Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

bài tập cá nhân môn công pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.89 KB, 4 trang )

ĐỀ BÀI: 04
Tháng 4/2009, quốc gia A đã tiến hành đặt dây cáp và ống dẫn ngầm trong
vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia B. Trước hành động này của quốc gia A, quốc
gia B đã lên tiếng phản đối và yêu cầu quốc gia A dừng ngay các hoạt động lắp đặt
với lập luận rằng: vùng biển quốc gia A đang tiến hành đặt dây cáp ngầm là vùng
biển thuộc quyền chủ quyền của B, tại đó các quốc gia khác không có quyền tự ý
đặt dây cáp ngầm nếu chưa có sự cho phép của quốc gia ven biển là B. Đáp lại yêu
cầu này của quốc gia B, A cho rằng đây là vùng biển quốc gia B chỉ có đặc quyền
trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, còn các quốc gia khác sẽ được hưởng
tất cả các quyền tự do truyền thống khác như tự do hàng hải, tự do đặt dây cáp và
ống dẫn ngầm…
Bằng các quy định của Công ước luật biển năm 1982 hãy cho biết:
- Lập luận của hai quốc gia A và B có phù hợp với các quy định của
công ước hay không?
- Giả thiết rằng, bất chấp các yêu cầu từ phía quốc gia B, quốc gia A
vẫn tiến hành các hoạt động lắp đặt và khoan 11 điểm cố định trong vùng
biển này nhằm hoàn thiện đường ống dẫn ngầm của quốc gia mình. Hỏi:
hành vi này của A có hợp pháp hay không?
Bài tập cá nhân 2 môn Luật quốc tế Page 1
1. Lập luận của hai quốc gia A và B có phù hợp với các quy
định của công ước không?
Việc quốc gia A đã tiến hành đặt dây cáp và ống dẫn ngầm trong vùng đặc
quyền kinh tế của quốc gia B là phù hợp với quy định của Luật quốc tế. Cụ thể:
khoản 1, Điều 58, công ước luật biển 1982 quy định: “ Trong vùng đặc quyền
kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong những điều kiện
trong những quy định thích hợp của công ước trù định , được hưởng các quyền tự
do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp ngầm quy định tại điều 87,
cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích hợp pháp…”
Quyền đặt ống dẫn ngầm dưới đáy biển của quốc gia khác thuộc vùng đặc
quyền kinh tế của quốc gia ven biển được Luật quốc tế ghi nhận. Quốc gia ven
biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với vùng đặc


quyền kinh tế được quy định trong điều 56 của công ước Luật biển 1982. Tại đoạn
3, điều 56 có quy định: Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển nêu trong điều này được thực hiện theo đúng phần VI ( tức phần quy định về
thềm lục địa).
Việc quốc gia B lên tiếng phản đối và yêu cầu quốc gia A dừng ngay các hoạt
động lắp đặt với lập luận rằng: vùng biển quốc gia A đang tiến hành đặt dây cáp
ngầm là vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia B, tại đó các quốc gia khác không
có quyền tự ý đặt dây cáp ngầm nếu chưa có sự cho phép của quốc gia ven biển là
B là không phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế, cụ thể là công ước luật
biển 1982. Bởi vì như đã trình bày ở trên, về nguyên tắc, các quốc gia khác có
quyền tự do đặt ống dẫn ngầm trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển.
Hơn nữa, theo quy định tại Đoạn 2, điều 79 Công ước luật biển thì quốc gia ven
biển không được cản trở việc các quốc gia khác lắp đặt ống dẫn ngầm và bảo quản
các ống dẫn đó. Do vậy, khi quốc gia A đặt ống dẫn ngầm thì chỉ cần thỏa thuận
Bài tập cá nhân 2 môn Luật quốc tế Page 2
với quốc gia B tránh trường hợp ảnh hưởng đến các dây cáp và ống ngầm đã được
đặt trước đó.
2. Giả thiết rằng, bất chấp các yêu cầu từ phía quốc gia B, quốc gia A vẫn
tiến hành các hoạt động lắp đặt và khoan 11 điểm cố định trong vùng biển này
nhằm hoàn thiện đường ống dẫn ngầm của quốc gia mình. Hỏi: hành vi này
của A có hợp pháp hay không?
Hành vi này của A không hợp pháp. Vì :
Tại điều 81, Công ước Luật biển 1982 có quy định về việc khoan ở thềm lục
địa: “ Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục
địa bất kỳ vào mục đích gì.” Quy định tại Điều 81 có thể được hiểu theo hướng là :
bất cứ quốc gia muốn được thực hiện hành vi khoan ở thềm lục địa thì phải được
sự đồng ý của quốc gia ven biển( có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với
thềm lục địa đó), bất kể việc khoan đó có mục đích gì.
Kết hợp với quy định tại đoạn 3, điều 56 của công ước thì ta có thể đưa ra kết
luận: bất cứ quốc gia nào muốn thực hiện hành vi khoan ở đáy biển thuộc vùng đặc

quyền kinh tế của quốc gia ven biển thì phải được sự đồng ý của quốc gia ven biển
đó, bất kể việc khoan đó có mục đích gì. Như vậy, việc quốc gia A vẫn cố tình tiến
hành các hoạt động lắp đặt và khoan 11 điểm cố định trong vùng biển này nhằm
hoàn thiện đường ống dẫn ngầm mà không được sự đồng ý của quốc gia B là vi
phạm các quy định trong Công ước luật biển 1982.
Trong trường hợp này, để thực hiện quyền tài phán của mình, quốc gia B có
thể yêu cầu quốc gia A ngừng việc xây dựng ống dẫn ngầm với lập luận như sau:
Trong quá trình xây dựng – cố định ống dẫn ngầm, quốc gia A có sử dụng công
nghệ khoan đáy biển mà không xin phép và được sự đồng ý của quốc gia B – đây
là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế ( vi phạm Đoạn 3, Điều 56 Công ước của Liên
hợp quốc về luật biển 1982)
Bài tập cá nhân 2 môn Luật quốc tế Page 3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ths.Nguyễn Thị Kim Ngân – Ths.Chu Mạnh Hùng ( đồng chủ
biên, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Giáo dục Việt nam;
2 Ts.Trần Văn Thắng – Ths.Lê Mai Anh ( đồng chủ biên, Luật
quốc tế- Lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà nội, 2001;
3 Luật điều ước quốc tế - Lê Văn Hường, Khổng Văn Hà, Nxb
Tư pháp, Hà Nội;
4 Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982
Bài tập cá nhân 2 môn Luật quốc tế Page 4

×