Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.38 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

HUỲNH HIỆP NHÂN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẾN NĂM 2025

Chun ngành
Mã số

: Kinh tế chính trị
: 60310102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LƯU THỊ KIM HOA

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan, nội dung luận văn là cơng trình nghiên cứu độc lập
của tác giả, khơng sao chép cơng trình khác. Nếu có gì sai sót, tác giả xin chịu trách
nhiệm trước pháp luật của nhà nước.

Tác giả

HUỲNH HIỆP NHÂN



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ cái viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
Tình hình nghiên cứu .............................................................................................. 2
Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 5
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 5
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6
Kết cấu nghiên cứu ................................................................................................. 6
NỘI DUNG ................................................................................................................ 7
Chương 1 : Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế tư nhân
1.1 Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ................................................................... 7
1.1.1 Sở hữu tư nhân ........................................................................................ 7
1.1.2 Kinh tế tư nhân ...................................................................................... 10
1.1.3 Đặc điểm và bản chất của kinh tế tư nhân ............................................ 12
1.2 Tính tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta .. 14
1.3 Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân ....................................... 15
1.4 Vai trị tích cực và hạn chế của kinh tế tư nhân ............................................. 17
1.5 Phát triển kinh tế tư nhân ................................................................................ 19
1.5.1 Nội dung lý thuyết về phát triển kinh tế tư nhân .................................. 19
1.5.2 Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân............................... 21
1.5.3 Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế tư nhân ......................................... 22
1.5.3 Nhân tố tác động đến phát triển kinh tế tư nhân .................................. 23
1.6 Tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta trong thời gian qua và bài học

kinh nghiệm .............................................................................................................. 25


1.6.1 Tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta trong thời gian qua ...... 25
1.6.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế tư nhân ............................. 32
Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................... 37
Chương 2 : Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tại Tp.HCM giai đoạn 2005
- 2013
2.1 Những đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế tư nhân tại Tp.HCM ............................................................................................. 38
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 38
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................... 39
2.2 Khái quát quá trình phát triển của kinh tế tư nhân tại Tp.HCM .................... 42
2.2.1 Trước năm 1975 .................................................................................... 42
2.2.2 Từ 1975 đến 1986 ................................................................................. 43
2.2.3 Từ 1986 đến 2004 ................................................................................. 45
2.3 Những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế tư nhân tại Tp. HCM .......... 46
2.4 Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tại Tp. HCM giai đoạn 2005 - 2013 ... 47
2.4.1 Số lượng doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đang hoạt
động ........................................................................................................................ 47
2.4.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc thành phần
kinh tế tư nhân........................................................................................................... 49
2.4.3 Tình hình lao động và thu nhập của các doanh nghiệp thuộc thành
phần kinh tế tư nhân .................................................................................................. 54
2.4.4 Tình hình đóng góp của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư
nhân vào lĩnh vực ngân sách ..................................................................................... 55
2.5 Đánh giá sự phát triển của kinh tế tư nhân tại Tp. HCM giai đoạn 2005 2013 ........................................................................................................................ 55
2.5.1 Những thành tựu và nguyên nhân của nó ............................................. 55
2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân của nó ................................................ 57
Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 65

Chương 3 : Quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tại Tp. HCM
đến năm 2025


3.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân tại Tp. HCM . ...66
3.1.1 Quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân tại Tp. HCM ......................... 66
3.1.2 Định hướng về phát triển kinh tế tư nhân tại Tp. HCM........................ 67
3.1.3 Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân tại Tp. HCM ................................. 68
3.2 Dự báo về xu hướng phát triển kinh tế tư nhân tại Tp. HCM và các hệ quả ...... 69
3.2.1 Dự báo về xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân tại Tp.HCM ......... 69
3.2.2 Các hệ quả đến tư xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân tại
Tp.HCM .................................................................................................................... 74
3.3 Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tại Tp. HCM ............................................. 76
3.3.1 Hỗ trợ các doanh nghiệp quy mơ nhỏ .................................................. 76
3.3.2 Khuyến khích đa dạng hóa ngành nghề hoạt động ............................... 78
3.3.3 Khắc phục tình trạng phân biệt đối xử .................................................. 79
3.3.4 Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước ở khu vực kinh tế tư nhân ..... 81
3.3.5 Khắc phục hạn chế nội tại của doanh nghiệp khu vực tư nhân............. 83
Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................... 85
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNH HĐH

Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

CSVN


Cộng sản Việt Nam

CTCP

Cơng ty cổ phần

CTHD

Cơng ty hợp danh

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DN NNN

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

ĐHĐ

Đại hội Đảng


ĐTDH

Đầu tư dài hạn

KT NNN

Kinh tế ngoài nhà nước

KTTN

Kinh tế tư nhân

KTTT

Kinh tế thị trường

KTNN

Kinh tế nhà nước

NS

Ngân sách

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Ủy ban nhân dân

VĐTNN

Vốn đầu tư nước ngoài

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng DN lãi và lỗ tại Tp. HCM thuộc các thành phần kinh tế tư nhân
giai đoạn 2006 - 2011 ................................................................................................ 53


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 ............. 26
Biểu đồ 1.2: Giá trị TSCĐ và ĐTDH của DN giai đoạn 2005 - 2014 ...................... 29
Biểu đồ 2.1: Số doanh đang hoạt động tại Tp.HCM giai đoạn 2009 - 2014 ............ 48


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Đã 25 năm trôi qua kể từ khi Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI
(vào năm 1986) lần đầu tiên đề cập đến việc cải cách, sửa chữa những sai lầm trong
quản lý và điều hành đất nước với tên gọi là "Đổi Mới". Mà trong đó đổi mới về
kinh tế đóng vai trị rất quan trọng.
Trước "Đổi Mới" chúng ta áp dụng mơ hình kinh tế chỉ huy tập trung, mơ hình
mà vốn dĩ q phụ thuộc vào tính chủ quan duy ý chí trong việc điều hành, xa rời
tính tất yếu và các tín hiệu vận hành của thị trường, tập trung vào việc phát triển
thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế tập thể, thủ tiêu hoặc hạn chế tối
đa đến mức có thể các thành phần kinh tế khác như KTTN ; kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi...
Chủ trương về "Đổi Mới" đã cơng nhận sự tồn tại và tính khách quan vốn có
của KTTT, chúng ta tiến hành nghiên cứu và dần dần thực hiện mơ hình KTTT định
hướng XHCN. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế có VĐTNN cũng
lần lượt được cơng nhận. Chính sự đột phá đó đã giúp cho những thành phần kinh tế
này phát huy được thế mạnh vốn có của mình, mà đặc biệt là thành phần KTTN.
Từ năm 2000, khi "Luật doanh nghiệp 1999" ra đời và có hiệu lực, thành phần
KTTN đã thể hiện được sức mạnh của mình khi liên tục có những đột phá mang
tính nhảy vọt. Từ bước ngoặt đó KTTN đã đóng 1 vai trị hết sức quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Tiềm năng của thành phần kinh tế này còn
rất lớn. Vấn đề sắp tới là cần phải phát huy và khai thác tối đa nguồn lực hiện có
của khu vực này. Qua đó phục vụ cho sự phát triển chung của kinh tế quốc gia,

nâng cao đời sống cho nhân dân.
Là một bộ phận của kinh tế Việt Nam, và đồng thời cũng chính là đầu tàu của
cả nước về lĩnh vực kinh tế. Tp. HCM với 24 quận, huyện trực thuộc, có một vị trí
đặc biệt quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng thời cũng chính
là địa phương có KTTN lớn nhất cả nước về số lượng doanh nghiệp cũng như quy
mô hoạt động, KTTN trên địa phàn Tp. HCM có truyền thống năng động trong


2

trong sản xuất kinh doanh, có những lợi thế nhất định trong việc tiếp cận và giao
thương với các đối tác nước ngoài. Trong những năm vừa qua đã chứng kiến các
đóng góp rất đáng kể của KTTN vào sự phát triển chung của kinh tế thành phố. Mà
cụ thể là lên đến 42% GPD toàn thành , giải quyết cơng ăn việc làm cho 80% dân
cư và góp phần đáng kể vào ngân sách của địa phương. (Nguyễn Văn Sáng, 2009)
Tuy nhiên, bênh cạnh những mặt tích cực đó thì khu vực KTTN tại Tp. HCM
cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn, hạn chế và bộc lộ những mặt yếu kém. Vấn
đề được đặt ra ở đây là Tp.HCM cần làm gì để khai thác và huy động các nguồn lực
hiện có của khu vực kinh tế này để góp phần vào tiến trình đẩy mạnh sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng phát triển cũng như làm rõ hơn vai
trị của KTTN trong tiến trình phát triển kinh tế của đất nước là hết sức cần thiết. Từ
đó kịp thời có những giải pháp phát huy những mặt mạnh, hạn chế những tác động
tiêu cực, đề xuất các chính sách thúc đẩy KTTN phát huy hết sức mạnh.
Với những mong muốn trên, đồng thời góp phần vận dụng lý luận của chủ
nghĩa Marx Lenin và quan điểm của Đảng CSVN vào thực tiễn tại địa phương đang
sinh sống là Tp. HCM . Tác giả lựa chọn đề tài: "PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ
NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2015" làm luận văn cao
học.
2. Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay đã có 1 số tác giả thực hiện các cơng trình NCKH, đề tài luận văn
thạc sĩ, tiến sĩ về chủ đề phát triển kinh tế tư nhân bao gồm :
Sách tài liệu tham khảo
1) Trịnh Thị Hoa Mai (2006), Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến
trình hội nhập, NXB Thế Giới. Tác phảm phân tích đánh giá vai trị
của khu vực KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa gắn với tiến trình hội nhập, đồng thời đề xuất những giải pháp
phát triển KTTN tại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.


3

2) Nguyễn Minh Phong (2004), Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn
thành phố Hà Nội. NXB Chính Trị Quốc Gia. Tác phẩm đi sâu vào
phân tích q trình hình thành và phát triển thành phần KTTN ở thủ đô
trên cơ sở những đặc trưng về kinh tế, văn hóa và xã hội của địa
phương. Cùng đó là những giải pháp mang tính đặc thù cho Hà Nội
trong vấn đề này.
3) Đinh Thị Thơm (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ
đổi mới, thực trạng và những vấn đề đặt ra, NXB Khoa học - Xã
Hội, Hà Nội. Tác phẩm chủ yếu nhấn mạnh đến quá trình tồn tại và
phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới,
phân tích những thành tựu đạt được. Những yếu kém cần khắc phục
cùng với những giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân.
4) Nguyễn Văn Thức (2004), Sở hữu lý luận và vận dụng ở Việt Nam,
NXB Khoa học - Xã Hội, Hà Nội. Tác phẩm trình bày và phân tích
những vấn đề lý luận và thực tiễn của sở hữu tư liệu sản xuất trong nền
KTTT định hướng XHCN ở nước ta trong thời kỳ đổi mới
5) Nguyễn Thanh Tuyền, Lương Minh Cừ, Nguyễn Quốc Tế (2006), Sở
hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Đây là sự tổng hợp của gần 50 bài viết hội thảo khoa học nhằm phân
tích và làm rõ những luận cứ khoa học về sự tồn tại khách quan của sở
hữu tư nhân và KTTN. Từ đó đề ra những giải pháp phát triển KTTN
trong nền KTTT định hướng XHCN.
Luận văn thạc sĩ :
1) Nguyễn Thị Hậu (2011), Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2011-2020, Luận văn thạc sĩ , Đại học Kinh tế TP.
HCM. Tác phẩm đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của
thành phần kinh tế tư nhân tại Đồng Nai.


4

2) Hồng Nguyễn Hồng Hịa (2003), Tình hình phát triển kinh tế tư
nhân trên địa bàn TP. HCM - những vấn đề đặt ra và giải pháp,
Luận văn thạc sĩ trường Đại Học Kinh Tế Tp. HCM. Tác phẩm đề cập
đến quá trình hình thành và phát triển của thành phần kinh tế tư nhân tại
Tp. HCM trong giai đoạn đầu của thiên niên kỷ mới.
3) Lưu Thị Thái Tâm (2007), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh
tế tư nhân tỉnh An Giang : Luận văn thạc sĩ Trường Đại Học Kinh Tế
Tp. HCM. Tác phẩm đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của
thành phần kinh tế tư nhân tại An Giang.
4) Hoàng Thanh Tân (2000), Một Số Giải Pháp Hỗ Trợ Phát Triển
Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Trên Địa
Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh Trong Giai Đoạn Hiện Nay, Luận văn
thạc sĩ Trường Đại Học Kinh Tế Tp. HCM. Luận văn tập trung vào các
giải pháp về tài chính, nhân sự và điều hành nhằm hỗ trợ các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.

5) Hoàng Thị Thu Hiền (2011), Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm
phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Luận văn
thạc sĩ Đại học Kinh tế TP. HCM. Tác phẩm tập trung vào quá trình
hình thành và vận động của thành phần kinh tế tư nhân tại Đồng Nai.
Cùng các giải pháp tác động đến môi trường hoạt động nhắm thúc đẩy
sự phát triển của thành phần KTTN tại địa phương.
6) Nguyễn Hữu Trinh (2011), Phát triển kinh tế tư nhân trong quá
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn 2011-2020 , Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế TP. HCM. Tác
phẩm đề cập đến thành phần KTTN tại Tp. HCM trong bối cảnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra. Bên cạnh đó là các yêu cầu cần
thực hiện để phát triển thành phần kinh tế này trong bối cảnh hiện tại.


5

Luận án tiến sĩ
1) Nguyễn Văn Sáng (2009), Xu hướng phát triển kinh tế tư nhân trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế,
Luận án tiến sĩ Trường Đại Học Kinh Tế Tp. HCM. .
Cơng trình nghiên cứu khoa học
1) Nguyễn Minh Tuấn (2005), Vai trò, thực trạng và giải pháp phát
triển kinh tế tư nhân trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Đề tài NCKH
Trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM . Trong cơng trình này, tách giả
tập trung vào phân tích đánh giá các đóng góp của KTTN vào tình hình
phát triển kinh tế xã hội nói chung trên địa bàn thành phố. Cùng với đó
là những thuận lợi, khó khăn bên cạnh những giải pháp được tác giả
đưa ra rất chi tiết.
2) Hồ Trọng Viện (2007), Vai trò, thực trạng và giải pháp phát triển
kinh tế tư nhân trên địa bàn thành Phố Hồ Chí Minh, Đề tài NCKH.

Cơng trình này được tác giả đề cập sâu đến vấn đề quản lý của nhà
nước đến với thành phần KTTN. Làm rõ những điểm còn hạn chế và
đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý của
nhà nước đến với thành phần KTTN ở thành phố.
Tóm lại các cơng trình khoa học trên chưa nghiên cứu thực trang phát triển của
KTTN đến giai đoạn 2013 và đề ra giải pháp đến năm 2025. Do đó luận văn của tác
giả sẽ tập trung vào nghiên cứu KTTN ở giai đoạn này.
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng khung lý luận của đề tài, làm rõ các vấn đề có liên quan đến KTTN;
Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của KTTN trên địa bàn Tp. HCM
trong giai đoạn 2005 - 2013;
Dự báo xu hướng vận động của thành phần KTTN trên địa bàn Tp. HCM trong
thời gian sắp đến. Đề xuất 1 số giải pháp cơ bản về quản lý phát triển thành phần
KTTN tại Tp. HCM đến năm 2025.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


6

KTTN là khái niệm rộng lớn, sâu sắc cả về phương diện nhận thức lý luận lẫn
và cả về khảo sát điều tra. Vì vậy, do khả năng và điều kiện có hạn. Trong đề tài
này, tác giả xin giới hạn về đối tượng và phạm vi nghiên cứu lại như sau:
Về đối tượng nghiên cứu
_ Luận văn tập trung nghiên cứu về KTTN, tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp
về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp của khu vực tư nhân bao gồm:
Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; công ty TNHH; công ty cổ phần
(bao gồm hình thức cả cơng ty cổ phần có vốn đầu tư của nhà nước nhưng
dưới 50% vốn điều lệ).
_ Với lĩnh vực hoạt động gồm : Nông - lâm - thủy sản ; công nghiệp xây dựng
và dịch vụ

Về phạm vi nghiên cứu :
_ Theo không gian : Tiến hành nghiên cứu các đối tượng trên tại địa bàn 24
quận huyện trực thuộc Tp. HCM.
_ Theo thời gian : Tiến hành nghiên cứu các đối tượng trên vào thời gian từ
năm 2005 - 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng các phương pháp nghiên như:
_ Duy vật biện chứng;
_ Trừu tượng hóa khoa học;
_ Logic kết hợp với lịch sử;
_ Phương pháp nghiên cứu tại bàn.
6. Kết cấu của luận văn
Theo dự kiến thì đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương là
_ Chương 1 : Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế tư nhân
_ Chương 2 : Thực trạng phát triển kinh tư nhân trên địa bàn Tp. HCM giai
đoạn 2005 - 2013
_ Chương 3 :Quan điểm và giải pháp phát triển Kinh tế tư nhân tại Tp. HCM
đến năm 2025


7

Chương 1 : Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế tư nhân
1.1 Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân
1.1.1 Sở hữu tư nhân
"Sở hữu" là một phạm trù kinh tế vừa có tính chất xuất phát điểm vừa cơ bản
của kinh tế chính trị học. Nếu chúng ta xem chiếm hữu là một hoạt động có tính tự
nhiên của con người nhằm khai phá và chinh phục thiên nhiên rồi từ đó tạo ra được
của cải vật chất. Thì sở hữu cũng chính là hình thức xã hội của chiếm hữu.
Quan niệm của K.Marx về sở hữu (tư hữu) với tư cách là nội dung cơ bản,

mang tính quyết định trong ba nội dung của quan hệ sản xuất. Cụ thể theo ông quan
niệm về sở hữu như sau:
_ Sở hữu là một điều kiện của sản xuất, là nền móng của tồn bộ kết cấu xã
hội, do đó, của mọi hình thái đặc thù nhất định của nhà nước;
_ Quan hệ sở hữu biến đổi theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;
_ Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ phân phối.
Các quan điểm này được trình bày ở nhiều tác phẩm. Trong đó, có những tác
phẩm viết riêng như “Tư bản”, “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844; có những tác
phẩm viết chung với F. Engels như “Hệ tư tưởng Đức”, “Tun ngơn của Đảng
Cộng sản”... Bên cạnh đó, có những tác phẩm riêng của Engels, với các luận điểm
biểu hiện lập trường kiên định đấu tranh bảo vệ Marx về vấn đề “xóa bỏ chế độ tư
hữu”, như “Chống Đuy-rinh”, “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản”…
(Nguyễn An Ninh, 2015)
Bên cạnh đó, dưới quan điểm của luật pháp, theo chương XII về "Nội dung
quyền sở hữu" thuộc Bộ luật dân sự 2005. Nêu rõ về quyền sở hữu bao gồm: quyền
chiếm hữu (quyền nắm giữ, quản lý tài sản); quyền sử dụng (quyền khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản) và quyền định đoạt (quyền chuyển giao
quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó).
Từ những quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu phạm trù sở hữu qua cách diễn
đạt như sau :


8

Sở hữu là quan hệ giữa người và người trong việc chiếm hữu của cải. Sự phát
triển của các hình thức sở hữu là do sự phát triển của lực lượng sản xuất quy định.
Nội dung của sở hữu luôn được xét trên 2 mối quan hệ bao gồm:
_ Quan hệ giữa chủ thể sở hữu với đối tượng sở hữu;
_ Và quan hệ người với người trong quá trình sản xuất.
Lịch sử xã hội loài người đã chứng kiến sự thay thế các hình thái kinh tế xã hội

khác nhau. Tương ứng với đó là sự thay đổi các chế độ và hình thức sở hữu khác
nhau. Với mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ có một hình thức sở hữu đặc trưng giữ vị
trí thống trị. Cho đến nay chủ nghĩa Marx - Lenin đã chỉ ra 5 hình thức sở hữu đặc
trưng cho 5 hinh thái kinh tế xã hội từ thời nguyên thủy đến hiện tại bao gồm:
_ Cộng sản nguyên thủy;
_ Chiếm hữu nô lệ;
_ Sở hữu phong kiến;
_ Sở hữu tư bản;
_ Và sở hữu cộng sản.
Tất nhiên trong xã hội loại người khơng chỉ dừng lại với 5 hình thái sở hữu như
vừa nêu trên. Mà theo thời gian còn sẽ xuất hiện thêm nhiều hình thái sở hữu khác.
Trước mắt chúng ta đã có thể bắt gặp được sự pha trộn kết hợp về sở hữu chẳng hạn
như : sở hữu hỗn hợp tồn tại trong hiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau.
Như vậy ta có thể kết luận rằng các hình thái sở hữu ln vận động, phát triển
và khơng cố định ở một con số nào đó. Bất kể đó là một hình thái sở hữu hồn toàn
mới hoặc chỉ đơn thuần là sự pha trộn - kết hợp của những hình thái sở hữu đã từng
xuất hiện trong quá khứ..
Trong giai đoạn trước "Đổi mới", chúng ta từng coi việc xác lập chế độ công
hữu là mục tiêu. Dẫn đến việc nóng vội trong việc xóa bỏ đi tư hữu, đẩy mạnh sự
phát triển của công hữu để sớm có CNXH. Qua những hành động mang tính chất
vội vã như dồn tất cả ruộng đất vào hợp tác xã, quốc hữu hóa tồn bộ xí nghiệp,
biến từng địa phương thành một pháo đài riêng rẽ. Cuối cùng khiến cho nền kinh tế
bị rơi vào tình trạng "ngăn sơng cấm chợ", đình đốn trì trệ trong suốt một thời gian


9

dài. Trong những năm gần đây lại xuất hiện quan điểm coi sở hữu chỉ là phương
tiện. Thực tiễn những năm đổi mới vừa qua đã cho thấy cả 2 quan niệm trên đều
chưa đúng, chưa đầy đủ và mang tính phiến diện rất cao. Vì thế để trung hịa, quan

điểm trong giai đoạn hiện tại của Đảng CSVN (1991, trang 79) về sở hữu là:
"Coi sở hữu vừa là mục tiêu vừa là phương tiện. Vì sở hữu nói riêng và quan hệ
sản xuất nói chung khơng chỉ đơn giản như phương tiện thơng thường mà có thể
thay đổi từ phương tiện này sang phương tiện khác. Là một bộ phận cấu thành hữu
cơ của một hình thái kinh tế xã hội nhất định. CNXH có những đặc trưng riêng về
sở hữu, những quan hệ sản xuất và phân phối nảy sinh từ chế độ sở hữu đó".
Ngày nay phần lớn các quan điểm đều cho rằng mặc dù có những biểu hiện rất
đa dạng và phong phú. Nhưng tựu chung lại trên thực tế chỉ tồn tại ba hình thức sở
hữu cơ bản là:
_ Sở hữu nhà nước;
_ Sở hữu tư nhân;
_ và sở hữu hỗn hợp.
Ở Việt Nam , trong văn kiện đại hội lần X của Đảng CSVN (2006, trang 83)
cũng đã xác định : “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình
thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế gồm:
_ Kinh tế nhà nước;
_ Kinh tế tập thể;
_ Kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân);
_ Kinh tế tư bản nhà nước;
_ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi.”
Nhận ra được sự đa dạng, phong phú của sở hữu và tìm ra phương pháp ứng
dụng chúng vào cuộc sống chính là địn bẩy quan trọng để mở đường thúc đẩy sản
xuất đi lên từ đó đưa nền kinh tế phát triển.
Hướng đến việc giải phóng mọi năng lực sản xuất, chính là hướng đến việc phát
triển lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống của người dân. Đây mới
chính là "bản chất của sở hữu trong CNXH". Trong công cuộc đổi mới hiện nay,


10


việc nhận thức sở hữu theo phương thức tư duy mới, chính là điểm mấu chốt quan
trọng để phát huy bản chất, vai trò động lực của sở hữu trong q trình xây dựng
CNXH (Nguyễn Thanh Tuyền, 2006)
Đứng trên góc độ về luật pháp, theo điều 211 bộ luật dân sự năm 2005 thì "Sở
hữu tư nhân" là sở hữu cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân
bao gồm: sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ và sở hữu tư bản tư nhân.
Như vậy, theo quan điểm vừa nêu trên thì "Sở hữu tư nhân" sẽ được hiểu là:
"Sở hữu các tư liệu tiêu dùng cá nhân thường được coi là sở hữu cá nhân và sở hữu
tư liệu sản xuất thường được hiểu là sở hữu tư nhân."
Tóm lại chúng ta thấy rằng "Sở hữu tư nhân" là quan hệ sở hữu xác nhận
quyền hợp pháp của tư nhân trong việc chiếm hữu, quyết định cách thức tổ chức sản
xuất kinh doanh, chi phối và hưởng lợi từ kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
1.1.2 Kinh tế tư nhân
Ở Việt Nam hiện tại có nhiều cách thức khác nhau để hiểu về KTTN chẳng hạn
như:
_ Theo nghĩa rộng: Khu vực KTTN là khu vực dân doanh bao gồm các
doanh nghiệp của tư nhân trong nước, kể cả các HTX nông nghiệp, các
doanh nghiệp phi nông nghiệp và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi dưới hình thức liên doanh 100% vốn. Với cách hiều này sẽ đánh giá
tương đối chính xác tiềm năng của khu vực KTTN, tuy nhiên thường gặp khó
khăn khi thống kê, khi khơng phân biệt được phần góp vốn của nhà nước
trong các liên doanh cũng như cơng ty cổ phần mà nhà nước góp vốn.
_ Theo nghĩa hẹp: Khu vực KTTN là khu vực kinh tế ngồi quốc doanh
nhưng khơng bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Như vậy số
liệu thống kê theo cách phân loại này thì khi phân chia nền kinh tế thành ba
khu vực gồm có "doanh nghiệp quốc doanh", "doanh nghiệp ngồi quốc
doanh" và "doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài".


11


Ngồi ra cịn có quan điểm cho rằng KTTN là kinh tế ngồi quốc doanh nhưng
khơng bao gồm kinh tế tập thể...
Theo Ban tư tưởng văn hóa Trung ương (2002, trang 24), quan điểm của Đảng
về KTTN được đưa ra trong hội nghị lần 5 khóa IX vào tháng 3/2002: "KTTN bao
gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ
kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân".
Quan điểm về KTTN tiếp tục được nêu ra trong văn kiện đại hội X, xác định
kinh tế nước ta cùng lúc tồn tại nhiều hình thức sở hữu trên cơ sở tồn tại nhiều
thành phần kinh tế : KTNN, Kinh tế tập thể ; KTTN ( bao gồm cá thể hộ tiểu chủ và
tư bản tư nhân ), Kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi
(Đảng CSVN, 2006).
Từ những cách hiểu trên và sự tiếp cần hiểu trên và sự tiếp cận quan điểm của
Đảng về KTTN có thể đi đến một nhận thức về KTTN như sau:
"KTTN là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất,
bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình
thức hộ kinh doanh cá thể vác các loại hình doanh nghiệp của tư nhân."
Các loại hình kinh doanh của KTTN đều có điểm chung là dựa trên sở hữu tư
nhân nhưng có sự khác nhau về trình độ sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm hiện
hành ở nước ta thì KTTN bao gồm hai loại hình như sau :
_ Một là kinh tế "cá thể tiểu chủ": gồm những đơn vị kinh tế hoạt động trên
cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, với qui mô hỏ hơn các lồi hình doanh
nghiệp của tư nhân, chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình
_ Hai là kinh tế "tư bản tư nhân": gồm những đơn vị kinh tế hoạt động trên
cơ sở tư hữu lớn về tư liệu sản xuất với qui mô lớn hơn cá thể, tiểu chủ, có
thuê mướn lao động. Kinh tế tư bản tư nhân tồn tại dưới các loại hình doanh
nghiệp như : doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và công
ty hợp danh. (Nguyễn Thanh Vân, 2003).
Trên phương diện pháp luật, từ luật doanh nghiệp 2005 cho đến luật doanh
nghiệp 2014. Các loại hình doanh nghiệp sau đây nếu do tư nhân đứng tên thành lập



12

và có phần góp vốn ( cổ phần ) lớn hơn 50% thì cũng có thể được xem là các doanh
nghiệp ở khu vực KTTN. :
_ "Doanh nghiệp tư nhân": Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
_ "Công ty TNHH": Doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi
số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
_ "Cơng ty cổ phần": Doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia nhỏ thành
nhiều phần bằng nhau và được gọi là cổ phần, cổ đơng góp vốn chỉ trịu trách
nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số
vốn đã góp vào doanh nghiệp.
_ "Công ty hợp danh": Doanh nghiệp trong đó có ít nhất 2 thành viên hợp
danh. Ngồi 2 thành viên hợp danh cịn có thêm thành viên góp vốn. Thành
viên hợp danh là cá nhân phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của cơng ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm
về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty.
Trong khn khổ luận văn này, tác giả vận dụng quan điểm của Đảng về KTTN
được đưa ra trong hội nghị lần 5 khóa IX vào tháng 3/2002 là quan điểm xuyên suốt
trong quá trình thực hiện luận văn.
1.1.3 Đặc điểm và bản chất của kinh tế tư nhân
1.1.3.1 Đặc điểm của kinh tế tư nhân
Do nhiều yếu tố lịch sử để lại mà KTTN ở Việt Nam bên cạnh những đặc điểm
chung như mọi khu vực KTTN trên thế giới cịn có thêm những đặc điểm riêng biệt
đến từ quá trình "chuyển đổi" khi bước từ giai đoạn dự định xóa sổ KTTN sang
phục hồi và phát triển lại thành phần kinh tế này. Một cách tổng quát thì KTTN ở

nước ta có những đặc điểm như sau :


13

_ Một là: Qui mơ và hình thức sở hữu rất đa dạng. Các loại hình doanh nghiệp
với qui mơ nhỏ và "siêu nhỏ" thường xuất hiện trong các hộ sản xuất kinh
doanh cá thể, các cơ sở nhỏ có tính gia đình. Với trường hợp quy mơ lớn hơn
thì chúng ta có sở hữu tư bản tư nhân trong các công ty TNHH, công ty cổ
phần với hàng ngàn công nhân;
_ Hai là: Bộ máy - đội ngũ quản lý của các doanh nghiệp thuộc thành phần
KTTN gần như rất gọn nhẹ, năng động và đầy quyết đoán trong quá trình
điều hành doanh nghiệp;
_ Ba là: Khả năng sử dụng lao động và công nghệ trong kinh doanh rất hiệu
quả. Việc tối ưu hóa lao động là rất cao đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể.
_ Bốn là: Lĩnh vực đầu tư của những doanh nghiệp thuộc nhóm KTTN có xu
hướng tập trung vào lĩnh vực thương mại dịch vụ. Với trọng tâm nằm ở các
ngành như thương mại, nhà hàng, khách sạn, môi giới bất động sản, dịch vụ
vận tải... , cùng các ngành nghề có qui mơ vốn đầu tư nhỏ, mang tính ngắn
hạn;
_ Năm là: Với mục đích kinh doanh rõ ràng, tơn chỉ hoạt động hướng đến tối
đa hóa lợi nhuận. Vì vậy thành phần KTTN sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm
trong quá trình kinh doanh. Đơi lợi nhuận trở thành động cơ mãnh đến mức
một bộ phận doanh nghiệp chấp nhận "lách luật" để tìm kiếm nó.
_ Sáu là: Do nguồn lực tài chính của doanh nghiệp gắn liền với tài sản của chủ
doanh nghiệp nên phương thức huy động vốn của doanh nghiệp khu vực tư
nhân cũng rất linh hoạt (do ít ràng buộc bởi thủ tục). Nguồn vốn huy động
của KTTN cũng rất đa dạng do có thể tìm được tư do tiếp cận nhiều nguồn.
Nhưng chủ yếu vần xoay quanh nguồn từ những người thân quen như gia
đình và bạn bè. Cùng hình thức vay phổ biến là tín chấp.

1.1.3.2 Bản chất của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân là một loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất, gắn liền với lao động cá nhân người chủ sở hữu và lao động làm thuê. Kinh tế
tư nhân ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội


14

nhất định, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Như vậy
bản chất của lọai hình kinh tế này đó là dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Thông thường người sở hữu tư liệu sản xuất chính là người chủ doanh nghiệp,
là người sử dụng lao động. Và họ ln có xu hướng tối đa hóa lợi ích thu được
thơng qua việc bóc lột giá trị thặng dư trong q trình sản xuất.

1.2 Tính tất yếu khách quan của q trình phát triển kinh tế tư nhân ở
nước ta
Trong suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển của lồi người nói chung
và lịch sử kinh tế nói riêng. Sự xuất hiện và vận động của KTTN là tất yếu, khách
quan và phù hợp với quy luật tự nhiên, xã hội. Điều này có thể được minh chứng
thơng qua các luận điểm như sau :
_ Một là: Xuất phát từ qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình
độ của lực lượng sản xuất. Ở nước ta hiện nay trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất vẫn cịn khá kém (Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước
đang phát triển). Tồn tại khá nhiều chênh lệch ở mức độ lớn giữa các ngành
và các vùng sản xuất. Do đó khơng thể xuất hiện ngay từ đầu một quan hệ
sản xuất đứng trên tất cả mà đặc biệt lại được gây dựng một cách thuần khiết
trên nền tảng của cơng hữu. Vì vậy việc duy trì một hệ thống sở hữu đa dạng
trong đó có sở hữu tư nhân. Làm tiền đề cho việc hình thành nên KTTN là
một điều tất yếu. Điều này hoàn toàn phù hợp với qui luật kinh tế khách
quan, với trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay.

_ Hai là: Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ là có sự đan xen và tồn tại lâu
dài giữa các hình thức kinh tế cũ - "tư hữu" , với các hình thức kinh tế mới "cơng hữu". Trong đó KTTN là một bộ phận quan trọng là một nhân tố
không thể thiếu của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ.
_ Ba là : Trong thực tiễn xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN chúng ta đều thấy rằng KTTT sẽ và chỉ phát triển lành mạnh
trên cơ sở đẩy mạnh phân công lao động xã hội, mà trong đó khu vực KTTN
với bản chất của mình sẽ ln tìm mọi cách để tối thiểu hóa chi phí và tối đa


15

hóa lợi nhuận. Điều này hồn tồn phù hợp với tính thần của phân cơng lao
động. Khơng dừng lại ở đó KTTN cịn là cơ sở tạo ra khả năng huy động
tiềm lực vật chất và tinh thần cho phát triển kinh tế một cách rất hiệu quả.
_ Bốn là: Nhờ sự cạnh tranh từ các thành phần kinh tế với nhau trên thị trường,
mà đặc biệt trong đó có KTTN tham gia vào. Làm cho thị trường trở nên sôi
động, cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm phong phú về chủng loại, đa
dạng về mẫu mã, cải tiến về chất lượng và có một mức giá cả cạnh tranh nhất
nhằm tạo ra mãi lực thúc đẩy mua sắm của người tiêu dùng.
_ Năm là: Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay. KTTN vừa
là lực lượng quan trọng góp phần thức hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Lại vừa là lực lượng thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Thơng qua tiến trình phát triển KTTN sẽ tạo ra môi trường canh tranh lành
mạnh giữa các thành phần kinh tế, đồng thời khắc phục tình trạng độc quyền
trong 1 số ngành lĩnh vực mà trước đây chỉ có kinh tế nhà nước tham gia.
Điều này hồn tồn có lợi cho công cuộc đổi mới nền kinh tế.

1.3 Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân
Việc hình thành và đổi mới tư duy về KTTN của Đảng trong quá trình xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN càng khẳng định tính tất yếu khách quan

về sự tồn tại của khu vực này trong nền kinh tế.
Lenin từng chỉ rõ ra trong "Chính sách kinh tế mới" rằng ở các nước quá độ lên
CNXH cần phải: Phát triển kinh tế hàng hóa và xây dựng nền kinh tế nhiều thành
phần, bao gồm cả kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư
bản nhà nước và kinh tế XHCN. Cũng theo Lenin, nếu như có một cơ chế đến từ sự
kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của CNTB với sức mạnh chính trị của nhà nước
Soviet. Thì sẽ vơ cùng thuận lợi cho việc hiện thực hóa những mục tiêu XHCN do
nhà nước Soviet đề ra. Thơng qua đó thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp xây dựng
CNXH. (Nguyễn An Ninh, 2015)


16

Vào đại hội Đảng lần VI năm 1986 đã xác định rằng cải tạo XHCN là nhiệm vụ
thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ với những hình thức và bước đi
thích hợp. (Đảng CSVN, 1986)
Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng CSVN (1991, trang 32) tiếp tục đường lối đổi
mới đồng thời nhấn mạnh: "Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, không
phân biệt đối xử, khơng tước đoạt tài sản hợp pháp, khơng gị ép tập thể hóa, khơng
áp đặt hình thức kinh tế, khuyến khích các hoạt động có lợi cho quốc kế dân
sinh...."
Kế thừa tư tưởng của đại hội lần VII, trong đại hội lần VIII tháng 6/ 1996, Đảng
CSVN (1996, trang 45) đã tiếp tục khẳng định : "Khuyến khích tư bản tư nhân đầu
tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài, bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp,
tạo điều kiện thuận lợi đi đôi với tăng cường quản lý hướng dẫn làm ăn đúng luật..."
Vào đại hội lần thứ IX tháng 4/2001, Đảng xác định nước ta có 6 thành phần
kinh tế, Nghị quyết hội nghị BCH TW lần thứ 5 khóa IX tháng 3/2002 đã được Ban
tư tưởng văn hoá Trung ương (2002, trang 26 – 27) nêu rõ: "Kinh tế tư nhân là bộ
phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là
vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng

XHCN góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển
kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong bổi cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế".
Trong Đại hội X của Đảng CSVN (2006, trang 53) tiếp tục nhấn mạnh : "Kinh
tế tư nhân có vai trị quan trọng,là một trong những động lực của nền kinh tế" và
"xóa bỏ mọi rào cản, tâm lý xã hội và mơi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại
hình doanh nghiệp của tư nhân, phát triển không hạn chế qui mô trong mọi ngành
nghề, lĩnh vực, kể cả các lịnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế
mà luật pháp không cấm".
Tại kỳ Đại hội Đảng lần XI, Đảng tiếp tục đưa ra quan điểm về KTTN như là 1
động lực quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN. Việc phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần có sự tồn tại của nhiều hình thức sở


17

hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng vận hành. Các thành phần kinh tế hoạt động
theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước
pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo. kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh
tế...." (Đảng CSVN, 2011).
Tại kỳ Đại hội Đảng vừa diễn ra gần đây nhất, tức đại hội lần XII, Đảng tiếp tục
nhấn mạnh về các định hướng hỗ trợ sở phát triển cho KTTN như: Hồn thiện cơ
chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu
hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh
tế. Hồn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp
khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đồn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư
nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. (Đảng CSVN, 2016).
Như vậy cho đến nay, quan điểm của Đảng vẫn tiếp tục khẳng định sự có mặt
của KTTN khơng chỉ là vấn đề tất yếu trong phát triển nền kinh tế thị trường, mà

còn rất cần thiết trong việc huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển chung của
tồn bộ nền kinh tế. Thúc đầy tiến trình hội nhập kinh tế tồn cầu.

1.4 Vai trị tích cực và hạn chế của kinh tế tư nhân
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, thành phần KTTN bên cạnh các
đóng góp tích cực thì vẫn cịn đó những mặt hạn chế. Có thể tóm lược vai trị và hạn
chế của thành phần KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta như sau.
Vai trò :
_ Vai trò chính của thành phần KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN
chính là trở thành động lực cho sự phát triển của tồn bộ nền kinh tế. Thơng
qua việc vận dụng hiệu quả lực lượng sản xuất, thành phần KTTN đã làm
cho lực lượng này phát triển một cách mạnh mẽ từ đó kéo theo sự hình thành
và phát triển của quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn, tích cực hơn để phù hợp
với lực lượng sản xuất này.


×