Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống rầy lưng trắng sogatella furcifera horvath tại yên mỹ, hưng yên năm 2019 ( luận văn thạc sĩ bảo vệ thực vật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN NGỌC ĐĨA

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC,
SINH THÁI HỌC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG RẦY
LƯNG TRẮNG SOGATELLA FURCIFERA HORVATH
TẠI YÊN MỸ, HƯNG YÊN NĂM 2019

Ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

8620112

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Hồ Thị Thu Giang

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được sử dụng
để bảo vệ bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Trần Ngọc Đóa

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hồ Thị Thu Giang, người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
công sức, thời gian và tạo điều kiên cho tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Côn Trùng, Khoa Nông học- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Bảo vệ
thực vật phía Bắc – Cục Bảo vệ thực vật đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Trần Ngọc Đóa

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2

1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3


Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 4

2.2.

Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước......................................................... 5

2.2.1.

Vị trí phân loại, phương thức gây hại, ký chủ và phân bố rầy lưng trắng .......... 5

2.2.2.

Đặc điểm hình thái của rầy lưng trắng................................................................ 8

2.2.3.

Đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy lưng trắng................................................. 9

2.2.4.

Quy luật phát sinh gây hại của rầy lưng trắng .................................................. 13

2.2.5.

Tính kháng thuốc trừ sâu của rầy lưng trắng .................................................... 15


2.2.6.

Biện pháp phòng trừ rầy lưng trắng .................................................................. 16

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................... 20
3.1.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 20

iii


3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 20

3.1.2.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 20

3.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 20

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 20

3.4.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 20

3.4.1.

Thu thập, nhân nuôi nguồn rầy lưng trắng tại Hưng Yên ................................. 20

3.4.2.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng ........................................... 21

3.4.3.

Điều tra diễn biến mật độ của rầy lưng trắng trên đồng ruộng dưới ảnh
hưởng của một số yếu tố sinh thái .................................................................... 24

3.4.4.

Các biện pháp phòng chống rầy lưng trắng ...................................................... 24

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 30
4.1.

Mức độ gây hại của rầy lưng trắng ................................................................... 30

4.1.1.

Triệu chứng gây hại của rầy lưng trắng S. furcifera ........................................ 30

4.2.


Đặc điểm hình thái, sinh vật học của rầy lưng trắng ........................................ 31

4.2.1.

Đặc điểm hình thái rầy lưng trắng S. furcifera ................................................. 31

4.2.2.

Thời gian các pha phát dục và vòng đời của rầy lưng trắng S. furcifera .......... 36

4.2.3.

Tỷ lệ giới tính và sinh sản của rầy lưng trắng S. furcifera ............................... 37

4.2.4.

Bảng sống và các chỉ tiêu sinh học cơ bản của rầy lưng trắng S. furcifera ...... 39

4.3.

Đặc điểm sinh thái học của rầy lưng trắng ....................................................... 43

4.3.1.

Diễn biến mật độ rầy lưng trắng S. furcifera trên đồng ruộng ......................... 43

4.3.2.

Ảnh hưởng một số yếu tố sinh thái đến diễn biến mật độ rầy lưng trắng S.
furcifera trên đồng ruộng .................................................................................. 44


4.4.

Một số biện pháp phịng trừ rầy lưng trắng ...................................................... 48

4.4.1.

Đánh giá tính kháng của một số giống lúa đối với rầy lưng trắng S. furcifera ........ 48

4.4.2.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trừ rầy lưng trắng S. furcifera ......................... 52

Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 59
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 59

5.2.

Đề nghị ............................................................................................................. 59

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 60
Phụ lục .......................................................................................................................... 69

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BT7

Bắc thơm 7

BVTV

Bảo vệ thực vật

HT1

Hương thơm 1

K

Kháng

KC

Kháng cao

KD18

Khang dân 18

KV

Kháng vừa


N

Nhiễm

NN

Nhiễm nặng

NST

Ngày sau thả

NSXL

Ngày sau xử lý

NV

Nhiễm vừa

RLT

Rầy lưng trắng

WBHP

Whiteback plant hoppers
Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Diện tích lúa nhiễm rầy lưng trắng S. furcifera tại Hưng Yên từ năm
2015 đến năm 2019 ................................................................................... 31

Bảng 4.2.

Kích thước các pha của rầy lưng trắng S. furcifera ................................... 31

Bảng 4.3.

Thời gian phát dục các pha và tuổi thọ của rầy lưng trắng S. furcifera..... 36

Bảng 4.4.

Tỷ lệ giới tính của rầy lưng trắng S. furcifera ni trong phịng thí
nghiệm ....................................................................................................... 37

Bảng 4.5.

Tỷ lệ giới tính của rầy lưng trắng S. furcifera thu trên đồng ruộng
trong vụ Xuân 2019 tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ....... 37

Bảng 4.6.

Số lượng trứng và nhịp điệu sinh sản của rầy lưng trắng S. furcifera ...... 38


Bảng 4.7.

Tỷ lệ sống sót ở các pha phát dục của rầy lưng trắng S. Furcifera
trong phịng thí nghiệm ............................................................................. 40

Bảng 4.8.

Bảng sống của rầy lưng trắng S. furcifera ................................................. 41

Bảng 4.9.

Chỉ tiêu sinh học cơ bản của rầy lưng trắng S. furcifera ........................... 42

Bảng 4.10. Diến biến mật độ rầy lưng trắng lưng trắng S. furcifera trên một số
giống lúa trồng phổ biến vụ xuân 2019 tại xã Liêu Xá, huyện Yên
Mỹ, tỉnh Hưng Yên .................................................................................... 45
Bảng 4.11. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các chân đất vụ xuân năm 2019
tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ........................................ 47
Bảng 4.12. Mức độ kháng, nhiễm của một số các giống lúa với rầy lưng trắng
sau 7 ngày lây nhiễm ................................................................................. 49
Bảng 4.13. Diễn biến số lượng RLT trên các giống sau các ngày lây nhiễm .............. 50
Bảng 4.14.

Mức độ kháng, nhiễm của các giống lúa với rầy lưng trắng sau 9
ngày lây nhiễm .......................................................................................... 51

Bảng 4.15. Mật độ rầy lưng trắng S. furcifera sống xót trên các công thức xử lý
hạt giống sau các ngày lây nhiễm .............................................................. 52
Bảng 4.16. Hiệu lực của thuốc xử lý hạt giống đối với rầy lưng trắng


S.

furcifera sau các ngày lây nhiễm ............................................................... 53
Bảng 4.17. Ảnh hưởng một số thuốc bảo vệ thực vật đến mật độ rầy lưng trắng
S. furcifera sau các ngày lây nhiễm ........................................................... 54

vi


Bảng 4.18. Hiệu lực của các thuốc đến rầy lưng trắng S. furcifera sau các ngày
lây nhiễm ................................................................................................... 55
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật đến mật độ rầy lưng
trắng tại Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên vụ xuân 2019 ............................... 56
Bảng 4.20. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật đối với rầy lưng trắng tại
Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên vụ xuân 2019 ............................................. 57

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Triệu chứng gây hại của rầy lưng trắng trong vụ Xuân 2019 ........................ 30
Hình 4.2. Trứng rầy lưng trắng ...................................................................................... 32
Hình 4.3. Rầy non và trưởng thành rầy lưng trắng ........................................................ 34
Hình 4.4. Nhịp điệu đẻ trứng của rầy lưng trắng S. furcifera......................................... 39
Hình 4.5. Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của rầy lưng trắng S. furcifera ............. 42
Hình 4.6. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trong vụ xuân 2019 tại xã Liêu Xá,
huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ...................................................................... 43
Hình 4.7. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng S. furcifera trên một số giống lúa trồng
phổ biến vụ xuân 2019 tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên........ 46

Hình 4.8. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng S. furcifera trên giống lúa BT 7 trồng
trồng trên một số chân đất trong vụ xuân 2019 tại xã Liêu Xá, huyện
Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ................................................................................. 47

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Ngọc Đóa
Tên Luận văn: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp
phòng chống rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath tại Yên Mỹ, Hưng Yên năm 2019”
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 8620112

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam (VNUA)
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy lưng trắng S.
furcifera và biện pháp phịng trừ. Từ đó đề xuất biện pháp quản lý rầy lưng trắng S.
furcifera tại Hưng Yên đạt hiệu quả, an tồn với mơi trường.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Xác định một số chỉ tiêu sinh học cơ bản của rầy lưng trắng theo phương pháp
của Birch, (1948) và Nguyễn Văn Đĩnh, (1992).
- Điều tra diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên đồng ruộng theo theo Quy chuẩn
Việt Nam QCVN 01-166:2014/BNNPTNT quy chuẩn kỹ quốc gia về phương pháp điều
tra phát hiện dịch hại lúa.
- Đánh giá khả năng chống chịu của các giống với rầy lưng trắng trong ống
nghiệm theo phương pháp của Hồ Thị Thu Giang và cs. (2012) và trên khay mạ theo
phương pháp của của Viện lúa Quốc tế (IRRI, 2002).
- Thí nghiệm đánh giá hiệu lực trừ rầy lưng trắng của thuốc bảo vệ thực vật theo

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-29 : 2010/BNNPTNT về khảo nghiệm trên
đồng ruộng hiệu lực của các thuốc trừ rầy hại lúa.
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của rầy lưng trắng
Sogatella furcifera Horvath.
- Điều tra diễn biến mật độ rầy lưng trắng dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh
thái (giống, chân đất....)
- Đánh giá một số biện pháp phòng chống rầy lưng trắng
Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu được tiến hành tại Phịng thí nghiệm của Trung tâm bảo vệ thực vật
phía Bắc và huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên từ tháng 10/2018 đến tháng 6/2019 và đã
thu được các kết quả như sau:

ix


Khi nuôi trên giống Bắc thơm số 7 ở nhiệt độ 23,12oC, ẩm độ 85,9%, vòng đời của
rầy lưng trắng trung bình là 27,28 ngày, trong đó thời gian phát dục của trứng là 8,12
ngày, rầy non là 15,12 ngày và tiền đẻ trứng là 4,61 ngày; một trưởng thành cái có thể
đẻ trung bình 148,79 trứng, tỷ lệ trứng nở trung bình là 77,06%; tỷ lệ tăng tự nhiên (r)
đạt khá cao là 0,1188; hệ số nhân một thế hệ (Ro) là 42,84; thời gian tăng đôi quần thể
(DT) là 5,83 ngày.
Tại Yên Mỹ, Hưng Yên trong vụ Xuân 2019 rầy lưng trắng phát sinh gây hại sớm
ngay từ đầu vụ khi cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh và rầy lưng trắng hình thành 2 cao
điểm gây hại, giai đoạn cuối đẻ nhánh và giai đoạn lúa đòng già trước trỗ; Giống lúa và
chân đất có ảnh hưởng lớn đến diễn biến phát sinh gây hại của rầy lưng trắng, giống BT
số 7, giống nếp 87 có mật độ rầy lưng trắng cao hơn so với giống Thiên ưu 8, giống
KD18 và giống Q5, chân đất trũng có mật độ rầy lưng trắng cao hơn trên đất vàn và
chân đất cao.
Trong 15 giống lúa trồng phổ biến tại tỉnh Hưng Yên, 7 giống là BT7, Nếp 87, TBR

225, TBR 45, Thiên ưu 8, Hương thơm 1, Tám xoan đột biến là giống nhiễm đến nhiễm
nặng RLT, 8 giống lúa còn lại là những giống kháng vừa đến kháng rầy lưng trắng.
Biện pháp xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các loại thuốc Cruiser Plus 312,5
FS, Kola Gold 660 WP và Sakura 40WP hiệu lực sau 7 ngày lây nhiễm rầy lưng trắng
đạt cao từ 85,3-89,0%. Phun thuốc Pexena 106 SC tiễn chân mạ đạt hiệu lực cao là
80,0% sau 7 ngày lây nhiễm rầy lưng trắng
Thuốc trừ sâu Pexena 106 SC, thuốc Chess 50WG và thuốc Lobby 25WP đều có
hiệu lực cao trong trừ rầy lưng trắng trên đồng ruộng, trong đó thuốc Pexena 106 SC
phun ở liều lượng 0,25 lít/ha có hiệu lực nhất đạt 87,2% sau 7 ngày phun.

x


THESIS ABSTRACT
Author name: Tran Ngoc Doa
Thesis title: "Research on some characteristics of biological, ecological and control
measures of white backed planthoppers (Sogatella furcifera Horvath) at Yen My, Hung
Yen in 2019"
Sector: Plant Protection

Code: 8620112

Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research purposes:
Based on study some characteristics of biological, ecological and control measures of
white backed planthoppers (WBPH) (S. furcifera). Then proposed effective and safe to
the environment measures to manage pest WBPH (S. furcifera) in Hung Yen.
Research methods:
- Determining some basic biological indicators of white backed planthoppers by
the method of Birch, (1948) and Nguyen Van Dinh, (1992).

- Investigate population dynamics in the density of white backed planthoppers in
the field in accordance with Vietnamese Standard 01-166: 2014/MARD National
Technical Regulations on methods of investigation for detecting rice pests.
- Assessing the resistance of seeds with white backed planthoppers in vitro by the
method of Ho Thi Thu Giang et al. (2012) and on the seedling tray according to the
method of the International Rice Institute (IRRI, 2002).
- Evaluated the effect of several insecticides on of white backed planthoppers
according to Vietnamese Standard 01-29: 2010/MARD National Technical Regulations
on field testing the effectiveness of rice insecticides.
Research contents:
- Research on some major biological and ecological characteristics of Sogatella
furcifera Horvath.
- Investigating population dynamics in the density of white backed planthoppers
under the influence of several ecological factors (seeds, barefoot ....)
- Evaluate some measures to control white backed planthoppers.
Main results and conclusions:
Experiments were conducted at the laboratory of Plant Protection Northern Center
at Yen My district, Hung Yen province from September 2018 to June 2019 and has
obtained the following results:

xi


The culture white backed planthoppers on the North aromatic No.7 at the temperature
of 23,12 oC; the humidity is 85,9%; the life cycle was 27,28 days; in which the development
time of egg was 8,12 days; the nymphs stage were 15,12 days and the pre-reproduction
period was 4,61 days; number of eggs laid by a female was 148,79 eggs; the average
hatching rate is 77,06%; rate of natural increase (r) is quite high, at 0,1188; coefficient of
one generation (Ro) is 42,84; population doubling time (DT) is 5,83 days.
At Yen My, Hung Yen in Spring 2019, white backed planthoppers cause early

harm at the beginning of the crop when the rice was in the tillering stage and the WBPH
had 2 peaks up of damage, population fluctuation study revealed that WBPH population
was high at the late tillering and WBPH the stage of old rice before flowering. Rice
varieties have a great influence on the harmful evolution of white backed planthoppers,
BT No. 7, Sticky 87 seeds have a higher density of WBPH than Thien an 8, KD18 and
Q5 varieties. Low-lying barefoot has higher density of white backed planthoppers on
upper land and barefoot.
Among 15 common rice varieties grown in Hung Yen province, 7 varieties were
BT7, Nep 87, TBR 225, TBR 45, Thien uu 8, Huong thom 1, Tam xoan mutant that
were infected to severe infection white backed planthoppers, 8 remaining rice seeds are
resistant to moderate to white backed planthoppers. Pre-sowing seed treatment with
Cruiser Plus 312.5FS, Kola Gold 660WP and Sakura 40WP effective after 7 days of
infection with white backed planthoppers reached 85,3-89%. Spraying Pexena 106SC
saw off the seedling with high efficacy of 80% after 7 days of infection with white
backed planthopper.
Pesticides Pexena 106SC, Chess 50WG and Lobby 25WP were highly effective in
white back planthoppers in the field, therein Pexena SC106 at doses of 0,25 liters/ha has
the most effective at 87,2% after 7 days of spraying.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng nhất nuôi sống con người,
khoảng 3/4 dân số thế giới và 3 tỷ người ở Châu Á sống chủ yếu dựa vào lúa
gạo. Trung bình mỗi năm lượng khách hàng tiêu thụ lúa gạo trên thế giới tăng
thêm 50 triệu người, theo dự báo năm 2025 nhu cầu lúa gạo sẽ tăng 40% so
với năm 2005 (Khush, 2006).
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu tồn cầu đã tác động trực tiếp đến sản

xuất lúa gạo và ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực toàn cầu. Cùng với những
hiện tượng xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt thì dịch hại cũng là trở ngại lớn cho quá
trình sản xuất lúa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong các loài
dịch hại trên lúa, rầy được xem là đối tượng dịch hại nghiêm trọng hàng đầu ở các
quốc gia trồng lúa châu Á (Sun et al, 2005; Brar et al, 2009; Catindig et al, 2009).
Rầy không chỉ gây hại trực tiếp mà cịn là mơi giới truyền nhiều loại bệnh do virus
gây ra trên cây lúa. Sự gây hại của rầy trên đồng ruộng có thể làm tổn thất đến 60%
năng suất lúa (Lang et al, 2003).
Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath (RLT) là một trong 3 loài rầy
gây hại chính trên thân lúa. Bằng cách chích hút nhựa cây lúa (cả rầy non và trưởng
thành), RLT có thể gây hại cho cây lúa ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng từ giai
đoạn mạ đến giai đoạn trỗ chín, làm cho cây lúa sinh trưởng chậm lại, ảnh hưởng
đến năng suất, thậm chí khơng cho thu hoạch. Ngoài tác hại trực tiếp làm ảnh hưởng
đến sinh trưởng và năng suất lúa, RLT còn là tác nhân truyền virus gây bệnh lùn sọc
đen phương nam trên cây lúa, đây là bệnh nguy hại trên cây lúa, cây lúa nhiễm bệnh
khơng trỗ thốt dẫn đến khơng cho thu hoạch (Ngô Vĩnh Viễn và cs., 2009) .
Theo báo cáo của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, năm 2015 diện
tích nhiễm rầy nói chung (rầy nâu và RLT) trong tồn vùng (gồm 25 tỉnh từ Ninh
Bình trở ra hết các tỉnh phía Bắc) là 198.000 ha (trong đó diện tích nhiễm rầy
lưng trắng là 110.000 ha), năm 2016 tổng diện tích nhiễm là 244.000 ha (rầy lưng
trắng là 174.000 ha). Diện tích lúa bị nhiễm bệnh lùn sọc đen năm 2009 là 13.796
ha và mất trắng là 13.632 ha, các năm tiếp theo diện tích lúa bị nhiễm bệnh lùn
sọc đen giảm đi lớn, nhưng đến vụ mùa năm 2017 bệnh lại bùng phát trở lại với
diện tích nhiễm là 54.603 ha và diện tích bị mất trắng 18.664 ha.

1


Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy việc đi sâu nghiên cứu về RLT và
đề xuất một số biện pháp phòng trừ đối tượng dịch hại nguy hại này là u cầu

cấp thiết, vì vậy chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc
điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống rầy lưng trắng
Sogatella furcifera Horvath tại Hưng Yên năm 2019”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy lưng
trắng S. furcifera và biện pháp phòng trừ. Từ đó đề xuất biện pháp quản lý rầy
lưng trắng S. furcifera tại Hưng Yên đạt hiệu quả, an toàn với môi trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định một số đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học, sinh thái học của
rầy lưng trắng S. furcifera.
- Xác định diễn biến mật độ rầy lưng trắng dưới ảnh hưởng của một số
yếu tố sinh thái (giống, chân đất....)
- Xác định biện pháp phòng chống rầy lưng trắng S.furcifera .
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của để tài là quần thể rầy lưng trắng Sogatella
furcifera Horvath (Delphacidae: Homoptera) tại Yên Mỹ, Hưng Yên vụ Xuân 2019.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học,
một số yếu tố như: giống lúa, chân đất ảnh hưởng đến phát sinh gây hại cũng như
nghiên cứu một số biện pháp phịng chống RLT như: Tính kháng, nhiễm của một
số giông lúa, hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật với RLT khi xử lý
hạt giống, phun tiễn chân mạ hoặc phun trừ rầy trên đồng ruộng. Từ đó đề xuất
biện pháp phịng chống rầy lưng trắng đạt hiệu quả trên địa bàn huyện Yên Mỹ,
tỉnh Hưng Yên.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm các số liệu về: đặc điểm


2


hình thái, một số đặc điểm cơ bản của rầy lưng trắng như: vòng đời, sức sinh sản,
nhịp điệu sinh sản, tỷ lệ tăng tự nhiên (r), hệ số nhân một thế hệ (Ro) và thời gian
tăng đôi quần thể (DT) của rầy lưng trắng S. furcifera khi nuôi ở điều kiện nhiệt
độ 23,12oC, ẩm độ 85,9% trong phịng thí nghiêm. Đồng thời đề tài cung cấp các
số liệu về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như: gống lúa, chân đất đến phát
sinh gây hại và biện pháp phòng trừ rầy lưng trắng trong phịng thí nghiệm và
ngồi đồng ruộng như: Sử dụng giống kháng, biện pháp xử lý hạt giống, biện
pháp phun thuốc tiễn chân mạ và biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trừ rầy
lưng trắng trên đồng ruộng.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học của rầy lưng trắng giúp công
tác điều tra, phát hiện sự xuất hiện sớm của rầy lưng trắng ngồi đồng ruộng để có
biện pháp phòng chống kịp thời khi chúng bùng phát với mật độ cao trên diện rộng.
- Những nghiên cứu về giống, chân đất đến diễn biến mật độ của rầy
lưng trắng trên đồng ruộng làm cơ sở giúp đề xuất các biện pháp kỹ thuật canh
tác lúa nhằm giảm đến mức thấp nhất mật độ rầy lưng trắng trên đồng ruộng.
- Đề xuất được một số biện pháp phòng trừ rầy lưng trắng, sử dụng giống
lúa có biểu hiện kháng rầy, lựa chọn các loại thuốc hóa học phịng chống rầy
lưng trắng ở các thời điểm xử lý khác nhau để có hiệu quả sẽ góp phần hạn chế
sự gây hại của chúng, giảm thiểu việc sử dụng hoá chất độc hại, tăng hiệu quả
sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ sứn khỏe con người.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Rầy lưng trắng phân bố rộng rãi ở hầu hết các nước trồng lúa vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung
Quốc, Malaysia, Phi-líp-pin, Ấn Độ, Việt Nam… một số nước ở châu Mỹ và
một số nước ở châu Úc và đảo Thái Bình Dương (Hills and Dennish, 1983).
Tại Việt Nam, kí chủ chính của RLT là cây lúa. Ngồi ra, RLT cịn có
nhóm kí chủ phụ tương đối rộng như lúa hoang, các loại cỏ lồng vực, cỏ mần
trầu, cỏ đuôi phụng, cỏ chác, cỏ Panicum pennisatum, Eleusine, Poa,
Echinochloa, Digitaria (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horváth là loài gây hại nghiêm trọng
nhất trên lúa ở châu Á kể từ cuối những năm 1970 (Hu et al., 2014). RLT và rầy
nâu Nilaparvata lugens (Stǻl) là những loài gây hại mạnh nhất cho lúa ở tỉnh Hồ
Nam (Ma et al., 2017) và thường xuyên làm gia tăng thiệt hại về năng suất lúa ở
miền đơng Trung Quốc (Su et al., 2013). Ngồi gây hại trực tiếp, RLT hiện là
vectơ duy nhất được xác nhận truyền virut gây bệnh lùn sọc đen phương Nam
(SRBSDV) gây thiệt hại nghiêm trọng trong sản xuất lúa gạo ở Trung Quốc (An
et al., 2015), tại Việt Nam RLT cũng được xác định là vectơ truyền virut gây
bệnh lùn sọc đen phương Nam trên lúa (Ngô Vĩnh Viễn và cs., 2009).
Trong những năm gần đây mức độ gây hại của RLT ngày càng gia tăng.
Theo số liệu báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật Hưng Yên, năm 2016 tổng
diện tích nhiễm RLT là 7.904 ha (trong đó nhiễm nặng là 373 ha), diện tích
phải phun trừ là 7.632 ha, năm 2017 diện tích nhiễm 10.506 ha (nhiễm nặng
207 ha), diện tích phun trừ 9.780 ha và năm 2018 diện tích nhiễm RLT đã là
12.588 ha (nhiễm nặng 508 ha), diện tích phun trừ 12.131 ha.Vì vậy, việc
nghiên cứu các đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học, sinh thái học và biện
pháp phòng trừ RLT là cần thiết. Các dữ liệu này sẽ là một trong những cơ sở
cho việc đề xuất các biện pháp quản lý RLT góp phần hạn chế sự gây hại của
chúng, giảm thiểu việc sử dụng hoá chất độc hại, tăng hiệu quả sản xuất, giảm
ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.

4



2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƢỚC
2.2.1. Vị trí phân loại, phương thức gây hại, ký chủ và phân bố rầy lưng trắng
2.2.1.1. Vị trí phân loại
Rầy lưng trắng (RLT) có tên khoa học là Sogatella furcifece lần đầu tiên
được Horvath mô tả và đặt tên vào năm 1899 trên cơ sở mẫu vật thu thập được ở
Nhật Bản, có vị trí phân loại theo sơ đồ dưới đây:
Lớp (Classis): Insecta
Bộ (Ordo): Homoptera
Bộ phụ (Subordo): Auchenorrhyncha
Tổng họ (Superfamilia): Fulgoroidae
Họ (Familia): Delphacidae
Giống (Genus): Sogatella
Loài (Species): Sogatella furcifece
Ngoài ra RLT cịn có các tên đồng danh khác đã được sử dụng như:
Delphax furcifera Horvath; Liburnia furcifera Horvath; Calligypona furcifera
Horvath; Sogata distincta Distant; Sogata furcifera Distincta; Sogata Pallescens
Distant; Megamelus furcifera Muir ;… (CABI, 2018)
2.2.1.2. Phân bố
Rầy lưng trắng phân bố rộng rãi ở hầu hết các nước trồng lúa vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung
Quốc, Malaysia, Phi-líp-pin, Ấn Độ, Việt Nam…, một số nước ở châu Mỹ và
một số nước ở châu Úc, phía Đơng và phía Tây của Thái Bình Dương (Hills and
Dennish, 1983; Asche and Wilson, 1990).
2.2.1.3. Ký chủ của rầy lưng trắng
Kết quả điều tra của Misra đã phát hiện RLT trên lúa mì, mía và lúa mạch
nhưng khơng có thơng tin nào cho thấy RLT có khả năng hoàn thành chu kỳ phát
dục trên các cây này (Misra, 1980).
Theo Catindig (1993), RLT đẻ trứng trên 37 loài cây khác nhau ngồi cây

lúa trong đó có một số cây mà RLT có thể hồn thành phát dục là cây ngô (Zea
mays), cỏ lồng vực cạn (Echinochloa colonum), lồng vực nước (Echinochloa
glabrescens), cỏ đuôi phượng (Leptochloa chinensis).

5


Tại Việt Nam, kí chủ chính của RLT là cây lúa. Ngồi ra, RLT cịn có
nhóm kí chủ phụ tương đối rộng như lúa hoang, các loại cỏ lồng vực, cỏ mần
trầu, cỏ đuôi phụng, cỏ chác, cỏ Panicum pennisatum, Eleusine, Poa,
Echinochloa, Digitaria (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
2.2.1.4. Triệu chứng gây hại và tác hại của rầy lưng trắng
Hiện tượng “cháy rầy” do RLT gây ra trên ruộng lúa đã được ghi nhận tại
Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Pakistan từ những năm 80 của thế kỷ trước
(Khush, 1984). Tại Trung Quốc, năm 1976, cùng với việc đưa lúa lai vào sản
xuất, lần đầu tiên RLT bùng phát với diện tích 1.600ha, trong đó có 80 ha mất
trắng ở tỉnh Quảng Đơng và phía Nam Trung Quốc. Mật độ rầy tăng nhanh từ
dưới 5 con/dảnh trước năm 1980 lên 40 con/dảnh vào năm 1987, tần số bùng
phát của RLT có tương quan thuận với việc mở rộng diện tích lúa lai trong thập
niên 80 - 90 của thế kỷ trước và RLT đã thực sự trở thành dịch hại chiếm ưu thế
nhất trên cây lúa ở Trung Quốc, mật độ RLT cao được ghi nhận lần đầu trên lúa
lai Shanyou-6 ở tỉnh Triết Giang vào năm 1979 (Feng and Huang, 1983). Sau đó,
người ta đã xác định được mức sinh sản của RLT trên giống lúa Shanyou-6 cao
hơn 2,6 - 3,9 lần trên 3 giống lúa thuần (Huang et al., 1985). Kết quả bẫy đèn
được thực hiện ở các quốc gia châu Á cũng cho thấy mật độ RLT gia tăng rất
nhanh. Tại Trung Quốc, kết quả trưởng thành RLT vào đèn năm 2007 tăng gấp
13 lần so với năm 1998 (Sogawa et al., 2009).
Khi mật độ RLT (tuổi 1, 2) từ 1 - 5 con/dảnh ở thời điểm 30 ngày sau khi
gieo, đã làm giảm chiều cao và năng suất cây lúa. Số lượng RLT có một mối
tương quan nghịch với các các chỉ tiêu về năng suất. Khi RLT có mật độ cao có

thể làm giảm 48% năng suất và cứ tăng 1 cá thể RLT/1 dảnh sẽ giảm tương
đương 0,10 g năng suất/dảnh đó. Thiệt hại do RLT gây ra khi xuất hiện ở giai
đoạn cây lúa 30-45 ngày sau gieo thấp hơn so với thiệt hại do RLT gây ra khi
xuất hiện ở giai đoạn cây lúa 60 ngày sau gieo (Deepak et al., 2013).
Tại Ấn Độ, mật độ RLT cũng có biến động lớn và tăng dần từ năm 2004 đến
2007. Tại Philippines, so với năm 2000 mật độ RLT năm 2002 tăng gấp 15 và năm
2007 tăng gấp 2 lần. Tại Malaysia, năm 1999 có 1.526 ha, đến năm 2001 có 541ha
bị RLT gây hại. Tính đến năm 2007, tuy chưa có những con số cụ thể về sự thiệt hại
do RLT gây ra ở Indonesia, Philippines và Việt Nam nhưng các tác giả cho rằng
trong 10 năm qua sự thiệt hại do RLT gây ra trên đồng ruộng là lớn hơn nhiều so với

6


rầy nâu. Điều này cho thấy rằng RLT đã trở thành loài dịch hại nghiêm trọng, gây
thiệt hại kinh tế cho các vùng trồng lúa ở châu Á (Catindig et al., 2009).
Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horváth là loài gây hại nghiêm trọng
nhất trên lúa ở châu Á kể từ cuối những năm 1970 (Hu et al., 2014). Rầy lưng
trắng và rầy nâu Nilaparvata lugens (Stǻl) là những loài gây hại mạnh nhất cho
lúa ở tỉnh Hồ Nam (Ma et al., 2017) và thường xuyên làm gia tăng thiệt hại về
năng suất lúa ở miền đông Trung Quốc (Su et al., 2013). Ngoài gây hại trực tiếp,
rầy lưng trắng hiện là vectơ duy nhất được xác nhận truyền virut gây bệnh lùn
sọc đen phương Nam (SRBSDV) gây thiệt hại nghiêm trọng trong sản xuất lúa
gạo ở Trung Quốc (An et al., 2015).
Rầy lưng trắng không chỉ gây hại trực tiếp là chích hút nhựa cây, rầy lưng
trắng hiện là vectơ duy nhất được xác nhận truyền virut gây bệnh lùn sọc đen
phương Nam (SRBSDV) gây thiệt hại nghiêm trọng trong sản xuất lúa gạo ở
Trung Quốc (An et al., 2015), Tác hại do RLT gây ra làm giảm chiều cao cây, số
nhánh hữu hiệu, tỷ lệ hạt lép và giảm năng suất (Zhai et al., 2011). Ở Nhật Bản,
triệu chứng gây hại của RLT đã được ghi nhận là bông lúa biến màu

nâu, hạt thóc có màu gỉ sắt và bị rạn nứt (Matsumura, 1996). Trong quá trình đẻ
nhánh, nếu bị nhiễm nặng RLT sẽ làm cho cây lúa bị khơ héo hồn tồn và gây
hiện tượng cháy rầy (Yamasaki et al., 1999).
Ở Việt Nam, trong thời gian từ đầu thập niên 90 thế kỷ 20 trở lại đây, khi
các giống lúa lai xuất hiện và phát triển rộng rãi thì RLT đã trở thành đối tượng
gây hại cực kỳ nguy hiểm ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Việc mở rộng sản
xuất lúa lai chiếm 70 - 80% diện tích kết hợp với việc thâm canh liên tục dựa trên
đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu đã gây ra sự khủng hoảng hệ sinh thái ruộng lúa,
gây hiện tượng kháng thuốc của rầy. Từ đó, RLT trở thành loài dịch hại nghiêm
trọng nhất trên cây lúa dần dần thay thế rầy nâu và cũng có sự đảo chiều giữa hai
đối tượng này (Thanh et al, 2007). Tại miền Bắc, tỷ lệ rầy nâu chiếm 70% vào
năm 1981 đã giảm xuống còn 30% vào năm 2007. Ngược lại, tỷ lệ RLT tăng
tương ứng từ 30% lên 70% (Hà Viết Cường và cs., 2010). Trưởng thành và rầy
non RLT đều chích hút nhựa ở cây lúa từ giai đoạn mạ đến giai đoạn chín sữa.
Nếu RLT gây hại vào giai đoạn lúa trỗ bơng thì chúng sẽ làm cho số lượng hạt và
chiều dài bông giảm, hạt lúa bị lép, lửng và làm chậm q trình chín của hạt. Bên
cạnh đó, RLT cũng là mơi giới chính truyền và lây lan bệnh virus lùn sọc đen
phương Nam cho lúa (Ngô Vĩnh Viễn và cs., 2009).

7


Trong những năm gần đây mức độ gây hại của rầy lưng trắng ngày càng
gia tăng. Theo số liệu công bố của Chi cục Bảo vệ thực vật Hưng Yên, năm 2016
tổng diện tích nhiễm rầy lưng trắng là 7.904 ha (trong đó nhiễm nặng là 373 ha),
diện tích phải phun trừ là 7.632 ha, năm 2017 diện tích nhiễm 10.506 ha (nhiễm
nặng 207 ha), diện tích phun trừ 9.780 ha và năm 2018 diện tích nhiễm rầy lưng
trắng đã là 12.588 ha (nhiễm nặng 508 ha), diện tích phun trừ 12.131 ha (Chi cục
bảo vệ thực vật Hưng Yên, 2016; 2017; 2018).
2.2.2. Đặc điểm hình thái của rầy lưng trắng

Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horváth thuộc nhóm cơn trùng biến
thái khơng hồn tồn bao gồm pha trứng, pha rầy non và pha trưởng thành
(Atwal et al., 1967; Misra, 1980; Wilson, 1983; Asche and Wilson, 1990; Wilson
and Clarid, 1991; Catindig, 1993 và Barrion and Litsinger, 1994).
Trứng: Trứng mới đẻ có màu trắng kem, thon dài, dài 0,96 mm và rộng
0,20 mm; nắp trứng nhọn khi mới đẻ; khi trứng gần nở xuất hiện đốm mắt màu
đỏ rất rõ.
Rầy non: Rầy non có 5 tuổi.
Tuổi 1 có màu trắng đến vàng nhạt, dài 0,8 mm và rộng 0,4 mm. Mắt có
hồng đến đỏ. Phần gốc của mỗi râu hình cầu và lớn hơn phần còn lại, đốt râu thứ
hai rất nhỏ. Ngực được phân tách rõ ràng thành ba đốt với màu hơi xám, bụng
được chia thành các đốt bụng. Chân màu tối hơn so với cơ thể.
Tuổi 2 có màu tối hơn so với tuổi 1, cơ thể có kích thước dài 1,0 mm và
rộng 0,7 mm. Đôi mắt màu hồng nhạt. Có 2-3 cơ quan cảm giác trên mỗi râu.
Toàn bộ phần ngực được bao phủ bới lớp màng cứng. Mặt trên của ngực và bụng
có màu nâu đậm hơn so với mặt dưới. Chân có màu giống với cơ thể, ngoại trừ
bàn chân màu đen.
Tuổi 3 cơ thể có màu trắng kem với các vân màu xám và trắng nằm ở mặt
trên của ngực và bụng, cơ thể có kích thước dài 1,7 mm và rộng 1,0 mm. Mắt có
màu đen xám. Các mảnh lưng của đốt ngực có màu nâu đen. Có 3-4 cơ quan cảm
giác trên râu. Chân cũng có màu kem ngoại trừ đốt bàn chân có màu đen. Mầm
cánh bắt đầu xuất hiện.
Tuổi 4. Cơ thể có kích thước dài 1,8 mm và rộng 1,3 mm. Mắt hơi xám.
Có 6-7 cơ quan cảm giác trên râu, có nhiều vân màu xám và trắng trên thân.
Cánh phủ hết hai đốt bụng đầu tiên. Bụng thon dài và nổi rõ các đốt bụng.

8


Tuổi 5. Cơ thể có kích thước dài 2,1 mm và rộng 1,6 mm, đầu hẹp, mắt có

màu xanh xám. Có 9-10 cơ quan cảm giác trên râu. Ngực và bụng có màu xám và
trắng xám, vân trắng ở mặt trên lưng không rõ ràng. Cánh phủ hết bốn đốt bụng
đầu tiên.
Trưởng thành: Trưởng thành đực có kích thước dài 2,6 mm và rộng 1,2
mm, con cái cơ thể dài 2,9 mm và rộng 1,3 mm.
Theo Nguyễn Đức Khiêm (1995). Trưởng thành đực có trán, mảnh gốc
mơi và má màu sẫm. Cánh trước màu sẫm hoặc xám đen ở đỉnh. Trưởng thành
đực dài 2,6mm; rộng 1,2mm. Trưởng thành đực toàn bộ là dạng hình cánh dài,
khơng có cánh ngắn. Trưởng thành cái mình màu nâu vàng, cánh trước có mắt
cánh đen và có dải khơng phân nhánh đến tận đỉnh. Trưởng thành cái có hai dạng
cánh ngắn và cánh dài, chiều dài cơ thể của trưởng thành cánh ngắn từ 2,6 2,9mm, cánh dài 3,5 - 4mm.
2.2.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy lưng trắng
2.2.3.1. Vòng đời và thời gian phát dục các pha
*/ Vòng đời: Rầy lưng trắng thuốc nhóm cơn trùng biến thái khơng hồn
tồn, vịng đời trải qua 3 giai đoạn Pha trứng, pha rầy non và pha trưởng thành,
vòng đời của RLT phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và thay đổi
theo mùa. Ở nhiệt độ 20 - 30oC ± 1, ẩm độ 73,4 - 86,7% , vịng đời của RLT kéo
dài trung bình từ 20,86 - 29,88 ngày (Hồ Thị Thu Giang và cs., 2011). Theo
Đinh Văn Thành và cs. (2011), khi nuôi ở nhiệt độ 20,3oC, ẩm độ 74,8% và nhiệt
độ 30,2oC, ẩm độ 85,5% vòng đời của RLT tương ứng 29,4 – 31,5 ngày và 21,2 –
23,4 ngày. Ở nhiệt độ 25oC vòng đời RLT là 28,3 ngày và ở nhiệt độ 30oC là
24,5 ngày (Trần Thị Hồng Đơng và Trần Đăng Hòa, 2017).
*/ Trứng: Thời gian trứng của RLT phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ và ẩm
độ. Ở Cuttak (Ấn Độ) theo Atwal et al. (1967), trong tháng 9 nhiệt độ dao đông từ
25,3- 32,7oC , ẩm độ 83-85% thời gian phát triển của trứng RLT là 6 ngày còn ở
Punjab là 3-5 ngày. Sing (1989) cho biết tại Ấn Độ thời gian trứng là 4,5-5 ngày,
ở Philippines là 8 ngày (Catindig, 1993). Cũng tại Ấn Độ khi nuôi ở nhiệt độ 24,130,6oC, ẩm độ 67,5-83%, thời gian phát dục pha trứng dao động từ 5 – 9 ngày,
trung bình 8.6 ± 0.24 ngày (Sandeep et al., 2015).
Theo Nguyễn Đức Khiêm (1995), ở nhiệt độ là 23,8 – 29,8oC và ẩm độ là
93% - 94% thời gian phát dục pha trứng của RLT là 6,4 – 6,7 ngày. Theo Hồ Thị


9


Thu Giang và cs. (2011), thời gian phát dục các pha của RLT tương quan nghịch
với quá trình tăng của nhiệt độ, trong khoảng 20 – 30 ± 1oC, ẩm độ giao động từ
73,4 – 86,7% pha trứng kéo dài từ 5,49 – 9,1 ngày. Cũng trong năm 2011, theo
kết quả công bố của Đinh Văn Thành khi nuôi ở nhiệt độ 20,3 - 30,2oC, ẩm độ
74,8-85,5% thời gian phát dục pha trứng trung bình 5,46 – 8,6 ngày (Đinh Văn
Thành và cs., 2011). Ở nhiệt độ 25oC thời gian phát dục trứng là 5,4 ngày, ở nhiệt
độ 30oC là 4,5 ngày (Trần Thị Hồng Đơng và Trần Đăng Hịa, 2017).
*/Rầy non
Thời gian phát dục trung bình của rầy non RLT là 17 ngày ở 20oC,
13 ngày ở 25oC và 12 ngày ở 28 – 30oC. (Suennaga, 1963), tại Ấn Độ thời gian
phát triển rầy non kéo dài 14- 16 ngày (Singh, 1989; Catindig, 1993). Nhiệt độ ảnh
hưởng đến thời gian phát dục của RLT, ở nhiệt độ 20oC thời gian phát dục của rầy
non là 17 ngày, ở 25oC là 13 ngày và ở 28-30oC là 12 ngày (Suenaga ,1963). Ở
nhiệt độ 24,1 - 30,6oC và ẩm độ 67,5 - 80,0%, thời gian phát dục của rầy non là
12,6 ngày. Trong đó, tuổi 1 là 2,05 ngày, tuổi 2 là 2,3 ngày, tuổi 3 là 2,6 ngày,
tuổi 4 là 2,7 ngày và tuổi 5 là 2,95 ngày (Sandeep et al., 2015).
Tại Việt Nam, thời gian phát dục các tuổi của rầy non thay đổi phụ thuộc
vào nhiệt độ (nhiệt độ càng cao thì thời gian phát dục của rầy non càng ngắn). Ở
nhiệt độ 27,3 - 29,3oC, ẩm độ 80,7 - 89,0% thì thời gian trung bình của tuổi 1 là
2,49 - 2,90 ngày; tuổi 2 từ 1,86 - 1,90 ngày; tuổi 3 từ 1,79 - 1,90 ngày; tuổi 4 từ
2,10 - 2,41 ngày và tuổi 5 từ 3,48 - 3,55 ngày; thời gian phát dục trung bình của
rầy non là 12,1 - 12,4 ngày (Nguyễn Đức Khiêm, 1995). Ở nhiệt độ trong khoảng
20 – 30 ± 1oC, ẩm độ giao động từ 73,4 – 86,7%. pha rầy non dao động từ 12,48 –
15,08 ngày (Hồ Thị Thu Giang và cs., 2011). Khi nuôi ở nhiệt độ 27,3 – 29,3oC,
ẩm độ 80,7 - 89% thời gian phát dục của rầy non từ 12,1 – 12,3 ngày, trong đó rầy
non tuổi 1 từ 2,49-2,9 ngày, tuổi 2 từ 1,88-1,9 ngày, tuổi 3 từ 1,84-1,9 ngày, tuổi 4

từ 2,1-2,41 ngày và tuổi 5 từ 3,48-3,57 ngày (Đinh Văn Thành và cs., 2011). Khi
nuôi ở nhiệt độ 25oC và 30oC, thời gian phát dục rầy non tuổi 1 tương ứng là 3,2
và 2,9 ngày, tuổi 2 là 3,5 và 3 ngày, tuổi 3 là 3,8 và 3,7 ngày, tuổi 4 là 3,9 và 3,2
ngày, tuổi 5 là 4,0 và 3,7 ngày (Trần Thị Hồng Đơng và Trần Đăng Hịa, 2017).
*/ Trưởng thành
Thời gian sống của trưởng thành phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Theo
Suengana (1963), ở 20oC trưởng thành sống trung bình 20 ngày, ở 25oC là 16

10


ngày và ở 28-300C là 9 ngày. Trong khi đó Singh (1989) thì cho thấy ở Ấn Độ
thời gian sống trung bình của trưởng thành đực là 4,1 và cái là 3,6 ngày (điều
kiện ngoài đồng ruộng); 9 và 8 ngày tương ứng (điều kiện trong phịng thí
nghiệm). Nhưng theo Catingdig (1993) thì tuổi thọ tương ứng của trưởng thành
RLT cái và đực là 6,5 và 6 ngày. Theo Sandeep (2015), ở nhiệt độ 13,9 - 27,7oC
và ẩm độ 61,4 - 84,6%, thời gian sống của trưởng thành đực là 11,4 ngày và
trưởng thành cái là 15,9 ngày; thời gian tiền đẻ trứng 3,7 ngày.
Tại Việt nam, theo Hồ Thị Thu Giang (2011), thời gian sống của trưởng
thành RLT giảm đi khi nhiệt độ tăng từ 20 – 30oC, thời gian sống kéo dài 19,50
ngày ở nhiệt độ 20oC và giảm xuống còn 15,29 ngày khi nhiệt độ tăng lên ở 30oC,
thời gian tiền đẻ trứng từ 3,29 – 5,5 ngày. Theo Đinh Văn Thành khi nuôi ở nhiệt
độ 20,3oC, ẩm độ 74,8% và nhiệt độ 30,2oC, ẩm độ 85,5% thời gian sống của
trưởng thành tương ứng 14 ngày và 7,6 ngày, thời gian tiền đẻ trứng tương ứng 5,6
ngày và 3,78 ngày (Đinh Văn Thành và cs., 2011). Ở nhiệt độ 25oC và 30oC, thời
gian sống của trưởng thành tương ứng 18,4 và 16,4 ngày, thời gian tiền đẻ trứng
tương ứng 4,7 ngày và 3,9 ngày (Trần Thị Hoàng Đơng và Trần Đăng Hịa, 2017).
2.2.3.2. Sức sinh sản và nhịp điệu đẻ trứng của rầy lưng trắng
Nhiệt độ và giai đoạn sinh trưởng của cây lúa trong thời kỳ rầy non đã ảnh
hưởng lớn đến khả năng sinh sản của trưởng thành cái RLT, loại hình cánh ngắn

chịu ảnh hưởng của mơi trường nhiều hơn loại hình cánh dài. Rầy cái cánh ngắn
thường sống lâu và đẻ nhiều hơn so với trưởng thành cái cánh dài ở cùng điều
kiện, số lượng trứng phụ thuộc vào thời gian sống của trưởng thành, cá thể nào
có thời gian sống càng kéo dài thì số lượng trứng đẻ càng lớn, chúng có thể sống
trên 30 ngày và đẻ tới hơn 600 trứng (Denno, 1994).
Số trứng đẻ trung bình của 1 rầy cái trưởng thành cũng rất khác nhau tùy
điều kiện môi trường và từng năm. Ở Ấn Độ, một trưởng thành RLT đẻ trung
bình 164 trứng, trong khi đó ở Nhật Bản RLT đẻ trung bình từ 300 - 350 trứng
(Suenaga, 1963) và ở Philippines là khoảng 247 trứng (Liu, 1995). Số lượng
trứng đẻ của RLT phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố thức ăn, sử dụng các giống lúa
lai đồng nghĩa với việc cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt hơn cho RLT, sống trên
các giống lúa lai sức đẻ của RLT tăng từ 2 - 9,7 lần so với các giống lúa khác
(Huang et al., 1994). Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến khả năng sinh
sản của RLT cho thấy khi phun hoạt chất chlorpyrifos có thể làm tăng số lượng
cá thể trong quần thể RLT trên đồng ruộng từ 130 - 160% (Heinrichs 1994,

11


Wang et al., 1994). Bên cạnh đó, nhiệt độ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức đẻ
của RLT, nhiệt độ 26 – 28oC thích hợp nhất cho RLT sinh sản (Chen et al., 1986;
Feng et al., 1985). Ở nhiệt độ 13,9 - 27,7oC và ẩm độ 61,4 - 84,6%, một trưởng
thành cái có khả năng đẻ 132,8 trứng, mỗi ổ trứng dao động từ 5 - 30 trứng
(Sandeep et al., 2015).
Ở Việt Nam, trưởng thành cái RLT có thể đẻ 164 - 243 trứng và đẻ liên
tục trong 6 ngày ở nhiệt độ 27,3 - 29,3oC, ẩm độ 80,7 - 89,0% (Nguyễn Đức
Khiêm, 1995). Trong vụ Xuân nhiệt độ, ẩm độ thấp (nhiệt độ trung bình 24,7oC,
ẩm độ trung bình 64,8%), số lượng trứng đẻ trung bình trên một trưởng thành cái
trên giống BT7 là 69,2 quả, trên giống KD18 là 78,0 quả, trên giống C70 là 59,2
và trên giống D.ưu 527 là 113 quả. Thời gian đẻ trứng của RLT kéo dài 15-16

ngày, lượng trứng được đẻ nhiều ở những ngày đầu, sau đó giảm dần: 2 ngày đầu
số lượng trứng đẻ nhiều nhất chiếm đến 34%, ngày thứ 3, thứ 4 chiếm 21,5%, ngày
thứ 5, thứ 6 số trứng đẻ chiếm 16,8%, còn lại 6 ngày cuối lượng trứng 23,1% và số
trứng đẻ trung bình của một trưởng thành cái cánh dài cao hơn số trứng đẻ trung
bình của một trưởng thành cái cánh ngắn (Đinh Văn Thành và cs., 2011). Ở nhiệt
độ từ 20 – 30oC khi nuôi trên giống lúa KD18, một trưởng thành cái đẻ trung bình
từ 108,25 – 132,29 quả (Hồ Thị Thu Giang và cs., 2011). Ở nhiệt độ 25oC và ở
nhiệt độ 30oC, số trứng đẻ trung bình trên một trưởng thành cái tương ứng là 95,6
quả và 61,9 quả (Trần Thị Hồng Đơng và Trần Đăng Hịa, 2017).
2.2.3.3. Tỷ lệ nở và tỷ lệ sống sót của rầy lưng trắng
Tại Ấn Độ, ở nhiệt độ 24,1- 30,6oC và ẩm độ 67,5 - 80,0%, tỷ lệ nở của
trứng đạt 84,21%, tỷ lệ sống của rầy non là 84,21% và tỷ lệ hóa trưởng thành là
89,05% (Sandeep et al., 2015).
Tại Việt nam, ở nhiệt độ từ 24,9 – 26,4oC; ẩm độ 93 - 94% thì tỷ lệ trứng
nở là 47,8% (Nguyễn Đức Khiêm, 1995), nhiệt độ trung bình từ 25,3 – 27,8oC
khi nuôi trên giống KD18 ở giai đoạn lúa 15 ngày tuổi thì tỷ lệ chết ở giai đoạn
rầy non là 16,67%, giai đoạn lúa 30 ngày tuổi tỷ lệ chết giai đoạn rầy non là 12%
và giai đoạn lúa 60 ngày tuổi, tỷ lệ chết giai đoạn rầy non là 20,83% (Hồ Thị Thu
Giang và cs., 2011). Theo Đinh Văn Thành (2011), trong vụ Xuân nhiệt độ trung
bình 24,7oC, ẩm độ trung bình 64,8%, tỷ lệ nở của trứng RLT nuôi trên các giống
lúa Dưu 527, BT7, KD18 và C70 tương ứng là 91,1%, 90,1%, 90,6%, và 86,4%
(Đinh Văn Thành và cs., 2011). Ở nhiệt độ 25oC và 30oC, tỷ lệ trứng nở tương
ứng 83,3% và 75,3% (Trần Thị Hoàng Đông và cs., 2017).

12


×