Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Phân tích hiệu quả sản xuất của nghề cá xa bờ nghiên cứu thực nghiệm cho tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 173 trang )





ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
CỦA NGHỀ CÁ XA BỜ: NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM CHO TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2021



ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH










































TẾ

NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
CỦA NGHỀ CÁ XA BỜ: NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM CHO TỈNH KHÁNH HÒA

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 9.31.01.05

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS.TRƯƠNG BÁ THANH
2. PGS.TS. LÊ KIM LONG

Đà Nẵng – Năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận án “Phân tích hiệu quả sản xuất của nghề cá xa bờ:
Nghiên cứu thực nghiệm cho tỉnh Khánh Hịa” đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu và kết quả trong Luận án là trung thực, nội dung trích dẫn có nguồn gốc
rõ ràng.
Tác giả luận án

Nguyễn Đăng Đức







ii


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận án, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của gia
đình, giáo viên hướng dẫn, Thầy Cô tại Trường Đại học kinh tế- Đại học Đà Nẵng, đồng
nghiệp tại trường Cao đẳng Du lịch- Thương mại Nghệ An, Đại học Nha Trang, cán bộ
công chức Chi cục thủy sản tỉnh Khánh Hòa, các hộ ngư dân tại tỉnh Khánh Hòa.
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới hai thầy hướng dẫn luận án
của tôi là: GS-TS Trương Bá Thanh & PGS-TS Lê Kim Long. Hai thầy đã ln tận tình
hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn các Thầy Cô tại
Trường Đại học kinh tế- Đại học Đà Nẵng, đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý
báu trong suốt khóa học. Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Thầy TS Nguyễn Ngọc Duy đã đồng
ý cho tôi sử dụng bộ dữ liệu nghề lưới rê xa bờ và nghề câu xa bờ vụ 2011/2012.
Tôi bày tỏ sự biết ơn đến Thầy Lê Đức Bích và ban giám hiệu, đồng nghiệp tại
Trường Cao đẳng Du lịch- Thương mại Nghệ An, Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện,
có nhiều giúp đỡ tơi để có thể hồn thành khóa học này. Tôi gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến Anh Võ Hồn Hải, cán bộ cơng chức Chi cục thủy sản tỉnh Khánh Hòa, các hộ
ngư dân tại tỉnh Khánh Hịa đã trợ giúp tơi trong q trình điều tra thu thập số liệu, cũng
như học tập thực tế.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn Bố, Mẹ, Chị gái, đã luôn sát cánh bên tôi trong
suốt thời gian theo học chương trình. Cảm ơn những người thân trong gia đình đã ln
ủng hộ vật chất và tinh thần để tơi vượt qua những khó khăn trong cuộc sống cũng như
trong quá trình thực hiện luận án.
Tác giả luận án


Nguyễn Đăng Đức


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 4
3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu. ............................................................................................. 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 5
5. Đóng góp mới của luận án .......................................................................................... 6
6. Bố cục của luận án ...................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1 .................................................................................................................... 9
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................. 9
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI ..................................................................... 9
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC .................................................................. 17
1.3. KHOẢNG TRỐNG TRONG NGHIÊN CỨU....................................................... 21
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 22
CHƯƠNG 2 .................................................................................................................. 23
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NGHỀ CÁ............................. 23
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGHỀ CÁ ..................................................... 23
2.1.1. Khái niệm nghề cá .............................................................................................. 23
2.1.2. Nghề cá xa bờ tại Việt Nam ................................................................................ 24

2.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HQSX VÀ PHÂN TÍCH HQSX CỦA NGHỀ CÁ
......................................................................................................................... 28
2.2.1. Khái niệm và các cách tiếp cận phân tích hiệu quả sản xuất của nghề cá .......... 28
2.2.2 Nội dung phân tích HQSX của nghề cá. .............................................................. 32
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NGHỀ CÁ
XA BỜ ......................................................................................................................... 38
2.3.1. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên........................................................................ 39


iv
2.3.2. Nhóm nhân tố đặc điểm sản xuất của đội tàu ..................................................... 40
2.3.3. Nhóm nhân tố thể chế, chính sách, dịch vụ cơng ............................................... 41
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 44
CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 45
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 45
3.1. KHUNG PHÂN TÍCH CỦA LUẬN ÁN .............................................................. 45
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 46
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ..................................................................... 46
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .................................................................. 46
3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU .............................................................. 58
3.3.1. Số liệu thứ cấp .................................................................................................... 58
3.3.2. Số liệu sơ cấp ...................................................................................................... 59
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 62
CHƯƠNG 4 .................................................................................................................. 63
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NGHỀ CÁ XA BỜ TẠI TỈNH KHÁNH
HÒA .............................................................................................................................. 63
4.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM NGHỀ CÁ XA BỜ TỈNH KHÁNH HÒA ................. 63
4.1.1. Đặc điểm đội tàu theo dải công suất ................................................................... 63
4.1.2. Đặc điểm đội tàu theo nghề ................................................................................ 65
4.1.3. Sản lượng khai thác ............................................................................................ 66

4.1.4. Lao động nghề cá ................................................................................................ 67
4.1.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá ........................................................................... 67
4.1.6. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với nghề cá ................ 69
4.1.7. Những tồn tại và hạn chế của nghề cá tỉnh Khánh Hịa ...................................... 71
4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT .............................................. 73
4.2.1. Kết quả phân tích HQSX (khả năng sinh lợi) dựa theo doanh thu và chi phí sản
xuất

.................................................................................................................. 73

4.2.2. Kết quả phân tích HQSX (hiệu quả kỹ thuật- TE) theo cách tiếp cận lý thuyết hàm
sản xuất

.................................................................................................................. 85

4.2.3. Mối quan hệ giữa chỉ số hiệu quả kỹ thuật với khả năng sinh lợi ..................... 99
4.2.4. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật (TE) .............. 100
4.2.5. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào ........................................................ 104


v
4.3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 106
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................. 111
CHƯƠNG 5 ................................................................................................................ 112
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................................................. 112
5.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................... 112
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ....................................................................................... 113
5.2.1. Chính sách hỗ trợ dầu ....................................................................................... 113
5.2.2. Chính sách nguồn nhân lực ............................................................................... 114
5.2.3. Chính sách khuyến khích liên kết sản xuất ....................................................... 116

5.2.4. Chính sách tài chính .......................................................................................... 117
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...................................... 118
5.3.1. Hạn chế ............................................................................................................. 118
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................................................. 119
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................. 120


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nguyên văn

AE

Allocative efficiency- Hiệu quả phân bổ

CV

Công suất máy

CRS

Constant Returns to Scale- Hiệu suất không đổi theo quy mô

DEA

Data Envelopment Analysis


DMU

Decision Making Units

GDP

Gross Domestic Product- Tổng sản phẩm quốc nội

HQSX

Hiệu quả sản xuất

MSY

Maximum Sustainable Yield- Sản lượng bền vững tối đa

NN & PTNT

Nông nghiệp & phát triển nông thôn

SE

Scale efficiency- Hiệu quả quy mô

KTTS

Khai thác thủy sản

TE


Technical Efficiency- Hiệu quả kỹ thuật

SFA

Stochastic Frontier Analysis

UBND

Ủy ban nhân dân

VRS

Variable Returns to Scale- Hiệu suất thay đổi theo quy mô





vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Tổng hợp các biến đầu vào, đầu ra trong khai thác thủy sản của một số nghiên
cứu trước ....................................................................................................................... 52
Bảng 3.2. Các biến đầu vào được sử dụng trong nghiên cứu ....................................... 56
Bảng 3.3. Các biến đầu ra sử dụng trong nghiên cứu ................................................... 56
Bảng 3.4. Các biến độc lập sử dụng trong mơ hình hồi quy tobit ................................ 57
Bảng 3.5. Kiểm định t-test cho tính đại diện của mẫu nghề lưới rê xa bờ tỉnh Khánh Hịa
...................................................................................................................................... 60
Bảng 3.6. Kiểm định t-test cho tính đại diện của mẫu nghề câu xa bờ tỉnh Khánh Hịa

...................................................................................................................................... 60
Bảng 4.1. Số liệu tàu thuyền theo dải cơng suất ........................................................... 63
Bảng 4.2. Cơ cấu đội tàu theo dải công suất ................................................................. 64
Bảng 4.3. Số liệu tàu thuyền theo nghề ........................................................................ 65
Bảng 4.4. Cơ cấu đội tàu theo nghề .............................................................................. 66
Bảng 4.5. Sản lượng nghề cá ........................................................................................ 66
Bảng 4.6. Lao động nghề cá ......................................................................................... 67
Bảng 4.7. Năng lực cảng cá .......................................................................................... 68
Bảng 4.8. Chi phí của nghề lưới rê và nghề câu xa bờ theo vụ .................................... 74
Bảng 4.9. Doanh thu và lợi nhuận của nghề lưới rê và nghề câu xa bờ theo vụ .......... 78
Bảng 4.10. Cơ cấu chi phí của nghề lưới rê và nghề câu xa bờ theo dải công suất ...... 80
Bảng 4.11. Doanh thu và lợi nhuận của nghề lưới rê và nghề câu xa bờ vụ 2011/2012
...................................................................................................................................... 81
Bảng 4.12. Doanh thu và lợi nhuận của nghề lưới rê và nghề câu xa bờ vụ 2015/2016
...................................................................................................................................... 83
Bảng 4.13. Thống kê đầu vào sử dụng trong mơ hình DEA nghề lưới rê và nghề câu xa
bờ .................................................................................................................................. 86
Bảng 4.14. Thống kê đầu ra sử dụng trong mơ hình DEA nghề lưới rê và nghề câu xa
bờ .................................................................................................................................. 87
Bảng 4.15. Kết quả phân tích chỉ số TE của nghề lưới rê và nghề câu xa bờ .............. 89


viii
Bảng 4.16. Kết quả kiểm định sự khác biệt chỉ số TE giữa hai mơ hình biến kinh tế và
biến vật chất của nghề lưới rê và nghề câu xa bờ. ........................................................ 91
Bảng 4.17. Giá trị thống kê các biến đầu vào của nghề lưới rê và nghề câu xa bờ theo
dải công suất ................................................................................................................. 93
Bảng 4.18. Giá trị thống kê biến đầu ra của nghề lưới rê và nghề câu xa bờ theo dải công
suất ................................................................................................................................ 94
Bảng 4.19. Kết quả tính tốn chỉ số TE theo dải cơng suất nghề lưới rê và nghề câu xa

bờ .................................................................................................................................. 98
Bảng 4.20. Mối quan hệ giữa chỉ số hiệu quả kỹ thuật với khả năng sinh lợi nghề lưới
rê và nghề câu xa bờ ..................................................................................................... 99
Bảng 4.21. Thống kê mô tả các biến độc lập trong mơ hình hồi quy Tobit nghề lưới rê
và nghề câu xa bờ ....................................................................................................... 101
Bảng 4.22. Kết quả phân tích hồi quy Tobit nghề lưới rê và nghề câu xa bờ ............ 103
Bảng 4.23. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào nghề lưới rê và nghề câu xa bờ
.................................................................................................................................... 105


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Phân vùng, tuyến khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam.................. 27
Hình 2.2. Tập công nghệ sản xuất với một đầu vào và một đầu ra............................... 29
Hình 2.3. Doanh thu và chi phí của nghề cá tiếp cận mở ............................................. 33
Hình 2.4. Hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu vào của nghề cá ............................. 37
Hình 2.5. Hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu ra của nghề cá ................................ 38
Hình 3.1. Khung phân tích của luận án......................................................................... 46


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.200 km với vùng đặc quyền kinh tế hơn 1
triệu km2 và vùng mặt nước nội địa hơn 1,4 triệu ha rất phù hợp để phát triển các ngành
thủy sản. Ngành thuỷ sản đã và đang chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Những thành tựu của tồn ngành thuỷ sản của
cả nước nói chung, có phần đóng góp khơng nhỏ của ngành khai thác thủy sản (KTTS).

Dù vậy, ngành KTTS hiện vẫn đang còn nhiều mặt hạn chế trong chất lượng tăng trưởng.
Nguồn lợi thủy sản tự nhiên, dù là nguồn lợi có khả năng tái sinh, nhưng vẫn là hữu hạn.
Khi sự đánh bắt đạt tới một ngưỡng giới hạn sinh học cho phép, trữ lượng nguồn lợi
thủy sản tự nhiên sẽ sụt giảm và chúng ta sẽ đối mặt với các vấn đề về cạn kiệt nguồn
lợi và suy thối mơi trường sống. Do vậy, làm thế nào để nghề cá phát triển bền vững là
câu hỏi rất quan trọng đối với các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Phát triển nghề
cá theo hướng bền vững là lĩnh vực nghiên cứu rất rộng, đa khía cạnh và nhiều hướng
tiếp cận khác nhau. Trong đó việc nâng cao HQSX của nghề cá là một hướng tiếp cận
nhằm phát triển nghề cá theo định hướng bền vững.
Nghề cá xa bờ của Việt Nam hoạt động chủ yếu ở vùng biển còn nhiều tranh chấp
ở Biển Đông. Nguồn lợi cá ở vùng này là cá di cư từ quốc gia này sang quốc gia khác
và vào vùng chồng lấn (xem Long, 2009). Nhằm tăng cường sự hiện diện và khẳng định
chủ quyền của Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách
lớn để xây dựng một nghề cá xa bờ hiện đại và vươn khơi bám biển như: (i) hỗ trợ tín
dụng để đóng mới và cải hốn tàu cơng suất lớn theo nghị định 67 năm 2014 và nghị
định 89 năm 2015, (ii) hỗ trợ dầu cho tàu lớn đánh bắt xa bờ theo Quyết định 48 năm
2010 (Văn Ngọc, 2017; Ánh Tuyết, 2016). Các chính sách này trong những năm qua đã
khuyến khích ngư dân mạnh dạn đầu tư/hốn cải để hướng tới quy mơ tàu lớn hoạt động
đánh bắt xa bờ. Dù vậy, các vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách cần hết sức quan
tâm đó là: (i) với bộ dữ liệu khảo sát 2011-2012, kết quả nghiên cứu của Duy và cộng
sự (2015) cho thấy sức hấp dẫn về lợi nhuận của các đội tàu nghề câu và rê xa bờ của
Khánh Hòa chủ yếu đến từ trợ cấp dầu, (ii) nhiều tàu lớn hoạt động không hiệu quả, phải
nằm bờ do tàu thiếu nguồn nhân lực vận hành, doanh thu đánh bắt khơng đủ bù đắp
được phí tổn chuyến biển..., và (iii) tiêu cực trong việc thực thi các chính sách, ví dụ
như trường hợp các tàu vỏ thép nằm bờ (Việt Hùng & Lê Trung, 2018). Là một quốc


2
gia đang phát triển và với các quy định ngày càng chặt chẽ của các tổ chức quản lý nghề
cá thế giới, việc trợ cấp cho nghề cá xa bờ không thể mãi kéo dài. Để nghề cá xa bờ tồn

tại bền vững, có sức cạnh tranh mạnh trong đánh bắt nguồn lợi cá di cư ở vùng Biển
đông xa bờ, việc nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề cá là rất cấp thiết.
Khánh Hòa là một trong 28 tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước có đường bờ
biển dài gần 385 km với vùng biển rộng gấp nhiều lần diện tích đất liền, có khoảng hơn
200 hịn đảo lớn nhỏ bao gồm quần đảo Trường Sa với vị trí quan trọng về an ninh, quốc
phịng và kinh tế cả nước. Tỉnh Khánh Hịa có nhiều nghề khai thác thủy sản xa bờ như:
lưới rê, lưới vây, lưới chuồn, câu cá ngừ, câu khơi, câu mực, chụp mực với ngư trường
hoạt động rất rộng từ vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đến giáp ranh vùng
biển Malaixia, Indonesia, vịnh Thái Lan (Sở NN& PTNT Khánh Hòa, 2016). Được sự
đầu tư của Nhà nước, sự cố gắng của các địa phương và ngư dân, ngành KTTS tỉnh
Khánh Hòa đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Hiện nay, tỉnh Khánh Hịa có
khoảng 9.790 tàu thuyền. Trong đó, hơn 3.000 tàu có cơng suất từ 20 đến dưới 90CV,
chủ yếu khai thác vùng lộng; khoảng 1.300 tàu thuyền có cơng suất lớn hơn 90CV, khai
thác xa bờ. Các chính sách liên quan đến phát triển thủy sản, hỗ trợ ngư dân khai thác
xa bờ đã được tỉnh Khánh Hịa triển khai kịp thời nên đã khuyến khích được ngư dân
vươn khơi bám biển. Riêng việc hỗ trợ phát triển đội tàu khai thác xa bờ theo Nghị định
67 của Chính phủ, trong số 47 tàu được Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Khánh Hòa phê
duyệt đã hạ thủy 27 tàu, có 6 tàu đang được đóng mới. Ngoài ra, ngành thủy sản đang
thực hiện các giải pháp của Bộ NN & PTNT, UBND tỉnh về chống KTTS bất hợp pháp
(Thu Hiền, 2018). Tuy nhiên, nghề cá tỉnh Khánh Hịa cũng gặp nhiều khó khăn như chi
phí đầu vào tăng cao, giá đầu ra khơng ổn định, tình hình lao động thiếu (Sở NN &
PTNT Khánh Hịa, 2018). Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển KTTS tỉnh
Khánh Hòa (Sở NN & PTNT Khánh Hòa, 2018). Với những chính sách hỗ trợ của Chính
phủ hiện nay, nghề cá xa bờ tỉnh Khánh Hịa đã có sự gia tăng năng lực đáng kể với
cơng suất bình qn tàu hàng năm không ngừng tăng (Sở NN & PTNT Khánh Hòa,
2016). Với những nước phát triển như Việt Nam cũng như quy định của nghề cá thế
giới, việc hỗ trợ của Chính phủ khơng thể là mãi mãi. Do đó, làm thế nào để đội tàu này
tồn tại và phát triển bền vững là câu hỏi rất quan trọng đối với các nhà quản lý và hoạch
định chính sách. Để phát triển bền vững, chất lượng hoạt động của các con tàu cần được
cải thiện một cách căn cơ và dài hạn.



3
Hiệu quả sản xuất là chỉ số phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất. Do vậy,
nâng cao hiệu quả sản xuất là nâng cao chất lượng hoạt động, là con đường đi đến phát
triển bền vững. Hiện có hai cách tiếp cận chính để phân tích hiệu quả sản xuất trong
nghề cá là: (i) cách tiếp cận dựa trên nền tảng lý thuyết kinh tế vi mô được đề xuất bởi
Farrell (1957); và (ii) cách tiếp cận truyền thống dựa trên doanh thu và chi phí sản xuất
(cịn gọi là phân tích khả năng sinh lợi). Cách tiếp cận phân tích hiệu quả sản xuất được
đề xuất bởi Farrell (1957), đã nội sinh hóa được các giả thiết về hành vi sản xuất của lý
thuyết kinh tế vi mô, bắt đầu được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu hàn lâm về
nghề cá từ những năm 1990 với hai phương pháp chính là: (i) DEA, dựa trên nền tảng
của bài tốn quy hoạch tuyến tính (cịn gọi là phương pháp phân tích phi tham số); và
(ii) SFA, dựa trên nền tảng của kinh tế lượng (hay gọi là phương pháp phân tích tham
số). DEA được ứng dụng nhiều trong phân tích thực tiễn nghề cá ở nước ngoài, tiêu biểu
như nghiên cứu của Pascoe và cộng sự (2001), Tingley và Pascoe (2005), Thean và cộng
sự (2011), Oliveira và cộng sự (2010), Ceyhan và Gene (2014). Tại Việt Nam, DEA còn
rất hạn chế trong các nghiên cứu về hiệu quả sản xuất nghề cá, tiêu biểu có thể kể đến
là Nguyễn Trọng Lượng & Đặng Hoàng Xuân Huy (2012) nghiên cứu nghề lưới vây cá
cơm tại Cam Ranh và Nha Trang; Pham & cộng sự (2013) nghiên cứu nghề lưới rê tại
Đà Nẵng; Phạm Thị Thanh Bình, Hồng thu thủy (2015) nghiên cứu cho nghề câu cá
ngừ đại dương tại Khánh Hòa. Các ưu điểm nổi bật của DEA so với SFA là: (i) cho phép
đa đầu ra và đa đầu vào phù hợp với các nghề cá đa ngư lồi; (ii) khơng phải lựa chọn
dạng hàm sản xuất, không bị ràng buộc về dạng phân phối của nhiễu (error terms) và
các giả thiết chặt chẽ khác của kinh tế lượng. Dù vậy, nhược điểm lớn nhất của DEA là
rất nhạy với các quan sát bất thường (outliers). Hơn nữa, do việc thu thập dữ liệu nghề
cá thường rất khó khăn và tốn kém, các nghiên cứu trong nghề cá thường sử dụng các
biến vật chất đại diện cho các đầu vào trong phân tích hiệu quả sản xuất, và do vậy có
thể sẽ dẫn đến việc bỏ sót các đầu vào và có thể làm sai lệch kết quả tính tốn.
Các nghiên cứu tiêu biểu cho cách tiếp cận truyền thống dựa trên doanh thu và

chi phí trong phân tích HQSX (cịn được gọi là phân tích khả năng sinh lợi) ở ngồi
nước có thể kể đến như Kurien và Willmann (1982); Turay và Verstralen (1997); và ở
trong nước là Long và cộng sự (2008); Duy và cộng sự (2015). Cách tiếp cận này phải
sử dụng yếu tố giá (có thể biến động bởi các yếu tố bên ngoài) để gộp các đầu ra và đầu
vào khác nhau trong sản xuất, do vậy, đôi khi không phản ánh đúng bản chất về chất


4
lượng hoạt động sản xuất. Dù vậy, cách tiếp cận này dễ dàng tính tốn và trực quan cho
thấy mức độ lời, lỗ, sức hấp dẫn của nghề và khả năng tái đầu tư cho hoạt động sản xuất
của ngư dân. Vì vậy, đây là cách tiếp cận phân tích HQSX rất phổ biến trong thực tiễn
sản xuất kinh doanh. Theo hiểu biết tốt nhất của tác giả, cho tới nay, vẫn chưa có nghiên
cứu nào thực sự đi sâu vào tìm mối quan hệ cũng như ưu và nhược điểm của hai cách
tiếp cận phân tích HQSX này.
Xuất phát từ các vấn đề về thực tiễn và lý luận đã nêu trên, tơi đã chọn:
Đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất của nghề cá xa bờ: Nghiên cứu thực
nghiệm cho tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài luận án tiến sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở lý thuyết về HQSX của nghề cá. Tác giả phân tích HQSX của nghề
lưới rê và nghề câu xa bờ tỉnh Khánh hòa, nhằm hàm ý một số chính sách nâng cao
HQSX của hai nghề cá xa bờ này của tỉnh Khánh Hòa.
* Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận HQSX của nghề cá.
(2) Phân tích HQSX của nghề lưới rê và nghề câu xa bờ tỉnh Khánh Hòa theo 2
cách tiếp cận: (i) cách tiếp cận dựa vào doanh thu và chi phí sản xuất; (ii) cách tiếp cận
dựa trên nền tảng hàm sản xuất của lý thuyết kinh tế vi mơ.
(3) Phân tích các nhân tố về đặc điểm sản xuất của đội tàu ảnh hưởng tới HQSX
của nghề lưới rê và nghề câu xa bờ tỉnh Khánh Hòa.

(4) Hàm ý một số chính sách nhằm nâng cao HQSX của nghề lưới rê và nghề câu
xa bờ tỉnh Khánh Hòa hiện nay.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu đề ra cần giải quyết đó là:
(i)

HQSX của nghề cá là gì? Mối liên hệ giữa HQSX theo cách tiếp cận truyền

thống (dựa trên doanh thu và chi phí) và HQSX theo cách tiếp cận biên giới hạn sản
xuất (dựa trên nền tảng lý thuyết kinh tế vi mô được đề xuất bởi Farrell (1957) như thế
nào?
(ii)

HQSX của nghề lưới rê và nghề câu xa bờ tỉnh Khánh Hòa hiện nay như

thế nào theo hai cách tiếp cận?


5
(iii)

Các nhân tố đặc điểm sản xuất của đội tàu ảnh hưởng như thế nào tới

HQSX của nghề lưới rê và nghề câu xa bờ tỉnh Khánh Hòa?
(iii) Để nâng cao HQSX của nghề lưới rê và nghề câu xa bờ tỉnh Khánh Hịa thì
cần cải thiện những chính sách nào?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: HQSX của nghề cá xa bờ tỉnh Khánh Hòa. Các nhân

tố ảnh hưởng tới HQSX của nghề cá xa bờ tỉnh Khánh Hòa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ phân tích HQSX của nghề cá theo hai cách tiếp
cận: (i) phân tích HQSX theo cách tiếp cận dựa vào doanh thu và chi phí sản xuất; (ii)
phân tích HQSX dựa trên nền tảng hàm sản xuất của lý thuyết kinh tế vi mô. Về mặt lý
thuyết, cách tiếp cận hàm sản xuất của lý thuyết kinh tế vi mô do Farrell (1957) đề xuất
các thước đo HQSX bao gồm 3 khía cạnh gồm: (i) hiệu quả kỹ thuật (TE- Technical
Efficiency); (ii) hiệu quả quy mô (SE- Scale Efficiency) và (iii) hiệu quả phân bổ (AEAllocative Efficiency) hay còn được gọi là hiệu quả giá (PE- Price efficiency).
Tuy nhiên, do giá cả của các yếu tố đầu vào, đầu ra thường không được thu thập
định kỳ ở phần lớn các nghề cá trên thế giới nên các nghiên cứu về HQSX của nghề cá
thường tập trung nghiên cứu về chỉ số hiệu quả kỹ thuật (Walden, 2006). Hiệu quả kỹ
thuật là chỉ số đo lường trình độ chuyển hóa các nguồn lực đầu vào thành đầu ra trong
quá trình sản xuất. Đây chính là khía cạnh quan trọng nhất trong HQSX và là điều kiện
cần để đạt hiệu quả kinh tế trong các nghề cá (xem Walden, 2006). Hơn nữa, sản xuất
của nghề cá thường có nhiều yếu tố đầu vào, bị hư hỏng và được thay thế thường xuyên
qua các chuyến đánh bắt nên khó có thể xác định chính xác giá của các đầu vào này sau
một mùa vụ đánh bắt, do đó có thể dẫn tới sai lệch trong việc tính tốn chỉ số AE. Về
mặt bản chất, chỉ số AE đánh giá trình độ lựa chọn các đầu vào có thể thay thế nhằm đạt
được chi phí sản xuất tối thiểu với giá thị trường của các đầu vào cho trước, và do vậy
chỉ có ý nghĩa nếu các đầu vào có thể thay thế tốt cho nhau (xem Farrell, 1957). Trong
hoạt động khai thác thủy sản, các đầu vào của sản xuất thường phụ thuộc lớn vào đặc
điểm kỹ thuật của nghề cá nên thường khó thay thế lẫn nhau. Hơn nữa, nghề cá xa bờ ở
Khánh Hịa có một đặc điểm quan trọng là tiền lương của lao động được tính tốn sau
chuyến biển nên giá của lao động không phản ánh đúng thực trạng của giá thị trường.


6
Cuối cùng, chỉ số SE cũng hiếm khi được tính tốn và phân tích nghề cá vì thực tế nghề
cá không dễ thay đổi chiều dài tàu một khi, tàu đã đóng và hạ thủy. Các nghiên cứu về

nghề cá hiện nay thường tập trung vào điều chỉnh để hướng đến quy mơ đội tàu tối ưu
thay vì điều chỉnh để hướng đến kích cỡ con tàu tối ưu. Một lý do rất quan trọng nữa là
do chỉ số TE (technical efficiency, hiệu quả kỹ thuật) và khả năng sinh lợi có nguồn gốc
xuất phát từ cùng một cơng thức gốc (xem Cooper & cộng sự, 2007), nên sẽ thuận lợi
cho việc làm rõ cơ sở lý luận, mối quan hệ cũng như ưu và nhược điểm giữa hai cách
tiếp cận phân tích HQSX. Vì những lý do trên, luận án chỉ tập trung vào chỉ số TE (hiệu
quả kỹ thuật) khi phân tích HQSX theo cách tiếp cận hàm sản xuất nhằm đánh giá trình
độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của các đội tàu đối với nghề câu và rê xa bờ của tỉnh
Khánh Hòa… Như vậy, từ đây trở về sau của luận án, chỉ số HQSX theo cách tiếp cận
hàm sản xuất áp dụng cho thực tiễn nghề cá xa bờ của Khánh Hòa là chỉ số hiệu quả kỹ
thuật, TE.
- Về thời gian
Để tìm ra các quy luật bền vững trong kinh tế nhằm giúp các nhà quản lý hoạch
định chính sách trong dài hạn, các nghiên cứu kinh tế thường cố gắng sử dụng dữ liệu
qua chuỗi thời gian trong phân tích. Luận án này đã thu thập bộ dữ liệu mùa vụ sản xuất
2015/2016 và sử dụng bộ dữ liệu mùa vụ 2011/2012 được thu thập bởi Duy và cộng sự
(2015) để phân tích.

5. Đóng góp mới của luận án
* Đóng góp về mặt lý luận
Thứ nhất, luận án đã góp phần làm rõ khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng tới HQSX
của nghề cá. Luận án đã làm rõ được 2 cách tiếp cận phân tích HQSX gồm: (i) dựa trên
phân tích doanh thu và chi phí sản xuất và (ii) dựa trên lý thuyết biên giới hạn khả năng
sản xuất; cũng như mối quan hệ và ưu, nhược điểm của từng cách tiếp cận trong phân
tích HQSX của nghề cá. Kết quả của luận án này là sự bổ sung làm phong phú hơn lý
thuyết phân tích HQSX nói chung và trong nghề cá nói riêng.
Thứ hai, nghiên cứu này cũng bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về nghề cá
ở quốc gia đang phát triển như Việt Nam đóng góp vào phương pháp luận trong việc lựa
chọn phân tích hiệu quả kỹ thuật (TE) với các mơ hình biến đầu vào kinh tế và mơ hình
biến đầu vào vật chất bằng phương pháp DEA. Kết quả nghiên cứu này cho thấy mơ

hình với các đầu vào kinh tế mặc dù cho phép việc tổng hợp các đầu vào trong sản xuất


7
đầy đủ hơn nhưng các sai số trong tính tốn khấu hao, sự biến động về giá, khơng hạch
tốn được chi phí nguồn lợi, đặc thù tiền lương lao động trong nghề cá... đã không cho
kết quả tốt hơn mô hình các biến đầu vào vật chất thường được sử dụng trong nghiên
cứu thực nghiệm.
* Đóng góp về mặt thực tiễn
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu HQSX theo cách tiếp cận phân tích doanh thu và
chi phí sản xuất đã chỉ ra nghề lưới rê xa bờ và nghề câu xa bờ của Khánh Hòa đem lại
thu nhập tương đối tốt cho ngư dân, và vì vậy ngư dân sẽ có động cơ tiếp tục đầu tư mở
rộng sản xuất trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, cũng như kết luận của Duy và cộng sự
(2015), kết quả nghiên cứu của luận án này tiếp tục cho thấy phần lớn sự hấp dẫn về lợi
nhuận của các nghề cá xa bờ này của tỉnh Khánh Hòa là từ trợ cấp dầu mang lại. Như
vậy, sau 05 năm tiếp tục hỗ trợ nghề cá (từ vụ 2011/2012 đến 2015/2016), liệu các tàu
có thể tồn tại bền vững khi chấm dứt hỗ trợ hay không thực sự cần được nghiên cứu một
cách cẩn trọng và sâu sắc.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu HQSX dựa trên hàm sản xuất của lý thuyết kinh tế
vi mô đã cho thấy các kết quả quan trọng sau. Thứ nhất, chỉ số TE của nghề rê đạt 84,5%
và nghề câu đạt 87,8% tức các đầu vào của nghề rê có thể giảm tới 26,5% và nghề câu
giảm 22,3% mà sản lượng đầu ra không đổi trong mùa vụ 2015/2016. Thứ hai, cả hai
nghề lưới rê xa bờ và nghề câu xa bờ đều có sự lãng phí đáng kể các nguồn lực sản xuất
đầu vào như công suất máy, dầu và số ngày lao động trên biển, trong đó các tàu có cơng
suất lớn hơn 400 CV có sự lãng phí lớn nhất về cơng suất (37% đối với tàu rê, 26,8%
đối với tàu câu trong mùa vụ 2015/2016) và dầu (24,4% đối với tàu rê và 20% đối với
tàu câu trong mùa vụ 2015/2016). Sự lãng phí các đầu vào sản xuất này đều có thể tiết
kiệm nếu trình độ tay nghề của ngư phủ và việc tổ chức quản lý sản xuất được cải thiện.
Kết quả từ luận án cũng cho thấy ngư dân của hai đội tàu này của Khánh Hịa hiện tại
có trình độ kỹ thuật và quản lý vận hành đội tàu công suất nhỏ tốt hơn các đội tàu công

suất lớn.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu HQSX dựa trên hàm sản xuất của lý thuyết kinh tế
vi mô đã cho thấy, chỉ số TE có mối quan hệ thuận chiều với khả năng sinh lợi ở cả hai
nghề cá, dù hệ số tương quan không quá lớn. Kết quả này hàm ý rằng việc cải thiện TE
đóng vai trị quan trọng giúp cải thiện khả năng sinh lợi trong quá trình sản xuất nhưng
các yếu tố mơi trường bên ngồi có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh lợi của các


8
nghề cá xa bờ như điều kiện thời tiết, mật độ cá, giá thị trường.
Thứ tư, kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ số TE cho thấy các nhân
tố quy mô tàu và kinh nghiệm thuyền trưởng, hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng
tới hiệu quả kỹ thuật nghề cá xa bờ tại tỉnh Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ
nghề lưới rê xa bờ và nghề câu xa bờ hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chứ khơng phải
trình độ học vấn. Hơn nữa, số năm đi học bình quân của thuyền trưởng chỉ đạt 7-8 năm
với mức cao nhất là 12 năm. Thực tiễn của hai nghề cá xa bờ Khánh Hịa cho thấy yếu
tố quy mơ tàu đang ảnh hưởng ngược chiều với chất lượng hoạt động của tàu. Như vậy,
với các chính sách nghề cá xa bờ đã và đang triển khai, chúng ta có thể rơi vào tình trạng
tài sản đầu tư lớn, hiện đại nhưng người quản lý và vận hành lại thiếu năng lực nên có
thể sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất. Ngồi ra, kết quả thống kê cho thấy rất ít
hộ gia đình tiếp cận được nguồn vốn chính thức cho chi phí của chuyến biển.
Thứ năm, luận án đã hàm ý chính sách cho nhà quản lý và Nhà nước nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất nghề lưới rê và nghề câu xa bờ tỉnh Khánh Hịa đó là: (i) chính
sách hỗ trợ dầu; (ii) chính sách nguồn nhân lực; (iii) chính sách phát triển mạnh liên kết
nghề cá xa bờ; và (iv) chính sách về tài chính.

6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận. Luận án được kết cấu gồm 5 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sản xuất của nghề cá

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Phân tích hiệu quả sản xuất của nghề cá xa bờ tỉnh Khánh Hịa
Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Khái niệm chung nhất về hiệu quả được đề cập trong nghiên cứu của Cooper và
cộng sự (2007) là:
Hiệu quả = Đầu ra/ Đầu vào
Do vậy, có 2 cách tiếp cận tính hiệu quả đó là:
(1)

Dùng giá để gộp các đầu ra để thành một thước đo đầu ra duy nhất (doanh

thu) và gộp các đầu vào thành một thước đo đầu vào duy nhất (chi phí),
Lúc đó: Hiệu quả = lợi nhuận/chi phí = (doanh thu – chi phí)/chi phí = (doanh
thu/chi phí) – 1. Đây chính là cách tiếp cận thứ nhất về hiệu quả theo định nghĩa của
Cooper và cộng sự (2007). Để đơn giản đây có thể gọi là thước đo HQSX theo cách tiếp
cận dựa vào doanh thu và chi phí sản xuất.
(2)

Dùng lý thuyết biên giới hạn khả năng sản xuất theo lý thuyết hàm sản

xuất của kinh tế học vi mơ.
Hiện nay, cách tiếp cận phân tích HQSX dựa trên nền tảng lý thuyết hàm sản
xuất của kinh tế vi mô, là cách tiếp cận thứ hai về hiệu quả theo định nghĩa của Cooper
và cộng sự (2007) đã phát triển rất mạnh và được ứng dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực

nghề cá. Cách tiếp cận này của Farrell (1957) sẽ ước lượng chỉ số hiệu quả so sánh giữa
các con tàu khai thác tương đồng nên không cần dữ liệu về trữ lượng nguồn lợi. Cách
tiếp cận này cũng cho phép tách yếu tố giá ra khỏi chỉ số TE (chỉ số HQSX). Do vậy,
việc phân tích chất lượng hoạt động sẽ chính xác hơn và loại bỏ được yếu tố khách quan
do giá tạo ra. Vì vậy, trên thế giới hiện đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các tiếp cận này
để phân tích HQSX của nghề cá. Cụ thể, từ những năm 1990, phân tích HQSX của nghề
cá đã tập trung vào cách tiếp cận được xây dựng dựa trên nền tảng kinh tế học vi mô,
được đề xuất bởi Farrel (1957). Hai phương pháp được sử dụng để phân tích HQSX là:
Data Envelopment Analysis (DEA) được đề xuất bởi Charnes và cộng sự (1978) (xem
Emrouznejad & Yang, 2018). Và phương pháp Stochastic Frontier Analysis (SFA) được
đề xuất bởi Aigner và cộng sự (1977); Meeusen và Broeck (1977) (Coelli & cộng sự,
2005). Phương pháp DEA, cịn được gọi là phương pháp phân tích bao dữ liệu ở một số
nghiên cứu trước, dựa trên nền tảng của bài tốn quy hoạch tuyến tính (cịn gọi là phương
pháp phân tích phi tham số).

1.1. CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI


10
Các nghiên cứu phân tích HQSX của nghề cá theo cách tiếp cận dựa vào doanh
thu và chi phí sản xuất tiêu biểu có thể kể đến như: Kurien và Willmann (1982); Turay
và Verstralen (1997). Nghiên cứu Kurien và Willmann (1982) đã phân tích HQSX của
nghề cá tại Karela, Ấn Độ. Nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết phải nghiên cứu doanh thu
và chi phí sản xuất trong hoạt động nghề cá. Nghiên cứu đã so sánh sản lượng đánh bắt,
chi phí cố định, chi phí biến đổi, doanh thu, lợi nhuận của các nghề khai thác. Tính tốn
chỉ số khả năng sinh lợi (lợi nhuận trên vốn đầu tư), kết quả nghiên cứu cho thấy hiện
khả năng sinh lợi của các hoạt động nghề cá tại Karela là tích cực. Trong khi đó, Turay
và Verstralen (1997) phân tích HQSX của các nghề cá tại 9 nước (Benin, Cameroon,
Coote, Gambia, Ghana, Mauritania, Nigeria, Senegal). Nghiên cứu đã so sánh chi phí
cố định, chi phí biến đổi, sản lượng, lợi nhuận và chỉ số khả năng sinh lợi (lợi nhuận

trên vốn đầu tư) của các nghề lưới vây, lưới rê và câu tại các nước. Kết quả quan trọng
của nghiên cứu cho thấy sức hấp dẫn về mặt tài chính của các nghề cá. Tùy vào từng
loại nghề, chủ tàu nhận được lợi nhuận khác nhau. Với cách tiếp cận dựa trên doanh thu
và chi phí sản xuất này có ưu điểm là dễ tính tốn. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có một
số hạn chế như: i) nhạy cảm với giá đầu ra và đầu vào (do cung cầu của thị trường quyết
định và thường xuyên biến động - đây là yếu tố bên ngồi q trình sản xuất) do vậy đôi
khi sẽ làm sai lệch bản chất của sự đánh giá chất lượng hoạt động trong quá trình sản
xuất của nghề cá; (ii) không cho thấy rõ các giả thiết về hành vi của người sản xuất (theo
nền tảng lý thuyết kinh tế học vi mô) trong các chỉ số tính tốn; (iii) nghề cá có đầu vào
là trữ lượng nguồn lợi cá - và chúng ta không hạch tốn chi phí cho đầu vào này được.
Để phát triển bền vững chất lượng hoạt động của các con tàu cần phải được cải
thiện một cách căn cơ và dài hạn. Do vậy, việc áp dụng lý thuyết biên giới hạn khả năng
sản xuất của các đội tàu khai thác nhằm tìm kiếm các gợi ý chính sách phát triển các
nghề cá xa bờ theo hướng bền vững. Hai phương pháp áp dụng lý thuyết biên giới hạn
trong phân tích HQSX của nghề cá là SFA và DEA.
Các nghiên cứu sử dụng phương pháp SFA để phân tích HQSX như: Kirkley và
cộng sự (1998); Sharma và Leung (1999); Pascoe và Coglan (2002); Lokina (2009);
Kareem và cộng sự (2012); Gbigbi và cộng sự (2014). Hiện nay, chủ yếu các nghiên
cứu sử dụng phương pháp SFA để đánh giá về chỉ số TE của nghề cá. Ưu điểm của cách
tiếp cận SFA là có tính đến sai số ngẫu nhiên trong mơ hình. Nhược điểm của cách tiếp
cận này là: (i) chỉ cho phép một đầu ra duy nhất; (ii) có khả năng sai sót trong việc lựa


11
chọn sử dụng dạng hàm phân tích; (iii) các ràng buộc về phân phối của sai số và không
phải lúc nào cũng đáp ứng được các giả thiết chặt chẽ của kinh tế lượng.
Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp SFA với biến đầu ra là sản lượng đánh
bắt như: nghiên cứu của Kirkley và cộng sự (1998), với biến đầu ra là sản lượng đánh
bắt và các biến đầu vào là: số ngày trên biển, số lao động tham gia đánh bắt và trữ lượng
nguồn lợi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự phi hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.

Tiếp theo, nghiên cứu của Greenville và cộng sự (2006) sử dụng biến đầu ra là sản lượng
đánh bắt, nghiên cứu cũng áp dụng phương pháp SFA để phân tích chỉ số TE của đội
tàu nghề lưới kéo tại vùng biển bang New South Wales (NSW), Úc. Nghiên cứu đã mô
tả các chỉ số HQSX trong nghề cá. Kết quả nghiên cứu chỉ số TE dao động từ 0,30 đến
0,98. Trung bình chỉ số TE đạt 0,90. Như vậy, các đội tàu lưới kéo tại vùng biển bang
NSW đang lãng phí 10% các đầu vào sản xuất (số ngày trên biển, vốn đầu tư, thời gian
sử dụng của tàu, chiều dài lưới, công suất máy). Ngoài ra, nghiên cứu của Lokina (2009)
nghiên cứu áp dụng phương pháp SFA để phân tích chỉ số TE và xem xét vai trò kỹ
năng thuyền trưởng đối với nghề cá thủ công tại Hồ Victoria. Nghiên cứu sử dụng các
biến đầu vào đó là số lao động tham gia đánh bắt (kể cả thuyền trưởng); chiều dài lưới
(chiều dài mỗi tấm nhân với số lưới rê cho mỗi chuyến biển); tổng số giờ làm việc mỗi
chuyến biển đánh bắt; quãng đường đi (khoảng cách đi từ bờ biển tới ngư trường). Biến
đầu ra là tổng sản lượng đánh bắt (kg). Kareem và cộng sự (2012) nghiên cứu phân tích
chỉ số TE, của nghề cá nước ngọt thủ công ven bờ Ijebu của Bang Ogun, Nigeria bằng
phương pháp SFA. Nghiên cứu sử dụng một biến đầu ra là sản lượng cá đánh bắt (kg).
Các đầu vào bao gồm: chiều dài của ngư cụ (m), chiều dài tàu (m), công suất máy, số
lao động tham gia đánh bắt, nhiên liệu (lít dầu), số lượng mồi câu, số kg thực phẩm sử
dụng cho mỗi chuyến biển, số lượng bin sử dụng trong mỗi chuyến biển, số lượng thùng
nhựa, tay chèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số TE là 0,77. Kết luận rằng có sự khác
biệt đáng kể về lợi nhuận và sự phi hiệu quả đã tồn tại trong việc sử dụng các yếu tố đầu
vào đánh bắt cá của ngư dân. Hộ ngư dân muốn nâng cao hiệu quả cần sử dụng tốt hơn
các yếu tố đầu vào. Gbigbi và cộng sự (2014) phân tích chỉ số TE nghề cá thủ công tỉnh
Niger-Delta, Nigeria bằng phương pháp SFA. Nghiên cứu sử dụng một biến đầu ra là
sản lượng đánh bắt cá của ngư dân. Biến đầu vào là: số lao động tham gia đánh bắt (dựa
trên số lượng các chuyến đi đánh cá/tuần), khấu hao tài sản cố định của tàu, ngư cụ và
phụ kiện, chi phí nhiên liệu và chất bôi trơn cho mỗi chuyến đi biển, số lượng mồi câu


12
sử dụng. Kết quả nghiên cứu phân tích cho thấy, chỉ số TE trung bình đạt là 64%. Như

vậy, chỉ số TE có thể được cải thiện thêm là 36%. Cần cải thiện công tác đào tạo, tập
huấn cho ngư dân, để ngư dân có thể sử dụng tốt hơn với các đầu vào sản xuất.
Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp SFA với biến đầu ra là doanh thu đánh
bắt như: Nghiên cứu của Sharma và Leung (1999) nghiên cứu áp dụng phương pháp
SFA phân tích chỉ số TE của nghề câu vàng (Longline) hoạt động tại Hawai, năm 1993.
Biến đầu ra là: doanh thu mỗi chuyến biển, các biến đầu vào là: số chuyến khai thác; số
lao động tham gia đánh bắt; chi phí biến đổi: dầu, nước đá, mồi câu... chỉ số TE của các
tàu được ước tính đạt 84%. Tàu khai thác với mục tiêu cá kiếm có chỉ số TE thấp hơn
tàu có mục tiêu khai thác cá ngừ. Chủ đầu tư tàu đồng thời là thuyền trưởng tàu sẽ cho
chỉ số TE cao hơn tàu phải đi thuê thuyền trưởng. Hay nghiên cứu của, Pascoe và Coglan
(2002) phân tích chỉ TE bằng phương pháp SFA của nghề lưới kéo eo biển nước Anh.
Các đầu vào được sử dụng là: thời gian sử dụng của tàu, số lao động tham gia đánh bắt,
trọng tải tàu, công suất tàu, chiều dài tàu, chiều rộng tàu. Biến đầu ra doanh thu mỗi
chuyến biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 40% tàu hoạt động có chỉ số TE
trên 0,8.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp DEA để phân tích
HQSX nghề cá, đặc biệt đối với các nghề cá đa ngư loài (Camanho và cộng sự, 2011).
Một số nghiên cứu như: Pascoe và cộng sự (2001), Thean và cộng sự (2011), Esmaeili
và Omrani (2007), Oliveira và cộng sự (2010), Ceyhan và Gene (2014).
Pascoe và cộng sự (2001) nghiên cứu nghề lưới kéo cho bờ biển phía tây của
Anh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp DEA theo định hướng đầu ra để phân tích chỉ
số TE. Ngồi ra, nghiên cứu đánh giá chính sách quản lý (hạn chế kích thước và cơng
suất máy của tàu) có ảnh hưởng thế nào tới hoạt động đánh bắt của đội tàu. Các đầu vào
được sử dụng như: chiều dài tàu, chiều rộng tàu, công suất động cơ và số ngày đánh bắt.
Đầu ra là sản lượng đánh bắt mỗi loài. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự phi hiệu quả
của việc sử dụng các yếu tố đầu vào sản xuất. Chính sách quản lý dựa trên kích thước,
cơng suất máy tàu có thể thích hợp với nghề sử dụng ngư cụ di động, nhưng không phù
hợp với đội tàu sử dụng ngư cụ cố định.
Thean và cộng sự (2011) áp dụng phương pháp DEA theo định hướng đầu ra để
phân tích chỉ số TE cho 69 tàu lưới kéo của tỉnh Penang- Malaisia. Nghiên cứu đã sử

dụng các biến đầu ra là sản lượng cập bến trong mỗi chuyến biển (kg) và các đầu vào


13
đó là: số lượng thuyền viên, số ngày đánh bắt mỗi chuyến, số lít dầu diesel tiêu thụ cho
mỗi chuyến đi (lít), trọng tải tàu (GRT) và cơng suất tàu (CV) của mỗi tàu. Kết quả tính
tốn cho thấy chỉ số TE trung bình cho các tàu ước đạt 56,6%.
Esmaeili và Omrani (2007), nghiên cứu áp dụng phương pháp DEA theo định
hướng đầu vào để phân tích HQSX của nghề cá tại hồ Hamoon, Iran. Dữ liệu được thu
thập từ 74 tàu hoạt động vào năm 2004. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số TE trung
bình là 82,7%. Các chủ tàu có tham gia vào các chương trình tập huấn và khơng gặp khó
khăn về vấn đề tài chính sẽ có các chỉ số hiệu quả tốt hơn. Tàu có cơng suất lớn sẽ có
chỉ số TE cao hơn, kết quả tương đồng với kết quả nghiên cứu của Sharma và Leung
(1999), Tigley và cộng sự (2005), Esmaeili (2006).
Oliveira và cộng sự (2010) nghiên cứu áp dụng phương pháp DEA theo định
hướng đầu ra để xác định các chỉ số TE của các tàu nghề cào (Dredge) hoạt động dọc
theo bờ biển phía nam của Bồ Đào Nha từ năm 2005 đến 2007. Với các đầu vào cố định
(nỗ lực đánh bắt, chiều dài tàu, trọng tải tàu và nguồn lợi các loài) và một đầu vào biến
đổi (số ngày trên biển). Biến đầu ra là sản lượng đánh bắt cho mỗi loài. Sử dụng dữ liệu
giá cho mỗi lồi trong thị trường bán bn. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số TE của
đội tàu ven bờ cao hơn đội tàu nội địa. HQSX của đội tàu ven bờ cao hơn đội tàu nội
địa.
Ceyhan và Gene (2014) áp dụng phương pháp DEA theo định hướng đầu vào để
đo lường HQSX của nghề lưới kéo tỉnh Samsun, Thổ Nhĩ Kỳ, hoạt động tại Biển Đen.
Xây dựng chính sách dựa trên kết quả phân tích HQSX của nghề cá lưới kéo. Tác giả
đã sử dụng các biến đầu vào là: sản lượng cá được đánh bắt. Các biến đầu vào là: số
ngày lao động, chi phí biến đổi hàng ngày ($), tổng tài sản (nghìn $). Kết quả của nghiên
cứu cho thấy để lợi nhuận có thể tăng lên cần tối thiểu hóa chi phí đầu vào bằng cách
cải thiện và sử dụng tốt hơn các công nghệ trong hoạt động thủy sản. Hoạch định chính
sách nên tập trung vào: (i) tăng cường tiếp cận của ngư dân thông qua các chương trình

đào tạo dịch vụ khuyến nơng, (ii) sự phi hiệu quả có nguồn gốc do dư thừa cơng suất,
(iii) cần cải thiện quy trình chế biến đóng gói và bảo quản cá thay vì tăng sản lượng cá
đánh bắt và (iv) cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản cố định để gia tăng hiệu quả.
Oliveira và cộng sự (2015) nghiên cứu áp dụng phương pháp DEA theo định
hướng đầu ra để phân tích chỉ số TE của các tàu nghề cào (dredge) hoạt động dọc theo
bờ biển phía tây của Bồ Đào Nha từ năm 2006 đến năm 2012. Các biến đầu vào và đầu


14
ra kế thừa từ nghiên cứu của Oliveira & cộng sự (2010). Kết quả nghiên cứu cho thấy
chỉ số TE cao nhất vào năm 2006 bằng 0,950. Tuy nhiên năm 2012 chỉ đạt 0,892 chứng
tỏ các yếu tố đầu vào đang sử dụng lãng phí. Chứng tỏ nguyên nhân dẫn tới HQSX đạt
thấp phần lớn là do sử dụng lãng phí các yếu tố đầu vào.
Đặc điểm đáng lưu ý của các nghiên cứu này như sau: Thứ nhất, công nghệ khai
thác ở phạm vi con tàu thường được giả thiết là hiệu suất thay đổi theo quy mô (variable
returns to scale, VRS) do: (i) đặc điểm thị trường đầu vào và đầu ra của ngư hộ khai
thác thủy sản thường khơng hồn hảo; (ii) sự hữu hạn về tài chính và các hạn chế khác
thường ràng buộc ngư hộ, làm cho họ khó chọn được quy mơ sản xuất tối ưu. Thứ hai,
các nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật ở các nước đang phát triển thường lựa chọn cách
tiếp cận tối thiểu hóa đầu vào với đầu ra khơng đổi vì: (i) nguồn lực đầu vào tài chính
của ngư dân có hạn; (ii) kiểm sốt đầu vào dễ hơn nhiều so với đầu ra trong quá trình
sản xuất; (iii) việc hỗ trợ của Chính phủ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu vào trong
nghề khai thác thủy sản; và (iv) sự hữu hạn về các nguồn lợi thủy sản.
Các nghiên cứu của Pascoe và cộng sự (2003); Adersen (2005) đã so sánh việc
sử dụng giữa các biến đầu vào vật chất và đầu vào kinh tế của nghề cá theo với 2 phương
pháp DEA và SFA. Các tác giả đều cho rằng, đối với phân tích HQSX nghề cá, bước
xác định các yếu tố đầu vào- đầu ra là quan trọng, vì có ảnh hưởng tới kết quả phân tích.
Việc sử dụng biến đầu vào kinh tế không cho kết quả tốt hơn việc sử dụng biến đầu vào
vật chất trong phân tích HQSX.
Phương pháp DEA và SFA được sử dụng đồng thời trong nghiên cứu của

Felthoven (2002); Tingley và cộng sự (2005); Thean và cộng sự (2012). Các nghiên cứu
đều cho rằng mỗi cách tiếp cận đều có ưu và nhược điểm riêng và chưa khẳng định đâu
là phương pháp tối ưu hơn. Phương pháp DEA với ưu điểm nổi bật là thích hợp với
trường hợp nghiên cứu nhiều đầu ra và nhiều đầu vào, không cần phải ước lượng dạng
hàm, dạng phân phối số liệu… SFA có ưu điểm đó là chú trọng đến các sai số thống kê.
Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới phân tích HQSX theo cách tiếp cận
dựa trên nền tảng hàm sản xuất của lý thuyết kinh tế vi mơ (bằng các phương pháp phân
tích DEA hoặc SFA). Tuy nhiên, việc phân tích HQSX theo cách tiếp cận dựa trên nền
tảng doanh thu và chi phí sản xuất (đây là cách tiếp cận phân tích HQSX truyền thống)
vẫn là phương pháp được nhiều đối tượng quan tâm, từ các nhà quản trị tài chính, các
nhà đầu tư cho tới các tổ chức cho vay, vì nó gắn liền với lợi nhuận của họ ở hiện tại và


×