Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Tôi có một câu chuyện pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.66 KB, 5 trang )

Tôi có một câu chuyện... - phần 1
Để cải thiện điều kiện của tổ chức, để khuyến khích đội quân làm việc chăm chỉ và lâu dài
hơn, hoặc để truyền đạt một ý tưởng phức tạp bằng cách rõ ràng và hiệu quả, một trong
những giải pháp tuyệt hảo... là kể các câu chuyện. Ý tưởng đưa ra trong bài viết của Jack
Harris và B. Kim Barnes đăng trên tạp chí Leadership Excellence.
Người ta thường học từ kinh nghiệm - kinh nghiệm riêng của họ và của
những người khác - thông qua các câu chuyện. Một câu chuyện sẽ tạo ra
một thông điệp khó phai mờ và chứa đựng những bài học cuộc sống quan
trọng. Hầu hết chúng ta mang theo một số bài học từ thời thơ ấu. Chúng ta
nhớ những bài học này lâu vì chúng ta có thể tái tạo lại các câu chuyện về
cách chúng ta học được chúng như thế nào. Chúng ta kể những câu chuyện
này với con cái hoặc với họ hàng của chúng ta với hy vọng chúng có thể học
được từ kinh nghiệm đó. Là lãnh đạo, chúng ta có thể sử dụng các câu
chuyện riêng của chúng ta để truyền những thông điệp quan trọng với những
người khác.
Các câu chuyện có thể để thư giãn, dạy dỗ, làm cho vui thích, đe doạ hoặc truyền cảm hứng.
Chúng là công cụ của việc lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo, quân đội và doanh
nghiệp từng sử dụng các câu chuyện (các truyện thần thoại, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, truyền
thuyết, phóng dụ...) để truyền cảm hứng cho những người khác hành động đúng đắn. Đôi khi các
câu chuyện có tính anh hùng tự nhiên (bạn nên thử kể những chuyện thế này), đôi khi cảnh báo
(không bao giờ kể những câu chuyện này), đôi khi động viên (bạn nên kể), đôi khi cổ vũ (luôn luôn
kể những câu chuyện kiểu này) và đội khi có tính giải thích (tôi đã làm điều này và đây là những
điều tôi học được).
Một trong những nguồn của các câu chuyện lãnh đạo là kinh nghiệm riêng của bạn. Để truyền cảm
hứng cho những người khác, trước tiên bạn phải có được sự chú ý của họ - đặc biệt trong suốt
những phút đầu của cuộc gặp. Bạn cần làm cho thính giả của bạn liên hệ với bạn và những điều
bạn đang nói. Các câu chuyện, phóng dụ và ẩn dụ là những công cụ quyền lực cho việc truyền đạt
những khái niệm phức tạp bằng những cách khó quên.
Các câu chuyện của những nhà lãnh đạo hiệu quả
Các câu chuyện có thể vượt qua ranh giới của văn hoá, nghề nghiệp và tuổi tác. Hiểu các ẩn dụ có
thể tạo ra một sự hiểu biết về một nguyên tắc khoa học trong đầu óc của một nghệ sĩ, một sinh


viên hoặc một người quản lý bán hàng. Bạn có thể rất thông minh trong lĩnh vực của bạn, nhưng
nếu bạn không thể truyền đạt ý tưởng của bạn theo cách mà những người ngoài lĩnh vực có thể
hiểu được, bạn đã tự đặt giới hạn cho ý tưởng của bạn. Nếu bạn không thể giải thích ảnh hưởng
của đột phá kỹ thuật của bạn với các nhà đầu tư tiềm năng, bạn không chắc sẽ đưa được sản
phẩm ra thị trường.
Tự bộc lộ thông qua việc kể chuyện là một trong những phương pháp có sức mạnh trong việc gắn
kết và truyền cảm hứng cho những người khác. Là một nhà lãnh đạo được tôn kính và ngưỡng
mộ, một câu chuyện phơi bày thất bại có thể có hiệu quả ngược với việc xây dựng sự tin cậy và
khuyến khích sự cởi mở. Bạn có thể kể một câu chuyện về cách bạn hành động trong tình trạng
thiếu thông tin, ra quyết định tồi hoặc nói về một số điều bạn nên mạo hiểm nhưng bạn đã không
dám. Sự liên hệ đó có giá trị cao khi các thành viên nhóm xem bạn như một người có thể mắc sai
lầm, chứ không chỉ có thành công. Luôn mở cửa với các cuộc thảo luận hiệu quả về việc học hỏi
và phát triển. Nói bằng sự hài hước và tự tin về những điều bạn có thể làm khác đi và mở cho
người khác con đường để họ chia sẻ các câu chuyện của họ.
Tác giả B. Kim Barnes
Tất nhiên, truyền thông là một quá trình hai chiều. Dù một ý tưởng có quan trọng và sâu sắc như
thế nào đi nữa, nó cũng sẽ không có tác động hoặc ảnh hưởng trừ khi những người khác lắng
nghe nó, hiểu nó và hành động. Mọi người muốn lắng nghe những người có những câu chuyện
thú vị hoặc những người họ họ cảm thấy đồng cảm. Vấn đề của nhiều nhà lãnh đạo là làm cho
người khác lắng nghe một thông điệp quan trọng mà có tác động đến thành công của một sáng
kiến.
Các nhà lãnh đạo cấp cao thường được xem như những người xa cách và không thể liên hệ được
hoặc không thể hiểu được khó khăn và mối quan tâm của những nhân viên bình thường. "Làm sao
sếp có thể biết tôi đang phải đối mặt với những gì khi mà ông ta/bà ta chẳng bao giờ có mặt ở đó
và chẳng bao giờ làm điều đó?". "Làm sao tôi có thể tin lời khuyên hoặc lời dặn dò của người mà
chẳng bao giờ biết về vấn đề đó?". Liên hệ với một câu chuyện về một tình huống tương tự như
vậy sẽ mang lại sự tin cậy tất yếu với việc liên hệ. Chia sẻ một câu chuyện với một nhóm để giúp
họ nhận ra rằng bạn hiểu vấn đề của họ và điều đó có thể xây dựng sự tin cậy, đặc biệt nếu câu
chuyện có liên quan đến một điểm mạnh hoặc điểm yếu của bạn.
Đừng đánh giá thấp giá trị của sự liên hệ khi nhân viên của bạn xem bạn như một người có thể

thất bại. Họ sẽ tranh luận về vấn đề đó với nhau. Tiết lộ điểm yếu của bạn có thể làm cho mọi
người cảm thấy bạn dễ tiếp cận hơn. Trong lúc việc tiết lộ có thể hơi mạo hiểm, các nhà lãnh đạo
được tôn trọng có thể tiến hành bước đầu tiên trong việc đưa mọi người học được từ cả kinh
nghiệm thành công và không thành công. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự tiến bộ và nới lỏng sự
chắc chắn rằng làm sai hoặc thất bại sẽ bị giấu giếm, che đậy.
Trong suốt cuộc trò chuyện một với một với một người cần phản hồi hoặc sự hướng dẫn có tính
xây dựng, bạn có thể bắt đầu bằng việc kể câu chuyện mà giúp người đó liên hệ với bạn. Sau đó,
bạn có thể tiến hành cuộc trò chuyện theo một hướng hiệu quả, nhân viên chắc chắn cảm thấy thư
giãn hơn, dễ nói hơn và sẵn sàng nói với bạn những gì đang diễn ra. Bằng việc tạo ra sự cởi mở
thông qua việc kể chuyện, sau đó lắng nghe người khác, bạn sẽ tiến hành được bước đầu tiên để
giải quyết vấn đề. Khi người đó tiết lộ các nhu cầu, quan tâm và thiếu hụt, bạn sẽ tạo cơ hội để
giải quyết vấn đề cho sự phát triển cá nhân.
Các câu chuyện có tác động
Các câu chuyện lãnh đạo tốt nhất nên được bắt đầu bằng "một người phá băng" - một cụm từ mở
đầu mà làm cho mọi người phải chú ý và lắng nghe.
- "Để tôi kể cho bạn về thời điểm mà tôi thực sự loạng choạng..."
- "Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện về một điều mà tôi đã phải học bằng một cách rất khó
khăn..."
- "Tôi muốn kể cho bạn về việc tôi đã thất bại để thành công như thế nào..."
- "Tôi muốn kể cho bạn về một trong những người anh hùng của cá nhân tôi..."
- "Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện và sau đó hỏi bạn có thể làm gì để tạo ra kết quả tốt hơn - vì
chắc là đa số các cách khác sẽ tốt hơn cách tôi đã làm..."
- "Tôi muốn kể cho bạn một câu chuyện về một mạo hiểm mà tôi đã thử (hoặc một thất bại, một
thách thức...)".
- "Tôi nhớ ai đó đã kể cho tôi câu chuyện sau đây khi tôi bắt đầu làm việc ở đây..."
- "Câu chuyện này có thể hơi lạ với bạn, hoặc không liên quan gì đến hoàn cảnh hiện tại...".
Bạn sẽ luôn luôn được mọi người chú ý bằng việc mở đầu cởi mở. Những người ngưỡng mộ bạn
có thể ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng bạn đã thất bại và đã học từ thất bại. Thật ngược đời, một
câu chuyện anh hùng đưa bạn thành ngôi sao có thể sẽ không được chấp nhận vì nó sẽ bị xem là
khoe khoang, khoác lác. Điều này sẽ không truyền đạt với các thành viên của bạn hoặc không phải

là lí do để người nghe liên hệ với thông điệp của bạn.
* Jack Harris - Phó Chủ tịch của trung tâm Y tế thuộc viện nghiên cứu và phát triển dược phẩm
toàn cầu Lilly, Indianapolis, Mỹ.
* Kim Barnes là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hiệp hội Barnes & Conti. Bà đã nhận bằng
thạc sĩ trong lĩnh vực phát triển nhân lực và có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý,
lãnh đạo và phát triển tổ chức. Chuyên ngành của bà bao gồm tư vấn phát triển tổ chức, xây dựng
và huấn luyện nhóm điều hành, ảnh hưởng, thương lượng, truyền thông, giải quyết xung đột, sáng
tạo, chấp nhận mạo hiểm, tiến bộ và thay đổi, thiết kế chương trình. Bà làm việc trong vai trò bên
trong và bên ngoài của các tổ chức trong nhiều ngành nghề, gồm khoa học kỹ thuật, nghiên cứu
và phát triển, công nghệ sinh học, viễn thông, hàng không, tài chính, phân phối, chăm sóc y tế, sản
xuất, bảo hiểm và chính phủ.
Kim là phát ngôn viên thường xuyên trong các hội nghị và hội thảo quốc gia và quốc tế và đã xuất
bản nhiều bài báo trên các tạp chí chuyên ngành ở Mỹ và nước ngoài. Các tác phẩm của bà đã
được dịch ra các thứ tiếng như Nhật, Hungary, Ba Lan, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Thái Lan, Trung
Quốc.
Tôi có một câu chuyện... - phần 2
Để cải thiện điều kiện của tổ chức, để khuyến khích đội quân làm việc chăm chỉ và lâu dài
hơn, hoặc để truyền đạt một ý tưởng phức tạp bằng cách rõ ràng và hiệu quả, một trong
những giải pháp tuyệt hảo... là kể các câu chuyện. Ý tưởng đưa ra trong bài viết của Jack
Harris và B. Kim Barnes đăng trên tạp chí Leadership Excellence.
Đề tài
Bạn có thể nói về một thời điểm mà bạn hành động khi thông tin không đầy đủ hoặc thông tin sai;
hoặc bạn đưa ra một quyết định dẫn đến hậu quả, sau đó thảo luận về việc bạn đã sử dụng kinh
nghiệm đó để phát triển và hoàn thiện như thế nào. Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm đó đã huỷ hoại
bạn như thế nào, và chỉ ra "những điều mà không giết chết chúng ta sẽ làm cho chúng ta mạnh
hơn". Bạn có thể kể một câu chuyện về một mạo hiểm mà bạn đã tiến hành nhưng thất bại và điều
đó đã dẫn đến thành công hoặc bài học cho bạn sau này. Bạn có thể nói về việc bạn đưa ra quyết
định lựa chọn sai và hỏi nhóm cách bạn có thể giải quyết khác đi như thế nào.
Tác giả B. Kim Barnes
Chủ đề của các câu chuyện lãnh đạo bao gồm:

- Sai lầm và thất bại
- Những cơ hội không mong đợi
- Mạo hiểm và bù đắp
- Lựa chọn và hậu quả
- Các bài học rút ra
- Các chướng ngại vật và thách thức
- Lời khuyên từ người hướng dẫn
- Một vài người đã truyền cảm hứng cho bạn
Có thể một đề tài hoặc kết hợp nhiều đề tài này để tạo ra các câu chuyện hiệu quả.
Tiêu chuẩn cho sự hiệu quả
Để trở nên hiệu quả, các câu chuyện lãnh đạo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Tiết lộ một điều về bạn mà người nghe có thể không biết trước đó.
- Có một thông điệp rõ ràng và lôi cuốn.
- Tránh nội dung có tính ba hoa, khoa trương.
- Tránh mỉa mai, châm chọc với người nghe hoặc với những người đã từng biết về chuyện này.
- Tránh thuyết giáo.
- Gồm một yếu tố mà người khác có thể thấy đồng cảm.
- Có liên quan đến vấn đề hiện tại.
- Thể hiện sự thông cảm.
- Mở một cánh cửa với ý tưởng hoặc giải pháp mới.
- Bắt đầu một cuộc trò chuyện.
- Gồm sự hài hước và tự không tán thành.
Áp dụng với các câu chuyện lãnh đạo
Thường thì một nhà lãnh đạo có thể thấy việc kể chuyện trở thành một cách hiệu quả để truyền
thông. Các tình huống dẫn họ tới các câu chuyện này là khi:
- Huấn luyện và hướng dẫn
- Tự giới thiệu với một nhóm mới
- Hướng tới những người mới trong nhóm
- Bắt đầu một cuộc gặp về một vấn đề nhạy cảm
- Chứng tỏ một khái niệm

- Củng cố tinh thần cho một người hoặc một nhóm mà vừa mới trải qua thất bại hoặc khó khăn
- Đưa ra quan điểm chính với một nhóm
- Nói về những vấn đề chung
- Chuyển một văn hoá tới sự cởi mở và tập trung vào việc học hỏi
Bạn có thể trình bày câu chuyện bằng việc đặt câu hỏi hoặc tạo điều kiện cho một cuộc đối thoại,
nơi nhóm phân tích câu chuyện của bạn, xác định điều bạn có thể làm để ngăn chặn sai lầm và
thất bại, và điều bạn có thể làm tốt hơn trong tình huống đó. Bạn có thể thảo luận về các giải pháp
cho vấn đề bạn gặp phải đó. Bạn có thể hỏi cách áp dụng bài học của bạn với một vấn đề. Khi câu
chuyện có liên hệ chặt chẽ với vấn đề hiện tại, việc học hỏi sẽ được chia sẻ và các các nhân và
nhóm sẽ có lợi từ cả kinh nghiệm của bạn và sự gắn kết của họ. Tổ chức sẽ có lợi vì sự cởi mở,
học tập và tin cậy tăng lên nhờ việc kể những câu chuyện bằng cách thú vị và hiệu quả.
* Jack Harris - Phó Chủ tịch của trung tâm Y tế thuộc viện nghiên cứu và phát triển dược phẩm
toàn cầu Lilly, Indianapolis, Mỹ.
* Kim Barnes là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hiệp hội Barnes & Conti. Bà đã nhận bằng
thạc sĩ trong lĩnh vực phát triển nhân lực và có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý,
lãnh đạo và phát triển tổ chức. Chuyên ngành của bà bao gồm tư vấn phát triển tổ chức, xây dựng
và huấn luyện nhóm điều hành, ảnh hưởng, thương lượng, truyền thông, giải quyết xung đột, sáng
tạo, chấp nhận mạo hiểm, tiến bộ và thay đổi, thiết kế chương trình. Bà đã làm việc trong cả vai trò
bên trong và bên ngoài với các tổ chức trong nhiều ngành nghề, gồm khoa học kỹ thuật, nghiên
cứu và phát triển, công nghệ sinh học, viễn thông, hàng không, tài chính, phân phối, chăm sóc y
tế, sản xuất, bảo hiểm và chính phủ.
Kim là phát ngôn viên thường xuyên trong các hội nghị và hội thảo quốc gia và quốc tế và
đã xuất bản nhiều bài báo trên các tạp chí chuyên ngành ở Mỹ và nước ngoài. Các tác phẩm
của bà đã được dịch ra các thứ tiếng như Nhật, Hungary, Ba Lan, Đan Mạch, Tây Ban Nha,
Thái Lan, Trung Quốc.

×