Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Khóa luận giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tổng công ty khí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THANH TÙNG

GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM (PVGAS)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THANH TÙNG

GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM (PVGAS)
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN QUỐC TẤN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đỗ Thanh Tùng, học viên cao học khóa 27 – Chuyên ngành Quản trị
Kinh doanh - Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Trước tiên cho phép tôi
gửi lời cám ơn chân thành đến tập thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh vì đã truyền đạt cho tơi những kiến thức, những kinh nghiệm
trong suốt thời gian tôi theo học tại trường, tôi rất chân quý và xem những kiến thức
được học như hành trang theo suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình về sau. Tiếp
theo đó cho phép tôi gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS. Phan Quốc Tấn – Người thầy
hướng dẫn trực tiếp tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin cam đoan luận văn “Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao
động Tổng Cơng ty Khí Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu do bản thân tơi tự
xây dựng dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Phan Quốc Tấn. Trong suốt quá trình
nghiên cứu, cơ sở lý thuyết tơi tham khảo được tơi trích dẫn chi tiết trong phần tài
liệu tham khảo phía cuối luận văn này, có nguồn gốc chính thống, kết quả nghiên
cứu hồn tồn trung thực và chưa được công bổ ở bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào
khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 8 năm 2019
Tác giả

Đỗ Thanh Tùng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
TĨM TẮT

ABSTRACT
CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ................................................................................. 1
1.1.

Tổng quan về PVGAS ......................................................................................... 1

1.1.1.

Thông tin cơ bản về PVGAS ........................................................................... 1

1.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển của PVGAS ................................................ 1

1.1.3.

Cơ cấu tổ chức của PVGAS ........................................................................... 3

1.1.4.

Tình hình nguồn nhân lực tại PVGAS ............................................................ 4

1.1.5.

Chức năng hoạt động của PVGAS ................................................................. 5

1.2.

Xác định vấn đề ................................................................................................... 5


1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 9

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 10

1.5.

Nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 10

1.6.

Ý nghĩa nghiên cứu............................................................................................ 11

1.7.

Kết cấu đề tài ..................................................................................................... 12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................. 14
2.1.

Định nghĩa và vai trò về tạo động lực làm việc của người lao động trong doanh
nghiệp ................................................................................................................ 14

2.1.1. Định nghĩa về động lực và tạo động lực làm việc ............................................ 14
2.1.2. Vai trò của việc tạo động lực làm việc cho người lao động ............................. 15
2.2.


Lý thuyết về động lực làm việc ......................................................................... 16

2.2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow (1943) .................................................................. 16
2.2.2. Thuyết hai nhân tố Herberg (1959) .................................................................. 17
2.2.3. Thuyết nhu cầu E.R.G của Alderfer (1972) ...................................................... 18


2.2.4. Học thuyết ba nhu cầu của McClenlland và cộng sự (1985) ............................ 19
2.3.

Một số nghiên cứu về động lực làm việc........................................................... 20

2.3.1.

Nghiên cứu trên thế giới............................................................................... 20

2.3.2.

Nghiên cứu trong nước................................................................................. 22

2.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động PVGAS ..... 24

2.4.1.

Công việc thú vị ............................................................................................ 26

2.4.2.


Được công nhận đầy đủ những việc đã làm ................................................. 27

2.4.3.

Sự tự chủ trong công việc ............................................................................. 28

2.4.4.

Công việc ổn định......................................................................................... 29

2.4.5.

Lương cao .................................................................................................... 29

2.4.6.

Thăng tiến và phát triền nghề nghiệp .......................................................... 30

2.4.7.

Điều kiện làm việc ........................................................................................ 31

2.4.8.

Sự gắn bó giữa cấp trên với nhân viên ........................................................ 32

2.4.9.

Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị ........................................................................ 32


2.4.10.

Hỗ trợ từ cấp trên......................................................................................... 33

2.4.11.

Động lực làm việc ........................................................................................ 34

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI
LAO ĐỘNG TẠI PVGAS ................................................................................ 36
3.1.

Sơ lược mẫu khảo sát......................................................................................... 36
Đánh giá độ tin cậy của các thang đo.......................................................... 37

3.1.1.
3.2.

Thực trạng về động lực làm việc người lao động PVGAS ................................ 38

3.3.

Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao
động tại PVGAS ............................................................................................... 39

3.3.1.

Được công nhận đầy đủ những việc đã làm ................................................. 39


3.3.2.

Lương cao .................................................................................................... 42

3.3.3.

Thăng tiến và phát triển nghề nghiệp .......................................................... 46

3.3.4.

Hỗ trợ từ cấp trên......................................................................................... 50

3.3.5.

Tự chủ trong công việc ................................................................................. 53

3.3.7.

Gắn bó giữa cấp trên và cấp dưới ............................................................... 57

3.3.8.

Công việc ổn định......................................................................................... 60

3.3.9.

Công việc thú vị ............................................................................................ 62

3.3.10.


Xử lý kỷ luật khéo léo ................................................................................... 64

3.4.

Đánh giá chung ................................................................................................. 66

3.4.1.

Ưu điểm ........................................................................................................ 66

3.4.2.

Những hạn chế ............................................................................................. 67


CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
PVGAS ............................................................................................................. 69
4.1.

Cơ sở xây dựng giải pháp ................................................................................. 69

4.1.1. Định hướng phát triển của PVGAS. .................................................................. 69
4.1.1.1. Tầm nhìn....................................................................................................... 69
4.1.1.2. Sứ mệnh ........................................................................................................ 69
4.1.2. Kết quả phân tích hồi quy .................................................................................. 69
4.2.

Một số giải pháp tạo động lực nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc của
người lao động tại PVGAS. .............................................................................. 70


4.2.1. Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động PVGAS thông qua yếu tố
công nhận, khen thưởng .................................................................................... 71
4.2.1.1. Nội dung giải pháp ....................................................................................... 71
4.2.1.2. Kế hoạch thực hiện giải pháp ....................................................................... 82
4.2.2. Giải pháp phát triển con người thông qua các yếu tố thăng tiến và phát triển
nghề nghiệp ....................................................................................................... 84
4.2.2.1. Nội dung giải pháp ....................................................................................... 84
4.2.2.2. Kế hoạch thực hiện giải pháp ....................................................................... 88
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6
PHỤ LỤC 7
PHỤ LỤC 8
PHỤ LỤC 9
PHỤ LỤC 10
PHỤ LỤC 11
PHỤ LỤC 12


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu, từ viết tắt


Chi tiết

1

BSC

Phương pháp đánh giá sử dụng thẻ điểm cân bằng
(Balanced Scorecard)

2

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

3

CNG

Compressed natural gas (Khí tự nhiên nén)

4

CNXH

Chủ Nghĩa xã hội

5

CQĐH, Ban KSNB, Cơ quan điều hành, Ban kiểm sốt nội bộ, văn phịng

VPĐU, VPCĐ
đảng ủy, văn phịng cơng đồn

6

CTCP

Cơng ty cổ phần

7

ĐVT

Đơn vị tính

8

KPIs

Key Performance Indicators (chỉ số đánh giá kết quả
thực hiện công việc)

9

LNG

Liquefied Natural Gas (Khí tự nhiên hóa lỏng)

10


LPG

Liquified Petroleum Gas (Khí dầu mỏ hóa lỏng)

11

MTCV

Mục tiêu thực hiện cơng việc

12

PVGAS

Petrovietnam Gas (Tổng Cơng ty Khí Việt Nam)

13

PVN

Petrovietnam

14

SMART

05 nguyên tắc cơ bản để xây dựng 01 KPI (Specific:
cụ thể/dễ hiểu; Measurable – đo/đếm được;
Achievable – có thể đạt được; Relevant/Realistic –
liên quan đến mục tiêu chung/Thực tế - Time-bound:

có thời hạn)

15

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

16

VNĐ

Việt Nam đồng


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1: Phân loại người lao động tại PVGAS ........................................................4
Bảng 1. 2: Tỷ lệ người lao động PVGAS nghỉ việc từ 2016-2018 .............................7
Bảng 1. 3: Thống kê một số lý do người lao động nghỉ việc từ 2016 – 2018. ...........7
Bảng 1. 4: Kết quả bình xét thi đua giai đoạn 2016-2018 ..........................................8
Bảng 1. 5: Một số chỉ tiêu (KPIs) không đạt giai đoạn 2016-2018. ...........................8
Bảng 2. 1: Học thuyết ba nhu cầu của McClenlland và các cộng sự (1985) 19
Bảng 2. 2: Thang đo của Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy .......................23

Bảng 3.1: Thống kê đối tượng được khảo sát ...................................................................... 36
Bảng 3.2: Kết quả kiểm định Cronbach‘s Alpha ................................................................. 37
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp Trung bình & Độ lệch chuẩn biến Động lực (DL) ..................... 38
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp Trung bình & Độ lệch chuẩn biến CN ........................................ 39
Bảng 3.5: Bảng tiêu chí đánh giá điểm an tồn nhân viên PVGAS .................................... 40

Bảng 3.6: Các nội dung chính của bảng mục tiêu thực hiện cơng việc cho 1 vị trí chức danh
PVGAS ................................................................................................................................ 41
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp Trung bình & Độ lệch chuẩn biến LC ........................................ 43
Bảng 3.8: Bậc lương chức danh và lương hiệu quả PVGAS ............................................... 43
Bảng 3.9: Bảng phụ cấp theo lương..................................................................................... 44
Bảng 3.10:Bảng thống kê thu nhập người lao động PVGAS từ 2016 đến 2018 đối với các
chức danh Chuyên viên trở xuống ....................................................................................... 45
Bảng 3.11: Tỷ lệ nâng bậc lương hàng năm đối với nhân viên ........................................... 45
Bảng 3.12: Bảng tổng hợp Trung bình & Độ lệch chuẩn biến TT ...................................... 47
Bảng 3.13:Bảng thống kê đạo tạo được PVGAS tổ chức từ 2016 đến 2018 ....................... 48


Bảng 3.14: Kết quả tổng hợp mức độ đồng ý về yếu tố Thăng tiến, phát triển nghề nghiệp
............................................................................................................................................. 49
Bảng 3.15: Bảng tổng hợp Trung bình & Độ lệch chuẩn biến HT ...................................... 50
Bảng 3.16: Một số quy tắc ứng xử tại PVGAS.................................................................... 51
Bảng 3.17: Kết quả tổng hợp mức độ đồng ý về yếu tố Hỗ trợ từ cấp trên ......................... 52
Bảng 3.18: Bảng tổng hợp Trung bình & Độ lệch chuẩn biến TC ...................................... 53
Bảng 3.19: Tổng hợp sáng kiến cải tiến PVGAS ................................................................ 54
Bảng 3.20: Danh sách công nhận và khen thưởng một số sáng kiến năm 2017 .................. 55
Bảng 3.21: Bảng tổng hợp Trung bình & Độ lệch chuẩn biến DK ..................................... 56
Bảng 3.22: Bảng tổng hợp Trung bình & Độ lệch chuẩn biến GB ...................................... 58
Bảng 3.23: Kết quả tổng hợp mức độ đồng ý về yếu tố Gắn bó giữa cấp trên và cấp dưới tại
PVGAS ................................................................................................................................ 59
Bảng 3.24: Bảng tổng hợp Trung bình & Độ lệch chuẩn biến OD ..................................... 60
Bảng 3.25: Thống kê số lượng loại hợp đồng lao động ....................................................... 61
Bảng 3.26: Bảng tổng hợp Trung bình & Độ lệch chuẩn biến TV ...................................... 62
Bảng 3.27: Kết quả tổng hợp mức độ đồng ý về yếu tố công việc thú vị ............................ 63
Bảng 3.28: Bảng tổng hợp Trung bình & Độ lệch chuẩn biến KL ...................................... 64
Bảng 3.29: Kết quả tổng hợp mức độ đồng ý về yếu tố xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị ....... 65

Bảng 3.30: Hạn chế trong các chính sách tạo động lực làm việc tại PVGAS ..................... 67

Bảng 4.1: Bảng kết quả phân tích hồi quy ........................................................................... 70
Bảng 4.2: Cơ cấu, tỷ trọng điểm của các KPIs chung đơn vị .............................................. 74
Bảng 4.3: Cơ cấu, tỷ trọng KPIs chung bộ phận ................................................................. 75
Bảng 4.4: Cơ cấu, tỷ trọng KPIs chung cá nhân .................................................................. 76
Bảng 4.5: Bảng điều kiện xếp hạng, đánh giá ..................................................................... 78


Bảng 4.6:Bảng đề xuất các hình thức tăng lương ................................................................ 79
Bảng 4.7: Điều kiện và các mức thưởng .............................................................................. 80
Bảng 4.8:Một số đề xuất bổ sung chế độ phụ cấp, phúc lợi ................................................ 81
Bảng 4.9: Bảng kế hoạch thực hiện giải pháp ..................................................................... 82
Bảng 4.9: Bảng kế hoạch thực hiện giải pháp (tiếp theo) .................................................... 83
Bảng 4.10:Bảng đề xuất giải pháp công tác Đào tạo tại PVGAS ........................................ 85
Bảng 4.11:Đề xuất các giải pháp liên quan đến yếu tố thăng tiến ....................................... 87

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức PVGAS ........................................................................................... 3

Hình 2.1: Tháp nhu cầu của Abraham Maslow ................................................................... 16
Hình 2.2: Thuyết hai nhân tố Herberg ................................................................................. 17
Hình 2.3: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc ........................................ 20
Hình 2.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động PVGAS. ....... 25


TÓM TẮT
Tiêu đề:
Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động Tổng Cơng ty Khí Việt
Nam (PVGAS)

Tóm tắt:
Trong cơng tác sản xuất kinh doanh, PVGAS có nhiều yếu tố tham gia và hệ
thống quản lý như thông tin, văn hóa, kinh tế…nhưng con người vẫn là yếu tố quan
trọng nhất, đề tài “Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động Tổng Cơng
ty Khí Việt Nam” là chìa khóa giúp PVGAS phát triển vượt bậc thơng qua các
chính sách tạo động lực làm việc nhằm cải thiện kết quả làm việc, cải thiện thu nhập
người lao động, giữ chân và thu hút nhân tài…
Mục đích đích của nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động
lực làm việc của người lao động PVGAS, từ đó phân tích, đo lường, so sánh, đánh
giá thực trạng các chính sách tạo động lực hiện tại PVGAS đang triển khai làm cơ
sở đưa ra các giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động PVGAS.
Để thực hiện nghiên cứu này, trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu trong và
ngoài nước liên quan đến động lực làm việc, kết hợp khảo sát định tính người lao
động PVGAS và điều kiện thực tế để lựa chọn được mơ hình nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động PVGAS.
Tác giả phân tích, đánh giá thực trạng các chính sách tạo động lực làm việc
của PVGAS thông qua phương pháp khảo sát, phỏng vấn trực tiếp và các số liệu
báo cáo của PVGAS từ năm 2016 đến năm 2018.
Dựa trên kết quả phân tích thực trạng, tác giả xác định được những ưu điểm
PVGAS cần tiếp tục triển khai và đưa ra các giải pháp tạo động lực làm việc cho
người lao động PVGAS để khắc phục những hạn chế trong các chính sách tạo động
lực hiện tại của PVGAS.


ABSTRACT
Title:
The solutions to increase motivation at work in Petro Vietnam Gas Joint Stock
Corporation (PVGAS)
Abstract:
There are many factors that have influenced PVGas’s production and business

operations such as culture, information, economics…however, the human factor is
the most important business resource. Topic “The solutions to increase motivation
at work in Petro Viet Nam Gas Joint Stock Corporation” will hopefully be the key
to business success of PVGas with motivational policies in the workplace,
improving salaries, attracting and retain talent…
The purpose of this study was to determine the factors that affect employee
motivation and performance at PVGas, therefrom analyzing, measuring, comparing
and evaluating PVGas current motivational policies for employees. They will be the
basis for building the solutions to motivate employees in PVGas.
On the basis of reviewing the factors related to employee motivation as well as
combining qualitative surveys, actual working conditions of employees in PVGAS,
to carry out the research and find out the methods to detect important factors
influencing work motivation of PVGas employees.
The author analyzes and evaluates the status of PVGAS's motivation policies
through direct interview survey and PV GAS reporting data from 2016 to 2018.
Based on the survey results, the author has analyzed and determined the
advantages that PVGAS needs to maintain and suggested motivational solutions at
work for PVGAS employees to overcome the limitations of current policies.
Keywords:
The Motivation to work, Employees, Human Motivation, Towards,
motivational policies.


1

CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
1.1.

Tổng quan về PVGAS


1.1.1.

Thông tin cơ bản về PVGAS
Tổng Cơng ty Khí Việt Nam – CTCP (PVGAS) là đơn vị thành viên của Tập

đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam (PVN), được thành lập ngày 20 tháng 09 năm
1990 đến nay đã trải qua 29 năm hình thành và phát triển, từ một đơn vị khi mới
thành lập chỉ có 30 người đến nay số lượng người lao động PVGAS đã lên đến
1.308 người trong đó bao gồm 09 đơn vị trực thuộc và 07 đơn vị thành viên.
PVGAS xứng đáng với sự tin tưởng của Chính Phủ và của Tập đồn Dầu Khí Quốc
gia Việt Nam, PVGAS đã và luôn thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao để
xây dựng một Tổng Công ty phát triển bền vững. Tổng doanh thu ước tính trong
năm 2018 đạt trên 75,9 nghìn tỷ đồng tăng 11.7% so với năm 2017, lợi nhuận trước
thuế đạt 15.354 tỷ VNĐ tăng 12.2% so với năm 2017, nộp ngân sách nhà nước trên
2.950 tỷ đồng (Báo cáo tài chính hợp nhất, 2018) với tầm nhìn “Phát triển PVGAS
thành Doanh nghiệp mạnh, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, hoạt động hoàn chỉnh
trong tất cả các khâu thu gom – xuất nhập khẩu – vận chuyển – chế biến – chế biến
sâu – tàng trữ - dịch vụ - kinh doanh khí và cá sản phảm khí, tham gia hoạt động
đầu tư thượng nguồn. Đóng vai trị chủ đạo trong ngành cơng nghiệp khí trên tồn
quốc và tham gia tích cực thị trường quốc tế” và sứ mệnh: “Xây dựng, vận hành an
toàn hiệu quả toàn bộ hệ thống thu gom, nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ, chế biến,
phân phối khí, các sản phẩm khí và đường ống kết nối với hệ thống khí khu vực,
đảm bảo cung cấp khí, các sản phẩm khí và dịch vụ khí cho các hộ tiêu thụ trên toàn
quốc và mở rộng ra thị trường quốc tế, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc
gia”.
1.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển của PVGAS

Giai đoạn 1990-1995: Giai đoạn chào đón dịng khí đầu tiên vào bờ:

Ngay sau khi được thành lập, PVGAS đã triển khai dự án Phát triển và sử
dụng khí thiên nhiên với mục tiêu đầu tiên là tận dụng khí đồng hành của mỏ Bạch


2

Hổ. Dự án được bắt đầu từ giai đoạn Đưa khí sớm vào bờ - FAST TRACK. Ngày
26/4/1995, dịng khí đồng hành vẫn thường phải đốt bỏ ngoài khơi lần đầu tiên đã
được đưa vào bờ, cấp cho nhà máy điện Bà Rịa với lưu lượng 1 triệu m3/ngày đêm.
Giai đoạn 1995-1998: Tạo dựng nền cơng nghiệp trẻ:
Với việc hồn thành giàn nén khí nhỏ, giàn nén khí lớn và mở rộng jệ thống
đường ống dẫn khí trên bờ, cơng suất đưa khí vào bờ đã được nâng lên 2 triệu m 3
khí/ngày đêm vào tháng 2/1997 và 3 triệu m3 khí/ ngày đêm vào tháng 12/2997 để
cấp cho các nhà máy điện Phú Mỹ 2.1 và Phú Mỹ 2.1 mở rộng, góp phần nâng cơng
suất cho hệ thống điện lưới quốc gia.
Giai đoạn 1998-2007: Tăng mạnh các nguồn khí:
Trong giai đoạn này PVGAS hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành đồng
bộ Nhà máy xử lý khí Dinh Cố, hệ thống kho chứa và cảng xuất sản phẩm lỏng
PVGAS ở Thị Vải – Một sự kiện có ý nghĩa to lớn về mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội.
Lần đầu tiên khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và khí ngưng tụ (Condensate) được sản
xuất tại Việt Nam và nhiều dự án khác như dự án khí khí Nam Cơn Sơn hồn thành
với cơng suất 7 tỷ m3 khí/ năm…
Giai đoạn từ 2007 đến nay: Phát triển mạnh mẽ và bền vững:
Đây là giai đoạn đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện của
PVGAS, thực hiện chuyển đổi thành cơng từ mơ hình Cơng ty Nhà nước sang mơ
hình Cơng ty TNHH một thành viên năm 2007, sang mơ hình Tổng Cơng ty năm
2008, Cơng ty Cổ phần vào năm 2015. Cùng với việc triển khai đồng bộ các dự án
khí đồng hành và khí thiên nhiên, mở rộng cơ sở hạ tầng khí trên bờ, đầu tư đồng
loạt hệ thống các kho chứa khí hóa lỏng trong cả nước.
Với những thành tựu to lớn đạt được, PVGAS xứng đáng trở thành Nhà vận

chuyển và cung cấp khí khơ lớn nhất tại Việt Nam, Nhà sản xuất và kinh doanh
LPG số 1 tại Việt Nam; Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Nhà nước giao cho: Góp


3

phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; Đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị
trường LPG Việt Nam và một số nước trong khu vực Asian.
Các danh hiệu, giải thưởng và chứng nhận đã đạt được:
Đến nay, PVGAS đã nhận được nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý do
Nhà Nước trao tặng như: Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba cho đơn vị có
thành tích đặc biệt xuất sắc trong cơng tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH
và bảo vệ Tổ quốc và còn nhiều danh hiệu thi đua khen thưởng khác trong công tác
an ninh, an tồn vệ sinh lao động, phịng chày chữa cháy, phát triển thương hiệu và
hội nhập kinh tế quốc tế,.. do Chính phủ, Ủy ban quốc gia, Bộ cơng thương, VPN
và các tổ chức uy tín trên thế giới khen tặng.
1.1.3.

Cơ cấu tổ chức của PVGAS

(Nguồn: PVGAS 2018)
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức PVGAS


4

1.1.4. Tình hình nguồn nhân lực tại PVGAS
Tính đến thời điểm 31/12/2018, PVGAS có tổng số lao động làm việc là
1.308 người trong đó có 588 người (chiến 44.95%) thuộc khối văn phòng và 720
người (chiếm 55.05%) thuộc khối sản xuất, thông tin chi tiết cho các năm từ 20162018 như sau:


STT
1
2
3
4
3
-

Bảng 1.1: Phân loại người lao động tại PVGAS
Năm
2016
2017
Chỉ tiêu
Số
Số
Tỷ lệ
Tỷ lệ
lượng
lượng
Tổng số lao động
1.302
1.312
Tính chất cơng việc
Khối văn phịng
420
32.26%
458
34.91%
Khối sản xuất

882
67.74%
854
65.09%
Giới tính
Nữ
261
20.05%
394
30.03%
Nam
1.041 79.95%
918
69.97%
Trình độ
Trên đại học
220
16.90%
222
16.92%
Đại học
1,018 78.19% 1,025 78.13%
Cao đẳng, Trung cấp
64
4.92%
65
4.95%
Độ tuổi
Dưới 30
435

33.41%
325
24.77%
Từ 30-39
472
36.25%
493
37.58%
Từ 40-49
243
18.66%
310
23.63%
Trên 50
152
11.67%
184
14.02%

2018
Số
Tỷ lệ
lượng
1.308
468
840

35.78%
64.22%


354
954

27.06%
72.94%

267
991
50

20.41%
75.76%
3.82%

368
502
341
97

28.13%
38.38%
26.07%
7.42%

(Nguồn: Ban Tổ chức Nhân Sự PVGAS 2018)
Tỷ lệ nhân viên thuộc khối sản xuất chiếm tỷ lệ trên 64% vì đặc thù ngành Khí
tại các nhà máy, kho cảng cần có số lượng lớn người lao động Nam để trực tiếp vận
hành, trực tiếp sản xuất.
Do đặc thù ngành yêu cầu nghiêm ngặt về mặt kỹ thuật nên đòi hỏi đội ngũ
người lao động phải có trình độ mới có thể đảm nhiệm được cơng việc trong đó



5

trình độ đại học chiếm đa số, trên đại học chiếm 1 phần nhỏ đó là những chuyên gia
trong lĩnh vực Khí, các nhà quản lý.
Độ tuổi dưới 39 chiếm phần lớn người lao động PVGAS, điều này cũng dễ
hiểu vì đặc thù ngành Khí là một ngành địi hỏi người lao động khơng những phải
có trình độ chun mơn cao mà cịn địi hỏi người lao động phải có sức khỏe tốt
mới có thể thích ứng được trong các mơi trường khắc nghiệp như tại các cơng trình
Khí.
1.1.5.

Chức năng hoạt động của PVGAS
Tổng Cơng ty Khí Việt Nam-CTCP là đơn vị thành viên thuộc Tập Đồn

Dầu Khí Quốc gia Việt Nam, hoạt động trên các lĩnh vực thu gom, vận chuyển, chế
biến khí và các sản phẩm khí, tàng trữ, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí
khơ, khí LNG, CNG, LPG, Condensate; Xuất nhập khẩu các loại khí khơ khí LNG,
CNG, LPG, Condensate; Tư vấn đầu tư; thiết kế xây dựng cơng trình cơng nghiệp
cơ khí chế tạo. Giám sát cơng tác xây dựng và hồn thiện các cơng trình cơng
nghiệp, dân dụng. Quản lý, vận hành, bảo dưỡng sửa chữa các cơng trình, các dự án
khí và liên quan đến khí; Kinh doanh vật tư, thiết bị hóa chất trong lĩnh vực chế
biến và sử dụng khí và các sản phẩm khí; nhập khẩu vật tư thiết bị và phương tiện
phục vụ ngành khí; kinh doanh dịch vụ kho bãi, cảng…
1.2.

Xác định vấn đề
Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, sự biến động mạnh trong nền kinh


tế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá dầu, từ 124.56 USD/1 thùng vào tháng
7/2014 giảm xuống còn 55.5 USD/ 1 thùng vào thời điểm hiện tại tháng 03/2019
(Nguồn Hiệp hội xăng dầu Việt Nam). Đặc biệt hơn nữa là chiến tranh thương mại
Mỹ - Trung đã và đang gây ra những thiệt hại rất lớn trong kế hoạch sản xuất kinh
doanh do cước vận chuyển tăng cao, giá dầu có xu hướng giảm thêm dẫn đến các
chi phí tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Song
song với đó là sự thâm nhập thị trường Việt Nam của các tập đồn Dầu Khí đến từ
các quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore… đã và đang cạnh


6

tranh trực tiếp với PVGAS. Đội ngũ nhân lực của các tập đồn Dầu Khí đa quốc gia
này được đào tạo bài bản và chuyên sâu, sẵn sàng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị
trường Việt Nam.
Để cạnh tranh được với những tập đồn Dầu Khí đa quốc gia này, đội ngũ
nguồn nhân lực PVGAS đóng một vai trị quyết định trong việc thành bại của cả
một ngành công nghiệp, nguồn nhân lực tốt sẽ là chìa khóa thành cơng đưa con tàu
PVGAS cạnh tranh được với các đối thủ và sẵn sàng vươn ra biển lớn.
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, người
lao động PVGAS đang phải căng mình để đương đầu với thị trường cạnh tranh khốc
liệt, việc này không tránh khỏi những áp lực trong công việc, những chỉ tiêu và yêu
cầu của Ban lãnh đạo ngày càng lớn đòi hỏi người lao động PVGAS phải có sự
chuẩn bị kỹ về kiến thức, tinh thần, kỹ năng mới có thể đáp ứng được yêu cầu công
việc. Sự ổn định trong đội ngũ người lao động sẽ giúp PVGAS tiết kiệm được thời
gian và chi phí, giảm các sai sót, tạo niềm tin cho khách hàng và nâng cao tinh thần
đoàn kết trong nội bộ PVGAS. Mục tiêu đặt người lao động ở vị trí trung tâm là
hướng đi đúng của Ban lãnh đạo PVGAS, các quyết sách từ Ban lãnh đạo PVGAS
đưa ra nhằm tạo động lực cho người lao động, đi cùng người lao động trong những
giai đoạn khó khăn sẽ giúp người lao động yên tâm công tác, tự tin phát huy khả

năng sáng tạo, tập trung cao độ trong công việc và đặc biệt mỗi người lao động
PVGAS sẽ trở thành một chiến binh nhỏ trong một tập thể chiến binh lớn PVGAS.
Tuy nhiên, bên cạnh những sự nỗ lực không biết mệt mỏi của đại bộ phận
người lao động PVGAS, ở đâu đó vẫn tồn tại tình trạng người lao động hay đùn đẩy
việc hoặc thiếu quan tâm đến công việc, tỷ lệ người lao động xuất sắc có xu hướng
giảm trong khi số người lao động có hiệu suất làm việc thấp ngày càng tăng. Kết
quả thống kê do Ban tổ chức nhân sự và các bộ phận chức năng PVGAS cung cấp
về tình hình nghỉ việc, kết quả bình xét thi đua, kết quả đo lường sự thỏa mãn của
khách hàng trong giai đoạn 2016-2018 đã chỉ ra những con số đáng lo ngại như sau:


7

Bảng 1.2: Tỷ lệ người lao động PVGAS nghỉ việc từ 2016-2018
ĐVT: Người
Năm
STT
Chỉ tiêu
2016
2017
2018
1
Tổng số người lao động
1.302
1.312
1.308
2
Tổng số người lao động nghỉ việc
52
86

92
3
Tỷ lệ % nghỉ việc
3.9%
6.5 %
8.8 %
(Nguồn: Ban Tổ chức Nhân Sự PVGAS 2018)
Từ kết quả thống kê trên cho thấy tỷ lệ nghỉ việc qua các năm đang có chiều
hướng tăng cao (từ 3.9% vào năm 2016 tăng lên thành 8.8% vào năm 2018), điều
này đặc biệt lo ngại trong môi trường cạnh trang như hiện nay.
Giải thích cho lý do nghỉ việc này, Ban tổ chức Nhân sự PVGAS đã có tổng
hợp một số lý do khiến xu hướng nghỉ việc tăng, cụ thể:
Bảng 1.3: Thống kê một số lý do người lao động nghỉ việc từ 2016 – 2018

ST
T

Nội dung khảo sát

1

Không được tăng lương

2

Khó thăng tiến
Khơng nhận được sự
cơng bằng trong cơng
việc
Cấp trên khó khó chịu,

thiếu quan tâm đến
nhân viên
Đồng nghiệp thiếu thân
thiện, hay so sánh hoặc
kết bè phái gây cảm
giác khó chịu
Thiếu sự tự chủ trong
công việc
Công việc thiếu sự thú
vị, rập khuân

3

4

5

6
7

2016
Số
ngời
Số
đồng
người
ý với
được
nội
khảo

dung
sát
khảo
sát
52
52

2017
Số
ngời
Số
đồng
người
Tỷ lệ
ý với
được
%
nội
khảo
dung
sát
khảo
sát
100% 86
86

2018
Số
ngời
Số

đồng
người
Tỷ lệ
ý với
được
%
nội
khảo
dung
sát
khảo
sát
100%
92
92

Tỷ lệ
%

100%

52

52

100%

86

86


100%

92

92

100%

52

28

54%

86

49

57%

92

88

96%

52

25


48%

86

52

60%

92

54

59%

52

25

48%

86

45

52%

92

52


57%

52

23

44%

86

43

50%

92

52

57%

52

22

42%

86

42


49%

92

55

60%

(Nguồn: Ban Tổ chức Nhân Sự PVGAS 2018)


8

Như vậy, tỷ lệ người lao động nghỉ việc tập trung chủ yếu vào yếu tố lương
thưởng, thăng tiến (chiếm tới 100% ý kiến đồng ý), đánh giá ghi nhận chiếm 96%.
các nguyên nhân này có xu hướng tăng dần theo từng năm.
Bảng 1.4: Kết quả bình xét thi đua giai đoạn 2016-2018
ĐVT: Người
ST
T

Chỉ tiêu

Năm
2017
(1.220 người)
A+
A
B


2016
(1.182 người)
A+
A
B

2018
(1.245 người)
A+
A
B

Kết quả
147
980
55
149
992
79
151
bình xét
Tỷ lệ %
12.44 82.91 4.65 11.48 82.05 6.48 10.60
2
Ghi chú: Tổng số người bình xét trong kỳ khơng bao gồm lao động thử việc.
1

1,008


86

81.77

7.63

(Nguồn: Ban Tổ chức Nhân Sự PVGAS 2018)
Tổng số lượng nhân viên xuất sắc giảm từ 12.44% vào năm 2016 xuống còn
10.6% vào năm 2018, tỷ lệ người lao động bị loại B tăng từ 4.65% vào năm 2016
lên thành 7.63% vào năm 2018. Những người lao động bị xét loại B thi đua hàng
năm là người người lao động có hiệu suất thực hiện cơng việc thấp, không tuân thủ
yêu cầu pháp luật và các quy định nội bộ của PVGAS, mắc một số lỗi liên quan đến
quy trình làm việc dẫn đến một số sai sót nhất định hoặc gây ảnh hưởng đến sản
phẩm, dịch vụ và làm cho khách hàng khơng hài lịng, gửi phản hồi về cho PVGAS,
kết quả thống kê như sau:
Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu (KPIs) không đạt giai đoạn 2016-2018
2016
STT

Mục tiêu chung

1

Tuân thủ quy định của PVGAS

2

Đảm bảo sự thỏa mãn khách hàng
ngày càng cao


3

Kết quả hồn thành cơng việc

2017

2018

Kế
hoạch
giao

Kết
quả

Kế
hoạch
giao

Kết
quả

Kế
hoạch
giao

Kết
quả

Người


0

55

0

79

0

86

Lần

3

5

6

8

6

10

%

97


96.5

97

96

97

95

ĐVT

(Nguồn: Ban Tổ chức Nhân Sự PVGAS 2018)


9

Theo Ban Tổ chức Nhân sự PVGAS cho biết thêm ngun nhân chủ yếu giải
thích cho số liệu được trình bày trong bảng 1.3 và bảng 1.4 trên được xác định do
người lao động khơng tích cực trong cơng việc, họ cảm thấy bị áp lực cao trong
công việc, mục tiêu Ban lãnh đạo đưa ra quá cao trong khi họ không nhận được sự
công bằng trong cách đánh giá kết quả thực hiện công việc, cơ chế tăng lương,
thăng tiến quá khó khăn, đồng nghiệp nhiều khi thiếu thân thiện,…
Từ việc lược khảo các nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng về động lực làm
việc như Kovach (1987), Vaitkuviene (2010), Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan
Vy (2011)...tác giả nhận thấy PVGAS đang gặp phải vấn đề liên quan đến chính
sách lương thưởng, chế độ thăng tiến, cơ chế đánh giá ghi nhận kết quả thực hiện
công việc… những vấn đề này gắn liền với mơ hình nghiên cứu về tạo động lực của
Kovach (1987), theo đó ơng đưa ra 10 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc

gồm: Công việc thú vị, được công nhận đầy đủ việc đã làm, sự tự chủ trong công
việc, công việc ổn định, lương cao, thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, điều kiện
làm việc, sự gắn bó của cấp trên và cấp dưới, xử lý kỷ luật khéo léo, sự hỗ trợ giúp
đỡ từ cấp trên.
Như vậy, nghiên cứu đề tài “Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao
động PVGAS” trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, đó chính là lý do để tác giả
chọn đề tài.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là xây dựng giải pháp tạo động lực làm
việc cho người lao động tại PVGAS. Để thực hiện được mục tiêu này cần thực hiện
những mục tiêu cụ thể như sau:
-

Nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người
lao động tại Tổng Cơng ty Khí Việt Nam;

-

Phân tích thực trạng về động lực làm việc và các yếu tố ảnh hưởng đến
động lực làm việc của người lao động tại PVGAS;


10

-

Từ việc phân tích thực trạng, đưa ra những nhận định và những hạn chế
làm cơ sở xây dựng giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động
tại PVGAS.


1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Động lực và Các yếu tố tạo động lực làm việc cho
người lao động tại PVGAS
Đối tượng khảo sát: Người lao động đang làm việc tại PVGAS.
Phạm vi nghiên cứu
-

Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu tại PVGAS.

-

Về mặt thời gian:


Dữ liệu sơ cấp đề tài thực hiện khảo sát từ những người lao động
đang làm việc tại PVGAS từ tháng 02/2019 đến tháng 03/2019.



Dữ liệu thứ cấp đề tài thu thập các dữ liệu, báo cáo của PVGAS từ
năm 2016 đến năm 2018.

1.5. Nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu


Nguồn dữ liệu: Dữ liệu được tác giả tổng hợp từ hai nguồn dữ liệu chính, cụ
thể như sau:
 Nguồn dữ liệu sơ cấp: Được tác giả thực hiện thơng qua phương pháp thảo
luận nhóm tập trung (15 người lao động PVGAS) và phỏng vấn trực tiếp
(Ban tổ chức nhân sự cùng Trưởng/ phó các ban/ Trưởng/phó các phòng,

người lao động PVGAS ), bảng khảo sát định lượng người lao động
PVGAS.
 Nguồn dữ liệu thứ cấp:
- Dữ liệu nội bộ PVGAS được tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng hợp
của các Ban chuyên môn trong giai đoạn 2016 đến 2018.
- Dữ liệu bên ngoài PVGAS bao gồm các cơng trình nghiên cứu khoa học
của các tác giả nổi tiếng trong và ngồi nước được cơng bố trên các tạp
chí khoa học uy tín, tạp chí chuyên đề, các giáo trình, internet…


11

 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp định tính
và định lượng, cụ thể như sau:
-

Phương pháp nghiên cứu định tính: Thơng qua việc lược khảo các nghiên
cứu của các tác giả nổi tiếng trong và ngoài nước về lĩnh vực các yếu tố
ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động, tác giả sử dụng
phương pháp thảo luận nhóm tập trung (15 người lao động PVGAS) và
phỏng vấn trực tiếp (Ban tổ chức nhân sự cùng Trưởng/ phó các ban/
Trưởng/phó các phịng, người lao động PVGAS ) nhằm mục đích nhận
diện được các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động
PVGAS.

-

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tác giả thu thập thông tin qua bảng
câu hỏi khảo sát người lao động PVGAS, sử dụng SPSS xử lý dữ liệu
(Phụ lục 6) để kiểm định độ tin cậy của các thang đo (Cronbach's Alpha),

phân tích Hồi quy tuyến tính để xác định mức độ quan trọng của từng yếu
tố ảnh hưởng đến động lực làm việc.

1.6. Ý nghĩa nghiên cứu
Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thịnh vượng
thì yếu tố con người là quan trọng nhất, muốn phát triển được nhân viên thì việc tạo
động lực cho nhân viên là con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp đạt được mục
tiêu. Vì vậy, xuất phát từ thực trạng một số yếu tố tạo động lực làm việc tại
PVGAS, tác giả muốn đưa ra những nhận định từ những góc nhìn khác nhau để từ
đó giúp Ban lãnh đạo PVGAS có một cái nhìn tổng quan để đưa ra những giải pháp
tạo động lực phù hợp. Từ đó sẽ giúp cho người lao động PVGAS có thêm động lực
để cống hiến, PVGAS sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Đối với người lao động: Khi người lao động được tạo động lực làm việc tốt
sẽ tác động tích cực đến thái độ làm việc của người lao động, họ sẽ làm việc trong
tâm thế thoải mái, hăng say, trung thành và sáng tạo trong cơng việc. Việc có động
lực làm việc sẽ giúp làm việc hiệu quả hơn, giảm thiểu các sai sót khơng đáng có,


12

nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tạo sự tin tưởng cho các đối tác là khách
hàng và các cơ quan hưu quan khác.
Đối với bản thân: Có thêm được nhiều kiến thức mới trong công tác quản trị
nguồn nhân lực, thấu hiểu được mong muốn của người lao động mỗi khi có sự thay
đổi trong chính sách, hiểu được sự khó khăn trong việc triển khai áp dụng các chính
sách mới.
Như vậy, tạo động lực làm việc cho người lao động trong doanh nghiệp có vai trị
quan trọng đối với doanh nghiệp, đối với người lao động và đối với xã hội, các
chính sách tạo động lực phù hợp sẽ làm tăng năng suất thực hiện công việc, phát
triển các nguồn lực hiện tại và đặc biệt là giúp cho doanh nghiệp tạo được những lợi

thế cạnh tranh. Đề tài giúp tác giả nhận diện, đo lường được các yếu tố ảnh hưởng
đến động lực làm việc của người lao động PVGAS, từ đó đưa ra các giải pháp tạo
động lực làm việc giúp PVGAS có những chính sách tạo động lực thiết thực và phát
huy được tối đa tác dụng của các chính sách.
1.7. Kết cấu đề tài
Luận văn được chia thành 4 chương:
Chương 1

: Xác định vấn đề

Chương 2

: Cơ sở lý thuyết về tạo động lực làm việc cho người lao động
trong doanh nghiệp

Chương 3

: Phân tích thực trạng tạo động lực làm việc của người lao động
tại PVGAS

Chương 4

: Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động PVGAS

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 tác giả giới thiệu tổng quan về hoạt động của PVGAS bao gồm:
Lịch sử hình thành phát triển, chức năng hoạt động, cơ cấu tổ chức, sản phẩm chính,
tình hình nguồn nhân lực, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVGAS.



13

Tiếp theo tác giả đi xác định vấn đề liên quan đến các yếu tố tạo động lực
làm việc cho người lao động PVGAS bao gồm các nguyên nhân, triệu chứng gây ra
vấn đề nghỉ việc, kết quả thi đua, hiệu suất công việc, cơ chế thăng tiến, cơ chế
tăng lương, cơ chế đánh giá ghi nhận kết quả thực hiện cơng việc… kết hợp với mơ
hình nghiên cứu của Kovach (1987), tác giả nhận thấy cần phải nghiên cứu đề tài để
xây dựng “Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động PVGAS” nhằm
khắc phục những vấn đề PVGAS đang gặp phải.
Ngoài ra, trong chương 1 tác giả đã trình bày chi tiết các nội dung liên quan
đến mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, ý nghĩa của việc nghiên cứu và xây dựng kết cấu chi tiết của đề tài.


×