Đánh giá ảnh hưởng của nước thải khu công
nghiệp Lưu Xá tới hàm lượng kim loại nặng
trong nước và trầm tích sông Cầu
Phạm Thị Nga
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Đức
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Trinh bày hiện trạng chất lượng nước mặt và trầm tích sông Cầu khu
vực trước và sau điểm hợp lưu suối Cam Giá, hiện trạng nước mặt phụ lưu suối
Cam Giá; hiện trạng chất lượng nước thải của các nhà máy trong khu công nghiệp.
Thống kê các nguồn nước thải sản xuất chính, tính toán thải lượng của một số kim
loại nặng (Pb, Cd, Zn) phát sinh từ quá trình sản xuất của các nhà máy; hiện trạng
xử lý và xả thải nước thải sản xuất trong khu công nghiệp ; Đánh giá diễn biến
của một số kim loại nặng trong nước (Cd, Pb, Zn) và trầm tích theo thời gian,
không gian và liên hệ với tình trạng sản xuất và xả thải của khu công nghiệp. Đề
xuất biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động sản xuất khu công nghiệp Lưu
Xá nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm nước và trầm tích sông Cầu.
Keywords: Khoa học môi trường; Ô nhiễm nước; Nước thải
Content
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước tại sông Đồng
Nai, sông Cầu, sông Nhuệ và sông Đáy đã bị ô nhiễm. Kết quả khảo sát cho thấy, gần
70% trong số hơn một triệu m
3
nước thải mỗi ngày từ các khu công nghiệp được xả
thẳng ra các nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý đã gây ô nhiễm môi trường. Trong khi
đó, tỷ lệ các khu công nghiệp đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ
chiếm khoảng 43%. Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy và sông Cầu (đoạn chảy qua thành
phố Thái Nguyên) nhiều chỉ tiêu chất lượng không đạt giới hạn B1.
Theo các báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường từ năm 2005 đến năm 2009;
báo cáo kết quả triển khai Đề án sông Cầu; báo cáo xây dựng hệ thống quan trắc của
tỉnh Thái Nguyên và số liệu quan trắc hiện trạng môi trường từ năm 2005 đến năm 2010
cho thấy chất lượng nước mặt sông Cầu, đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có
những biểu hiện ô nhiễm rõ rệt bởi các kim loại nặng do các nguồn nước thải từ khu
công nghiệp Lưu Xá. Đặc biệt, hàm lượng kim loại nặng tích luỹ trong trầm tích sau
điểm tiếp nhận nước thải từ khu công nghiệp Lưu Xá cao gấp hàng trăm lần so với trầm
tích trước điểm tiếp nhận nước thải
Vì vậy, Học viên chọn đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của nước thải khu công
nghiệp Lưu Xá tới hàm lượng kim loại nặng trong nước và trầm tích sông Cầu”.
Nhằm góp phần làm rõ tác động của các kim loại nặng từ nước thải Khu công nghiêp
Lưu Xá tới chất lượng nước trầm tích sông Cầu, hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường
tại địa phương. Mục tiêu cụ thể của đề tài là:
- Đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng và hiện trạng môi trường nước mặt,
trầm tích sông Cầu trước và sau điểm tiếp nhận nước thải khu công nghiệp Lưu Xá.
- Đánh giá hiện trạng xả thải của khu công nghiệp và tính toán thải lượng của một
số kim loại (Pb, Zn, Cd) từ hoạt động sản xuất của các nhà máy trong khu công nghiệp
Lưu Xá.
- Đánh giá mối liên hệ giữa hàm lượng kim loại trong nước và trầm tích sau điểm
tiếp nhận nước thải khu công nghiệp Lưu Xá với tình hình sản xuất của khu công nghiệp
trong những năm qua.
- Đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất Khu
công nghiệp.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguồn nước thải sản xuất từ Khu công
nghiệp Lưu Xá và nước mặt suối Cam Giá trước và sau điểm tiếp nhận nước thải, nước
mặt và trầm tích sông Cầu trước và sau điểm hợp lưu với suối Cam Giá.
Hình 2.2: Phạm vi khu vực nghiên cứu
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp điều tra, thống kê, thu thập tài liệu
Chủ yếu là các tài liệu, số liệu, bản đồ, các công trình nghiên cứu có liên quan
đến khu vực nghiên cứu. Tài liệu thu thập được xử lý, lập thành bảng biểu, đồ thị và
phân tích, phân loại để từ đó xác định những vấn đề cần đánh giá.
Khu vực nghiên cứu
Sông Cầu
S. Cam Giá
2.2.2. Phƣơng pháp định mức sản phẩm và một số chất thải theo nguyên
liệu.
Phương pháp này định mức sản phẩm và một số loại chất thải phát sinh ra khi
đưa một đơn vị nguyên liệu đầu vào.
2.2.3. Phƣơng pháp tính toán thải lƣợng
Tính toán thải lượng các chất ô nhiễm căn cứ vào hàm lượng các chất ô nhiễm từ
số liệu phân tích và lưu lượng dòng thải.
2.2.4. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm
Gồm các hoạt động khảo sát hiện trường, lấy mẫu thực tế. Qua khảo sát thực tế
tại các điểm dự kiến lấy mẫu, qua các yêu cầu về chất lượng mẫu và các chỉ tiêu cần
phân tích,
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng khu vực nghiên cứu
3.1.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt
Nước mặt khu vực nghiên cứu gồm suối Cam Giá và sông Cầu. Suối Cam Giá là
suối tiếp nhận toàn bộ nước thải sinh hoạt khu dân cư phường Cam Giá, nước thải sản
xuất công nghiệp khu công nghiệp Lưu Xá sau đó hợp lưu với sông Cầu. Kết quả quan
trắc như sau:
Nước mặt suối Cam Giá có môi trường trung tính (pH dao động trong khoảng
7,1-7,2), ôxy hòa tan không lớn (dao động từ 4,0-4,2), trước điểm tiếp nhận nước thải
không ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng nhưng bị ô nhiễm vi sinh, giá trị coliform vượt
hơn 1 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Đoạn suối Cam Giá sau khi tiếp nhận
nước thải sản xuất của khu công nghiệp bị ô nhiễm cao thành phần hữu cơ, kim loại
nặng và vi sinh: BOD
5
, COD, Cd, Pb, Phenol và Coliform đều vượt hơn 1 lần, amoni
vượt hơn 2 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.
Như vậy, chất lượng nước mặt suối Cam Giá sau khi tiếp nhận nước thải sản xuất
của khu công nghiệp Lưu Xá giảm đi đáng kể so với đoạn trước, nước bị ô nhiễm hợp
chất hữu cơ, dinh dưỡng và kim loại nặng (cụ thể là kim loại Pb, Cd). Đây là các thành
phần có hàm lượng rất cao trong nước thải sản xuất của khu công nghiệp. Chất lượng
nước suối khu vực này không đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi.
Sông Cầu: Theo kết quả phân tích, nước mặt sông Cầu trước điểm hợp lưu của
suối Cam Giá không bị ô nhiễm, nước có môi trường trung tính, ôxy hòa tan lớn, các chỉ
tiêu phân tích đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1, chất lượng nước khu vực đảm
bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu thuỷ lợi. Ở đoạn sau điểm hợp lưu của suối Cam
Giá, hầu hết các thông số môi trường trong nước sông Cầu đều tăng lên nhưng chỉ có Pb
là vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 1 lần. Chất lượng nước khu vực sau hợp lưu suối này
cũng không đảm bảo sử dụng mục đích tưới tiêu thủy lợi.
Tổng hợp kết quả phân tích theo mùa cho thấy, hầu hết các hợp chất hữu cơ, dinh
dưỡng tăng lên vào mùa khô nhưng một số kim loại nặng lại tăng nhẹ vào mùa mưa .
Mặt khác, hầu hết các thông số ô nhiễm có xu hướng giảm nhẹ theo thời gian, nước mặt
suối Cam Giá trước điểm tiếp nhận nước thải còn tương đối tốt, đảm bảo sử dụng mục
đích tưới tiêu thủy lợi, nhưng sau điểm tiếp nhận nước thải đến trước khi hợp lưu với
sông Cầu nước đã bị ô nhiễm nặng, các thông số về hữu cơ, dinh dưỡng và kim loại
nặng như Pb, Cd và Zn đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Các chất ô nhiễm này cũng làm
ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Cầu đoạn sau khi hợp lưu suối Cam Giá. Các kết
quả phân tích thu được cho thấy, nước mặt sông Cầu trước khi hợp lưu suối này vẫn còn
khá tốt, đảm bảo sử dụng mục đích tưới tiêu thủy lợi. Nhưng sau điểm hợp lưu, chất
lượng nước giảm xuống, các thông số đều tăng lên trong đó Pb vượt tiêu chuẩn cho phép
hơn 1 lần làm cho nước sông Cầu đoạn này không đảm bảo sử dụng mục đích tưới tiêu
thủy lợi.
3.1.2. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc thải trong khu công nghiệp Lƣu Xá
Nhà máy Cốc Hóa: Nước thải nhà máy cốc hóa phát sinh từ quá trình dập cốc và
làm mát thiết bị, nước thải chứa thành phần chủ yếu là hợp chất hữu cơ, amoni, phenol,
tổng dầu mỡ, xianua. Tuy nhiên, nước thải sau khi qua hệ thống xử lý chỉ còn có amoni
và phenol vượt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 40:2011/BTNMT cột B hơn 1 lần. Các
kim loại nặng như Pb, Zn và Cd và các thông số khác ở mức thấp hơn giới hạn phát hiện
của phương pháp.
Nhà máy luyện gang: Nước thải nhà máy Luyện gang phát sinh từ quá trình dập
bụi lò cao và làm mát xỉ. Nước thải từ quá trình làm mát xỉ sau khi qua xử lý chất lượng
tương đối tốt, hầu hết các thông số đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Nước thải từ quá trình
làm mát xỉ ô nhiễm rất cao chất rắn lơ lửng, kim loại nặng và xianua, loại nước này
được được xử lý nhưng không hiệu quả, được đưa tuần hoàn trở lại sản xuất. Tuy nhiên,
do hệ thống xử lý không đảm bảo, bùn thải (chất thải nguy hại) để rơi vãi và theo dòng
nước mưa chảy tràn và hòa vào nước thải làm mát xỉ rồi thải ra ngoài môi trường. Kết
quả phân tích cho thấy, hàm lượng Cd, Pb đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ hơn 1 lần
đến hơn 2 lần. Đây là nguồn chính gây ô nhiễm kim loại nặng cho suối Cam Giá và
Sông Cầu.
Nước thải nhà máy luyện thép Lưu Xá: Nước thải nhà máy luyện thép Lưu Xá
chủ yếu phát sinh từ quá trình làm mát thiết bị nên bản chất nước thải chỉ ô nhiễm nhiệt.
Tuy nhiên, do công nghệ sản xuất quá cũ, hệ thống xử lý khí bụi không hiệu quả đã phát
tán bụi lò rơi vãi (đây là nguồn chứa cao hàm lượng các kim loại nặng) và theo dòng
nước mưa chảy tràn vào cùng hệ thống xả thải, làm cho hàm lượng các kim loại nặng
trong nước thải tăng lên nhưng không vượt tiêu chuẩn cho phép. Nước thải của nhà máy
Luyện thép Lưu Xá không bị ô nhiễm theo QCVN 40:2011/BTNMT mức B.
Nước thải nhà máy cán thép Lưu Xá và cán thép Thái Nguyên chứa cao hàm
lượng dầu mỡ, chất rắn lơ lửng. Tuy nhiên, nước thải sau khi qua xử lý đạt tiêu chuẩn xả
thải theo QCVN 40:2008/BTNMT cột B.
Nước thải công ty CP vật liệu chịu lửa phát sinh từ quá trình dập bụi, nước thải
chỉ chưa tổng chất rắn (chủ yếu bùn sét), loại nước thải sau khi qua hệ thống xử lý và đạt
tiêu chuẩn xả thải.
Nước thải của công ty CP hợp kim sắt gang thép cũng phát sinh chủ yếu từ quá
trình làm mát thiết bị, nước thải không bị ô nhiễm nhưng cũng chứa kim loại nặng.
Nước thải của công ty CP cơ khí gang thép phát sinh từ quá trình làm mát, nước
thải không bị ô nhiễm nhưng cũng chứa kim loại nặng. Từ năm 2011, đơn vị này tuần
hoàn 100% nước thải trở lại sản xuất, không thải nước thải ra ngoài môi trường.
Như vậy, dựa theo kết quả phân tích nước thải của các đơn vị trong khu công
nghiệp Lưu Xá, chúng tôi sẽ quan tâm đánh giá diễn biến hàm lượng kim loại nặng Pb,
Cd và Zn trong nước thải và tính toán thải lượng ô nhiễm của ba kim loại này đối với
các đơn vị xả nước thải ra ngoài môi trường, có chứa các kim loại nặng này trong nước
thải. Đó là nước thải của các nhà máy: Nhà máy luyện Gang, nhà máy luyện thép lưu Xá
và Công ty CP hợp kim sắt gang thép Thái Nguyên.
a/ Nhà máy luyện gang
Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng kim loại nặng Pb, Cd và Zn trong nước
thải dập bụi chưa qua xử lý rất cao. Pb lên tới 39,908mg/l và vượt tiêu chuẩn 79,8 lần,
Zn lên tới 102,73mg/l vượt 34,2 lần và Cd lên tới 0,239mg/l và vượt 2,4 lần QCVN
40:2011/BTNMT cột B. Tuy nhiên, sau khi qua hệ thống lắng lọc, hàm lượng các kim
loại này đã giảm đi rất nhiều nhưng vẫn không đạt tiêu chuẩn xả thải. Loại nước thải này
được nhà máy tuần hoàn trở lại sản xuất 100% từ năm 2010.
Nguồn nước thải thứ hai là nước thải làm mát xỉ, loại nước này đặc thù ô nhiễm
không cao so với nước thải dập bụi lò cao, nước thải vẫn chứa các kim loại như Pb, Zn
và Cd nhưng ở mức ở mức dưới tiêu chuẩn.
Kết quả phân tích cho thấy, các chất ô nhiễm trong nước thải giảm đáng kể từ
năm 2010, nước thải năm 2012 đã đạt tiêu chuẩn cho phép. Kết quả cũng cho thấy, mùa
mưa, hàm lượng các kim loại này trong nước thải tăng lên. Điều này là do khu vực chứa
bùn thải (chất thải nguy hại) từ hệ thống xử lý nước thải dập bụi lò cao (khoảng 13
tấn/ngày) không được thu gom triệt để, rơi vãi ra nền nhiều và theo dòng nước mưa chảy
tràn vào hệ thống nước thải chung của công ty.
b/ Nhà máy luyện thép Lưu Xá
Nước thải của nhà máy luyện thép Lưu Xá phát sinh chủ yếu từ hệ thống làm mát
thiết bị, tuy nhiên nước thải vẫn chứa hàm lượng các kim loại nặng Pb, Cd và Zn nhưng
không cao. Hàm lượng các kim loại này trong nước thải cũng giảm dần theo thời gian.
Nhà máy luyện thép Lưu Xá có công nghệ sản xuất lâu đời nên phát sinh nhiều bụi, mặc
dù hệ thống lọc bụi đã được lắp đặt nhưng không tránh khỏi bụi rơi vãi, bụi thải của nhà
máy chứa nhiều thành phần nguy hại vượt ngưỡng của quy chuẩn chất thải nguy hại. Do
nguyên liệu vào bao gồm cả phế liệu lẫn nhiều tạp chất. Khi thu gom không triệt để,
lượng bụi rơi vãi theo nước mưa chảy tràn và kéo theo nhiều kim loại nặng vào hệ thống
nước thải chung của nhà máy. Kết quả quan trắc cũng cho thấy, hàm lượng các chất ô
nhiễm tăng lên vào mùa mưa và giảm nhẹ vào mùa khô.
c/ Công ty CP hợp kim sắt gang thép Thái Nguyên
Tương tự nhà máy luyện thép Lưu Xá, nước thải công ty CP hợp kim sắt gang
thép phát sinh chủ yếu từ quá trình làm mát thiết bị, đặc thù ô nhiễm của loại nước thải
này là nhiệt độ, tuy nhiên, nước thải vẫn chứa hàm lượng các kim loại Cd, Pb và Zn
nhưng ở mức thấp hơn tiêu chuẩn. Nguyên nhân do công nghệ sản xuất của công ty quá
cũ và xuống cấp, hệ thống thu gom không triệt để, lượng bụi phát sinh lắng đọng trên bề
mặt khuôn viên, trên thiết bị và kéo theo vào dòng nước mưa chảy tràn, sau đó theo hệ
thống thu gom vào nước thải sản xuất và thải ra môi trường.
3.1.3. Trầm tích sông Cầu
Hiện tại, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn để đánh giá mức độ ô nhiễm trầm tích. Vì
vậy, trong đề tài này học viên tham khảo tiêu chuẩn hiện hành của Canada về chất lượng
trầm tích (Canadian Environmental Quality Guidelines, 2002) để đánh giá chất lượng
trầm tích sông Cầu khu vực chảy qua khu công nghiệp Lưu Xá.
Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo kết quả quan trắc môi trường toàn tỉnh các năm
của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy, đoạn sông Cầu ở khu vực Cầu Gia Bảy bị ô
nhiễm Pb theo PEL
e
(mức có dấu hiệu ảnh hưởng) và vượt mức này hơn 1 lần, đến đoạn
sau hợp lưu suối Cam Giá hàm lượng các kim loại này đã tăng lên hàng chục lần so với
khu vực ở Cầu Gia Bảy. Hàm lượng Cd vượt tiêu chuẩn khoảng 6 lần, Pb vượt khoảng
16 lần, Zn vượt hơn 20 lần tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đến đoạn Cầu Mây-Phú Bình các kim
loại nặng này giảm đi rất nhiều so với hai đoạn trước, các thông số điều thấp hơn mức
PEL
e
. Như vậy, có thể đánh giá trầm tích đoạn sau hợp lưu với suối Cam Giá bị ô nhiễm
cao hàm lượng kim loại nặng như Pb, Cd và Zn.
Kết quả phân tích mẫu trâm tích trên suối Cam Giá và sông Cầu được học viên
lấy ngày 20/3/2012 tại vị trí suối Cam Giá trước khi hợplưu sông Cầu 100m và sông
Cầu sau hợp lưu 300m cho thấy, hàm lượng các kim loại này rất cao và cũng vượt tiêu
chuẩn cho phép nhiều lần. Như vậy, hàm lượng các kim loại này trong trầm tích ở suối
Cam Giá cao hơn nhiều lần so với trầm tích sông Cầu.
Đánh giá theo thời gian và theo mùa cho thấy, hàm lượng các kim loại nặng này
khu vực sau hợp lưu suối Cam Giá giảm đi rất nhiều theo thời gian, bắt đầu từ năm
2011. Điều này cho thấy hàm lượng các kim loại này trong trầm tích và trong nước sông
Cầu có xu hướng tăng giảm tương tự với xu hướng tăng giảm của chất lượng nước thải
sản xuất trong khu công nghiệp.
3. 2. Ƣớc tính thải lƣợng ô nhiễm kim loại.
3.2.1. Nhà máy luyện gang
Đối với nhà máy luyện Gang, chất thải phát sinh chính ở Lò Cao, các loại chất
thải chính chứa kim loại Pb, Cd và Zn là bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, xỉ thải,
nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình rửa lọc bụi và nước thải làm mát xỉ. Ước tính
thải lượng như sau:
Tổng hải lượng = thải lượng từ bùn thải+thải lượng từ xỉ thải+thải lượng từ nước
thải dập bụi+thải lượng từ nước thải làm mát xỉ. Trong đó:
Thải lượng thành phần=Hàm lượng (Cd, Pb, Zn) x lượng phát thải của loại chất
thải
Do hàm lượng các kim loại này trong bùn thải, xỉ thải, nước thải cũng thay đổi
nhiều, chúng tôi lấy giá trị trung bình của các đợt quan trắc của đơn vị theo các năm.
Kết quả tính toán cho ta số liệu: Mỗi năm tổng phát thải của nhà máy luyện gang
là: 140,52 tấn Pb, 183,45 tấn Zn và 8,06 tấn Cd. Trong đó, phát thải trực tiếp ra suối
Cam Giá là toàn bộ nước thải làm mát xỉ và nước thải dập bụi với thải lượng kim loại là:
28,42 tấn Pb, 10,02 tấn Zn và 0,96 tấn Cd.
Với tình trạng xả thải như vậy, nhà máy bị ghi tên trong danh sách các đơn vị gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính Phủ. Tuy nhiên, nhà máy đã khắc phục tối đa phát thải ra ngoài môi trường, toàn
bộ xỉ thải (không chứa nhiều kim loại nặng) được xử dụng cho phụ gia sản xuất xi
măng, bùn thải (chất thải nguy hại) được tận thu bán cho công ty TNHH MTV kim loại
màu để phối trộn với nguyên liệu tuyển lại lượng Zn trong bùn thải. Nước thải dập bụi
đã được tuần hoàn trở lại sản xuất từ năm 2010.
Như vậy lượng phát thải từ năm 2009 trở về trước, mỗi năm nhà máy luyện gang
xả ra môi trường với lượng kim loại là 10,026 tấn Pb, 42,15 tấn Zn và 0,962 tấn Cd.
Từ năm 2010 trở lại đây, lượng phát thải kim loại ra môi trường mỗi năm chỉ còn
là: 0,84 tấn Pb, 3,55 tấn Zn và 0,19 tấn Cd (bảng 3.21)
3.2.2. Nhà máy luyện thép Lƣu Xá
Nhà máy luyện thép do sử dụng nguyên liệu bao gồm gang và cả thép phế liệu, vì
vậy, hàm lượng kim loại nặng trong bụi thải rất lớn, theo kết quả phân tích thì bụi thải
thuộc loại chất thải nguy hại (kim loại vượt ngưỡng nguy hại). Ước tính thải lượng như
sau:
Hiện tại, nhà máy Luyện thép Lưu Xá đã thu gom và xử lý các loại chất thải,
trong đó có bụi thải là chất thải nguy hại được thu gom sau đó bán cho Công ty TNHH
MTV kim loại màu Thái Nguyên làm nguyên liệu sản xuất. Như vậy, nhà máy Luyện
thép Lưu Xá chỉ xả nước thải ra môi trường. Thải lượng các kim loại Pb, Cd và Zn sẽ
được tính toán dựa trên hàm lượng trung bình của các thông số này nhân với lưu lượng
thải. Ta có kết quả như sau: 0,018 tấn Cd, 0,067 tấn Pb và 0,47 tấn Zn.
3.2.3. Công ty CP hợp kim sắt gang thép Thái Nguyên
Tương tự nhà máy luyện thép Lưu Xá, công ty CP hợp kim sắt gang thép chỉ thải
nước thải sản xuất ra môi trường, toàn bộ các chất thải khác đều được thu gom và xử lý
theo quy định. Thải lượng của công ty được tính toán dựa trên hàm lượng các kim loại
có trong nước thải nhân với lưu lượng thải. Ta có thải lượng phát thải như sau: 0,083
tấn Cd, 0,198 tấn Pb và 0,536 tấn Zn.
3.2.4. Thải lƣợng ô nhiễm kim loại thải ra suối Cam Giá
Từ năm 2009 trở về trước, toàn bộ nước thải sản xuất của nhà máy luyện gang
đều xả ra ngoài môi trường, khi đó thải lượng kim loại của toàn bộ nước thải khu công
nghiệp Lưu Xá là: 1,06 tấn Cd, 10,29 tấn Pb và 43,16 tấn Zn.
Sau khi Nhà máy luyện gang tuần hoàn lại phần nước thải dập bụi từ năm 2010,
thải lượng của khu vực lưu Xá chỉ còn là: 0,29 tấn Cd, 1,1 tấn Pb và 4,56 tấn Zn. Lượng
này giảm nhiều so với trước đây, nhưng với đặc tính tích lũy của kim loại thì nguy cơ ô
nhiễm môi trường là rất lớn.
3.3. Diễn biến chất lƣợng nƣớc suối Cam Giá
Căn cứ trên thải lượng các kim loại này và lưu lượng tại suối Cam Giá, chúng ta
có thể đánh giá được diễn biến hàm lượng một số kim loại trong nước suối Cam Giá.
Với lưu lượng của suối Cam Giá là 0,9m
3
/s, hàm lượng ô nhiễm của các kim loại này
tương ứng như sau:
Khi nước thải từ hệ thống dập bụi lò cao xả thải ra ngoài môi trường (mặc dù đã
qua xử lý) sẽ gây ô nhiễm suối Cam Giá. Cụ thể với hàm lượng Pb vượt tiêu chuẩn 7
lần, Cd vượt tiêu chuẩn 3,7 lần và Zn vượt hơn 1 lần. Tuy nhiên, nếu không xả nguồn
nước thải sản xuất này ra môi trường bằng cách nhà máy tuần hoàn trở lại sản xuất thì
hàm lượng các kim loại này sẽ giảm xuống và đạt tiêu chuẩn cho phép. Điều này phù
hợp với diễn biến ô nhiễm các kim loại trên suối Cam Giá và sông Cầu từ năm 2009 đến
nay như đã trình bày ở trên.
Như vậy, các đơn vị chính gây ô nhiễm kim loại trên suối Cam Giá sông Cầu bao
gồm nhà máy luyện thép Lưu Xá, Công ty CP hợp kim sắt gang thép Thái Nguyên và
nhà máy Luyện Gang. Trong đó, nhà máy luyện gang là đơn có phát sinh nước thải có
chứa hàm lượng kim loại rất cao so với các đơn vị khác.
3.4. Đề suất các giải pháp bảo vệ môi trƣờng
Khu công Lưu Xá chủ yếu là các đơn vị sản xuất gang thép và các đơn vị sản xuất
phục vụ ngành luyện kim. Để hạn chế các tác động xấu do hoạt động của Khu Công nghiệp
Lưu Xá chúng tôi đề nghị sử dụng một số giải pháp bao gồm:
+ Các giải pháp về quản lý
+ Các giải pháp về kỹ thuật
3.4.1. Các giải pháp quản lý
Ban quản lý khu công nghiệp và Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh cần thường
xuyên kiểm tra và có những biện pháp cứng rắn, xử lý nghiêm minh đối với những nhà
máy, xí nghiệp thực hiện không đúng các nội dung đã cam kết trong các bản Báo cáo
đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường và Đề án bảo vệ môi
trường; giấy phép xả thải không đúng quy định, thải các chất ô nhiễm ra môi trường
không đạt tiêu chuẩn cho phép, xảy ra những sự cố gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Đặc biệt nhà máy Luyện gang.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường
đối với các cơ sở, dự án đầu tư bên trong KCN theo đúng quy định tại điểm a, khoản 4,
điều 36 của Luật bảo vệ môi trường; rà soát và yêu cầu các doanh nghiệp trong KCN xử
lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi vào hệ thống thải chung của khu công nghiệp.
3.4.2. Các giải pháp kỹ thuật
3.4.2.1. Các phƣơng án khống chế ô nhiễm không khí
Các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí được áp dụng tuỳ theo từng loại
hình công nghiệp cụ thể, công nghệ sản xuất, mức độ phát sinh chất thải, tải lượng và
thời gian phát thải.
Các doanh nghiệp phải cam kết đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải
ra môi trường KCN đáp ứng được các QCVN tương ứng.
3.4.2.2. Các phƣơng án khống chế ô nhiễm nguồn nƣớc
Mỗi nhà máy trong KCN cần có các hệ thống xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt
cục bộ phù hợp với công nghệ, ngành nghề sản xuất của mình và đạt tiêu chuẩn loại B-
QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải vào hệ thống thoát nước thải chảy vào suối Cam
Giá.
3.4.2.3. Xử lý chất thải nguy hại
Các chủ doanh nghiệp trong KCN phải chịu trách nhiệm trong việc thu gom, lưu
trữ, xử lý, tiêu huỷ tất cả những chất thải rắn nguy hại sinh ra theo đúng Thông tư số
12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đặc biệt quan tâm quản lý chất thải nguy hại là bùn thải từ hệ thống xử lý nước
thải của nhà máy luyện gang và bụi thải của nhà máy luyện thép Lưu Xá.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Nước mặt khu vực nghiên cứu (suối Cam Giá và sông Câu) đã bị ô nhiễm. Suối
Cam Giá (nguồn tiếp nhận nước thải khu công nghiệp Lưu Xá) bị ô nhiễm hữu cơ, dinh
dưỡng và kim loại nặng: BOD
5
, COD, Cd, Pb, Phenol và Coliform đều vượt hơn 1 lần,
amoni vượt hơn 2 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1, chất lượng nước không
đảm bảo tưới tiêu thuỷ lợi. Nước mặt sông Cầu sau điểm hợp lưu suối Cam Giá bị ô
nhiễm nhẹ Pb (hàm lượng Pb vượt hơn 1 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1)
không đảm bảo tưới tiêu thuỷ lợi.
Xu hướng diễn biến các chất ô nhiễm trong nước mặt khu vực nghiên cứu: Các
hợp chất hưũ cơ có xu hướng tăng vào mùa khô và giảm vào mùa mưa nhưng kim loại
nặng thì lại tăng vào mùa mưa và giảm vào mùa khô. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng
nước có xu hướng giảm theo thời gian từ năm 2011 cho thấy chất lượng nước đang được
cải thiện.
Hàm lượng trung bình một số kim loại (Cd, Pb, Zn) trong trầm tích sông Cầu
đoạn sau hợp lưu suối Cam Giá rất lớn, cao hơn so với phía trước (khu vực Cầu Gia
Bảy) và phía hạ lưu (khu vực Cầu Mây) khoảng 10 lần. So sánh với tiêu chuẩn môi
trường của Canada, trầm tích trên sông Cầu khu vực Cầu Gia Bảy (trước khi tiếp nhận
nước thải của khu công nghiệp Lưu Xá) đã bị ô nhiễm Pb (hàm lượng Pb lên tới
174,7mg/kg và vượt tiêu chuẩn 1,9 lần), nhưng mức độ ô nhiễm trầm tích sông Cầu
đoạn sau hợp lưu suối Cam Giá (đã chịu ảnh hưởng từ nước thải khu công nghiệp) tăng
lên nhiều lần, cụ thể: Cd lên tới 17,8mg/kg vượt 5,1 lần, Pb lên tới 1513,8mg/kg và vượt
16,6 lần, Zn lên tới 7929mg/kg và vượt 25,2 lần so với tiêu chuẩn của Canada.
Các đơn vị sản xuất trong khu công nghiệp Lưu Xá có chứa kim loại nặng trong
nước thải và thải ra suối Cam Giá là Nhà máy luyện thép Lưu Xá, nhà máy luyện gang
và Công ty cổ phần hợp kim sắt gang thép. Theo tính toán thải lượng, trừ năm 2009 trở
về trước, mỗi năm khu công nghiệp Lưu Xá thải ra môi trường lượng kim loại: 1,06 tấn
Cd, 10,29 tấn Pb và 43,16 tấn Zn. Tuy nhiên, sau khi nhà máy luyện gang tuần hoàn lại
toàn bộ nước thải dập bụi thì thải lượng mỗi năm ra môi trường là: 0,29 tấn Cd, 1,1 tấn
Pb và 4,56 tấn Zn.
4.2. Kiến nghị
Sông Cầu là con sông lớn của hệ thống sông Thái Bình và chảy qua sáu tỉnh
thành. Đây là con sông được chính phủ và địa phương rất quan tâm bởi lợi ích nó đem
lại cho khu vực là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay con sông này đã đang bị ô nhiễm bởi các
hợp chất hữu cơ, dinh dưỡng và các kim loại nặng từ các hoạt động của các đơn vị sản
xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, vậy để bảo vệ con sông Cầu tác giả kiến nghị:
Các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về công
tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên lưu vực.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về xả thải đảm bảo nước thải,
khí thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải được xử lý đạt Quy chuẩn môi
trường tương ứng trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
Tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạc xử lý triệt để ô nhiễm môi
trường của các cơ sở nằm trong QĐ phê duyệt cơ sở gây ô nhiễm môi trường của UBND
tỉnh, QĐ số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo các cơ sở này thực
hiện giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo đúng lộ trình đã được phê duyệt.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái
Nguyên để xử lý triệt để các nguồn ô nhiễm nước thải của khu vực thành phố Thái
Nguyên trước khi xả thải vào sông Cầu, giảm thiểu ô nhiễm nước sông Cầu.
References
Tài liệu tiếng Việt
1. Công ty CP cơ khí gang thép, Báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường năm 2009,
2010, 2011, 2012.
2. Công ty CP gang thép Thái Nguyên, Báo cáo kết quả chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp
tài nguyên quặng sắt các khu Hoà Bình và núi Đ thuộc các khu mỏ nhỏ vùng mỏ sắt
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
3. Công ty CP gang thép Thái Nguyên, Báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường năm
2009, 2010, 2011, 2012.
4. Công ty CP gang thép Thái Nguyên, Đề án bảo vệ môi trường của nhà máy cán thép
Lưu Xá.
5. Công ty CP gang thép Thái Nguyên, Đề án bảo vệ môi trường của nhà máy Cốc Hoá.
6. Công ty CP gang thép Thái Nguyên, Đề án bảo vệ môi trường của nhà máy luyện
gang.
7. Công ty CP gang thép Thái Nguyên, Đề án bảo vệ môi trường của nhà máy luyện thép
Lưu Xá.
8. Công ty CP hợp kim sắt gang thép Thái Nguyên, Báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi
trường năm 2009, 2010, 2011, 2012.
9. Công ty CP vật liệu chịu lửa Thái Nguyên, Báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường
năm 2009, 2010, 2011, 2012.
10. Cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường, Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường dự án luyện gang thép.
11. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2011), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011,
tỉnh Thái Nguyên.
12. Hoàng Thị Thanh Thủy, Từ Thị Cẩm Loan, Nguyễn Như Hà Vy (2007), Nghiên cứu
địa hóa môi trường một số kim loại nặng trong trầm tích sông rạch TP. Hồ Chí Minh,
Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, tập 10, số 01-2007.
13. Hoàng Thị Thanh Thủy (2005), Nghiên cứu đặc điểm địa hóa môi trường các kim loại
nặng gây ô nhiễm (Cr, Pb, Zn và Cd) trong trầm tích sông rạch TP. Hồ Chí Minh. Báo
cáo tổng kết thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản 2004-2005.
14. Nguyễn Thị An Hằng (1998), Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong môi
trường đất- nước- trầm tích-thực vật ở khu vực công ty pin Văn Điển và Orion-Hanel.
Luận văn Thạc sỹ, Đại học KHTN, ĐHQGHN.
15. Phạm Bình Quyền và nnk (1994), Kết quả bước đầu về nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm
kim loại nặng của khu dân cư và đất nông nghiệp do sản xuất công nghiệp. Tạp chí
Bảo vệ thực vật, 3/1994.
16. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng
môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2009, 2010, 2011.
17. Sở Tài nguyên và Môi trường, Biên bản kiểm tra môi trường năm 2010 đối với Công
ty CP cơ khí gang thép.
18. Sở Tài nguyên và Môi trường, Biên bản kiểm tra môi trường năm 2010 đối với Công
ty CP hợp kim sắt gang thép Thái Nguyên.
19. Sở Tài nguyên và Môi trường, Biên bản kiểm tra môi trường năm 2010 đối với Công
ty CP vật liệu chịu lửa Thái Nguyên.
20. Sở Tài nguyên và Môi trường, Biên bản kiểm tra môi trường năm 2010 đối với nhà
máy Cán thép Lưu Xá.
21. Sở Tài nguyên và Môi trường, Biên bản kiểm tra môi trường năm 2010 đối với nhà
máy cán thép Thái Nguyên.
22. Sở Tài nguyên và Môi trường, Biên bản kiểm tra môi trường năm 2010 đối với nhà
máy Cốc Hóa.
23. Sở Tài nguyên và Môi trường, Biên bản kiểm tra môi trường năm 2010 đối với nhà
máy luyện thép Lưu Xá.
24. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2004), Tuyển tập các tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN) về Môi Trường (Tập 1).
25. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2004), Tuyển tập các tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN) về Môi Trường (Tập 4).
26. Trần Nghi (2003), Trầm tích học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Trịnh Thị Thanh (2002), Độc học môi trường và sức khỏe con người, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội.
28. UBND tỉnh Thái Nguyên (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2020.
Tài liệu tiếng Anh
29. A.Tessier, P.G.C. Campbell and M. Bisson (1979), “Sequential extraction procedure
for the speciation of particulate trace metals”, Analytical Chemistry, vol. 51, No. 7,
pp. 844 – 851.
30. Alkorta I, Hernández-Allica Becerril JM, Amezaga I, Albizu I, Garbisu C. (2004),
Recent findings on the phytoremediation of soils contaminated with
environmentally toxic heavy metals and metalloids such as zinc, cadmium, lead,
and arsenic, Rev. Environ. Sci. Biotechnol. 3, pp. 71-90.
31. Amanda Jo Zimmerman, David C. Weindorf (2010), “ Review article, Heavy metal and
trace metal analysis in soil by sequential extraction: a review of procedures”,
International Journal of Enviromental Analytical Chemistry, volume 2010.
32. APHA (2005), Standard methods for the examination of water and wastewater, 20
th
Edition, American Public Health Association.
33. Bishop P. L (2002), Pollution prevention: fundamentals and practice, Beijing:
Tsinghua University Press.
34. Bissen M, Frimmel F. H (2003), Arsenic- A review, Part 1: Occurrence,
Toxicity, Speciation, Mobility, Acta hydrochim, hydrobiol: 31, pp. 1, 9-18.
35. Bolan N S, Adriano D C, Naidu R (2003), Role of phosphorus in (im)mobilization
and bioavailability of heavy metal in the soil-plant system, Enviromental
Contamination and Toxicology 177, pp. 1-44.
36. Bryan G. W, Langstone W.J. (1992), Bioavailability, accumulation and effects of
heavy metals in sediments with special reference to United Kingdom estuaries: A
review, Environmental Pollution 76, pp. 89-131.
37. Clark R. B, Chris Frid, Martin Attrill (1997), Marine Pollution, 4
th
Edition.
Oxford University Press. Dang The Cuong, Stéphane Bayen, Oliver Wurl,
Karuppiah Subramanian, Kelvin Kae.
38. Ernest Hodgson, Patricia E. Levi (2000), Modern Toxicology, 2
nd
Edition. McGraw
Hill. Federico Spagnoli, Antonietta Specchiulli, Tommaso Scirocco, Gerardo
Carapella, Paolo.
39. Fillip M. Tack và Marc G. Verloo (1995), Chemical speciation and fractionation in
soils and sediments heavy metals analysis: A review, International Journal of
Enviromental Analytical Chemistry, vol. 59, pp. 225- 238.
40. Forstner, U. (1979), “Metal transfer between solid and aqueous phases. In: Metal
Pollution in the Aquatic Environment”, (Ed) Forstner U, Whittman G.T.W, Spinger-
Verlag, Berlin, pp 197-270.
41. G. Glosinska, T. Sobczynski, L. Boszke, K. Bierla, J. Siepak (2005), Fractination of
some heavy metals in bottom sediments from the middle Odra River (Germany/
Poland), Polish Journal of Enviromental Studies, vol .14, no .3, pp. 305-317.
42. Green-Ruiz. C, Páez-Osuna. F (2003), Heavy Metal Distribution in Surface
Sediment from a Subtropical Coastal Lagoon System Associated with an
Agricultural Basin, Bull. Environ. Contam. Toxicol 71, pp. 52-29.
43. H. Akcay, A. Oguz, C. Karapire (2003), Study of heavy metal pollution and speciation
in Buyak Menderes and Gediz river sediments, Water Research, vol. 37, pp. 813-822.
44. Ivor E Dreosti (1996), Zinc: Nutritional aspects, report of international
meeting, Adelaide.
45. Jack E. Fergusson, 1991. The Heavy Elements, Chemistry, Enviromental Impact and
Health Effects Pergamon Press.
46. J. Zerbe, T. Sobczynski, H. Elbanowska, J. Siepak (1999), Speciation of heavy metals
in bottom sediments of lakes, Journal of Environmental Studies, vol. 8, no. 5, pp.
331- 339.
47. Kabata-Pendias A., and Adriano D.H. (1995), Trace elements in Soils and Plants,
third ed CRC Press LLC, Boca Raton.
48. K. Fytianos, A. Lourantou (2004), Speciation of element in sediment samples collected at
lakes Volvi and Koronia, N. Greece, Environment International, vol. 30, pp. 11-17.
49. L. N. Benitez and J. P. Dubois (1999), “Evaluation of the selectivity of sequential
extraction procedures applied to the soeciation of cadmium in soils”, International
Journal of Environmental Analytical Chemistry, vol. 74, no. 1-4, pp. 289- 303.
50. MacFarlane G. R, Burchett M. D (2002), Toxicity, growth and accumulation
relationships of copper, lead and zinc in the grey mangrove Avicennia marina (Forsk.)
Vierh, Marine Environmental Research 54, pp. 65-84.
51. Murray B. McBride (1994), Environmetal Chemistry of Soils, Oxford University.
52. Nogawa. K, Kurachi. M.and Kasuya. M (1999), Advances in the
Prevention of Environmental Cadmium Pollution and Countermeasures,
Proceedings of the International Conference on Itai-Itai Disease, Environmental
Cadmium Pollution Countermeasure, Toyama, Japan, 13-16 May, Kanazawa, Japan:
Eiko.
53. Nriagu JO. 1979. Global inventory of natural and anthropogenic emission of trace
metals to the atmosphere. Nature, 279: 409-411.
54. Nriagu JO, Pacyna JM. 1988. Quantitative assessment of worldwide contamination of
air, water and soils by trace metals. Nature, 333: 134-139.
55. Rafael Pardo, Enrique Barrado, Lourdes Perez and Marisol Vega (1990) ,
Determination and speciation of heavy metals in sediments of the Pisuaarga River ,
Water Research, vol. 24, no. 3, pp. 373-379.
56. Singh, B.R & Steinnes, E.1994. Soil and water contamination by heavy metals. In
Soil Process and Water Quality (Lal, R.& Stewart, B.A, eds), pp.233-270, Lewis
Publisher, Boca Raton, FL, USA.
57. Shahidul Islam Md, Tanaka M (2004), Impacts of pollution on coastal and marine
ecosystems including coastal and marine fisheries and approach for management: a
review and synthesis, Marine Pollution Bulletin 48, pp. 624-649.
58. Steenland K, Boffetta P (2000), Lead and cancer in humans: where are we now?,
Am J Ind Med 38, pp. 295-299.
59. Schinder, P.W (1991), The regulation of heavy metal in natural aquatic system, In
Heavy Metal in the Environment 1. (Ed) Vernet, J-P. Elseveir, Amsterdam, pp. 95-
124.
60. Susana Franca, Catarina Vinagre, Isabel Cacador, Henrique N, Cabral (2005), Heavy
metal concentrations in sediment, benthic invertebrates and fish in three salt marsh
areas subjected to different pollution loads in the Tagus Estuary (Portugal), Baseline,
Marine Pollution Bulletin 50, pp. 993-1018.
61. Tam N. F. Y and Wong Y. S (1995), Spatial and Temporal Variations of Heavy
Metal Contamination in Sediments of a Mangrove Swamp in Hong Kong, Marine
Pollution Bulletin, Vol. 31, Nos 4-12, pp. 254-261.
62. Tamaki, S. and Frankenberger, W. T., Jr (1992), Environmental biochemistry of
arsenic, Rev. Environ. Contam. Toxicol. 124, pp. 79-110.
63. Tobias Alfvén (2004), Cadmium Exposure and Distal Forearm Fracture, Journal of
Bone and Mineral Research. Volume 19, Number 6.
64. USEPA (2005), “Procedures for the derivation of equilibrrium partitioning sediment
benchmarks (ESBs) for the protection of benthic organisms: metal mixtures
(cadmium, copper, lead, silver and zinc)”, Washington, DC, United States
Environmental Protection Agency, Office of Research and Development (Report No.
EPA-600-R-02-011).
65. WHO (1985), Environmental Health Criteria 85: Lead, Environmental Aspects,
World Health Organization, Geneva.
66. WHO (2006), “Element speciation in human health risk assessment, Environmental
Health criteria 234” , World Health Organization.