Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất giải pháp cấp nước biển phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.92 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC BIỂN
PHỤC VỤ CHO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH THỦY

Đà Nẵng – Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC BIỂN
PHỤC VỤ CHO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành:

Kỹ thuật Xây dựng Cơng trình thủy

Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG NGỌC TUẤN



Đà Nẵng – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin được cam đoan Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp cấp nước biển
phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam” được thực hiện dưới sự cố gắng,
nỗ lực của chính mình với sự hướng dẫn nhiệt tình, tâm huyết của TS. Hồng Ngọc
Tuấn. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Tuấn Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
Chương 1 - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH THỨC CẤP NƯỚC
BIỂN PHỤC VỤ NI TRỒNG THỦY SẢN..........................................................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu về các hình thức cấp nước biển phục vụ NTTS trên Thế
giới......................................................................................................................................... 5
1.2. Các hình thức cấp nước mặn phục vụ NTTS ở Việt Nam................................................ 7
1.2.1. Hình thức lấy nước biển trạm bơm đặt trong bờ qua kênh dẫn vào bể hút...................7
1.2.2. Hình thức lấy nước trực tiếp ngồi biển....................................................................... 7
1.2.3. Hình thức lấy nước biển qua ống lọc đặt chìm trong cát.............................................. 9
1.2.3. Hình thức lấy nước mặn qua cống tự chảy................................................................. 10
1.3. Cơ sở lý thuyết tính tốn cơng trình cấp nước biển phục vụ NTTS trên cát..................10
1.3.4. Cơ sở tính tốn cho mơ hình cấp nước phục vụ NTTS trên cát................................... 11
1.3.3. Ứng dụng phần mềm GEO STUDIO-Module SEEP/W để tính tốn thấm trong

thiết kế hệ thống thu lọc nước ngầm dưới đáy biển.............................................................. 13
Chương 2 - NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ẤP NƯỚC BIỂN PHỤC
VỤ CHO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NAM...............................16
2.1. Thực trạng cấp nước biển phục vụ cho NTTS tỉnh Quảng Nam.................................... 16
2.2. Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên chủ yếu ảnh hưởng đến việc lấy nước biển
phục vụ cho NTTS tỉnh Quảng Nam.................................................................................... 18
2.2.1. Vị trí địa lý................................................................................................................. 18
2.2.2. Đặc trưng địa hình, địa mạo bờ lục địa...................................................................... 18
2.2.3. Đặc trưng địa chất..................................................................................................... 19
2.2.4. Đặc điểm khí tượng, thủy văn - hải văn...................................................................... 19
2.2.5. Đánh giá thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên vùng biển tỉnh Quảng Nam
đến sự phát triển của ngành NTTS....................................................................................... 21
2.3. Nghiên cứu đề xuất giải pháp cấp nước biển phục vụ cho NTTS tỉnh Quảng Nam.......22
2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.............................................................................................. 22
2.3.2. Đề xuất giải pháp cấp nước biển có hệ thống thu nước đặt trong bờ.........................28
2.3.3. Đề xuất giải pháp cấp nước biển có hệ thống thu nước đặt xa bờ bằng ống lọc
ngầm dưới đáy biển.............................................................................................................. 37

Chương 3 - GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC BIỂN PHỤC VỤ NI TRỒNG
THỦY SẢN TẠI XÃ TAM HỊA, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG
NAM........................................................................................................................... 43
3.1. Giới thiệu khu vực xây dựng cơng trình........................................................................ 43
3.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................. 43
3.1.2. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 43
3.1.3. Đặc điểm địa chất khu vực dự án............................................................................... 44


3.2. Lựa chọn giải pháp cấp nước......................................................................................... 45
3.3. Sơ đồ bố trí tổng thể cơng trình..................................................................................... 46
3.4. Tính tốn nhu cầu cấp nước phục vụ NTTS.................................................................. 46

3.5. Tính tốn hệ thống thu nước ngầm................................................................................ 47
3.5.1. Mục đích yêu cầu........................................................................................................ 47
3.5.2. Sơ đồ bố trí hệ thống thu............................................................................................ 47
3.5.3. Xác định vùng thấm bằng phần mềm GEO STUDIO - Modun SEEP/W.....................47
3.6. Tính tốn xác định thơng số trạm bơm cấp nước biển................................................... 60
3.6.1. Xác định cột nước bơm thiết kế.................................................................................. 60
3.6.2. Lựa chọn máy bơm..................................................................................................... 61
3.6.3. Xác định cao trình đặt máy bơm................................................................................. 61
3.6.4. Tính tốn các thơng số nhà trạm................................................................................ 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................63
1. Kết luận............................................................................................................................ 63
2. Một số kiến nghị............................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 64


TÓM TẮT LUẬN VĂN
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC BIỂN PHỤC VỤ CHO
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NAM
Học viên: Nguyễn Tuấn Anh
Mã số: 8580202 Khóa: K37–CTT

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng cơng trình thủy
Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt - Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp cấp nước biển phục vụ cho nuôi trồng
thủy sản tỉnh Quảng Nam” chủ yếu phân tích đánh giá tổng quan các hình thức cấp nước
biển trên Thế Giới, Việt Nam phù hợp với các yếu tố tự nhiên đặc trung vùng và quy mô
sản xuất NTTS vùng ven biển tỉnh Quảng Nam. Từ đó, nghiên cứu đề xuất hai giải pháp
phù hợp là: Cấp nước biển có hệ thống thu nước đặt trong bờ (giếng lọc); và cấp nước biển
có hệ thống thu nước đặt xa bờ bằng ống lọc ngầm dưới đáy biển. Giải pháp được đề xuất

đưa ra các sơ đồ bố trí khác nhau, các cơng thức tính tốn, lựa chọn các thông số liên quan
đến hệ thống thu lọc nước ngầm. Phân tích ảnh hưởng của mực nước biển dao động tới sơ
đồ bố trí của các giải pháp. Sử dụng phần mền GEO STUDIO - Module SEEP/W tính thấm
cho giải cấp nước biển có hệ thống thu nước đặt xa bờ bằng ống lọc ngầm dưới đáy biển để
xác định lưu lượng qua ống lọc. Sau đó, tính tốn xây dựng biểu đồ quan hệ giữa lưu
lượng, đường kính và chiều dài ống lọc để lựa chọn thiết kế cho mơ hình NTTS trên cát tại
xã Tam Hịa – huyện Núi Thành – tỉnh Quảng Nam.
Từ khóa - NTTS; Giếng lọc; ống lọc ngầm; phần mềm GEO STUDIO - Module SEEP/W.

RESEARCH PROPOSING SEA WATER SUPPLY SOLUTIONS FOR
AQUACULTURE PRODUCTION IN QUANG NAM PROVINCE
Abstract - Subject: "Research and propose solutions for sea water supply for aquaculture
in Quang Nam province" mainly analyzes and reviews the overall forms of sea water
supply in the world, Vietnam in accordance with the factors. The natural area and scale of
production aquaculture in coastal areas of Quang Nam province. Since then, the study
proposed two suitable solutions: seawater supply with inland water collection system (filter
well); and seawater supply with an offshore water collection system with an underground
filter. The proposed solution offers different layout plans, calculation formulas, and
selection of parameters related to the groundwater collection system. Analyze the effect of
sea level fluctuations on the layout of the solutions. Using GEO STUDIO software SEEP/W permeability module for seawater desalination with offshore water collection
system by seafloor filter to determine the flow through the filter. Then, calculate and
construct a graph of the relationship between flow, diameter and length of filter pipe to
choose design for aquaculture model on sand in Tam Hoa commune - Nui Thanh district Quang Nam province.
Key words - Aquaculture; Filter wells; underground filter tube; GEO STUDIO software Module SEEP/W.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Chiều cao sóng (m) ven biển lân cận............................................................... 21
Bảng 2.2. Vị trí 15 điểm đo có thơng số mực nước biển tỉnh Quảng Nam.......................23
Bảng 2.3. Đặc tính chủ yếu của các nhóm thép chế tạo ống chống và mufta...................33

Bảng 2.4. Đường kính ống và lưu lượng bơm.................................................................. 33
Bảng 2.5. Hệ số chịu nén của đất đá................................................................................ 37
Bảng 3.1. Vị trí thơng số mực nước biển tại xã Tam Hòa – Quảng Nam.........................44
Bảng 3.2. Chỉ tiêu cơ lý đất nền cơng trình...................................................................... 48
Bảng 3.3. Thơng số ống lọc đặt ngầm tính thấm.............................................................. 49
Bảng 3.4. Lưu lượng đơn vị tại ba vị trí đã chọn.............................................................. 56
Bảng 3.5. Đường kính lỗ lọc và mật độ lỗ lọc trên 1m ống lọc tương ứng.......................56


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Bản đồ địa lý tỉnh Quảng Nam...........................................................................1
Hình 1.2. Trạm bơm lấy nước biển qua hệ thống giếng đóng............................................2
Hình 1.3. Lấy nước trực tiếp ngồi biển (xa bờ)................................................................2
Hình 1.4. Lấy nước mặn qua cống vùng cửa sơng ven biển...............................................3
Hình 1.5. Lấy nước qua kênh và đường ống......................................................................5
Hình 1.6. Lấy nước qua kênh.............................................................................................5
Hình 1.7. Lấy nước qua.....................................................................................................5
Hình 1.8. Trạm bơm đặt trên khơ.......................................................................................6
Hình 1.9. Trạm bơm đặt chìm............................................................................................6
Hình 1.10. Lấy nước qua hệ thống ao, phá........................................................................6
Hình 1.11. Lấy nước bằng hệ thống lọc dưới đáy biển (Nguồn: Internet)..........................7
Hình 1.12. Trạm bơm, bể hút đặt sát chân đê.....................................................................7
Hình 1.13. Kênh dẫn nước biển vào bể hút........................................................................7
Hình 1.14. Trạm bơm cấp nước biển lấy nước qua thùng lọc đặt ngồi biển và dẫn nước
vào bằng đường ống...........................................................................................................7
Hình 1.15. Trạm bơm chìm đặt ngồi biển, đường ống đẩy đặt trên cầu dẫn.....................8
Hình 1.16. Trạm bơm đặt trong bờ, lấy biển trực tiếp bằng ống thu nước tầng mặt...........8
Hình 1.17. Trạm bơm đặt trong bờ, lấy nước biển qua ống lọc đặt chìm trong cát có ống
thu theo phương thẳng đứng..............................................................................................9
Hình 1.18. Trạm bơm đặt trong bờ, lấy nước biển qua ống lọc đặt chìm trong cát có ống

thu nằm ngang...................................................................................................................9
Hình 1.19. Cơng trình lấy nước bằng hình thức tự chảy phổ biến.................................... 10
Hình 2.1. Vùng khu vực NTTS trên cát tỉnh Quảng Nam................................................ 16
Hình 2.2. Mơ hình trạm bơm tại xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam........17
Hình 2.3. Trạm bơm đặt trong bờ, ống hút chơn chìm trong cát....................................... 17
Hình 2.4. Trạm bơm đặt trong bờ, ống hút đi nổi trên mặt đất......................................... 17
Hình 2.5. Ảnh hưởng của thủy triều tới diễn biến đường bờ biển.................................... 21
Hình 2.6. Ảnh hưởng của Sóng, bão do sóng tới sự thay đổi đường bờ biển...................21
Hình 2.7. Đường đáy bờ biển tương ứng độ sâu mực nước biển 5,0m............................. 22
Hình 2.8. Vị trí 15 điểm đo có đặc trưng mực nước triều tại Quảng Nam (Tổng cộng 15
điểm đo từ Điện Ngọc – Điện Bàn đến Tam Nghĩa – Núi Thành).................................... 24
Hình 2.9. Các loại ống lọc xẻ rãnh và dập cửa sổ............................................................ 26
Hình 2.10. Ống lọc loại khe hở liên tục........................................................................... 26
Hình 2.11. Hình dạng của các loại khe hở ống lọc liên tục.............................................. 26
Hình 2.12. Ống lọc khung thanh a) Hình dạng chung; b) Chi tiết đoạn nối ống lọc; d)
Bích tựa trên mặt bằng..................................................................................................... 27
Hình 2.13. Ống lọc trần đục lỗ tròn hoặc khe................................................................... 27


Hình 2.14. Ống lọc cuốn dây, mạng lưới.......................................................................... 27
Hình 2.15. Sơ đồ lấy nước bằng giếng lọc ngầm thẳng đứng đặt trong bờ, bơm ly tâm đặt
trong bờ hút nước trực tiếp qua ống lọc đặt thẳng đứng................................................... 28
Hình 2.16. Sơ đồ cấu tạo giếng lọc.................................................................................. 29
Hình 2.17. Các loại giếng lọc........................................................................................... 30
Hình 2.18. Một số hình thức giếng lọc thường được sử dụng.......................................... 30
Hình 2.19. Sơ đồ bố trí giếng lọc dạng đường thẳng........................................................ 31
Hình 2.20. Sơ đồ giếng lọc ngầm ứng với các đường mực nước.....................................31
Hình 2.21. Sơ đồ tính tốn thu nước của giếng lọc.......................................................... 32
Hình 2.22. Bệ đặt máy bơm và đầu miệng giếng............................................................. 36
Hình 2.23. Lấy nước bằng ống lọc nằm ngang đặt trong bờ, hút nước trực tiếp qua ống

lọc.................................................................................................................................... 37
Hình 2.24. Cấu tạo lớp lọc khi thi cơng mái đào thẳng đứng có chống đỡ.......................38
Hình 2.25. Cấu tạo lớp lọc khi thi cơng mái đào nghiêng................................................ 38
Hình 2.26. Cắt dọc sơ đồ bố trí ống lọc nằm ngang theo tầng.......................................... 39
Hình 2.27. Hệ thống thu lọc đặt song song với bờ biển................................................... 39
Hình 2.28. Hệ thống thu lọc đặt vng góc với bờ biển................................................... 40
Hình 2.29. Hệ thống ống lọc đặt ngầm ứng với các mực nước biển................................. 40
Hình 2.30. Sơ đồ tính tốn ống lọc nằm ngang ngồi biển............................................... 41
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí hệ thống cơng trình cấp nước biển phục vụ NTTS trên cát...........46
Hình 3.2. Sơ đồ tính thấm với hệ thống ống lọc đặt vng góc với bờ biển....................47
Hình 3.3. Mặt cắt ngang tuyến cơng trình tại Quảng Nam............................................... 48
Hình 3.4. Kết quả chạy thấm ứng với mực nước biển TH1 ống lọc tại z= -1,7m.............49
Hình 3.5. Kết quả chạy thấm ứng với mực nước biển TH1 ống lọc tại z= -2,2m.............50
Hình 3.6. Kết quả chạy thấm ứng với mực nước biển TH1 ống lọc tại z= -2,7m.............50
Hình 3.7. Kết quả chạy thấm ứng với mực nước biển TH2 ống lọc tại z= -1,7m.............51
Hình 3.8. Kết quả chạy thấm ứng với mực nước biển TH2 ống lọc tại z= -2,2m.............51
Hình 3.9. Kết quả chạy thấm ứng với mực nước biển TH2 ống lọc tại z= -2,7m.............52
Hình 3.10 Kết quả chạy thấm ứng với mực nước biển TH3 ống lọc tại z= -1,7m............52
Hình 3.11. Kết quả chạy thấm ứng với mực nước biển TH3 ống lọc tại z= -2,2m...........53
Hình 3.12. Kết quả chạy thấm ứng với mực nước biển TH3 ống lọc tại z= -2,7m...........53
Hình 3.13. Điểm đầu ống trùng với mép bờ biển............................................................. 54
Hình 3.14. Điểm đầu ống cách mép bờ biển ra xa khơi 5m............................................. 55
Hình 3.15. Điểm đầu ống cách mép bờ biển ra xa khơi 10m...........................................55
Hình 3.16. Biểu đồ quan hệ thơng số ống lọc đặt ngầm tại vị trí 1................................... 57
Hình 3.17. Biểu đồ quan hệ thông số ống lọc đặt ngầm tại vị trí 2................................... 57
Hình 3.18. Biểu đồ quan hệ thơng số ống lọc đặt ngầm tại vị trí 3................................... 58
Hình 3.19. Sơ đồ tính tốn ống lọc nằm ngang ngồi biển............................................... 59


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
NTTS
TV
TB

BTNMT
VN
DCCT
DCTV


1

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn của đề tài
Quảng Nam là tỉnh thuộc khu vực Nam Trung bộ, có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp
tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh
Kon Tum; phía Tây giáp Lào; phía Đơng giáp Biển Đơng. Tổng diện tích đất tự nhiên
của tỉnh là 10.438 km² với dân số năm 2019 là 1.567.000 người. Toàn tỉnh có 18 đơn
vị hành chính cấp huyện, gồm 02 thành phố, 01 thị xã và 15 huyện với 247 xã,
phường, thị trấn. Trung tâm hành chính đặt tại thành phố Tam Kỳ.

Hình 1.1. Bản đồ địa lý tỉnh Quảng Nam
Địa hình thấp dần từ Tây sang Đơng gồm 3 vùng: Vùng núi ở phía Tây, trung du
ở giữa và đồng bằng ven biển ở phía Đơng. Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 25°C, lượng mưa trung bình khoảng 2.0002.500mm với hơn 70% tập trung vào 3 tháng mùa mưa (tháng 10, 11 và 12). Mạng
lưới sơng ngịi khá dày đặc, có hai hệ thống sơng chính là Vu Gia - Thu Bồn.
Quảng Nam là địa phương có nhiều tiềm năng và thế mạnh thuận lợi để phát
triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) với bờ biển dài trên 125km, có vùng đặc quyền kinh
2


tế rộng hơn 40.000km cùng hệ thống sơng Trường Giang chạy song song ven biển.
Tính tới năm 2019, ngành thủy sản của tỉnh đang phát triển rất nhanh với tổng diện
tích NTTS đạt 8.000ha, sản lượng đạt 22.500tấn. Trong đó, diện tích ni thủy sản
nước ngọt là 4.900ha, sản lượng là 8.000tấn; cịn lại là ni trồng nước mặn tập trung
tại các huyện Duy Xuyên; Thăng Bình; Núi Thành và một phần thành phố Tam Kỳ.


2
Trong những năm qua, Ngành NTTS đã mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho sự
phát triển kinh tế của tỉnh. Vì vậy, Quảng Nam xác định phát triển NTTS, đặc biệt là
thủy sản nước mặn là một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn trên địa bàn. Để có
thể đạt được những mục tiêu đã đề ra thì phải hết sức chú trọng đến việc cấp nước biển
một cách chủ động, an tồn bởi “ni trồng thủy sản có nghĩa là ni nước”.
Hiện nay, trong lĩnh vực NTTS tại Quảng Nam đang có các hình thức lấy nước
chủ yếu như:
- Lấy nước trong bờ bằng hình thức giếng đóng (gần bờ);
- Lấy nước trực tiếp ngồi biển (xa bờ);
- Lấy tự chảy qua cống.
Với các hình thức lấy nước như trên vần còn một số tồn tại hạn chế, cụ thể như sau:
(1) Giải pháp lấy nước khơng hợp lý:
- Với hình thức lấy nước
trong bờ bằng hình thức giếng đóng:
Kết nối vào ống hút của máy bơm để
bơm về ao ni có thể lấy được nước
có chất lượng tốt, tuy nhiên chỉ lấy
được với lưu lượng nhỏ nên khơng
phù hợp với các khu ni có quy mơ
lớn, giếng lọc dễ bị tắc do lắng cát.
Với hình thức lấy nước trực

tiếp ngoài biển (xa bờ): Chỉ lấy được
nước khi thủy triều lên cao (mép
nước gần bờ) do chiều dài ống hút
ngắn. Như vậy, chúng ta không chủ
động được nguồn nước cấp cho NTTS. Ngoài ra máy bơm phải thường xuyên được
tháo lắp nên rất tốn công sức và dễ bị hư hỏng do bảo quản khơng tốt.

Hình 1.3. Lấy nước trực tiếp ngoài biển (xa bờ)


3
Với hình thức lấy tự chảy qua cống: Phụ thuộc vào chế độ thủy triều vùng cửa
sông chỉ lấy được nước khi thủy triều lên, còn những thời điểm mực nước triều xuống
thấp khơng lấy được. Giải pháp này có chi phí đầu tư thấp do khơng phải xây dựng
trạm bơm và tiết kiệm chi phí vận hành máy bơm, tuy nhiên chất lượng nguồn nước
lấy vào sẽ không đảm bảo do khơng kiểm sốt được các nguồn xả thải, nước thải từ
các ao nuôi được xả ngược trở lại nguồn cấp và nước cấp chưa qua xử lý có thể mang
theo chất gây ô nhiễm hoặc mầm bệnh vào các ao ni.

Hình 1.4. Lấy nước mặn qua cống vùng cửa sơng ven biển.
(2)
Kết cấu cơng trình khơng hợp lý, khơng đảm bảo chống chịu được các tác
động như sóng, gió, bồi lấp, gẫy hoặc vỡ đường ống hút ...
Trước những tồn tại, khó khăn trong việc cấp nước phục vụ cho NTTS ở khu
vực ven biển tỉnh Quảng Nam thì việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp
cấp nước biển phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam” là rất cần thiết và
cấp bách.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất được giải pháp cấp nước biển chủ động phục vụ NTTS trên cát, phù
hợp với các điều kiện tự nhiên và quy mô sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp cấp nước biển chủ động phục vụ cho NTTS
trên cát.
- Phạm vi nghiên cứu: Vùng ven biển tỉnh Quảng Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin, điều tra khảo sát đối tượng nghiên cứu: Thu
thập tài liệu trong nước và của nước ngoài về lĩnh vực liên quan đến nội dung nghiên
cứu của đề tài.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ các dữ liệu thu thập được, tiến hành
tổng hợp, phân tích để đánh giá tổng quan chung các kết quả nghiên cứu liên quan đến
nội dung đề tài.


4
Phương pháp phân tích thống kê: Từ các số liệu điều tra phỏng vấn, sử dụng
phương pháp thống kê toán học để tổng hợp kết quả điều tra, phân loại các số liệu và
kết quả thống kê kèm theo để phân tích đánh giá.
Phương pháp sử dụng phần mềm: Sử dụng phần mềm Geo Studio - Module
SEEP/W chạy ra kết quả quá trình thấm trong tầng đất, cát ven biển để bố trí và tính
tốn hệ thống thu lọc nước biển hợp lý.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đề xuất được giải pháp thu lọc nước để cấp nước biển phục vụ
NTTS một cách chủ động (cấp đủ lưu lượng), an toàn, phù hợp với điều kiện tự nhiên
của tỉnh Quảng Nam.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài có ý nghĩa lớn giúp cho chính quyền, người dân và doanh
nghiệp của tỉnh Quảng Nam trong quy hoạch, thiết kế xây dựng các cơng trình cấp
nước biển phục vụ NTTS một cách chủ động và an toàn. Ngoài ra đây còn là tài liệu
tham khảo cho các khu vực khác có điều kiện tương tự.

6. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3
chương như sau:



Chương 1 - Tổng quan nghiên cứu về hình thức cấp nước biển phục vụ nuôi trồng
thủy sản.



Chương 2 - Nghiên cứu đề xuất giải pháp cấp nước biển phục vụ cho nuôi trồng thủy
sản tỉnh Quảng Nam.



Chương 3 - Giải pháp cấp nước biển phục vụ nuôi trồng thủy sản tại xã Tam Hòa,
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.


5

Chương 1 - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH THỨC CẤP NƯỚC
BIỂN PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1.1. Tổng quan nghiên cứu về các hình thức cấp nước biển phục vụ NTTS trên
Thế giới
Hiện nay các kết quả nghiên cứu liên quan đến nuôi trồng thủy sản nước biển
hầu hết chỉ đề cập đến các vấn đề về kỹ thuật, cơng nghệ, mơi trường và phịng trừ
dịch bệnh, v.v… Trong khi đó, nghiên cứu về giải pháp cấp nước biển chủ động và
đảm bảo chất lượng cho nuôi trồng thủy sản vùng ven biển cịn rất ít và việc cơng bố

các kết quả nghiên cứu trên cũng rất hạn chế.
Các hình thức cấp nước biển phụ thuộc vào các yếu tố điều kiện tự nhiên của
vùng và đặc biệt là hình thái bờ biển, chúng ảnh hưởng khơng nhỏ để đưa ra giải pháp
hợp lý. Hiện có 3 dạng bờ biển phổ biến nhất đó là: Bờ biển là cát với độ dốc thấp; Bờ
biển có nền đá; Biển có các khu chứa tự nhiên hoặc nhân tạo. Ứng với mỗi loại bờ biển
thì có những hình thức lấy nước tương ứng như sau:
a. Bờ biển là cát và có độ dốc thấp
Vấn đề đối với bờ biển là cát và có độ dốc thấp đó chính là sự vận chuyển và
bồi lắng bùn cát. Hình thức được đưa ra ở đây đó là xây dựng 2 đê chắn sóng phía
ngồi biển, tùy theo hướng dịng chảy ven bờ mà có phương án xây dựng thích hợp.
Tùy theo khoảng cách từ trạm bơm ra đến biển để bố trí số lượng máy bơm phụ.

Hình 1.5. Lấy nước qua Hình 1.6. Lấy nước qua kênh Hình 1.7. Lấy nước qua kênh
và đường ống đường ống
(Nguồn: Manual on Hatchery production of seabass and Gilthead Seabream, trang 36)
Chú thích:
- MPS: Máy bơm cấp 1
- DP: Máy bơm cạn
- SPS: Máy bơm cấp 2
- SP: Máy bơm chìm
- C: Kênh dẫn nước
- St: Lưới lọc

- PG: Ống dẫn vào bể thu
- PS: Đường ống hút máy bơm


6
-EPP: Ống co giãn
b. Bờ biển có đặc điểm nền đá

Việc bố trí trạm bơm có thể đảm bảo lấy được lượng nước có chất lượng tốt và
lưu lượng lớn, không lo bị bồi lắng cát và vật trôi nổi do ông hút được đặt thấp hơn.
Tuy nhiên vấn đề an toàn của đường ống trước sự ảnh hưởng của gió bão và sóng biển
là hạn chế của giải pháp này.

Hình 1.8. Trạm bơm đặt trên khơ
Hình 1.9. Trạm bơm đặt chìm
(Nguồn: Manual on Hatchery production of seabass and Gilthead Seabream, trang
37) c. Đối với các khu chứa tự nhiên hoặc nhân tạo trên bờ
Giải pháp này được mô tả
như sau: Trạm bơm lấy nước từ các
ao, vũng tự nhiên hoặc nhân tạo trên
bờ biển. Nước trong ao là do nước
biển thấm vào qua các lỗ rỗng trong
lớp cát. Tuy nhiên để thực hiện được
giải pháp này cần có những hiểu biết
sâu sắc về địa chất, khả năng thấm
của cát để có thể tính tốn chính xác
Hình 1.10. Lấy nước qua hệ thống ao, phá
lượng nước có thể bơm.
(Nguồn: Manual on Hatchery production of seabass and Gilthead Seabream, trang 38)
Ngoài ra, để tránh tình trạng bồi lấp do phù sa và ảnh hưởng của sóng gió đến
đường ống, người ta sử dụng hệ thống lọc ngầm dưới đáy biển. Nước biển thấm vào
hệ thống này và tập trung vào các đường ống nhỏ rồi chảy về đường ống lớn về giếng
tập trung nước cấp nước cho trạm bơm.


7
Hình 1.11. Lấy nước bằng hệ thống lọc dưới đáy biển (Nguồn: Internet)
1.2. Các hình thức cấp nước mặn phục vụ NTTS ở Việt Nam

1.2.1. Hình thức lấy nước biển trạm bơm đặt trong bờ qua kênh dẫn vào bể hút
Trạm bơm đặt sát trong chân đê, nước biển được dẫn vào bể hút bằng kênh dẫn
(Cơng trình được áp dụng thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị)

Hình 1.12. Trạm bơm, bể hút đặt sát chân đê Hình 1.13. Kênh dẫn nước biển vào bể hút
Loại cơng trình này thường được áp dụng cho khu vực ni trồng thủy sản có
quy mơ vừa và lớn, khu vực ni trồng có khoảng cách khá xa so với mép nước biển,
trạm bơm nằm sát chân đê nên dễ vận hành, sửa chữa và quản lý. Tuy nhiên, kênh dẫn
và bể hút dễ bị bồi lấp do tác động của sóng mang từ biển vào hoặc do gió bão dẫn đến
khơng lấy được nước và phải thường xuyên tiến hành nạo vét gây tốn kém. Khơng lấy
được nước khi thủy triều xuống thấp vì vậy việc lấy nước là không chủ động. Do lấy
nước gần bờ nên chất lượng nước không cao, mặt khác các loại rác thải, lá cây tích tụ
lâu ngày trong kênh dẫn, bể hút không được vớt lên thường xuyên sẽ gây ơ nhiễm
nguồn nước cấp.
1.2.2. Hình thức lấy nước trực tiếp ngoài biển
1.2.2.1. Trạm bơm đặt trong bờ, lấy nước bằng thùng lọc đặt ngồi biển

Hình 1.14. Trạm bơm cấp nước biển lấy nước qua thùng lọc đặt ngoài biển và dẫn


8
nước vào bằng đường ống.
Loại cơng trình này thường được áp dụng cho khu vực ni trồng thủy sản có
quy mơ vừa và lớn, khu vực ni trồng có khoảng cách khá xa so với mép nước biển,
nguồn nước ngầm không đủ trữ lượng để khai thác tại chỗ.
Thùng thu nước chủ động được nguồn nước cấp khi cần, kịp thời, chất lượng
nước cấp khá tốt, ao lắng và ao ni ít bị cát bồi lắng. Nhà trạm an tồn, chất lượng
nước tốt, hút nước tốt hơn nhờ sức hút của bơm.
Thùng thu nước được xây dựng trên bãi biển bằng bê tông đúc sẵn và được gia
cố, giữ ổn định bằng đá đổ, rọ đá, chịu tác động trực tiếp của thủy triều và thiên tai nên

không bền vững dễ bị xê dịch và phá hủy hệ thống ống dẫn, gặp khó khăn khi thi cơng,
lắp đặt.
1.2.2.2. Trạm bơm chìm đặt ngồi biển, lấy nước trực tiếp tầng mặt

Hình 1.15. Trạm bơm chìm đặt ngồi biển, đường ống đẩy đặt trên cầu dẫn. Hình
thức cấp nước này sẽ lấy được Lưu lượng cấp lớn, phù hợp với các dự án
có quy mơ lớn. Tuy nghiên, kết cấu phức tạp, thi cơng khó khăn, giá thành cao do sử
dụng bơm chìm, quản lý vận hành, sửa chữa, thay thế rất khó khăn, cản trở tàu thuyền
đi lại trên biển.
1.2.2.3. Trạm bơm đặt trong bờ, hút trực tiếp bằng ống thu nước tầng mặt

Hình 1.16. Trạm bơm đặt trong bờ, lấy biển trực tiếp bằng ống thu nước tầng mặt


9
Đây là hình thức lấy nước bằng ống được đặt trực tiếp trong nước biển, đầu ống
hút được bọc lớp vải lọc hoặc tấm lưới để chắn rác, hệ thống chịu tác động trực tiếp
của thủy triều và thiên tai nên không bền vững tốn nhiều nhân công, chỉ áp dụng cho
khu ni có quy mơ nhỏ hộ gia đình.
1.2.3. Hình thức lấy nước biển qua ống lọc đặt chìm trong cát
Hệ thống thu nước qua tầng cát lọc tự nhiên được thiết kế như sau: Nước mặt
biển được lấy qua tầng cát lọc tự nhiên từ bãi biển thông qua hệ thống thu nước bằng
đường ống có đục lỗ quấn vật liệu lọc và dẫn tới máy bơm bằng đường ống dẫn sau đó
bơm cung cấp cho khu ni. Quy trình cơng nghệ lấy nước dưới tầng cát Hệ thống thu








nước biển Trạm bơm Ao trữ, lắng Ao nuôi. Có các hình thức lấy nước biển qua
ống lọc đặt chìm trong cát phổ biến dưới đây:
Trạm bơm đặt trong bờ, lấy nước biển qua ống lọc đặt chìm trong cát có ống
thu theo phương thẳng đứng.

Hình 1.17. Trạm bơm đặt trong bờ, lấy nước biển qua ống lọc đặt chìm trong cát có
ống thu theo phương thẳng đứng
Trạm bơm đặt trong bờ, lấy nước biển qua ống lọc đặt chìm trong cát có ống
thu nằm ngang (hoặc dẫn nước vào bể hút rồi bơm đưa nước vào khu ni).

Hình 1.18. Trạm bơm đặt trong bờ, lấy nước biển qua ống lọc đặt chìm trong cát có
ống thu nằm ngang


10
Cơng trình lấy nước biển bằng qua ống lọc đặt chìm trong cát có nhưng ưu
nhược điểm sau đây:
Ưu điểm: Chủ động được nguồn nước cấp khi cần, có bố trí hệ thống ống lọc
nước đặt ngầm nên nước biển qua tầng lớp địa chất lọc nên chất lượng nước cấp tốt
hơn lấy nước trực tiếp. Hệ thống ống lọc được ngầm nên không bị tác động trực tiếp
của các yếu tố tự nhiên như sóng, gió bão … tác động ngay nguy hại.
Nhược điểm: Yêu cầu kỹ thuật cao do phải bố trí hệ thống ống lọc (thẳng
đứng hay nằm ngang) trong cát, lưu lượng cấp cần phải tính tốn chính xác vị trí chơn
sâu, điểm đặt và các thơng số liên quan đến qúa trình khảo sát mực nước ngầm của
nước biển cũng phải diễn ra nhiều năm để đánh giá mực nước biển khi thủy xuống
thấp nhất sao cho ống lọc hoạt động hiệu quả nhất. Thi công hố khoan, hố đào để lắp
đặt ống lọc ngầm và ống hút khó khăn, địi hỏi kỹ thuật cao. Màng lọc của ống lọc
thường hay bị tắc cát, sửa chữa phức tạp.
1.2.3. Hình thức lấy nước mặn qua cống tự chảy

Đối với một số vùng nuôi ở vùng cửa sơng ven biển thì nước mặn sẽ được lấy
trực tiếp qua hệ thống kênh dẫn và cống tự chảy. Tuy nhiên, giải pháp này có nhiều
nhược điểm như lấy nước không chủ động do phụ thuộc vào thủy triều (khi có thủy
triều lên mới lấy được nước), chất lượng nguồn nước khơng tốt do khó kiểm sốt các
nguồn thải, dễ lây lan các nguồn dịch bệnh, … Vì vậy, giải pháp lấy nước này được sử
dụng rất hạn chế ở một số vùng ni quảng canh với quy mơ nhỏ.

Hình 1.19. Cơng trình lấy nước bằng hình thức tự chảy phổ biến
1.3. Cơ sở lý thuyết tính tốn cơng trình cấp nước biển phục vụ NTTS trên cát
Đã có nhiều loại hình cơng trình cấp nước biển (trong bờ, xa bờ, ...) được
nghiên cứu, triển khai ứng dụng vào thực tế để phục vụ phát triển ngành nuôi trồng
thủy sản. Các hình thức tính tốn, thiết kế các dạng cơng trình cấp nước biển đều theo
các nguyên tắc, nguyên lý tính tốn chung. Cụ thể như sau:
- Xác định nhu cầu dùng nước của trạm bơm;
- Tính tốn cơng trình thu lọc nước biển (ngồi khơi hoặc trong bờ);
- Tính toán cột nước thiết kế, điểm đặt máy bơm để lựa chọn máy bơm;
Tính tốn các thơng số nhà trạm đường ống dẫn tải nước về khu ao ni (có
thể cho từng hình thức lấy nước biển khác nhau).


11
1.3.4. Cơ sở tính tốn cho mơ hình cấp nước phục vụ NTTS trên cát
1.3.4.1. Tính tốn lưu lượng thiết kế
Lưu lượng thiết kế của trạm bơm được xác định từ lượng nước yêu cầu của
nhóm cấp luân phiên có diện tích ao ni lớn nhất, cơng thức tính tốn:
Cơng thức tính tốn lưu lượng thiết kế:
3

QTK= Wyc/T (m /h) (1-1)
Trong đó:

- Wyc: Lượng nước yêu cầu
- T: Thời gian bơm nước
Lượng nước u cầu được tính cơng thức:
3

Wyc = (Fao LP x Hthả) + Wtt + Wch (m )
(1-2)
Với: +Fao LP: Tổng diện tích của nhóm ao ni cấp luân phiên lớn nhất.
+ Hthả: Độ sâu nước trong ao u cầu thả tơm giống của cả hình thức
ni thâm canh và bán thâm canh.
+ Wtt: Lượng nước tổn thất do ngấm, bốc hơi, rị rỉ trong q trình cấp,
phụ thuộc vào tính chất đất, điều kiện khí hậu, biện pháp gia cố chống
mất nước; sơ bộ lấy bằng 10% lượng nước cấp vào ao.
+ Wch: Lượng nước sát đáy ao chứa không sử dụng được, chiều sâu lớp
nước này phụ thuộc biện pháp gia cố nền đáy ao.
1.3.4.2. Tính tốn cột nước thiết kế:
Dựa vào những thơng số mực nước tại bể hút bể xả đã được xác định ta có thể
tính tốn cột nước thiết kế của trạm bơm như sau:
Htk =Hđh + ΣHtt (1-3)
Trong đó:
- Htk: Cột nước thiết kế trạm bơm;
- Hđh: Cột nước địa hình;
ΣHtt: Cột nước tổn thất (bao gồm tổn thất qua ống hút máy bơm, ống đẩy và
các thiết bị trên đường ống).
Đối với trạm bơm nhỏ có thể lấy Hđh bằng độ chênh giữa mực nước bể xả lớn
nhất và mực nước bể hút nhỏ nhất. Đối với trường hợp tổng quát phải xác định theo
cột nước địa hình bình quân. Ngoài cột nước thiết kế phải xác định H đhmax và Hđhmin để
kiểm tra máy bơm làm việc ở vùng hiệu suất thấp.
Cột nước địa hình thiết kế: Hđh = ZBXmax - ZBHmin (m) (1-4)
Cột nước tổn thất (Htt) tổng tổn thất cột nước từ bể hút đến bể xả bao gồm: tổn

thất qua lưới chắn rác, tổn thất qua máy bơm, ống hút, ống đẩy, …
Tính tốn cột nước tổn thất: Htt = Hd+ Hc
Với:
+ Hc tổn thất cục bộ.
2

+ Hd tổn thất dọc đường Hd = λ.L. v /(D.2.g)


12
g: Gia tốc trọng trường g = 9,81 (m/s);
L: Độ dài ống (m);
v: Vận tốc dịng chảy (m/s);
D: Đường kính ống (m);
λ: Hệ số ma sát, được xác định bằng giãn đồ Moody hoặc Fanning.
1.3.4.3. Xác định cao trình đặt máy bơm
Theo điều kiện khơng phát sinh khí thực thì cao trình đặt máy bơm được tính
theo cơng thức:
Zđm = Zbh + [hS] (m)
(1-7)
Trong đó:
- Zbh min;: Cao trình mực nước bể hút nhỏ nhất (m);
[hs]: Độ cao hút nước cho phép (m).
Độ cao hút nước cho phép được tính theo công thức:
[ hs] = [Hck] -10+Hat + 0,24 - Hbh - htoh Với:
+ Hat: Cột nước áp lực khí trời trên mặt thoáng bể hút (m).
Z min

Hat=10,33 -


bh

900

(1-9)

+
Hbh: Cột nước áp lực hóa hơi của của nước bơm lên; tra bảng giáo trình thiết
kế trạm bơm (m);
+ htoh: Tổn thất do ma sát ở ống hút; từ kết quả tính tốn (m);
2

htoh = λ.Loh. v /(D.2.g)
+ [hck]: Cột nước chân không cho phép của máy bơm; với thông số máy bơm đã
chọn;

+ Vv: Vận tốc nước vào ống hút (m/s).
Thay các thơng số vào ta có:
[ hs] = [Hck] -10+Hat + 0,24 - Hbh - htoh -

V2
V

2g
1.3.4.4. Tính tốn các thông số nhà trạm
* Chiều rộng nhà máy được tính
theo cơng thức: B= t + a1 +L1 + L2 +
(m) (1-10)
Lb + Lk + a2 + t
Trong đó:

- t: Là chiều dài tường nhà máy;
- a1, a2: Khoảng hở để lắp ráp;
- L1, L2: Chiều dài ống đệm dễ dàng théo lắp;
- Lb: Kích thước máy bơm;
- Lk: Chiều dài khóa trên ỗng xả.
* Chiều dài nhà máy được tính theo cơng thức:


Trong đó:


13
- a: Khoảng cách giữa hai mép bệ máy liền nhau;
- Dđc: Đường kính động cơ;
- Lsc: Chiều dài gian sửa chữa;
- L1: Khoảng cách từ vỏ động cơ tới tường đầu hồi;
- t: Chiều dày tường nhà máy.
* Chiều cao nhà máy được tính theo cơng thức:

- Hmáy bơm: Chiều cao máy bơm;
- 0,3m: Khoảng cách tối thiểu từ MĐTN đến máy bơm;
- Htầng trên: Chiều cao tầng trên đảm bảo yêu cầu cho người
đi ra đi vào làm việc tính từ mặt đất tự nhiên.
1.3.3. Sử dụng phần mềm GEO STUDIO-Module SEEP/W để tính tốn thấm trong
thiết kế hệ thống thu lọc nước ngầm dưới đáy biển
1.3.3.1. Giới thiệu phần mềm GEO STUDIO-Module SEEP/W
Module SEEP/W là một trong tám module phần mềm địa kỹ thuật trong bộ
GEO STUDIO Office của GEO-SLOPE International anada, dùng để phân tích thấm
theo phần tử hữu hạn. SEEP/W là một trong những Module trong bộ phần mềm GEO
STUDIO (GEO-SLOPE), chương trình cho phép phân tích các bài tốn thấm ổn định,

thấm khơng ổn định, thấm không áp, thấm do mưa theo phương pháp phần tử hữu hạn.
Có thể sử dụng Module SEEP/W để phân tích dịng thấm qua các cơng trình thủy lợi
như đập đất, đê, dòng thấm dưới đáy cống, và thấm hệ thống ống lọc……
* Ưu điểm moudule SEEP/W phần mềm Geo Studio
– Giao diện thân thiện với người dùng, tốc độ nhanh, khả năng thực thi lớn.
– Khả năng phân tích và giải bài tốn đa dạng: Dịng thấm có áp, không áp;
ngấm do mưa; áp lực lỗ rỗng dư; thấm ổn định, không ổn định.
– Kết hợp với các module khác trong bộ phần mềm GEO-SLOPE để phân tích
và giải các bài toán phức tạp (ổn định mái dốc, lan truyền ơ nhiễm trong đất đá, phân
tích cố kết). SEEP/W tính tổng lưu lượng dịng chảy qua một hoặc nhiều mặt cắt thơng
qua các lưới.
* Các tính năng
- Phân tích các kiểu bao gồm trạng thái ổn định giới hạn và khơng giới hạn lưu
lượng, dịng chảy chuyển đổi, dòng 2-D trong một mặt cắt ngang hoặc theo bản vẽ
hình chiếu, và dịng chảy đối xứng trên trục 3D.
- Các loại đường biên điều kiện bao gồm đầu vào, áp lực đầu vào, hoặc lưu
lượng dòng chảy là một hằng số hay một hàm phụ thuộc thời gian; chịu áp lực; chuyển
dịng như một chức năng của phần tính toán đầu vào; xem xét và điều chỉnh các điều
kiện mặt thấm.


14
Thể tích hàm lượng nước và khả năng dẫn nước có thể được ước tính từ các
thơng số cơ bản và kích thước hạt.
Thời gian tương ứng để đảm bảo việc sử dụng các bước thời gian tối ưu trong
việc lưu chuyển qua việc phân tích những thay đổi đột ngột trong điều kiện biên.
- Lưu lượng dòng phân định.
- Và nhiều tính năng khác.
* Tích hợp các ứng dụng khác
- Phần tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng được tạo ra bởi SIGMA/W hoặc

QUAKE/W.
Áp lực nước lỗ rỗng dư được tạo ra bằng cách đặt tĩnh tải hoặc bằng các rung
động trong một trận động đất có thể được đưa vào SEEP/W để nghiên cứu khoảng thời
gian tiêu tán hết áp lực dư.
- Dùng áp lực nước lỗ rỗng SEEP/W trong SLOPE/W
Sử dụng các yếu tố tính tốn xác định áp lực nước lỗ rỗng hữu hạn trong
SLOPE/W có thể để làm việc với với điều kiện bão hòa hoặc khơng bão hịa thất
thường hoặc điều kiện áp lực nước lỗ thống qua trong phân tích ổn định. Ví dụ, bạn
có thể phân tích những thay đổi độ cố kết từ từ như những thay đổi áp lực nước lỗ rỗng
theo thời gian.
Sử dụng dữ liệu SEEP/W bên trong một mơ hình CTRAN để vận chuyển chất
gây ơ nhiễm, hoặc một mơ hình TEMP/W để phân tích truyền nhiệt đối lưu.
1.3.3.2. Mục đích u cầu tính tốn thấm
- Xác định được biên vùng thấm;
3

2

- Xác định được lưu lượng đơn vị [q] (m /s/m ) và độ dốc thủy lực [J].
Đây là cơ sở để bố trí cấu tạo hệ thống thu - lọc nước phù hợp và từ đó sơ bộ
được chiều sâu chơn ống lọc, chiều dài ống, số lượng ống cần bố trí hợp lý ứng với lưu
lượng nước cần thiết để phục vụ NTTS trên cát và điều kiện địa chất của đất nền.
1.3.3.3. Các bước xây dựng bài tốn tính thấm
- Bước 1: Mơ phỏng bài toán vào phần mền.
- Bước 2: Số liệu đầu vào và gắn điều kiện biên.
- Bước 3: Kiểm tra lỗi và xuất kết quả tính tốn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Trên thế giới hiện có nhiều giải pháp cấp nước biển chủ động, tựu trung lại có
thể đưa ra 2 giải pháp chính: Cấp nước tự chảy và cấp nước bằng động lực. Trong đó,
cấp nước bằng động lực được sử dụng phổ biến hơn cả vì những ưu điểm mà cơng

trình này mang lại.
Việt Nam là một trong những nước có nhiều lợi thế và tiềm năng cho phát triển
ngành NTTS. Với 2 đồng bằng châu thổ rộng lớn (sông Cửu Long và sông Hồng) nằm
ở 2 miền Nam Bắc; có nhiều đầm phá và vũng vịnh chạy dọc ven biển miền Trung; có
nhiều cửa sơng lớn phân bố từ Bắc vào Nam và có hệ thống hồ chứa phong phú. Với


×