Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kế toán chi phí môi trường trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.63 KB, 5 trang )

Kế tốn chi phí mơi trường trong doanh nghiệp
và sự bất hợp lý của kế tốn chi phí truyền thống
TS. Phạm Đức Hiếu*
Bài viết so sánh khuôn mẫu của kế tốn chi phí (KTCP) truyền thống được thực hiện bởi kế tốn
tài chính và kế tốn quản trị với KTCP trên cơ sở kế tốn mơi trường trong doanh nghiệp. Thơng
qua các thảo luận về ứng xử kế tốn đối với chi phí phế liệu trong q trình sản xuất, tác giả đã
chỉ ra những bất hợp lý trong KTCP của kế tốn truyền thống, từ đó có các khuyến nghị nhằm
gắn các yếu tố môi trường với KTCP trong các doanh nghiệp hiện nay.
1. Đặt vấn đề
KTCP là một bộ phận quan trọng của kế toán doanh nghiệp, là hệ thống trợ giúp cho việc xác
định giá thành sản phẩm và làm cơ sở để lập các báo cáo tài chính đối với chỉ tiêu hàng tồn kho
trên bảng cân đối kế toán và giá vốn hàng bán cũng như lợi nhuận gộp trên báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh. Mặt khác, KTCP cũng là cơ sở cho các nhà quản trị lập các dự toán kinh
doanh, kiểm sốt chi phí và từ đó có các chính sách giá phù hợp cho tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch
vụ của doanh nghiệp.
Theo mục tiêu, phạm vi thông tin chi phí và giá thành được trình bày trên các báo cáo có thể
tạm chia KTCP thành hai loại (nhánh): KTCP trên cơ sở của kế tốn tài chính và KTCP trên cơ
sở của kế toán quản trị.
- KTCP của kế tốn tài chính: Là bộ phận KTCP nhằm mục tiêu lập báo cáo tài chính cơng
khai theo luật.
- KTCP của kế toán quản trị: Là bộ phận KTCP nhằm mục tiêu cung cấp thơng tin để kiểm
sốt chi phí và giá thành của các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp, đồng thời phục vụ cho
các quyết định về giá bán sản phẩm.
Như vậy, KTCP dù được xem xét ở góc độ nào cũng đều dựa trên cơ sở cung cấp thông tin
một cách trung thực, khách quan các khoản chi phí liên quan đến q trình sản xuất sản phẩm
hoặc dịch vụ. Do vậy, các khái niệm như đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành, các
kỹ thuật phân tích chi phí hay tính giá thành nhìn chung đều được sử dụng đồng thời bởi cả hai
hệ thống KTCP (kế tốn tài chính và kế tốn quản trị). Vì lý do này mà các chỉ tiêu cơ bản của
KTCP theo kế tốn tài chính hay kế toán quản trị là khá tương đồng, nhất là chỉ tiêu tổng giá
thành và giá thành đơn vị sản phẩm, dịch vụ.
Trong bài viết này, tác giả muốn đề cập đến một nhân tố làm thay đổi căn bản hệ thống


KTCP hiện hành (ở cả góc độ của kế tốn tài chính và kế tốn quản trị) đó là sự áp dụng kế tốn
mơi trường trong KTCP tại doanh nghiệp. Và sự khác biệt căn bản đó dẫn đến những bất hợp lý
của KTCP truyền thống cũng như những vô lý trong định giá thành và giá bán sản phẩm, dịch vụ
mà từ nhiều năm qua chúng ta mặc nhiên thừa nhận như một nguyên lý tất yếu của kế tốn.
Bài viết được chia thành 4 phần: Phần 1 trình bày các khái niệm cơ sở liên quan đến chi phí
cá thể, chi phí bên ngồi và chi phí xã hội; Phần 2 trình bày sự khác biệt trong KTCP của kế
tốn truyền thống và kế tốn mơi trường trong doanh nghiệp; Phần 3 là các thảo luận và khuyến
nghị; Phần 4 là các kết luận.
2. Các khái niệm cơ sở
Theo chuẩn mực kế tốn VN (VAS 01), chi phí được định nghĩa là tổng giá trị các khoản làm
giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế tốn dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài
sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân
phối cho cổ đơng hoặc chủ sở hữu.
Ở khía cạnh khác, chi phí lại được hiểu như là các phí tổn (về lao động sống và lao động vật
hóa hay quá khứ) được đo lường bằng tiền mà doanh nghiệp đã chi ra (để sản xuất ra một khối
lượng sản phẩm hoặc dịch vụ) trong một thời kỳ nhất định. Ở góc độ này chi phí gắn liền với sự


trao đổi, do đó cũng có thể định nghĩa chi phí như là những phí tổn phải bỏ ra để đổi lấy sự thu
về là một lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được phục vụ.
Ở khía cạnh mơi trường, phạm vi chi phí được mở rộng hơn, liên quan đến các khái niệm về
chi phí cá thể, chi phí bên ngồi và chi phí xã hội.
Chi phí cá thể (Private costs) đối với doanh nghiệp hoặc từng cá nhân thường khơng bằng
với tổng chi phí mà xã hội chi ra cho một sản phẩm, dịch vụ hoặc một hoạt động. Sự khác biệt
giữa chi phí cá thể và tổng chi phí tính cho xã hội (Social costs) được gọi là chi phí bên ngồi
(External costs); chi phí ơ nhiễm là một ví dụ về chi phí bên ngồi đối với rất nhiều loại sản
phẩm. Chi phí bên ngồi thường có liên hệ trực tiếp với quá trình sản xuất hoặc phân phối hàng
hóa, dịch vụ, nhưng các chi phí này khơng được thanh tốn trực tiếp bởi các nhà sản xuất. Khi
chi phí bên ngồi tăng nghĩa là chi phí môi trường đã không được chi trả bởi các doanh nghiệp
hay cá nhân – những người đáng lý phải chịu một phần chi phí này, các quy luật thị trường khi

đó đã bị vơ hiệu và một phần ngân sách địa phương, ngân sách quốc gia, thậm chí ở phạm vi
quốc tế sẽ được dùng để chi trả. Ở góc độ này, các nhà kinh tế học gọi đó là sự thất bại của thị
trường (market failure). Khi chi phí bên ngồi khơng được chi trả bởi các đối tượng gây ra chi
phí, sự phân bổ nguồn lực liên quan đến các khoản thu nhập và chi phí đã tỏ ra không hiệu quả
và không công bằng giữa đối tượng gây ra chi phí với đối tượng phải gánh chịu các chi phí đó.
Chúng ta hãy bắt đầu bằng các khái niệm về chi phí cá thể, chi phí bên ngồi và chi phí xã
hội.
Theo ngun lý của kinh tế học, mối quan hệ giữa chi phí cá thể, chi phí bên ngồi và chi phí
xã hội được thể hiện bằng phương trình sau:
Chi phí cá thể + Chi phí bên ngồi = Chi phí xã hội
Nếu chi phí bên ngồi > 0, khi đó chi phí cá thể < chi phí xã hội. Trường hợp chi phí bên
ngồi = 0, khi đó chi phí cá thể sẽ tương ứng với chi phí xã hội.
Chi phí cá thể đối với một nhà sản xuất là các chi phí mà doanh nghiệp đó phải chi trả để
mua các thiết bị, thuê nhân công, mua nguyên vật liệu hoặc các yếu tố đầu vào khác phục vụ cho
hoạt động của doanh nghiệp. Ở góc độ doanh nghiệp, chi phí cá thể được chi trả bởi cơng ty, vì
thế được phản ánh trên các báo cáo tài chính và là yếu tố nhất định được tính đến khi ra các
quyết định sản xuất.
Chi phí bên ngồi, ở khía cạnh khác, khơng được phản ánh trên các báo cáo tài chính của một
cơng ty. Chi phí bên ngồi là khoản chi được tính cho xã hội, khi nhìn nhận dưới góc độ ai sẽ chi
trả các khoản chi phí đó? Ví dụ, một cơng ty cố gắng tiết kiệm chi phí bằng cách khơng thiết lập
một hệ thống xử lý nước thải và kiểm sốt ơ nhiễm. Vì các hành động đó của doanh nghiệp,
những người dân địa phương sống ở ven sông đã phải bỏ chi phí để làm sạch nguồn nước mà
trước kia họ có thể dùng để uống, dân chúng có thể thấy rằng các hoạt động vui chơi trên sông đã
bị hạn chế, và nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản có thể bị ảnh hưởng. Khi các chi phí bên ngồi
xuất hiện, chúng có thể được cộng với chi phí cá thể để xác định chi phí xã hội nhằm tính hiệu
quả sản xuất của xã hội nói chung.
Chi phí xã hội gồm cả chi phí cá thể và bất kỳ khoản chi phí bên ngồi được tính cho xã hội
phát sinh trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ. Chi phí xã hội khác với
chi phí cá thể, ví dụ, nếu một nhà sản xuất có thể tránh được chi phí về kiểm sốt ơ nhiễm khơng
khí do khơng đầu tư vào thiết bị phịng chống ơ nhiễm thì các chi phí đáng lý doanh nghiệp đó

phải trả sẽ được chuyển cho các bên liên quan khác do tác hại gây ra từ ô nhiễm không khí (ví dụ
các vấn đề về sức khỏe hoặc suy thối mơi trường sống). Tuy nhiên, khơng chỉ có các nhà sản
xuất mới có thể áp đặt và chuyển chi phí bên ngồi cho xã hội. Các hành động của người tiêu
dùng cũng làm phát sinh chi phí bên ngồi như trong q trình sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
Vấn đề mấu chốt ở đây là khi một hãng hoặc một cá nhân tránh được chi trả chi phí bên
ngồi phát sinh từ các hoạt động của họ, chi phí tính cho xã hội vẫn khơng đổi (chi phí ơ nhiễm,
chi phí làm sạch mơi trường, tác động tới hệ sinh thái hoặc sự cạn kiệt các nguồn lực tự
nhiên…). Để có thể phản ánh được các khoản chi phí kể trên, cần đến một cơng cụ riêng đó là kế
tốn mơi trường vận dụng vào KTCP trong doanh nghiệp.


3. KTCP theo kế toán truyền thống và theo kế tốn mơi trường – Sự đối lập về ứng xử của
hai hệ thống kế toán
KTCP truyền thống tập trung vào đối tượng tập hợp chi phí nhằm mục tiêu xác định giá
thành, do vậy kế toán truyền thống chỉ tập hợp chi phí cá thể (private cost) là các khoản chi mà
doanh nghiệp phải chi trả và sẽ được bù đắp thơng qua giá bán. Theo đó, chi phí liên quan đến
sản phẩm hoặc dịch vụ bao gồm chi phí ngun vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp và
chi phí sản xuất chung. Phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất được ghi nhận theo giá trị hợp lý
(giá có thể thu hồi) và được ghi giảm chi phí trước khi tính giá thành sản phẩm. Một cách khái
qt có thể trình bày tóm tắt KTCP và giá thành sản phẩm, dịch vụ theo hình dưới đây.
Chi phí NVL trực tiếp

Chi phí SXKD dở dang

Kết chuyển (phân bổ) chi phí NVL
trực tiếp

Chi phí NC trực tiếp
Kết chuyển (phân bổ) chi phí NC
trực tiếp


Phế liệu, Tiền…
Giá trị phế liệu thu hồi ghi
giảm chi phí

Thành phẩm,
Giá vốn hàng bán
Tổng giá thành thực tế sản
phẩm hoặc dịch vụ

Chi phí SXC
Kết chuyển (phân bổ) chi phí SXC

Hình 1. KTCP sản xuất và giá thành sản phẩm, dịch vụ theo khuôn mẫu kế tốn truyền
thống
Từ Hình 1 có thể thấy, nếu giá trị phế liệu thu hồi nhập kho hoặc bán thu bằng tiền được
đánh giá và ghi nhận theo giá có thể thu hồi, thì tồn bộ phần chênh lệch còn lại so với giá gốc
ban đầu của nguyên vật liệu sẽ được tính hết cho sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất và tiêu thụ. Kết
quả là với doanh nghiệp có hao phí ngun vật liệu càng lớn, tức hiệu suất sử dụng nguyên vật
liệu thấp thì giá thành sản phẩm càng cao, khi đó giá bán sản phẩm dựa trên cơ sở giá thành chắc
chắn cũng sẽ cao. Theo suy luận logic, khi đó người tiêu dùng phải trả tiền cao hơn mức bình
thường cho cả các hao phí mà họ khơng thực sự được sử dụng. Do vậy một phần chi phí cá thể
của doanh nghiệp đã được áp đặt và chuyển sang phía người tiêu dùng (trở thành chi phí bên
ngồi) và kết quả là làm tăng chi phí xã hội.
Từ góc độ của quản trị chi phí cũng có thể thấy, việc đánh giá giá trị phế liệu thu hồi theo giá
có thể thu hồi, thường là giá bán ước tính với giá thấp hơn nhiều lần so với giá gốc của nguyên
vật liệu, hệ quả là chi phí phế liệu thường bị bỏ qua, thậm chí được cho là khơng đáng kể với các
nhà quản trị. Do đó phần lớn chi phí phế liệu (tương ứng với phần chênh lệch) là chi phí ẩn trong
tổng chi phí thực tế được tính cho giá thành sản phẩm.
Ở góc độ của kế tốn mơi trường, dựa trên nguyên tắc bảo toàn khối lượng cũng như nguyên

tắc quan tâm như nhau đến cả hai bộ phận: sản phẩm thu được và phế liệu (hay phế thải) phát
sinh từ quá trình sản xuất, phần phế liệu thu hồi được truy nguyên giá đầu vào đối với nguyên
vật liệu, vì vậy chi phí phế liệu (và sau này là phế thải nếu không được tái chế) sẽ cao hơn gấp
nhiều lần so với chi phí phế liệu được đánh giá bởi KTCP truyền thống. Điều này đã làm tăng sự
chú ý của các nhà quản lý tới chi phí phế liệu từ quá trình sản xuất và dĩ nhiên họ phải tìm các
biện pháp quản lý thích hợp để giảm chi phí phế liệu, hoặc phế phẩm thu được từ quá trình sản


xuất, hệ quả là làm tăng hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu, gián tiếp giảm giá thành và giá bán
sản phẩm, vì thế cũng làm giảm chi phí bên ngồi và cuối cùng là giảm chi phí xã hội và tăng
hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.
Để làm rõ hơn vấn đề này, có thể lấy một ví dụ minh họa: Tại một doanh nghiệp quá trình
sản xuất sản phẩm A chỉ gồm một giai đoạn sản xuất. Nếu nguyên vật liệu đầu vào là 1.000kg,
với giá bình quân là 100đ/kg, kết thúc giai đoạn sản xuất thu được 1.000 sản phẩm A nhập kho
và 100kg phế liệu với giá ước tính là 10đ/kg.
Nếu coi các chi phí khác (nhân công trực tiếp và sản xuất chung) cùng với số tồn kho đầu kỳ
và cuối kỳ ở phân xưởng sản xuất là không đáng kể, ta thấy:
- Theo kế tốn truyền thống
+ Chi phí đầu vào tương ứng là 100.000đ (1.000kg x 100đ)
+ Phế liệu thu hồi được ghi giảm chi phí là 1.000đ (100kg x 10đ)
+ Do vậy giá thành của 1.000 sản phẩm A sẽ là 99.000 (100.000 – 1.000)
+ Giá thành đơn vị sản phẩm A sẽ là 99đ/sản phẩm (99.000/1.000)
- Theo kế tốn mơi trường
+ Chi phí đầu vào là 100.000đ (1.000kg x 100đ)
+ Phế liệu thu hồi ghi giảm chi phí là 10.000đ (100kg x 100đ)
+ Do vậy giá thành của 1000 sản phẩm A sẽ là 90.000đ (100.000 – 10.000)
+ Giá thành đơn vị sản phẩm A sẽ là 90đ/sản phẩm (90.000/1.000)
Như vậy chênh lệch giá thành đơn vị là 9đ, chênh lệch này phản ánh sự chuyển hóa từ chi phí
cá thể của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình sản xuất sang chi phí bên ngồi gán cho người
tiêu dùng hay cộng đồng phải thanh toán. Mặt khác, do chi phí phế liệu được đánh giá là khơng

đáng kể (thậm chí bằng khơng), dẫn đến các nhà quản trị khơng quan tâm tới chỉ tiêu này; và do
không đáng kể vì khơng ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận nên doanh nghiệp thường xem nhẹ chi
phí phế liệu và quản lý phế liệu, dẫn đến việc ứng xử với phế liệu như đồ bỏ đi và xả thẳng ra
ngồi mơi trường thay vì các biện pháp giảm thiểu hoặc xử lý trước khi đưa ra mơi trường bên
ngồi.
Ngược lại, do truy nguyên giá gốc của nguyên vật liệu đối với phế liệu từ sản xuất, chi phí
của phế liệu đã tăng lên đáng kể, điều này cảnh báo các nhà quản lý khơng được xem nhẹ chi phí
phế liệu và cần phải có biện pháp ứng xử với phế liệu ngang bằng với nguyên vật liệu đầu vào
như sử dụng hợp lý, tái chế hoặc xử lý ô nhiễm trước khi thải ra môi trường. Cách ứng xử đối
với chi phí phế liệu cũng cho thấy chi phí này là chi phí cá thể của bản thân doanh nghiệp và
phần này doanh nghiệp phải chịu do quản lý không tốt q trình sản xuất. Các chi phí này khơng
được chuyển cho người tiêu dùng hay rộng hơn là cộng đồng phải thanh tốn một cách khéo léo
như đối với mơ hình của KTCP truyền thống.
Đánh giá đúng đắn chi phí phế liệu hay rộng hơn là phế thải sau quá trình sản xuất sản phẩm
hoặc dịch vụ chính là tiền đề để các nhà quản lý không thể bỏ qua các chi phí trọng yếu này, từ
đó có thái độ ứng xử phù hợp với chi phí phế thải cũng như có các biện pháp nhằm giảm thiểu
chi phí phế thải. Điều đó dẫn tới giảm chi phí cá thể, giảm chi phí bên ngồi và cuối cùng là
giảm chi phí xã hội và tăng hiệu quả hoạt động mơi trường nói chung, vì với cùng một khối
lượng ngun vật liệu để tạo ra sản phẩm nhưng cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều phải trả
chi phí ít hơn.
4. Thảo luận và khuyến nghị
Từ những khác biệt cơ bản trong ứng xử kế tốn đối với chi phí phế liệu sau q trình sản
xuất có thể thấy kế tốn môi trường trong phạm vi của KTCP doanh nghiệp đã làm thay đổi căn
bản các nguyên lý trong KTCP và giá thành của kế toán truyền thống. Việc định giá đối với phế
liệu đã làm lung lay cơ sở của nguyên tắc trọng yếu trong kế toán truyền thống. Vấn đề đặt ra là,
như vậy trong KTCP hiện nay đối tượng nào (sản phẩm hay phế liệu) được cho là trọng yếu cần
phải tính tốn và trình bày một cách riêng biệt? Lẽ dĩ nhiên, dựa vào các lập luận trên chúng ta
thấy nếu như KTCP truyền thống chỉ tập trung vào chi phí được quy nạp vào giá thành sản



phẩm, dịch vụ thì kế tốn mơi trường đã coi tất cả các yếu tố đầu vào, đầu ra liên quan đến quá
trình sản xuất là trọng yếu. Vì thế, chi phí phế liệu cũng được ứng xử ngang bằng và cần phải
trình bày thành một khoản mục riêng biệt trên các báo cáo chi phí và giá thành.
Từ các lý giải về ứng xử kế toán đối với chi phí phế liệu, có thể có những khuyến nghị rộng
hơn đối với kế tốn các khoản mục có tính mơi trường trong KTCP tại các doanh nghiệp hiện
nay.
Thứ nhất, chi phí phế liệu, phế thải phát sinh trong q trình sản xuất cần phải được coi là
một khoản mục trọng yếu và vì vậy cần được kế tốn và trình bày thành một chỉ tiêu hoặc một
khoản mục riêng biệt.
Thứ hai, các phí tổn liên quan đến phế liệu, phế thải phải được tính trên cơ sở giá gốc của các
yếu tố đầu vào trước khi được tính vào hay loại bỏ khỏi giá thành sản phẩm.
Thứ ba, cần công khai các ứng xử đối chi phí phế liệu (phế thải) trên các báo cáo chi phí mơi
trường của kế tốn doanh nghiệp. Trong các báo cáo này, vì tầm quan trọng của chi phí phế thải
và phế liệu, doanh nghiệp cần phải lập hoặc trình bày riêng các phí tổn vật liệu trong quá trình
sản xuất. Mặt khác, trong các báo cáo môi trường thường niên, doanh nghiệp cần công khai các
chỉ tiêu liên quan đến hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu, chứ không chỉ dừng lại ở báo cáo về
đóng góp cho các hoạt động mơi trường của cộng đồng như một số doanh nghiệp đã thực hiện.
Thơng qua các báo cáo mơi trường đó, người tiêu dùng và rộng hơn là cộng đồng có thể đánh giá
mức độ thân thiện với môi trường trong hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ tư, bên cạnh các chế tài pháp luật về mơi trường cũng cần có khuynh hướng dẫn kế tốn
mơi trường trong doanh nghiệp để trên cơ sở đó có những khn mẫu nhất định cho kế tốn mơi
trường nói chung và KTCP mơi trường nói riêng; xác định được ranh giới giữa kế tốn tài chính
mơi trường (phục vụ cho báo cáo môi trường công khai) với kế tốn quản trị mơi trường (phục
vụ cho quản trị nội bộ) trong doanh nghiệp.
5. Kết luận
Kế tốn mơi trường là sự phát triển tất yếu của kế toán để đáp ứng các yêu cầu mà xã hội
đang đặt ra. Vấn đề là cùng với sự thay đổi tư duy của cộng đồng với môi trường tự nhiên từ
khai thác, tận diệt sang khai thác, bảo tồn, duy trì để phát triển bền vững thì cũng cần có sự thay
đổi trong các cơng cụ quản lý. KTCP mơi trường chính là một trong những bộ phận cấu thành
quan trọng của kế tốn mơi trường trong doanh nghiệp nói chung hướng tới mục tiêu làm rõ hơn

và minh bạch hơn các chi phí mơi trường trong doanh nghiệp, từ đó định hướng lại và thay đổi tư
duy của các nhà quản trị đối với các vấn đề mơi trường. Lợi ích cá thể của doanh nghiệp chỉ có
thể bền vững khi nó gia tăng cùng với lợi ích của xã hội, bằng khơng nếu chỉ tối thiểu hóa chi phí
cá thể nhưng lại tăng chi phí bên ngồi và chi phí xã hội thì sự bền vững của doanh nghiệp cũng
khơng đạt được. Ở khía cạnh đó, KTCP mơi trường chính là công cụ mang lại những tư duy mới
mẻ đối với kế tốn truyền thống và nó là một lĩnh vực cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn
thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ15/2006, Quyển 1 – Hệ thống tài khoản
kế toán (2006), Bộ Tài chính.
2. Nguyễn Chí Quang (2003), Cơ sở hạch tốn mơi trường doanh nghiệp, NXB Khoa học
kỹ thuật.
3. Phạm Đức Hiếu (2008), “Kế tốn mơi trường: Một góc nhìn từ trách nhiệm xã hội của
đơn vị kế tốn”, Tạp chí Khoa học thương mại, số 24, 6/2008.
4. Nguyễn Mạnh Hiền (2008), “Kế tốn quản trị mơi trường và việc áp dụng tại VN”, Tạp
chí Khoa học thương mại, số 24, 6/2008.
5. Gray, R. et al (1993), Accounting for the Environment, Paul Chapman Publishing.
6. UNDSD (2001), Environmental Management Accounting Procedures and Principles,
New York.



×