Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Chiến lược lịch sự trong hội thoại qua khảo sát tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.64 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NIÊN KHÓA 2016 – 2017
CHIẾN LƢỢC LỊCH SỰ TRONG HỘI THOẠI
(QUA KHẢO SÁT TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH CỦA
NGUYỄN NHẬT ÁNH)
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Dƣơng Thanh Trúc
Giáo viên hƣớng dẫn: Th.S Hồng Thị Thắm
Lớp: D13NV02
Khố: 2013 - 2017
Hệ: Chính quy

---o0o---

Bình Dƣơng, ngày 27/04/2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHOÁ: 2016 - 2017

CHIẾN LƢỢC LỊCH SỰ TRONG HỘI THOẠI
(QUA KHẢO SÁT TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH CỦA
NGUYỄN NHẬT ÁNH)


Ngƣời hƣớng dẫn: Th.S Hoàng Thị Thắm
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Dƣơng Thanh Trúc
Lớp: D13NV02
Khóa: 2013 - 2017
Hệ: Chính quy

---o0o---

Bình Dương, tháng 04 năm 2017


LỜI CẢM ƠN

Q Thầy, Cơ kính mến!
Mới ngày nào em còn bỡ ngỡ, rụt rè bƣớc chân vào giảng đƣờng đại học mà thấm
thoắt 4 năm đã trôi qua. Em nay đã trƣởng thành và sắp sửa chắp cánh bay đi, thực
hiện sự nghiệp cao quý của nghề nhà giáo. 4 năm- một khoảng thời gian tuy không quá
dài nhƣng cũng không phải là ngắn, ở mái trƣờng này, các Thầy Cơ ở khoa Ngữ văn
đã bằng tất cả tình u thƣơng và lịng u nghề của mình để quan tâm, giúp đỡ và bảo
ban chúng em, đã ở bên cạnh trong giai đoạn chúng em khó khăn nhất, xa gia đình,
thiếu thốn tình cảm, chập chững nơi đất khách quê ngƣời! Chú chim bé nhỏ ngày nào
giờ đây sắp phải xa quý Thầy Cô để bay đến những chân trời mới nhƣng sẽ mãi nhớ về
các Thầy Cô và về mái ấm gia đình Khoa Ngữ văn. Với lịng biết ơn của mình, em xin
gửi lời tri ân đến quý Thầy Cô ở Khoa Ngữ văn– Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một. Cảm
ơn những ngƣời cha, ngƣời mẹ kính yêu đã truyền đạt cho chúng em rất nhiều kiến
thức q báu. Đó sẽ là hành trang vơ giá mà chúng em luôn mang theo trên chặng
đƣờng sắp tới.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Th.S Hồng Thị
Thắm. Cơ là ngƣời đã tận tâm hƣớng dẫn em từng bƣớc trong quá trình thực hiện đề
tài này. Khóa luận khơng chỉ là sản phẩm học tập của cá nhân em mà còn ẩn chứa

trong đó biết bao cơng sức dạy dỗ và tâm huyết của Cơ. Em cảm thấy rất vui và vinh
dự vì đƣợc học với Cô. Em cảm ơn Cô đã luôn yêu thƣơng, động viên, bảo ban và giúp
đỡ em trong q trình thực hiện khóa luận. Em hứa sẽ ln ghi nhớ những chia sẻ,
những lời dạy bảo mà Cô dành cho em!
Cuối cùng, em kính chúc q Thầy, Cơ trong khoa Ngữ Văn luôn dồi dào sức
khỏe và thành cơng trong sự nghiệp cao q!
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song
chắc chắn khóa luận này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân


em chƣa nhận thấy đƣợc. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của q Thầy, Cơ giáo để
khóa luận đƣợc hồn chỉnh hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Bình Dương, ngày 27 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Dƣơng Thanh Trúc


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả nêu
trong khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các cơng trình khác.

Sinh viên

Nguyễn Dương Thanh Trúc


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ................................................................................ 8
1.1

Lí thuyết hội thoại........................................................................................ 8

1.1.1

Định nghĩa............................................................................................. 8

1.1.2. Cấu trúc hội thoại ..................................................................................... 9
1.1.2.1. Cuộc thoại .......................................................................................... 9
1.1.2.2. Đoạn thoại .......................................................................................... 9
1.1.2.3 Cặp thoại ........................................................................................... 10
1.2.2.4 Tham thoại ........................................................................................ 11
1.2.2.5 Hành động nói năng .......................................................................... 12
1.1.3

Các quy tắc hội thoại .......................................................................... 12

1.1.3.1 Quy tắc điều hành luân phiên lƣợt lời............................................... 12
1.1.3.2 Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại ........................................ 13
1.1.3.3 Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân- phép lịch sự......................... 14
1.2 Lí thuyết về lịch sự ........................................................................................ 14
1.2.1 Định nghĩa ............................................................................................... 14
1.2.2 Các hƣớng nghiên cứu lịch sự trong giao tiếp ........................................ 17
1.2.2.1 Hƣớng xem xét theo chuẩn mực xã hội ............................................ 17

1.2.2.2 Hƣớng xem xét theo quy tắc hội thoại .............................................. 18
1.2.2.3 Hƣớng xem xét theo cộng tác hội thoại ............................................ 19
1.2.2.4 Hƣớng xem xét theo thể diện ............................................................ 19
1.3. Giới thuyết về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên
cỏ xanh ................................................................................................................. 21


1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp ............................................................................ 21
1.3.2. Tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ............................................. 23
CHƢƠNG 2:
PHƢƠNG TIỆN NGÔN NGỮ THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC LỊCH SỰ TRONG HỘI
THOẠI Ở TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH ................................................ 25
2.1 Dùng từ ngữ xƣng hô ..................................................................................... 25
2.1.1 Xƣng hô chuẩn mực ................................................................................ 26
2.1.2 Xƣng hô thân thiện .................................................................................. 28
2.2 Dùng trợ từ ..................................................................................................... 31
2.3 Dùng hô ngữ .................................................................................................. 34
2.4 Dùng các yếu tố rào đón ................................................................................ 35
CHƢƠNG 3: ........................................................................................................... 39
GIÁ TRỊ CỦA CÁC PHƢƠNG TIỆN NGÔN NGỮ THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC
LỊCH SỰ TRONG HỘI THOẠI Ở TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH ..... 39
3.1 Phác họa tính cách nhân vật........................................................................... 39
3.1.1 Nhân vật Tƣờng ....................................................................................... 39
3.1.2. Nhân vật Thiều ....................................................................................... 43
3.2 Khắc họa những đặc trƣng trong văn hóa giao tiếp của ngƣời Việt .............. 49
3.2.1 Thơng qua cách dùng từ ngữ xƣng hô ..................................................... 50
3.2.2 Thông qua việc sử dụng các hành vi rào đón .......................................... 53
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TƢ LIỆU KHẢO SÁT....................... 59



PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
L. Pheurbach đã từng nói: “Con ngƣời cá thể khơng chứa bản chất con ngƣời

ở trong mình…Bản chất con ngƣời chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, trong thể thống
nhất giữa con ngƣời với con ngƣời. Con ngƣời để cho mình chỉ là con ngƣời theo
nghĩa thơng thƣờng, cịn con ngƣời trong giao tiếp với đồng loại, trong sự thống
nhất giữa Tôi với Anh mới chính là Thƣợng đế”. Đúng nhƣ vậy, giao tiếp chính là
nhu cầu khơng thể thiếu trong cuộc sống của con ngƣời và cũng là điều kiện để con
ngƣời bộc lộ bản thân mình. Đặc điểm của nền văn minh nơng nghiệp lúa nƣớc, tính
cố kết cộng đồng bền vững và bắt rễ sâu vào trong tâm thức lớp lớp các thế hệ nên
với ngƣời dân Việt Nam, vấn đề giao tiếp lại càng đƣợc coi trọng. Vì coi trọng nên
ngƣời Việt khơng chỉ thích giao tiếp, thích tìm hiểu, quan sát mọi ngƣời thơng qua
giao tiếp mà cịn ln cố gắng để cuộc giao tiếp đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn.
Và lịch sự chính là một trong những yếu tố đƣợc ngƣời Việt đặt lên hàng đầu để
đảm bảo cho việc giao tiếp đƣợc thuận lợi, tranh thủ đƣợc sự hợp tác của ngƣời
khác. Nói nhƣ vậy để thấy đƣợc rằng, tìm hiểu về lịch sự cũng chính là tìm hiểu về
một nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của ngƣời Việt.
Mặt khác, đứng ở góc cạnh ngơn ngữ học, đặc biệt ở phân ngành Dụng học,
lịch sự trong hội thoại đang là mảnh đất vẫn còn rất mới, rất cần đƣợc các nhà ngôn
ngữ học khai phá. Tìm hiểu về lịch sự là một vấn đề rất thú vị nhƣng cũng không hề
dễ dàng. Bởi lẽ, lịch sự không phải là một vấn đề thuần túy ngôn ngữ học mà nó cịn
chịu tác động, cịn bị chi phối bởi các yếu tố phi ngôn ngữ nhƣ: ngữ cảnh giao tiếp,
vai giao tiếp, văn hóa, phong tục, tập quán,... Chính điều này càng thu hút, thúc đẩy
ngƣời viết đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề lịch sự trong hội thoại.
Bên cạnh đó, mặc dù đã có một số cơng trình nghiên cứu đƣa ra những lí
thuyết về chiến lƣợc lịch sự trong giao tiếp, nhƣng những công trình vận dụng lí

thuyết ấy vào thực tế hội thoại trong tác phẩm văn học lại rất khan hiếm. Trong giới
hạn của mình, ngƣời viết chỉ tìm đƣợc một số cơng trình nghiên cứu lịch sự trong
giao tiếp ngơn ngữ, trong hành động cầu khiến tiếng Việt. Số lƣợng đề tài nghiên

Trang 1


cứu về lịch sự trong hội thoại ở một tác phẩm văn học hầu nhƣ khơng có. Nếu có,
chỉ là những cơng trình nghiên cứu hội thoại (có kèm một nội dung nhỏ về lịch sự)
trong một số tác phẩm văn học lớn nhƣ: Truyện Kiều, Số đỏ, các tác phẩm của
Nguyễn Huy Thiệp trƣớc năm 2000,...
Trong những năm gần đây, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật
Ánh là một trong những tác phẩm văn học đƣơng đại hiếm hoi nhận đƣợc sự chú ý
đặc biệt của cơng chúng. Tuy nhiên, chƣa có cơng trình nào nghiên cứu về tác phẩm
này trên phƣơng diện ngôn ngữ. Thế giới nhân vật trong tác phẩm không chỉ là thế
giới trẻ con, mà còn là tổng hòa những mối quan hệ giữa các em với ngƣời lớn nên
sẽ xuất hiện rất nhiều mối quan hệ giao tiếp khác nhau. Hơn nữa, các cơng trình tìm
hiểu về lịch sự trong các tác phẩm văn học đƣơng đại dƣờng nhƣ ít đƣợc các tác giả
quan tâm tìm hiểu. Trong khi đó, theo ngƣời viết, chiến lƣợc lịch sự trong những tác
phẩm văn học đƣơng đại sẽ phản ánh cách thức giao tiếp của ngƣời Việt trong bối
cảnh hiện nay. Điều này càng thôi thúc ngƣời viết thực hiện đề tài liên quan đến tác
phẩm trên.
Đó là tất cả những lí do để ngƣời viết lựa chọn thực hiện đề tài “Chiến lƣợc
lịch sự trong hội thoại (Qua khảo sát Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn
Nhật Ánh)”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sự đƣợc câu thúc bởi quan hệ liên cá nhân, là một trong những quy tắc chi
phối hội thoại. Do đó khi nghiên cứu về hội thoại không thể không đề cập đến lịch
sự. Điều này đã đƣợc minh chứng qua hầu hết các cơng trình nghiên cứu hội thoại.
Tuy nhiên, xem xét hội thoại một cách quy mô, công phu và sâu sắc phải kể đến các

tác giả: Robin Lakoff, Geoffery Leech, George Yule, Penelop Brown & Stephen
Levinson. Đây là những tác giả nổi bật nhất đã đƣa ra những cơng trình nghiên cứu
của mình về vấn đề lịch sự trong giao tiếp.
R. Lakoff (1973) là ngƣời mở đầu cho việc nghiên cứu lịch sự trong ngôn ngữ.
Kế thừa và phát huy nguyên tắc cộng tác (cooperative principle) trong lí thuyết hội
thoại của Grice, tác giả này đã mở rộng các khái niệm về quy tắc ngữ pháp và khái

Trang 2


niệm về tạo dựng các hình thức phù hợp với ngữ dụng học. Theo Lakoff “lịch sự là
tôn trọng nhau”. Nó là một biện pháp dùng để giảm bớt trở ngại trong tƣơng tác
giao tiếp giữa các cá nhân.
Phép lịch sự của Leech (1983) đƣợc xây dựng dựa trên khái niệm “thiệt hại”
(cost) và “lợi ích” (benefit) giữa ngƣời nói và ngƣời nghe do ngôn từ gây nên. Sự
thay đổi mức độ lợi- thiệt trong một phát ngơn, do đó, sẽ làm thay đổi mức độ lịch
sự trong lời nói. Theo Leech, lịch sự là sự bù đắp những hao tổn, thiệt thịi do hành
động của ngƣời nói gây ra cho ngƣời đối thoại. Cũng theo Leech, có những hành vi
tại lời mang bản chất cố hữu là không lịch sự, chẳng hạn hành vi ra lệnh, nhƣng
cũng có những hành vi tại lời lại mang bản chất cố hữu là lịch sự nhƣ sự khen, tặng.
Có thể nói, Penelop Brown & Stephen Levinson (1978- 1987) là hai tác giả
lớn và có ảnh hƣởng sâu rộng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu về lịch sự. Dựa trên
khái niệm thể diện (face) của Goffman (1973), Brown và Levinson đã phân biệt hai
phƣơng diện của thể diện, đó là thể diện dƣơng và thể diện âm hay cịn gọi là thể
diện tích cực và thể diện tiêu cực. Cũng chính Brown và Levinson là những tác giả
đã đƣa ra hai chiến lƣợc lịch sự cơ bản, lịch sự dƣơng tính và lịch sự âm tính nhằm
giảm thiểu mức độ “mất thể diện” cho những đối tƣợng tham gia giao tiếp. Mặc dù
lí thuyết của Brown và Levinson vẫn chƣa hoàn toàn thỏa đáng khi cho rằng lịch sự
là một chiến lƣợc giao tiếp của cá nhân mà bỏ qua sự ảnh hƣởng của các chuẩn mực
xã hội trong ứng xử bằng ngôn ngữ nhƣng lí thuyết này vẫn đƣợc xem là có sức giải

thích lớn nhất.
Sau Brown và Levinson, Yule (1996) cũng có thảo luận về vấn đề lịch sự và
tƣơng tác trong Pragmatics. Tuy nhiên, nhìn chung, so với lí thuyết của Brown và
Levinson thì nghiên cứu của Yule cũng khơng có gì mới hơn.
Ở Việt Nam, bắt đầu từ những năm 90, vấn đề lịch sự trong ngôn ngữ cũng bắt
đầu đƣợc nghiên cứu. Ngƣời mở đầu cho xu hƣớng này là tác giả Nguyễn Đức Dân
với cơng trình Ngữ dụng học (1998) khi ơng đề cập đến ngun lí lịch sự thông qua
việc bàn luận về vấn đề thể diện trong lí thuyết của Brown và Levinson cũng nhƣ
nêu ra những điểm chƣa thỏa đáng trong lí thuyết của Leech.

Trang 3


Đến năm 2000, trong cuốn Dụng học Việt ngữ, Nguyễn Thiện Giáp cũng điểm
qua lí thuyết về lịch sự và giao tiếp.
Trong Đại cương ngôn ngữ học, tập hai, Ngữ dụng học (2001), tác giả Đỗ Hữu
Châu đã đƣa ra các quan điểm về lịch sự tƣơng đối hoàn chỉnh bên cạnh việc phân
tích những lí thuyết về lịch sự của Robin Lakoff, Geoffery Leech, George Yule,
Penelop Brown & Stephen Levinson.
Ngồi ba tác giả trên, cịn một số bài viết rải rác trên các báo và tạp chí, một số
luận án cũng đề cập các vấn đề liên quan đến phép lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ
nhƣ: Lê Thị Kim Đính, Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt, Luận văn thạc
sĩ ngành Ngôn ngữ học, 2006; Lê Thị Thúy Hà, Lịch sự trong hành động ngôn từ
phê phán của người Việt và người Anh, Luận văn tiến sĩ ngành ngôn ngữ học, 2015;
Tạ Thị Thanh Tâm, Lịch sự trong một số nghi thức giao tiếp tiếng Việt, Luận văn
tiến sĩ ngành ngôn ngữ học, 2008...Tuy nhiên, vấn đề ứng dụng những lí thuyết về
lịch sự trên để đi sâu tìm hiểu về chiến lƣợc lịch sự trong hội thoại ở tác phẩm văn
học vẫn cịn khá ít ỏi. Số lƣợng các cơng trình đƣợc cơng bố khơng nhiều. Qua khảo
sát, ngƣời viết chỉ tìm đƣợc cơng trình của Vũ Thị Minh Nguyệt, Lịch sự trong
hành động thỉnh cầu và hành động hồi đáp trong một số tác phẩm văn học Việt

Nam hiện đại, Luận văn thạc sĩ ngành Ngơn ngữ học, 2015. Chính vì thế, việc
nghiên cứu về vấn đề lịch sự nói chung, lịch sự trong một tác phẩm văn học nói
riêng đang rất cần sự quan tâm tìm hiểu và đầu tƣ của các nhà nghiên cứu.
Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn tiêu biểu của văn học đƣơng đại. Chính vì vậy,
có khơng ít các cơng trình nghiên cứu các tác phẩm của ơng trên mọi bình diện: văn
học, điện ảnh, sân khấu… Từ bình diện văn học có thể kể đến các cơng trình của:
Đỗ Ngọc Quỳnh Nhƣ, Kết cấu cốt truyện "Kính vạn hoa" của Nguyễn Nhật Ánh,
2014; Nguyễn Thị Thuấn, Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây
của Nguyễn Nhật Ánh, 2014,...Từ bình diện sân khấu có thể kể đến cơng trình của:
Lê Anh Tuấn, Phim truyện chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật ÁnhThành công và hạn chế, 2016. Tuy nhiên, trong chừng mực nghiên cứu của chúng

Trang 4


tơi thì chƣa có cơng trình nào nghiên cứu trên bình diện ngơn ngữ các tác phẩm của
nhà văn, bao gồm cả việc nghiên cứu về khía cạnh lịch sự trong hội thoại.
Chính vì vậy, với đề tài “Chiến lƣợc lịch sự trong hội thoại (Qua khảo sát Tôi
thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh)”, ngƣời viết hi vọng sẽ mang
đến một cơng trình tìm hiểu hồn tồn mới mẻ, vận dụng đƣợc những lí thuyết lịch
sự trong hội thoại để giải quyết, phân tích những tình huống hội thoại hết sức đặc
sắc và thú vị trong bộ truyện dài nổi tiếng đã đem lại cho nhà văn nhiều giải thƣởng
danh giá trong 8 năm trở lại đây.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Ngƣời viết thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm những mục đích sau đây:
So với một số tác phẩm văn học khác, trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh,
mối quan hệ giữa các nhân vật chủ yếu là quan hệ ngang hàng. Hơn thế, đây lại là
một tác phẩm đƣợc viết trong không gian đƣơng đại. Chính vì vậy, thơng qua khảo
sát sẽ làm sáng rõ những phƣơng tiện ngôn ngữ thƣờng đƣợc các nhân vật giao tiếp
có vị thế ngang hàng nhau sử dụng để duy trì việc thực hiện chiến lƣợc lịch sự trong

giao tiếp hiện nay.
Bên cạnh đó, khóa luận này cũng sẽ chỉ ra đƣợc giá trị của việc sử dụng
những phƣơng tiện ngơn ngữ duy trì chiến lƣợc lịch sự trong hội thoại đối với việc
góp phần khắc họa tính cách nhân vật cũng nhƣ phác họa những đặc trƣng văn hóa
trong giao tiếp của ngƣời Việt.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Có rất nhiều phƣơng tiện ngơn ngữ góp phần thực hiện chiến lƣợc lịch sự trong
hội thoại. Tuy nhiên, ở khóa luận này, ngƣời viết chỉ khảo sát những phƣơng tiện
ngôn ngữ đƣợc sử dụng nhiều và có tầm quan trọng đặc biệt trong các cuộc thoại:
dùng các từ ngữ xƣng hô, dùng hô ngữ, dùng trợ từ và các yếu tố rào đón.
Phạm vi ngữ liệu khảo sát là các cuộc thoại trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên
cỏ xanh.

Trang 5


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thống kê
Dựa trên tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh,
ngƣời viết sẽ thống kê các cuộc thoại điển hình phục vụ cho mục đích phân tích các
phƣơng tiện ngôn ngữ chủ yếu đƣợc nhà văn sử dụng để thực hiện chiến lƣợc lịch
sự trong hội thoại: dùng từ ngữ xƣng hô, dùng hô ngữ, dùng trợ từ và các yếu tố rào
đón.
4.2 Phương pháp xã hội- dân tộc học
Lịch sự là một chiến lƣợc trong giao tiếp của con ngƣời. Sự giao tiếp lại là một
hoạt động mang tính xã hội. Vì thế, những yếu tố liên quan đến con ngƣời và xã hội
nhƣ tâm lí, phong tục, văn hóa, dân tộc,...là khơng thể bỏ qua trong q trình nghiên
cứu về lịch sự.
Chính vì thế, trong bài nghiên cứu của mình, ngƣời viết cũng sử dụng phƣơng
pháp xã hội- dân tộc học để giải thích cách sử dụng những phƣơng tiện ngôn ngữ

trong giao tiếp của ngƣời Việt ở Nam Bộ.
4.3 Phương pháp miêu tả và phân tích hội thoại
Ngƣời viết sử dụng hai phƣơng pháp này trong q trình mơ tả, phân tích các
ngữ liệu để tìm ra các phƣơng tiện ngơn ngữ thực hiện chiến lƣợc lịch sự trong hội
thoại giữa các nhân vật cũng nhƣ đƣa ra những giá trị của việc sử dụng các phƣơng
tiện ngơn ngữ đó.
4.4 Phương pháp diễn dịch và quy nạp
Ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp này trong quá trình dẫn dắt và đƣa ra từng kết
luận của khóa luận.
5. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của khóa luận
đƣợc chia làm ba chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận
1.1 Lí thuyết hội thoại
1.2 Lí thuyết về lịch sự

Trang 6


1.3 Giới thuyết về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm Tôi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh
Chƣơng 2. Phƣơng tiện ngôn ngữ thực hiện chiến lƣợc lịch sự trong Tôi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh
2.1 Dùng từ ngữ xƣng hô
2.2 Dùng trợ từ
2.3 Dùng hô ngữ
2.4 Dùng các yếu tố rào đón
Chƣơng 3. Giá trị của việc sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ thực hiện chiến
lƣợc lịch sự trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
3.1 Phác họa tính cách nhân vật

3.1.1 Nhân vật Tƣờng
3.1.2 Nhân vật Thiều
3.2 Khắc họa những đặc trƣng trong văn hóa giao tiếp của ngƣời Việt
3.2.1 Thông qua cách dùng từ ngữ xƣng hô
3.2.2 Thông qua việc sử dụng các hành vi rào đón

Trang 7


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Lí thuyết hội thoại
1.1.1 Định nghĩa
Trong nghiên cứu Việt ngữ học hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
hội thoại (conversation). Hầu hết các tác giả đều định nghĩa về hội thoại một cách
sơ bộ, có tính chất giả thiết để nghiên cứu.
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 xác lập khái
niệm hội thoại: Hội thoại là hình thức giao tiếp thƣờng xuyên, phổ biến của ngơn
ngữ, và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Tác giả cũng chỉ
ra rằng, các cuộc hội thoại thƣờng khác nhau ở những phƣơng diện sau đây: đặc
điểm của thoại trƣờng, số lƣợng ngƣời tham gia hội thoại, cƣơng vị và tƣ cách của
những ngƣời tham gia hội thoại, có đích hay khơng có đích đến, tính có hình thức
hay khơng có hình thức, vấn đề ngữ vực.
Tác giả Nguyễn Đức Dân trong cuốn Ngữ dụng học khẳng định: “Trong giao
tiếp hai chiều, bên này nói, bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trị của hai
bên thay đổi. Bên nghe lại trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là
hội thoại” [tr.76]. Tác giả cũng chỉ ra rằng: “Trong các loại hội thoại thì song thoại
là quan trọng nhất”.
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong cuốn Giáo trình Ngữ dụng học, lại có một cách
định nghĩa khác: “Hội thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa

hai hay nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự
tƣơng tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích
nhất định” [tr.18].
Nhƣ vậy, có thể nhận thấy mặc dù cách định nghĩa, cách quan niệm có thể
khác nhau nhƣng nhìn chung nội hàm của khái niệm hội thoại của các tác giả nêu
trên cơ bản là tƣơng đồng. Ngƣời viết cũng đồng tình với các tác giả và cho rằng
hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời giữa những ngƣời tham gia giao tiếp nhằm
hƣớng đến một mục đích nào đó. Hội thoại diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định,

Trang 8


mà ở đó giữa các nhân vật tham gia giao tiếp có sự tƣơng tác lẫn nhau nhằm đạt
đƣợc mục đích giao tiếp.
1.1.2. Cấu trúc hội thoại
Các đơn vị tham gia cấu trúc hội thoại gồm có: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp
thoại, tham thoại và hành động ngơn trung (cịn gọi là hành vi ngôn ngữ).
1.1.2.1. Cuộc thoại
Cuộc thoại hay còn gọi là cuộc tƣơng tác (interaction) là đơn vị hội thoại bao
trùm, lớn nhất. Có thể nói tồn bộ hoạt động ngôn ngữ của con ngƣời là một chuỗi
dằng dặc những lời đối đáp. Thông thƣờng, để xác định một cuộc thoại có thể dựa
vào các tiêu chí sau đây:

-

Nhân vật hội thoại: có thể có hai, ba hoặc nhiều ngƣời tham gia.

-

Tính thống nhất về thời gian và địa điểm diễn ra cuộc hội thoại.


-

Tính thống nhất về đề tài diễn ngôn. Các tham thoại cấu thành cuộc thoại phải

có xu hƣớng thống nhất về chủ đề.

-

Tiêu chí về các dấu hiệu định ranh giới cuộc thoại. Thông thƣờng có những

dấu hiệu mở đầu cuộc thoại (nhƣ ở cuộc họp, ngƣời điều khiển có thể tuyên bố khai
mạc và tuyên bố đề tài) và dấu hiệu kết thúc (lời tun bố bế mạc). Trong trị
chuyện thơng thƣờng, giữa những ngƣời lạ, dấu hiệu mở đầu có thể là lời chào hỏi,
dấu hiệu kết thúc có thể là những câu hỏi kiểu nhƣ: cịn gì nữa khơng nhỉ? hoặc
những lời nhƣ: thế thôi nhé v.v...
1.1.2.2. Đoạn thoại
Đoạn thoại là đơn vị gồm một số cặp trao lời, đáp lời có sự liên kết chặt chẽ
với nhau về chủ đề và mục đích. Đoạn thoại thƣờng gồm các phần: mở thoại, thân
thoại và kết thoại.
Phần mở thoại thƣờng là phần có tính đƣa đẩy, thăm dị, thƣơng lƣợng về đề
tài, về số lƣợng, về thái độ... Trong phần này, ngƣời nói thƣờng sử dụng lời chào,
lời giới thiệu mang tính nghi thức nhằm tạo lập quan hệ, hƣớng ngƣời nghe tham
gia cuộc thoại. Ví dụ:
Dùng hành vi hỏi để chào:

Trang 9


-


Bà lão chưa đi hàng cơ à? Muộn mấy?...

-

Chưa bà ạ. Mời bà vào chơi trong này!
(Ngữ văn 9.T1, Nxb Giáo dục, H., 2007, tr.168)

Dùng hành vi hỏi mang tính thăm dị:

-

Khơng biết cháu có làm phiền cơ khơng ạ?

-

Cơ đang rỗi mà. Có chuyện gì cháu kể cho cơ xem nào.
Phần thân thoại là phần triển khai nội dung chủ đề hội thoại và mang tính thống

nhất cao.
Phần kết thoại là phần tổng kết, kết luận về chủ đề đã triển khai ở phần thân
thoại. Đó thƣờng là lời cảm ơn, xin lỗi, hứa hẹn, lời chúc hoặc lời tạm biệt,... Ví dụ:
Lời cảm ơn:

-

Cảm ơn bác đã dành thời gian tâm sự với cháu.

-


Lần sau có chuyện gì cứ kể với chú. Đừng ngại!
Lời tạm biệt:

-

Thôi tôi về nhé!

-

Lần sau mình gặp nhé!
Lời chúc:

-

Cậu đi cẩn thận nhé!

-

Cậu ở lại mạnh khoẻ đấy!

1.1.2.3 Cặp thoại
Cặp thoại là đơn vị cấu thành nên đoạn thoại. Nó đƣợc cấu thành từ các tham
thoại. Có thể căn cứ vào số lƣợng các tham thoại để phân loại các cặp thoại thành:
Cặp thoại một tham thoại, cặp thoại hai tham thoại, cặp thoại ba tham thoại. Cặp
thoại là những lời ứng đáp thể hiện sự tƣơng tác qua lại giữa ngƣời nói và ngƣời
nghe. Nói cách khác, đó là hai phát ngơn có quan hệ trực tiếp với nhau, chẳng hạn:
hỏi - trả lời, chào – chào, trao - nhận, đề nghị - đáp ứng, xin lỗi - chấp nhận xin lỗi,
nhận định - bác bỏ... Các thành viên của cặp thoại có thể đứng kế cận hoặc bị gián
cách, tức là bị các cặp thoại khác chen vào. Ví dụ:
Câu trao là một câu hỏi, câu đáp là câu trả lời:


Trang 10


-

Con có mấy cái hoa tay hở chú?

Chú Đàn lắc đầu, thất vọng:

-

Chẳng có cái nào hết.
(Tơi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nguyễn Nhật Ánh)

Câu trao là câu đề nghị, câu đáp là câu chấp nhận:

-

Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá

đơn, có được khơng?
Cao Bá Qt vui vẻ trả lời:

-

Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
(Tiếng Việt 4.T1 – Nxb Giáo dục, 2006)

1.2.2.4 Tham thoại

Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại
nhất định. Tham thoại có thể trùng, lớn hơn hoặc nhỏ hơn lƣợt lời.
Ví dụ:
Tham thoại trùng lƣợt lời:

-

Mày làm nghề gì?

-

Đội viên du kích.

-

Ai sai mày làm việc này?

-

Lòng yêu nước
(Ngữ văn 6.T1, Nxb Giáo dục, tr.123)

Tham thoại nhỏ hơn lƣợt lời:

-

Bố...

-


Làm sao nào? Cơ lại muốn xin xỏ chứ gì?

-

Bố... cho con xin 10 ngàn. (Hai lƣợt lời nhƣng chỉ có một tham thoại)

Tham thoại lớn hơn lƣợt lời:

-

Dạo này thế nào?

-

Bình thường. Cảm ơn! Cịn cậu?
Trong ví dụ trên, lƣợt lời đáp có tới ba tham thoại: một tham thoại đáp, một

tham thoại cảm ơn và một tham thoại hỏi.

Trang 11


1.2.2.5 Hành động nói năng
Hành động nói năng là đơn vị tạo nên tham thoại. Trong một phát ngơn có thể có
một hoặc một số hành động nói năng.
Ví dụ:
Chồng: Khơng bán chó thì lấy tiền đâu mua gạo? Em hãy dắt nó ra chợ bán

đi!


-

Vợ: Hay mình nghĩ cách khác được khơng mình?
Trong ví dụ trên, lời trao của ngƣời chồng có hai hành động nói năng: hành động

hỏi và hành động đề nghị; lời đáp của ngƣời vợ chỉ có một hành động nói năng:
hành động hỏi.
1.1.3 Các quy tắc hội thoại
1.1.3.1 Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời
Các quy tắc điều hành sự luân phiên lƣợt lời gồm một hệ những “điều khoản”
mà Sacks và các đồng tác giả phát biểu nhƣ sau:
a) Thứ nhất, vai nói thƣờng xuyên luân phiên trong một cuộc hội thoại.
Theo điều khoản này thì một cuộc hội thoại lí tƣởng là một cuộc hội thoại có
sự cân bằng về lƣợt lời: Thời gian nói của một ngƣời nói càng dài thì thời gian anh
ta nghe cũng phải dài. Trong một cuộc hội thoại bình thƣờng, ngƣời chiếm độc
quyền nói là ngƣời dễ bị lên án.
Ngoài ra, điều khoản cân bằng lƣợt lời này cũng có tác dụng về mặt nội dung:
ngƣời nào nói q nhiều về mình trong một cuộc hội thoại- dù nói theo kiểu tự khen
hay kể khổ- cũng đều bị lên án. Cái tôi là cái đáng ghét (tục ngữ Pháp).
b) Thứ hai, mỗi lần chỉ có một ngƣời nói.
c) Thứ ba, lƣợt lời của mỗi ngƣời thƣờng thay đổi về độ dài do đó cần có
những biện pháp để nhận biết khi nào thì một lƣợt lời chấm dứt.
d) Thứ tƣ, vị trí ở đó nhiều ngƣời cùng nói một lúc tuy thƣờng gặp nhƣng
khơng bao giờ kéo dài.
e) Thứ năm, thông thƣờng lƣợt lời của đối tác này chuyển tiếp cho đối tác kia
diễn ra không bị ngắt quãng quá dài, cũng không bị dẫm đạp lên nhau.

Trang 12



f) Thứ sáu, trật tự (nói trƣớc, nói sau) của những ngƣời nói khơng cố định, trái
lại ln ln thay đổi. Do đó một số phƣơng tiện đƣợc dùng để chỉ định và phân
phối lƣợt lời là cần thiết.
Việc chỉ định và phân phối lƣợt lời tất nhiên không đặt ra đối với những cuộc
song thoại mặt đối mặt, nó chỉ đặt ra ở những cuộc đa thoại. Trong những trƣờng
hợp đó, khơng phải đợi đến khi lƣợt lời mình nói kết thúc, mà ngay khi đang nói,
ngƣời đang nói phải tính tốn xem ai sẽ là ngƣời nói tiếp mình. Thói thƣờng, ngƣời
đang nói có thể đƣa mắt nhìn ngƣời mình định chọn, hoặc đƣa ra những gợi ý,
những vấn đề... mà chỉ ngƣời mình định chọn mới đáp lại phát triển thêm đƣợc.
Ngƣời đang nói cũng có thể chỉ định một cách tƣờng minh ngƣời nói sau bằng cách
đặt câu hỏi, mời đích danh v.v...
1.1.3.2 Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại
Ngoài quy tắc điều hành sự luân phiên lƣợt lời, trong hội thoại, ngƣời ta còn đề
cập đến quy tắc điều hành nội dung của hội thoại. Quy tắc này chủ yếu quy định về
quan hệ nội dung giữa các phát ngôn đƣợc đƣa ra trong quá trình hội thoại. Thuộc
các quy tắc điều hành nội dung hội thoại, theo tác giả Đỗ Hữu Châu gồm 2 nguyên
tắc: Nguyên tắc cộng tác hội thoại (của Grice) và Nguyên tắc quan yếu (của hai nhà
ngôn ngữ Wilson và Sperber). Tuy nhiên, trong giới hạn của một khóa luận tốt
nghiệp, dƣới đây ngƣời viết chỉ trình bày nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice.
Trƣớc C.K. Orecchioni, ngay từ năm 1967, Grice đã đƣa ra những phác thảo
đầu tiên của nguyên tắc cộng tác thông qua những bài giảng của mình tại trƣờng
Đại học Havard. Dần dần, ngun tắc này đƣợc Grice hồn thiện và có dạng tổng
quát nhƣ sau:
“Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị (vào cuộc hội thoại) đúng như nó
được địi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay
phương hướng của cuộc hội thoại mà anh, chị đã chấp nhận tham gia vào.”
Nguyên tắc này bao trùm bốn phạm trù mà Grice gọi tên là: phạm trù lƣợng,
phạm trù chất, phạm trù quan hệ, phạm trù cách thức. Mỗi phạm trù nhƣ vậy tƣơng
ứng với một “tiểu nguyên tắc” mà Grice gọi là phƣơng châm, và mỗi phƣơng châm


Trang 13


lại bao gồm một số “tiểu phƣơng châm”. Đó là: phƣơng châm về lƣợng; phƣơng
châm về chất; phƣơng châm quan hệ và phƣơng châm cách thức.
a) Phƣơng châm về lƣợng:
Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lƣợng tin đúng nhƣ địi hỏi
Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lƣợng tin lớn hơn địi hỏi
b) Phƣơng châm về chất:
Đừng nói những điều mà anh tin rằng khơng đúng
Đừng nói điều mà anh khơng có bằng chứng xác thực
c) Phƣơng châm quan hệ:
Hãy quan yếu
d) Phƣơng châm cách thức:
Tránh lối nói tối nghĩa
Tránh lối nói mập mờ (có thể hiểu nhiều nghĩa)
Hãy ngắn gọn (tránh dài dịng)
Hãy nói có trật tự
Dù cịn bị chỉ ra khá nhiều hạn chế, nhƣng từ năm 1967 đến nay, lí thuyết của
Grice vẫn tiếp tục là cơ sở cho tất cả các cơng trình nghiên cứu về ngữ dụng học.
Ngun tắc quan yếu, phép lịch sự là những cố gắng lấp đầy những “lỗ hỗng” đó
trong lí thuyết của Grice.
1.1.3.3 Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân- phép lịch sự
Phép lịch sự là một trong những nội dung trọng tâm của bài nghiên cứu này.
Chính vì thế, ngƣời viết sẽ trình bày nó ở một mục riêng. (Mục 1.2)
1.2 Lí thuyết về lịch sự
1.2.1 Định nghĩa
Trong hội thoại, ngoài quan hệ trao đổi thơng tin cịn có quan hệ liên cá nhân
(quan hệ giữa các “vai” trong giao tiếp). Liên quan trực tiếp tới quan hệ liên cá nhân
là vấn đề đảm bảo tính lịch sự trong giao tiếp. Vậy lịch sự đƣợc định nghĩa nhƣ thế

nào?

Trang 14


Theo cách hiểu thông thƣờng, lịch sự là một biểu hiện của quan hệ liên cá nhân
trong tƣơng tác, làm cho cuộc tƣơng tác đƣợc hài hòa, các cá nhân tham gia tƣơng
tác cảm thấy dễ chịu, thoải mái, góp phần đƣa cuộc hội thoại đến thành công. Tuy
nhiên, ở góc độ ngữ dụng học, khái niệm “lịch sự” khơng chỉ hiểu đơn giản nhƣ
vậy. Dƣới đây, ngƣời viết sẽ đƣa ra một số định nghĩa về lịch sự của các nhà ngơn
ngữ đi trƣớc trƣớc khi trình bày định nghĩa mà nghiên cứu này đồng thuận.
Nguyễn Thiện Giáp (2000) trong cuốn Dụng học Việt ngữ khẳng định lịch sự
nhƣ một chuẩn mực xã hội, và tác giả lập thức: “Các nhà văn hóa thuộc nhiều dân
tộc khác nhau đã quan niệm lịch sự là hành vi xã hội có lễ độ hay là phép xã giao
trong hành vi văn hoá" [ tr. 100]. Tác giả cho rằng chuẩn mực xã hội trong giao tiếp
"không chỉ thể hiện ở lời nói mà cịn thể hiện ở giọng, ở điệu" [tr.101]. Cùng với
việc khẳng định lịch sự là chuẩn mực xã hội, tác giả cũng xác nhận rằng “... trong
giao tiếp còn một kiểu lịch sự nữa đƣợc thực hiện. Để miêu tả kiểu lịch sự này cần
biết khái niệm thể diện (face)” [tr. 104], và thể diện theo hƣớng phân tích của nhà
ngơn ngữ học này, về thực chất là sự kế thừa quan niệm về chiến lƣợc lịch sự của
Brown và Levinson. Lịch sự đƣợc tác giả Nguyễn Thiện Giáp quan niệm là những
“nguyên tắc chung trong tƣơng tác xã hội” [tr. 102]. Những nguyên tắc này có thể
bao gồm “sự tế nhị, sự khoan dung, sự khiêm tốn, sự cảm thông đối với ngƣời
khác” [tr. 102]. Những lời nói, câu thơ, ca dao, tục ngữ.. của ngƣời Việt là những ví
dụ đƣợc đƣa ra để minh chứng cho nguyên tắc lịch sự mà tác giả đã bênh vực.
Trong những nguyên tắc đó, nguyên tắc nhún nhƣờng và khiêm tốn khơng những
thích hợp với ngƣời Việt mà cịn thích hợp với nhiều dân tộc khác, tức là có tính
phổ quát đối với nhiều dân tộc.
Vũ Thị Thanh Hƣơng là một trong những ngƣời quan tâm nhiều nhất đến lịch
sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt. Qua cơng trình nghiên cứu với nhan đề

Politeness in modern Vietnamese: A sociolinguistic study of a Hanoi speech
community (Lịch sự trong tiếng Việt hiện đại: Một nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội
ở một cộng đồng ngôn ngữ của Hà Nội), tác giả đã phác hoạ một mơ hình lịch sự
trong tiếng Việt bao gồm các nội dung: lễ phép, tế nhị, đúng mực, khéo léo [tr.

Trang 15


148], trong đó lễ phép đƣợc hiểu là một kiểu lịch sự của ngƣời bề dƣới đối với
ngƣời bề trên.
Kết quả phân tích của tác giả cho thấy rằng xét trong quan hệ với lịch sự, thì lễ
phép và đúng mực nằm ở cùng một bình diện, cịn khéo léo và tế nhị nằm ở một
bình diện khác, mặc dù ranh giới giữa hai bình diện này khơng rành mạch. Điều này
cho phép khẳng định “lịch sự bao gồm hai bình diện cơ bản là lịch sự lễ độ hay lịch
sự tối thiểu (có nội dung chính là lễ phép, đúng mực) và lịch sự chiến lƣợc hay lịch
sự xã giao (khéo léo, tế nhị) là có cơ sở" [tr. 147]. Theo tác giả, các thể hiện của lịch
sự là đúng mực, lễ phép, khéo léo, tế nhị có mối quan hệ đan xen, bao hàm nhau,
nhƣng không đồng nhất, vừa bao hàm vừa khác biệt, theo kiểu những tập hợp có bộ
phận giao nhau. Mối tƣơng quan giữa các yếu tố thể hiện khái niệm lịch sự trong
tiếng Việt đƣợc tác giả biểu diễn nhƣ ở hình dƣới đây:

Trần Ngọc Thêm trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam cho rằng trong
tiếng Việt, lịch sự gắn với nghi thức lời nói, nghĩa là lịch sự gắn với chuẩn mực xã
hội mà ít gắn với chiến lƣợc cá nhân trong tƣơng tác. Tác giả đã đƣa ra những nhận
xét có vẻ thƣờng tình nhƣng lại khá thú vị đối với việc so sánh nền văn hoá này với
nền văn hố khác. Trong tiếng Việt, nghi thức lời nói trong lĩnh vực các cách nói
lịch sự cũng rất phong phú. Chẳng hạn, ngƣời Việt Nam khơng có một từ xin lỗi,
cảm ơn khái quát có thể dùng chung cho mọi trƣờng hợp nhƣ ngƣời phƣơng Tây.
Ngƣời Việt Nam có nhiều cách cảm ơn, nhiều cách xin lỗi khá phong phú trong
những ngữ huống giao tiếp khác nhau [tr.315].


Trang 16


Định nghĩa mà ngƣời viết sử dụng trong khóa luận này là định nghĩa của C.K.
Orecchioni. Theo đó, C.K. Orecchioni khẳng định: “Phép lịch sự liên quan tới tất cả
các phƣơng diện của diễn ngôn:
1. Bị chi phối bởi các quy tắc (ở đây khơng có nghĩa là những cơng thức hồn
tồn đã trở thành thói quen).
2. Xuất hiện trong địa hạt quan hệ liên cá nhân.
3. Và chúng có chức năng giữ gìn tính chất hài hịa quan hệ đó (ở mức thấp nhất
là giải tỏa những xung đột tiềm tàng, tốt hơn nữa là làm cho ngƣời này trở
thành càng dễ chịu đối với ngƣời kia thì càng tốt.”
Cũng cần lƣu ý rằng, những định nghĩa trên chỉ đề cập đến mặt tích cực của phép
lịch sự. Cũng nhƣ mọi phạm trù khác của ngôn ngữ, lịch sự bao gồm cả không lịch
sự, nhƣ G.M. Green viết:
“Những ngƣời tham gia hội thoại có thể chọn cách xử sự lịch sự, tránh cục cằn,
thơ lỗ. Họ cịn có thể lựa chọn cách xử sự tùy thích, khơng đếm xỉa đến tình cảm và
nguyện vọng của ngƣời khác. Họ cịn có thể dựa vào những hiểu biết của mình về
các quy tắc lịch sự để tỏ ra cục cằn, thô lỗ một cách cố ý.
1.2.2 Các hƣớng nghiên cứu lịch sự trong giao tiếp
Lịch sự là vấn đề nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, và cũng đã
đƣợc tìm hiểu dƣới nhiều góc độ khác nhau. Dƣới đây, ngƣời viết sẽ trình bày bốn
hƣớng tiếp cận chủ yếu vấn đề này.
1.2.2.1 Hƣớng xem xét theo chuẩn mực xã hội
Đại diện cho hƣớng đi này có thể kể đến các tác giả J. S. Locke và N. Boston.
Từ thời xa xƣa, nhiều dân tộc, nhiều nhà văn hóa đã đề cập tới phép lịch sự dƣới
góc độ một chuẩn mực xã hội (social-norm). Theo J. S. Locke và N. Boston, mỗi xã
hội có một hệ thống những quy tắc ứng xử chung, đòi hỏi các thành viên phải tuân
theo. Khi hành vi chuẩn mực theo đúng quy tắc chung, thì có đƣợc lịch sự, ngƣợc

lại là mất lịch sự.

Trang 17


1.2.2.2 Hƣớng xem xét theo quy tắc hội thoại
Các công trình của R. Lakoff (1973, 1989), G. Leech (1983), W. Edmondson
(1981), A. Kasher (1986) đều có điểm chung là tiếp cận phép lịch sự dƣới góc độ
nhƣ một phƣơng châm hội thoại.
Năm 1975, P.Grice đã đề xuất các quy tắc ứng xử trong hội thoại. Đó là
nguyên tắc cộng tác hội thoại. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là: “làm cho
phần đóng góp của anh đúng nhƣ địi hỏi ở giai đoạn mà cuộc thoại đang diễn ra,
bằng cách chấp nhận mục đích hoặc chiều hƣớng của sự trao đổi lời mà anh tham
dự”. Tuy nhiên, khi phát biểu về nguyên tắc này, chính Grice cũng thừa nhận là nó
q hẹp. Mục đích của ngun tắc cộng tác là: “tìm kiếm hiệu quả tối ƣu của sự trao
đổi thông tin.” Trong Logic và hội thoại, Grice cho rằng “Chắc chắn còn những quy
tắc khác (thẩm mĩ, xã hội hay đạo đức) kiểu nhƣ quy tắc “hãy lịch sự” mà những
ngƣời tham gia hội thoại đều tuân thủ và chúng có thể làm xuất hiện những hàm
ngơn phi quy ƣớc”.
Một trong những ngƣời đầu tiên tiếp bƣớc quan điểm của P. Grice và đƣa nó
lên một tầm cao mới là R. Lakoff. Tác giả này coi lịch sự là một phƣơng tiện đƣợc
sử dụng để giảm bớt trở ngại trong sự tƣơng tác giữa các cá nhân. Lịch sự là tơn
trọng nhau. Và để cụ thể hố quy tắc lịch sự trong giao tiếp, R. Lakoff đề xuất 3 quy
tắc sau: a) Không áp đặt (trong lễ nghi, ngoại giao); Để ngỏ sự lựa chọn (trong giao
tiếp thông thƣờng); Làm cho ngƣời đối thoại cảm thấy thoải mái (trong trị chuyện
thân mật).
Một học giả có tên tuổi khác là J.N. Leech đã đề xuất các quy tắc về lịch sự.
Các quy tắc này đƣợc xây dựng không dựa trên khái niệm “thể diện” mà dựa trên
hai khái niệm “tổn thất” và “lợi ích”. Và cũng vì Leech quan niệm phép lịch sự liên
quan chặt chẽ tới “lợi ích” hay “tổn thất” gây ra cho ngƣời nghe, nên mục tiêu của

nó, nhƣ một nguyên tắc, là “tối thiểu hóa những lối nói bất lịch sự (lịch sự tiêu cực)
và tối đa hóa những lời nói lịch sự (lịch sự tích cực)”. Từ đó, tác giả đề ra những
phƣơng châm trong giao tiếp lịch sự là: Khéo léo, hào hiệp, tán đồng, khiêm tốn và
thiện cảm. Chẳng hạn, “Hãy giảm đi những lời chê bai người khác và tăng lên

Trang 18


×