8 nguyên tắc của cố Thủ tướng Anh Churchill
Chiến tranh, cũng giống như các khủng hoảng trong tổ chức, là thách thức với bất kỳ nhà
lãnh đạo nào vì chúng luôn tiềm ẩn những điều không đoán trước được. Bạn có thể khó
tiến hành một chiến lược đúng như kế hoạch. Các nhà lãnh đạo ngày nay có thể áp dụng 8
nguyên tắc mà cố Thủ tướng Anh Churchill đã áp dụng trong chiến tranh.
Cố Thủ tướng Anh Winston Churchill
Churchill đã thành công ở nơi mà nhiều người khác đã thất bại. Ông vạch ra một chiến lược rõ
ràng và tạo ra các nhóm hiệu quả. Ông truyền cảm hứng. Ông ta chọn những con người tài năng
và hướng dẫn một cách rõ ràng.
1. Có một tầm nhìn và chiến lược rõ ràng
Chiến tranh và điều hành tổ chức là sự kết hợp khôn ngoan của việc thiết lập và đạt được các mục
tiêu ngắn hạn và dài hạn. Mục đích tức thời có thể là thành công trong một cuộc tấn công đặc biệt,
mục tiêu lâu dài là đánh bại kẻ thù. Nhưng nó không đơn giản để đạt được điều đó. Các chiến
lược lâu dài thường phức tạp và cần phải làm cho tiến triển. "Vấn đề thường không chỉ trong khía
cạnh của "có" và "không" - Churchill nói - "mà là ở "nhiều hơn" hoặc "ít hơn"".
Không có chiến lược nào thành công mà không có tầm nhìn rõ ràng, Anh quốc một mình nó không
thể đánh bại Đức Quốc xã. Churchill đã phán đoán một cách khôn ngoan rằng, nếu Anh quốc thất
bại, Mỹ cũng sẽ nguy hiểm và Churchill hình thành tầm nhìn và chiến lược xung quanh sự can
thiệp của Mỹ.
2. Tổ chức để vượt qua đối thủ
Không có sự hợp tác đầy đủ, các chiến lược sẽ trở nên loạng choạng. Churchill đã học được rằng
một cuộc chiến không thể được tiến hành hoàn hảo mà không có các tổ chức thích hợp. Lúc trở
thành Thủ tướng, ông nhanh chóng bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ quốc phòng, một vị trí chưa từng tồn
tại trước đó. Cùng với nó là một văn phòng luôn thông báo tin tức cho ông, truyền đạt chỉ thị của
ông và đảm bảo cho mọi hoạt động không đình trệ.
Bài học cho lãnh đạo các tổ chức là giữ liên lạc với càng nhiều bộ phận trong tổ chức của bạn
càng tốt. Văn phòng của Churchill đã báo cho ông ta biết mọi sự tiến triển quan trọng. Ông đã biết
mọi khía cạnh của cuộc chiến.
Giống như trong một trận chiến, các nhà điều hành tổ chức cố gắng gắn kết các bộ phận của họ
lại với nhau. Phối hợp chiến lược và hành động. Các bộ phận chắc chắn sẽ nỗ lực khi họ có sự
cạnh tranh lành mạnh về nguồn lực và thị trường.
3. Luyện tập sức mạnh tinh thần để thực thi chiến lược
Hình thành chiến lược là một quá trình mang tính trí tuệ. Giữ cho nó tiếp tục là một sức mạnh tinh
thần. Sự nhiệt tâm và mạnh mẽ của Churchill dẫn đến các hành động nhanh chóng. Như Churchill
đã nhìn nhận, cuộc chiến không thể không thể chiến thắng bằng các biện pháp phòng thủ. Quân
Đồng minh phải tấn công vào Đức.
Churchill thường diễn tả tầm nhìn chiến lược của ông trong những câu đơn giản: "Các trận chiến
thắng lợi bằng sự tàn sát và mưu mẹo. Vị tướng càng vĩ đại, đóng góp của ông ta vào các mưu
mẹo càng nhiều và nhu cầu tàn sát càng ít".
Churchill đã viết rằng: "Trong chiến tranh, tất cả các nguyên tắc bị chi phối bởi thực tế và hoàn
cảnh, mặt khác, các chiến lược nên trở thành một lý thuyết quân sự, không phải là một nghệ thuật,
nó sẽ dựa trên các quy tắc và không chỉ dựa vào phán đoán về quy mô của nơi diễn ra".
4. Tích luỹ kinh nghiệm
Trước khi trở thành Thủ tướng Anh, Churchill đã giữ nhiều vị trí, ông có thể nói về các khái niệm
như đô đốc, tướng và thống chế.
Các nhà lãnh đạo cần hiểu toàn bộ tổ chức. Bạn không cần tinh thông về bộ phận của bạn như
các chuyên gia, nhưng bạn cần thành thạo một cách đầy đủ với các tranh luận của bạn trong một
bài đối thoại có tính xây dựng. Lúc Churchill trở thành Thủ tướng, công việc đó rất phù hợp với
ông. "Tôi cảm thấy như thể đó là số phận của mình và rằng tất cả cuộc sống của tôi như là sự
chuẩn bị cho giờ này và lần thử nghiệm này. Tôi biết khá nhiều về nó, và tôi chắc rằng tôi sẽ không
thất bại".
Kinh nghiệm cho thấy, bạn càng biết nhiều về lịch sử và sự phức tạp của tổ chức của bạn, bạn
càng xây dựng được một tương lai vững mạnh.
5. Thể hiện sự linh hoạt có tính chiến thuật
Sự linh hoạt và phản ứng nhanh là rất cần thiết khi đối mặt với tình huống thay đổi nhanh chóng.
Đừng ngăn chiến lược của bạn bởi những hướng dẫn quá chi tiết. Nới lỏng với những người chịu
trách nhiệm mang lại kết quả. Chỉ như vậy họ mới thực hành sáng kiến của họ và phản ứng với
các hoàn cảnh thay đổi mà không cần sự hướng dẫn kỹ hơn.
Cho mọi người tự do trong việc giành được các mục tiêu sẽ chứng tỏ sự tin cậy của bạn với họ.
Các hướng dẫn ngắn gọn thường khuyến khích sự thành công và các báo cáo súc tích. Churchill
chỉ xử lý với các chi tiết khi ông nghĩ rằng nó cần thiết. Các định hướng chiến lược của ông luôn
luôn nêu rõ vấn đề.
6. Thiết lập việc lãnh đạo truyền cảm hứng
Tinh thần cao đòi hỏi một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng. Churchill đã truyền cảm hứng bằng lời lẽ
của ông, nhưng đó chỉ là một phần của việc lãnh đạo. Nhà lãnh đạo thông minh đặt mình vào nơi
họ có thể tạo ra ảnh hưởng lớn nhất lên những vấn đề quan trọng nhất. Vào mùa hè năm 1940,
trong hoàn cảnh tuyệt vọng, Churchill đi bộ trên các con phố đổ nát ở Luân Đôn, nói về nghị viện
và điều đó đã được truyền đi khắp quốc gia.
Một vị tướng điều hành từ một trụ sở an toàn sẽ không bao giờ truyền cảm hứng được. Quân đội
nhanh chóng phê bình hành vi như vậy, trong khi nhà lãnh đạo dám chia sẻ hiểm nguy với họ sẽ
được mọi người ngưỡng mộ.
7. Tìm và đặt các tài năng hàng đầu vào đúng vị trí
Các nhà lãnh đạo tìm kiếm những người có khả năng và đánh giá các kết quả. "Bổn phận của tôi
là chắc rằng những người có khả năng xuất sắc, thậm chí dù hiện tại chưa nổi tiếng, không bị
ngăn cản việc phát huy tài năng của họ".
Đừng để việc tuyển dụng và chế độ thăng tiến cho các chuyên gia nhân sự. Thăng tiến từ trong
trước khi thuê từ bên ngoài, và chắc rằng các cá nhân được thăng tiến không kể đến chủng tộc
hay màu da.
8. Luôn nhớ, không có gì truyền cảm hứng bằng lòng nhiệt tình
Churchill cảm thấy phấn chấn với trách nhiệm của mình: lãnh đạo và nâng tinh thần của một quốc
gia, tổ chức một quốc gia trong chiến tranh, khuyến khích sự liên minh với Roosevelt và Stalin, và
vạch trần các nguy hiểm tồn tại.
Các nhà lãnh đạo tổ chức sẽ khôn ngoan hơn nếu học theo cách làm của Churchill thời chiến khi
phải đối mặt với khủng hoảng trong tổ chức.
Nguyệt Ánh
Theo leader excell