Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Máy xét nghiệm huyết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
���

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

CƠ SỞ VẬT LIỆU SINH HỌC
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
NHÓM: PLASMA
CHỦ ĐỀ: MÁY XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC SYSMEX KX – 21

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19, tháng 11, năm 2020

1 | Page


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH

2 | Page


I.

GIỚI THIỆU
I.1.

Huyết học và xét nghiệm huyết học


Huyết học là ngành khoa học nghiên cứu về máu, các cơ quan tạo máu và các
bệnh về máu1. Xét nghiệm huyết học thường được sử dụng để chẩn đoán và điều trị
bệnh. Các xét nghiệm huyết học bao gồm các xét nghiệm về máu, protein trong máu
và các cơ quan sản xuất máu. Các xét nghiệm huyết học có thể giúp chẩn đốn bệnh
thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn đơng máu và bệnh bạch cầu 2. Thơng thường, xét
nghiệm máu có 2 loại: xét nghiệm cơng thức máu tồn phần và xét nghiệm sinh hố
máu:


Xét nghiệm cơng thức máu tồn phần (CBC – Complete Blood Count), hay xét
nghiệm máu tổng quát, là kiểu xét nghiệm máu phổ biến nhất. Xét nghiệm máu
tổng quát có thể giúp phát hiện các bệnh về máu và các rối loạn, chẳng hạn như
thiếu máu, nhiễm trùng, vấn đề đông máu, ung thư máu và rối loạn hệ miễn
dịch. Xét nghiệm này đo lường nhiều phần khác nhau của máu.



Xét nghiệm sinh hóa máu: là một nhóm các xét nghiệm đo các chất khác nhau
trong máu, thường được thực hiện trên phần huyết tương của máu. Xét nghiệm
sinh hóa máu bao gồm xét nghiệm đường huyết, canxi và điện giải, cũng như
xét nghiệm máu để đo chức năng thận.
I.2.

Máy xét nghiệm huyết học SYSMEX KX – 21

Máy xét nghiệm huyết học là một thiết bị được sử dụng để xét nghiệm cơng
thức máu hồn chỉnh (CBC). Nó thực hiện phân tích định lượng và định tính các thành
phần trong máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Được sử dụng trong các phịng thí
nghiệm phân tích hoặc trong các bệnh viện3.
Sysmex KX-21 là một dòng máy xét nghiệm huyết học của hãng SYSMEX,

Nhật Bản. Đây là máy đếm tế bào máu tự động, đa thông số dùng để chẩn đốn trong
các phịng thí nghiệm lâm sàng. KX-21 xử lý khoảng 60 mẫu một giờ và kết quả phân
tích được hiển thị trên màn hình LCD với các đường cong phân bố của hồng cầu, bạch
cầu và tiểu cầu, cùng với dữ liệu của 18 thơng số. Nó thực hiện phân tích nhanh chóng
và chính xác 18 thơng số trong máu đồng thời phát hiện các mẫu bất thường. Máy sử
dụng ba khối detector và hai loại dung dịch pha lỗng để phân tích máu4.
3 | Page


Hình 1. Máy xét nghiệm huyết học SYSMEX KX – 21
II.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
2.1. Nguyên lý đếm tế bào bằng phương pháp điện trở kháng (đo RBC, WBC,

PLT).
Trong buồng đếm có đặt một khe đếm có lỗ đủ nhỏ đủ cho tế bào máu đi qua.
Các tế bào máu được tạo thành dòng và đưa vào khe đếm. Trong buồng đếm có đặt hai
bản điện cực dương và âm giữa hai bên của khe đếm và buồng đếm. Ngoài ra trong
buồng đếm còn đặt một bộ phận taọ áp suất. Mỗi khi có áp suất thay đổi thì tế bào máu
sẽ đi qua khe đếm ngay lập tức sẽ thay đổi trở kháng của dòng điện một chiều, làm
xuất hiện xung điện. Số lượng xung điện tỷ lệ với số lượng tế bào máu đi qua khe đếm.

4 | Page


Hình 2. Nguyên lý đếm dựa theo sự thay đổi trở kháng điện
Một nguồn điện áp không đổi được đặt vào hai cực điện (một ở buồng trộn và
một ở buồng đếm). Giữa 2 điện cực có một khe đo nhỏ để tế bào máu đi qua. Do dung
dịch máu là dung dịch dẫn điện nên có một tổng trở nhất định giữa 2 điện cực này và

có một dịng điện đi qua điện cực này đến điện cực kia. Khi có một tế bào máu chạy
vào khe đo, nó sẽ làm thay đổi tổng trở giữa hai điện cực và dòng điện đi qua hai điện
cực sẽ thay đổi.
Sử dụng hệ thống phát hiện ánh sáng nhằm phát hiện sự thay đổi của ánh sáng
khi có dịng tế bào đi qua. Hệ thống phát hiện sẽ tạo ra những xung điện có cỡ khổ phù
hợp với độ lớn của các tế bào máu.
2.2. Nguyên lý đếm tế bào bằng phương pháp quang phổ hấp thụ (Đo HGB)
Định luật Bouger - Lamber: cường độ của một chùm tia sáng đơn sắc khi đi qua
một dung dịch chất hấp thụ tỷ lệ nghịch với chiều dày của lớp dung dịch mà nó đi qua.
Định luật Beer: sự giảm cường độ ánh sáng khi đi qua một dung dịch chất hấp
thụ phụ thuộc vào số lượng các tiểu phân tử vật chất hấp thụ mà ánh sáng gặp phải trên
đường đi, nghĩa là phụ thuộc vào nồng độ của dung dịch chất hấp thụ.
Theo định luật Bouguer – Lamber - Beer chỉ đúng với trường hợp chất cần xác
định nồng độ là dung dịch loãng: Độ hấp thụ quang (mật độ quang học) tỷ lệ thuận với
nồng độ dung dịch:
OD = A = εLC
5 | Page


Trong đó:
● OD hay E, A: Mật độ quang học của dung dịch
● C: Nồng độ dung dịch
● ε: Hệ số tắt của dụng dịch
● L: Chiều dày lớp dung dịch mà chùm tia sáng đi qua.

Trong các tham số trên, hệ số tắt của dung dịch không đổi, chiều dày lớp dung
dịch mà chùm tia sáng đi qua không đổi. Bản chất dung dịch và bước sóng khơng đổi,
nên mật độ quang OD chỉ còn phụ thuộc vào nồng độ C của dung dịch.
Nếu nồng độ dung dịch cần định lượng vượt quá giới hạn cho phép thì mật độ
quang học khơng cịn tuyến tính với nồng độ dung dịch nữa. Khi đó nồng độ dung dịch

tăng, khoảng cách giữa các phân tử là đáng kể, sẽ sai khác đi, hệ số hấp thụ khơng phụ
thuộc tuyến tính vào nồng độ nữa, khi ấy phải pha loãng dung dịch, kết quả thu được
phải nhân với tỉ lệ pha loãng.
Quá trình dẫn truyền ánh sáng qua dung dịch được biểu diễn như sau:
It = I0 × 10-εLC
(Mật độ quang OD chính là hiệu số giữa cường độ ánh sáng tia ló với cường độ
ánh sáng tia tới khi đi qua dung dịch)
OD= It - I0
Dựa vào định luật Bouguer - Lamber - Beer ta tính được nồng độ dung dịch cần
đo:
Trong đó CM là nồng độ dung dịch mẫu đã biết trước. OD M (AM) mẫu là mật độ
quang của dung dịch mẫu đo được. Như vậy hệ số K được coi là hệ số chuẩn trong quá
trình làm xét nghiệm tìm nồng độ chất thử:
CT = Hệ số K × ODT = Hệ số K × AT
Trong đó
CT: nồng độ mẫu thử.

6 | Page


ODT hay AT: mật độ quang của mẫu thử.
Buồng đo huyết sắc tố gồm chùm tia có bước sóng 555 nm được chiếu xạ từ
điốt phát sáng (LED), một buồng chứa dung dịch mẫu cần đo Haemoglobin. Dưới tác
dụng của Lyse, hồng cầu trong mẫu phẩm bị phá vỡ và phóng thích Haemoglobin.
Haemoglobin tác dụng với Lyse tạo ra chất tạo màu. Máy KX21 đo màu ở bước sóng
555nm và cho biết nồng độ Haemoglobin.
III.

CẤU TẠO – VẬN HÀNH
III.1.


Cấu tạo
III.1.1. Font Panel

Hình 3. Mặt trước bảng điều khiển
1)

Front Cover: Nắp bảng trước có thể mở sang phải bằng tay. Nó được mở

để thay bể chứa dung dịch ly giải, kiểm tra hoặc vệ sinh thiết bị đo lường phía trong.
2)

Sample Probe: Ống lấy mẫu được sử dụng để hút mẫu máu cả trong

trường hợp mẫu toàn phần hay mẫu đã pha loãng.
3)

START Switch: Nút nhấn bắt đầu cho cả 2 chu trình phân tích mẫu tồn

phần và mẫu đã được pha lỗng.
4)

Graphic Screen: Màn hình hiển thị thơng tin mẫu, kết quả phân tích,

trạng thái thiết bị, lỗi, …
5)

Panel Keyboard: Bàn phím cho phép nhập các thơng tin vận hành cơ bản

như số hiệu mẫu và chọn thông số phân tích.


7 | Page


III.1.2.

Front Interior

Hình 4. Cấu trúc bên trong
1) Detector Block: Kết hợp đầu dò RBC, đầu dò WBC và khối đếm tế bào dòng

HGB.
2) Sample Rotor Valve (SRV): Buồng đo thể tích máu được hút vào.
3) Rinse Cup: Vệ sinh ống lấy mẫu.
4) WBC/HGB Lyse (STROMATOLYSER-WH): Chất ly giải để đo WBC/HGB.
5) Built-in Printer: In kết quả phân tích, lỗi, ...

8 | Page


III.1.3. Right Side Panel

Hình 5. Mặt phải của bảng điều khiển
1) Fuse: Thay thế bằng cầu chì theo bảng sau. Xếp hạng sẽ khác nhau tùy thuộc

vào đặc điểm kỹ thuật của thiết bị.

❖ WARNING: Để tránh rủi ro bị điện giật, hãy ngắt kết nối dây nguồn trước khi

thay thế các cầu chì.

❖ CAUTION: Để tiếp tục bảo vệ khỏi nguy cơ hỏa hoạn, hãy sử dụng loại cầu chì

được chỉ định và đánh giá.
2) Power Supply Switch: Cơng tắc bật/tắt nguồn.
❖ CAUTION: Tránh bật và tắt công tắc này liên tục trong thời gian ngắn. Điều

này sẽ làm q tải cầu chì và có thể gây nổ cầu chì.
3)

Power Supply Connector: Sử dụng dây cấp nguồn được trang bị, đầu nối này
cấp nguồn từ ổ cắm.

9 | Page


III.1.4. Left Side Panel

Hình 6. Mặt trái bảng điều khiển
1) Trap Chamber: Ngăn không cho chất ly giải, v.v. chảy vào bơm chân không của

máy nén khi xảy ra lỗi với thiết bị.
2) 0.5 kg/cm2 Regulator: Điều chỉnh áp suất đến 0.5 kg/cm2.
3) 250 mmHg Bellows Unit: Điều chỉnh chân không đến 250 mmHg.
4) Air Filter: Ngăn bụi bẩn xâm nhập vào hệ thống.
III.1.5. Left Side Interior

Hình 7. Cấu trúc bên trong mặt trái
1) Waste Chamber: Thu gom chất thải từ đầu dò và buồng trộn.
10 | Page



2) Pneumatic Unit: Cung cấp áp suất và chân không.


CAUTION: Không mở mặt trái trừ khi đại diện dịch vụ Sysmex yêu cầu bạn.
III.1.6. Rear Panel

Hình 8. Bảng điều khiển phía sau
1) Serial Interface (Option): Đầu nối để giao tiếp với máy tính chủ
2) Drain Outlet Nipple: Nút thốt chất thải được kết nối với cống thoát nước hoặc

bể chứa chất thải.
3) Diluent Inlet Nipple (CELLPACK): Nút hút chất pha loãng được kết nối với

thùng chứa chất pha loãng.
III.1.7. Photodetector

Trong máy đo huyết học bộ phận quan trọng nhất là các khối đo (detector), đối
với phương pháp đo nồng độ HGB bằng quang phổ hấp thụ thì cảm biến quang đóng
vai trị quyết định. Cảm biến có nhạy thì kết quả đo được mới chính xác.

11 | Page


Hình 9. Sơ đồ khối đo quang phổ hấp thụ
Photodetector hay cảm biến quang, còn được gọi là photosensor, là cảm biến
chuyển đổi photon của ánh sáng hoặc bức xạ điện từ thành tín hiệu điện. Nguyên lý
hoạt động của photodetector dựa vào hiện tượng quang điện trong: Ở một số chất, khi
được chiếu sáng với tần số vượt trên tần số ngưỡng, các điện tử không bật ra khỏi bề
mặt, mà thoát ra khỏi liên kết với nguyên tử, trở thành điện tử tự do (điện tử dẫn)

chuyển động trong lòng của khối vật dẫn. Cảm biến quang thường làm bằng chất bán
dẫn, tùy theo cách chế tạo và vật liệu mà cảm biến nhạy với ánh sáng ở bước sóng nào.
Chất bán dẫn là chất có độ dẫn điện ở mức trung gian giữa chất dẫn điện và chất
cách điện. Tính bán dẫn có thể thay đổi khi có tạp chất, những tạp chất khác nhau có
thể tạo tính bán dẫn khác nhau. Với bước sóng 555 nm của máy xét nghiệm huyết học
Sysmex KX-21, photodetector tương ứng sẽ là loại Silicon PN.

Hình 10. Thơng số kỹ thuật của một số vật liệu bán dẫn
Chất bán dẫn loại P có tạp chất là các nguyên tố thuộc nhóm III, dẫn điện chủ
yếu bằng các lỗ trống (viết tắt cho chữ tiếng Anh positive, nghĩa là dương). Khi ta pha
thêm một lượng nhỏ chất có hố trị 3 như Indium (In) vào chất bán dẫn Si thì 1
nguyên tử Indium sẽ liên kết với 4 nguyên tử Si theo liên kết cộng hoá trị và liên kết bị

12 | Page


thiếu một điện tử => trở thành lỗ trống (mang điện dương) và được gọi là chất bán
dẫn P.
Chất bán dẫn loại N có tạp chất là các nguyên tố thuộc nhóm V, các nguyên tử
này dùng 4 electron tạo liên kết và một electron lớp ngoài liên kết lỏng lẻo với nhân,
đấy chính là các electron dẫn chính. Khi ta pha một lượng nhỏ chất có hố trị 5 như
Photpho (P) vào chất bán dẫn Si thì một nguyên tử P liên kết với 4 nguyên tử Si theo
liên kết cộng hố trị, ngun tử Photpho chỉ có 4 điện tử tham gia liên kết và còn dư
một điện tử và trở thành điện tử tự do => Chất bán dẫn lúc này trở thành thừa điện tử
( mang điện âm) và được gọi là bán dẫn N (Negative: âm ).
Khối bán dẫn loại P chứa nhiều lỗ trống tự do mang điện tích dương nên khi
ghép với khối bán dẫn N (chứa các điện tử tự do) thì các lỗ trống này có xu hướng
chuyển động khuếch tán sang khối N. Cùng lúc khối P lại nhận thêm các điện tử (điện
tích âm) từ khối N chuyển sang. Kết quả là khối P tích điện âm (thiếu hụt lỗ trống và
dư thừa điện tử) trong khi khối N tích điện dương (thiếu hụt điện tử và dư thừa lỗ

trống). Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi
chúng tiến lại gần nhau, chúng có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các ngun tử
trung hịa. Vì vậy vùng biên giới ở hai bên mặt tiếp giáp rất hiếm các hạt dẫn điện tự
do nên được gọi là vùng nghèo (depletion region).
Khi photon có năng lượng đủ lớn xâm nhập lớp hoạt động này sẽ bị hấp thụ, và
theo hiệu ứng quang điện trong tạo ra cặp điện tử-lỗ trống. Nếu hấp thụ xảy ra trong
vùng nghèo của tiếp giáp hoặc vùng khuếch tán, điện trường của vùng nghèo làm các
hạt mang điện dịch chuyển, lỗ trống về anode còn điện tử về cathode, làm phát sinh
dòng điện.

13 | Page


Hình 11. Nguyên lý hoạt động của chất bán dẫn PN
III.2.

Vận hành
III.2.1. Khởi động máy

● Mở công tắc nguồn cho máy phân tích, xuất hiện logo Sysmex.
● Máy thực hiện quy trình kiểm tra máy, rửa tự động và kiểm tra background.

III.2.2. Nếu xuất hiện lỗi khi chạy background: Blank Error

Nhấn chọn OK trên hộp thoại lỗi, máy sẽ thực hiện rửa tự động. Nếu kết quả
các giá trị vẫn không nằm trong giới hạn cho phép, tham khảo phần Hướng dẫn xử lý
lỗi _ Trouble Shooting
III.2.3. Chạy QC
● Kiểm tra máy đã ở trạng thái sẵn sàng – READY.


14 | Page


● Từ màn hình chính nhấn chọn QC.
● Nhấn chọn lơ QC cần phân tích trên danh sách.
● Lấy QC ra nhiệt độ phòng, lắc trộn đều nhẹ nhàng dung dịch QC vài lần.
● Đưa mẫu QC vào vị trí hút mẫu và nhấn nút START SWITCH để bắt đầu phân

tích.
● Sau khi chạy, kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình. Nhấn Quit → OK để lưu

dữ liệu vào biểu đồ QC và tiếp tục chạy mức QC tiếp theo hoặc NG để hủy kết
quả.
III.2.4. Chạy mẫu


Chế độ chạy máu toàn phần WB (lượng mẫu tối thiểu cho là 500 µl, thể tích hút
50µl)
● Kiểm tra máy đã ở trạng thái sẵn sàng - READY
● Chọn chế độ phân tích máu tồn phần WB
● Nhập ID bệnh nhân vào ô Sample ID và nhấn Ent.
● Lắc trộn đều nhẹ nhàng mẫu, đưa mẫu vào vị trí hút và nhấn START SWITCH

để phân tích.
● Đèn LED sẽ nhấp nháy trong khi mẫu đang được hút [Aspirating] và báo “beep

beep” khi hút xong.
● Tình trạng máy chuyển sang [Running] và trở về [Ready] khi phân tích xong.
● Nhấn chọn Top để trở về màn hình chính và tiếp tục thực hiện phân tích mẫu


tiếp theo.


Chế độ chạy pha lỗng PD (20 uL mẫu và tỉ lệ pha loãng 1:26) (lượng mẫu tối
thiểu cho là 500 µl, thể tích hút 200µl)
● Pha lỗng 500µL CELLPACK với 20µL mẫu vào trong cốc đựng mẫu và trộn

đều.
● Kiểm tra máy đã ở trạng thái sẵn sàng – READY.
● Chọn chế độ phân tích pha loãng PD.
15 | Page




Nhập ID bệnh nhân vào ô Sample ID và nhấn Ent.

● Lắc trộn đều nhẹ nhàng mẫu, đưa mẫu vào vị trí hút và nhấn START SWITCH

để phân tích.
● Đèn LED sẽ nhấp nháy trong khi mẫu đang được hút [Aspirating] và báo “beep

beep” khi hút xong.


Tình trạng máy chuyển sang [Running] và trở về [Ready] khi phân tích xong.

● Nhấn chọn Top để trở về màn hình chính và tiếp tục thực hiện phân tích mẫu

tiếp theo.

III.2.5. Hiển thị kết quả đã phân tích
● Sau khi phân tích xong, kết quả phân tích cuối cùng sẽ được hiển thị trên màn

hình.
● Muốn hiển thị các kết quả đã phân tích, thì từ màn hình chính chọn Menu →

Str.Data
● Từ màn hình Str. Data có thể tìm kiếm, in lại hoặc chỉnh sửa ID của bệnh nhân.
III.2.6. Tắt máy cuối ngày hoặc sau 24h hoạt động liên tục
● Từ màn hình chính nhấn chọn Shutdown.
● Đưa dung dịch Cellclean vào vị trí hút mẫu và nhấn START SWITCH
● Thời gian thực hiện Shutdown là 5 phút.
● Sau khi máy thực hiện xong, tắt cơng tắc nguồn của máy phân tích hoặc chọn

Restart để khởi động máy trở lại.
3.2.7. Bảo trì
● Hàng ngày: Shutdown máy phân tích, kiểm tra Trap chamber.
● Hàng tuần: Rửa SRV tray.
● Hàng tháng: Clean TD, Clean Waste Chamber.
IV.

CHỨC NĂNG – ỨNG DỤNG
IV.1.

Chức năng
16 | Page


-


Máy xét nghiệm huyết học tự động Sysmex KX – 21 được sử dụng trong chẩn
đoán in vitro để phân tích máu với các thơng số:

STT

Viết tắt

Thuật ngữ tiếng Anh

Ý nghĩa

1

WBC

White Blood Cell

Số lượng bạch cầu có trong một đơn vị
máu.

2

RBC

Red Blood Cell

Số lượng hồng cầu trong một đơn vị máu.

3


HGB

Hemoglobin

Nồng độ hemoglobin trong máu.

4

HCT

Hematocrit

Dung tích hồng cầu – phần trăm thể tích
của máu mà các tế bào máu (chủ yếu là
hồng cầu) chiếm.

5

MCV

Mean corpuscular volume

Thể tích trung bình hồng cầu.

6

MCH

Mean corpuscular


Lượng hemoglobin trung bình trong một

hemoglobin

hồng cầu.

Mean corpuscular

Nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu.

7

MCHC

hemoglobin concentration
8

PLT

Platelet

Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu.

9

LYM%

Lymphocytes ratio

Tỉ lệ phần trăm bạch cầu Lympho trên tổng

số bạch cầu trong cơ thể.

10

MXD%

Mixed Cell ratio

Tỉ lệ phần trăm bạch cầu cỡ trung bình
(bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ưa basơ,
bạch cầu ưa axit)

11

NEUT%

Neutrophils ratio

Tỉ lệ phần trăm bạch cầu đa nhân trung tính

12

LYM#

Lymphocytes count

Số lượng tuyệt đối bạch cầu Lympho

13


MXD#

Mixed Cell Count

Số lượng tuyệt đối bạch cầu cỡ trung bình
(bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ưa basơ,
bạch cầu ưa axit)

14

NEUT#

Neutrophils count

Số lượng tuyệt đối bạch cầu đa nhân trung
tính.

15

RDW-SD
RDW-CV

or

RBC distribution width – CV

Dải phân bố hồng cầu theo SD ( Độ lệch tiêu

or RBC distribution width -


chuẩn - Standard Deviation) hoặc CV ( Hệ số

SD

biến thiên - Coefficient of Variation)

16

PDW

Platelet distribution width

Dải phân bố tiểu cầu.

17

MPV

Mean platelet volume

Thể tích trung bình tiểu cầu.

18

P-LCR

Large platelet ratio

Tỉ lệ tiểu cầu kích thước lớn.
17 | Page



-

Ngoài ra, thiết bị cũng cung cấp biểu đồ hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu để
thuận tiện cho việc chẩn đốn. Đồng thời, khi có dữ liệu phân tích bất thường,
chúng sẽ được hiển thị lên màn hình. Do đó, dữ liệu phân tích được hiển thị cho
phép phát hiện những mẫu nằm ngoài dung sai và cần được phân tích và xem
xét thêm4.

Hình 12. Kết quả phân tích từ máy xét nghiệm huyết học Sysmex KX – 21 4.
Tuỳ theo yêu cầu xét nghiệm mà kết quả phân tích sẽ được in ra theo 1 trong 3
dạng:
-

18 thơng số xét nghiệm và 3 biểu đồ hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu

-

18 thơng số xét nghiệm khơng có biểu đồ Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
18 | Page


-

8 thông số máu cơ bản

Máy xét nghiệm huyết học KX-21 được cài đặt sẵn các chương trình về các
thơng số xét nghiệm sinh lý. Khi thực hiện xét nghiệm, kết quả được so sánh với giới
hạn sinh lý, nếu kết quả các thông số bất thường được đánh dấu vượt quá giới hạn

hoặc thấp hơn sinh lý bình thường để người đọc kết quả lưu tâm về các chỉ số đó 4.
IV.2.

Ứng dụng

Máy xét nghiệm huyết học tự động Sysmex KX – 21 được thiết kế để thực
hiện một lượng lớn các kiểm tra trong các phịng thí nghiệm lâm sàng.
-

Trong y học: thiết bị được sử dụng trong thực hiện kiểm tra các chỉ số máu, từ
đó hỗ trợ các bác sĩ những căn cứ trong việc phán đoán và thực hiện điều trị cho
bệnh nhân.

-

Trong nghiên cứu: Máy xét nghiệm Sysmex KX – 21 đã được sử dụng trong
một số nghiên cứu khoa học liên quan đến xét nghiệm máu như:
o

Đánh giá số lượng và các chỉ số tiểu cầu trong tiền sản giật so với thai kỳ
bình thường5.

o

Nghiên cứu kiểm sốt: thiếu hụt carbonhydrate trong Transferrin như
một dấu hiệu của chứng lạm dụng rượu6.

o

Tương quan giữa tỷ lệ ký sinh trùng đường ruột đến số lượng CD4 và

bệnh thiếu máu ở bệnh nhân nhiễm HIV ở thành phố Benin, bang Edo,
Nigeria7.

o

Sự tiêu thụ huyết sắc tố của P. falciparum trong các hồng cầu riêng lẻ
được chụp ảnh qua quang phổ pha định lượng8.

19 | Page


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Washington IM, Van Hoosier G. Clinical biochemistry and hematology. The
laboratory rabbit, guinea pig, hamster, and other rodents: Elsevier; 2012. p. 57-116.
2.
Abdou DM. Common Hematology Tests 2018 [Available from:
/>3.
Choosing the right hematology analyzer: medicalexpo; [Available from:
/>4.
Sysmex C. Sysmex KX-21 N Operator’s Manual. 2006.
5.
Abass A-E, Abdalla R, Omer I, Ahmed S, Khalid A, Elzein H. Evaluation of
platelets count and indices in pre-eclampsia compared to normal pregnancies. Journal
of Dental and Medical Sciences. 2016;1(15):5-8. DOI: 10.9790/0853-150750508
6.
Madhubala V, Subhashree A, Shanthi B. Serum carbohydrate deficient
transferrin as a sensitive marker in diagnosing alcohol abuse: a case–control study.
Journal of clinical diagnostic research: JCDR. 2013;7(2):197. DOI:
10.7860/JCDR/2013/5137.2726

7.
Akinbo FO, Okaka CE, Omoregie R. Prevalence of intestinal parasites in
relation to CD4 counts and anaemia among HIV-infected patients in Benin City, Edo
State, Nigeria. Tanzania journal of health research. 2011;13(1):8-13. DOI:
10.4314/thrb.v13i1.62986
8.
Raja TN, Hu TH, Kadir KA, Mohamad DSA, Rosli N, Wong LL, et al.
Naturally Acquired Human Plasmodium cynomolgi and P. knowlesi Infections,
Malaysian Borneo. Emerging infectious diseases. 2020;26(8):1801. DOI:
10.3201/eid2608.200343

20 | Page



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×