Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM VĂN AN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
GIAI ĐOẠN 2015 – 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM VĂN AN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
GIAI ĐOẠN 2015 – 2025

Chuyên ngành : Kinh tế Chính trị
Mã số

: 60310102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học
TS. PHẠM THĂNG

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, nội dung luận văn là cơng trình nghiên cứu độc
lập của tác giả, khơng sao chép cơng trình khác, nếu có gì sai sót, tác giả
xin chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nhà nước.

Tác giả Luận văn

PHẠM VĂN AN


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường 7
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế tư nhân ........................................ 7
1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin về phát triển kinh tế tư
nhân ............................................................................................. 7
1.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế
tư nhân ...................................................................................... 11
1.1.2.1. Kinh tế tư nhân ............................................................... 11

1.1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế tư
nhân................................................................................................................13
1.2. Tính tất yếu, đặc điểm và vai trò của kinh tế tư nhân ở Việt Nam 16
1.2.1. Tính tất yếu ................................................................................ 16
1.2.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân Việt Nan ..................................... 17
1.2.3. Vai trò của kinh tế tư nhân ........................................................ 18
1.3. Phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế20
1.3.1. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập
kinh tế quốc tế đến khu vực kinh tế tư nhân ............................. 20
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế tư nhân trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ............................................ 24
1.4. Một số kinh nghiệm về phát triển kinh tế tư nhân tại một số địa
phương trong nước ............................................................................ 28
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của thành phố Hồ Chí
Minh .......................................................................................... 28
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của Bình Dương ......... 30
1.4.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của Long An ............... 31


1.4.4. Những kinh nghiệm rút ra từ phát triển kinh tế tư nhân trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang .................................................................. 33
1.4.5. Một số kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu phát triển kinh tế tư
nhân ở các địa phương .............................................................. 34
Kết luận chương 1 ........................................................................................................ 34
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Tiền Giang trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế .............................................................................. 35
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành
và phát triển kinh tế tư nhân ............................................................ 35
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của Tiền Giang với quá trình
hình thành và phát triển kinh tế tư nhân ................................... 36

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang trong mối quan hệ với
phát triển kinh tế tư nhân ......................................................... 38
2.1.3. Tăng trưởng kinh tế .................................................................. 39
2.1.4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ..................................... 44
2.1.5. Kinh tế tập thể............................................................................ 46
2.1.6. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp .......................... 48
2.1.7. Bán lẻ hàng hóa và các ngành dịch vụ ...................................... 49
2.1.8. Chỉ số giá tiêu dùng ................................................................... 51
2.1.9. Đầu tư xây dựng ........................................................................ 52
2.1.10. Tài chính .................................................................................. 52
2.1.11. Xuất - nhập khẩu hàng hóa ...................................................... 53
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân các khu công nghiệp và các
vấn đề đặt ra trong giai đoạn 2015- 2025 ........................................ 57
2.2.1. Khái quát tình hình phát triển cơng nghiệp, khu cơng nghiệp .. 57
2.2.2. Thách thức của mơ hình phát triển cơng nghiệp hiện tại .......... 58
2.3. Những kết quả và hạn chế của kinh tế tư nhân tại Tiền Giang ...... 62
2.3.1. Những kết quả của kinh tế tư nhân ở Tiền Giang...................... 62
2.3.2. Nguyên nhân của những kết quả ............................................... 64
2.3.3. Những hạn chế ......................................................................... 64
2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................... 66


2.3.5. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang ............................................................ 66
Kết luận chương 2........................................................................................................ 69
Chương 3: Phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở
Tiền Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 2015 – 2025 ... 70
3.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Tiền Giang giai
đoạn 2016 – 2025 ................................................................................ 70
3.1.1. Dự báo về bối cảnh kinh tế trong nước, ngoài nước và trên địa

bàn tỉnh Tiền Giang .................................................................. 70
3.1.1.1. Tình hình phát triển kinh tế trong nước .................................. 70
3.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế ngoài nước ................................. 72
3.1.2. Xu hướng vận động phát triển kinh tế tư nhân ở Tiền Giang .... 73
3.2. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế tư nhân
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016- 2025 ...................... 74
3.2.1. Quan điểm phát triển ................................................................. 74
3.2.2. Mục tiêu phát triển ..................................................................... 77
3.2.3. Định hướng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang trong những năm tới ....................................................... 78
3.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, giai
đoạn 2015- 2025 ................................................................................. 82
3.3.1. Tạo lập môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi để huy động
mọi nguồn lực của dân cư vào đầu tư, phát triển kinh tế tư
nhân......................................................................................... 82
3.3.2. Tạo vốn, đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ cho khu
vực kinh tế tư nhân ................................................................. 87
3.3.3. Đổi mới chính sách đối với kinh tế tư nhân theo hướng giải
phóng năng lực sản xuất của tư nhân...................................... 87
3.3.4. Khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển theo hướng sản xuất
hàng hóa lớn, tham gia tích cực các hoạt động xúc tiến thương
mại .......................................................................................... 90


3.3.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, ưu tiên phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh việc tích tụ ruộng đất ..... 90
3.3.6. Nâng cao vai trò của các hiệp hội đối với phát triển kinh tế tư
nhân ở Tiền Giang .................................................................. 92
Kết luận chương 3........................................................................................................ 93

Khuyến nghị và kết luận ............................................................................................. 95
1. Khuyến nghị ............................................................................................. 95
2. Kết luận .................................................................................................... 97


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang

37

Bảng 2. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh - GRDP

39

Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng

40

Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế một số tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long
từ năm 2011- 2015 và bình quân thời kỳ 2011- 2015
Bảng 5. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn - GRDP, phân theo khu vực
kinh tế

42

43

Bảng 6. Cơ cấu kinh tế năm 2010 và năm 2015

44


Bảng 7. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất qua các năm

48

Bảng 8. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

50

Bảng 9. Chỉ số giá qua các năm

51

Bảng 10. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

53

Bảng 11. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, phân theo loại hình kinh tế

54

Bảng 12. Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh

55

Bảng 13. Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế

57

Bảng 14. Đóng góp của các doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp


58

Bảng 15. Tình hình thu hút đầu tư tại một số khu, cụm công nghiệp

61


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CCN

Cụm công nghiệp

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân


DN

Doanh nghiệp

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

EU

Liên minh châu Âu

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người

HTX


Hợp tác xã

KTQT

Kinh tế quốc tế

KTTĐPN

Kinh tế trọng điểm phía nam

KCN

Khu cơng nghiệp

KTTN

Kinh tế tư nhân

NEP

Chính sách kinh tế mới

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

WTO

Tổ chức thương mai thế giới


XNK

Xuất nhập khẩu

XHCN

Xã hội chủ nghĩa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bộ giáo dục và đào tạo (2003), Giáo trình kinh tế - chính trị Mác – Lênin, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2- Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận- thực tiễn qua 30 năm đổi mới (19862016), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2015.
3- C.Mác – Ph.Angghen (1984): Tuyển tập, T.VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
4- C.Mác – Ph.Angghen (1995): Tồn tập, T.4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
5- Đảng Cộng sản Việt Nam (1986): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
6- Đảng Cộng sản Việt Nam (1991): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
7- Đảng Cộng sản Việt Nam (1996): Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8- Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9- Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10- Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11- Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12- Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13- Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14- Đinh Thị Thơm (2006), Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới
thực trạng và những vấn đề, Sách tham khảo.
15- Hồ Chí Minh (1996): Tồn tập, t.7, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16- Hồ Chí Minh (1996): Tồn tập, t.9, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.


17- Hồ Đức Hùng, Giáo trình giảng dạy mơn Quản trị marketing 2004.
18- Hồ Đức Hùng, Marketing căn bản-Nghiên cứu-Quản trị, Trường đại học
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
19- Hồ Trọng Viện (2007), Quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học đã được nghiệm thu.
20- Luật Doanh nghiệp (29/11/2005)
21- Nguyễn Minh Phong (chủ biên - 2006), Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội,
Sách tham khảo.
22- Nguyễn Minh Tuấn (2003), Vai trò, thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế
tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu khoa học đã được
nghiệm thu.
23- Nguyễn Văn Sáng (2009), Xu hướng phat triển kinh tế tư nhân trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ đã
được nghiệm thu, .
24- Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Quốc Tế, Lương Minh Cừ (đồng chủ biên,
năm 2003), Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Sách tham khảo.
25- Nguyễn Văn Thức (2004), Sở hữu lý luận và vận dụng ở Việt Nam, Nhà xuất
bản khoa học xã hội,
26- Nghiêm Xuân Đạt, Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (2002), Phát triển và quản

lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
27- Phan Đình Quyền , TS.Phan Thăng (2000), Marketing căn bản, Nhà xuất bản
Thống kê.
28- Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị trường, chiến lược, cơ cấu, Nhà xuất
bản Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
29- Từ điển Triết học, Nxb. TB, M, 1975, bản dịch của Nxb ST, H, 1986.
30- Trịnh Thị Hoa Mai, Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
31- Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện thông tin khoa học xã
hội, Kinh tế tư nhân trong giai đoạn tồn cầu hóa hiện nay .
32- Trang Website Cổng thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
33- Trang Website Cổng thơng tin điện tử Chính phủ
34- Trang Website Cổng thơng tin điện tử tỉnh Bình Dương


35- Trang Website Cổng thông tin điện tử Tỉnh Lonh An
36- Trang Website Cổng thông tin điện tử TP. Hồ Chí Minh
37- V.I Lênin (1978): Tồn tập, t.45, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình hưởng
ứng tích cực của nhân dân, kinh tế tư nhân thời gian qua đã phát triển mạnh, rộng
khắp trong cả nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các
nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống
nhân dân, tăng ngân sách Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội
của đất nước. Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc
dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh

tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiến tình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang góp vào sự phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam và trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, thì nhu cầu nâng cao khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế là rất quan trọng, địi hỏi Việt Nam phải có nhìn nhận mới về
kinh tế tư nhân. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: “
Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”, các chủ thể thuộc các
thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
Hiện nay, kinh tế tư nhân ở nước ta tăng nhanh về số lượng, hoạt động trên
nhiều lĩnh vực, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết việc làm
(khoảng 90%), đóng góp ngày càng lớn vào GDP (khoảng 50% GDP) và 39% tổng
đầu tư toàn xã hội (Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm
đổi mới 1986- 2016, của Đảng Cộng sản Việt Nam), cao nhất so với các thành phần
kinh tế khác. Kinh tế tư nhân có tác dụng góp phấn tích cực khai thác có hiệu quả
mọi nguồn lực của đất nước, tạo ra nhiều của cải cho xã hội, nhất là trong lĩnh vực
giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân
dân, từng bước nâng cao khả năng cạnh của nền kinh tế.


2

Tỉnh Tiền Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích 2.510,6 km2, có nhiều tuyến đường thủy,
bộ quan trọng, thuận lợi cho việc giao thương trong và ngoài nước. Thời gian qua,
cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, Đảng bộ và chính
quyền Tiền Giang khơng ngừng nghiên cứu, đưa ra các chủ trương, giải pháp, hồn
thiện các chính sách hỗ trợ cho kinh tế phát triển, trong đó có chính sách đối với sự
phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, nên đã có bước phát triển mạnh mẽ. Tuy

nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, khu vực kinh tế tư nhân của tỉnh
Tiền Giang còn bộc lộ nhiều hạn chế nhất định như: quy mô nhỏ, vốn ít, cơng nghệ
lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, ít đầu tư vào sản
xuất; cịn có nhiều khó khăn, vướng mắc về vốn, về mặt bằng sản xuất, kinh doanh,
về cơ chế chính sách, về mơi trường pháp lý và tâm lý xã hội; nhiều đơn vị kinh tế
tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật đối với người lao động;
khơng ít đơn vị vi phạm pháp luật, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, kinh doanh
trái phép…, đó là những rào cản cho sự phát triển kinh tế tư nhân.
Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng phát triển cũng như tác động của kinh tế tư
nhân tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đề ra những giải pháp,
phát huy mặt mạnh, hạn chế tác động tiêu cực, có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân
tiếp tục phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói
chung, tỉnh Tiền Giang nói riêng là rất cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ các lý do trên tác giả chọn đề tài “Phát triển kinh tế tư nhân
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn
2015- 2025” làm luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu luận văn
Vấn đề phát triển KTTN ở nước ta là một trong những vấn đề được nhiều tổ
chức và các nhà khoa học quan tâm. Qua tham khảo, tác giả nhận thấy vấn đề phát
triển kinh tế tư nhân được đề cập dưới các góc độ sau đây:
2.1. “Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân- lý luận và chính
sách” của PGS, TS Hà Huy Thành do NXB- CTQG xuất bản năm 2002, tác giả đã


3

đi sâu phân tích thực trạng phát triển khu vực KTTN ở nước ta trong thời kỳ đổi
mới (theo ngành nghề và phân theo vùng lãnh thổ) và nêu lên những kết quả đạt
được, những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân chủ yếu và khuyến nghị những chính
sách, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển khu vực KTTN.

2.2. “Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới, thực trạng và những
vấn đề đặt ra” của Đinh Thị Thơm (chủ biên), do NXB- KHXH xuất bản năm
2005, tác phẩm chủ yếu nhấn mạnh đến quá trình tồn tại và phát triển kinh tế tư
nhân ở Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới, phân tích những thành tựu đạt được,
những yếu kém cần khắc phục, nêu giải pháp phát triển kinh tế tư nhân.
2.3. “Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối với KTTN ở nước ta hiện nay”
của GS, TS Hồ Văn Vĩnh (chủ biên), do NXB- CTQG xuất bản năm 2003, tác giả
đã phân tích thực trạng hoạt động của khu vực KTTN và vai trò quản lý của nhà
nước đối với khu vực này, từ đó đưa ra khuyến nghị phương hướng và giải pháp
tiếp tục đối mới quản lý nhà nước đối với khu vực KTTN ở nước ta.
2.4. “Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập” của PGS.TS.Trịnh
Thị Hoa Mai, trong cơng trình nghiên cứu này tác giả đã phân tích đánh giá vai trị
của khu vực KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn
với tiến trình hội nhập, đồng thời đề xuất những giải pháp phát triển KTTN Việt
Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
2.5. “Kinh tế tư nhân trong giai đoạn tồn cầu hóa hiện nay” của Trung tâm
khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện thơng tin khoa học xã hội, tác phẩm
phân tích những đặc điểm của tồn cầu hóa, và chỉ ra sự biến đổi trong nhận thức về
phát triển KTTN trong giai đoạn tồn cầu hóa.
2.6. “Phát triển khu vực KTTN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế” của tác giả Phan Hồng Giang, đăng trên tạp chí Ngân hàng số 5/2003, đã
đề cập tới vai trò và vị trí của KTTN trong nền kinh tế, tuy nhiên thách thức lớn
nhất đối với KTTN khi hội nhập KTQT là năng lực cạnh tranh kém. Trên cơ sở đó
tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm thao gỡ những khó khắn vướng mắc của khu
vực KTTN


4

2.7. “WTO thuận lợi và khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả

Nguyện Thủy Nguyên, do NXB LĐ- XH, xuất bản năm 2006, tác giả đã giới thiệu
khái quát về WTO và phân tích sự ảnh hưởng của chế độ hoạt động thương mại và
cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với các nước đang phát triển, đồng thời đưa
ra những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt nam khi gia nhập WTO.
2.8. “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Hữu Thắng, do NXB- CTQG xuất
bản năm 2009, tác giả đã khái qt về tồn cầu hóa, hội nhập KTQT cơ hội và thách
thức của tồn cầu hóa đối với các nước, thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt nam trong điều kiện hội nhập KTQT và đưa ra những quan điểm,
phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam.
2.9. “Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước,
của GS-TS. Nguyễn Thanh Tuyền làm chủ nhiệm, đề tài đã đề cập đến cơ sở lý luận
và thực tiễn, bản chất, vai trị và vị trí của KTTN nói chung cũng như trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng, thực trạng phát triển kinh
tế tư nhân ở nước ta. Từ đó đề xuất các chính sách đổi mới có tính hệ thống và đồng
bộ về phát triển KTTN trong cơ chế thị trường ở Việt Nam.
2.10. “Vai trò, thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, do TS.Nguyễn Minh
Tuấn làm chủ nhiệm, đề tài phân tích, đánh giá những đóng góp của KTTN vào
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh, những khó khăn, hạn chế
trong q trình phát triển đồng thời chỉ ra giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển
kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.11. “Xu hướng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế” Luận án tiến sĩ năm 2009, của
Nguyễn Văn Sáng, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã
luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của phát triển KTTN trong quá trình hội



5

nhập KTQT, phân tích thực trạng phát triển KTTN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, qua đó dự báo và đưa ra các giải pháp phát triển KTTN trong tiến trình hội
nhập KTQT trong thời gian tới.
2.12. “Quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do PGS.TS.Hồ Trọng Viện chủ
nhiệm. Đề tài đề cập đến thực trạng những giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước đối với KTTN trên địa bàn thành phố HCM.
2.13. “Hội thảo khoa học, chủ đề: Các giải pháp khuyến khích và phát triển
Kinh tế tư nhân trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam” của Ủy ban nhân dân
TP.Hồ Chí Minh – Khoa Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
2.14. “Hàng loạt các bài viết: Phát triển đội ngũ doanh nhân khu vực kinh tế
tư nhân hiện nay” của Đồn Hiền (Tạp chí Cộng sản điện tử); “Một số suy nghĩ về
việc đảng viên làm kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa” của Lê Minh Phụng; “Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội
nhập quốc tế” của Phạm Chi Lan v.v…
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu đã đặt nhiều vấn đề liên quan đến
những nội dung đề tài nghiên cứu, nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu một
cách đầy đủ, hệ thống, toàn diện về phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung của những nghiên cứu trong luận
văn sẽ là những cơ sở lý luận và thực tiễn bổ ích cho việc nghiên cứu của đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở xem xét quá trình phát triển
KTTN trong điều kiện hội nhập KTQT đóng vai trò như thế nào tới kinh tế xã hội ở
tỉnh Tiền Giang, làm rõ những nội dung cơ bản lý luận về KTTN trong nền KTTT,
thực trạng phát triển KTTN trong quá trình hội nhập KTQT ở Tiền Giang từ đó đưa
ra những giải pháp phát triển KTTN trong quá trình hội nhập KTQT của tỉnh Tiền
Giang trong giai đoạn 2016 – 2025.



6

3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất là, trình bày khái quát, hệ thống lý luận và thực tiễn liên quan đến
KTTN làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu.
- Thứ hai là, trên cơ sở đó tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng phát triển
KTTN ở Tiền Giang giai đoạn 2010- 2015, rút ra những thành tựu, hạn chế, nguyên
nhân và những kinh nghiệm của phát triển KTTN.
- Thứ ba là, Đưa ra dự báo, phương hướng và đề xuất giải pháp phát triển
KTTN trong quá trình hội nhập KTQT ở Tiền Giang trong những năm 2015 – 2025.
3.3. Giới hạn nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận về KTTN trong nền
KTTT, thực trạng và giải pháp phát triển KTTN trong quá trình hội nhập KTQT
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015 – 2025, có tham khảo kinh nghiệm của
một số địa phương trong nước.
Thời gian nghiên cứu: Chủ yếu từ năm 2011 đến năm 2015
4. Cơ sở, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Để thực hiện những nhiệm vụ nói trên, luận văn dựa vào thế
giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển KTTN.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp như: Trừu
tượng hóa khoa học, thống kê; lịch sử và lơgíc; phân tích và tổng hợp; quy nạp và
diễn dịch dưới góc độ kinh tế - chính trị.
5. Ý nghĩa và kết cấu của luận văn
Về ý nghĩa: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy
và nghiên cứu về kinh tế học, kinh tế chính trị và cho việc hoạch định chính sách
phát triển KTTN trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam nói chung và

Tỉnh Tiền Giang nói riêng. Đồng thời, những bài học kinh nghiệm, những giải pháp
mà luận văn nêu ra có thể góp phần thúc đẩy phát triển KTTN trong q trình hội
nhập kinh tế quốc tế ở Tiền Giang trong thời gian tới.


7

Về kết cấu: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Kinh tế tư nhân trong nền KTTT;
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Tiền Giang trong quá
trình hội nhập KTQT;
Chương 3: Phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân
trong quá trình hội nhập KTQT ở Tiền Giang giai đoạn 2015 – 2025.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Kinh tế tư nhân (KTTN) là một trong những thành phần kinh tế cấu thành nền
kinh tế quốc dân, là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất,
ở thành phần kinh tế này thì chủ sở hữu hồn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cụ thể là: tự chủ về vốn, tự chủ về
quản lý, tự chủ về phân phối sản phẩm, tự chủ lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô,
phương hướng sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh trước pháp luật của Nhà nước.
Trong công cuộc đổi mới, Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, trong đó KTTN là một trong những thành phần phát triển khá năng
động. Tìm hiểu những vấn đề chung như quan điểm Chủ nghĩa Mác Lênin về
KTTN; tính tất yếu khách quan và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát
triển KTTN; đặc điểm, vai trò KTTN trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam, … có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn

trong phát triển kinh tế - xã hội.
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin về phát triển kinh tế tư nhân
Trong quá trình nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thời kỳ tự
do cạnh tranh, Các Mác đã phát hiện ra quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với


8

tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, mà trong quan hệ sản xuất thì quan hệ
sở hữu với các loại hình và hình thức phong phú của nó là kết quả của sự phát triển
lực lượng sản xuất, mặt khác, đến lượt nó, quan hệ sở hữu lại có tác động kích thích
hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, vì vậy cần thay đổi chế
độ tư hữu tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất khi nó đã đạt đến trình độ xã hội hóa
cao. Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, kinh tế tư nhân với tư cách là
biểu hiện cụ thể của sở hữu tư nhân trong điều kiện là quan hệ sản xuất thống trị với
hai tính chất: Sở hữu tư nhân dựa vào lao động của bản thân chủ sở hữu và sở hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa. Thứ nhất: sở hữu tư nhân dựa vào lao động của bản thân
chủ sở hữu, tức là “sở hữu do cá nhân mỗi người làm ra, kết quả lao động của cá
nhân, sở hữu mà người ta bảo là cơ sở của mọi tự do, mọi hoạt động và mọi sự độc
lập của cá nhân” [2,tr.616]. Với trình độ này, những người cộng sản khơng cần phải
xóa bỏ, bởi chính nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự phát triển của nền đại cơng
nghiệp cơ khí đã hàng ngày, hàng giờ xóa bỏ nó rồi. Mác nói: “cái mà người cơng
nhân chiếm hữu được bằng lao động của mình cũng chỉ đủ để tái sản xuất ra sự
sống ngày mai. Vì sự chiếm hữu ấy khơng đẻ ra một quyền lực chi phối lao động
của người khác” [3,tr. 168]. Thứ hai: chế độ sở hữu không phải là sở hữu riêng của
một cá nhân bất kỳ mà người chủ sở hữu đó có thể chiếm đoạt kết quả lao động của
người khác. Ơng nói: “chế độ sở hữu tư sản … lại là biểu hiện cuối cùng và đầy đủ
nhất của phương thức sản xuất và chiếm hữu sản phẩm dựa trên những đối kháng
giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột người kia” [2, tr. 615] vì vậy ơng

khẳng định: “Điều chúng tơi muốn là xóa bỏ tính chất bi thảm của cái phương thức
chiếm hữu nó khiến cho người cơng nhân chỉ sống để làm tăng thêm tư bản và chỉ
sống trong chừng mực mà những lợi ích của giai cấp thống trị đòi hỏi” [2, tr. 618].
Đồng thời Mác cũng khẳng định; không thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức
được, cũng như không thể làm cho lực lượng sản xuất tăng lên ngay lập tức đến
mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu, việc xóa bỏ chế độ sở hữu tư
nhân là do quy luật khách quan trong quá trình phát triển của xã hội lồi người
quyết định (khơng thể vượt qua sự phát triển đầy đủ của lực lượng sản xuất và sự


9

chín muồi của các điều kiện kinh tế xã hội, tức là cưỡng chế, đi ngược quy luật),
cũng như sẽ là ấu trĩ và phi lý nếu cho rằng trái đất cuối cùng sẽ bị hủy diệt, rồi từ
đó khơng tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào nữa, tương tự sẽ là ấu
trĩ và vu vơ nếu cho rằng xóa bỏ sở hữu tư nhân là kết quả tất yếu của sự phát triển
xã hội loài người, để rồi từ đó khơng cho phép chế độ sở hữu tư nhân, kinh tế tư
nhân tồn tại và phát triển.
Theo Mác, bản chất của xoá bỏ chế độ tư hữu là xóa bỏ chế độ kinh tế trong
đó một thiểu số người nắm tư liệu sản xuất dùng để bóc lột, nơ dịch đa số người lao
động làm thuê. C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Chủ nghĩa cộng sản không tước của
ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước
bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác” (C.MácĂngghen,1995,tr.618).
Khi nói về KTTN, V.I.Lênin cũng đã bàn nhiều đến vấn đề này, trong đó nhấn
mạnh phát triển kinh tế tư bản tư nhân. Đầu thế kỷ 20, ở nước Nga, V.I.Lênin đã
chủ trương thực hiện kinh tế mới (NEP), V.I.Lênin cho rằng, từ trình độ xuất phát
về kinh tế, kỹ thuật thấp như nước Nga phải học tập các nhà tư bản, phải làm phần
việc mà nhà tư bản cần làm là xây dựng chủ nghĩa tư bản nhà nước. Theo V.I.Lênin,
ở Liên xô là một nước tiểu nông, lực lượng cơ bản là nông dân, vì vậy, mấu chốt cơ
bản nhất, cấp thiết nhất là: “phục hồi ngay những lực lượng sản xuất của kinh tế

nơng dân” (V.I.Lênin,1978,tr.263). Theo Người, khơng nên xố bỏ KTTN vì nó có
vai trị và tác dụng nhất định, Người viết: “tìm cách ngăn cấm, triệt để mọi sự phát
triển của sự trao đổi tư nhân, không phải là quốc doanh, tức là của thương mại, tức
là của chủ nghĩa tư bản, một sự phát triển không thể tránh khỏi được khi có hàng
triệu người sản xuất nhỏ. Chính sách ấy là một sự dại dột và tự sát đối với đảng nào
muốn áp dụng nó. Dại dột, vì về phương diện kinh tế chính sách ấy là khơng thể nào
thực hiện được; tự sát, vì những đảng nào định thi hành một chính sách như thế,
nhất định sẽ bị phá sản” (V.I.Lênin,1978,tr.267). Đương nhiên trong nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần dưới sự quản lý của chính quyền Xô Viết, kinh tế tư


10

nhân khơng hồn tồn giống kinh tế tư nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng
chiếm đoạt giá trị thặng dư vẫn là bản chất của kinh tế tư bản tư nhân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho rằng, trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội
phải xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó vai trị KTTN khơng kém
phần quan trọng, bởi vì nước ta xuất phát từ một nước nông nghiệp kém phát triển.
Người viết: “… đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông
nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển
tư bản chủ nghĩa” (Hồ Chí Minh,1996,tr.247), và Người còn cho rằng: Trong chế độ
dân chủ mới, có năm loại kinh tế khác nhau như: Kinh tế quốc doanh (thuộc CNXH,
vì nó là của chung của nhân dân); Các hợp tác xã (nó là nửa CNXH, và sẽ tiến lên
CNXH); Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ cơng nghệ (có thể tiến dần vào hợp
tác xã, tức là nửa CNXH); Tư bản tư nhân và Tư bản nhà nước.
Trong năm loại ấy, Kinh tế quốc doanh là kinh tế lãnh đạo và phát triển cao
hơn cả, cho nên kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo
hướng chủ nghĩa tư bản” (Hồ Chí Minh,1996,tr.247-248).
Như vậy, trong năm thành phần kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi KTTN
bao gồm: “Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ cơng nghệ (có thể tiến dần vào hợp

tác xã, tức là nửa chủ nghĩa xã hội) và Tư bản tư nhân”. Đây là những thành phần
kinh tế sẽ tồn tại trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện quan điểm rất
rõ ràng về vị trí, vai trị của KTTN và Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng
chủ trương, chính sách phát triển KTTN góp phần phát triển kinh tế của quốc gia.
Bằng phương pháp biện chứng, duy vật về lịch sử Các Mác, Ăngghen cũng
như Chủ tịch Hồ Chí Minh đều đã phân tích, đánh giá bản chất và vai trị quan trọng
của kinh tế tư nhân cũng như những hạn chế của nó trong q trình phát triển kinh
tế xã hội, đồng thời các ông cũng chỉ ra sự tồn tại của kinh tế tư nhân trong một giai
đoạn nhất định là tất yếu khách quan, có vị trí, vai trò quan trọng và cần thiết trong
cơ cấu nền kinh tế - xã hội.


11

1.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế tư
nhân
1.1.2.1. Kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân là một phạm trù kinh tế mà trong công cuộc đổi mới Đảng
Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm. Để hiểu rõ KTTN chúng ta cần tìm hiểu về
sở hữu tư nhân trong mối quan hệ với KTTN. Vì chế độ sở hữu có ý nghĩa quyết
định đến việc hình thành các thành phần kinh tế, các hình thức tổ chức kinh tế xã
hội. KTTN gắn liền với sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nên chúng ta cần phải
làm rõ về sở hữu tư nhân.
Sở hữu là hình thức chiếm hữu của cải vật chất do lịch sử quy định, trong đó
thể hiện quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất xã hội. Sự
phát triển của các hình thức sở hữu là do sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết
định” (Từ điển Triết học,1975,1986,tr.507). Phạm trù sở hữu có ba mặt: đối tượng
sở hữu, chủ sở hữu, quan hệ sở hữu. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng
Cộng sản Việt Nam xác định: “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư

nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư
bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi” (ĐCSVN,2006,tr.83). Theo đó,
chế độ sở hữu quy định việc hình thành các hình thức sở hữu, các thành phần kinh
tế. Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng thực tế có ba hình thức sở hữu cơ bản,
đó là sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp. Như vậy, sở hữu tư nhân là
một trong những hình thức sở hữu ở nước ta, vậy sở hữu tư nhân là gì?
Sở hữu tư nhân được hiểu nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, trong bộ Luật
dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 211 quy định: “Sở hữu tư
nhân là sở hữu cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bao gồm:
sở hữu cá nhân, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân”. Sở hữu cá nhân là hình
thức sở hữu của một cá nhân cụ thể và chủ thể này có quyền chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt đối tượng sở hữu của mình trong khn khổ luật pháp. Sở hữu tư nhân
được hiểu là quan hệ sở hữu xác nhận quyền hợp pháp của tư nhân trong việc chiếm


12

hữu, quyết định cách thức tổ chức sản xuất - kinh doanh, chi phối và hưởng lợi từ
kết quả của q trình sản xuất - kinh doanh đó. Sở hữu tư nhân trong xã hội ta là sở
hữu riêng của một người, hoặc của một gia đình do chủ hộ đại diện về tư liệu sản
xuất chứ khơng chỉ nói về tư liệu tiêu dùng. Sở hữu tư nhân ra đời và tồn tại trong
các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau như xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong
kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa và cho đến ngày nay thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội thì sở hữu tư nhân vẫn cịn tồn tại và phát triển lâu dài.
Trên cơ sở tồn tại hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất dẫn đến hình
thành thành phần KTTN trong nền kinh tế. Vậy kinh tế tư nhân là gì?
Kinh tế tư nhân là một phạm trù không mới trong nền kinh tế hàng hóa hiện
nay. KTTN gắn liền với sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa và ngược
lại cịn kinh tế hàng hóa thì KTTN sẽ càng phát triển. KTTN là những đơn vị kinh

tế được tổ chức dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. KTTN hoàn toàn tự chủ
về vốn, về quản lý, phân phối, lựa chọn hình thức sản xuất kinh doanh, tự chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước pháp luật. Theo quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam, KTTN là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế
quốc dân, KTTN gồm: kinh tế các thể, kinh tế tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân.
Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
viết: “Kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt
động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư
nhân…” (ĐCSVN,2002,tr.55). Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
cũng đã xác định KTTN gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân. Như vậy,
KTTN là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm
kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh
doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân.
Theo quan điểm trên KTTN ở Việt Nam có hai loại hình sau:
- Một là, kinh tế cá thể, tiểu chủ: bao gồm những đơn vị kinh tế hoạt động trên
cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, với qui mơ nhỏ hơn các loại hình doanh nghiệp
của tư nhân, chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình, là đơn vị kinh tế tự chủ trong


13

sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính của mình. Kinh tế cá
thể, tiểu chủ tồn tại độc lập dưới các hình thức: xưởng thợ gia đình, hộ kinh doanh
thương mại, dịch vụ, hộ làm kinh tế trang trại, hộ sản xuất nông nghiệp hoặc tham
gia liên doanh, liên kết với các loại hình kinh tế khác.
- Hai là, kinh tế tư bản tư nhân gồm những đơn vị kinh tế hoạt động trên
cơ sở tư hữu lớn về tư liệu sản xuất với qui mơ lớn hơn cá thể, tiểu chủ, có th
mướn lao động. Kinh tế tư bản tư nhân tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp
như: doanh nghiệp tư nhân, cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty
hợp danh.

1.1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế tư
nhân
Trước khi đổi mới, KTTN chưa được chính thức coi như một thành phần kinh
tế của nền kinh tế quốc dân. Nhưng từ Đại hội VI trong nhận thức, Đảng ta khẳng
định nhất quán lâu dài xây dựng, phát triển kinh tế nhiều thành phần, và đã thừa
nhận những yếu tố, bộ phận cấu thành KTTN.
* Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI xác định nền kinh tế có cơ
cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ và Văn kiện viết: “Ở
nước ta, các thành phần đó là:
- Kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể,
cùng với các bộ phận kinh tế gia đình gắn liền với các thành phần đó.
- Các thành phần kinh tế khác gồm: kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa (thợ thủ
cơng, nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế
tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao là
cơng tư hợp doanh; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng núi cao khác” (ĐCSVN,2006,tr.57-58).
* Văn kiện Đại hội VII: “Kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh
vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước; trong đó, kinh tế cá thể tiểu
chủ có phạm vi hoạt động tương đối rộng ở những nơi chưa có điều kiện tổ chức
kinh tế tập thể, hướng kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo con đường tư bản nhà


×