Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Luận văn thạc sĩ phân tích ảnh hưởng của tiến độ thi công đến chi phí xây dựng của một số công trình tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN HOÀNG YẾN NHI

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG TIẾN ĐỘ THI ƠNG ĐẾN
CHI PHÍ XÂY DỰNG CỦA MỘT SỐ CƠNG TRÌNH
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Đà Nẵng, năm 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN HOÀNG YẾN NHI

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG TIẾN ĐỘ THI
CƠNG ĐẾN CHI PHÍ XÂY DỰNG CỦA MỘT SỐ
CƠNG TRÌNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng
Mã số: 8.58.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG CÔNG THUẬT

Đà Nẵng, năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Yến Nhi


ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 1
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 1
3.1. Cách tiếp cận.................................................................................................... 2
3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 2
4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 2
4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................ 2

5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài............................................................................. 2
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................................................. 2
6. Kết quả đã đạt được............................................................................................. 2
7. Nội dung luận văn............................................................................................... 3
Chương 1................................................................................................................ 4
TỔNG QUAN VỀ TIẾN ĐỘ, GIÁ XÂY DỰNG................................................. 4
1.1. Tiến độ thi công trong xây dựng....................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về tiến độ thi công trong xây dựng công trình.............................4
1.1.2. Tầm quan trọng của tiến độ thi cơng trong xây dựng cơng trình...................4
1.2. Chi phí của dự án đầu tư xây dựng cơng trình.................................................. 5
1.2.1. Khái niệm về chi phí của dự án đầu tư xây dựng cơng trình.........................5
1.2.2. Các loại chi phí của dự án đầu tư xây dựng cơng trình.................................6
1.2.3. Chi phí của dự án trong giai đoạn thi cơng xây dựng cơng trình...................7
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của dự án trong giai đoạn thi công. . .9
1.2.5. Đặc điểm của thị trường xây dựng, sản phẩm xây dựng, quá trình sản xuất
sản phẩm xây dựng và công nghệ xây dựng......................................................... 12
1.3. Giá xây dựng cơng trình................................................................................. 13
1.3.1. Giá xây dựng cơng trình:............................................................................ 13
1.3.2. Nội dung chi phí cấu thành giá xây dựng cơng trình................................... 14
1.3.3. Giá các yếu tố chi phí trong giá xây dựng cơng trình..................................14
1.3.4. Cơ sở xác định giá xây dựng cơng trình...................................................... 14
1.3.5. Đặc điểm của việc định giá trong xây dựng:............................................... 14
1.3.6. Tầm quan trọng của việc phân tích tính tốn giá thầu các cơng trình xây
dựng...................................................................................................................... 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................... 17
Chương 2.............................................................................................................. 18


iii


CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG TÍNH TỐN GIÁ XÂY DỰNG......................18
2.1. Phương pháp xác định giá vật liệu.................................................................. 18
2.1.1. Giá vật liệu và cấu kiện xây dựng tại nguồn cung cấp................................18
2.1.2. Chi phí vận chuyển đến cơng trình.............................................................. 19
2.1.3. Chi phí bốc xếp (nếu có)............................................................................. 19
2.1.4. Chi phí vận chuyển nội bộ cơng trình (nếu có)........................................... 19
2.1.5. Chi phí hao hụt bảo quản tại hiện trường cơng trình (nếu có).....................19
2.2. Xác định đơn giá nhân công xây dựng........................................................... 19
2.3. Xác định đơn giá máy thi công xây dựng....................................................... 20
2.3.1. Xác định chi phí khấu hao........................................................................... 20
2.3.2. Xác định chi phí sửa chữa........................................................................... 22
2.3.3. Xác định chi phí nhiên liệu, năng lượng..................................................... 22
2.3.4. Xác định chi phí nhân cơng điều khiển....................................................... 23
2.3.5. Xác định chi phí khác................................................................................. 24
2.4. Thu thập, tổng hợp số liệu đầu vào................................................................. 24
2.4.1. Đơn giá máy thi công xây dựng (điều chỉnh).............................................. 24
2.4.2. Tổng hợp giá vật liệu, nhân công, ca máy................................................... 38
2.5. So sánh biến động giá vật liệu chính yếu........................................................ 44
Chương 3.............................................................................................................. 46
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾN ĐỘ THI CƠNG ĐẾN CHI PHÍ
XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH TRỤ SỞ LÀM VIỆC KHU CƠNG NGHỆ CAO
ĐÀ NẴNG............................................................................................................ 46
3.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 46
3.2. Thông tin chung.............................................................................................. 46
3.3. Giải quyết vấn đề............................................................................................ 48
3.3.1. Xây dựng giá gói thầu theo từng thời điểm dự kiến triển khai....................48
3.2.2. So sánh giá gói thầu đúng tiến độ và trễ tiến độ.......................................... 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................... 54
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ................................................................................. 55
1. Kết luận:............................................................................................................ 55

2. Kiến nghị:.......................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 56
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ


iv

TĨM TẮT LUẬN VĂN
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾN ĐỘ THI CƠNG ĐẾN CHI PHÍ XÂY
DỰNG CỦA MỘT SỐ CƠNG TRÌNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Học viên: Nguyễn Hồng Yến Nhi
Mã số: 80.58.02.08

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng

Khóa: K37 Trường Đại học Bách khoa-ĐHĐN

Tóm tắt: Ngành xây dựng ln phải đối mặt với vấn đề khó khăn về ảnh hưởng
biết động giá cả đầu vào. Đối tượng khảo sát của đề tài là điều tra ảnh hưởng của biến
động giá lên chi phí gói thầu. Trong q trình thu thập giá thị trường của vật tư, máy
móc và nhân cơng để dự đoán qui luật của biển đổi giá, lập bảng dữ liệu giá vật tư qua
các thời điểm, phân tích, so sánh và đánh giá sự ảnh hưởng của tiến độ thi cơng lên chi
phí xây dựng dự án.
Sự thay đổi giá trị gói thầu qua từng thời điểm cho thấy sự ảnh hưởng lớn của
biến động giá đầu vào đối với tổng chi phí dự án. Đồng thời, chủ đầu tư cần quan tâm
đến quản lý rủi ro chi phí, có phương án dự phịng để chủ động giảm thiểu sự tác động
của biến động giá, để đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ với chất lượng cao
nhất theo yêu cầu
Từ khóa: Tiến độ thi cơng, biến động giá, chi phí trực tiếp xây dựng

ANALYSIS OF THE EFFECTS OF CONSTRUCTION SCHEDULE ON
COSTS OF SOME PROJECTS IN DA NANG CITY
The construction industry always faces the problem of the impact of input
dynamic pricing. The survey object of the topic is to investigate the effect of price
fluctuations on the cost of bidding package. In the process of collecting the market
prices of materials, machinery and labor to predict the law of the price changes,
tabulate the material price over time, analyze, compare and evaluate the effects of the
construction progress up the project construction cost.
The change in project cost from time to time shows the great impact of input
price fluctuation on its. At the same time, investors need to pay attention to cost risk
management, have a contingency plan to actively minimize the impact of price
fluctuations, to ensure the project is completed on schedule with high quality as
required..
Keyword: Construction progress, price variation, direct construction cost


v

DANH MỤC BẢNG VẼ
Số hiệu
bảng
2.1

Đơn giá máy thi công

2.2

Đơn giá máy thi công

2.3


Đơn giá máy thi công

2.4

Đơn giá máy thi công

2.5

Đơn giá máy thi công

2.6

Đơn giá máy thi công

2.7

Đơn giá máy thi công

2.8

Đơn giá máy thi công

2.9

Đơn giá máy thi công

2.10

Đơn giá máy thi công


2.11

Đơn giá máy thi công

2.12

Đơn giá máy thi công

2.13

Đơn giá máy thi công

2.14

Đơn giá máy thi công

2.15

Đơn giá máy thi công

2.16

Đơn giá máy thi công

2.17

Đơn giá máy thi công

2.18


Đơn giá máy thi công

2.19

Đơn giá máy thi công

2.20

Tổng hợp giá vật liệu,

2.21

Tổng hợp giá vật liệu,

2.22

Tổng hợp giá vật liệu,

2.23

Tổng hợp giá vật liệu,

2.24

Tổng hợp giá vật liệu,

3.1

Tổng hợp chi phí xây


3.2

Tổng chi phí xây dựn
quý trong khoảng thờ

3.3

Tiến độ thi cơng của g

3.4

Bảng tính chi phí trực

3.5

Bảng tính chi phí trực


vi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Số
hiệu
hình
2.1



Biến động giá vật tư chính yếu q


3.1

Phối cảnh Tòa nhà Ban Quản lý

3.2

Biểu đồ so sánh giá trị gói thầu t

3.3

Biến động chi phí trực tiếp theo


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây, ngành xây dựng ở nước ta không ngừng phát triển và hoàn
thiện. Nhằm đáp ứng nhu cầu của phát triển kinh tế bền vững và tốc độ phát triển
ngày càng cao của đất nước thì trong quá trình đầu tư thực hiện các dự án xây dựng
cơng trình khơng những cần phải đảm bảo chất lượng mà còn phải tiết kiệm tối đa
chi phí, tạo nguồn lực dự trữ để tiếp tục phát triển.
Giai đoạn thi cơng cơng trình là giai đoạn dài nhất, chịu nhiều tác động của các
nhân tố: vật liệu, trình độ nhân lực, máy và thiết bị thi công, sự biến động giá theo
thời gian… Các nguyên nhân này một phần gây khó khăn cho nhà thầu thi cơng hồn
thành cơng trình đúng tiến độ. Bên cạnh đó, các nhân tố này cịn ảnh hưởng trực tiếp
đến giá thành cơng trình. Để làm giảm giá thành cơng trình, nâng cao hiệu quả kinh

tế cho nhà thầu thi cơng cơng trình, nhà thầu cần phải có những giải pháp quản lý chi
phí tốt hơn nữa trong quá trình thi cơng, nhất là trong điều kiện biến động giá như
hiện nay.
Mặt khác, trong những năm qua, giá cả một số loại vật liệu xây dựng, đặc biệt
là thép và cát trên địa bàn thành phố Đà Nẵng liên tục biến động. Điều này đã có tác
động khơng nhỏ tới chi phí xây dựng các cơng trình khiến nhiều hộ dân, doanh
nghiệp xây dựng gặp khơng ít khó khăn
Vấn đề đặt ra là làm sao để nhà thầu tổ chức, kiểm sốt, dự báo các rủi ro có
thể xảy ra làm ảnh hưởng đến chi phí xây dựng và hiệu quả đầu tư của dự án. Vì vậy,
em lựa chọn đề tài “Phân tích ảnh hưởng tiến độ thi cơng đến chi phí xây dựng
của một số cơng trình tại thành phố Đà Nẵng”. Trong đó, tập trung phân tích biến
động về giá vật tư chính yếu, giá nhân cơng, từ đó đánh giá sự ảnh hưởng của tiến độ
đến chi phí xây dựng cơng trình.
2. Mục đích nghiên cứu

Dựa vào cơ sở pháp lý và thực tiễn về quản lý chi phí xây dựng kết hợp biến
động về giá vật tư, giá nhân công khảo sát qua các năm. Nghiên cứu, phân tích, đánh
giá ảnh hưởng của tiến độ thi cơng đến chi phí xây dựng của một cơng trình tại thành
phố Đà Nẵng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát, quản lý chi phí, dự báo
các rủi ro có thể xảy ra trong quản lý tiến độ xây dựng.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu


2

3.1. Cách tiếp cận
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng cách tiếp cận cơ sở
lý luận về khoa học quản lý chi phí trong xây dựng kết hợp với khảo sát, thống kê
biến động về giá vật tư, giá nhân công trên thị trường..
3.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung
nghiên cứu của đề tài đó là:
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, so sánh
- Phương pháp kết hợp
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chi phí xây dựng cơng trình Tịa nhà hành chính Ban Quản lý Khu cơng nghệ
cao và các khu cơng nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Cơng trình Tịa nhà hành chính Ban Quản lý Khu cơng nghệ cao và các khu

công nghiệp.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả đề tài có thể là cơ sở cho các đề tài sau nghiên cứu sâu hơn sự ảnh
hưởng của tiến độ đến chi phí xây dựng.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Dựa vào kết quả phân tích thực trạng từ đó dự báo chu kỳ biến động trong
tương lai, giảm thiểu nguy cơ tăng mức đầu tư dự án. Đó sẽ là những gợi ý thiết thực
có thể vận dụng vào cơng tác quản lý chi phí tại những cơng trình khác.
6. Kết quả đã đạt được
Từ những mục đích nghiên cứu đặt ra, luận văn đã đạt được những kết quả sau:
- Hệ thống cơ sở pháp lý và thực tiễn về quản lý chi phí xây dựng cơng trình; Thống kê biến động giá vật tư chính yếu, giá nhân cơng qua các năm;
- Phân tích ảnh hưởng của tiến độ đến chi phí xây dựng của các cơng trình thực



3

tế.
7. Nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, luận văn được cấu trúc gồm 3 chương
với nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan về tiến độ, giá xây dựng
Chương 2: Cơ sở khoa học trong tính tốn giá xây dựng
Chương 3: Phân tích ảnh hưởng của tiến độ thi cơng đến chi phí xây dựng của
cơng trình trụ sở làm việc Ban Quản lý Khu cơng nghệ cao


4

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TIẾN ĐỘ, GIÁ XÂY DỰNG

1.1. Tiến độ thi công trong xây dựng
1.1.1. Khái niệm về tiến độ thi cơng trong xây dựng cơng trình
Kế hoạch tiến độ xây dựng cơng trình là kế hoạch thực hiện các hoạt động xây
dựng bằng những công nghệ xây dựng, kỹ thuật xây dựng và biện pháp tổ chức thích
hợp nhằm hồn thành cơng trình xây dựng đảm bảo chất lượng kỹ thuật trong mức
hạn phí và thời hạn đã đề ra, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Tiến độ thi công là kế hoạch sản xuất thể hiện bằng biểu đồ nội dung bao gồm
các số liệu tính tốn, các giải pháp được áp dụng trong thi công bao gồm: Công
nghệ, thời gian, địa điểm, vị trí và khối lượng các cơng việc xây lắp cùng với điều
kiện thực hiện chúng.
Tiến độ thi công là bộ phận không thể tách rời của thiết kế tổ chức xây dựng
và thiết kế tổ chức thi công.
Kế hoạch tiến độ trong thiết kế tổ chức xây dựng: Do cơ quan tư vấn thiết kế

lập bao gồm kế hoạch thực hiện các công việc thiết kế, chuẩn bị, thi cơng xây dựng
cơng trình, cung cấp vật tư thiết bị lắp đặt cho cơng trình …vv, được gọi là tổng tiến
độ. Trong bảng tổng tiến độ chỉ ra các thời điểm chủ chốt như ngày hoàn thành hạng
mục, thời điểm phải cung cấp thiết bị, ngày hồn thành cơng trình.
Kế hoạch tiến độ trong thiết kế tổ chức thi công: là kế hoạch tiến độ chi tiết do
nhà thầu thi công lập. Trong tiến độ thi công chi tiết thể hiện các công việc chuẩn bị
mặt bằng, công tác lán trại, xây dựng tạm, xây dựng chính, thời gian đưa hạng mục
hồn thành, thời gian đưa cơng trình vào sử dụng, tiến độ thi công chi tiết thể hiện
các khối lượng công việc từng hạng mục, từng công việc xây dựng trực tiếp trên
công trường thi công.
Tiến độ thi công dự án xây dựng là một tài liệu thiết kế bao gồm:
- Các cơng tác có quan hệ lơgic về thời gian;
- Thời lượng làm việc các công tác;
- Các cơng tác có sử dụng tài ngun (chi phí, nhân lực…) và được thực hiện

tại một thời điểm xác định.
1.1.2. Tầm quan trọng của tiến độ thi công trong xây dựng cơng trình
Một dự án đầu tư xây dựng được đánh giá là có tiến độ thi cơng hợp lý khi
tiến độ đó có tổng thời gian thực hiện khơng vượt quá tổng thời gian đã được phê


5

duyệt, có trình tự thi cơng các cơng việc hợp lý, sử dụng nhân lực máy móc thiết bị
điều hịa, và lượng vốn đưa vào cơng trình hợp lý.
Trong bất kỳ một dự án đầu tư xây dựng cơng trình thì các yếu tố quy mơ dự
án, chi phí và tiến độ ln có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng tạo thành tam
giác dự án, mỗi yếu tố là một cạnh của tam giác, khi một cạnh (yếu tố) nào đó thay
đổi thì sẽ làm các cạnh khác thay đổi theo.
Tiến độ thi cơng xây dựng cơng trình rất quan trọng và có ý nghĩa hết sức to

lớn đối với chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị có liên quan.
- Đối với chủ đầu tư thì tiến độ thi công là cơ sở để lập chi phí, điều phối phân

bổ chi phí theo từng thời điểm;
- Tiến độ thi công là căn cứ để đảm bảo thời gian hoàn thành dự án giữa chủ

đầu tư và nhà thầu; kiểm tra, kiểm sốt tiến độ thi cơng cơng trình của nhà thầu;
- Là căn cứ xác định định lượng thời gian hồn thành cơng trình và điều chỉnh

tiến độ thi công khi cần thiết;
- Đối với nhà thầu tiến độ thi công là căn cứ để xác định nhu cầu nhân lực, vật

tư, huy động máy móc thiết bị;
- Dự trù được các rủi do gặp phải trong q trình thi cơng;
- Là tài liệu quan trọng để bố trí sắp xếp việc thực hiện cơng việc xây dựng,

biết rõ thời gian tập kết máy móc thiết bị, vật tư từ đó có biện pháp sắp xếp khoa
học tại cơng trường;
- Làm cơ sở cho q trình thanh quyết tốn theo giai đoạn.

1.2. Chi phí của dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
1.2.1. Khái niệm về chi phí của dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình là tồn bộ chi phí cần thiết để xây dựng
mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng cơng trình xây dựng.
Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình được biểu thị qua các chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng

cơng trình.
- Dự tốn xây dựng cơng trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng


công trình.
- Giá trị thanh tốn, quyết tốn vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng, đưa cơng trình

vào khai thác, sử dụng.
Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình được lập theo từng cơng trình cụ thể, phù


6

hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng cơng trình, các bước thiết kế, nguồn vốn sử dụng
và các quy định của Nhà nước.
1.2.2. Các loại chi phí của dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
Các loại chi phí của dự án đầu tư xây dựng cơng trình được thể hiện trong
Tổng mức đầu tư xây dựng cơng trình, theo Nghị định số 32/2015/NĐCP ngày
25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm:
a. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Gồm chi phí bồi thường về đất, nhà, cơng trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất,
trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà
nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí chi trả cho phần
hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác.
b. Chi phí xây dựng bao gồm:
Chi phí xây dựng gồm chi phí phá dỡ các cơng trình xây dựng, chi phí san lấp
mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các cơng trình, hạng mục cơng trình, xây dựng
cơng trình tạm, cơng trình phụ trợ phục vụ thi cơng.
c. Chi phí thiết bị bao gồm:
Chi phí mua sắm thiết bị cơng trình và thiết bị cơng nghệ; chi phí đào tạo và
chuyển giao cơng nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận
chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác.
d. Chi phí quản lý dự án bao gồm:

Chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị
dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào khai thác
sử dụng.
e. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm:
Chi phí tư vấn khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), lập Báo
cáo nghiên cứu khả thi, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, chi phí thiết kế, chi phí tư vấn
giám sát xây dựng cơng trình và các chi phí tư vấn khác liên quan.
f. Chi phí khác bao gồm:
Chi phí hạng mục chung như quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 8 Nghị định
số 32/2015/NĐ-CP và các chi phí khơng thuộc các nội dung quy định tại các Điểm
1, 2, 3, 4 và 5;
g. Chi phí dự phịng bao gồm:


7

Chi phí dự phịng cho khối lượng cơng việc phát sinh và chi phí dự phịng
cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
1.2.3. Chi phí của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng công trình.
Các loại chi phí của dự án trong giai đoạn thi cơng xây dựng cơng trình
được thể hiện thơng qua dự tốn hoặc tổng dự tốn xây dựng cơng trình, bao gồm:
a. Chi phí xây dựng cơng trình:
Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính
trước, thuế giá trị gia tăng.
Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công
được xác định trên cơ sở khối lượng các công tác, công việc xây dựng được đo bóc,
tính tốn từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, u
cầu cơng việc phải thực hiện của cơng trình, giá xây dựng của cơng trình và chi phí
chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng được xác định căn cứ định
mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc cơng bố.

b. Chi phí thiết bị trong dự tốn xây dựng cơng trình bao gồm:
Chi phí mua sắm thiết bị cơng trình và thiết bị cơng nghệ, chi phí đào tạo,
chuyển giao cơng nghệ, chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác có
liên quan;
Chi phí thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng, chủng loại thiết
bị từ thiết kế công nghệ, xây dựng và giá mua thiết bị tương ứng. Chi phí đào tạo,
chuyển giao cơng nghệ, chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác
có liên quan được xác định bằng dự tốn hoặc ước tính chi phí.
c. Chi phí quản lý dự án:
Chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn
chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào
khai thác sử dụng.
Nội dung chi phí quản lý dự án gồm tiền lương của cán bộ quản lý dự án; tiền
công trả cho người lao động theo hợp đồng; các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng;
phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất
nghiệp; kinh phí cơng đồn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá
nhân được hưởng lương từ dự án); ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý hệ thống
thông tin cơng trình, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án; thanh tốn các
dịch vụ cơng cộng; vật tư văn phịng phẩm; thơng tin, tun truyền, liên lạc; tổ chức
hội nghị có liên quan đến dự án; cơng tác phí; th mướn; sửa chữa, mua sắm tài sản
phục vụ quản lý dự án; chi phí khác và chi phí dự phịng.


8

Chi phí quản lý dự án xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ
Xây dựng cơng bố hoặc bằng dự tốn hoặc sử dụng cơ sở dữ liệu các dự án tương tự
đã thực hiện phù hợp với hình thức tổ chức quản lý dự án, thời gian thực hiện dự án,
quy mô và đặc điểm cơng việc quản lý dự án.
d. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng cơng trình bao gồm:

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là chi phí cần thiết để thực hiện các công việc
tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây
dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.
Nội dung chi phí cơng việc tư vấn đầu tư xây dựng gồm chi phí chuyên gia,
chi phí quản lý của tổ chức tư vấn, chi phí khác gồm cả chi phí sử dụng hệ thống
thơng tin cơng trình, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công việc khảo sát
xây dựng, thiết kế xây dựng cơng trình từ cấp II trở lên, lợi nhuận chịu thuế tính
trước, thuế và chi phí dự phịng. Riêng các cơng việc tư vấn khảo sát xây dựng, thí
nghiệm chun ngành xây dựng thì chi phí tư vấn gồm các khoản mục chi phí như
chi phí xây dựng trong dự tốn xây dựng cơng trình.
Chi phí công việc tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở định mức
tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ Xây dựng cơng bố hoặc ước tính chi phí theo cơng việc tư
vấn của dự án, cơng trình tương tự đã thực hiện hoặc xác định bằng dự tốn.
e. Chi phí khác bao gồm:
Chi phí hạng mục chung và các chi phí khơng thuộc các nội dung quy định tại
các Điểm 1, 2, 3, và 4. Chi phí hạng mục chung gồm chi phí xây dựng nhà tạm để ở
và điều hành thi công tại hiện trường, chi phí di chuyển thiết bị thi cơng và lực lượng
lao động đến và ra khỏi cơng trường, chi phí an tồn lao động, chi phí bảo đảm an
tồn giao thơng phục vụ thi cơng (nếu có), chi phí bảo vệ môi trường cho người lao
động trên công trường và môi trường xung quanh, chi phí hồn trả mặt bằng và hạ
tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công cơng trình (nếu có), chi phí thí nghiệm vật
liệu của nhà thầu và một số chi phí có liên quan khác liên quan đến cơng trình;
Chi phí khác được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc ước
tính hoặc bằng dự tốn hoặc giá trị hợp đồng đã ký kết;
f. Chi phí dự phịng bao gồm:
Chi phí dự phịng cho khối lượng cơng việc phát sinh và chi phí dự phịng cho
yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng cơng trình.
Chi phí dự phịng cho khối lượng cơng việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần
trăm (%) trên tổng các chi phí quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ. Chi phí dự phịng



9

cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng cơng trình, kế
hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại cơng trình xây dựng có tính
đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.
* Đối với dự án có nhiều cơng trình xây dựng, chủ đầu tư có thể xác định tổng

dự tốn xây dựng cơng trình để quản lý chi phí. Tổng dự tốn xây dựng cơng trình
được xác định bằng cách cộng các dự tốn xây dựng cơng trình và các chi phí khác
có liên quan của dự án.
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của dự án trong giai đoạn thi
công
Ngành Xây dựng được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp quan
trọng nhất đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên các dự xây dựng trong quá trình
thực hiện thường xuyên gặp phải vấn đề vượt chi phí. Vấn đề vượt chi phí ảnh
hưởng đến hiệu quả của dự án và ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên có liên quan,
cụ thể là: Đối với chủ đầu tư thì ảnh hưởng đến lợi nhuận đầu tư, thương hiệu; Đối
với đơn vị tư vấn thì mất niềm tin đối với chủ đầu tư và uy tín, sức cạnh tranh trong
lĩnh vực tư vấn; Đối với nhà thầu thi cơng thì cũng phải gánh chịu những thiệt hại về
tài chính và mất đi uy tín của cơng ty.
Sau đây là những nhân tố ảnh hưởng tới chi phí của dự án trong giai đoạn thi
công bao gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan:
a. Sự biến động giá cả trên thị trường:
Từ khi hồ sơ của dự án được thẩm tra và phê duyệt đến khi tổ chức lựa chọn
nhà thầu và trong quá trình tiến hành triển khai thi công thường diễn ra trong một
khoảng thời gian khá dài, trong khoảng thời gian này giá cả vật tư, vật liệu, nhiên liệu
trên thị trường luôn ln có sự biến động, chính sự biến động của giá cả trên thị
trường làm cho hầu hết các dự án xây dựng đều bị đội chi phí lên so với giá gói thầu
được duyệt.

b. Đơn giá nhân cơng:
Đơn giá nhân công thực tế và đơn giá nhân công được điều chỉnh theo hệ số
theo quy định của nhà nước trong đơn giá dự tốn ở mỗi vùng miền có sự chênh lệch
do thu nhập mỗi vùng khác nhau. Và tùy vào thời điểm sử dụng nhân công, đơn giá
nhân cơng thực tế có biến động. Vì vậy với cùng một cơng trình thì việc triển khai thi
cơng ở các vùng khác nhau, thời điểm khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau (xét
riêng về chi phí nhân cơng).
c. Hiệu quả sử dụng vật tư:
Hiệu quả sử dụng vật tư trong q trình thi cơng và lựu chọn vật tư phù hợp


10

với quy mơ tính chất của cơng trình. Trong q trình thi cơng nếu sử dụng vật tư hiệu
quả nhà thầu sẽ tiết kiệm được chi phí (hao hụt vật liệu). Tùy theo tính chất và quy
mơ cơng trình mà lựa chọn vật tư vật liệu phù hợp để đưa vào thi công, nếu lựa chọn
chủng loại vật tư không phù lợp sẽ dẫn đên lãng phí và làm chi phí của dự án bị đội
lên so với lựa chọn loại vật tư phù hợp mà vẫn đảm bảo chất lượng và mỹ thuật của
cơng trình.
d. Điều kiện tự nhiên:
Các yếu tố tự nhiên như thời thiết, thiên tai (bất khả kháng), điều kiện địa chất
tại cơng trình phức tạp … có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí của dự án. Điều kiện thời
tiết không phù hợp, hoặc diễn biến thời tiết khơng lường trước được góp phần lớn
vào sự biến đổi chi phí trong q trình thi cơng. Trong q trình thi cơng phần móng
các cơng trình nếu gặp phải điều kiện địa chất phức tập thì khơng những ảnh hưởng
tới tiến độ thi cơng mà cịn ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí, chi phí của dự án sẽ tăng
lên cho việc xử lý địa chất móng cơng trình.
e. Yếu kém của Ban QLDA/cơng tác quản lý dự án:
Nếu năng lực của Ban hoặc công tác quản lý dự án kém sẽ ảnh hưởng tới chi
phí của dự án trong giai đoạn thi công. rong công tác quản lý dự án có bao gồm cả

cơng tác quản lý chi phí, nếu năng lực của đơn vị quản ký dự án kém thì sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới chi phí của dự án.
f. Thi cơng sai thiết kế được duyệt dẫn đến phải làm lại:
Việc thi công sai thiết kế đã được phê duyệt dẫn đến phải làm lại sẽ ảnh hưởng
trực tiếp tới chi phí và lợi ích của nhà thầu, ảnh hưởng tới tiến độ thi công của dự án
và làm ảnh hưởng gián tiếp tới chi phí của dự án trong giai đoạn thi cơng.
g. Tiến độ thi công chi tiết và hợp lý:
Với tiến độ thi công chi tiết hợp lý đúng với tiến độ của dự án sẽ giúp nhà thầu
có kế hoạch triển khai các công việc thi công khoa học, kế hoạch cung ứng vật tư hợp
lý, kế hoạch đưa vốn vào cơng trình hợp lý, đồng thời giảm được chi phí vốn đưa vào
cơng trình cho cả chủ đầu tư và nhà thầu trong trường hợp sử dụng vốn vay tín dụng.
h. Điều chỉnh thiết kế trong thời gian thi công:
Thông thường việc điều chỉnh thiết kế trong thời gian thi công trong các
trường hợp như: Thay đổi kết cấu cơng trình, bổ sung hoặc cắt bớt nội dung đầu tư,
việc điều chỉnh thiết kế trong giai đoạn thi công sẽ làm kéo dài thời gian thi cơng, làm
chi phí của dự án tăng lên hoặc giảm xuồng.
k. Tỷ lệ sử dụng máy thi công:


11

Việc sử dụng biện pháp thi công bằng cơ giới trong hoạt động xây dựng luôn
mang lại hiệu quả cao, trong q trình thiết kế và thẩm tra dự tốn người lập dự toán
phải căn cứ vào điều kiện thực tế thi công để áp dụng mã hiệu đơn giá thi cơng cho
phù hợp, ví dụ như với điệu kiện mặt bằng có thể sử dụng máy để thi cơng thì khơng
nên vận dụng biện pháp thi cơng bằng thủ cơng vì thi cơng bằng thủ cơng có chi phí
cao hơn so với thi công bằng cơ giới. So sánh một công việc thi công bằng thủ công
và thi công bằng cơ giới thì thi cơng bằng thủ cơng bao giờ cũng có chi phí cao hơn.
Vì vậy với một cơng trình trong q trình thi cơng nếu đủ điều kiện để thi cơng bằng
cơ giới thì ta nên chọn thi cơng bằng cơ giới để giảm chi phí của dự án, ngược lại nếu

chọn biện pháp thi công bằng thủ cơng sẽ làm chi phí của dự án tăng lên.
l. Mức độ phức tạp của cơng trình:
Nếu quy mơ của công việc phức tạp làm cho chủ đầu tư và nhà thầu khơng thể
kiểm sốt được hết các rủi ro trong q trình thi cơng, chính vì điều này làm ảnh
hưởng lớn tới biến đổi chi phí của dự án.
m. Khối lượng công việc phát sinh:
Khối lượng công việc phát sinh có ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí của dự án,
giá trị phát sinh do sự phát sinh khối lượng sẽ làm chi phí của dự án bị đội lên,
n. Phương pháp, công nghệ thi công lạc hậu không phù hợp:

Cùng một hạng mục công việc nếu ta chọn biện pháp và cơng nghệ thi cơng
tiên tiến thì sẽ vừa đẩy nhanh được tiến độ vửa tiết kiệm được chi phí của dự ánvà
ngược lại. Vì vậy trong q trình thi cơng cũng như trong q trình thiết kế lập dự án
chúng ta phải ln tìm hiểu và áp dụng những công nghệ mới, những biện pháp thi
công tiên tiến để làm sao cho chi phí của dự án là thấp nhất.
o. Dự toán, các khoản dự trù thiếu chính xác:
Dự tốn và các khoản dự trù thiếu chính xác như dự trù thiếu khối lượng hạng
mục cơng việc, giá cả vật tư vật liệu đưa vào tính dự tốn khơng sát với thực tế sẽ làm
ảnh hưởng tới chi phí của dự án. Việc điều chỉnh bổ sung khối lượng và điều chỉnh
đơn giá sẽ làm chi phí của dự án tăng lên.
q. Tỷ giá, lạm phát:
Do sự chênh lệch về tỷ giá giữa đồng Việt Nam đồng và đồng ngoại tệ làm cho
chi phí của dự án tăng lên. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA thì sự ảnh
hưởng của tỷ giá thể hiện rõ nhất.
Lạm phát cũng là một yếu tố làm ảnh hưởng đến chi phí của dự án, đối với các
dự án thi cơng trong thời gian dài thì chi phí của dự án ln bị ảnh hưởng bởi yếu tố
này. Lạm phát làm cho giá cả các loại mặt hàng trên thị trường đều tăng trong đó bao


12


gồm cả giá cả nguyên nhiên vật liệu xây dựng, khi giá vật liệu xây dựng tăng sẽ làm
chi phí của dự án tăng lên.
Ngồi ra cịn một số các yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng tới chi phí của dự án
như cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi: Thay đổi về thuế, chính sách tiền
lương, thay đổi giá nhân cơng, lãi suất tín dụng, nguồn cung vật tư, nguồn cung nhân
lực, các quy định của nhà nước về hoạt động xây dựng, Sự khác biệt giữa các điều
kiện thực tế so với khi khảo sát thiết kế, ….
1.2.5. Đặc điểm của thị trường xây dựng, sản phẩm xây dựng, quá trình sản
xuất sản phẩm xây dựng và công nghệ xây dựng
Hoạt động xây dựng là hoạt động có mang tính chất đặc thù, khác biệt với các
hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Chính những đặc thù này ảnh hưởng rất lớn
đến việc hình thành giá sản phẩm xây dựng cũng như công tác quản lý chi phí. Vì
vậy một số đặc điểm chính của thị trường xây dựng, sản phẩm xây dựng và quá trình
sản xuất sản phẩm xây dựng cần được xem xét, nghiên cứu khi thực hiện cơng tác
quản lý chi phí, bao gồm:
a. Đặc điểm của thị trường xây dựng
Trước hết thị trường xây dựng là thị trường mang tính chất độc quyền: một
người mua, nhiều người bán: Mỗi dự án đầu tư cơng trình thường chỉ có một chủ
đầu tư với vai trò là người mua, và nhiều nhà thầu tham gia với tư cách là người bán.
Thứ hai, nhà nước là khách hàng lớn nhất trong thị trường này: Hàng năm tổng
mức vốn đầu tư có xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội của nhà
nước phục vụ các mục đích cơng cộng, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng,... thường
chiếm tỷ trọng lớn.
Thứ ba, thị trường xây dựng chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế: Giá xây
dựng cũng giống như giá cả của các hàng hóa khác do vậy chịu ảnh hưởng của các
quy luật kinh tế cơ bản như quy luật cung cầu, cạnh tranh,…
b. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng
Sản phẩm xây dựng có các đặc điểm sau:
- Sản phẩm xây dựng mang tính chất riêng lẻ, đơn chiếc.

- Mỗi sản phẩm xây dựng đều có thiết kế riêng theo yêu cầu của nhiệm vụ thiết

kế. Mỗi cơng trình có u cầu riêng về cơng nghệ, quy mơ, địa điểm, kiến trúc, an
tồn,… do đó khối lượng, chất lượng, và chi phí xây dựng của mỗi cơng trình đều
khác nhau, mặc dù về hình thức có thể giống nhau.
- Nơi sản xuất đồng thời là nơi tiêu thụ


13
- Chi phí xây dựng lớn, tiêu hao nhiều nguồn lực
- Nhiều chủ thể tham gia trong quá trình hình thành sản phẩm
- Thời gian hình thành và khai thác sản phẩm dài
- Sản phẩm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội tại

khuvực xây dựng.
c. Đặc điểm của sản xuất xây dựng:
Hoạt động sản xuất xây dựng có nhiều đặc điểm ảnh hưởng đến cơng tác quản
lý chi phí. Các đặc điểm này bao gồm:
- Địa điểm sản xuất không cố định
- Thời gian xây dựng dài
- Sản xuất theo đơn đặt hàng
- Hoạt động xây dựng chủ yếu ngoài trời, chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếutố

tự nhiên
- Công tác tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm xây dựng rất phức tạp

d. Đặc điểm của công nghệ xây dựng:
- Sử dụng nhiều cơng nghệ khác nhau trong q trình sản xuất

Do đặc điểm mang tính đơn chiếc, riêng lẻ của sản phẩm xây dựng nên công

nghệ sản xuất của mỗi sản phẩm là cơng trình có cách thức, biện pháp khác nhau để
tạo ra các bộ phận kết cấu theo thiết kế riêng của nó.
Cơng nghệ xây dựng ln có xu hướng đổi mới không ngừng.
Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế – xã hội, văn
hóa, nghệ thuật, quốc phịng do vậy mỗi một bước phát triển của các lĩnh vực trên
đều tác động đến công nghệ xây dựng.
Việc sử dụng công nghệ xây dựng địi hỏi lao động có trình độ cao.
1.3. Giá xây dựng cơng trình
1.3.1. Giá xây dựng cơng trình:
Giá xây dựng cơng trình được quy định như sau:
- Đơn giá xây dựng chi tiết gồm đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ và không đầy

đủ.
- Giá xây dựng tổng hợp gồm giá xây dựng tổng hợp đầy đủ và không đầy đủ.


14

1.3.2. Nội dung chi phí cấu thành giá xây dựng cơng trình
a. Nội dung chi phí cấu thành đơn giá xây dựng chi tiết:
- Đơn giá xây dựng chi tiết khơng đầy đủ gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, chi

phí nhân cơng, chi phí máy và thiết bị thi công xây dựng.
- Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu
nhập chịu thuế tính trước.
b. Nội dung chi phí cấu thành giá xây dựng tổng hợp:
- Giá xây dựng tổng hợp khơng đầy đủ bao gồm chi phí trực tiếp về vật liệu,

nhân công, máy và thiết bị thi công xây dựng và được tổng hợp từ đơn giá xây
dựng chi tiết tại điểm a khoản này.

- Giá xây dựng tổng hợp đầy đủ bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp,
thu nhập chịu thuế tính trước, được tổng hợp từ đơn giá xây dựng chi tiết tại điểm a
khoản này.
1.3.3. Giá các yếu tố chi phí trong giá xây dựng cơng
trình a. Giá vật liệu xây dựng:
Giá của một đơn vị vật liệu phù hợp với đơn vị tính trong định mức xây dựng
(giá cho 1 m3 cát, 1 kg thép, 1 viên gạch xây, ...) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cơng bố hoặc giá thị trường.
b. Đơn giá nhân cơng xây dựng:
Giá tính cho một ngày công của công nhân xây dựng trực tiếp
c. Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng:
Giá bình qn tính cho một ca làm việc.
1.3.4. Cơ sở xác định giá xây dựng cơng trình
a. Đơn giá xây dựng chi tiết:
Được xác định trên cơ sở định mức xây dựng và giá của các yếu tố chi phí
tương ứng hoặc được xác định theo giá thị trường phù hợp với thời điểm tính tốn.
b. Giá xây dựng tổng hợp:
Được xác định trên cơ sở tổng hợp từ đơn giá xây dựng chi tiết hoặc được xác
định theo giá thị trường phù hợp với thời điểm tính tốn.
1.3.5. Đặc điểm của việc định giá trong xây dựng:
Việc định giá trong xây dựng có những đặc điểm sau:
- Giá của sản phẩm xây dựng mang tính chất cá biệt vì: các cơng trình xây dựng

phụ thuộc vào điều kiện địa điểm xây dựng, phụ thuộc vào loại cơng trình và phụ


15

thuộc vào yêu cầu cụ thể của Chủ đầu tư. Vì vậy giá xây dựng khơng thể định trước
cho các cơng trình xây dựng tồn vẹn, mà phải xác định cụ thể cho từng trường hợp

theo đơn đặt hàng đã xác định.
- Trong xây dựng không định giá trước cho một cơng trình tồn vẹn mà chỉ có

thể định giá trước cho từng loại công việc và từng bộ phận hợp thành cơng trình thơng
qua đơn giá xây dựng. Như vậy giá một cơng trình xây dựng được hình thành trước
khi sản phẩm ra đời.
- Sự hình thành giá cả xây dựng được thực hiện chủ yếu thông qua đấu thầu,

hay đàm phán khi lựa chọn nhà thầu hoặc chỉ định thầu giữa Chủ đầu tư và chủ thầu
xây dựng. Ở đây Chủ đầu tư (người mua) đóng vai trị quyết định trong việc định giá
xây dựng cơng trình.
- Giá cơng trình, tủy thuộc vào giai đoạn đầu tư mà có những tên gọi khác nhau

và được tính tốn theo các quy định khác nhau và được sử dụng vào những mục đích
khác nhau.
- Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường,

nhà nước vẫn giữ vai trị quan trọng trong việc hình thành giá cả xây dựng, nhưng chủ
yếu là cho khu vực xây dựng có nguồn vốn của Nhà nước.
1.3.6. Tầm quan trọng của việc phân tích tính tốn giá thầu các cơng
trình xây dựng
Phân tích tính tốn giá thầu là hoạt động quan trọng nhất, bao trùm tất cả các
nội dung phải thực hiện của nhà thầu trong quá trình đấu thầu. Tầm quan trọng của giá
thầu được thể hiện ở các nội dung sau:
Giá thầu - yếu tố quyết định để lựa chọn nhà thầu:
Đấu thầu trong hoạt động xây dựng là quá trình cạnh tranh giữa các nhà thầu,
giữa nhà thầu và Chủ đầu tư nhằm xác định được người nhận thầu thi cơng cơng trình
đảm bảo các yêu cầu kinh tế kỹ thuật đặt ra đối với việc xây dựng cơng trình.
Tổ chức đấu thầu trong xây dựng về thực chất là tổ chức quá trình mua bán,
trong đó có thể hiểu:

- Người mua là chủ đầu tư;
- Người bán là các nhà thầu;
- Sản phẩm mua bán là cơng trình xây dựng.

Trong q trình đấu thầu, nhà thầu phải chứng tỏ được cho Chủ đầu tư về khả
năng thực hiện hợp đồng của mình sẽ hiệu quả và thực thi hơn các nhà thầu khác. Sự


16

cạnh tranh giữa các nhà thầu để quyết định ai là người thắng cuộc dựa trên ba yếu tố
chính:
- Năng lực nhà thầu: bao gồm năng lực tài chính, kinh nghiệm thi cơng, máy

móc thiết bị, nhân lực thực hiện.
- Các giải pháp kỹ thuật - công nghệ, tổ chức quản lý, tiến độ công việc được

nhà thầu quyết định để thực hiện gói thầu.
- Giá bỏ thầu.

Trong thực tế trong trường hợp năng lực nhà thầu tham gia không đáp ứng được
hồ sơ mời thầu, nhà thầu có thể chọn hình thức liên danh để đáp ứng yêu cầu. Đối với
các hồ sơ liên quan đến các giải pháp cơng nghệ, tổ chức quản lý… nhà thầu có thể
th các chuyên gia để tiến hành. Với việc vô hiệu hóa hai yếu tố cạnh tranh nói trên
trong đấu thầu, giá thầu trở thành yếu tố quyết định để nhà thầu thắng thầu. Như vậy
nhà thầu phải tìm mọi cách dự đoán giá đối thủ và bỏ giá thấp hơn đối thủ để có cơ hội
trúng thầu. Đấu thầu trở thành một cuộc đấu giá.
Giá thầu - yếu tố quan trọng quyết định lợi nhuận:
Với các ngành sản xuất thông thường giá bán của sản phẩm thường được quyết
định sau khi sản phẩm ra đời. Nhà sản xuất có thể điều chỉnh giá bán căn cứ trên chi

phí đã bỏ ra và nhu cầu thị trường. Tuy nhiên sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng
có những đặc điểm khác biệt so với sản phẩm và sản xuất sản phẩm của ngành khác.
Trong xây dựng, khách hàng - người mua sản phẩm xây dựng (các chủ đầu tư)
thường không thể lựa chọn sản phẩm có sẵn để mua, mà lựa chọn người bán (các nhà
thầu) có khả năng tạo ra cho mình những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu đề
ra. Thông qua đấu thầu xây dựng và việc thương thảo hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu
tư và nhà thầu xây dựng trúng thầu, giá của sản phẩm xây dựng hay ít nhất là cách tính
giá của sản phẩm đã được quyết định trước khi sản phẩm hình thành. Vì vậy, giá thầu
do nhà thầu phải đưa ra phải đảm bảo toàn bộ các chi phí bỏ ra trong tương lai và có
khả năng đem lại lợi nhuận theo kỳ vọng. Xét về bài toán kinh tế, giá thầu chính là yếu
tố đầu vào quyết định lợi nhuận doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Với những vai trị như trên, việc phân tích tính tốn giá thầu đối với doanh
nghiệp là vấn đề cực kỳ quan trọng không chỉ đối với phạm vi gói thầu mà nhà thầu
tham gia mà cịn có ý nghĩa đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp


17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như chúng ta đã biết tiến độ thi cơng và chi phí đầu tư của dự án có quan hệ
chặt chẽ với nhau. Một cơng trình xây dựng muốn đạt được hiệu quả cao về mặt
kinh tế và xã hội thì xuyên suốt quá trình từ bước quy hoạch, lập dự án, thiết kế,
giám sát, quản lý dự án đến bước quyết tốn cơng trình phải được quản lý chặt chẽ
và phải thi công theo đúng tiến độ đã đề ra.
Trong những năm gần đây thị trường giá cả nguyên nhiên vật liệu xây dựng,
nhân công luôn có sự biến động. Giá cả thị trường ln là một vấn đề được quan tâm
không chỉ đối với nhà thầu mà còn đối với các chủ đầu tư. Khi giá cả vật tư, vật liệu
xây dựng, nhân công tăng cao đồng nghĩa với chi phí xây dựng tăng theo, điều đó làm

cho cơng tác quản lý chi phí khơng thể đáp ứng kịp so với kế hoạch thi công dẫn tới
sự xáo trộn, chậm trễ trong việc cung ứng vật tư, máy móc thiết bị. Vấn đề này ln
ln xảy ra trong q trình thi cơng xây dựng, do đó ảnh hưởng của nó tới cơng tác
quản lý tiến độ trong thi công là không thể tránh khỏi.
Trong nội dung Chương 1 tác giả đã tìm hiểu về cơ sở lý luận về tiến độ, chi
phí xây dựng, giá xây dựng của dự án đầu tư xây dựng công trình. Đó là cơ sở nền
tảng để tác giả tiến hành nghiên cứu tiếp nội dung của Chương 2.


×