Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Quan điểm lãnh đạo của CEO Microsoft Ấn Độ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.76 KB, 3 trang )

Quan điểm lãnh đạo của CEO Microsoft Ấn Độ
Ở tuổi 31, Rajiv Kaul - CEO của tập đoàn Microsoft Ấn Độ là người vạch ra và thực hiện các
dự án có vốn đầu tư hàng chục tỉ đồng, ảnh hưởng lớn đến tương lai của Microsoft. Đồng
hành với Rajiv trên con đường tạo ra sự bùng nổ cho Microsoft chính là quan điểm của anh
về lãnh đạo, phong cách, niềm đam mê và tầm nhìn.
Lãnh đạo như bạn thấy
Theo Rajiv Kaul, tựu chung lại, lãnh đạo là đưa ra những quyết định đúng trong đúng thời điểm.
Một nhà lãnh đạo cần thiết lập ra phương hướng, tập hợp các ý tưởng từ nhóm và sắp xếp để
công ty đạt được các mục tiêu. Việc thiết lập sự cân bằng giữa những mục tiêu trung hạn và dài
hạn, giữa việc đạt được doanh số thường ngày với sự hợp tác có tổ chức cũng rất quan trọng.
Cùng với việc lãnh đạo các nhóm, những kỹ năng quản lý sự thay đổi, phong cách quản lý lôi cuốn
hơn và khả năng xây dựng các mối quan hệ ở các cấp cũng không kém phần quan trọng. Bạn có
các mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn; bạn có các mối quan hệ chiến lược và quan hệ hoạt động
trước mắt. Một nhà lãnh đạo cần nhận biết và quản lý mỗi mối quan hệ đó.
Mỗi người cần có khả năng lãnh đạo ở các cấp khác nhau - thực tiễn và chiến lược. Lãnh đạo
thực tiễn là tại chỗ và ngay lúc này. Mục tiêu của nó là những sản phẩm ngắn hạn mà kết quả của
nó có thể nhìn thấy được. Lãnh đạo chiến lược thì rộng hơn và mức độ thay đổi nhiều hơn. Một tổ
chức cần cả hai kiểu lãnh đạo như vậy.
Lãnh đạo ở Mỹ và ở Ấn Độ
Các công ty Mỹ nhấn mạnh rất nhiều vào sự xuất sắc trong quản lý bậc trung. Quản lý bậc trung là
lớp bảo đảm sự xuất sắc trong hoạt động mà các kết quả có thể nhìn thấy được.
Quản lý cấp cao hình thành tầm nhìn, vạch ra phương hướng với các mục tiêu rõ ràng, và giúp
hướng tới sự thay đổi. Quản lý tầm trung làm việc với tầm nhìn và biến những thay đổi thành thực
tế. Những người làm việc ở cấp độ này có xu hướng làm việc trong công ty một thời gian dài so
với những nhà quản lý ở cấp thấp hơn - những người tương đối mới và chính vì vậy, những nhà
quản lý bậc trung thường có xu hướng làm việc theo kiểu đại khái. Họ có thể bắt người khác làm
Giám đốc điều hành Microsoft Ấn Độ
Rajiv Kaul
việc kiệt sức và tước bỏ đi động cơ làm việc một cách dễ dàng. Việc bất cứ tổ chức nào tập trung
vào các nhà quản lý bậc trung và làm cho họ phát huy hiệu quả là rất quan trọng.
Ở Ấn Độ có một điểm khác là họ không có xu hướng phân biệt các kiểu lãnh đạo. Hầu hết thời


gian các nhà lãnh đạo dựa vào những người đã thực hiện tốt công việc ở trong những tổ chức lớn
để giải quyết những nguy cơ hoặc là bắt đầu công việc kinh doanh.
Tuy nhiên, không phải lúc nào điều này cũng có hiệu quả. Những kết quả điều hành và sản xuất
trong một công ty đã thành lập so với một công ty hoặc đơn vị mới lại là một tình huống khác. Cần
những kiểu người thích hợp với kiểu công việc nhất định. Những nhà lãnh đạo đúng kiểu có thể
định rõ được sự khác nhai giữa thành công và thất bại.
Phong cách lãnh đạo
Là lãnh đạo, bạn cần sự xuất sắc và những kết quả liên tục. Bạn cần dành tâm trí cho nhóm của
mình dù nhóm đó có 3 người hay 300 thành viên đi chăng nữa.
Vậy bạn đòi hỏi sự xuất sắc bằng cách nào? Có hai cách. Cách thứ nhất là trao cho nhóm những
mục đích và nhiệm vụ có tính thử thách cao. Cách thứ hai là chọn ra một nhóm nhỏ những người
làm việc tốt và giao cho họ những nhiệm vụ thực sự điên rồ. Hãy trao cho họ nhiệm vụ khó khăn
và khó chịu.
Phương pháp thứ hai này có một sự mạo hiểm ở chỗ trong quá trình làm việc tôi có thể sẽ mất
một vài người trong số họ. Tôi sẽ kéo căng họ ra và có được sự xuất sắc từ những người còn lại.
Điều này tạo ra những lãnh đạo vĩ đại. Cả hai cách tiếp cận đều có hiệu quả tốt.
Như vậy, điều quan trọng với một lãnh đạo là tập trung nhiều vào việc xây dựng nhóm và truyền
thông để vươn tới tất cả các cấp độ trong tổ chức.
Sự hào hứng của việc trở thành một lãnh đạo
Việc hoàn thành và toại nguyện đến từ những công việc khó khăn, thất bại, thách thức, thành công
và cuối cùng là nhìn thấy nhóm và tổ chức của bạn phát triển và tạo ra được ảnh hưởng lớn mạnh
khác thường. Việc trở thành một nhà lãnh đạo trong các tình huống khó khăn và thách thức cho
thấy những phẩm chất tốt nhất ở một người lãnh đạo.
Nhiều lãnh đạo quan niệm rằng thà hi sinh trong khó khăn còn hơn là không nỗ lực để biến những
điều không thể thành có thể. Ví dụ như bạn được trao trách nhiệm phụ trách một công ty 1 tỷ USD
và phải nó tăng trưởng lên 1,5 tỷ USD trong 5 năm tới. Chắc chắn là nó có những thách thức
riêng. Sẽ chẳng còn hào hứng nữa nếu mọi thứ đã sắp xếp đâu vào đấy. Ngược lại, được giao
một công ty với những khó khăn về hoạt động, văn hóa, chiến lược, nhiều nhà lãnh đạo sẽ tiếp
nhận nó bởi vì ở đó họ được học tập và được thác thức.
Lãnh đạo cần là người thích nghi nhanh chóng với mọi thay đổi. Đó là những người khi bị ném vào

một môi trường mới vẫn có thể phát triển nhanh chóng. Họ cũng cần lạc quan để có thể nhìn thấy
những cơ hội khả quan trong hầu hết mọi tình huống. Những phẩm chất này chắc chắn sẽ giúp
giải quyết thành công mọi thay đổi.
Vài nét về Rajiv Kaul:
Là người vạch ra và thực hiện dự án Shiksha và Bhasha. Shiksha
là dự án phổ cập tin học trong nhà trường cho hơn 80.000 giáo
viên và 3,5 triệu sinh viên Ấn Độ trong vòng 3 năm. Bhasha là dự
án tin học áp dụng đối với tất cả các ngôn ngữ địa phương chính
của Ấn Độ. Đây là hai dự án lớn, có vốn đầu tư hàng chục tỉ USD
và có sự tham gia của nhiều tổ chức phi chính phủ.
Hai dự án này tiếp tục ảnh hưởng lớn đến tương lai của Microsoft
trong việc chỉ đạo nhóm nghiên cứu các thị trường đang lên.
Hiện, Rajiv rất hào hứng với bước chuyển mới của mình, như là
một đối tác ở Actis - một nhà đầu tư tư nhân trong các thị trường
đang nổi. Rajiv đang trông đợi việc sử dụng những kĩ năng và hiểu
biết của anh trong mỗi lĩnh vực Actis hoạt động.
Rajiv Kaul - Giám đốc điều hành tập đoàn Microsoft Ấn Độ
Theo Bussiness World
Nguyễn Dung (biên dịch

×