Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bài tập cá nhân Luật Hiến pháp: Thẩm quyền trình, kiến nghị dự án luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.18 KB, 2 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN: LUẬT HIẾN PHÁP
Đề bài: Ông Nguyễn Văn A là một chun gia ngơn ngữ học. Ơng nhận thấy rằng
cần phải có một đạo luật về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Ơng đã dự thảo
những điều khoản cơ bản của luật, song, do không phải là đại biểu Quốc hội nên
ông không thể tự mình trình dự thảo ra trước Quốc hội. Với kiến thức về Luật hiến
pháp, anh/chị hãy tư vấn cho ông Nguyễn Văn A cách thức để dự thảo của ông có
thể được Quốc hội xem xét, thơng qua
Trả lời: Hiện nay, đối với thẩm quyền trình, kiến nghị các dự án luật ra Quốc hội
được quy định tại Điều 84 Hiến pháp 2013, theo đó:
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban
của Quốc hội, Chính phủ, Tịa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối
cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ
quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật
trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật, pháp lệnh và dự án
luật, dự án pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Căn cứ Điều 84 Hiến Pháp 2013 thì do ơng Nguyễn Văn A không phải là đại
biểu Quốc nên trong trường hợp này cá nhân ông Nguyễn Văn A không thể tự
mình trình dự thảo luật ra trước Quốc hội. Tuy nhiên, Ông Nguyễn Văn A trước hết
là 1 cử tri, là một chuyên gia, nên có một số hướng để dự thảo luật của Ơng
Nguyễn Văn A có thể được Quốc hội xem xét, thông qua. Bao gồm:
1. Thông qua Đại biểu Quốc hội: Với tư cách là cử tri, ơng Nguyễn Văn A có thể
đề nghị Đại biểu Quốc hội tại nơi cư trú trình kiến nghị dự luật (Căn cứ khoản 2
Điều 84 Hiến pháp 2013; và quy định cụ thể hơn tại Khoản 2 Điều 33 VBHN số:
23/VBHN-VPQH ngày 15/07/2020 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật)
2. Thông qua cơ quan chủ quản để trình Chính phủ kiến nghị Quốc hội: Nếu Ơng
Nguyễn Văn A đang công tác tại một tổ chức mà ông A đang là chun gia, thì có
thể có 2 trường hợp:
1



1) Nếu đang có một dự thảo luật trong quá trình xây dựng có có phạm vi bao
trùm ý tưởng luật của ơng A thì ơng có thể thơng qua kênh góp ý để thêm
vào.
2) Ơng A trình ý tưởng luật độc lập với cơ quan công tác, cơ quan cơng tác
trình các cấp trên trong bộ máy nhà nước để đề nghị Chính phủ trình kiến
nghị luật với Quốc hội. Trong trường hợp này cần chú ý là cơ quan cơng tác
của ơng A có chức năng đối với ý tưởng luật của ơng A hay khơng.
3. Ơng Nguyễn Văn A có thể căn cứ Khoản 1 Điều 84 Hiến pháp 2013, thông qua
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của
Mặt trận” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà ông A tham gia. Các thành viên của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được nêu tại Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
số Luật số: 75/2015/QH13 ngày 9/6/2015. Một số Tổ chức thành viên Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam có thể liệt kê như:
1-

Đảng Cộng sản Việt Nam;

2-

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

3-

Hội Cựu chiến binh Việt Nam

4-

Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

5-


Hiệp hội các hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam

6-

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

7-

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

8-

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

9-

Hội Luật gia Việt Nam

10-

…….

2



×