Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.86 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC KHOA TỰ NHIÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TIỂU LUẬN
MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài:
KHÁI NIỆM VỀ SỨC MẠNH NHÂN DÂN TRONG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN

TỘC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ LIÊN HỆ TRONG QUÁ TRÌNH DỰNG XÂY VÀ
PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TA NGÀY NAY

Sinh viên: Hồ Cơng Bình

HÀ NỘI – 2021

MỤC LỤC


LỜI NĨI ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng, nhà văn hóa tài ba của dân tộc và nhân loại.
Người đã cho chúng ta thừa hưởng thứ tinh thần vô giá, những tư tưởng cao đẹp
về nhiều mặt. Trong đó phải kể đến tư tưởng về đại đồn kết - tư tưởng đặc biệt,
có giá trị trường tồn qua năm tháng trong sự phát triển của dân tộc và toàn nhân
loại. Đây là tư tưởng xuyên suốt và thống nhất trong tư duy và trong hoạt động
cách mạng của Bác và đã trở thành chiến lược quan trọng của Đảng ta, luôn
song hành cùng những thắng lợi đầy tự hào của dân tộc.

Page | 2



NỘI DUNG
A. KHÁI NIỆM VỀ SỨC MẠNH NHÂN DÂN TRONG KHỐI
ĐẠI ĐỒN KẾT TỒN DÂN TỘC CỦA CHỦ TỊCH HỒ
CHÍ MINH
I)
Cơ sở hình thành khái niệm
a) Cách mạng - sự nghiệp quần chúng nhân dân
Chủ nghĩa Mác-Lênin: Sự nghiệp quần chúng chính là cách mạng, nhân
dân tạo nên lịch sử, giai cấp vô sản muốn chỉ huy cách mạng phải trở thành
dân tộc, liên minh công nông là điều kiện để xây dựng lực lượng của cách
mạng. Quan điểm đã cho các dân tộc bị áp bức thấy “ánh sáng nơi cuối
đường hầm”. Liên minh giai cấp công nhân là vơ cùng thiết yếu, là chìa khóa
cho thắng lợi của cách mạng vơ sản. Nếu khơng có sự ủng hộ của nhân dân
lao động và đội ngũ tiên phong thì cách mạng vô sản không thể thành công
được
b) Truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam
“Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là truyền thống quý báu của
ta hàng nghìn năm nay. Khi tổ quốc bị xâm lược, tinh thần ấy lại trỗi dậy, kết
thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, càn qt mọi hiểm nguy, gian
khó, nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Dù đã trải qua nhiều thăng
trầm khác nhau nhưng lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt
Nam đã được “thử lửa” qua hàng nghìn năm lịch sử chống giặc ngoại xâm
bảo vệ Tổ quốc.
c) Bài học xương máu về những thành công và thất bại của các phong
trào cách mạng Việt Nam và trên thế giới
Dựa vào tinh thần đoàn kết dân tộc, chúng ta đã làm nên những chiến
thắng lừng lẫy, vẻ vang: chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
năm 938 chấm dứt hơn một nghìn năm chịu ách đơ hộ hay các cuộc chiến
của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo,…
Năm 1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên, khởi đầu cho thời kỳ

xâm lược dân tộc ta. Gần 80 năm dài đằng đẵng đó, lịng u nước và truyền
thống đồn kết của dân tộc lớn hơn bao giờ hết. Nó hợp thành một thể thống

Page | 3


nhất, vượt qua mọi nguy hiểm, khó khăn thơng qua các xu hướng khác nhau
để cứu nước dù cuối cùng tất cả các xu hướng đó đều bị thất bại. Bác Hồ đã
thấy được những thiếu sót trong việc tập hợp lực lượng của các nhà yêu
nước và chủ trương nắm bắt những đòi hỏi khách quan của lịch sử. Chính
những điều này đã thổi lên ngọn lửa bùng cháy, ý chí quyết tâm ở Bác, để rồi
Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 nơi bến cảng Nhà
Rồng. Cuộc khám phá này đã giúp Người hiểu ra: “Những dân tộc thuộc địa
tiềm tàng một sức mạnh to lớn, tuy vậy, các cuộc đấu tranh chưa đi đến
thắng lợi bởi họ chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết với giai cấp cơng
nhân, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức…”.
Bước ngoặt xảy ra vào năm 1917, Cách mạng tháng 10 Nga đã đưa Hồ
Chí Minh đến quyết định trong việc chọn con đường giải phóng dân tộc. Để
thấu suốt con đường Cách mạng tháng 10 và những bài học kinh nghiệm mà
cuộc cách mạng này đã mang lại cho phong trào cách mạng thế giới, Người
đã ngày đêm nghiên cứu và tìm ra những phương hướng, đường lối cho dân
tộc Việt, đặc biệt là bài học về sự huy động, đoàn kết lực lượng quần chúng
công nông đông đảo.
II)
Ý kiến chủ quan của Hồ Chí Minh về đại đồn kết
a Đại đồn kết là mục tiêu, nhiệm vụ tối quan trọng của cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đại đồn kết toàn dân tộc là một chiến
lược tối thiểu, lâu dài, là lời giải cho thành cơng của cách mạng: “Đồn kết
là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy
thắng lợi". Muốn thành cơng phải tập hợp các lực lượng, xây dựng khối đại

đoàn kết dân tộc bền vững. Người cho rằng, thất bại cuối thế kỷ XIX là do
nước ta khơng đồn kết thành một thể thống nhất. Muốn thành cơng phải có
lực lượng cách mạng và muốn có lực lượng cách mạng phải đoàn kết. Trước
khi ra đi, Bác một lần nữa nhấn mạnh lại về truyền thống quý báu của dân
tộc ta - đồn kết. Bác căn dặn các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần
giữ gìn sự đồn kết của Đảng như giữ gìn con ngươi trong mắt mình. Những
cử chỉ lời nói của Bác đã cho thấy được sự tận tâm, hết mình vì đất nước,
con dân của vị lãnh tụ kính yêu.
Page | 4


d) Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn nhân dân
“Ta đoàn kết để đấu tranh cho độc lập và tự do của tổ quốc, ta cịn phải
đồn kết để dựng xây, bảo vệ nước nhà. Những người tài đức vẹn tồn, có
sức, có lịng phụng sự với tổ quốc và nhân dân thì ta đồn kết với họ”, chủ
tịch Hồ Chí Minh nói. Đại đồn kết tồn dân muốn thành cơng thì phải tiếp
tục phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước của dân tộc, phải có tấm lòng
bao dung với con người. Người cho rằng: liên minh cơng nơng - lao động trí
óc là điều kiện cơ sở cho khối đại đoàn kết toàn dân, nếu có vững chắc thì
khối đại đồn kết dân tộc mới được mở rộng, không sợ hãi trước bất cứ thế
lực nào.
e) Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là
mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng
Mặt trận dân tộc thống nhất dựa theo:
Một là trên nền tảng liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hai là hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương.
Ba là đoàn kết lâu dài, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Quan điểm của Người là “Cầu đồng tồn dị”, có nghĩa: đề cao cái chung
qua đó hạn chế cái riêng cái khác biệt. Mùa xuân năm 1951, tại hội nghị đại
biểu Mặt trận Liên - Việt tồn quốc, Bác nói: “Đại đồn kết trước hết phải

đoàn kết đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và
các tầng lớp lao động khác… Bất kỳ ai ủng hộ hồ bình, thống nhất, độc lập,
dù họ trước đây có là kẻ thù của chúng ta, giờ chúng ta cũng đồn kết với
họ. Đồn kết là một chính sách, khơng phải là một thủ đoạn chính trị. Ta
đồn kết vì độc lập và tự do của tổ quốc, để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có
đức, có sức, có lịng với tổ quốc, nhân dân thì ta đồn kết với họ. Nền có
vững, nhà mới chắc chắn, gốc có tốt thì cây mới tốt tươi. Trong chính sách
đồn kết phải khắc phục hai sai lầm: cô độc, hẹp hịi và đồn kết vơ ngun
tắc”. Người đã nói lên sự cần thiết phải mở rộng và củng cố mặt trận cũng
như niềm tin vào sự phát triển bền vững của khối đại đoàn kết dân tộc trong
tương lai.

Page | 5


f) Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành cơng của
cách mạng
Với Bác, đồn kết là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Người
cho rằng muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức, nhân dân phải tự cứu mình
bằng đấu tranh cách mạng, bằng cách mạng vơ sản. Đồn kết là tư tưởng cơ
bản, nhất qn. Đồn kết nắm giữ thành cơng cách mạng vì đồn kết tạo nên
sức mạnh, là chìa khóa cho mọi thành cơng. Muốn đưa cách mạng thắng lợi
phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc vào
một thể thống nhất. Đồn kết phải ln là vấn đề sống cịn của cách mạng.

B. LIÊN HỆ TRONG QUÁ TRÌNH DỰNG XÂY VÀ PHÁT
TRIỂN ĐẤT NƯỚC NGÀY NAY
I Thực trạng chung đất nước Việt Nam ta ngày nay
Cuộc Cách mạng Việt Nam hơn 70 năm là minh chứng rõ nét cho sức
mạnh vĩ đại của sự đoàn kết của dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc, đã trở thành

kim chỉ nam xuyên suốt đường lối chiến lược của Đảng trong cuộc cách
mạng dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. 20 năm thực hiện công cuộc
đổi mới, với nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức, khối đại đồn kết dân tộc đã được mở rộng hơn, là yếu tố
thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, duy trì ổn định đất nước. Những cách
thức tập hợp nhân dân đa dạng hơn, dân chủ xã hội tiếp tục phát huy, bước
đầu đã hình thành khơng khí dân chủ trong xã hội. Tuy nhiên, mối quan hệ
giữa Đảng, nhà nước và nhân dân đang đứng trước những thử thách mới.
Lòng tin vào Đảng của một bộ phận nhân dân còn chưa vững chắc, tâm
trạng của nhân dân có những biểu hiện trái chiều, lo lắng về sự phân hoá
giàu nghèo, về việc làm và đời sống, phẫn nộ trước bất công xã hội, trước tệ
nạn tham nhũng, quan liêu, lãng phí những cán bộ, đảng viên ưu tú. Bên
cạnh đó, các thế lực thù địch khơng ngừng phá hoại khối đại đồn kết dân
tộc, ln kích động “dân chủ, nhân quyền”, kích động vấn đề dân tộc, tôn
giáo nhằm chia rẽ nội bộ đảng, nhà nước và nhân dân ta.

Page | 6


III)
Mục tiêu, những yêu cầu tối thiểu
a Muốn có sức mạnh toàn dân cần phát huy những nét đẹp, truyền
thống nhân đạo của dân tộc
Đây là những truyền thống có từ lâu đời, phát triển hàng nghìn năm
xuyên suốt bao thăng trầm, biến cố lịch sử. Phải có lịng khoan dung, độ
lượng với con người. Trong mỗi cá nhân đều có mặt tốt, mặt xấu. Cần có
cái nhìn khách quan, cởi mở, bao dung với mỗi người. Trân trọng phần
thiện lương trong mỗi con người, dù đó có là phần nhỏ bé nhất. Trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, người cũng tin rằng, trong mỗi con người Việt Nam,
“ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước”. Tấm lòng ấy có thể bị bụi

phủ che mờ, bị những thành phần, những phái phản động làm cho mụ mị,
nhưng chỉ cần ta dành thời gian thức tỉnh lương tri những con người ấy,
lòng yêu nước lại một lần lộ rõ. Và đoàn kết trong một khối nhưng đồng
thời cũng phải đề cao sự “nhân bản”, tức là chấp nhận và tôn trọng màu
sắc riêng của mỗi cá nhân. “Một người vì mọi người, mọi người vì một
người”.Dân tộc, nhân dân đều chỉ một cộng đồng, một khối đông người.
Muốn sức mạnh tồn dân được kiên cố, vững chắc thì cần xác định được
nền móng và làm nền móng được vững trước. Giống như móng nhà hay
gốc cây, móng càng chắc thì nhà sẽ càng khó đổ, cây có rễ chắc mới tốt
tươi. Nhưng khi đã có nền tốt thì các tầng, các lớp càng phải liên kết chặt
chẽ.
g) Phát huy sức mạnh toàn dân, thúc đẩy đại đoàn kết dân tộc là nhiệm
vụ hàng đầu của Đảng.
Đồn kết là cơng việc của toàn dân tộc, để phát huy sức mạnh toàn dân,
sự lãnh đạo, dẫn dắt của Đảng và Nhà nước cũng giữ vai trị vơ cùng quan
trọng. Quyền lãnh đạo của Đảng phải do dân thừa nhận, do dân bầu chọn
và quyết định. Khi có được quyền ấy, Đảng phải có nhiệm vụ dẫn dắt,
vạch ra những chiến lược đúng đắn theo từng giai đoạn phát triển của đất
nước, nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo phù hợp với lợi ích của nhân
dân. Sự đoàn kết thống nhất của Đảng phải dựa trên cở sở lý luận của
Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin; cương lĩnh, đường lối, quan điểm của
Đảng; điều lệ Đảng; nghị quyết của tổ chức đảng các cấp.
Page | 7


Đồng thời, phải thực hành dân chủ rộng rãi ở trong Đảng, nghiêm chỉnh
tự phê bình và phê bình, thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng,
chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực khác, phải sống với
nhau có tình có nghĩa. Có đồn kết tốt thì mới tạo ra cơ sở vững chắc để
thống nhất ý chí và hành động.Sự đồn kết trong Đảng là cơ sở vững

chắc để xây dựng sự đoàn kết trong Mặt trận. Đảng đoàn kết, dân tộc
đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng đối với nhân dân sẽ tạo nên
sức mạnh bên trong, để dân tộc vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi
kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Đảng, Nhà nước phải
xây dựng, phát huy cao độ sức mạnh toàn dân, kết hợp sức mạnh toàn
dân với sức mạnh thời đại.
IV)
Tầm quan trọng của sức mạnh tồn dân trong cơng cuộc xây
dựng đất
nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh ngày nay
a Tinh thần đoàn kết của quân và dân để vượt qua dịch bệnh.
Trong thời kì dịch Covid đang hồnh hành, gieo rắc bao nỗi sợ hãi,
những mất mát, tang tóc ở khắp nơi trên thế giới, hàng chục triệu trái tim
người dân Việt Nam một lòng hướng về Đảng, Nhà nước, nghiêm túc
chấp hành những chủ trương, chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng trong công tác
chống dịch. Từ những anh bộ đội, những sinh viên tình nguyện ngủ ngồi
trời, dưới lều tạm bợ đề nhường chỗ cho người cách ly, đến những tiếp
viên, phi cơng tình nguyện tham gia vào các chuyến bay cứu trợ, chở
đồng bào từ vùng dịch về quê hương. Và đặc biệt, ta không thể không
nhắc đến quỹ vắc-xin Covid 19 do Nhà nước kêu gọi. Đây chính là “quỹ
của sự nhân ái, tinh thần đồn kết, trái tim kết nối trái tim” (Thủ tướng
Phạm Minh Chính). Phát biểu tại buổi lễ ra mắt quỹ phòng chống Covid
diễn ra vào tối 05/6 tại Hà Nội, Thủ tướng cịn nhấn mạnh: “ sự chia sẻ,
trách nhiệm, cảm thơng của Nhân dân với Nhà nước là nhân tố quan
trọng, quyết định để chúng tôi tin rằng Quỹ vắc xin phòng chống COVID19 sẽ nhận được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân trong nước và kiều
bào ta ở nước ngồi”.Chính sức mạnh của tồn dân là vũ khí tối tân, sắc
bén nhất, là tài sản quý giá nhất để chống lại dịch bệnh, sớm đưa đất nước
Page | 8



trở lại cuộc sống an tồn, bình n.
h) Tinh thần tương thân tương ái của người dân cả nước hướng về đồng
bào miền Trung.
Năm 2020 vừa qua, miền Trung nước ta phải gánh chịu trận lũ lịch sử,
để lại hậu quả vô cùng nặng nề về cả người và của. Trước những mất mát,
thiệt hại to lớn đó, tinh thần đồn kết, tấm lịng “thương người như thể
thương thân” lại ấm hơn bao giờ hết. Từ thành thị đến nông thơn, từ trong
nước đến ngồi nước, những người con Việt Nam liên tục ủng hộ tiền của,
thuốc men, nhu yếu phẩm cho đồng bào, hướng về miền Trung thân yêu.
i) Sinh viên và hành động để phát huy sức mạnh tồn dân.
Sinh viên chính là lực lượng chủ nhân tương lai của đất nước, được
giáo dục và bồi dưỡng cả về chun mơn và đạo đức cách mạng. Đây
chính là lực lượng đi tiên phong có khả năng kế thừa những truyền thống
yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của toàn dân tộc để xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc. Mỗi cá nhân sinh viên phải có ý thức sống hịa nhập,
biết lắng nghe, tơn trọng. Tơn trọng bản và tôn trọng cái chung của tập thể
và tôn trọng màu sắc của những cá nhân khác. Cuộc sống sẽ đẹp hơn khi
ta được sống trong môi trường thoải mái, lành mạnh, thân thiện, yêu
thương và tràn đày hơi ấm tình bạn. Mỗi cá nhân sẽ là người quyết định
làm nên sự đoàn kết của một lớp học. Sự đoàn kết đó chính là nền tảng
góp vào sự đồn kết cho tồn dân tộc.

C. Kết luận.
Qua các phân tích trên, có thể thấy, sức mạnh nhân dân của khối đại
đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, bền vững, không chỉ với cách mạng Việt Nam mà cịn trong thời
kì xây dựng đất nước ngày nay. Trước tình hình đất nước đang đi vào
hội nhập cùng thế giới, nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, khi dịch
bệnh đang cịn những diễn biến phức tạp, để giữ vững ổn định chính trị xã hội, việc củng cố sức mạnh toàn dân là việc làm mang tính thời sự,
cấp bách. Để làm được điều đó, Đảng và Nhà nước cần phải kế thừa,

phát triển những truyền thống của dân tộc, đặc biệt là coi con người
Page | 9


khơng chỉ là mục tiêu mà cịn là động lực của đất nước trong thời kì
mới.

Page | 10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2006)
[2]. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ, IX, X,
XI.
[3]. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên
soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003.
[4]. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Một số trang web điện tử:
[5]. Website Đảng cộng sản Việt Nam
[6]. Website Bách khoa toàn thư mở
[7]. Website Báo Đại đoàn kết />[8]. Báo Quảng Ngãi -Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc:
/>[9]. Báo Nhân dân (06/1/2020): />[10]. Báo tuổi trẻ: />[11].Trang tin về dịch bệnh: />[12]. Báo tuổi trẻ (19/5/2021) />
Page | 11



×