Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Sơ bộ đánh giá ảnh hưởng của nước thải từ khu công nghiệp suối hiệp đến chất lượng nước thủy vực tiếp nhận đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.86 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THUỶ SẢN

SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI TỪ KHU CÔNG NGHIỆP
SUỐI HIỆP ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC THUỶ VỰC TIẾP NHẬN - ĐỀ
XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI
TRƯỜNG

Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành Quản lý Môi trường và Nguồn lợi Thuỷ sản

Sinh viên thực hiện
Lê Tấn Phát
MSSV: 43D3251
Người hướng dẫn
CN.Phạm Văn Thơm

Nha Trang, tháng 11/2005

1


Lời cảm ơn
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đối với gia đình, nhất là ba và mẹ em. Nếu khơng có ba mẹ thì chắc việc học
của em sẽ khơng đạt kết quả như ngày hôm nay. Những lúc việc học của em
khó khăn nhất thì chính ba mẹ là những người ln bên cạnh em, động viên,
khuyến khích và hỗ trợ hết mực cả về vật chất và tinh thần cho em. Em rất cảm
ơn ba mẹ đã cho em có một kết quả học tập tốt đẹp như ngày hôm nay. Em xin
chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo Trường Đại học Thuỷ sản, các Trường và
các Viện nghiên cứu khác cùng các Thầy Cô giáo Khoa Ni Trồng Thuỷ sản đã


tận tình truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá
trình học tập.
Em kính lời cảm ơn Thầy Phạm Văn Thơm và các cơ chú Phịng thuỷ địa
hố - Viện Hải Dương Học - Nha Trang đã tận tình giúp đỡ em trong suốt q
trình học tập, thực tập và hồn thành luận văn này.
Em cũng gởi lời cảm ơn đến bạn bè đã ủng hộ giúp đỡ em.
Một lần nữa, xin mọi người hãy nhận nơi em lời cảm ơn chân thành nhất.

Nha Trang, ngày 29/11/2005

Sinh viên: Lê Tấn Phát

2


Tóm tắt
Khu cơng nghiệp (KCN) Suối Hiệp nằm trong địa phận xã Suối Hiệp,
huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà. Các ngành sản xuất chính ở KCN là nước
giải khát (bia, nước ngọt) , cồn và giấy. Do hiệu quả của việc xử lý và quản lý
chất thải không cao nên chúng vẫn gây ra những tác động tiêu cực đối với môi
trường nước chung quanh.
Tại KCN Suối Hiệp, nước thải của từng nhà máy, cơ sở sản xuất đã được
xử lý riêng lẻ và được đưa vào đoạn kênh ngắn từ phìa sau cống ngầm Cầu Đơi
đến phía trên cống Cư Thạnh. Mặc dù đã qua xử lý nhưng các yếu tố hữu cơ,
dinh dưỡng và coliform trong nước thải vẫn chưa đạt tiêu chuẩn nước thải loại A
(TCVN 5945-1995). Ngồi ra, trong KCN này và vùng lân cận có 5 nhà máy và
cơ sở sản xuất đưa nước thải trực tiếp vào môi trường (không qua giai đoạn xữ
lý) với hàm lượng các chất ô nhiễm cao. Nước thải từ KCN đã làm ô nhiễm vực
nước chủ yếu từ cống Diên Toàn đến cống Cư Thạnh với các yếu tố dinh
dưỡng, TSS, hữu cơ, dầu mỡ và coliform. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu

đã phát hiện thêm điểm ô nhiễm, đó là đập tràn cầu Dứa với sự ô nhiễm của các
yếu tố dinh dưỡng, hữu cơ, dầu mỡ và coliform.
Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường cần phải: (1) bắt buộc
các cơ sở sản xuất phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải; (2) tăng cường cơng
tác thanh tra, kiểm sốt hoạt động xử lý và xả thải nước thải tại các cơ sở; (3)
cải tạo đoạn kênh từ cống Cư Thạnh đến cống ngầm Cầu Đôi và bầu Mốc cầu
Dứa như là hai khu vực xử lý sinh học với bèo lục bình.

3


Luận văn gồm các phần sau:
-

Mở đầu.

-

Tổng quan.

-

Phương pháp nghiên cứu.

-

Khái quát khu vực nghiên cứu

-


Kết quả nghiên cứu và thảo luận
+ Biến động của các thông số khảo sát theo thời gian và không gian.
+ Đặc điểm nước thải từ các nhà máy và cơ sở sản xuất trong khu công
nghiệp Suối Hiệp và lân cận.
+ Chất lượng nước của các thuỷ vực tiếp nhận
+ Sơ bộ đánh giá ảnh hưởng nước thải từ khu công nghiệp Suối Hiệp
đến chất lượng nước thuỷ vực tiếp nhận.
- Kết luận và đề xuất.

4


Giải thích thuật ngữ và chữ viết tắt

Một số thuật ngữ
Mơi trường là gì?
"Mơi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ
Mơi trường của Việt Nam).
Ơ nhiễm mơi trường là gì? Theo Luật Bảo vệ Mơi trường của Việt Nam:
"Ơ nhiễm mơi trường là sự làm thay đổi tính chất của mơi trường, vi phạm Tiêu
chuẩn mơi trường".
Suy thối mơi trường là gì?
"Suy thối mơi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên
nhiên".
Tiêu chuẩn mơi trường là gì? Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định
dùng làm căn cứ để quản lý môi trường".

Thế nào là sự phát triển bền vững?
"Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con
người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai".
Ô nhiễm nước là gì ? Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
"Ơ nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước,
làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nơng
nghiệp, ni cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật ni và các lồi hoang dã".
Quan trắc mơi trường là gì?
Quan trắc mơi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với
các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững.

5


Các từ viết tắt
- KCN: khu công nghiệp
- TN&MT: tài nguyên và môi trường
- TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam
- TCNBVTS: tiêu chuẩn nước bảo vệ thuỷ sản
- TCNM: tiêu chuẩn nước mặt
- T: trạm thu mẫu
- Đợt 1: mẫu thu vào ngày 25/08/2005
- Đợt 2: mẫu thu váo ngày 15/09/2005
- Đợt 3: mẫu thu vào ngày 04/10/2005
- Trạm 1: Cầu Hậu Xương
- Trạm 2: Cầu Đôi
- Trạm 3: cống Diên Toàn
- Trạm 4: cống Cư Thạnh
- Trạm 5: cống Phước Trạch

- Trạm 6: cầu Xuân Sơn
- Trạm 7: đập tràn cầu Dứa
- DO: oxy hoà tan trong nước (mgo2/L)
- BOD: nhu cầu sinh hoá tiêu thụ oxy trong thời gian 5 ngày (mgo2/L)
- COD: nhu cầu hoá học tiêu thụ oxy (mgo2/L)
- TSS: tổng chất rắn lơ lửng (mg/L)
- NH3,4: tổng ammonia (μg/L)
- NH3-N: ammoniac (μg/L)
- NO2-N: nitrit (μg/L)
- NO3-N: nitrat (μg/L)
- PO4-P: phosphate (μg/L)
- Tế bào/100ml: tb/100ml

6


Mở Đầu
Nguồn gốc chủ yếu mọi biến đổi về môi trường đang xảy ra hiện nay trên
thế giới cũng như ở nước ta là do các hoạt động kinh tế và phát triển xã hội
của loài người. Các hoạt động này, một mặt làm cải thiện chất lượng cuộc
sống của con người, mặt khác đang tạo ra hàng loạt các vấn đề như: làm cạn
kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm suy thoái chất lượng môi trường khắp
mọi nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ mơi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu,
là quốc sách của hầu hết các quốc gia.
Phát triển kinh tế xã hội là con đường đi lên tất yếu của mỗi nước,
nhưng sự phát triển đó phải bền vững, phát triển mạnh mẽ liên tục nền kinh tế,
đồng thời với việc lành mạnh hóa quan hệ xã hội và bảo vệ mơi trường sống
của cộng đồng. Do đó, bảo vệ mơi trường ln gắn bó chặt chẽ với “phát triển
bền vững”.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam chúng ta đang trong giai đoạn thực

hiện cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nền kinh tế thị trường là động lực thúc
đẩy sự phát triển của mọi ngành kinh tế, trong đó có ngành cơng nghiệp.
Ngành cơng nghiệp đã tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng như nhiều nước trên
thế giới, các ngành công nghiệp đã thải ra môi trường một lượng lớn chất thải
là một trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường ở hầu hết các
vực nước lân cận các khu công nghiệp ở nước ta.
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do các ngành công nghiệp thải trực tiếp ra môi
trường chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu đang là mối quan tâm hàng
đầu của các nhà quản lý môi trường. Nước bị nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp
sức khoẻ con người và sự sống của các loài thủy sinh vật.
Tại xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hồ từ những năm
1996 đã hình thành một khu cơng nghiệp đó là khu cơng nghiệp Suối Hiệp. Tại
khu cơng nghiệp này, sản phẩm sản xuất chính là nước giải khát (bia, nước
ngọt…), cồn và giấy. Khu công nghiệp đã thu hút đầu tư trong và ngoài nước,

7


giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương, tăng giá trị của nguồn nguyên
liệu và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, hoạt động của khu công nghiệp này đã gây ra nhiều ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh, chủ yếu là tác động của nước
thải. Mặc dù, nước thải của hầu hết các cơ sở có xử lý riêng lẻ nhưng do hiệu
quả xử lý không đạt yêu cầu và quản lý không chặt chẽ nên chúng vẫn gây ra
những tác động tiêu cực cho thủy vực tiếp nhận. Trong những năm từ 1998
cho đến nay đã có nhiều đơn khiếu nại của nhân dân địa phương nhưng tình
hình gây ơ nhiễm mơi trường thủy vực nước tiếp nhận xung quanh do khu
cơng nghiệp này vẫn cịn tiếp diễn.
Xuất phát từ những vấn đề trên, em tiến hành thực hiện đề tài “Sơ bộ

đánh giá ảnh hưởng của nước thải từ khu công nghiệp Suối Hiệp đến
chất lượng nước thủy vực tiếp nhận - Đề xuất một số giải pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực đến môi trường”.
Đề tài được thực hiện nhằm góp phần vào đánh giá hiện trạng chất
lượng nước mặt tại thủy vực xung quanh khu công nghiệp, đánh giá tác nhân
ảnh hưởng của hoạt động sản xuất từ khu công nghiệp và lân cận đến chất
lượng nước mặt, cũng như xác định đặc điểm nước thải của một số nhà máy
và cơ sở sản xuất. Từ đó, trên cơ sở phân tích và đánh giá số liệu khảo sát
được để kết luận rằng: nhà máy nào là gây ảnh hưởng và không gây ảnh
hưởng đến chất lượng nước ở thủy vực tiếp nhận. Đồng thời, các kết quả thu
được giúp cho các nhà quản lý có thêm cơ sở khoa học để thực hiện công tác
giám sát và cải thiện môi trường tốt hơn.
Các nội dung chính của đề tài gồm có:
1. Biến động của các thông số khảo sát theo thời gian và không gian.
2. Đặc điểm nước thải từ các nhà máy và cơ sở sản xuất trong khu công
nghiệp Suối Hiệp và lân cận.
3. Chất lượng nước của thủy vực tiếp nhận
4. Sơ bộ đánh giá ảnh hưởng nước thải từ khu công nghiệp Suối Hiệp
đến chất lượng nước thủy vực tiếp nhận.
5. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

8


Do bước đầu mới làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, thời
gian thực tập và trình độ bản thân cịn hạn chế, cho nên báo cáo của em
khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy
cô cùng bạn bè để báo cáo này được hoàn thiện hơn.

9



Chương 1
TỔNG LUẬN
1. Sơ lược mối quan hệ giữa hoạt động cơng nghiệp với mơi trường nước
Các vực nước có khả năng tự làm sạch thơng qua các q trình biến đổi
lý, hoá và sinh học như: phân hủy, khuếch tán, hấp thụ, lắng lọc... hoặc các quá
trình trao đổi chất. Các quá trình này đạt hiệu quả cao khi mơi trường nước có
đủ oxy. Vì vậy, q trình tự làm sạch của nước dễ thực hiện ở dòng chảy hơn là
ở ao hồ nước đọng (vì quá trình khuếch tán các chất gây nhiễm bẩn dễ dàng
hơn, tham gia vào các q trình chuyển hố, làm giảm chất độc hoặc lắng đọng
chất rắn hoặc tiêu diệt các vi khuẩn có hại...). Khi lượng chất thải đưa vào mơi
trường nước quá nhiều, vượt quá khả năng tự làm sạch thì môi trường nước bị
ô nhiễm. Việc nhận biết nước bị ô nhiễm thường căn cứ vào trạng thái hóa học,
vật lý và sinh học của nước. Hiện nay, các nguồn nước bị ô nhiễm phần lớn là
do tiếp nhận quá nhiều nước thải từ sinh hoạt và nước thải từ các khu công
nghiệp, đặc biệt là nước thải không xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu.
Trong công nghiệp, nước được sử dụng làm nguyên liệu, dung môi, môi
trường phản ứng, tách chất hấp thụ, vận chuyển, đun nóng, làm lạnh sản phẩm
và trang thiết bị, rửa trang thiết bị...
Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp
(chủ yếu là các ngành luyện kim, hoá chất, chế biến dầu mỏ, dệt nhuộm, giấy,
thực phẩm, chế tạo máy, sản xuất phân bón, ngành điện tử, khai khống...[27]),
tiểu thủ cơng nghiệp, kể cả nước thải từ hoạt động giao thông vân tải... Nước thải
công nghiệp thường chứa các hoá chất độc hại (kim loại nặng như Pb, Hg, Cd,
Cr...), chất hữu cơ với hàm lượng cao bao gồm: các chất hữu cơ khó bị phân huỷ
sinh học (phenol, các dung môi hữu cơ…) và các chất dễ phân hủy sinh học từ
các cơ sở chế biến và sản xuất thực phẩm (rượu, bia, nước ngọt, đường...),
nước thải nhà máy bột giấy chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, màu,
phenol...với hàm lượng lớn. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng (nitrat, phosphat,

amoni...) và vi sinh vật trong nước thải cũng rất lớn.

10


Nước thải cơng nghiệp khơng có đặc trưng chung mà phụ thuộc vào đặc điểm
của từng ngành sản xuất, mùa vụ, công nghệ và nguồn nguyên liệu đầu vào… Khi
nước thải cơng nghiệp được thải ra mơi trường thì các chất ơ nhiễm được phân tán,
hịa trộn vào mơi trường nước các thủy vực tiếp nhận, trơi theo dịng nước, đã làm gia
tăng hàm lượng chất hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh, độ axit và ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng nước tại các thủy vực tiếp nhận. Ngoài ra, nó cịn có thể thấm sâu vào đất
và ảnh hưởng đến nước ngầm. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào thành phần và
lượng của các chất gây nhiễm bẩn có trong nước thải, cũng như các đặc điểm của
vực nước tiếp nhận.
Sản xuất công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất trong số các
nguồn nhân tạo. Sự phát trển công nghiệp đã tạo ra một lượng khổng lồ các
chất thải lỏng, rắn và khí đổ vào mơi trường đã làm suy thối chất lượng mơi
trường ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là trong trường hợp chất thải không
xử lý hoặc xử lý kém [3]. Hoạt động sản xuất công nghiệp luôn được mở rộng
quy mô sản xuất. Do đó, nhu cầu nước cũng tăng nhanh theo việc gia tăng
sản xuất: để luyện 1 tấn thép cần 270 tấn nước, sản xuất 1 tấn NH3 cần 1000
tấn nước, sản xuất một tấn giấy báo cần 400 tấn nước, chế tạo 1 tấn đường
cần 20 tấn nước [26]. Điều cần nhấn mạnh là phấn lớn nước cấp cho công
nghiệp sau khi sử dụng đều trở thành nước thải.
Chất hữu cơ từ các cơ sở sản xuất là tác nhân gây ơ nhiễm phổ biến
nhất trong các sơng. Chúng có nồng độ lớn trong nước thải một số ngành công
nghiệp (chế biến thực phẩm, thuộc da, dệt nhuộm...). Ô nhiễm hữu cơ có thể
được đánh giá qua các chỉ số: DO, BOD, COD... Nước thải cơng nghiệp có ảnh
hưởng đến chất lượng nước các vực nước tiếp nhận. Mức độ ảnh hưởng này
phụ thuộc vào chất lượng, chế độ thủy văn của vực nước, thành phần và tính

chất của nước thải, thời gian và lưu lượng phát thải.... Ngoài ra, nước thải từ
các cơ sở xử lý nhưng khơng có hệ thống hồ sinh học thì hàm lượng các chất
dinh dưỡng trong nước thải cũng còn rất cao.
Chất hữu cơ thường gây tác hại lớn đối với nguồn lợi thủy sản vì chúng
có khả năng gây cạn kiệt oxy trong nước do trong quá trình phân huỷ đã sử
dụng một lượng lớn oxy hồ tan trong nước. Ngồi ra cịn tạo ra một lượng lớn

11


chất dinh dưỡng làm tăng khả năng ưu dưỡng và phát triển của sinh vật gây hại
trong thủy vực. Hiện nay, phần lớn các dịng sơng đều bị ơ nhiễm ở nhiều mức
độ khác nhau. Vì vậy, thiếu nước sạch đã trở thành vấn đề môi trường quan
trọng trên thế giới và đang gây căng thẳng trong vấn đề phát triển hiện nay ở
hầu hết các quốc gia. Chất hữu cơ khó phân hủy thường có hàm lượng nhỏ
nhưng có độc tính cao (gây ung thư, độc thần kinh…) như: phenol, methyl thủy
ngân, các dung môi…và chúng tồn tại trong môi trường với thời gian khá dài.
2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước do hoạt động công nghiệp trên thế giới
Nền công nghiệp thế giới tăng trưởng ở mức cao đã tạo áp lực lớn cho
mơi trường, trong đó môi trường nước đã và đang chịu nhiều tác động xấu. Vì
vậy, quản lý lưu vực sơng là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên
thế giới từ nửa cuối của thế kỷ 20 nhằm đối phó với những thách thức về sự
khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ơ nhiễm và suy thối các nguồn tài
nguyên và môi trường của các lưu vực sông.
Trên thế giới, kể từ sau Hội nghị Dublin và Hội nghị thượng đỉnh về Môi
trường và phát triển của thế giới họp tại Rio de Janero (Brazin, 1992), phần lớn
các nước trên thế giới đều đang ở trong tiến trình thực hiện quản lý tổng hợp tài
nguyên nước. Việc này được coi là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả sử
dụng nước, điều phối và giải quyết tốt các mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng
tài nguyên nước giữa các vùng, các khu vực thượng hạ lưu của lưu vực sơng

[33]. Việc sử dụng nước có mối liên quan mật thiết với sử dụng đất và ảnh
hưởng đến hệ sinh thái lưu vực nên quản lý nước theo lưu vực sông sẽ giúp
cho sử dụng và bảo vệ tốt hơn tài nguyên đất và môi trường của lưu vực, quản
lý và giảm nhẹ các tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội
của con người tới tài nguyên và môi trường sống.
Hiện tượng nhiễm bẩn hiện đang xảy ra nhiều nơi. Hằng năm, trên thế
giới có khoảng 170-200 km3 nước thải cơng nghiệp được đưa vào các sông suối
và hồ [26]. Công nghiệp là hoạt động gây ô nhiễm rất lớn, lượng chất thải gia
tăng một cách khủng khiếp trong những thập kỷ vừa qua. Người ta đã ước tính
được là hiện nay nhân loại đã sử dụng hơn 70000 loại hoá chất khác nhau và

12


mỗi năm có hơn 1000 hố chất mới được đưa thêm vào. Riêng ở Hoa Kỳ, hơn
700 hoá chất đã phát hiện trong nước uống trong tổng số 129 chất được xem là
có độc tính cao. Các dịng sơng trên thế giới bị nhiễm khoảng 200-400 hoá chất
độc. Các nước cơng nghiệp hố thuộc Bắc Mỹ và châu Âu đang phải đối phó
với những vấn đề nhiễm bẩn to lớn. Hơn 90% các con sơng có hàm lượng nitrat
rất cao trong đó có 5% các sơng có hàm lượng vượt mức cho phép đến 200 lần.
Một nửa các hồ ở châu Âu đang bị ưu dưỡng hoá tạo ra một vấn đề nghiêm
trọng cho môi trường biển ven bờ. Tại các nước đang phát triển 75% chất thải
công nghiệp được thải vào nước mặt không qua xử lý [19].
Trong thập niên 60 của thế kỷ trước, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia
tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Mức độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến độ phát
triển cơng nghiệp. Ta có thể kể ra đây thí dụ tiêu biểu: Anh Quốc, vào đầu thế kỷ 19,
sơng Tamise rất sạch nhưng nó đã trở thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này.
Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp
bảo vệ nghiêm ngặt. Nước Pháp rộng hơn, công nghiệp phân tán và nhiều sông lớn,
nhưng tình trạng cũng khơng tốt hơn bao nhiêu. Dân Paris cịn uống nước sơng Seine

đến cuối thế kỷ 18. Các sơng lớn và nước ngầm nhiều nơi khơng cịn dùng làm nước
sinh hoạt được nữa, 5 000 km sông của Pháp bị ô nhiễm thường xuyên. Sông Rhin
chảy qua vùng công nghệp phát triển mạnh với dân số hơn 40 triệu người đang
thường xuyên bị ô nhiễm [31].
Từ năm 1977, chương trình Mơi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), tổ chức
khí tượng thế giới (WMO) và tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thành lập hệ thống
quan trắc môi trường tồn cầu (GEMS). Ngày nay GEMS có trên 350 trạm quan
trắc trên 240 sông thuôc 50 quốc gia [23].
Từ số liệu hàng trăm trạm quan trắc cho thấy trên thế giới có khoảng 10%
số dịng sơng bị ơ nhiễm hữu cơ rõ rệt; 50% số dịng sơng trên thế giới bị ô nhiễm
hữu cơ nhẹ. Trong các thập kỷ gần đây, ở các nước phát triển, mức độ ô nhiễm
hữu cơ trong sơng có phần giảm nhờ có hệ thống xử lý. Tại Thụy Điển, tổng tải
lượng chất hữu cơ (BOD) từ công nghiệp đưa vào sông đã làm tiêu tốn một
lượng oxy là 600000 tấn O2 vào năm 1950 và tăng đến 700000 tấn O2 vào năm
1960, nhưng chỉ còn trên 300000 tấn O2 vào năm 1980. Tuy nhiên tại nhiều quốc

13


gia đang phát triển, tải lượng chất hữu cơ (BOD) đưa vào sơng suối ngày càng
tăng [23].
Trên thế giới có khoảng 10% số dịng sơng có nồng độ nitrat rất cao (9-25
mg/L), vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép của WHO (10 mg/L), khoảng
10% số dịng sơng có nồng độ phosphat nằm trong khoảng 0.2-2.0 mg/L tức cao
hơn 20-200 lần so với các sông không bị ô nhiễm. Nguồn nước giàu các chất
dinh dưỡng có khả năng bị ưu dưỡng hố. Hiện nay, trên thế giới có 30-40% số
hồ nước ngọt bị ưu dưỡng hoá. Trên 30% trong số 800 hồ ở Tây Ban Nha và
nhiều hồ Nam Phi, Úc, Mehico cũng bị ưu dưỡng hoá [23].
Theo Tân Hoa xã, hầu hết nước sơng Hồng Hà (là con sông dài thứ hai Trung
Quốc) đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và khơng an tồn cho việc cung cấp nước sinh

hoạt và hoạt động bơi lội. Gần 3/4 dịng sơng cung cấp nước cho 12% của 1.3 tỷ
người dân Trung Quốc và 15% tưới tiêu cho nông nghiệp đã bị nhiễm bẩn do chất thải
công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Theo báo cáo của chính phủ
dựa vào tiêu chuẩn chất lượng nước quốc gia về nước uống thì 72.3% nước sơng
Hồng Hà đã bị tụt xuống loại 3 [44].
Ở Malaysia, nước thải từ các nhà máy dầu cọ, cao su… và các khu dân
cư đã làm 42 con sơng bị ơ nhiễm nghiêm trọng [9].
Các dịng sông nhận khối lượng lớn chất thải từ các nguồn trên nên ô
nhiễm vi sinh diễn ra thường xuyên.
Theo [23], sơng Yamune trước khi chảy qua New Deihi có 7500 Fecal
coliform/100ml, sau khi qua thành phố, nồng độ nồng độ Fecal coliform lên
tới 24000000/100ml do ảnh hưởng của lưu lượng nước nhận từ các cống
rãnh mang nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đổ vào sông
(200000 m3 trong một ngày).
Vào năm 1997, tại các khu công nghiệp tập trung thuộc khu vực Mỹ La tinh,
nước thải từ sinh hoạt và công nghiệp không qua xử lý đã làm cho nguồn nước mặt
tại các nơi này ô nhiễm nặng. Kết quả là đại dịch (dịch tả) đã xảy ra và đã làm chết
11000 người và làm thiệt hại nền kinh tế của Pêru khoảng 200 triệu USD [13].
Trong 3 tháng đầu năm 2004 tại tỉnh Shanghai và Hồng Kông của Trung
Quốc đã có 1547 trường hợp bị bệnh dịch tả và 468 người chết. Ngoài ra, tại

14


nhiều khu vực ở phía đơng Trung Quốc cũng đã bùng nổ bệnh dịch tả và
nguyên nhân gây nên dịch là do nước sông bị ô nhiễm [42].
Theo tiêu chuẩn của WHO tổng vi sinh coliform trong nước uống không
được q 10tb/100ml và fecal colifom khơng được có trong nước uống. Tuy
nhiên, chỉ có dưới 10% số trạm quan trắc đạt được tiêu chuẩn này trong tổng số
350 trạm. Ô nhiễm nguồn nước do vi sinh là nguyên nhân gây chết 25000 người

mỗi ngày [23]. Mức độ ô nhiễm do vi sinh ở các dịng sơng trên thế giới được
thống kê theo bảng sau:
Bảng 1: Mức độ ô nhiễm coliform tại các trạm quan trắc toàn cầu [23].
Tổng
Coliform/100ml

Bắc Mỹ

<10
10-99
100-999
1000-9999
10000-99999
>100000

8
4
4
4
0
0

Số trạm quan trắc
Trung và
Châu Á
Nam Mỹ
0
1
10
9

2
2

1
3
9
11
7
0

Châu Âu và
châu Đại
Dương
1
2
14
10
2
3

Qua các số liệu trên, ta có thể nhận định rằng ơ nhiễm vi sinh đã tác động
rất lớn đến cuộc sống của con người chung quanh khu vực nước bị ô nhiễm.
Các đại dịch dễ xảy ra như: dịch tả, thương hàn và kiết lỵ đều có nguồn gốc từ
nguồn nước bị ô nhiễm vi sinh vật.
3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước do hoạt động công nghiệp ở Việt Nam
3.1 Tài nguyên nước mặt ở việt Nam
Tổng lượng dòng chảy sơng ngịi trung bình hàng năm của nước ta bằng
khoảng 847 km3, trong đó tổng lượng ngồi vùng chảy vào là 507 km3 (chiếm
60%) và dòng chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%. Nếu xét chung cho cả nước,
thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2%

tổng lượng dịng chảy của các sơng trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền
nước ta chỉ chiếm khoảng 1.35% của thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan

15


trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi lớn theo thời gian (dao động
giữa các năm và phân phối khơng đều trong năm) và cịn phân bố rất khơng đều
theo vị trí địa lý [28].
Tổng lượng dịng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm
tới 59% tổng lượng dịng chảy năm của các sơng trong cả nước, sau đó đến hệ thống
sơng Hồng 126.5 km3 (14.9%), hệ thống sông Đồng Nai 36.3 km3 (4.3%), sông Mã,
sơng Cả, sơng Thu Bồn có tổng lượng dịng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20
km3 (2.3-2.6%), các hệ thống sơng Kỳ Cùng, sơng Thái Bình và sơng Ba cũng xấp xỉ
nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sơng cịn lại là 94.5 km3 (11.1%). Có khoảng 70-80%
tổng lượng nước sông tập trung vào mùa mưa [28].
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông nước ta là phần
lớn nước sơng (khoảng 60%) được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước
ngồi, trong đó hệ thống sơng Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%). Nếu
chỉ xét thành phần lượng nước sơng được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì
hệ thống sơng Hồng có tổng lượng dịng chảy lớn nhất (81.3 km3) chiếm 23.9%,
sau đó đến hệ thống sông Mê Kông (53 km 3, 15.6%), hệ thống sơng Đồng Nai
(32.8 km3, 9.6%) [28]. Do đó, các chất nhiễm bẩn có thể được mang từ các
nước khác đến, làm gia tăng hàm lượng chất nhiễm bẩn trong các sông.
3.2 Sự phát triển công nghiệp trong những năm gần đây ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, hoạt động công nghiệp đang phát triển với tốc
độ rất nhanh. Nhiều ngành nghề công nghiệp trong nước và quốc tế bao gồm cả
quy mô lớn, vừa và nhỏ đã và đang được hình thành. Cùng với mức tăng
trưởng kinh tế cao, tốc độ cơng nghiệp hố của cả nước cũng đang ở mức độ
chưa từng thấy với mức tăng trưởng trung bình vào các giai đoạn khác nhau

như sau: giai đoạn 1976-1980: 2%; 1988: 3.9%; 1995: 4.7%; 1999: 5.2%, có nơi
đạt 30-40%/năm, cá biệt tỉnh Đồng Nai có năm đạt 59%/năm [5] [6]. Một số
ngành có năng lực đáng kể như công nghiệp điện lực, công nghiệp khai thác
(than, dầu khí...), cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng vv…
Sự phân bố cơ sở vật chất và kỷ thuật giữa các vùng công nghiệp trong
nước chưa đồng bộ. Các cơ sở kinh tế lớn tập trung chủ yếu ở Đồng Bằng

16


Sông Hồng và vùng phụ cận, ở Đông Nam Bộ, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh và
các vùng phụ cận. Đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ô nhiễm nặng ở
nhiều địa phương có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao và nhất là tại các khu
công nghiệp tập trung, vấn đề xả thải nước thải công nghiệp vượt q khả năng
tự làm sạch của mơi trường.

Hình 1: Một số trung tâm công nghiệp lớn ở Việt Nam [43].
3.3 Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước do hoạt động công nghiệp ở Việt
Nam trong những năm gần đây.
Từ khi áp dụng chính sách mở cửa, Việt Nam đã đạt được tiến bộ về mọi
mặt. Tuy nhiên, có mộ qui luật chung là tăng trưởng kinh tế nhanh thường đi
kèm với các vấn đề môi trường nghiêm trọng nếu khơng có giải pháp hữu hiệu
ngăn chặn. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường hiện nay ở nước ta đã trở thành vấn
đề cấp bách, một mối quan tâm của Đảng, cơ quan Nhà nước và của toàn dân.
Thực tế là cho đến nay các cớ quan chức năng vẫn chưa kiểm sốt được một
cách có hiệu quả việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường ở các nhà
máy, các khu công nghiệp.

17



Nền công nghiệp ở nước ta chưa phát triển lắm nhưng thường lại là
nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường do trang thiết bị được sử
dụng quá cũ, công nghệ lạc hậu và ý thức chấp hành luật pháp chưa cao, các
biện pháp quản lý chưa chặt chẽ. Theo tính tốn hằng năm hoạt động cơng
nghiệp nước ta đã thải khoảng 290000 tấn chất thải độc hại vào môi trường
chung quanh (số liệu năm 1998, [17]). Hậu quả là chất lượng của các nguồn
nước ngày càng giảm sút [17]. Ở nước ta, hiện nay có khoảng 70% tổng lượng
nước dùng cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt và ăn uống được lấy từ nguồn
nước mặt. Kết quả quan trắc chất lượng nước các con sông nằm ở các vùng
cơng nghiệp cho thấy là khơng có nước của con sông nào đạt tiêu chuẩn nước
mặt loại A [8]. Kết quả quan trắc 4 con sông chảy qua các đơ thị chính của Việt
Nam cho thấy hai thơng số cơ bản là amoni (NH4+) và nhu cầu oxy sinh hoá
(BOD) đều vượt quá tiêu chuẩn nước loại A [16].
Trên tồn quốc, số lượng nước thải sinh hoạt và cơng nghiệp không được
xữ lý và xả trực tiếp vào sông ngịi được ước tính vào khoảng từ 240 đến 300
triệu m3 một năm. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, số lượng này sẽ tăng
lên gấp 10 lần trong vòng 15 năm tới (vào năm 2010). Việc xả nước thải khơng
được xữ lý chất độc đã gây nên tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng ở các
thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gịn, Hải Phịng, Việt Trì, và Biên Hịa. Theo Báo
cáo Hiện Trạng Mơi trường Việt Nam 2001, "hầu hết các sông được theo dõi
đều bị ô nhiễm các chất N và P, nồng độ các yếu tố này từ 4 đến gần 200 lần
cao hơn tiêu chuẩn cho nước loại A (nước sinh hoạt) và từ 2 đến 20 lần cao
hơn tiêu chuẩn cho nước loại B. Tình trạng ơ nhiễm chất hữu cơ trong sơng Sài
Gịn, Vàm Cỏ Đơng và các kênh rạch rất nghiêm trọng, riêng sơng Đồng Nai thì
cực kỳ nghiêm trọng". "Sơng ở các thành phố lớn có BOD cao gấp 2.5 đến 7.5
lần tiêu chuẩn nước uống của Việt Nam và của Cộng đồng Châu Âu, chứng tỏ
nước có chứa nhiều chất hữu cơ, nồng độ oxy thường thấp hơn 4 mg/l [35].
3.3.1 Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước do hoạt động cơng nghiệp phía Bắc
Tại khu vực phía Bắc, nguồn cung cấp nước chủ yếu cho vùng kinh tế

Bắc Bộ là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Chất lượng nước

18


sông và hồ vào những năm 1998 đã bị suy giảm do ảnh hưởng bởi các hoạt
động của con người trong mọi lĩnh vực kinh tế văn hóa và đời sống. Nguồn
nước thải từ sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp với các chất cặn lơ lửng
hữu cơ, vô cơ và các thành phần khác từ các hoạt động trên hàng ngày và từ
nhiều năm nay đổ vào nguồn nước làm cho một số thủy vực bị ô nhiễm. Theo
số liệu thống kê của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường thuộc các tỉnh,
thành phố trong các vùng kinh tế trọng điểm, hiện nay tổng lượng nước thải
công nghiệp từ 24 khu cơng nghiệp chính thải vào nguồn nước mặt từ 130000150000 m3 mỗi ngày. Trong đó 9 khu công nghiệp nội thành Hà Nội thải mỗi
ngày khoảng 80000 m3 (hằng năm thải khoảng 3600 tấn chất hữu cơ, 317 tấn
dầu và hàng chục tấn kim loại nặng, dung môi và các chất độc hại khác [17]).
Các khu công nghiệp nội thành Hải Phòng mỗi ngày thải 18000-20000 m3.
Nguồn nước thải chủ yếu là của nhà máy hoá chất, phân bón, chế biến lương
thực thực phẩm, thuốc lá, dệt, sợi nhuộm với giá trị BOD, COD, tổng lượng cặn
lắng, N, P cao (có thể kể giá trị BOD trong nước thải của các nhà máy trên trong
khoảng 61-550 mg/L, trung bình 230 mg/L; giá trị COD trong khoảng 84-940
mg/L, trung bình 350 mg/L. Hiện nay các nguồn nước mặt ao, hồ và hệ thống
sơng chính trong vùng (hệ thống sơng Hồng, sơng Đuống và hệ thống sơng Thái
Bình) đã có hiện tượng bị ơ nhiễm chất chứa nitơ (NH3, NO2-N) và vi sinh [12].
Theo Viện Kỹ thuật Nhiệt đới & Bảo vệ môi trường, lượng NH4+ vượt TCCP trên
các sông Hồng, Cầu, và Thương từ 150-200%; giá trị BOD tại các sông trên
vượt TCCP 270-380% [36].
Sông Nhuệ và sông Đáy đi qua 6 tỉnh thành gồm: Hà Nội, Hòa Bình, Hà
Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi
trường Phạm Khôi Nguyên, nước sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội đã ô nhiễm
nặng nề. Nhu cầu ơxy sinh hóa (BOD), amoni (NH4+) vượt q tiêu chuẩn cho

phép. Tại nhiều xã của huyện Thanh Trì - nơi sông Tô Lịch và Kim Ngưu hợp
lưu đổ vào sông Nhuệ - bị ô nhiễm đến mức cực đại, vượt quá tiêu chuẩn cho
phép đối với loại nước loại B hàng chục lần. Hệ quả của nguồn nước ô nhiễm là
người dân sống tại khu vực này thường mắc các bệnh về mắt, đường ruột,
ngoài da [34]. Theo kết quả điều tra về bệnh tật do nguồn nước sông Nhuệ của

19


UBND tỉnh Hà Nam, có tới 21% trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hoàng Tây bị mắc
bệnh tiêu chảy. Tại 2 xã Hoàng Tây, Nhật Tân (huyện Kim Bảng), có tới 86% trẻ
em mắc bệnh giun đũa, 76% mắc bệnh giun tóc và 9% mắc bệnh giun móc. Tỷ
lệ mắc các bệnh về mắt, ngoài da và phụ khoa rất cao. Sông Đáy cũng bị ô
nhiễm nặng dù mức độ ít nghiêm trọng hơn [34].
3.3.2 Hiện trạng ơ nhiễm môi trường nước do hoạt động công nghiệp miền Trung
Khu vực miền Trung tốc độ phát triển công nghiệp tương chậm và quy mô
không lớn (trừ một số KCN và khu chế xuất đang hình thành). Tuy nhiên, tình hình ô
nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp cũng đang trong tình trạng báo động,
nhất là những trung tâm cơng nghiệp lớn như: Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Khánh
Hoà… Các nguồn nước thải từ khu dân cư, từ các trung tâm công nghiệp, khu chế
xuất, đất nông nghiệp v.v...đã xâm nhập vào nguồn nước mặt, nước ngầm, làm cho
chất lượng môi trường nước tại những nơi này xuống cấp nghiêm trọng.
Theo [35], sông Hiếu và sông Hương ở Bắc Trung Bộ NH4+ vượt TCCP:
150-180% và BOD vượt TCCP: 200-300%. Sông Hàn tại duyên hải Nam Trung
Bộ NH4+ vượt 140-260% và BOD vượt: 100-200% [35].
Tại TP. Ðà Nẵng, là một thành phố lớn khu vực miền trung với tốc độ tăng
trưởng kinh tế và công nghiệp tương đối nhanh so với các tỉnh trong khu vực,
nhưng cùng với sự phát triển đó vấn đề ơ nhiễm mơi trường chung quanh một
số khu công nghiệp và nhiều địa bàn dân cư diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Hiện tại, Ðà Nẵng có năm khu cơng nghiệp bao gồm: Hịa Khánh, Liên Chiểu,

Hịa Cầm, Thọ Quang và An Ðồn [29]. Sau nhiều đợt kiểm tra, có sự phối hợp
giữa Sở Tài ngun và Mơi trường Ðà Nẵng và Ban quản lý các Khu công
nghiệp và chế xuất Ðà Nẵng, đã phát hiện khá nhiều doanh nghiệp có chất thải
gây ơ nhiễm nặng tại các khu vực này. Ðiển hình là Cơng ty Wei Xern Xin (100%
vốn đầu tư của Ðài Loan), Công ty thép Ðà Nẵng, Công ty TNHH chế biến caosu Ðà Nẵng, Cơng ty xi-măng Cosevco, Xưởng cơ khí và tái chế dầu cặn
Hương Sơn v.v... Ô nhiễm chủ yếu là do nước thải quá bẩn. Nước thải công
nghiệp ở đây chỉ được xử lý đơn giản, chưa đạt tiêu chuẩn quy định đã được
các doanh nghiệp cho đổ về các hồ chính trong khu vực, như Bàu Tràm, Bàu

20


Mạc và tràn ra cả cánh đồng canh tác lúa, hoa màu chung quanh. Với khoảng
900 hộ sống dọc theo hai tuyến đường Phan Văn Ðịnh, Hoàng Văn Thái đã và
đang bị ô nhiễm nặng do chất thải từ Khu cơng nghiệp Hịa Khánh gây ra. Nước
từ các giếng khoan ở khu vực này khơng cịn dùng được, có hiện tượng đáng lo
ngại là hai năm qua, số chị em bị bệnh phụ khoa, sinh non... trên địa bàn quận
Liên Chiểu, trong đó có phường Hịa Khánh ngày càng nhiều [29].
Theo báo cáo của Sở KHCN&MT Khánh Hồ thì cơ sở hạ tầng cơng
nghiệp đều ở mức trung bình kém (ngoại trừ một số cơ sở có vốn đầu tư lớn),
các cơ sở sản xuất chưa thật sự quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải sản xuất.
Hiện tại, Khánh Hồ có 6 cụm cơng nghiệp: Bình Tân, Suối Hiệp, Hịn Khơ, Ninh
xn, Hịn Khói và Suồi Dầu. Qua báo hiện trạng mơi trường của Sở KHCN&MT
Khánh Hồ năm 1999 thì mơi trường nước khu vực xung quanh các cụm công
nghiệp đều bị ô nhiễm do nước thải từ hoạt động công nghiệp [14]. Lưu vực
thuộc sông cái Nha Trang có hàm lượng các chất ơ nhiễm lớn nhất, đều này
phản ánh thực tế của hoạt động công nghiệp và dân sinh tập trung. Các giá trị
pH, BOD, DO, hydrocacbon đều nằm trong giới hạn cho phép. Những yếu tố
thường gây nhiễm bẩn là: TSS, NO3-N, coliform xảy ra tại cống Diên Tồn, cầu
Bình Tân, Thanh Minh, Suối Dầu. Tất cả nước thải được thải ra ở các lưu vực

sông Cái Nha Trang 74%, sông Quán Trường 11%, Vịnh Cam Ranh 7%, kênh
Cầu Đôi 4% và một số lưu vực khác [18]. Theo kết quả giám sát chất lượng mơi
trường nước của sở KHCN&MT Khánh Hồ (năm 2004), hầu hết các trạm giám
sát qua 4 đợt, thì các yếu tố thường gây ô nhiễm bẩn là TSS, Zn, hydrocacbon
và coliform; các yếu tố BOD và NO3-N có lúc cao hơn mức cho phép ở vài trạm.
Trong đó tại trạm cống Diên Toàn các yếu tố giám sát đều vượt tiêu chuẩn cho
phép [15]. Trong những năm gần đây, trên địa bàn Khánh Hồ khơng ai làm ngơ
trước những ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng của nước thải công nghiệp không
xử lý làm tổn hại đến chất lượng nước các sông, hồ, nước ngầm bị nhiễm bẩn
đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của hàng ngàn cư dân sinh sống khu vực chung
quanh các khu công nghiệp. Tiêu biểu là nạn ô nhiễm nước đã làm cho thủy
sinh vật hàng loạt, điển hình là tại khu cơng nghiệp Suối Hiệp vào các năm
1997-1998-1999 do hoạt động của nhà máy Đường và nhà máy bia San miguel

21


đã gây nhiều thiệt hại cho nhân dân trong khu vực [14]. Hiện nay, tuy tình hình
này có chuyển biến theo chiều hướng tốt nhưng nhà máy cồn và một số cơ sở
khác thường đổ chất thải ra kênh Cầu Đôi vào ban đêm làm cho môi trường
nước ô nhiễm nặng, cá chết hàng loạt và mùi hôi thối bay khắp nơi trong khu
vực chung quanh. Trong tương lai gần, khi nhiều nhà máy, xí nghiệp tiếp tục xây
dựng nhưng việc xử lý nước nếu không được đặt ra một cách nghiêm túc như
hiện nay, tình trạng ơ nhiễm tăng lên gấp bội lần.
3.3.3 Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước do hoạt động cơng nghiệp phía Nam
Tại khu vực phía Nam, đây có thể nói là trung tâm kinh tế mạnh nhất của
đất nước với tốc độ tăng tưởng cơng nghiệp cao. Tuy nhiên bên cạnh đó các
hoạt động phát triển kinh tế đã làm ô nhiễm các nguồn nước tự nhiên trong vùng
và đang đứng trước những nguy cơ phá hủy hệ thống môi trường tự nhiên ở
đây. Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho vùng kinh tế Nam Bộ là hệ thống sông

Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai. Nhưng chất lượng nước tại các con sông
này trong những năm gần đây, đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi
các hoạt động công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Nước thải chưa qua xử lý đổ ra các sơng là nguồn gây ơ nhiễm chính, mỗi
ngày các khu công nghiệp và khu chế xuất ở các khu vực kinh tế trọng điểm
phía Nam thải trên 700000 m 3 [23], nước thải chứa gần 93 tấn chất thải đổ ra
các sông Đồng Nai, Thị Vải và Sài Gịn [35]. Khu vực TP. HCM và Biên Hồ mỗi
năm thải vào môi trường 795.8 tấn dầu, 4591 tấn TSS, 323.2 tấn dung môi, 103
tấn phenol, 65 tấn H2S, 80 tấn axit đã dẫn đến ô nhiễm nặng các lưu vực kênh,
rạch và nhất là ở sông Thị Vải đã làm cho chất lượng nước khu vực này xuống
cấp nghiêm trọng [17].
Theo [35], sơng Sài Gịn ở đồng bằng Cửu Long có chỉ số BOD vượt 200400%. Sơng Thị Vải ơ nhiễm hơn, vượt 1000-1500%.. [36]. Ơ nhiễm do chất hữu cơ
nghiêm trọng trong các kênh rạch ở vùng nội thành TP. Hồ Chí Minh, tại các kênh Tân
Hố, Nhiêu Lộc-Thị Nghè vv… giá trị BOD thường từ 50-200 mg/L và giá trị DO chỉ từ
0.1-2.0 mg/L. Nồng độ coliform tại Nhà Rồng là 8000-18000 tb/100ml, tại Bình Phước

22


là 2000-6000 tb/100ml. Nhiều kênh rạch ở TP. Hồ Chí Minh, Biên Hồ, TP. Vũng Tàu
vv… do ơ nhiễm dinh dưỡng đã tạo ra hiện tượng ưu dưỡng hoá [23].
Tại thành phố Biên Hòa mọi chất thải của thành phố đều đổ về sông Đồng
Nai. Nước thải của rượu bia, nước sản xuất cồn... lúc màu đen, lúc màu đỏ, rồi
màu nâu đều chảy ra cống, mùi hôi thối bay khắp khu vực chung quanh. Các
hãng xưởng sản xuất này đã liên tục gây ô nhiễm, cả chục năm nay bị phạt
hành chính nhiều lần nhưng chất thải lại tiếp tục thải trực tiếp ra môi trường. Một
nghiên cứu cho biết, nồng độ BOD trên sơng Đồng Nai tại Hóa An có thể lên
đến 11.5-13.8 mg/L, vượt tiêu chuẩn quy định nguồn loại A từ 2.9-3.4 lần [39].
Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp và khu vực xung quanh
ở Bình Dương cũng đang trong trình trạng báo động. Một ví dụ điển hình, tại khu phố

Thắng Lợi có hơn 30 hộ dân sống bì bõm bên hồ nước thải rộng mênh mông. Tại khu
vực này là nơi tiếp nhận nhiều nguồn nước thải công nghiệp của thị xã Thủ Dầu 1,
một mùi hôi lan toả ra khu vực xung quanh. Vào những ngày trời mưa, nước càng
dâng cao tràn cả vào nhà dân. Đối với một số trẻ em sống ở đây, nhiều trẻ đã bị bệnh
đường hơ hấp và nhiễm những căn bệnh nấm ngồi da. Ngoài ra, nước thải đã tác
động trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của người dân. Hầu như tất cả các giếng
trong khu này đều bị nhiễm bẩn [28].
Kết quả giám sát chất lượng nước mặt tại các khu vực xung quanh khu
công nghiệp năm 1998 ở Cần Thơ của Sở KHCN&MT cho thấy, chất lượng
nước mặt trong tại các điểm này tiếp tục suy giảm. So với năm 1997, nồng độ
các chất ơ nhiễm có trong nước mặt đã gia tăng đáng kể, nhất là các chất ô
nhiễm hữu cơ (BOD, COD cao hơn TCCP 3-5 lần) và nhóm vi sinh gây bệnh
(coliform cao hơn TCCP hàng trăm lần). Chất lượng nước ở hầu hết các sông,
kênh, rạch trong tồn tỉnh thuộc loại B, khơng đạt tiêu chuẩn nước mặt dùng cho
sinh hoạt. Các chỉ tiêu giám sát đều vượt TCCP (loại A), chỉ có pH và NO3-N là
còn nằm trong TCCP. Hầu hết các cơ sở đều thải nước vượt tiêu chuẩn hàng
chục, hàng trăm thậm chí hàng nghìn lần tuỳ theo từng chỉ tiêu phân tích, do
chưa có hệ thống xử lý nước thải [16].
Từ những thực tế nói trên, việc quản lý và bảo vệ môi trường nước ta
hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế-xã hội trong

23


giai đoạn mới. Nhìn chung, mơi trường nước ta vẫn tiếp tục ơ nhiễm và suy
thối, có nơi nghiêm trọng; sự cố môi trường ngày càng gia tăng đặc biệt là
các khu công nghiệp tập trung ở hai đầu đất nước và một số khu công nghiệp
ở miền trung đã và đang tác động tiêu cực đến cuộc sống của mỗi chúng ta và
nhất là những cư dân sống xung quanh các khu cơng nghiệp ơ nhiễm. Và đây
chính là một thách thức đối cho sự phát triển nền kinh tế bền vững với tốc độ

cao.

24


Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu là thủy vực tiếp nhận nguồn nước
thải từ khu công nghiệp Suối Hiệp thuộc các xã Suối Hiệp, Diên Toàn (thuộc
Huyện Diên Khánh), xã Vĩnh Trung, xã Vĩnh Thái (thuộc Thành phố Nha Trang),
được giới hạn bởi các kinh độ 109005  và 109009 , các vĩ độ 12013  và 12015 .
2. Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ ngày
08/08/2005 đến ngày 19/11/2005.
3. Định điểm thu mẫu: Hiện nay, tất cả các nguồn thải từ khu công nghiệp Suối
Hiệp và vùng phụ cận đều trực tiếp hoặc gián tiếp đổ vào kênh Cầu Đôi. Đoạn
Kênh trở thành nơi cung cấp nước cho một số cơ sở sản xuất (trong đó có 5 cơ
sở sản xuất giấy) và tiếp nhận nước thải từ tồn bộ khu cơng nghiệp. Do đó các
trạm thu mẫu được bố trí tại điểm trước và sau các nguồn thải. Ngoài ra, mẫu
chất thải được thu tại cống xả của 4 cơ sở sản xuất (nhà máy bia San miguel,
nhà máy cồn, nhà máy nước giải khát Sanest, cơ sở giấy Hiệp Hưng). Sơ đồ
các điểm thu mẫu được trình bày trong hình 2.
4. Tần suất thu mẫu: Mẫu được thu trong 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 15-20 ngày
(riêng mẫu nước thải chỉ thu một lần).
5. Các chỉ tiêu phân tích: pH, DO, BOD, TSS, NH3,4, NO2-N, NO3-N, PO4-P, dầu
mỡ và coliform (trong đó dầu mỡ và coliform chỉ phân tích một lần).
6. Thu mẫu: Mẫu nước sông và nước thải được thu bằng xô hoặc bathomet và chứa
trong lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa PE đã được xử lý trước bằng dung dịch HNO3 PA và
nước cất 2 lần và được tráng kỹ bằng nước mẫu tại chỗ trước khi đựng mẫu.
7. Xữ lý và bảo quản mẫu:
Sau khi thu, mẫu được đưa về bảo quản ở nhiệt độ -4oC và được phân tích

trong thời gian sớm nhất.
8. Phân tích mẫu: Mẫu nước sơng và nước thải được phân tích theo các
phương pháp tiêu chuẩn mơ tả trong Standard Methods for Examination of
Water and Wastewater (APHA,1995):
- pH được tại hiện trường bằng máy đo chuyên dùng;

25


×