lập cấu trúc không gian đô thị..............58
2.6.1. Bài học kinh nghiệm từ đô thị Fortaleza –Bra-xin................................................. 58
2.6.2. Bài học kinh nghiệm từ đô thị ven biển Thành phố New York.........................59
2.6.3. Bài học kinh nghiệm từ đô thị ven biển Singapor.................................................. 61
2.6.4. Bài học kinh nghiệm từ Quy hoạch đô thị ở Úc...................................................... 62
2.6.5. Bài học kinh nghiệm từ Quy hoạch đô thị ở Nhật Bản......................................... 63
2.7. Tám định hướng phát triển đô thị ven biển Đà Nẵng........................................................ 64
2.8. Kết luận chương 2.......................................................................................................................... 66
2.8.1. Phần cơ sở lý thuyết về các hệ thống văn bản pháp luật có liên quan:...........66
2.8.2. Phần cơ sở tạo lập hình thái đơ thị............................................................................... 67
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VÀO THIẾT KẾ
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VEN BIỂN ĐÀ NẴNG..................................................................... 69
3.1. Quan điểm tạo lập cấu trúc KGĐT thích ứng với hình thái đơ thị ven biển Đà
Nẵng.............................................................................................................................................................. 69
3.2. Đề xuất nguyên tắc tạo lập cấu trúc khơng gian đơ thị thích ứng với hình thái
đô thị làm cơ sở khoa học cho thiết kế quy hoạch đô thị ven biển Đà Nẵng....................70
3.3. Đề xuất cấu trúc khơng gian đơ thị ven biển thích ứng với hình thái đơ thị ven
biển................................................................................................................................................................ 71
3.4. Đề xuất các giải pháp tạo lập cấu trúc Không gian đô thị thích ứng hình thái đơ
thị cho đơ thị ven biển Đà Nẵng........................................................................................................ 72
3.4.1. Quy mô dân số..................................................................................................................... 72
vi
3.4.2. Tính năng động về khơng gian với ngun tắc cấu trúc khơng gian linh
hoạt................................................................................................................................................................ 73
3.4.3. Phân bố hợp lí và hỗn hợp về chức năng:.................................................................. 73
3.4.4. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật có khả năng chuyển đổi............................................... 74
3.4.5. Yếu tố cân bằng động về môi trường.......................................................................... 75
3.4.6. Đảm bảo khả năng chuyển hóa khơng gian liên tục.............................................. 76
3.4.7. Mơ hình quản lý................................................................................................................... 76
3.5. Kết luận chương 3.......................................................................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
1.1.
Bản đồ địa hình Đà Nẵn
1.2.
Phân tích địa hình của Đ
1.3.
Bản đồ Đà Nẵng năm 1
1.4.
Đà Nẵng năm 1920 chỉ
1.5.
Thời Pháp.
1.6.
Thời kỳ trước 1975.
1.7.
Thời kỳ sau 1975 - 199
1.8.
Sơ đồ phân vùng đặc đi
(Mặt cắt Đông – Tây).
1.9.
Bản đồ địa hình thành p
1.10.
Sự đa dạng của các khu
1.11.
Sơ đồ giao thơng thơng
Hàn.
1.12.
Các ơ thửa có cấu trúc ô
1.13.
Tuyến và các nút đặc trư
1.14.
Tuyến giao thông tạo ra
1.15.
Phân lơ mảnh trong lơ p
1.16.
1.17.
2.1.
2.2.
Phân tích về cấu trúc gi
sơng Hàn.
Phân tích về cấu trúc gi
sơng Hàn.
Sơ đồ các yếu tố cấu thà
Sơ đồ phân tích các yếu
thị.
2.3.
Ba dạng hình thái cơ bả
3 cấu trúc to.
2.4.
Sự kết hợp của 2 cấu trú
2.5.
Hình thái tập trung hướ
2.6.
Thủ đơ Pari – Pháp có h
2.7.
Cấu trúc tuyến tính của
thị của một thương cảng
ix
Số hiệu
hình
2.8.
2.9.
Cấu trúc kẻ ơ xuất hiện
hiện đại.
Sơ đồ minh họa cấu trú
biển.
2.10.
Hình ảnh đơ thị ven biể
2.11.
Hình ảnh đơ thị ven biể
2.12.
Hình ảnh đơ thị Copenh
2.13.
Hình ảnh đơ thị biển Sin
2.14.
Hình ảnh đơ thị biển Ch
2.15.
Hình ảnh đơ thị biển thà
2.16.
Hình ảnh đơ thị biển thà
2.17.
Hình ảnh đơ thị biển thà
2.18.
Hình ảnh đơ thị biển thà
2.19.
Hình ảnh đơ thị biển Du
2.20.
Hình ảnh đơ thị biển thà
2.21.
Hình ảnh đơ thị biển thà
2.22.
2.23.
Hình ảnh tổng thể mặt b
Bra-xin.
Hình ảnh tổng thể khu v
520 miles của TP New Y
2.24.
Hình ảnh khu đơ thị thà
2.25.
Hình ảnh mặt bằng tổng
2.26.
Hình ảnh phân vùng kh
2.27.
Hình ảnh phân tích các
2.28.
Hình ảnh sơ đồ phân tíc
2.29.
2.30.
2.31.
2.32.
2.33.
Hình ảnh Sơ đồ phân vù
nhiên.
Bảng so sánh đặc điểm
Hình ảnh Kè chắn sóng
mịn do sóng biển gây r
Hình ảnh khu vực nghiê
ven biển và ven sơng ch
Hình ảnh Kè chắn sóng
x
Số hiệu
hình
mịn do sóng biển gây r
2.34.
Hình ảnh Sơ đồ Các Kh
Đà Nẵng trong tương la
1
MỞ ĐẦU
1.
Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và
ngồi nƣớc
a.
Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề
tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề
tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan):
Ở nước ta, đi cùng với sự phát triển kinh tế, hình thái học đô thị, cấu trúc đô thị
ven biển ngày càng được chú trọng, và cũng đã có nhiều hơn các cơng trình nghiên
cứu về đề tài này, góp phần thay đổi cách nhìn nhận và sử dụng khơng gian ven biển ở
nước ta hiện nay.
“Hình thái học đơ thị” của tác giả PGS.TS.KTS Dỗn Minh Khơi: Khái niệm
Hình thái học đơ thị đã được làm rõ. Đó là khoa học nghiên cứu hình thức khơng gian
đơ thị. Cụ thể hơn là nghiên cứu cấu trúc không gian đô thị, với mục đích nhận diện
quy luật chuyển hóa và giá trị của hình thức khơng gian trong q trình hình thành và
phát triển đơ thị. Trên cơ sở đó góp phần quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc
không gian đô thị mới. Và cấu trúc khơng gian đơ thị chính là kết quả tương tác hữu
cơ giữa Kiến trúc, Con người và Cảnh quan Tự nhiên trong môi trường đô thị. Đó
cũng là bản chất của Quy hoạch và Thiết kế đơ thị.
b.
Ngồi nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề
tài ở nước ngoài, liệt kê danh mục các cơng trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến
đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
Trên thể giới, vấn đề về tổ chức không gian công cộng đô thị, cấu trúc đô thị đã
có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu của các học giả về vấn đề này.
Bước phát triển về cả số lượng lẫn sự luân chuyển của dân cư được định hình
bởi sức chứa và những điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, như đường xá, hệ
thống chuyên chở hoặc đơn giản là lối đi bộ. Do đó, có rất nhiều hình thái đơ thị khác
nhau, cùng với nó là nhiều cấu trúc khơng gian cùng hệ thống giao thơng đơ thị. Điển
hình như “Hình thái đô thị”, Tác giả: Tiến sĩ Jean-Paul Rodrigue, Đại học Hofstra, chỉ
ra rằng:
Hình thái đơ thị: chỉ dấu ấn khơng gian của một hệ thống giao thông đô thị
cũng như các cơ sở hạ tầng vật chất liền kề. Chúng hịa cùng nhau tạo nên một mức độ
sắp xếp khơng gian cho thành phố.
Cấu trúc (không gian) đô thị: chỉ tập hợp những mối quan hệ phát sinh từ
hình thái đô thị và các tương tác cơ bản của con người, chun chở hàng hóa và thơng
tin. Nó cố gắng ước đốn xem một cấu trúc đơ thị cụ thể có thể đạt tới giới hạn nào với
2
hệ thống giao thơng sẵn có.
Nhà quy hoạch nổi tiếng Kevin Lynch trong tác phầm “hình ảnh của đơ thị”
(The Image of the city), sau năm năm nghiên cứu đã báo cáo rằng con người thực sự
hiểu môi trường xung quanh khi di chuyển tại các con đường quen thuộc, theo lý
thuyết về hình ảnh đơ thị của Kevin Lynch bất cứ một nhân tố hoàn cảnh nào để tạo
nên hình tượng câu trúc khơng gian và hình ảnh đơ thị cần hội đủ 3 điều kiện: bản sắc
(Identity), cấu trúc (Structure) và ý nghĩa (Meaning) và bao gồm 5 nhân tố cấu thành
sau đây: Lưu tuyến Path), khu vực hay mảng (Distric), cạnh biên (Edgẽ), nút (Node)
và cột mốc hay điểm nhấn (Landmark). Tác phẩm "The Image of the City "đã có ảnh
hưởng quan trọng và bền vững trong các lĩnh vực quy hoạch đô thị và tâm lý hồn
cảnh
2. Danh mục các cơng trình đã cơng bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ
nhiệm và những thành viên tham gia nghiên cứu (họ và tên tác giả; bài báo; ấn
phẩm; các yếu tố về xuất bản):
a. Nghiên cứu trong nước:
Hình thái học đơ thị, PGS.TS.KTS Dỗn Minh Khôi, Viện trưởng Viện Quy
hoạch và kiến trúc đô thị.
Thực trạng và định hướng phát triển không gian kiến trúc cao tầng ven biển
Đà Nẵng, Tạp chí Kiến trúc số 07 -1019 của Ths.KTS Phan Đức Hải, Chủ tịch Hội
quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng
Một số giải pháp góp phần phát triển bền vững các đơ thị du lịch biển Việt
Nam, Tác giả: PGS.TS.KTS Trần Trọng Hanh (Nguồn: báo cáo tóm tắc Quy hoạch
3
tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 – 2010, tr96.T ổng cục du lịch 1994)
Suy nghĩ về cấu trúc không gian đô thị Đà Nẵng, của GS.TS.KTS Nguyễn
Quốc Thơng – Phó Chủ tích Hội KTS Việt Nam, Tạp chí Kiến trúc số 02-2019
Mơ hình tổ chức khơng gian quy hoạch kiến trúc khu vực du lịch sinh thái
biển (lấy ví dụ khu vực Hạ Long – Quảng Ninh 2000 – 2010)” của tiến sĩ Tạ Duy
Thịnh;
Bài báo: Quy hoạch hệ thống KGCC đô thị du lịch ven biển, Tạp Chí Quy
Hoạch xây dựng, số 74 của TS.KTS. Trương Văn Quảng;
Bài báo: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa biển trong quy hoạch khơng
gian đơ thị ven biển, Tạp Chí Quy Hoạch xây dựng, số 74 của PGS.TSKH Nguyễn
Trung Dũng;
b. Nghiên cứu ngoài nước:
Quy hoạch thành phố ven biển New York. Nguồn: The City of New York,
1992,2011. TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn
Vấn đề quy hoạch đô thị và nhà cao tầng ven biển, bài học từ các đô thị ven
biển của Bra-xin qua trường hợp đô thị Fortaleza. Nguồn: Tạp chí Kiến trúc Việt Nam,
TS.KTS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng Khoa Kiến trúc – trường ĐHBK Đà nẵng.
Hình thái đơ thị, Tác giả: Tiến sĩ Jean-Paul Rodrigue, Đại học Hofstra, New
York, Nguồn:
- Kevin Lynch (1918 – 1984), The Image of the City, 1960
3.Lí do chọn đề tài
-
Việt Nam là đất nước có đường bờ biển dài. TP Đà Nẵng trong những năm
qua phát triển vượt bậc, đơ thị ven biển và hình thái phát triển đô thị ven biển được các
nhà Quy hoạch và quản lý quan tâm.
Việc nghiên cứu phát triển hình thái đơ thị ven biển dựa trên cơ sở khoa học
đúng đắn để vừa đảm bảo trật tự phát triển trong đô thị vừa đảm bảo sự đa dạng là một
trong những yêu cầu căn bản của công tác quy hoạch đô thị đối với các địa phương có
ven biển liền kề.
Để góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên
cứu hình thái Đơ thị ven biển và đề xuất cơ sở khoa học vào công tác Quy hoạch –
Trường hợp đô thị Đà nẵng” là cần thiết.
4.Mục đích nghiên cứu
4.1.Thứ nhất:
+ Khảo sát hiện trạng cấu trúc đô thị ven biển Đà Nẵng
+
Hệ thống các văn bản pháp luật quản lý nhà nước về kiến trúc và quy hoạch
trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam và các Nghị quyết về xây dựng và phát
4
triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
4.2. Thứ nhì:
+ Phân tích tổng quan về hình thái đơ thị ven biển
+
Phân tích q trình biến đổi hình thái đơ thị ven biển Đà nẵng qua các giai
đoạn phát triển
4.3. Thứ ba:
+ Đánh giá, so sánh với các hình thái đơ thị ven biển trong và ngoài nước.
4.4. Thứ tư:
+
Đề xuất về phương diện lý thuyết cấu trúc KGĐT thích ứng với HTĐT làm sơ
sở khoa học vào công tác quy hoạch đô thị ven biển Đà Nẵng
5.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Hình thái Đơ thị ven biển
5.2. Phạm vi nghiên cứu: Đô thị ven biển Đà Nẵng gồm các Quận: Sơn trà, Ngũ
Hành Sơn
5.3. Khơng gian nghiên cứu: Tính từ mặt nước biển vào đất liền giáp Sông Hàn
6.Cách tiếp cận
Đề tài nghiên cứu này sử dụng cách 2 tiếp cận:
Tiếp cận từ hiện trạng (thực tiễn) đô thị ven biển Đà nẵng qua khảo sát, thu
thập tài liệu các văn bản pháp luật quản lý nhà nước về kiến trúc và quy hoạch đô thị,
các thông tư, nghị định chính phủ, các Nghị quyết về xây dựng và phát triển thành phố
Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Qua đó đánh giá hình thái đơ thị ven
biển qua các nghiên cứu trong nước – so sánh các hình thái đơ thị ven biển qua các
nghiên cứu ngoài nước, rút ra kết luận các ưu nhược điểm, xây dựng cơ sở khoa học
vào công tác thiết kế quy hoạch đô thị ven biển trường hợp Đà nẵng.
Tiếp cận từ lý thuyết - ứng dụng vào thực tiễn - giải pháp tổ chức: Tìm kiếm
các phương pháp quy hoạch, thiết kế đô thị để tổ chức, nâng cao hiệu quả cho các Quy
hoạch đô thị ven biển Đà nẵng.
7.Các phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp điều tra, khảo sát:
Đó là cơng tác thu thập số liệu, thơng tin trên cơ sở khảo sát thực thế các vùng
nghiên cứu, cũng như nghiên cứu tư liệu lịch sử có liên quan đến Hình thái đơ thị, Cấu
trúc KGĐT, trong q trình phát triển đơ thị Đà Nẵng và các đơ thị trên thế giới.
7.2. Phương pháp phân tích Hình thái KGĐT:
Phương pháp phân tích hình thái KGĐT thuộc bộ mơn khoa học về hình thái đơ
thị, dựa trên hệ thống bản đồ thu thập được có cùng tỷ lệ, kết hợp với các tư liệu liên
quan cho phép nhận diện khách quan quá trình biến đổi của cấu trúc KGĐT Đà Nẵng
5
qua các giai đoạn phát triển.
7.3. Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh được sử dụng trong thống kê, phân tích các thành phần
cấu trúc KGĐT thích ứng với HTĐT, nhằm so sánh đặc điểm HTĐT trong nước và
ngoài nước, rút ra các ưu nhược điểm, qua đó có cơ sở đề xuất các giải pháp, cơ sở lý
thuyết khoa học trong công tác quy hoạch đô thị ven biển.
8.Những đóng góp mới của Luận văn
Làm rõ đặc điểm của Hình thái đơ thị, Hình thái đơ thị ven biển, một dạng mơ
hình dựa trên sự cộng sinh giữa mơ hình hình thái ngoại nhập và mơ hình hình thái
Việt Nam.
Đề xuất cấu trúc KGĐT thích ứng với HTĐTVB trong điều kiện phát triển đô
thị ven biển ở Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên cứu góp
phần khẳng định: cấu trúc KGĐT là q trình tái cấu trúc tất yếu, diễn ra liên tục và
luôn hướng tới sự thích ứng HTĐT với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn
hóa cụ thể, đảm bảo sự phát triển đô thị bền vững và có bản sắc. Như vậy, có nhiều
dạng cấu trúc KGĐT khác nhau, phù hợp với HTĐT khác nhau ở từng điều kiện địa
phương cụ thể.
- Áp dụng cấu trúc KGĐT thích ứng HTĐT trong quy hoạch đơ thị Đà Nẵng
- Đề xuất giải pháp quản lý thực hiện.
6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HÌNH THÁI ĐƠ THỊ ĐÀ NẴNG
1.1. Tổng quan về đô thị Đà Nẵng (Thực trạng)
Thành phố Đà Nẵng có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, đa dạng và phức
tạp gồm: núi cao, đồi thấp, đồng bằng ven biển, và đồng bằng ven sông. Vùng núi cao
và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi
thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp. Địa hình vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi
cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển,
một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Đồi núi chiếm diện tích lớn, độ
khoản từ 700 – 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và
có ý nghĩa bảo vệ mơi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sơng ngịi ngắn và
dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tấy Bắc và tỉnh Quảng Nam.
Tính đến năm 2011, dân số tồn thành phố Đà Nẵng đạt gần 951.700 người, mật
độ dân số đạt 740 người/km2. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 828.700
người, dân số sống tại nông thôn đạt 123 000 người. [6]
Hình 1.1. Bản đồ địa hình Đà Nẵng. Nguồn [6]
7
Hình 1.2. Phân tích địa hình của Đà nẵng. Nguồn
[1] 1.2. Sự hình thành, biến đổi và phát triển
Sự biến đổi cấu trúc, hình thái của Đà Nẵng được nghiên cứu dựa trên các bản
đồ cổ sưu tầm được và các tài liệu về lịch sử phát triển của Đà Nẵng. Căn cứ vào đó, ta
có thể nhận thấy Đà Nẵng có 4 giai đoạn phát triển như sau:
1.
Đà Nẵng Thời kỳ Pháp thuộc
Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm bn bán sầm uất thì Đà Nẵng chỉ
là một cảng trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền. Từ thế kỷ XVII, người Pháp đến
Đà Nẵng với vai trị là các nhà truyền giáo, sau đó đặt quan hệ làm ăn buôn bán. Từ
năm 1858, liên tiếp nổ ra các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cho đến ngày toàn thắng
30/4/1975.
Đầu thế kỷ XVIII, Đà Nẵng trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, với ưu
điểm cho phép các loại tàu thuyền lớn ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng. Năm 1835, Đà
Nẵng trở thành một thương cảng lớn nhất miền trung. Tiểu thủ công nghiệp địa
phương phát triển với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lân hải sản, dịch
vụ thương mại cũng phát triển.
8
Hình 1.3. Bản đồ Đà Nẵng năm 1859. Nguồn [11]
Từ sau năm 1835, khi vua Minh mạng quyết định Cửa Hàn là nơi duy nhất bn
bán với phương Tây thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng bậc nhất miền Trung.
Cùng với sự phát triển kinh tế, các khu vực hành chính và dân cư bắt đầu được hình
thành . Tuy nhiên do chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn mà đô thị Đà Nẵng
cũng phát triển trong giới hạn của nó.
9
Về chức năng, Đà Nẵng (Hàn Thị) trở thành một thương cảng lớn bậc nhất của
miền trung. Chức năng của một thương cảng đã tạo nên một hình thái phân bố dân cư
dọc hai bên sông Hàn để tiện giao lưu, buôn bán. Thời kỳ này giao thông đường bộ
chưa phát triển, chủ yếu qua đường sông, rạch.
Tuy nhiên, Đà Nẵng khơng chỉ ưu việt về bn bán mà cịn có lợi thế về mặt
qn sự do vị trí chiến lược và khả năng phòng thủ bởi hệ thống thành lũy khá dày đặc
kết hợp với địa hình đồi núi, hướng ra phía biển.
Vào năm 1889, khi xâm chiếm tồn bộ đất nước ta, thực dân Pháp tách Đà
Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi thành Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Tồn
quyền Đơng Dương. Đầu thế kỷ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô
thị theo kiểu Tây phương. Thành phố bắt đầu được hình thành dọc bờ Tây sông Hàn,
các chức năng như cảng, nhà ga, sân bay (xây dựng từ năm 1940)..co cụm tập trung
vào trung tâm thành phố đã trở thành yếu tố gây cản trở cho sự phát triển của đô thị
hiện nay.
Hình 1.4. Đà Nẵng năm 1920 chỉ có khoảng 20 con đường. Nguồn [11]
Thành phố Tourane (Đà Nẵng) trong thời Pháp thuộc có xu hướng vươn về phía
Tây và Tây Bắc. Người Pháp chỉ chú trọng bán đảo Sơn Trà ở phía Đơng. Vì vậy họ đã
vượt sang bờ Đơng sông Hàn để chiếm trọn bán đảo Sơn Trà. Về phân khu chức năng,
theo quy hoạch của người Pháp, Đà Nẵng được chia thành hai khu vực rõ rệt: Khu bản
xứ (quartaier indigène) bên bờ Đông và Khu người Pháp (quartier Francais) bên bờ
Tây sông Hàn. Pháp chỉ chú ý đầu tư xây dựng khu thực dân chiếm đóng. Thời kỳ này,
đường bộ và đường sắt bắt đầu hình thành và phát triển. Phía bên kia sơng vẫn tồn tại
các làng chài cũ.[1]
2.
Đà Nẵng Thời kỳ trước năm 1975
Thời kỳ Mỹ vào miền nam Việt Nam, Đà Nẵng được xác định là trung tâm
10
chính trị, văn hóa. Mỹ cho xây dựng các căn cứ quân sự và kỷ thuật hạ tầng cũng cố vị
thế trung tâm của thành phố.
Với mục tiêu biến Đà Nẵng thành căn cứ quân sự cho toàn khu vực. Mỹ đã đổ
quân vào Đà Nẵng xây dựng hạ tầng phục vụ mục đích qn sự. Điều đó đã làm biến
đổi mạnh hình thái khu đơ thị. Các khu vực trọng yếu như sân bay, bến cảng được thiết
lập nhanh chóng, song song với việc xây dựng mạng lưới đường phố dày đặc. Chính
quyền Mỹ - Diệm biến Đà Nẵng thành đơ thị lớn thứ 2 tồn miền Nam sau Sài Gịn.
Giai đoạn này đơ thị Đà Nẵng phát triển rất nhanh, đặc biệt về phía bờ Đơng sơng Hàn
và xung quanh sân bay Đà Nẵng. [1]
3.
Đà Nẵng giai đoạn sau 1975 cho đến 1997
Ở
giai đoạn này, Đà Nẵng ít thay đổi. Đà Nẵng được xác định là một trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh với vị trí là thủ phủ của tỉnh Quảng Nam – Đà
Nẵng. Chức năng chủ yếu là thành phố cảng, du lịch – nghỉ mát, đầu mối giao thông
và an ninh quốc phịng. Trung tâm hành chính – chính trị của Tỉnh, Thành phố chủ yếu
tập trung trên đường Trần Phú, Bạch Đằng hiện nay. Trên đường Hùng Vương từ chợ
cồn đến chợ Hàn là hệ thống các trung tâm thương mại chính. Các điểm du lịch, nghỉ
mát được xác định tại các khu Thanh Bình, Non Nước, bán đảo Sơn Trà, dọc bờ biển
Xuân Thiều. Trục cây xanh chủ yếu của tồn thành phố tập trung hai bên bờ sơng Hàn.
Ngồi vị trí là thủ phủ của tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, đây cịn giữ vai trị là
thành phố cơng nghiệp tổng hợp, trung tâm kinh tế của khu vực các tỉnh Trung Trung
bộ. Đà Nẵng là thành phố có đầu mối giao thông quan trọng về cảng biển, sân bay
quốc tế, giao thông quốc lộ xuyên Việt, xuyên Á, giữ vị trí chủ chốt về quốc phịng của
khu vực miền Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước. Các trục bố cục chính của đơ
thị được dựa trên các lợi thế về địa hình cảnh quan, vịnh Đà Nẵng cùng trục với sơng
Hàn sẽ là các trục bố cục chính của đô thị. Sơn Trà, Phước Tường, Ngũ Hành Sơn là
những tấm bình phong của Đà nẵng. Từ cánh cung của vịnh Đà Nẵng hình thành trục
trung tâm đơ thị mới của quận Liên Chiểu ở phía Bắc. Trục dọc sông Hàn là trục trung
tâm cảnh quan của đô thị truyền thống.[1]
4. Đà Nẵng giai đoạn 1997 – nay
Ngày 1 tháng 1 năm 1997, Thành phố Đà Nẵng được chia tách thành Thành phố
trực thuộc Trung ương, chú trọng phát triển hạ tầng kỷ thuật và các loại hình giao
thơng. Ga Đà Nẵng được dịch chuyển, cảng Tiên Sa được cải tạo, mở rộng; nâng cao
năng lực vận tải, dịch vụ du lịch đường thủy trên sông Hàn, sông Cu Đê, sơng Cổ Cị
nối tiếp đến Hội An; sân bay Đà Nẵng được nâng cấp, mở rộng phần hàng không dân
dụng. Chú trọng phát triển giao thông đối ngoại với tuyển đường cao tốc Đà Nẵng –
Quảng Ngãi trở thành tuyến vành đai phía Tây thành phố; nâng cấp, mở rộng quốc lộ
11
1A trở thành đường nội thị, Phát triển các trục tuyến hướng biển, các tuyến du lịch ven
sông Hàn, ven biển Đơng Sơn Trà.
Ngày nay, với các chính sách phát triển và điều kiện vị trí thuận lợi, Đà Nẵng
đang trở thành thành phố kiểu mẫu ở Việt Nam, được mệnh danh là “ Thành phố đáng
sống nhất”. Thành phố tiếp tục mở rộng các khu vực dân cư, các phố mới được đầu tư
xây dựng xuống phía Nam và phía hữu ngạn sơng Hàn. [1]
5.Sự biến đổi hình thái đơ thị Đà Nẵng qua các giai đoạn phát triển
Hình 1.5. Thời Pháp. Nguồn [1]
Hình 1.6. Thời kỳ trước 1975. Nguồn [1]