Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

đức tính tốt đẹp của Bác Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.65 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÀI THU HOẠCH MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Duy Quỳnh
Sinh viên thực hiện: Hồ Cơng Bình


BÀI LÀM
Hịa trong khơng khí những ngày tháng Năm lúc này, người dân Việt Nam không chỉ hân hoan kỷ niệm
chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng, khơng khí dân chủ của ngày bầu cử. Đồng bào Việt Nam cũng
không qn được rằng đó chính là khoảng thời điểm mà vị lãnh tụ kính yêu của dân ta – chủ tịch Hồ
Chí Minh được sinh ra. Khi nghe thấy tiếng Hồ Chí Minh, nhân dân ta khơng ai khơng thể qn cơng
lao của người. Hành trình mang lại độc lập, tự do cho nhân dân ta của người đã diễn ra với biết bao
thăng trầm. “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”, câu thơ nổi tiếng trong bài thơ “Viếng lăng
Bác” của nhà thơ Viễn Phương đã như một lời khẳng định rằng cuộc đời của Bác giống như những đáo
hoa tươi thắm dành cho con dân đất nước ta
Vào thời điểm cách đây 131 năm, Người cất tiếng khóc trào đời tại xã Kim Liên, huyện Nam
Đàn, Nghệ An. Người sinh ra trong một gia đình nhà Nho với thân mẫu là bà Hoàng Thị Loan cùng
thân phụ là ông Nguyễn Sinh Sắc. Cũng bởi thế, mà Người cũng được sống trong gia đình tràn đầy tình
yêu thương và sự ấm áp
Khi mới 11 tuổi, thân mẫu của Người đột ngột ra đi, giữa hoàn cảnh đất nước bị áp bức, bóc lột
thì chàng trai Nguyễn Sinh Cung khi đó cũng đã có những suy nghĩ trưởng thành hơn mọi người . Từ
nhỏ, Người đã tỏ ra mình là người ham học hỏi, tích cực tiếp thu kiến thức khi ln tích cực theo bước
cha mình là ông Nguyễn Sinh Sắc đi đây đi đó để học hỏi. Khi mẹ mất, Người theo cha trở về Nghệ
An, rồi lấy tên là Nguyễn Tất Thành, tích cực học chữ Hán và còn theo cha đi một số nơi, học thêm
nhiều điều. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế, thời gian đầu học trường Pháp - Việt, sau
học trường Quốc học Huế. Tháng 6/1909, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Bình Định, tháng 8/1910
vào Phan Thiết, Bình Thuận làm giáo viên trường Dục Thanh. Tháng 02/1911, Nguyễn Tất Thành vào
Sài Gịn. Từ đó, những bước ngoặt trong cuộc đời của chàng trai Nguyễn Tất Thành cũng bắt đầu đến
với cậu. Theo ý kiến của tôi, nếu không phải sống trong hoàn cảnh đất nước bị xâm chiếm, áp bức thì


có lẽ giờ đây Người cũng chỉ là một nhà Nho giống cha của mình rồi…
Trong giai đoạn 1911-1920, phong trào cách mạng theo khuynh hướng tư sản bắt đầu nổi lên và
phát triển tại đất nước ta với tiêu biểu là hai cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh nhưng lại không đạt
được kết quả như mong muốn. Chính vì thế, nhiều câu hỏi nảy ra trong đầu chàng trai Nguyễn Tất
Thành. Thấy được sự bóc lột của thực dân Pháp, Người tự nhủ rằng phải sang nước Pháp để xem đất
nước đó có đúng với tư tưởng tự do-bình đẳng-bác ái hay khơng mà cũng để tìm con đường cách mạng
cho nước nhà. Người đã sớm hun đúc ý chí và khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân, cho
nước. Ngày 5/6/1911 với tên gọi mới là Văn Ba, Người đã lên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng
Nhà Rồng đi Mác xây (Pháp). Từ năm 1912 -1917, Nguyễn Tất Thành đi qua một số nước châu Phi,
châu Mỹ. Thời điểm này, người cũng đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc. Cái tên thể hiện lòng yêu nước
của Người. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và
thuộc địa. Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Chính từ
đây, ý thức đưa đất nước theo con đường vô sản đã được thắp lên trong tâm khảm Người.
Trong giai đoạn 1921-1930, sau khi kết thúc quá trình đi khảo sát qua biết bao quốc gia, Người
đã quyết định sẽ thực hiện cách mạng theo con đường Xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là thời điểm Cách
mạng tháng mười Nga vừa thành công và quốc gia Liên bang Xô Viết cũng đang thành hình, người liên
tục học hỏi, tìm hiểu về chủ nghĩa Mác-Lenin. Người cũng luôn được đánh giá là thành viên tích cực
của Quốc tế Cộng sản. Để rồi năm 1930, được cử về Hương Cảng, Trung Quốc chủ trì buổi họp thành
lập buổi họp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đây, ta cũng thấy được sự sáng suốt và khâm phục
Người. Từ một con người ở đất nước xa lạ, nhỏ bé như xứ An Nam còn đang là thuộc địa của Pháp,
nhưng Người đã trở thành một người có chỗ đứng trong cộng đồng vô sản quốc tế và ngọn cờ đầu cho
chủ nghĩa xã hội Việt Nam ở quốc tế.
Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, Nguyễn Ái Quốc dần có chỗ đứng
trong cuộc cáng mạng vơ sản của Việt Nam. Người luôn là đại diện của Quốc tế Cộng sản, ln quan
sát, đơn đốc tình hình Việt Nam, chỉ đạo nhân dân dù người vẫn đang hoạt động chủ yếu tại nước


ngồi. Tháng 10/1938, Người rời Liên Xơ đến Diên An (Trung Quốc) làm việc tại Bộ chỉ huy Bát lộ
quân, sau đó bắt liên lạc với tổ chức Đảng, chuẩn bị về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt
Nam.Ngày 28/1/1941, sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc trở về nước tại Cao Bằng. Cùng

lúc đó, tình hình thế giới cũng bắt đầu chuyển biến tốt cho cách mạng Việt Nam. Chiến tranh thế giới
thứ hai diễn ra dẫn tới việc các nước đế quốc sâu xé nhau đã tạo điều kiện cho các nước thuộc địa như
xứ An Nam ta dành độc lập. Người cũng thấy được điều này, nhận biết thời cuộc mà cũng bắt đầu tổ
chức các hội, truyền bá mạnh mẽ những tư tưởng cách mạng tới với mọi người dân hơn, xây dựng quân
đội,… Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt
Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc bắt liên lạc với Đồng minh, cùng phối
hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Việc này dã thể hiện lịng u nước
cũng như tâm huyết và lòng quyết tâm của Người cho sự độc lập của nhân dân ta. Không may, khi trên
đường sang Trung Quốc thì Người lại bị quân của Tưởng Giới Thạch bắt giữ tại tỉnh Quảng Tây. Trong
thời gian bị bắt giữ thì Người cũng viết cuốn “Nhật ký trong tù”. Tác phẩm này không chỉ lưu lại cuộc
sống đầy khổ sở của Hồ Chí Minh ở trong nơi tù đày mà đây cũng là một tác phẩm tiêu biểu trong cuộc
đời văn chương của Người. Có lẽ sinh ra trong một gia đình nhà Nho nên Người đã mang cho mình khả
năng viết văn và ngộn từ, kết hợp với vốn hiểu biết mà trong suốt cuộc đời của mình mà Người đã viết
biết bao tác phẩm hay và nhiều trong số chúng cũng được cộng đồng quốc g₫tế đánh giá cao. Tới tháng
̣9/1943 thì Người được trả tự do.
Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh chỉ thị
thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Người,
Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họp quyết định Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc
dân đã bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ
tịch. Sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc. Nhận thấy các
mối nguy hại đã hết, Bác đã đưa ra quyết định phải chớp lấy thời cơ mà giành chính quyền ngay từ tay
Nhật. Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính
quyền thắng lợi. Ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người đọc Tuyên ngôn độc lập,
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Ước mong
của Người bấy lâu nay cũng đã thành, đất nước Việt Nam cuối cùng cũng đã có chính quyền, độc lập.
Từ đó, người dân ta coi Bác như vị cha già dân tộc, cái tên thân thương “Bác Hồ” cũng được ra đời.
Tuy nhiên, đất nước ta lại là một miếng mồi ngon với các nước đế quốc. Từ đây đất nước ta dù
độc lập nhưng Bác lại phải mang trong mình lãnh trách nhiệm dành chiến thắng trước thực dân Pháp.
Năm 1946, thực dân Pháp quay trở lại Việt Nam với mục tiêu khơng gì khác ngồi thiết lập lại chế độ

thuộc địa tại Đơng Dương. Ngày 02/03/1946, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được thành lập do Hồ
Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 03/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội giao nhiệm vụ thành
lập Chính phủ mới do Người làm Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính phủ (từ tháng 11/1946 - đến
tháng 9/1955) và kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu
làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược, mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 lừng lẫy năm châu,
chấn động địa cầu, đưa miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với công lao lớn như vậy, Bác Hồ
luôn được nhân dân kính trọng, u q. Nhưng bác ln giữ cho mình một lối sống giản dị, khiêm
nhường, ln gần gũi với mọi người và đưa ra những quan điểm với nhân dân, lãnh đạo đất nước để
truyền lại cho thế hệ sau. Bác ln là hình mẫu để mỗi người dân noi theo, là người lãnh đạo đất nước
mà tất cả mọi người đều luôn học tập.
Khi kháng chiến chống Pháp thành công, Bác vẫn luôn luôn và mong muốn những người dân
tại miền Nam có thể chung sống trên một đất nước, bỏ đi sự chia cắt tại vĩ tuyến 17. Điều này luôn
được nhấn mạnh trong mỗi cuộc họp ở các cấp mà có sự có mặt của người kể từ năm 1954. Cùng với


Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối đúng đắn, lãnh đạo cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công cuộc cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thắng
lợi; đặt nền móng và khơng ngừng vun đắp tình hữu nghị giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên
thế giới, giữa Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) với các Đảng Cộng sản và
phong trào công nhân quốc tế.
Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời là tổn thất vơ cùng lớn lao. Đồng bào và chiến
sĩ cả nước ta thương nhớ Người khôn xiết. Sự ra đi của Người để lại mn vàn tình thương u cho
tồn Đảng, tồn dân tộc Việt Nam và tình đồn kết thân ái với nhân dân tiến bộ trên thế giới. Trước khi
qua đời, Người vẫn ln hỏi về tình hình tại miền Nam, ln hỏi về tình hình đất nước, nhân dân. Hành
động dù nhỏ nhưng nó đã thể hiện khát khao mong muốn thống nhất non song nối liền một dải, sự quan
tâm tới nhân dân của một vị lãnh tụ đáng kính.
Cịn đối với riêng ngành Y chúng ta thì Bác ln dành một sự quan tâm đặc biệt tới từng các y,
bác sĩ. Trong thư gửi cán bộ y tế toàn quốc năm 1955, Bác viết: “Người bệnh phó thác tính mệnh của

họ nơi các cơ chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe của
đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như
anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”, câu nói đó
rất đúng”. Khơng chỉ vậy, bác Hồ cũng đã căn dặn các với ngành Y 3 điều: đoàn kết, thương yêu người
bệnh, xây dựng một nền y học của riêng ta! Đó cũng chính là điều mà sinh viên ngành Y chúng ta sẽ
ln phải ghi nhớ, noi theo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân
tộc ta, nhân dân ta và vì hịa bình, tiến bộ xã hội trên thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt,
đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ. Cuộc đời và sự
nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là tấm gương sáng ngời cho lớp lớp thế hệ
người Việt Nam học tập và noi theo.



×