Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Luận văn nghiên cứu lựa chọn giải pháp điều khiển xa cho các trạm biến áp 220 kv không người trực trong công ty truyền tải điện 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

ĐINH NGUYỄN HOÀNG

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP ĐIỀU KHIỂN XA
CHO CÁC TRẠM BIẾN ÁP 220 kV KHÔNG NGƯỜI TRỰC
TRONG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN

Thái Nguyên - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Đinh Nguyễn Hoàng

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP ĐIỀU KHIỂN XA
CHO CÁC TRẠM BIẾN ÁP 220 kV KHÔNG NGƯỜI TRỰC
TRONG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1

Mã ngành: 8520201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN HIỀN TRUNG



Thái Nguyên - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tơi,
được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu tham
khảo khác nhau. Qua số liệu thu thập thực tế, tổng hợp tại Công ty Truyền tải điện 1 nơi tôi làm việc, không sao chép bất kỳ luận văn nào trước đó và dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Nguyễn Hiền Trung - giảng viên trường Đại học Kỹ thuật Công
nghiệp – Đại học Thái Nguyên.
Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các đánh giá, kiến
nghị đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong Công ty
Truyền tải điện 1; kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố dưới bất cứ hình
thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi “Hội Đồng đánh giá luận văn tốt
nghiệp Thạc sỹ kỹ thuật”.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Tác giả luận văn

Đinh Nguyễn Hoàng


ii

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập, nghiên cứu chương trình cao học kỹ thuật điện của
trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, đã giúp tác giả nhận thức sâu sắc về cách thức

nghiên cứu, phương pháp tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và lựa chọn đề tài luận
văn tốt nghiệp cao học; đồng thời góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn vững
vàng, nâng cao năng lực thực hành, khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của
khoa học, kĩ thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện, giải quyết độc lập những vấn đề
thuộc chuyên ngành được đào tạo và phục vụ cho công tác được tốt hơn. Việc thực
hiện nhiều bài tập nhóm trong thời gian học đã giúp tác giả sớm tiếp cận được cách
làm, phương pháp nghiên cứu, tạo tiền đề cho việc độc lập trong nghiên cứu và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
TS. Nguyễn Hiền Trung đã giúp đỡ, hướng dẫn hết sức chu đáo, nhiệt tình
trong quá trình thực hiện để tác giả hoàn thành luận văn thạc sĩ này;
Các CBCNV trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài và bảo vệ luận văn thạc sĩ;
Các đồng chí lãnh đạo Cơng ty, các đồng chí là trạm trưởng các trạm biến áp
220kV trong Công ty Truyền tải điện 1 đã giúp đỡ tác giả thực hiện việc nghiên cứu,
thu thập các số liệu để tác giả hoàn thành luận văn thạc sĩ này; các đồng nghiệp là
những người đã hồn thành chương trình cao học, đã dành thời gian đọc, đóng góp,
chỉnh sửa cho luận văn thạc sĩ này hoàn thiện tốt hơn;
Bố, Mẹ, Vợ và những người thân trong gia đình, bạn bè của tác giả đã giúp đỡ,
tạo điều kiện về thời gian, động viên tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn này;
Tác giả mong muốn tiếp tục nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ và tạo điều kiện của
Hội đồng Chấm luận văn thạc sĩ, các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân để
bản luận văn này hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cám ơn.


iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

EVN

: Tập đồn Điện lực Việt Nam;

EVNNPT

: Tổng Cơng ty truyền tải điện Quốc gia;

EVNNPC

: Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc;

EVNICT

: Trung tâm Viễn thông và Công nghệ thông tin;

PTC1

: Công ty Truyền tải điện 1;

LĐTM

: Lưới điện thông minh;

TTĐK

: Trung tâm điều khiển;

TTĐKX


: Trung tâm điều khiển xa;

TBAKNT

: Trạm biến áp không người trực;

TTLĐ

: Thao tác lưu động;

QLVH

: Quản lý vận hành;

NVVH

: Nhân viên vận hành;

CNTT

: Công nghệ thông tin;

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy;

TBA

: Trạm biến áp;


NMĐ

: Nhà máy điện;

B01

: Phịng Điều độ - Cơng ty Truyền tải điện 1;

VTDR

: Viễn thông dùng riêng;

CBPT

: Cán bộ phương thức;

ĐĐV

: Điều độ viên;

ĐĐV-TrK

: Điều độ viên – Trưởng kíp;

PTT

: Phiếu thao tác;

TTĐĐ


: Trung tâm điều độ;

TTVH

: Trung tâm vận hành;

CNVH

: Chứng nhận vận hành;

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên;

GIS

: Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System);

MAIFI

: Chỉ số về số lần mất điện thống qua trung bình của lưới điện phân phối
(Momentary Average Interruption Frequency Index).

SAIDI

: Thời gian mất điện trung bình của lưới điện trung bình của lưới điện
(System Average Interruption Duration Index);

SAIFI


: Số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối (System Average
Interruption Frequency Index).


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung các bảng

Bảng 1.1

Hiện trạng hệ thống máy tính điều khiển và chuẩn kết nối tại
các TBA 220 kV

13

Bảng 1.2

Tổng hợp thiết bị truyền dẫn tại các TBA 220 kV trong Công ty
TTĐ1

16

Bảng 2.1

So sánh ưu nhược điểm cơ bản của các giải pháp.

28


Bảng 3.1

Danh mục vật tư thiết bị tại trung tâm vận hành - điều khiển

36

Bảng 3.2

Danh mục vật tư thiết bị tại 01 TBA không người trực

43

Bảng 3.3

Thông số các thiết bị trong hệ thống điều khiển

47

Bảng 3.4

Địa chỉ IP các thiết bị tại TBA 220 kV Nam Định

48

Bảng 3.5

Thông số các thiết bị trong hệ thống điều khiển

55


Bảng 3.6

Thông số các thiết bị trong hệ thống điều khiển TBA 220 kV
Thái Thụy

56

Trang


v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1

Nội dung các hình vẽ, đồ thị
Mơ hình định hướng TTĐK lưới truyền tải

Hình 1.2

Mơ hình tổ chức điều độ B01

9

Hình 1.3

Mơ hình quản lý các Trung tâm vận hành trong Công ty TTĐ 1
Mơ hình tổ chức giám sát, điều khiển xa các TBA 220 kV


13
21

Hình 2.3

Sơ đồ kết nối tín hiệu SCADA
Sơ đồ kết nối tín hiệu giám sát TBA

Hình 2.4

Sơ đồ kết nối kênh thơng tin liên lạc

23

Hình 2.5
Hình 3.1

Mơ hình định hướng giám sát, điều khiển TTVH-ĐK
Sơ đồ khối phân cấp điều khiển TBAKNT

24
30

Hình 3.2
Hình 3.3

Chế độ giao nhận lưới điện
Sơ đồ thủ tục truyền tin


31
38

Hình 3.4
Hình 3.5

Sơ đồ cấu trúc chung Trung tâm vận hành- Điều khiển
Sơ đồ cấu trúc kết nối phần cứng tại Trung tâm vận hành- Điều
khiển
Máy tính Full Server trạm biến áp 220 kV Nam Định

39
40

Hình

Hình 2.1
Hình 2.2

Hình 3.6

Trang
4

20

21

44


Hình 3.7

Bộ chuyển đổi mạng RSG2100NC tại trạm biến áp 220 kV
Nam Định

45

Hình 3.8

Bộ chuyển đổi mạng RS400 tại trạm biến áp 220 kV Nam Định

45

GPS ăng-ten và bộ nhận tín hiệu Hopf FG4490G10 GPS tại
trạm biến áp 220 kV Nam Định
Hình 3.10 Sơ đồ kết nối tín hiệu tại trạm 220kV Nam Định

45

Hình 3.11 Vịng Ring ID 220kV với SwichT tại TBA 220 kV Nam Định
Hình 3.12 Vịng Ring ID 110 kV với SwichT tại TBA 220 kV Nam Định

49

Hình 3.13 Vịng Ring ID 22kV với SwichT tại trạm biến áp 220 kV Nam
Định
Hình 3.14 Máy tính Gateway trạm biến áp 220 kV Thái Thụy

51


Hình 3.15 GPS ăng-ten và bộ nhận tín hiệu Hopf FG4490G10 GPS TBA
220 kV Thái Thụy
Hình 3.16 Ethernet Switch TBA 220 kV Thái Thụy

53

Hình 3.9

46

50

52

53

Hình 3.17 Sơ đồ kết nối tín hiệu tại trạm 220 kV Thái Thụy

54

Hình 3.18 Sơ đồ một sợi toàn trạm 220 kV Thái Thụy

57


vi

Hình 3.19 Các mục trên thanh cơng cụ trên màn hình HMI TBA 220kV
Thái Thụy.


57

Hình 3.20 Ngăn máy biến áp AT1 TBA 220 kV Thái Thụy

58

Hình 3.21 Ngăn đường dây 271 TBA 220 kV Thái Thụy

59

Hình 3.22 Sơ đồ nguồn cấp AC TBA 220 kV Thái Thụy

59

Hình 3.23 Sơ đồ nguồn cấp DC TBA 220 kV Thái Thụy

60

Hình 3.24 Sơ đồ đấu nối thiết bị mạng LAN TBA 220 kV Thái Thụy

61

Hình 3.25 Bảng liệt kê các tín hiệu cảnh báo TBA 220 kV Thái Thụy

61

Hình 3.26 Bảng liệt kê lịch sử sự kiện, tín hiệu cảnh báo TBA 220 kV
Thái Thụy

62


Hình 3.27 Màn hình trạng thái, tình trạng làm việc của BVSL TC phía 220
kV

62

Hình 3.28 Màn hình trạng thái, tình trạng làm việc của BVSL TC phía 110
kV

63

Hình 3.29 Màn hình mơ phỏng cách chuyển quyền thao tác

63

Hình 3.30 Màn hình mơ phỏng cách thao tác điều khiển thiết bị

64

Hình 3.31 Shortcut chạy dịch vụ phần mềm ĐK TBA 220 kV Thái Thụy

65

Hình 3.22 Nút lệnh tăng/giảm nấc và chỉ thị nấc AT1 TBA 220 kV Thái
Thụy

67

Hình 3.33 Trạng thái quạt và nút lệnh điều khiển AT1 TBA 220 kV Thái
Thụy


67

Hình 3.24 Giao diện phần mềm Enevista UR trên Desktop TBA 220 kV
Thái Thụy

68

Hình 3.35 Cửa sổ Quick Connect TBA 220 kV Thái Thụy

69

Hình 3.36 Cửa sổ Enevista UR Setup truy cập thành cơng TBA 220 kV
Thái Thụy

69

Hình 3.37 Giao diện Flex Logic Equation Editor TBA 220 kV Thái Thụy

70

Hình 3.38 Cửa sổ xem sơ đồ logic, cấu hình TBA 220 kV Thái Thụy

70


vii

Hình 3.39 Cửa sổ Settings TBA 220 kV Thái Thụy


71

Hình 3.40 Cửa sổ Grouped Elements TBA 220 kV Thái Thụy

71

Hình 3.41 Cửa sổ lưu lại cài đặt TBA 220 kV Thái Thụy

72

Hình 3.42 Cửa sổ Exprort Device Information TBA 220 kV Thái Thụy

72

Hình 3.43 Cửa sổ Exprort Options TBA 220 kV Thái Thụy

73

Hình 3.44 Cửa sổ lưu lại thơng tin vào Ecxel TBA 220 kV Thái Thụy

73

Hình 3.45 Cửa sổ Actual Values TBA 220 kV Thái Thụy

74

Hình 3.46 Cửa sổ Records TBA 220 kV Thái Thụy

74


Hình 3.47 Cửa sổ xem thơng tin sự cố TBA 220 kV Thái Thụy

75

Hình 3.48 Cửa sổ xem các bản ghi sự cố TBA 220 kV Thái Thụy

75

Hình 3.49 Cửa sổ Oscillgraphy TBA 220 kV Thái Thụy

76

Hình 3.50 Cửa sổ bản ghi sự cố dạng sóng TBA 220 kV Thái Thụy

76


viii

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục
PL 3.1

Nội dung phụ lục
Địa chỉ IP của các thiết bị trong hệ thống điều khiển tại Trạm
220 kV Thái Thụy

Ghi chú
81


PL 3.2

Địa chỉ IP của các thiết bị trong hệ thống điều khiển tại Trạm
220 kV Trực

82

PL 3.3

Tín hiệu cảnh báo trên màn hình HMI trạm 220 kV Thái Thụy

83

PL 3.4

Tín hiệu cảnh báo trạm 220 kV Trực Ninh

91


ix

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................. v
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do thực hiện đề tài ........................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
5. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 4
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT CÁC TRẠM BIẾN ÁP 220
KV TRONG CƠNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 ................................................... 4
1.1. Mơ hình tổ chức trung tâm điều khiển trong tổng công ty truyền tải điện . 4
1.2. Mơ hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ phịng Điều độ - Cơng ty truyền tải
điện 1 (B01) ....................................................................................................... 8
1.2.1. Khái qt mơ hình tổ chức Điều độ B01 ...................................................... 8
1.2.2. Chức năng phòng Điều độ B01 ...................................................................... 8
1.2.3. Nhiệm vụ phòng Điều độ B01 ........................................................................ 8
1.2.4. Mơ hình quản lý các Trung tâm vận hành/Đội vận hành (tổ thao tác lưu
động) ................................................................................................................ 13
1.3. Hiện trạng hệ thống máy tính điều khiển và chuẩn kết nối tại các trạm
biến áp 220 kV trong công ty ........................................................................ 13
1.4. Hiện trạng hạ tầng mạng truyền dẫn ............................................................ 15
1.4.1. Hệ thống mạng LAN, WAN, INTERNET ..................................................... 15
1.4.2. Hệ thống mạng cáp quang .............................................................................. 16
1.4.3. Hệ thống thiết bị truyền dẫn tại các TBA 220 kV .......................................... 16
1.5. Tình hình triển khai TTĐK và TBA KNT trong PCT1 ............................... 18
1.6. Kết luận chương 1............................................................................................ 18
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 19
TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN VÀ TRẠM BIẾN ÁP KHÔNG NGƯỜI TRỰC
LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI ................................................................................... 19
2.1. Trạm biến áp không người trực trên thế giới ............................................... 19
2.2. Tổ chức giám sát điều khiển xa các TBA 220 kV tại Việt Nam .................. 19
2.2.1. Giải pháp 1...................................................................................................... 19
2.2.2. Giải pháp 2...................................................................................................... 19



x

2.2.3. Giải pháp 3...................................................................................................... 23
2.3. Đánh giá ưu nhược điểm, lựa chọn giải pháp tổ chức giám sát điều khiển
các TBA 220 kV.............................................................................................. 25
2.3.1. Ưu nhược điểm Giải pháp 1 ........................................................................... 25
2.3.2. Ưu nhược điểm Giải pháp 2 ........................................................................... 25
2.3.3. Ưu nhược điểm Giải pháp 3 ........................................................................... 26
2.3.4. Kết luận giải pháp ........................................................................................... 26
2.4. Kết luận chương 2............................................................................................ 27
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................. 29
XÂY DỰNG TRUNG TÂM VẬN HÀNH - ĐIỀU KHIỂN CHO CỤM 3 TRẠM
BIẾN ÁP 220 kV ..................................................................................................... 29
3.1. Mục tiêu của dự án .......................................................................................... 29
3.2. Đề xuất phân cấp điều khiển TBA ................................................................. 30
3.2. Giải pháp tổng thể xây dựng trung tâm vận hành - điều khiển Nam Định 32
3.2.1. Giải pháp đầu tư thiết bị trong Trung tâm vận hành- Điều khiển .................. 32
3.2.2. Giải pháp bố trí nhân lực cho các Trung tâm vận hành- Điều khiển ............. 33
3.3. Phần cứng trung tâm vận hành - điều khiển ................................................ 35
3.3.1. Yêu cầu chung ................................................................................................ 35
3.3.2. Yêu cầu cụ thể ................................................................................................ 35
3.4. Truyền thông và khả năng kết nối ................................................................. 41
3.4.1. Mạng viễn thông ............................................................................................. 41
3.4.2. Thủ tục truyền thông tin ................................................................................. 41
3.4.3. An ninh hệ thống ............................................................................................ 42
3.5. Giải pháp kỹ thuật đối với từng TBA 220kV ................................................ 43
3.5.1. Trạm biến áp 220 kV Nam Định .................................................................... 44
3.5.2. Trạm biến áp 220 kV Thái Thụy .................................................................... 52

3.5.3. Trạm biến áp 220 kV Trực Ninh .................................................................... 55
3.6. Vận hành TTVH-ĐK điều khiển trạm 220kV Thái Thụy từ xa ................. 57
3.6.1. Giao diện máy tính ....................................................................................... 57
3.6.2. Đóng, mở thiết bị từ Trung tâm vận hành-Điều khiển ............................. 64
3.6.3. Truy cập rơle từ xa ....................................................................................... 68
3.7. Kết luận chương 3............................................................................................ 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 78
1. Kết luận ............................................................................................................... 78
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 80


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng được xác định là nhiệm vụ trọng
yếu có vai trị cực kỳ quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng, thúc đẩy phát triển tăng
trường kinh tế. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, các khu đô thị hiện đại, khu
du lịch, hạ tầng giao thơng địi hỏi khơng ngừng đầu tư mới và cải tạo các trạm biến áp
(TBA) và phát triển mạng lưới truyền tải điện rộng khắp.
Công ty Truyền tải điện 1 là một Doanh nghiệp nhà nước, thành viên trực thuộc
Tổng công Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN).
Có chức năng quản lý vận hành lưới điện truyền tải 220 kV – 500 kV trên địa bàn 28
tỉnh thành miền Bắc (từ Đèo Ngang trở ra).
Hiện nay Công ty được giao quản lý 67 trạm biến áp 220 kV - 500 kV, trong đó
số trạm biến áp 220 kV là 54 trạm (tính đến 30/06/2019) và con số này sẽ còn tăng lên
trong thời gian tới. Trước đây, chức năng điều khiển từ xa, giám sát các TBA chỉ giới
hạn ở khả năng thao tác đơn giản như đóng, cắt máy, cịn lại các thao tác khác đều do
công nhân vận hành tại các trạm biến áp thực hiện điều khiển thủ công. Một trong

những nguyên nhân là thiết bị không đồng bộ, khơng có hệ thống tích hợp thơng tin và
xử lý cảnh báo chung đặt ra sự cần thiết phải kịp thời nâng cao năng lực vận hành
bằng các hệ thống điều khiển tích hợp máy tính, nâng cao năng lực của các vận hành
viên về chuyên môn và nghiệp vụ, kỹ năng thao tác xử lý trên máy tính, giảm chi phí
vận hành.
Mơ hình giám sát và vận hành ở mỗi TBA 220 kV do con người đảm nhận thực
hiện thao tác tại chỗ theo mệnh lệnh của Điều độ đã và đang bộc lộ nhiều bất cập và
kém hiệu quả. Giải pháp hiệu quả trong lộ trình phát triển lưới điện thông minh
(LĐTM) là đưa các TBA vào một hoặc nhiều Trung tâm điều khiển xa (TTĐKX) để
dễ dàng theo dõi, quản lý vận hành, phân tích dữ liệu, phán đoán sự cố, phát hiện
khiếm khuyết thiết bị, theo dõi trào lưu công suất trên lưới điện truyền tải điện nhằm
hạn chế các lỗi thao tác do nhân viên vận hành gây ra.
Trung tâm điều khiển có chức năng thao tác đóng cắt từ xa các thiết bị cho lưới
Truyền tải điện trong Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia nói chung và Cơng ty
Truyền tải điện 1 nói riêng đảm bảo phù hợp mơ hình tổ chức của ngành, quy định về
phân cấp điều độ, khai thác tối đa hiệu quả của hệ thống SCADA, hệ thống thông tin
viễn thông; ứng dụng công nghệ trong điều khiển, tự động hóa trong các trạm biến áp
và trang bị lưới điện để dần chuyển các trạm biến áp 220kV từ mơ hình có người trực
vận hành tại chỗ sang mơ hình bán người trực vận hành hoặc mơ hình không người
trực vận hành để nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả vận hành lưới điện và độ
tin cậy cung cấp điện.
Đối với lưới Truyền tải điện Trung tâm điều khiển được đặt trong một trạm
biến áp hiện có hoặc trạm biến áp dự kiến xây dựng trên hệ thống truyền tải điện để


2

thực hiện thao tác xa một nhóm các trạm biến áp trong khu vực; nhân viên vận hành
tại Trung tâm điều khiển thực hiện thao tác xa các thiết bị theo lệnh điều độ của các
cấp điều độ có quyền điều khiển.

Trạm biến áp khơng người trực đóng vai trị là các điểm kết nối cơ sở đến các
trung tâm điều khiển. Trạm biến áp không người trực được trang bị các thiết bị điều
khiển và bảo vệ có tính tự động hóa cao như hệ thống rơ le bảo vệ, điều khiển, các hệ
thống giám sát hình ảnh và giám sát an ninh liên tục, hệ thống Camera nhiệt, tín hiệu
báo cháy...
Bước đi đột phát trong lộ trình phát triển lưới điện thơng minh chính là việc xây
dựng các trung tâm điều khiển để thao tác xa các TBA 110 kV và 220 kV, hình thành
liên kết giữa các trung tâm điều khiển với nhau và giữa trung tâm điều khiển với trung
tâm điều độ Quốc gia, điều độ miền (A0, A1, A2, A3).
Để từng bước hiện đại hóa lưới điện, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất
kinh doanh điện. Từng bước áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tiên
tiến trên thế giới vào quản lý vận hành và thao tác lưới điện truyền tải điện từ xa thông
qua hạ tầng viễn thông CNTT trong công tác quản lý vận hành (QLVH) hệ thống
truyền tải điện trong Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia. Đối với Công ty Truyền
tải điện 1, do địa bàn quản lý trải dài trên 28 tỉnh thành phía Bắc với diện tích rộng, địa
bàn phức tạp, sự phân bố lưới truyền tải điện không đồng đều giữa các vùng, do đó cần
thiết phải xây dựng hệ thống điều khiển giám sát trên lưới truyền tải điện của Công ty
Truyền tải điện 1 để nâng cao hiệu quả đầu tư, tận dụng chức năng tự động hóa đã
được đầu tư trên hệ thống như: Rơ le bảo vệ chống sự cố, điều khiển xa tập trung, các
hệ thống SCADA đã được trang bị cho các cấp điều độ; giảm bớt đầu mối trong công
tác điều độ, đơn giản các thủ tục khi thao tác thiết bị trên hệ thống điện; nâng cao năng
suất lao động do giảm được số người trực tại các trạm biến áp.
Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu lựa chọn giải
pháp điều khiển xa cho các trạm biến áp 220 kV không người trực trong Công ty
Truyền tải điện 1” để làm Luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này đặt mục tiêu chính là nghiên cứu lựa chọn giải pháp điều khiển xa
cho các trạm biến áp 220 kV không người trực trong Công ty Truyền tải điện 1.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các TBA 220 kV hiện nay trong Công ty Tuyền tải điện 1.
- Các trung tâm điều khiển thao tác từ xa.
- Các quy trình điều độ, quy trình vận hành, giải pháp an ninh PCCC, quy định
xây dựng trung tâm điều khiển và các TBA không người trực hiện hành.


3

4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: Phân tích đánh giá và hệ thống hóa các cơng trình
nghiên cứu được công bố thuộc lĩnh vực liên quan: bài báo, sách tham khảo, tài liệu
hướng dẫn,…
- Nghiên cứu thực tiễn: Hạ tầng thiết bị tại các TBA 220kV; hệ thống SCADA,
Rơle hiện hữu, các chuẩn kết nối truyền thông và khả năng kết nối; Cơ cấu tổ chức
trong EVNNPT nói chung và PTC1 nói riêng.

5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Mơ hình tổ chức và hạ tầng kỹ thuật các trạm biến áp 220 kV trong
công ty truyền tải điện 1.
Chương 2: Trung tâm điều khiển và trạm biến áp không người trực lưới điện truyền
tải.
Chương 3: Xây dựng trung tâm vận hành - điều khiển cho cụm 3 trạm biến áp 220
kV trong Công ty Truyền tải điện 1.


4

CHƯƠNG 1

MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT CÁC TRẠM BIẾN ÁP
220 KV TRONG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1

1.1. Mơ hình tổ chức trung tâm điều khiển trong tổng cơng ty truyền tải
điện
Mơ hình tổ chức Trung tâm điều khiển cho các đơn vị trong Tổng công ty
Truyền tải điện Quốc gia như hình 1.1. Mỗi Trung tâm điều khiển một nhóm khoảng 5
TBA trong khu vực. Trong trường hợp mật độ bố trí thuận lợi thì số lượng trạm có thể
nhiều hơn. Việc lựa chọn một số TBA trong nhóm điều khiển xa và số lượng trực mỗi
ca tại TTĐK cần xem xét đến các tình huống vận hành khó khăn khi sự cố diện rộng
gây mất điện nhiều TBA với mục tiêu đảm bảo thời gian thao tác và xử lý sự cố của
các thành viên vận hành trong q trình khơi phục lại lưới điện khu vực.
T.Tin Đ. độ

ĐIỀU ĐỘ
QUỐC GIA

ĐIỀU ĐỘ
MIỀN

T.Tin Đ. độ

Lệnh thao tác
lưới
220/110kV

Lệnh thao tác
lưới 500kV

ĐIỀU ĐỘ

PHÂN PHỐI

Lệnh thao tác
lưới Tr. áp

TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN
EVNNPT (B01)

Thao tác xa

TBA
220kV

...

TBA
220kV

TỔ THAO TÁC
LƯU ĐỘNG 1

TBA
220kV

...

TBA
220kV

TỔ THAO TÁC

LƯU ĐỘNG 2

Hình 1.1. Mơ hình định hướng TTĐK lưới truyền tải

1.1.1. Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0)
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia có những chức năng sau [15]:


5









Lập phương thức hoạt động và chỉ huy vận hành hệ thống điện Quốc gia từ các
khâu truyền tải đến phân phối điện năng theo quy trình nhiệm vụ và phân cấp
điều độ hệ thống điện Quốc gia đã được phê duyệt.
Quản lý hệ thống SCADA (kiểm soát, điều khiển, thu thập và quản lý số
liệu)/EMS ( hệ thống quản lý năng lượng) phục vụ sản xuất.
Hoạt động tư vấn trong lĩnh vực lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo
nghiên cứu khả thi, thiết kế lắp đặt hệ thống rơle bảo vệ và tự động hoá hệ
thống điện, hệ thống SCADA/EMS và hệ thống máy tính chuyên dụng và các
dịch vụ khác liên quan đến tính tốn hệ thống điện, thiết bị điện, ứng dụng tin
học, điều khiển vào sản xuất.
Quản lý, thiết kế, lắp đặt, bảo quản, sửa chữa hệ thống thông tin viễn thông
phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh trong hệ thống điện theo quy chế phân

cấp của EVN.
Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào sản xuất.

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia có các nhiệm vụ sau [3]:
1. Chỉ huy điều độ HTĐ Quốc gia nhằm bảo đảm cho HTĐ Quốc gia vận hành an
toàn, liên tục, ổn định, chất lượng đảm bảo và kinh tế.
2. Lập phương thức vận hành cơ bản cho toàn bộ HTĐ Quốc gia.
3. Phối hợp với các Ban liên quan của Tổng công ty Điện lực Việt Nam lập dự báo
nhu cầu phát điện (sản lượng và công suất), lịch sửa chữa tuần, tháng, quý, năm
của các NMĐ.
4. Lập phương thức vận hành ngày bao gồm:
o Dự báo đồ thị phụ tải HTĐ Quốc gia;
o Lập phương thức kết dây HTĐ Quốc gia trong ngày;
o Phân bổ biểu đồ phát công suất và sản lượng cho các NMĐ đáp ứng đồ
thị phụ tải HTĐ Quốc gia;
o Giải quyết các đăng ký, lập phiếu thao tác đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo
dưỡng, thí nghiệm định kỳ và đưa vào vận hành các tổ máy, đường dây,
thiết bị thuộc quyền điều khiển;
o Xem xét và thông qua việc giải quyết các đăng ký của cấp điều độ HTĐ
miền đối với việc đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định
kỳ và đưa vào vận hành tổ máy, đường dây, thiết bị thuộc quyền kiểm
tra.
5. Tính tốn chế độ vận hành HTĐ Quốc gia ứng với những phương thức cơ bản
của từng thời kỳ và khi đưa các cơng trình mới vào vận hành.
6. Chỉ huy điều chỉnh tần số HTĐ Quốc gia; chỉ huy việc vận hành các NMĐ và
điều chỉnh điện áp một số điểm nút chính trong HTĐ Quốc gia.
7. Chỉ huy thao tác và xử lý sự cố hệ thống điện 500 kV.
8. Chỉ huy khai thác, điều tiết hồ chứa của các Nhà máy thủy điện.
9. Tính tốn chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động trên HTĐ Quốc gia thuộc quyền
điều khiển. Cung cấp thơng số tính tốn ngắn mạch (cơng suất ngắn mạch, dịng

điện ngắn mạch..) tại các nút có điện áp  220kV ứng với chế độ vận hành cực
đại và cực tiểu. Cung cấp các giới hạn chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động cho
lưới điện truyền tải thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ HTĐ miền đồng


6

thời có trách nhiệm kiểm tra sự phối hợp các trị số chỉnh định rơ le bảo vệ và tự
động của các thiết bị thuộc quyền kiểm tra của cấp điều độ HTĐ Quốc gia.
10. Tính tốn ổn định và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao ổn định của HTĐ
Quốc gia.
11. Tính tốn sa thải phụ tải theo tần số của tồn bộ HTĐ Quốc gia.
12. Tính tốn và quy định điện áp các điểm nút chính trong HTĐ Quốc gia.
13. Tính tốn tổn thất điện năng trên lưới truyền tải phục vụ công tác điều độ HTĐ
Quốc gia.
14. Lập phương thức, chỉ huy thao tác để đưa vào vận hành các thiết bị, cơng trình
mới thuộc quyền điều khiển.
15. Chủ trì triệu tập các đơn vị liên quan phân tích, tìm ngun nhân các sự cố trên
hệ thống điện 500kV, các sự cố lớn trong HTĐ Quốc gia và đề ra các biện pháp
phòng ngừa.
16. Tổ chức diễn tập xử lý sự cố trong toàn HTĐ Quốc gia. Tham gia kiểm tra diễn
tập xử lý sự cố trong HTĐ miền, các NMĐ, các trạm điện.
17. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng, huấn luyện các chức danh của cấp điều độ HTĐ
Quốc gia, nghiệp vụ điều độ cho các cấp điều độ. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng,
huấn luyện, kiểm tra chức danh KSĐH HTĐ miền, Trưởng ca các NMĐ thuộc
quyền điều khiển và Trưởng kíp các T500.
18. Quản lý vận hành hệ thống SCADA/EMS và hệ thống máy tính chuyên dụng.
19. Tổng kết, báo cáo Bộ Công nghiệp, Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Việt Nam
tình hình sản xuất và truyền tải hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quí,
hàng năm. Tham gia đánh giá việc thực hiện phương thức đã giao cho các đơn

vị.
20. Tham gia phân tích và tìm ngun nhân các sự cố lớn trong HTĐ miền, tại các
NMĐ và đề ra các biện pháp phòng ngừa.
21. Tham gia Hội đồng nghiệm thu các thiết bị và các cơng trình mới theo yêu cầu
của Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
22. Tham gia công tác xây dựng quy hoạch phát triển nguồn, lưới điện, hệ thống
thông tin liên lạc và SCADA/EMS/DMS phục vụ điều độ HTĐ Quốc gia. Theo
dõi tình hình vận hành của HTĐ Quốc gia để đề xuất chương trình chống quá
tải các trạm biến áp và đường dây cấp điện áp 66kV, 110kV, 220kV, 500kV.
23. Chủ trì (hoặc tham gia) biên soạn và chỉnh lý các tài liệu, quy trình liên quan
đến cơng tác điều độ HTĐ Quốc gia.
24. Tham gia các cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác điều độ và
chiến lược phát triển của HTĐ Quốc gia.
1.1.2. Điều độ Hệ thống điện miền (A1)
Chấp hành sự chỉ huy của cấp điều độ HTĐ Quốc gia trong việc chỉ huy điều độ
HTĐ miền.
1. Chỉ huy điều độ HTĐ miền nhằm mục đích cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn
định, chất lượng đảm bảo và kinh tế.
2. Lập sơ đồ kết dây cơ bản HTĐ miền.
3. Căn cứ vào phương thức huy động nguồn của cấp điều độ HTĐ Quốc gia lập
phương thức vận hành HTĐ miền hàng ngày bao gồm:


7

Dự kiến nhu cầu phụ tải của toàn HTĐ miền, phân bổ công suất và sản
lượng cho các CTĐL trong miền dựa theo phân bổ của cấp điều độ HTĐ
Quốc gia;
o Lập phương thức kết dây HTĐ miền trong ngày;
o Giải quyết các đăng ký, lập phiếu thao tác đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo

dưỡng, thí nghiệm định kỳ và đưa vào vận hành các tổ máy, đường dây,
thiết bị thuộc quyền điều khiển;
o Trình duyệt việc giải quyết các đăng ký đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo
dưỡng, thí nghiệm định kỳ và đưa vào vận hành các tổ máy, đường dây,
thiết bị thuộc quyền kiểm tra của cấp điều độ HTĐ Quốc gia;
o Xem xét và thông qua việc giải quyết các đăng ký của cấp điều độ lưới
điện phân phối đối với việc đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí
nghiệm định kỳ và đưa vào vận hành đường dây, thiết bị thuộc quyền
kiểm tra.
4. Huy động các nguồn điện thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ HTĐ miền
theo yêu cầu của cấp điều độ HTĐ Quốc gia hoặc kế hoạch đã được duyệt.
5. Điều chỉnh các nguồn công suất phản kháng (bao gồm cả các NMĐ và nguồn
công suất phản kháng của khách hàng nằm trong HTĐ miền), nấc phân áp của
các máy biến áp 220kV, 110kV và 66 kV trong HTĐ miền thuộc quyền điều
khiển để giữ điện áp các điểm nút quy định của HTĐ miền trong giới hạn cho
phép.
6. Phối hợp với CTTTĐ, CTĐL và Điện lực tỉnh, thành phố thuộc HTĐ miền xác
định nơi đặt, ban hành phiếu chỉnh định, kiểm tra việc chỉnh định và sự hoạt
động của các bộ tự động sa thải phụ tải theo tần số phù hợp yêu cầu của cấp
điều độ HTĐ Quốc gia.
7. Trực tiếp chỉ huy thao tác và xử lý sự cố trong HTĐ miền.
8. Tính tốn trị số chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động trong HTĐ miền (kể cả
MBA của NMĐ trong miền) thuộc quyền điều khiển. Cung cấp thơng số tính
tốn ngắn mạch (cơng suất ngắn mạch, dịng điện ngắn mạch...) tại các nút có
điện áp 66kV, 110kV ứng với chế độ vận hành cực đại và cực tiểu. Cung cấp
giới hạn và kiểm tra trị số chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động cho lưới điện phân
phối thuộc quyền kiểm tra của cấp điều độ HTĐ miền.
9. Phối hợp với cấp điều độ HTĐ Quốc gia tính tốn tổn thất điện năng phục vụ
công tác điều độ HTĐ miền.
10. Lập phương thức, chỉ huy thao tác để đưa vào vận hành các thiết bị, cơng trình

mới thuộc quyền điều khiển.
11. Quản lý vận hành hệ thống: SCADA/EMS, thông tin liên lạc, máy tính chuyên
dụng.
12. Chỉ huy điều chỉnh tần số, điện áp HTĐ miền (hoặc một phần HTĐ miền) trong
trường hợp HTĐ miền (hoặc một phần HTĐ miền) tách khỏi HTĐ Quốc gia
hoặc được sự uỷ quyền của cấp điều độ HTĐ Quốc gia.
13. Chủ trì triệu tập các đơn vị liên quan phân tích, tìm ngun nhân các sự cố
trong HTĐ miền và đề ra các biện pháp phòng ngừa.
14. Tổ chức diễn tập xử lý sự cố trong toàn HTĐ miền, tham gia diễn tập sự cố toàn
HTĐ Quốc gia. Tham gia kiểm tra diễn tập xử lý sự cố trong lưới điện phân
phối, các NMĐ, các trạm điện thuộc quyền điều khiển và kiểm tra.
o


8

15. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng, huấn luyện các chức danh của cấp điều độ HTĐ
miền. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện và kiểm tra Trưởng ca các
NMĐ, Trưởng kíp các trạm điện, ĐĐV lưới điện phân phối thuộc quyền điều
khiển của cấp điều độ HTĐ miền.
16. Tổng kết, báo cáo Tổng công ty Điện lực Việt Nam và cấp điều độ HTĐ Quốc
gia tình hình sản xuất hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quí, hàng năm
của HTĐ miền. Tham gia đánh giá việc thực hiện phương thức đã giao cho các
đơn vị.
17. Tham gia Hội đồng nghiệm thu các thiết bị và các công trình mới thuộc quyền
điều khiển hoặc theo yêu cầu của Tổng cơng ty Điện lực Việt Nam hoặc
ĐĐQG.
18. Chủ trì (hoặc tham gia) biên soạn và chỉnh lý các tài liệu, quy trình liên quan
đến cơng tác điều độ HTĐ miền.
19. Tham gia phân tích và tìm ngun nhân các sự cố lớn trong lưới điện phân phối,

tại các NMĐ trong miền và đề ra các biện pháp phòng ngừa.
20. Tham gia công tác xây dựng quy hoạch phát triển nguồn, lưới điện, hệ thống
thông tin liên lạc và SCADA/EMS/DMS phục vụ điều độ HTĐ miền. Theo dõi
tình vận hành của HTĐ miền để đề xuất chương trình chống quá tải các trạm
biến áp và đường dây cấp điện áp 66kV, 110kV, 220kV.
21. Tham gia các cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan.

1.2. Mơ hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ phịng Điều độ - Cơng ty truyền
tải điện 1 (B01)
1.2.1. Khái qt mơ hình tổ chức Điều độ B01
Mơ hình tổ chức B01 như hình 1.1. Gồm Trưởng phịng, Phó trưởng phịng;
Chun viên phương thức, Chun viên trực vận hành. Một vị trí có thể có nhiều
người đảm nhận khác nhau.
1.2.2. Chức năng phịng Điều độ B01
Chủ trì quản lý tình trạng vận hành của thiết bị và lưới điện truyền tải, thu thập
thông tin vận hành, thông tin SCADA lưới truyền tải điện trong phạm vi quản lý của
Cơng ty Truyền tải điện, bố trí trực theo bố trí trực theo chế độ 3 ca 5 kíp, mỗi kíp trực
02 người. Hiện tại B01 chưa được trang bị hệ thống Thông tin vận hành (Hệ thống
giám sát TBA tập trung) [4].
1.2.3. Nhiệm vụ phòng Điều độ B01
1.2.3.1. Công tác vận hành
Tiếp nhận, xử lý, báo cáo thông tin về tình trạng vận hành bình thường, bất
thường và sự cố của thiết bị trên lưới do PTC1 quản lý. Điều phối (tổ chức, chỉ huy,
điều động) các đơn vị cơng tác trong và ngồi PTC1 trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật,


9

vận hành trên hệ thống lưới truyền tải do PTC1 quản lý nhằm đảm bảo lưới điện vận
hành an toàn, ổn định, phù hợp với quy trình, quy định.


Hình 1.2. Mơ hình tổ chức điều độ B01

Cụ thể:
a. Làm đầu mối tiếp nhận thông tin vận hành, giao và nhận thiết bị với các cấp
điều độ có quyền điều khiển và các đơn vị quản lý vận hành khi có cơng tác trên lưới.
b. Theo dõi, quản lý tình trạng vận hành của các thiết bị trên lưới điện truyền
tải qua hệ thống Console.
c. Điều động các đơn vị liên quan bảo trì, xử lý sự cố, bất thường hệ thống
SCADA đảm bảo khả năng xử lý sự cố nhanh và kịp thời, duy trì kết nối để hệ thống
SCADA vận hành liên tục, ổn định;
d. Tổ chức, chỉ huy, điều động nhân viên TTVH đến các TBA KNT trong
phạm vi quản lý của TTVH để thực hiện các thao tác tại chỗ đối với các thiết bị không
điều khiển từ xa được theo lệnh điều độ của các cấp điều độ có quyền điều khiển trong
trường hợp thao tác có kế hoạch và sự cố.
e. Đầu mối tiếp nhận các thơng tin về tình trạng thiết bị trong TBA KNT từ
TTVH hoặc đơn vị quản lý vận hành, báo cáo cấp điều độ có quyền điều khiển khi
phát hiện bất thường, có khả năng gây sự cố.
f. Báo cáo tình hình sự cố (báo cáo nhanh và báo cáo 24h), hiện tượng bất
thường của thiết bị cho cấp điều độ có quyền điều khiển, lãnh đạo PTC1, EVNNPT để


10

cùng phối hợp xử lý sự cố, phân tích nguyên nhân và đề ra biện pháp phòng ngừa sự
cố.
g. Trong trường hợp sự cố, mất SCADA theo thông báo của cấp điều độ có
quyền điều khiển, Trực ban Cơng ty Truyền tải điện điều động nhân viên TTVH đến
TBA KNT trực vận hành 24/24 cho đến khi xử lý sự cố xong hoặc khôi phục tốt
SCADA.

h. Tham gia điều tra, phân tích sự cố và xử lý sự cố.
i. Điều động đội công tác thuộc Công ty Dịch vụ kỹ thuật Truyền tải điện và
các đơn vị liên quan đến tham gia công tác xử lý sự cố thiết bị TBA và đường dây khi
có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Công ty. Thực hiện các biện pháp định vị điểm sự cố và
đánh giá sơ bộ nguyên nhân sự cố để điều động lực lượng xử lý.
k. Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện phương thức trong ngày, đảm bảo
thực hiện đúng thời hạn, không ảnh hưởng đến điều kiện vận hành an toàn của các
thiết bị khác trên lưới.
l. Trực ban Công ty Truyền tải điện đăng ký kế hoạch công tác đột xuất (cắt
điện thiết bị để xử lý các khiếm khuyết đe dọa sự cố) với đơn vị điều độ hệ thống điện
quốc gia, thông báo lịch công tác tại các TBA và đường dây cho các đơn vị liên quan
thực hiện.
m. Thực hiện các báo cáo ngày, báo cáo định kỳ, đột xuất liên quan đến công
tác vận hành theo phân cấp, đúng quy định. Theo dõi, thống kê, tổng hợp thông số vận
hành, trào lưu công suất cũng như các thay đổi bất thường về phương thức vận hành để
đánh giá hệ thống lưới truyền tải điện theo chế độ quản lý vận hành.
n. Đối với các nhiệm vụ báo cáo sự cố, giảm tổn thất điện năng, công tác đo
xa: xem điều 18.
1.2.3.2. Công tác tổn thất điện năng và lập phương thức cắt điện trong PTC1
a. Chủ trì xây dựng, trình duyệt hoặc đề xuất ý kiến về các chỉ số, chỉ tiêu kỹ
thuật của lưới điện về sản lượng, tổn thất điện năng; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu này hàng năm tại PTC1.
b. Kiểm tra phương án cắt điện, tổ chức lập, trình duyệt lãnh đạo PTC1, đăng
ký kế hoạch tuần, tháng, năm công tác sửa chữa, bảo dưỡng, thí nghiệm, cải tạo, nâng
cấp, mở rộng, đấu nối cơng trình đầu tư xây dựng mới (nếu có) các TBA, các đường
dây do PTC1 quản lý với đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, thông báo phương
thức, lịch công tác tại các TBA, các đường dây cho các đơn vị liên quan thực hiện.


11


c. Tham gia lập các phương án tổ chức thi cơng cần cắt điện để đảm bảo an
tồn và giảm thiểu thời gian cắt điện.
Có ý kiến trong các phương án kỹ thuật, phương án tổ chức thi cơng có liên
quan tới cắt điện làm việc trên lưới điện.
d. Đầu mối nghiên cứu, đề xuất tham gia và cung cấp thông tin cho EVNNPT
để tổng hợp phục vụ vận hành thị trường điện.
Quản lý trong công tác đo đếm điện năng của Công ty. Tổng hợp số liệu về
giao nhận điện năng tồn Cơng ty, hàng tháng tiến hành tập hợp chỉ số công tơ giao
nhận với các nhà máy điện, Tổng Công ty (Công ty) điện lực và Công ty truyền tải
điện có liên kết với lưới của Cơng ty.
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc trong việc quản lý công
tác giao nhận điện năng nội bộ.
Thống kê, tổng hợp, đánh giá số liệu về tổn thất điện năng tồn cơng ty. Tổ
chức tính tốn tổn thất điện năng, lập chương trình giảm tổn thất điện năng hàng năm,
đề xuất các biện pháp giảm tổn thất điện năng; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá
việc thực hiện chỉ tiêu sản lượng (bao gồm cả điện tự dùng), tổn thất điện năng của các
đơn vị.
Quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của Công ty trong
việc thực hiện các hợp đồng truyền tải điện.
e. Thực hiện phân tích chế độ vận hành lưới điện, so sánh với phương thức
vận hành lưới điện theo kế hoạch, đánh giá về độ tin cậy, các nguy cơ sự cố, quá tải,
quá áp, kém áp, TTĐN, chất lượng điện năng và đề xuất các giải pháp đảm bảo vận
hành lưới điện truyền tải an toàn, liên tục, ổn định và tin cậy.
f. Theo dõi dòng điện ngắn mạch trên lưới điện, cung cấp dữ liệu để phòng kỹ
thuật, đề xuất giải pháp hạn chế dịng điện ngắn mạch.
g. Phân tích khả năng điều chỉnh điện áp và đề xuất các giải pháp để giữ điện
áp trong giải cho phép và tối ưu hóa việc truyền tải công suất vô công với đơn vị điều
độ hệ thống điện quốc gia.
h. Phân tích khả năng truyền tải của lưới điện, xác định các nguyên nhân làm

quá tải ĐZ, TBA và đề xuất các giải pháp chống quá tải.


12

i. Phân tích hoạt động của các rơ le bảo vệ và thiết bị tự động, chỉ đạo việc
thực hiện phiếu chỉnh định rơ le bảo vệ và thiết bị tự động phù hợp với chế độ vận
hành lưới điện.
j. Chủ trì quản lý theo dõi, thống kê và báo cáo bảo vệ tần số thấp, sa thải đặc
biệt, tách đảo, sa thải nguồn trên tồn lưới điện của Cơng ty.
k. Cập nhật, thống kê tổng hợp sự cố, bất thường, thống kê tổng hợp các công
việc cắt điện hàng ngày.
l. Theo dõi, cập nhật các thay đổi trong sơ đồ kết dây của lưới truyền tải điện
1. Đối với cập nhật sơ đồ vận hành lưới điện và các thông số kỹ thuật: Xem điều 18.
m. Đối với nhiệm vụ làm thủ tục cấp phiếu chỉnh định, sơ đồ đánh số, đặt tên
thiết bị: xem điều 18. Lưu trữ, cung cấp và phối hợp các đơn vị, NPTS, các cơ quan
Điều độ thực hiện cài đặt, chỉnh định rơle, cập nhật sơ đồ đánh số, đặt tên thiết bị.
n. Chủ trì, chỉ đạo, đơn đốc, theo dõi hoạt động cắt điện phục vụ thí nghiệm
định kỳ, SCL, SCTX, XLSC.
o. Chủ trì, chỉ đạo, đơn đốc, theo dõi xử lý phát nhiệt.
p. Chủ trì theo dõi, thống kê và đơn đốc các đơn vị, các phịng có giải pháp xử
lý các thiết bị trên lưới đang tách ra khỏi vận hành.
q. Chủ trì và thực hiện việc làm thủ tục đánh số lại thiết bị TBA và đường dây.
Chủ trì và theo dõi đánh số thiết bị tất cả các TBA và đường dây.
s. Quản lý các tài liệu kỹ thuật, quy trình, quy phạm liên quan đến cơng tác
điều độ, quản lý kỹ thuật, vận hành.
r. Hướng dẫn các đơn vị lập phiếu thao tác mẫu. Kiểm tra, rà sốt, phê duyệt
các phiếu thao tác mẫu, trình Phó giám đốc phụ trách lĩnh vực kỹ thuật (vận hành)
thông qua. Kiểm tra, thông qua các phiếu thao tác theo kế hoạch hoặc đột xuất (khơng
có phiếu thao tác mẫu) trước khi TBA tiến hành thao tác. Khi sơ đồ kết dây, sơ đồ nhị

thứ thực tế khác so với sơ đồ lập phiếu thao tác mẫu, phải được lập và phê duyệt theo
quy định tại quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia và phải được Trực ban
Công ty Truyền tải điện (B0x) thông qua.
t. Lập báo cáo kỹ thuật định kỳ theo yêu cầu của điều độ cấp trên và lãnh đạo
PTC1.


13

u. Chủ trì góp ý, xây dựng Quy trình phối hợp vận hành, quy trình xử lý sự cố
với các cấp Điều độ và các Nhà máy điện, trạm điện mới được đấu nối vào lưới truyền
tải điện.
v. Đào tạo, bồi huấn, kiểm tra các chức danh tại trạm biến áp đúng quy trình
thao tác, quy trình xử lý sự cố, quy trình phối hợp vận hành với các cấp điều độ.
x. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo PTC1 phân cơng.
1.2.4. Mơ hình quản lý các Trung tâm vận hành/Đội vận hành (tổ thao tác lưu
động)

Lái xe

Trực phụ

Trưởng Trung tâm
Trưởng kíp

Trung tâm vận hành

Hình 1.3. Mơ hình quản lý các Trung tâm vận hành trong Công ty TTĐ 1
Tổ chức tại Trung tâm vận hành Nam Định như hình 1.3, gồm Trưởng Trung
tâm (kiêm trưởng kíp), Trưởng kíp, Trực phụ, Lái xe ơ tơ.

- Với mơ hình quản lý từ 3 trạm biến áp 220 kV trở lên thì gọi là Trung tâm vận
hành được biên chế 11 người/ 1 Trung tâm (không kể lái xe).
- Với mơ hình quản lý từ 2 trạm biến áp trở xuống thì gọi là Đội quản lý vận
hành, được biên chế 5 người/ 1 đội.

1.3. Hiện trạng hệ thống máy tính điều khiển và chuẩn kết nối tại các trạm
biến áp 220 kV trong công ty
Hiện trạng hệ thống máy tính điều khiển và chuẩn kết nối tại các TBA 220 kV như
bảng 1.1
Bảng 1.1
TT

Tên trạm biến áp

1

Trạm 220 kV Trạm Vinh

2

Trạm 220 kV Đô Lương

Chuẩn kết
nối
Upgrading
61850 &

Hệ thống máy tính
điều khiển
Conventional

Control
NARI/PCS9700

SCADA
RTU
Gateway


×