Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và cơ sở khoa học của công nghệ nuôi tôm sú (penaeus monodon fabricius 1798) ở một số tỉnh miền bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 165 trang )


B ộ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ THỦY SẢN

VIỆN NGHIÊN CỨU HA! SẢN

LÊ XẢN

NGHIÊN CỨU MỘT s ố ĐẶC ĐlỂM s in h h ọ c v à c ơ s ở KHOA HỌC
CỦA CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM s ú (PENAEUS MONODON FABRICIUS 1798)
Ỏ MỘT SỐ TỈNH MIỂN BẮC VIỆT NAM.

LUẬN ÁN PHĨ TIẾN SỸ KHOA HỌC SINH HỌC

HẢI PHỊNG - 1996


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ THỦY SẢN

VIỀN NGHIÊN c ư u HAI SAN

LÊ XÂN

'/ị lA-tỊ-lị) “^rủ bỵ ẮitvQ
NGHIÊN c ứ l ỉ MỘT s ố ĐẶC ĐIỂM s in h h ọ c v à c o s ở k h o a h ọ c
CỦA CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM s ú (PENAEUS MONODON FABRICIUS 1798)
ở MÔT SỐ TỈNH MIỂN BẮC VIÊT NAM .


Chuyên ngành : THỦY SINH HỌC
Mã sơ : 1.05.11.

LUẬN ÁN PHĨ TIẾN SỸ KHOA HỌC SINH HỌC

NGƯỜI HƯỐNG DẪN KHOA HỌC :
GS,TS BÙI ĐÌNH CHUNG

HẢI PHÒNG - 1996 .


LỜI CAM ĐOAN.

Tơi xin cam đoan đáy là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi
Các sô liệu , kết quả néu trong luận án là trung thực và chưa
từng được ai công bô trong bất kỳ công trinh nào khác .

TÁC GIẢ LUẬN ÁN .

Lê Xán


lè ỉỉ tấ m

@ ẩ ì.

Trước hết tác giả xin cảm ơn Giáo sư Tiến sĩ Bùi Đình Chung , Viện
trưởng Viện nghiên cứu Hải sản , người hướng dẫn khoa học, đã giúp đỡ tác
giả về mọi mặt trong suốt quá trình nghiên cứu gần 10 năm qua .
Các nội dung nghiên cứu chính của luận án được hồn thành trong khuôn

khổ của một số đề tài . dự án thuộc Chương trình khoa học trọng điểm cấp
Nhà nước KN 04 thời kỳ 1991-1995. Tác giả xin tỏ lời cám ơn chân thành
đối với PGS,PTS Võ Văn Trác , Chủ nhiệm Chương trình ; PTS Tạ Quang
Ngọc Phó Chủ nhiệm Chương trình đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi , giúp
đỡ tác giả nhiều

V

kiến trong quá trình thực hiện .

Luận án cũng khơng thể hồn thành nếu khơng có sự cộng tác và giúp
đõ' của các bạn đồng nghiệp thuộc Phịng Nghiên cứu Ni Thủy sản ,
Phịng nghiên cứu Nguồn lợi . Phịng nghiên cứu Mơi trường , Trạm nghiên
cứu Thu ỷ sản nước lợ , Trạm nghiên cứu Thuỷ sản nước mặn , Phịng Thơng
tin Tư liệu , Phòng Tin học và Văn phòng Viện nghiên cứu Hải sản . Tác
giả xin cám ơn các cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật của Sở Nông Lâm ngư
nghiệp Quảng Ninh , Sở Thuỷ sản Hải Phịng, Thái Bình, Nam Hà , Ninh
Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình điều tra khảo sát
và triển khai các thí nghiệm .
Tác giả ghi nhớ sự giúp đỡ của Tiến sỹ Kevan L. Main , cán bộ phịng
Thơng tin tư liệu ,Viện nghiên cứu Hải dương Honolulu (OCEANIC) ,
Trung tâm nghiên cứu và phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã
sưu tầm và gửi cho tác giả những tài liệu quí báu .
Tác giả xin tỏ lòng biết ơn tập thể Lãnh đạo , Hội đồng Khoa học, Hội
đồng đào tạo trên Đại học Viện nghiên cứu Hải sản đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ trong q trình hồn thành bản Luận án này .


m ục LỤC
MỞ Đ Ầ U .


CHƯƠNG 1

TỔNG QƯAN TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u VỂ SINH HỌC
VÀ NI TƠM .

1.1. TÌNH HÌNH NGHÊ NI TƠM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. T hế g iớ i.

5

1.1.2. Việt nam .

7

1.1.3. Các lồi tơm ni.

10

1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC .

1.2.1. Vị trí phân loại vàphân bố .

12

1.2.2. Sinh trưởng .

16

1.2.3. Dinh dưỡng .


17

1.3.

QUAN HỆ CỦA CÁC YÊU T ố MÔI TRƯỜNG Đ ố i VỚI TÔM s ú .

1.3.1. Nhiệt độ .

20

1.3.2. Độ mặn .

21

1.3.3. Hàm lượng oxỵ hoà tan .

23

1.3.4. Độ pH.

25

1.3.5. H2S , NH3-N ...

25

1.4. CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM s ú .

26



CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .

2.1. ĐỊA Đ Ể M NGHIÊN c ú u

31

2.2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .

2.2.1 .Tài liệu.

33

2.2.2. Phương pháp

34

CHƯƠNG 3 .

KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u .

3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM s ú .

3.1.1.

Sinh trưởng.


43

3.1.2

Sinh sản.

49

3.1.3

Dinh dưỡng.

54

3.2

ĐẶC TRƯNG CỦA Đ Ể ư k iệ n T ự n h iê n v e n b ể n b ắ c
BỘ VÀ SỤ'ANH HƯỞNG ĐẾN NGHỀ NUÔI TÔM s ú .

3.2.1 . Nhiệt độ .

61

3.2.2. Độ mặn , lượng mưa và độ đục.

63

3.2.3. Thuỷ triều và Bão.

68


3.2.4. Địa hình , chất đáy.
3.2.5. Các chất dinh dưỡng hoà tan .

73

3.2.6. Thủy sinh v ậ t.

73


3.3. ẢNH HUỞNG CỦA MỘT s ố YẾU T ố SINH THÁI TRONG
ĐIÊU KIỆN PHỊNG THÍ NGHIỆM Đ ối VỚI TÔM s ú

3.3.1.

Độ mặn .

79

3.3,2.

Nhiệt độ .

82

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM s ú

3.4 .


3.4.1., Hiện trạng và quan điểm .

101

3.4.2 . ương tôm giống .

102

3.4.3., Vận chuyển tôm non (Juvenile) .

108

3.4.4.

112

Ni tơm th ịt.

3.5. ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH CƠNG NGHỆ NUÔI TÔM s ú ở
VEN BIỂN BẮC BỘ

3.5.1. Cơ sở khoa học

125

3.5.2.

125

Phạm vi áp dụng.


3.5.3. Điều kiện áp dụng .

126

3.5.4. Qui trình cơng nghệ .

128

- KẾT LUẬN.

133

- MỘT SỐ ĐỂ XUẤT

135

- TÀI LIỆU THAM KHẢO .

138

PHU L U C .


CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ.

I. Chữ viết tắt

1. BTC


: Bán thâm canh

11. SVĐ : Sinh vật đáy.

2. CT/m2

: Cá thể/m2

12. SVPD: Sinh vật phù du

3. DT

: Diện tíc h .

13. TC :

Thâm canh

4. HT

: Hà Tĩnh

14. TB :

Thái Bình

5. HP

: Hải Phịng


15. SL :

Sản lượng .

6. NH

: Nam H à.

16. TSL: Tổng sản lượng .

7. PL

: Postlarva

17. TVPD: Thực vật phù du

8.QN

: Quảng Ninh .

18. TLS:

9QCCT

: Quảng canh cải tiến

10. QC

: Quảng canh .


Tỷ lệ sống

II. Thuật n g ữ :

1. Tôm giống : Postlarva 12-30 .
2. Tôm non (luvenile) : Tôm giống đã ưoỉng 30-50 ngày (PL40.60)


1

MỞ ĐẦU

Chỉ trong một thập kỷ, tổng sản lượng tôm nuôi của thế giới đến năm
1993 tăng 465% so với năm 1984 [58], nghề nuôi tôm trở thành một ngành
công nghiệp phát triển mạnh mẽ , đưa lại một số ngoại tệ lớn cho nhiều
nước.
Trong số các nước có nghề nuôi tôm phát triển , Thái Lan là nước thành
công nhất hiện nay . Năm 1993 Thái Lan đạt tổng sản lượng 170.000 tấn
trên tổng diện tích ni 85.000 ha , chiếm 22,8% tổng sản lượng tôm nuỏi
của thế giới và cũng là nước đứng đầu về sản lượng tôm xuất khẩu . Thái
Lan là trường hợp điển hình của những nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi
thời tiết quanh năm nắng ấm , ít bị gió bão [98] .
Khác vái Thái Lan , nghề nuôi tôm ở Trung Quốc và Đài Loan đã phát
triển trong diều kiện khí hậu có nhiều khó khăn : mùa đơng nhiệt độ thấp ,
mùa hè mưa bão , diện tích vùng nước lợ có thể ni tỏm khống nhiều hơn
Việt Nam . Nhưng năm 1987, Đài Loan đạt tổng sản lượng tôm nuôi 90.000
tấn; Trung Quốc liên tục đứng đầu thế giới về sản lượng tôm nuôi từ năm
1986-1991 với sản lượng cao nhất 145.000 tấn vào năm 1991 [85]. Điều
đáng chú ý là ỏ các nước nói trên tơm sú là đối tượng ni chính , sản
lượng tơm sú ni chiếm từ 70-95% tổng sản lượng tôm nuôi .


Việt Nam là một trong những nước sớm quan tâm phát triển nshề ni
tơm . Đến năm 1994 tổng diện tích ni của Việt Nam là 227.000 ha
nhưng sản lượng tôm nuôi chỉ mới đạt 70.000 tấn[123]. Trong đó trên 80%
diện tích và sản lượng tôm nuôi là từ các tỉnh miền Trang và Nam bộ.
Năm 1995 ,Việt Nam đã có trên 260.000 ha ni tơm , trở thành một trong
những nước có diện tích ni tơm lón ở Châu Á. Riêng các tỉnh Nam bộ có


2

165.000 ha [33] gấp gần 2 lần tổng diện tích ni của Thái Lan, có điều
kiện tự nhiên thuận lợi như Thái Lan . Miền Bắc có gần 75.000 ha với điều
kiện khơng khó khăn hơn miền Nam Trung Quốc và Đài Loan . Nhưng tồm
nuôi của Việt Nam chỉ bằng 1/3 tổng sản lượng , 1/6 về năng suất trung
bình/ha của Thái lan và cịn đứng sau nhiều nước châu Á . Những số liệu so
sánh trên chứng tỏ nước ta đã sớm xác định vai trò quan trọng của nghề
ni tơm và có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nhưng tốc độ phát
triển của ta còn rất chậm , chưa phát huy hết tiềm năng của đất nước .

Các tỉnh ven biển Bắc bộ gồm Quảng Ninh , Hải Phịng , Thái Bình ,
Nam Hà , Ninh Bình có diện tích ni tóm chiếm 70% diện tích ni của
miền Bắc và 20% diện tích nuối tơm của cả nước. Tuy có điều kiện khí hậu
thời tiết khó khăn hơn các tỉnh miền Trung nhưng mỗi năm các tỉnh Bắc bộ
vần có 6-7 tháng tương đối thuận lợi [45]. Nghề nuối tơm ỏ' đây có truyền
thống từ láu đời . Bởi vậy , một số tỉnh như Quảng Ninh , Hải Phòng , Nam
Hà đã xác định nuôi tôm là ngành kinh tế mũi nhọn , là đòn bẩy để phát
triển kinh tế vùng ven biển [52,53,54]. Nhưng đến cuối những năm 80 , hầu
hết diện tích ni tơm ở các tỉnh này vẫn ni quảng canh . Đối tượng ni
chủ yếu là tơm rảo có giá trị thấp và một số lồi thuộc giống tơm he có sản

lượng khơng đáng kể như p. merguiensis; p. indicus ; p. japonicus... Các
loài nàv cũng là những loài tơm ni truvền thống của nhiều nước nhưng ít
được họ quan tâm phát triển .
Do đó để phát triển nghề nuôi tôm ở miền Bắc , cần phát triển nuôi tôm
sú. Bởi vậy đề tài của luận án được xác định là : Nghiên cứu một s ố đặc
điểm sinh học và cơ sở khoơ học của công nghệ nuôi tôm sú (Penaeus
monodon Fabricius 1798) ở một số tỉnh miền Bắc Việt nam .


3

Mục tiêu của luận án là : Trên cơ sở đặc trưng của điều kiện tự nhiên ven
biển miền Bắc và đặc điểm sinh học của tôm sú mà đề xuất được qui trình
cơng nghệ ni phù hợp với điều kiện sinh thái , góp phần đảm bảo sự phát
triển lâu bền và có hiệu quả kinh tế cao cho nghề ni tơm ỏ' miền Bắc .

Luận án đã trình bày các đặc điểm sinh học chủ vếu của tôm sú phán bố
ỏ' biển Việt/U:am và tôm sú nuôi ỏ' miền Bắc , bổ sung những hiểu biết cơ
bản về một đối tượng nuôi quan trọng vốn chưa được nghiên cứu , tìm hiểu .
Luận án cũng đã nghiên cứu đặc trưng của điều kiện sinh thái ven biển Bắc
bộ và tác động của các điều kiện đó đến việc phát triển nuồi tôm sú . Các
kết quả nghiên cứu trên là tiền đề cho việc triển khai các thí nghiệm sát với
điều kiện sinh thái miền Bắc cả ở trong điều kiện phịng thí nghiệm và ỏ' qui
mơ sản xuất tại ao đầm nuôi .
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên là những cơ sở khoa học để lần đáu
tiên qui trình cơng nghệ ni tóm sú cho các tỉnh ven biển Bắc bộ được đề
xuất . Qui trình đang được áp dụng và có hiệu quả ở nhiều cơ sở nuỏi tóm
Tơm sú từ chỗ là một lồi tơm hồn tồn mới ở các ao đầm nước lợ miền
Bắc đang trở thành một đối tượng nuôi quan trọng hơn các đối tượng nuôi
truyền thống trong vùng , mỏ' ra khả năng phát triển cho nghề nuôi tôm ở

miền Bắc trong thời gian tới .

Chúng tõi nghĩ rằng phương hướng nghiên cứu trên là đúng đắn và bước
đầu đã đem lại kết quả . Tuy nhiên , do nhiều hạn chế khách quan và chủ
quan , thời gian nghiên cứu của chúng tôi chưa nhiều , điều kiện kinh phí ,
vật tư thiết bị rất thiếu thốn ... chắc chắn các kết quả thu được chỉ là bước
đầu và còn rất sơ bộ . Nhiều vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu , giải quvết
trong thòi gian tới . Chúng tôi hy vọng rằng kết quả thu được này có tính


4

chất mở đầu cho một công việc to lớn là phát triển nghề nuôi tôm ở nước ta
mà đặc biệt ỏ' miền Bắc nhằm thực hiện chính sách phát triển kinh tế mà
Đảng và Nhà nước đã khẳng đinh .


5

CHUƠNG

1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN

cứu

SINH HỌC

VÀ NI TƠM .


1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN c ủ a n g h ề n u ô i t ô m
TRÊN THỂ GIỚI VÀ V Ệ T NAM .

1.1.1. Thế g iớ i.
Trong tình hình dán số và mức sống ngàv càng tăng , nhiều nước đã tập
trung đầu tư kỹ thuật , tài chính để tăng cường khai thác các nguồn protein
từ biển . Nhưng nguổn lợi tự nhiên có hạn và ngày càng bị suy giảm do sự
tầng cường khai thác và tác động của nhiều vêu tố nên tổng sản phẩm tơm
khai thác từ biển tăng khóng đáng kể . Theo thống ké của Tổ chức lương
thực và thực phẩm của Liên họp quốc (FAO) sản lượng tôm biển khai thác
được trong 7 năm liền (1984 - 1990) vẫn ở mức ổn định, những năm 19891990 cịn có xu hưóng giam (Hình 1).

TSL (ngân tàn)

Hình 1 :

Tổng sản lượng tơm khai thác của thế giới năm
1984-1990 . (Nguồn FAO 1992)


6

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sản lượng tôm . các nước ven biển đã
tập trung phát triển nuôi tôm . Nhũng năm cuối của thập kỵ 80 . nghể nuói
tóm đã có những bước phát triển nhanh chóng . Các trại ni tơm được xây
dung ở gần 40 nước , đưa sản lượng tôm nuối từ tv lệ 2,1 % năm 1981 lên
22 % năm 1988 so với tổng sản lượng tơm [101]. So vói năm 1984 . sản
lượng tôm nuôi năm 1990 tăng 368% với gần 600.000 tấn [85]. Năm 1993 .
san lượng tôm nuôi đạt 744.000 tấn (Hình 2). Csavas (1990) ước tính sản

lượng tôm nuôi năm 2000 khoảng 900.000 tấn. Nhiều tác giả nhận định sản
lượng này sẽ vượt con số 900.000 tấn [58,78.91].

84

85

86

87

88

89

90

91

92 93

Hình 2 : - Tổng sản lượng và tỷ lệ (%)tôm nuôi của thế giới 1984- 1993
( Anon ,1993a).

Sản lượng tôm nuôi của các nước Châu Á - Thái bình dương năm 1980
chỉ chiếm 6% tổng sản lượng tơm . năm 1990 đã tăng lên 32% chiếm 80.6
% sản lượng tôm nuôi của thế giới và là những nước có tốc độ tăng nhanh
nhất [78,85 ].



7

Năm 199] , Trung Quốc là nước đứng đầu thế si ới và khu vực với tống
sản lượng tóm nuói đạt 145.000 tấn chiếm 26,1% . đứng thứ 2 là Inđónéxia
25.2% . tiếp là Thái Lan 19.8% v.v. [137] . Từ nam 1992 Thái Lan vươn lén
vi trí hàng đầu về san lượng tóm ni và tổng sản lượng tóm xuất khẩu [98].
Như vậy. trong hơn 10 năm . sản lượng tóm nuỏi đã tàng một cách vững
chắc . Rosenberrv (1992) ước tính tỷ lệ tăng hàng nàm của năm 1989 là
3.4% . năm 1990 là 5,7% và năm 1991 là 9%.

Năng suất tôm nuôi cũng đã rất khác nhau ỏ' từng nước. Từ năm 1985 1989 . Đài Loan đạt năng suất cao nhất : 4500 - 7000 kg/ ha . tiếp đó là
Thái Lan và Trung Quốc 1200 - 1500 kg/ha . Đến năm 1993 . năng suất
tóm ni của Thái Lan đạt truns bình 2000 kg/ha [98] .

1.1.2. Việt Nam.
Việt Nam có hơn 3200 km bờ biển vói diện tích đám nước lọ' vào loai
lớn trong các nước Cháu Á . Nghề ni tóm ỏ' Việt Nam có từ láu đời nhung
chủ vếu là nuỏi quảng canh theo phương thức " láy giống tư nhiên . giũ'
trong ao đầm và thu hoạch " Trước năm 1975 diện tích nuối tóm cá nước lọ'
của cả nước khoảng 85.000 ha'trong đó miền Bắc khoảng 15.000 ha [35] .
miền Nam 70.000 ha [108.130]. Năm 1986. tổng diện tích tơm ni của cả
nước đạt 124.600 ha với tổng sản lượng khoảng 23.800 tấn [68]. Đến năm
1994 tổng diện tích ni tơm cùa Việt Nam đã lên tới 227.000 ha với tổng
sản lượng khoảng 70.000 tấn[123](Bảng 1).
Nuôi quảng canh ỏ' Việt Nam thuộc dạng nuối đa lồi .Tóm được ni cùng
với cua , cá . rong . Hình thức này phổ biên cả ỏ' miền Bắc . miền Trung và
miền Nam . Nuối tôm trên ruộng muối phổ biến ở miền Trung và mièn Nam
Ni tóm kết hợn với cấy lúa phổ biến ỏ' Hậu Giang và Minh Hải [155] .



B á n g 1 : Diện tích và sản lượng tôm nuôi của việt nam

từ năm 1988 - 1994 . (Nguồn: Phạm Thược và Võ Văn Trác, 1994)

Năm

Sản lương tốm nuỏi (tấn)

Tổng diên tích ni (ha)

1988

30.000

170.000

1989

34.000

185.000

1990

37.000

191.723

1991


40.000

196.833

1992

47.000

207.245

1993

60.000

225.000

1994

70.000

227.000

Giữa những năm 1980 , một số trại tóm giống đầu tiên được xây dựng .
Cuối những 80. đã có một số ao nuói tóm theo hình thức bán thâm canh.
Năng suất tóm ni cao nhất đầu tiên được báo cáo là 1,2 tấn / ha / năm tại
trại nuôi tôm cỏ May tỉnh Đổng Nai [155]. Năm 1988 , liên doanh Việt
Nam - Úc (VATECH ) được thành lập với mục đích phát triển ni tơm
thâm canh. Năng suất dự kiến 5 -6 tấn / ha / vụ cho 3 năm đầu , 8 - 1 0 tấn /
ha / vụ cho các năm sau ỏ' 7 tỉnh miền trung . Cuối năm 1989 ao ni tóm
đầu tiên của VATECH đã thu hoạch với sản lượng gần 4 tấn / ha /vụ [39] .

Sau đó , do nhiều nguyên nhân liên doanh ngừng hoạt động . Đến cuối năm
1995 , nuôi tôm theo hình thức quảng canh vẫn chiếm tỷ lệ trên 78 % ở
Nam bộ và 83% tổng diện tích ni ở miền Bắc .
Năng suất trung bình của các ao ni quảng canh ở 10 tỉnh Nam bộ đến nav
chỉ còn lại 70 - 150 kg/ha /năm [28], ở miền Bắc là 50-60 kg/ha/năm [131].
Diện tích ni QCCT ở các tỉnh Nam bộ đến năm 1995 có 39.832 ha
chiếm 19 % tổng diện tích ni, năng suất 200-700 kg/ ha / năm [33]


9

300-400 kg/ha/nãm [22] . Nuôi QCCT ở miền Bắc chỉ chiêm hơn 10 °ỉc
diện tích ni. Năng suất ni QCCT là 200 - 250 kg / ha / năm , nàng suất
ni quảng canh ngàV càng giảm, có nơi chỉ còn 30 - 40 kg / ha / năm [48] .
Nuôi bán thâm canh (BTC ) ở miền Nam mới có 6. 116 ha , chiếm 3 %
diện tích , năng suất 550 - 1000 kg / ha / năm [27] ; 400 -600 kg / ha /năm
[22] . Nuôi BTC ở miền Bắc chỉ mới được bắt đầu thử nghiệm .

Bên cạnh sự tăng trưởng nhanh chóng của nưhề ni tóm ở nhiều nước
thì một số nước đã gặp thất bại khá nặng nề . Đài Loan đạt sản lượng tôm
nuôi năm 1987 là 90.000 tấn nhưng năm 1988 còn 30.000 tấn , năm 1990
chỉ còn 9.000 tấn (Brigg , 1993). Trung Quốc năm 1990 , 1991 có sản lượng
tóm ni đạt đỉnh cao 145.000 tấn , từ năm 1992 nhiều ao nuói tóm của
Trung Quốc thất thu làm giảm một lượng lớn tổng sản lượng tóm nuỏi của
nước nàv.
Nguyên nhân cơ bản của hiện trang này là ao đầm nuôi không được qui
hoạch , mật độ nuôi quá cao, con giống nhiễm bệnh, mói trường ni bị ó
nhiễm trên qui mơ lớn làm bệnh lây lan ... Đó là những bài học mà Việt
Nam và các nước khác cần có biện pháp phịng tránh ngay tù' lúc mới bắt
đầu phát triển .

Hình thức ni QC đang phổ biến hiện nay ỏ' Việt Nam đặc biệt ở các
tỉnh miền Bắc tuv có một số ưu điểm là đầu tư í t . kỹ thuật đơn giản , nhưng
gâv ra nhiều hậu quả xấu . Theo Phan Nguyên Hồng (1994) , trong 4 điều
tác hại chủ yếu do việc phát triển các diện tích ni tơm auảnc canh , tác
hại to lớn nhất là phá hoại môi trường sinh thái tự nhiên , thu hẹp vùng sinh
trưởng của tôm cá giống , đẩy nhanh sự suy thoái các vùng nước lọ '. Do vậy
cần nhanh chóng hạn chế và giảm tối đa diện tích ni quảng canh và cần
phải lựa chọn một số hình thức ni phù hợp với điều kiện Việt Nam , đảm


10

bảo sư Dhát triển lâu bền . đề phòng nhữns thất bại mà một số nước đã gặp
phải .

1.1.3. Các lồi tởm ni
Theo FAO (1992) trong số 15 lồi tơm ni có 3 lồi đặc biệt quan
trọng có sản lượng lớn là : Tôm sú (Penaeus monodon) , tôm nương (P.
orientaỉis) và tơm he chấn trắng [P. vannamei), các lồi ít quan trọng hơn là
: tôm he (P. merguiensis) , tôm rảo (Metapenaeus ensis), tỏm he Nhật Bản
(P. japonicus), tốm he Ân Độ (P. indicus)... Trong 3 lồi tơm ni quan
trọng . tóm sú được ni phổ biến ỏ' nhiều nước , tôm nương được nuôi
nhiều nhất ỏ’ Trung Quốc, Triều Tiên . Tôm he chân trắng được nuôi ỏ' Hoa
Kỹ và một số nước Nam Mỹ [48] .
Trong 36 lồi tõm có giá trị kinh tế khai thác được ở biển [85] , sản lượns
tóm sú đứng thứ 35 . Nhưng trong 15 lồi tóm ni , sản lượng tôm sú đúng
hànc đầu và tv lệ tôm sú nuôi ngàv một gia tăng . Theo FAO ( 1992 ) sản
lượng tóm sú nuói chiếm 33 % sản lượns tỏm ni năm 1990, tiếp đó là
tơm nươns 22 %. tơm he chán trắng 13% (Hình 3). Đến năm 1991, tơm sú
nuôi đã chiêm tv lệ 49,7 % với sản lượng 370.000 tấn (Hình 4). Trong 10

năm cóng nghiệp ni tơm phát triển , tv lệ và sản lượng tôm sú ni lién
tục tăng. (Hình 5). ó các nước Cháu Á - Thái bình dương , tơm sú chiếm tv
lệ cao n h ấ t. Riêng ỏ' Thái U n , năm 1991 , tôm sú chiếm 89,5% sản lượng
tôm nuôi , năm 1992 : 93,1% và năm 1995 là 95,0% [58].
0 Việt Nam , Phạm Thược và Võ văn Trác (1995) cho biết tôm sú được
nuôi ở 86% các trại nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến , 9 1 % các trại
nuôi bán thâm canh nuôi chuyên tôm sú, rất ít các trại ni chuvên các lồi


11

p.merguiensis

p.styrostris

4%

2%

Lồi khác

10%

p.monodon
33%

P.japonicus

3%
p.penicilatus


8%

p.vannamei

p.orientalis

18%

22%

Hình 3 : Tỷ lệ (%) các lồi tơm nuối của thế giới năm l990
(Nguồn: FAO (1990)

p. japonicus 2%

p.penicilatus 1%

p.indicus

Lồi khac
14%

2%
p.monodon
50%

p.merguiensis
9%


p.orientalis

22%

Hình 4 : Tỷ lệ {%) các lồi tơm nuôi của thế giới năm 1991.
(Nguồn Rosenberry 1992)


12

84

Hình 5

85

86

87

88

89

90

91

92 93


Nam

: - Tổng sản lượng và tv lệ tơm sú ni của thế giới từ năm
1984 - 1993 . (Nguồn: Anon 1993 a) .

tôm khác . Phần lớn các trại ni chun tơm sú tập trung ở các tỉnh miền
Trung và miền Nam . ơ miền Bắc tóm sú chỉ mới được chuyển từ miền
Trung ra nuỏi từ năm 1989.

Những dẫn liệu trên cho thấy tôm sú là đối tượng ni được nhiều nước
quan tâm nhất, trong đó có Việt Nam . Sự gia tăng sản lượns tóm sú nuỏi
đóng vai trị quvết định trong sự phát triển của nghề ni tỏm ỏ’ nhiều nước.
Bởi vậy đã có nhiều cơng trình tập trung nghiên cứu về tơm sú .

1.2 . ĐẶC Đ Ế M SINH HỌC CỦA TÔM s ú .
1.2.1. Vị trí phân loại và phán bơ .

1.2.1.1. Vị trí phân lo ại.
Tơm sú Penaeus monodon Fabricus 1798 được một số tác giả trước
đây xác đinh cho cả hai loài p. nionodon và p. semisulcatus .


13

Holthuis (1949) xác định rõ ràng tên p. moììodon cho lồi tơm sú hiện nay,
Cho đến nay lồi này chưa có lồi phụ cịn p. monodon maniỉlensis do
Villazuz và Anãola (1938) mô tả đã được Mohamed (1970) và Motoh
(1981) chứng minh là một mẫu khồng bình thường của p. semisuỉcaĩus. VỊ
trí phán loại của tơm sú như sau :


Ngành chân đ ố t: Arthropoda
Lớp giáp xác : Crustacea
Lớp phụ

: Malacostraca

Bộ

: Decapoda

Bộ phụ

: Natantia

Họ chung
Họ

: Penaeidea
: Penaeidae

Giống : Penaeus Fabricius 1798
Loài : Penaeus monodon Fabricus 1798

Tên tiếng Anh phổ biến là Gianỉ Tiger prawìì , tiếng Pháp Crevette geanĩe
Tigre, tiếng Tây ban nha : Camarcm Tigre Gigante , ỏ' Đài loan là Grciss
shrimp , ở Australia là dumbo prawn, ở Philippin là durnbo Tiger shrinip
với tên địa phương là Sugpo , ỏ' Nhật là Ushi-ebi . ỏ' Hồng kỏng là GỈĨOĨ
prawn , ờ Inđơnexia : Udang Wmdu . Udano panĩj . ỏ' Ấn độ là Bagda
chingdi , Yara , Karachenmeen, dinga [123].
ơ Việt nam p.monodon được gọi là tôm sú . có nơi 2ỌÌ là sú rằn , chú V lồi

tơm rằn là p. semisulcatus.[ 10,36].
Đặc điểm hình thái của p. monodì đã được nhiều tác giả ỏ' nhiều nước
mơ tả rất chi tiết như Villaluz và Arrioỉa (1938) ; Holthuis (1949) ; Hall


14

(1962); Motoh (1981) ; Motoh và Buri (1981),(1984) ; Starobogatov, (1972)
...v.v.

1.2.12. Phân bố.
Tôm sú phân bố rộng rãi ở Ấn độ dương . ở Thái bình dương , tơm sú phán
bố về phía Bắc tới Nhật Bản , Đài Loan , phía Đơng tới Tahiti , phía Nam
tới Úc và vùng biển phía Đơng Châu Phi [90,118,119].
Theo Motoh (1981), tồm sú phân bố từ kinh độ 30° Đông tới 155°Đông và
từ vĩ độ 35° Bắc đến 35 0 Nam nhưng tập trung chủ vếu ở các nước nhiệt
đới, đặc biệt ồ Inđơnêxia , Malaixia , Phi-lip-pin(Hình 6 ).

Hình 6 : Phân bố của tôm sú trên thế giới ( Motoh 1981).

Mohamed (1970) cho biết : tôm sú phán bồ' trên một phần lớn khu vực Ấn
Độ - Thái bình dương từ Nam Phi cho đến nam Nhật Bản ,Bắc New South
Wales của ú c và tập trung chủ yếu ở các vùng nước ấm . Hall (1962) cho
rằng : ở vùng biển Aiden đã đánh bắt được tôm sú trưởng thành trong


15

vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 9m và ỏ' vùng rất nông của quần đảo Mafia ,
Tansania.

ở Việt Nam , Nguyễn Cháu và Trần Đệ (1964) cho biết tôm sú phân bố
từ Quảng Trị đến Bình Thuận . Trần Hữu Phương (1973) trong kết quả
nghiên cứu về phân bố địa lý của họ tôm he ở vịnh Bắc bộ cho biết tôm sú
phân bố từ vĩ độ 19-21° Bắc nơi có độ sâu nhỏ hơn lOm . Năm 1975-1976 ,
Viện nghiên cứu Hải sản điều tra nguồn lợi tôm he (Penaeidae) vùng biển
gần bờ tù’ Móng cái (QN) đến Cửa Sót (HT), kết quả nghiên cứu được tổng
kết trong các báo cáo tổng kết và báo cáo chuyên đề của Phạm Ngọc Đẳng ,
Nguyên Cồng Con, Nguyễn Ngọc Toàn , Vũ Jữiư Phức , Nguyên Hải Đường
, Nguyễn Việt Thắng , Trần Chu , 1978 . Theo các tác giả này tôm sú phân
bố ở độ sâu nhỏ hơn 50m . Đặng Ngọc Thanh và CTV (1994) xếp tôm sú
thuộc nhóm phân bố rộng nhưng tập trung nhiều ở biển miền Trung .
Nguyễn Văn Chung , Phạm Thị Dự (1995) xác định tôm sú phản bố chủ vếu
ở vùng biển miền Trung và Nam bộ .
Từ năm 1982 - 1985 Viện nghiên cứu Hải sản "Điều tra trữ lượng
nguồn lợi tôm biển miền Đông và Tây nam bộ" trên tàu 200 cv. Các mẻ lưới
điều tra được tiến hành tại vùng biển từ Vũngĩàu đến Phú Quốc và tập trung
nhiều ỏ' các bãi tôm Nam Vũng Tàu, Anh Đông , Anh Tây , Hòn Chuối ,
Nam Du . Kết quả đã xác đinh được 33 lồi tơm phân bố trong vùng . Tốm
sú thuộc nhóm 2 cùng các lồi p.semisulcatus, Metapenaeus intermedicus,
là nhóm phân bố rải rác trong tồn vùng biển nghiên cứu nhưng chỉ gặp ỏ'
một số mẻ lưới, mỗi mẻ 2-5 cá thể . Độ sáu phân bố từ 20-40m .
Từ năm 1987-1990 chúng tôi điều tra về nguồn tôm sú bố mẹ phục vụ các
trại giống ỏ' Quy Nhơn, Hội An, Cù Lao Chàm cho thấy tơm sú ở đây có
mật độ phân bố tương tự như vùng biển Phú Yên , KhánhHoà.Đặc biệt hầu
hết các mẻ lưới khai thác ỏ vùng Cù Lao Chàm đều bắt gặp tôm sú nhất là


16

vào thời gian từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau . Vùng biển Thuận An ,

Lăng Cô, Cửa Gianh . Cửa Sót. cửa Hội ít có các bãi tơm , ít có các tàu giã
tơm khai thác nhưng ngư dân vẫn bắt được tôm sú tuy số lượng không đáng
kể . Từ năm 1993 đến nay nhiều tàu giã tốm ỏ' miền Trung ra khai thác ở
vùng biển Hải Phịng , Quảng Ninh đều đã khai thác được tơm sú có khối
lượng từ 80 - 240gam , phân bố ỏ độ sâu nhỏ hơn 50m-Xác xuất bắt gặp từ
tháng 10 đến tháng 3 cao hơn các tháng khác .
Như vậy , ở Việt Nam tôm sú phán bố ỏ' hầu hết các vùng biển từ Quảng
Ninh đến Kiên Giang nhưng mật độ tập trung cao hơn ở vùng biển từ Đà
Nang đến Khánh Hoà . Độ sâu sâu nhất đã gặp ở 50 mét nước. Sản lượng
tôm sú khai thác được khống đáng kể so với các loài khác nhưng có rải rác
quanh năm .
1.2.2 . Sinh trưởng .
Trong ao ni tơm sú có thể đạt tỷ lệ sống 90 % , tăng trường nhanh
đến mức đạt lOOs / con sau 4-5 tháng nuôi ỏ' mật độ thấp , phần lớn đạt
khối lượng 30 - 60g[60] . Delmendo và Rabanal (1956) đã cho biết tốc độ
sinh trưởng của tôm sú trong điều kiện ao nuôi như sau : tôm nuôi 1 tháng
đạt khối lượng 0,69g ; 2 tháng đạt 9,8 g ; 3 tháng đạt khối lượng 11,1 g ; 4
tháng 15,3g ; 6 tháng 18 g và 1 năm đạt 95,1 g . Hall (1962) đưa ra mối
quan hệ giữa sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của tôm sú là w =
I.OOOOCcl 2640 . Nguyễn Trọng Nho và Tạ Khắc Thường (1996) cho biết
quan hệ đó là W=0,0009L3’5494 với giai đoạn PL12_60 và W =0,0187L2,6498 với
tôm có khối lượng từ 2g đến 40g.
Chiều dài lớn nhất của con cái đã gặp ở Philippin là 336 mm (Holthuis
1980), 270mm (Motoh và Buri, 1982). Crosnier (1965 ) quan sát thấy tồm
sú cái thành thục lớn nhất có tổng chiều dài 307mm ở Madagasca. Apud
(1983) cho biết tôm sú đánh bắt được ị biển khơi có khi đạt 500 đến 60Og .


×