Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu mức độ nhiễm arsen trong nước ngầm tỉnh tiền giang và thực nghiệm công nghệ xử lý phục vụ cấp nước sinh hoạt an toàn cho người dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.79 KB, 112 trang )

-1-

Chương 1 :

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cần thiết
Từ đầu những năm 80 đã có nhiều báo cáo về tình trạng nguồn nước,
đặc biệt là nước ngầm, có nồng độ Arsen (Arsenic=Arsen) cao gây nên
những tác hại cho nhiều cộng đồng dân cư dùng nước tại nhiều quốc gia :
Achentina, Chilê, Mỹ, Canada, Đài Loan, Mông Cổ, Pháp, Nhật Bản, ….
Gần hơn nữa là khu vực tây Bengal của Ấn Độ. Tại đây có hơn 1 triệu
người đối diện với nguy cơ nhiễm độc Arsen từ nguồn nước giếng khoan của
họ. Nhức nhối hơn cả là tình trạng nhiễm độc Arsen mà nhân dân
Bangladesh đang phải đối mặt. Tại quốc gia này, có đường biên giáp với
vùng Tây Bengal, người ta ước tính có khoảng 70 triệu người đang phơi
nhiễm với Arsen từ nguồn nước giếng khoan gia đình, hàng ngàn người đã
xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc Arsen.
Với những điều kiện địa chất giống nhau giữa Bangladesh và một số
vùng ở Việt Nam: Vùng Châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Arsen đã
được đề cập đến trong các nghiên cứu về địa chất và địa chất thủy văn ở
Việt Nam từ lâu : Tổng lượng Arsen trong đá gốc nếu được trải ra theo bề
mặt có thể chiếm hàng vạn km2 ở vùng núi phía Bắc và miền Trung
(Nguyễn Kinh Quốc, Nguyễn Quỳnh Anh, Viện nghiên cứu địa chất và môi
trường).
Nhiễm độc Arsen mãn tính gồm các tổn thương trên da, thần kinh
ngoại biên, mạch máu ngoại biên và ung thư (da, phổi, bàng quang, thận,


-2gan…..). Arsen có trong tất cả đá, đất, các trầm tích với nồng độ khác nhau ở
Việt Nam. Trong những điều kiện nhất định, nó có thể tan vào trong nước,
điều này xảy ra ở các châu thổ rộng lớn, ở chỗ trũng trong nội địa, gần các


mỏ….Vì vậy mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam đều có nguy cơ nhiễm Arsen
bất cứ lúc nào. Theo các nhà khoa học thì đồng bằng châu thổ sông Hồng
và sông Cửu Long đều có nguy cơ rủi ro nhiễm Arsen, 10 năm nữa Việt
Nam có thể phải chịu hậu quả nặng nề do ô nhiễm Arsen. Tình hình ô
nhiễm Arsen trong nước ngầm đã được khảo sát tương đối ở Hà Nội và các
tỉnh vùng Châu thổ sông Hồng; riêng ở đồng bằng sông Cửu Long còn chưa
được khảo sát đầy đủ có hệ thống. Đặc biệt trong những năm gần đây do
tốc độ đô thị hóa cao, nhân dân đã khoan giếng tự phát cùng với việc xây
dựng các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp nên nguy cơ làm ô
nhiễm nguồn nước ngầm là đáng quan ngại. Khu vực nông nghiệp cũng đã
sử dụng một lượng lớn phân bón, thuốc trừ sâu trong đó có Arsen. Trong
vùng này tỉ lệ người dân sử dụng nước ngầm trong ăn uống, sinh hoạt chỉ
đứng sau nước bề mặt. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu mức độ nhiễm Arsen
trong nước ngầm tỉnh Tiền Giang và thực nghiệm công nghệ xử lý phục vụ
cấp nước sinh hoạt an toàn cho người dân” là hết sức cần thiết.
1.2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Có được số liệu thực tế về hàm lượng Arsen trong nước nước ngầm
tỉnh Tiền Giang và dựa vào thực nghiệm, xác định công nghệ xử lý arsen
khả thi phục vụ cấp nước sinh hoạt an toàn cho người dân.


-31.2.2. Nội dung nghiên cứu
1. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài như : Arsen
trong nước ngầm ở trong nước, khu vực và thế giới; Tác động của
Arsen đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, điều kiện kinh tế
xã hội tỉnh Tiền Giang, tình hình khai thác sử dụng nước ngầm phục
vụ cấp nước sinh hoạt tỉnh Tiền Giang.
2. Khảo sát lấy mẫu, phân tích hàm lượng arsen trong các tầng nước
ngầm phục vụ cấp nước sinh hoạt tỉnh Tiền Giang.

3. Nghiên cứu thực nghiệm qui mô phòng thí nghiệm xử lý Arsen trong
nước ngầm : Xử lý Arsen trong nước ngầm nhiễm sắt ở các nồng độ
khác nhau; Sử dụng bể lọc chậm xử lý Arsen trong nước ngầm nhiễm
sắt; Khả năng hấp phụ Arsen cho một vài chất hấp phụ, chất hấp phụ
lựa chọn gồm than củi, than gáo dừa, và than hoạt tính.
4. Đề xuất công nghệ xử lý Arsen trong nước ngầm phục vụ cấp nước
sinh hoạt an toàn cho người dân.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhiễm bẩn Arsen trong các tầng nước ngầm tại tỉnh Tiền Giang và
công nghệ xử lý nước ngầm nhiễm Arsen
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1. Các tầng chứa nước ngầm đang phục vụ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang – lấy mẫu tại các giếng khoan tại các trạm xử lý nước,
các điểm cấp nước tập trung, giếng khoan hộ gia đình để phân tích xác
định mức độ nhiễm Arsen. Tập trung vào 03 tầng chứa nước chính
Pliocen trên (N22), Pliocen dưới (N21), và Miocen treân (N13 ).


-42. Nghiên cứu thực nghiệm trên qui mô phòng thí nghiệm xác định hiệu
quả xử lý Arsen trong nước ngầm khi có sự hiện diện của sắt ở các nồng
độ khác nhau, bằng bể lọc chậm, và khả năng hấp phụ Arsen của một
vài chất hấp phụ. Do hạn chế về thời gian và phương tiện, nghiên cứu
thực nghiệm xử lý Arsen chỉ giới hạn trong phạm vi sau :
Thực nghiệm xử lý Arsen ở những nồng độ sắt khác nhau : bằng thiết
bị Jatest
Đối với mô hình lọc chậm, nghiên cứu tập trung vào đánh giá hiệu
quả xử lý Arsen tại những nồng độ sắt và vận tốc lọc khác nhau.
Đối với mô hình hấp phụ bằng than, nghiên cứu chỉ tập trung vào xác
định dung lượng hấp phụ của từng loại than bằng thiết bị jatest.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nội dung trên đề tài cần thực hiện các phương
pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp tổng hợp và xử lý các tài liệu liên quan đến đề tài : tài liệu
về tác động của Arsen lên sức khoẻ, tình hình nhiễm Arsen trên thế giới
và Việt Nam, đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn tỉnh Tiền Giang, ....
2. Phương pháp khảo sát thực địa, kết hợp lấy mẫu phân tích.
3. Phương pháp so sánh (với các tiêu chuẩn Việt Nam, WHO) để đánh giá
hiện trạng nhiễm bẩn Arsen trong nước ngầm.
4. Phương pháp toán học : Xác suất thống kê, xử lý và phân tích số liệu.
5. Phương pháp bản đồ : Xây dựng bản đồ lấy mẫu, bản đồ hiện trạng ô
nhiễm Arsen trong nước ngầm tỉnh Tiền Giang.
6. Phương pháp thực nghiệm mô hình xử lý nước ngầm nhiễm Arsen (mô
hình Jatest xử lý Arsen trong nước ngầm nhiễm sắt, mô hình lọc chậm,


-5mô hình jatest xác định khả năng hấp phụ Arsen của một một số loại
than)
1.5. Ý nghóa khoa học và thực tiễn của đề tài
1. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ hiện trạng nhiễm
Arsen trong nước ngầm tỉnh Tiền Giang, đồng thời nghiên cứu thực
nghiệm công nghệ xử lý nước ngầm nhiễm Arsen khả thi trong điều kiện
thực tế ở nước ta : xử lý nước ngầm nhiễm sắt và Arsen, xác định khả
năng hấp phụ Arsen của một một số loại than (hoạt tính Trung Quốc,
gáo dừa, và than củi).
2. Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng dân cư sử dụng nước ngầm.


-6-


Chương 2 :

TỔNG QUAN
2.1. Vùng nghiên cứu
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên tỉnh Tiền Giang
1. Vị trí địa lý
Tỉnh Tiền Giang nằm ở hạ lưu sông Mêkông. Phía bắc giáp tỉnh Long
An, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và Vónh Long,
phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp. Diện tích tỉnh được giới hạn bởi toạ độ địa lý
như sau :
• Vó độ Bắc : 10o 10’ 34’’ đến 10o 28’ 03’’
• Kinh độ Đông : 105o 47’ 46’’ đến 106o 50’ 07’’
Tiền Giang có : 09 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương với
165 xã phường, bao gồm : 7 huyện (Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân
Phước, Chợ Gạo, Gò Công Đông và Gò Công Tây); 1 thành phố (Mỹ Tho);
và 1 thị xã (Thị xã Gò Công)
2. Địa hình
Tỉnh Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, với độ dốc < 1%
và cao trình thay đổi từ 0 – 1,4m so với mực nước biển, phổ biến là từ 0,8 –
1,1m. Nhìn chung toàn Tỉnh không có hướng dốc rõ rệt, nhưng ở từng khu
vực thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung. Theo cao độ có thể
chia Tỉnh thành 05 vùng sau :
Khu vực Đồng Tháp Mười : Cao trình phổ biến 0,6 – 0,75m, cá biệt có
nơi thấp đến 0,4 – 0,5m khu vực phía Bắc giáp Long An có địa hình thấp


-7hơn. Đây là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ sông Cửu Long tràn về.
Độ sâu ngập lũ trong vùng biến thiên từ 0,6 – 2m.
Khu vực ven biển Gò Công : nằm trên cao trình từ 0 – 0,6m bị ngập
triều trực tiếp từ biển Đông tràn vào. Đây là vùng ngập nước mặn.

Khu vực ven rạch Gò Công và sông Tra : Cao trình phổ biến từ 0,6 –
0,8m. Vùng này bị ảnh hưởng triều từ sông Vàm Cỏ Tây, phần lớn diện tích
đất ở đây bị ngập mặn vào những tháng mùa khô.
Khu vực đất cao ven sông Tiền : Kéo dài từ giáp ranh Đồng Tháp đến
Mỹ Tho, ở độ cao từ 0,9 – 1,3m, phần lớn diện tích vùng này dùng làm đất
thổ cư và trồng cây ăn trái.
Khu vực đất giồng cát : Đây là khu vực có địa hình cao nhất, phân bố
rải rác ở các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Gò Công Đông. Cao trình phổ
biến thay đổi từ 1 – 1,4m ở huyện Châu Thành; 1- 1,2m ở huyện Cai Lậy và
0,8 – 1,1m ở huyện Gò Công Đông. Phần lớn diện tích dùng làm đất thổ cư,
trồng rau màu và cây ăn trái.
3. Thời tiết khí hậu
Tỉnh Tiền Giang chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo với chế độ nhiệt tương đối ổn định, quanh năm cao. Hàng năm có
hai mùa rõ rệt : Mùa mưa từ thánh 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Theo tài liệu đo đạc nhiều năm của trạm khí tượng thuỷ
văn Mỹ Tho cho các đặc trưng về đặc điểm khí hậu như sau :
Nhiệt độ không khí : Nhiệt độ trung bình thường cao, trung bình năm
26,70C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 và 5 đạt 34,10C, thấp nhất 20,20C vào
tháng 2. Nhiệt độ ban ngày từ 26 – 340C, ban đêm từ 16 – 220C.
Lượng mưa : Tiền Giang có lượng mưa tương đối lớn. Lượng mưa
trung bình năm đạt từ 1400 – 1922,5mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11


-8chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Tháng mưa nhiều nhất thường vào
tháng 9 và 10 Đạt bình quân 219 đến 337mm
Độ ẩm không khí : Độ ẩm không khí thay đổi theo các mùa trong
năm, mùa mưa độ ẩm cao, mùa khô độ ẩm thấp. Độ ẩm trung bình năm
79,2%, độ ẩm cao nhất vào mùa mưa từ 86 – 90% (tháng 9). Độ ẩm thấp
nhất vào mùa khô từ 70 – 78%.

Lượng bốc hơi : Lượng bốc hơi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ 1075,4
– 1738,4mm/năm. Tháng 3 và 4 có lượng bốc hơi từ 140,3 – 161,2mm.
4. Đặc điểm mạng thuỷ văn
Do nằm ở hạ lưu sông Mê Công nên hệ thống sông rạch trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang khá phát triển. Hệ thống sông chính có : sông Tiền Giang
và các nhánh của nó.
Sông Tiền là một nhành của sông Mê Công, sông Tiền chảy vào
Việt Nam ở cửa ngõ Tân Châu tỉnh An Giang chảy qua tỉnh Đồng Tháp,
Vónh Long đến Tiền Giang rồi đổ ra biển trên chiều dài gần 450km. Trước
khi đổ ra biển, đoạn hạ lưu, sông Tiền phân thành 3 nhánh toả tia thành các
sông Mỹ Tho, Cổ Chiên và sông Hàm Luông.
Sông Tiền Giang có rất nhiều nhánh phụ dẫn nước từ các nơi đổ vào
sông Tiền như sông Bảo Định, sông Cửa Tiểu, rạch Chùa, … và nhiều kênh
rạch chằng chịt.
Nhìn chung các sông rạch ở Tiền Giang có độ dốc nhỏ 0,02% và bị
ảnh hưởng của triều biển Đông. Nước bị nhiểm mặn vào mùa khô. Ranh
mặn nhiều khi vượt quá thành phố Mỹ Tho.
2.1.2. Đặc điểm địa chất thuỷ văn
Theo kết quả nghiên cứu trong [6] do Liên đoàn Địa chất thuỷ văn
Địa chất công trình miền Nam thực hiện, đặc điểm địa chất thuỷ văn tænh


-9Tiền Giang được chia làm 7 phân vị địa tầng địa chất thuỷ văn theo thứ tự từ
trên xuống dưới như sau :
1. Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holoccen (Q2)
2. Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen giữa – trên (Q12-3)
3. Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen dưới (Q11)
4. Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pliocen trên (N22)
5. Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pliocen dưới (N21)
6. Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Miocen trên (N13)

7.

Đới chứa nước khe nứt các đá Mesozoi (MZ)

1. Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holoccen (Q2)
Tầng chứa nước lỗ hổng lộ ngay trên mặt và có diện phân bố rộng
khắp tỉnh. Chiều sâu đáy từ 13,5 – 40m, có xu thế dày về phía Nam dọc
theo bờ sông Tiền, trung bình là 26m. thành phần đất đá gồm nhiều trầm
tích có tuổi và nguồn gốc khác nhau như trầm tích sông, sông – biển, sông –
đầm lầy và biển dưới dạng các giồng cát song song với đường bờ như ở Tân
Hiệp huyện Châu Thành. Thành phần đất đá gồm chủ yếu là bột sét, bùn
sét, cát bột màu vàng, xám vàng lẫn xám tro.
Về khả năng chứa nước, ngoài các giồng cát có thành phần là cát hạt
mịn trung, bề dày 5 – 8m lưu trữ nước mưa, còn lại các trầm tích khác đều
nghèo nước. Kết quả hút nước thử tại các hố khoan tay địa chất công trình
cho kết quả : lưu lượng Q = 0,05 – 0,11L/s, mực nước hạ thấp S = 4,6 –
8,0m, tỷ lưu lượng < < 0,012L/sm.
Về chất lượng nước, qua kết qủa phân tích mẫu nước lấy từ rất nhiều
hố khoan trong tầng này cho thấy nước thường bị phèn, nhiễm mặn có màu
vàng, vị lợ mùi hôi.


- 10 Nước nằm trong trầm tích Holocen là nước không áp, mực nước tónh
nằm nông từ 0,5 – 1,31m, chúng thường được bổ cấp bởi nước mưa và nước
mặt nên mực nước thường dao động theo mùa và theo thuỷ triều, ngày lên
xuống 2 lần. Biên độ dao động mực nước theo năm từ 0,4 – 0,14m
2. Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen giữa – trên (Q12-3)
Trong phạm vi tỉnh Tiền Giang, tầng chứa nước các trầm tích
Pleistocen giữa – trên có diện phân bố rộng khắp, không lộ ra mặt. Chúng
bị các trầm tích Holocen phủ lên trên. Bên dưới nó là tầng pleistocen dưới

(Q11). Chiều sâu mái của tầng chứa nước từ 13,5 – 40,0m dọc theo sông
Tiền. Chiều sâu đáy thường từ 96,0 – 157,5m, mỏng ở phía Bắc và có xu
thế dày về phía Nam, bề dày trung bình của tầng 109,1m. Thành phần thạch
học theo mặt cắt ta thấy gồm 2 phần :
Phần trên : Là lớp hạt mịn thấm nước kém phân bố liên tục gồm sét,
bột, đôi nơi là bột cát màu trắng, xám nâu vàng đến nâu bị phong hoá mạnh
chứa nhiều vón laterit. Chiều dày thay đổi từ 5,0m đến 55,1m .
Phần dưới : là đất đá chứa nước bao gồm các lớp cát hạt mịn, trung,
thô xen kẽ nhau lẫn sạn sỏi thạch anh, gắn kết rời rạc. Trong các lớp cát đôi
khi xen kẽ các lớp cát bột, sét màu vàng, xám nâu, xám tro hoặc xám xanh.
Các lớp sỏi thông thường có bề dày từ 57,0m đến 89,9 m trung bình 89,97
m.
Tầng chứa nước này có 3 công trình nghiên cứu : Lỗ khoan M1, M2 ở
Mỹ Tho và 26 I tại Chợ Gạo. Các lỗ khoan M1, M2 cùng các giếng
UNICEF thường đặt ống lọc vào lớp cát trên cùng, phát hiện được nứơc
nhạt ở độ sâu từ 20,0m đến 50,0m, các lớp cát sâu hơn thường bị mặn. Đây
là tầng chứa nứơc khá phong phú. Tỷ lưu lượng q = 0,41 - 3,92L/sm. Nứơc
nhạt trong tầng này phân bố chủ yếu ở huyện Châu Thành, không liên tục,


- 11 dạng “Da báo”. Còn các khu vực khác như ở phía Bắc, phía Đông tỉnh nước
bị mặn hoàn toàn.
Về chất lượng nước, qua các mẫu nước thuộc chương trình UNICEF
cho tổng độ khoáng hoá M = 0,47g/L đến 3,54 g/L. Hàm lượng C1 =
250,00mg/L đến 2144,0mg/L tổng hàm lượng sắt khá cao .
Nước nhạt thường có loại hình hoá học Clorua - natri – claci.
Đây là tầng nước có áp, mức nước tónh tại khu vực thường cách mặt
đất từ 0,87m đến 1,60m. Động thái của nước trong tầng giao động theo mùa
và theo biên độ của thủy triều do ảnh hưởng của sự truyền áp. Biên độ giao
động năm từ 0,65m đến 1,15 m

Nguồn cung cấp nước cho tầng là từ nước mưa và nước mặt ngấm
xuống, miền thoát có thể là ra các sông rạch.
Tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên là tầng chứa nước có diện
phân bố rộng, bề dày tương đối ổn định, đất đá chứa nước là cát hạt mịn –
trung, thô lẫn sạn sỏi, khả năng chứa nước của tầng phong phú. Tuy nhiên,
diện phân bố nước nhạt tương đối hạn chế dạng “Da báo”, phần lớn bị
nhiễm mặn. Nước nhạt của tầng này, chỉ có thể thoả mãn cho việc cung cấp
quy mô nhỏ theo hộ gia đình.
Hiện nay trong tỉnh Tiền Giang, nước dưới đất trong tầng này đang
được khai thác tại các hộ gia đình ở huyện Châu Thành bằng các giếng
khoan có đường kính 49 – 60mm để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất (
tưới cây ăn trái ), lưu lượng nước khai thác Q = 2 - 5m3/ giờ. Tại các huyện
khác nước dưới đất trong tầng này bị mặn hoàn toàn không sử dụng trong
sinh hoạt và sản xuất được .
3. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen dưới (Q11)


- 12 Tầng chứa nước Pleistocen dưới có diện phân bố rộng khắp trên toàn
diện tích vùng nghiên cứu. Chiều sâu mái của tầng thường gặp từ 136,0m đến
157,0m. Chiều sâu đáy từ 153,0m đến 200,0m. Nhìn chung, bề dày
tầngPleistocen dưới mỏng từ 24,0m đến 69,0m. Bề dày trung bình 43,33m.
Theo mặt cắt các cột địa tầng, có thể thấy tầng chứa nước gồm 2 phần :
Phần trên : là lớp thấm nước yếu gồm sét, sét bột có bề dày thay đổi
khá lớn từ 5,0m đến 44,0m . Lớp này phát triển liên tục, Trung bình 25,57m.
Phần dưới : là đất đá có khả năng chứa nước gồm các hạt trung đến
thô, bở rời màu xanh xám, xám tro, đôi nơi chứa sạn sỏi. Lớp chứa nước này
khá đồng nhất. Bề dày của lớp chứa nước mỏng từ 8,5m đến 27,0m, trung
bình là 8m.
Trên toàn địa bàn tỉnh Tiền Giang, tầng chứa nước Pleistocen dưới
(Q11) qua các kết quả đo sâu điện và carota cho thấy tầng nước bị nhiễm

mặn hoàn toàn. Điện trở suất ĐTS1 thường từ 2 - 5 ôm/m.
Tại LK26A thuộc vùng chợ gạo Tiền Giang, lưu lượng thí nghiệm
Q=12,74L/s, tỷ lưu lượng q = 4,15 L/sm, tổng độ khoáng hoá M =
7753,13mg/L. Điều này cho thấy nước dưới đất trong tầng Pleistocen dưới
(Q11) khá phong phú nhưng bị nhiễm mặn hoàn toàn.
Về quan hệ thủy lực giữa nước với đất trong tầng (Q11) với nước dưới
đất trong các tầng bên trên và bên dưới hiện chưa được nghiên cứu. Tài liệu
quan trắc ở các vùng đang khai thác nước trong tầng Pleistocen trên (N22) Ở
Mỹ Tho, Cai Lậy không thấy có sự thay đổi chất lượng nước trong các tầng
khai thác bên dưới. Vì vậy có khả năng chúng không có quan hệ thủy lực
với nhau.


- 13 4. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen trên (N22)
Tầng này đã được nhiều lỗ khoan nghiên cứu và khai thác : Từ Cai
Lậy, qua Mỹ Tho xuống Gò Công Tây. Qua tài liệu khoan cho thấy tầng có
diện phân bố rộng khắp vùng, chiều sâu mái, đáy và bề dày đều có xu
hướng tăng dần về phía Nam (sông Tiền). Mái của tầng gặp ở độ sâu từ
153,0 đến 200,0m. Đáy của tầng kết thúc ở độ sâu 294,0 đến trên 304,0m.
Chiều dày trung bình là 95,0m .
Từ trên xuống dưới, thành phần thạch học của tầng Pleistocen trên
(N22) gồm hai phần chính như sau :
Phần trên : là các loại đất đá rất nghèo nước, thực tế coi như cách
nùc, bao gồm sét, sét – bột với bề dày thay đổi khá lớn và thành phần khá
ổn định. Lớp sét, sét – bột có màu xám vàng, nâu đỏ chứa kết vón laterit,
lớp này có diện phân bố rộng khắp vùng, liên tục. Bề dày từ 11,0 đến
43,0m, trung bình 15,8m .
Phần dưới : là lớp cát hạt từ mịn đến trung – thô chứa sạn sỏi phân
bố rộng khắp vùng, nhiều chỗ xen kép các lớp sét – bột dày. Bề dày lớp cát
chứa nước thay đổi từ 52,5m ở phía Long An lên đến 83,9m , trung bình

68,0m.
Lớp cát, sạn, sỏi có khả năng chứa nước khá phong phú, kết quả bơm
nước thí nghiệm và khai thác :
Lưu lượng Q= 10,45L/s đến 28,00L/s.
Mực nước hạ thấp S = 9,10m đến 26,31m.
Tỷ lưu lượng q = 0,341L/sm đến 2,741L/sm
Các kết quả phân tích thành phần hoá học nước cho thấy đặc điểm
thủy hoá của tầng diễn biến khá phức tạp. Trên bản đồ địa chất thủy văn,
khu vực đất dưới nước bị nhiễm mặn tại lỗ khoan LK31 thuộc phường 4,


- 14 thành phố Mỹ Tho và trên toàn bộ các huyện ven biển ở phía Đông như thị
xã Gò Công và huyện Gò Công Đông. Các khu vực còn lại nước nhạt. Diện
tích nước nhạt F = 1.800 km2 . Trong diện tích nước nhạt, nước có tổng độ
khoáng hoá M = 0,16 g/L đến 0,86 g/L. Nước trong tầng có chứa hàm lượng
sắt cao, mùi tanh. Độ pH = 6,7 – 8,4, thường là pH > 7. Nước có loại hình
chủ yếu Bicarbonat – natri – Clorua – bicarbonate – natri. Độ cứng nhỏ hơn
giới hạn cho phép nhiều lần .
Đánh giá chung : Tầng chứa nước Pleistocen trên (N22) có diện phân
bố rộng khắp trên toàn tỉnh, nước có áp, mức độ chứa nước phong phú, nước
nhạt chiếm hầu hết diện tích tỉnh, riêng khu vực ven biển phía Đông bị
nhiễm mặn. Ở những vùng không bị nhiễm mặn, nước đạt yêu cầu cho sinh
hoạt và sản xuất. Tuy nhiên ở một số nơi nước có hàm lượng sắt cao nên
trước khi sử dụng phải được khử sắt. Hiện nay nước dưới đất trong tầng này
đang được khai thác để phục vụ cho sinh hoạt ăn uống và sản xuất bằng
giếng khoan công nghiệp tại thành phố Mỹ Tho, thị trấn Cai Lậy, Châu
Thành, Mỹ Phước, Cái Bè và các cụm dân cư, công xuất khai thác từ 60 –
100m3/giờ.
5. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen dưới (N21)
Trên diện tích tỉnh Tiền Giang, tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích

Pliocendưới (N21) đã được nhiều lỗ khoan nghiên cứu và khai thác. Tầng
chứa nước có diện tích phân bố rộng khắp vùng, kéo dài từ Long An qua
Bến Tre xuống Đồng Tháp. Mái của tầng gặp ở độ sâu từ 292,0m đến
320.0m. Đáy của tầng kết thúc từ 340.0m đến 400,0m. Nhìn chung bề mặt
mái và đáy của tầng có xu thế chìm dần về phía Nam (sông Tiền ). Bề dày
thay đổi từ 56,0m đến 105,0m, trung bình theo tài liệu khu vực khoaûng
80,0m.


- 15 Theo mặt cắt địa chất thuỷ văn từ trên xuống dưới, thành phần thạch
học của tầng Pliocen dưới (N21) gồm hai phần chính như sau :
Phần trên là tập hạt mịn bao gồm sét, sét - bột màu xám vàng, nâu
đỏ chứa nhiều kết vón lateritcó bề dày thay đổi từ 5,2m đến 14,0m, trung
bình là 11,3m. Lớp sét và sét – bột này có diện phân bố rộng khắp vùng và
khá liên tục.
Phần dưới là lớp cát hạt từ mịn đến trung – thô chứa sạn sỏi phân bố
rộng khắp, đôi nơi xen kẽ các lớp mỏng sét - bột. Bề dày lớp cát chứa nước
là từ 36,0m đến 82,0m, trung bình là 66.0m.
Nước của tầng là nước có áp lực. Chiều cao cột áp trung bình khoảng
290,0 m. Trước đây mực nước thường phun cao tới +1,55m như ở LK51A tại
Gò Công. Nay mực nước thường nằm dưới mặt đất từ 1,00 – 2,00m.
Do phân bố ở độ sâu lớn, phía trên có nhiều lớp cách nước, nên nó
không có quan hệ thuỷ lực với nước mặt. Về miền cấp và thoát, hiện chưa
có cơ sở để kết luận nguồn cấp là từ miền Đông hay Campuchia về.
Kết quả quan trắc cho thấy, biên độ dao động mực nước của tầng này
không lớn : Tại LK33A từ 2,59m ( Tháng 3,4 hàng năm) đến 2,76m
( tháng 11/1984).
Lưu lượng tự chảy tại LK33A dao động từ 0,58 L/s (tháng 3/ 1986)
đến 1,20 L/s (tháng 3,5,11,12 năm 1984 ). Trung bình 0,95L/s.
Nước dưới đất của tầng N21 có chất lượng tốt, hơn cả tầng Pliocen

trên theo cả 4 chỉ tiêu lí hóa, vi sinh, vi lượng.
Về lí hóa : nước trong không màu, vị nhạt. Độ pH = 7,72 - 8,60,
thường 8,05 đến 8,30. Hàm lượng C1 = 15,59 mg/L - 88,63 mg/L, thường C1
< 50mg/L. Tổng độ khoáng hoá M= 0,24 – 0,38 g/L. Hàm lượng sắt nhỏ,
các lỗ khoan đang khai thác dùng trực tiếp không cần qua xử lí.


- 16 Đánh giá chung : Tầng chứa nước Pliocen dưới (N21) là tầng chứa
nước có áp lực cao, diện phân bố rộng khắp tỉnh, khả năng chứa nước từ
trung bình đến phong phú, chất lượng nước tốt, đảm bảo yêu cầu cho sinh
hoạt, nước nóng từ 37 – 390C. Chất lượng không đổi theo thời gian.
Hiện nay nước dưới đất trong tầng này đang được khai thác tại thành
phố Mỹ Tho, Cái Bè bằng các giếng khoan công nghiệp với lưu lượng khai
thác Q = 70 – 100 m3/giờ để phục vụ ăn uống sinh hoạt của nhân dân. Nước
dưới đất trong tầng Pliocen dưới ở nhiều nơi có chất lựơng đạt tiêu chuẩn
nước khoáng, có thể khai thác làm nước đóng chai.
6. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Miocen trên (N13)
Nằm dưới tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen dưới (N21) là
tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Miocen trên (N13). Tầng chứa nước
này nằm ở phần gần sâu nhất của mặt cắt địa chất thủy văn, nó có diện
phân bố rộng khắp vùng và đang đươäc khai thác nhiều tại thành phố Mỹ
Tho, hiện tại có 6 lỗ khoan đang khai thác trong tầng này với lưu lượng khai
thác Q = 80m3/h – 120m3/h.
Mái của tầng gặp ở độ sâu 336,0m tại Cái Bè đến 399,0m tại Mỹ
Tho. Bề dày của tầng chứa nước này chưa có lỗ khoan nào khống chế hết,
ngay tại lỗ khoan LK31 sâu nhất vùng 501,8m cũng chỉ mới khoan được vào
tầng chứa nước được 105,3m.
Theo mặt cắt địa chất thuỷ văn, phần trên cùng là sét, sét bột màu
nâu vàng cứng chắc. Dưới là các thành tạo chứa nước tốt có thành phần chủ
yếu là các hạt trung đến thô chứa sỏi, sạn màu xám nhạt, trắng đục, đôi nơi

chứa cuội. Xen kẹp trong các lớp cát là các thấu kính, hay các lớp mỏng bột
sét màu xám, xám đen hoặc cát mịn màu trắng, dễ tách theo mặt lớp. Bề
dày trung bình lớp cát chứa nước khoảng 84,0m.


- 17 Các kết quả thí nghiệm và khai thác cho thấy tầng chứa nước Miocen
trên là tầng giàu nước. Tỷ lưu lượng q > 1 L/sm. Đây là tầng nước áp lực
mạnh, cốt cao, cột áp trung bình khoảng 370,0m. Nước có nhiệt độ cao tới
390C.
Về động thái của tầng, theo kết quả quan trắc tại LK31 từ tháng 10 –
1985 đến tháng 6 – 1986 cho thấy mực nước trong tầng giao động không lớn
:
Cốt cao mực nước thấp nhất : 3,20m (4 – 1986)
Cốt cao mực nước cao nhất : 3,55m (10 – 1985)
Lưu lượng tự chảy thay đổi từ 1,35L/s ( 11 – 1985) đến 1,66L/s (10 –
1985)
Chất lượng nước tầng Miocen trên : Từ kết quả phân tích mẫu nước ở
LK31 trong giai đoạn tìm kiếm, đến các kết quả mẫu phân tích ở các lỗ
khoan đang khai thác. Trong quá trình khai thác, đều cho kết quả tầng
Miocen có chất lượng nước tốt, đảm bảo sử dụng trong sinh hoạt ở tất cả các
chỉ tiêu hoá, lí, vi sinh, vi lượng v.v…
Về lí hoá: Nước trong, không màu vị nhạt, hàm lượng C1 < 100g/L;
độ pH = 8 – 8,30; Tổng khoáng hoá M < 0,70g/L. Loại hình hoá học chủ
yếu: Bicarbonat – natri. Chất lượng nước của tầng ổn định theo thời gian.
Nước nóng 39độ C.
Tóm lại : Tầng chứa nước Miocen trên là tầng chứa nước áp lực cao,
nhiều nơi tự phun cao hơn mặt đất từ 0,45m đến 0,67m. Tầng có diện phân
bố rộng, rất giàu nước, chất lượng nước đảm bảo cho sinh hoạt, nước có
nhiệt độ 390C.



- 18 7. Tầng chứa nước khe nứt đá các Mesozoi(MZ).
Các đá Mesozoi nằm ở phần sâu nhất của mặt cắt địa chất thủy văn,
các lỗ khoan mới chỉ gặp trong đới phong hoá trên cùng của nó ở phía Đông
tỉnh. Thành phần chủ yếu là các phun trào andezit và daccit rắn chắc, ít nứt
nẻ. Tuy chưa có công trình nào nghiên cứu nhưng có thể kết luận đây là đối
tượng nghèo nước.
Nhận xét chung : Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có 7 đơn vị chứa nước
nhưng chỉ có 4 tầng có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt
:
1. Tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên (Q1 2-3). Tầng nằm nông, mức
độ chứa nước trung bình. Diện tích phân bố nước nhạt hẹp không liên
tục dạng “Da báo” khoảng 60 km2, tập trung ở huyện Châu Thành.
Đối tượng này phù hợp cho các hộ gia đình, khai thác phân tán với
quy mô nhỏ.
2. Tầng chứa nước Pliocen trên (N22). Đây là tầng chứa nước phong
phú. Diện phân bố nước nhạt khoảng 1800km2 gần như khắp tỉnh trừ
2 huyện phía Đông là Gò Công Đông và thị xã Gò Công nước bị
nhiễm mặn. Tầng chứa nước này phù hợp cho thiết kế khai thác tập
trung từ nhỏ đến lớn như bãi giếng Mỹ Tho, Tân Hương và Gò Công
Tây.
3. Tầng chứa nước Pliocen dưới ( N21). Tầng có diện phân bố rộng, mức
độ chứa nước từ trung bình đến giàu, nước có chất lượng tốt, áp lực
cao. Diện phân bố nước nhạt khoảng 2000km2. Phần bị nhiễm mặn
tập trung ở phía Đông tỉnh từ hồ Tham Thu ra hết huyện Gò Công


- 19 Đông. Tầng chứa nước này phù hợp cho thiết kế khai thác tập trung
từ nhỏ đến lớn như bãi giếng Mỹ Tho.
4. Tầng chứa nước Miocen trên (N13). Đây là tầng chứa nước có nhiều

triển vọng nhất, tuy nằm sâu nhất nhưng chứa nước phong phú. Chất
lượng nước rất tốt, nước dùng trực tiếp không cần qua xử lý. Diện
tích phân bố nước nhạt rất rộng gần khắp tỉnh, khoảng 2300km2. Đối
tượng này phù hợp cho việc sản xuất nước tinh khiết đóng chai.
2.2. Tổng quan hiện trạng nhiễm Arsen trên thế giới và việt Nam
2.2.1. Dạng tồn tại và nguồn gốc gây nhiễm Arsen
1. Dạng tồn tại của Arsen trong môi trường tự nhiên
Arsen là nguyên tố hình thành tự nhiên trong vỏ trái đất, là nguyên tố
hóa học nhóm V hệ thống tuần hoàn Mendeleep, tỷ trọng là 5,7 g/cm3; là
một á kim màu xám trắng, mùi tỏi, dòn, dễ vỡ. Khi làm nóng, Arsen chảy ra
và thăng hoa ở nhiệt độ 6130C. Arsen tinh khiết được xem là không độc,
nhưng trong điều kiện bình thường Arsen không bao giờ ở trạng thái tinh
khiết, do khi tiếp xúc với không khí một phần Arsen bị oxi hoá thành những
hợp chất oxit rất độc. [2]
Arsen tồn tại ở vài dạng thù hình: Arsen vàng kém bền, dưới tác
dụng của ánh sáng hay nhiệt độ chuyển thành Arsen xám có cấu trúc tương
tự kim loại. Arsen nguyên chất là kim loại màu xám, nhưng dạng này ít tồn
tại trong thiên nhiên. Trong môi trường, Arsen thường kết hợp với một hay
một số nguyên tố khác như oxy và lưu huỳnh… tạo thành các hợp chất Arsen
vô cơ.
Dạng Arsen tồn tại chủ yếu trong nước dưới đất là H3ArsenO4
(trong môi trường pH axít đến gần trung tính), HArsenO4

-2

-1

(Trong môi



- 20 trường kiềm). Hợp chất H3ArsenO3 trong môi trường oxy hoá – khử yếu.
Các hợp chất của Arsen với Na có tính hòa tan rất cao, còn những muối của
Arsen, Mg và các hợp chất Arsen hữu cơ trong môi trường pH gần trung tính
và nghèo Ca thì độ hoà tan kém hơn các hợp chất Arsen hữu cơ, đặc biệt là
Arsen-axit fulvic rất bền vững, có xu thế tăng theo chiều tăng của độ pH và
tỉ lệ Arsen-axit fulvic. Các hợp chất của Arsen5+ được hình thành theo
phương thức này. Phức chất Arsen như vậy có thể chiếm tới 80% các hợp
chất Arsen tồn tại trong nước dưới đất. Arsen trong nước dưới đất thường tập
trung cao trong nước bicacbonat, như bicacbonat Cl, Na, B, Si. Nước dưới
đất trong những trầm tích núi lửa, một số khu vực quặng hoá nguồn gốc
nhiệt dịch, mỏ dầu - khí, mỏ than,… thường giàu Arsen [9].
Arsen vô cơ từ các khu vực ô nhiễm công nghiệp tồn tại dưới dạng
Arsenat (Arsen+5), Arsenite (Arsen+3), Arsenic sulfide (HArsenS2), Arsen
nguyên tố (Arsen0) và ở dạng khí Arsine (ArsenH3), (Arsen-3). Các hợp chất
Arsenate như : H3ArsenO4, H2ArsenO4-, HArsenO42-, ArsenO43-. Arsenite
gồm các hợp chất arsen vô cơ bị khử như : H3ArsenO3, H2ArsenO3-,
HArsenO32-, ArsenO33-.
Hợp chất của Arsen với carbon và hydro gọi là hợp chất Arsen hữu
cơ. Trong hợp chất hữu cơ, Arsen tồn tại nhiều nhất ở dạng axit
monometylarsin

(CH3AsO[OH]2),

dimetylarsin

axit

(CH3)2AsO[OH]),

trimetylarsin axit [(CH3)3AsO], các dạng metylarsin (MeAsH2, Me2AsH,

Me3As) và các dạng thio-androgues [MeAr(SR)2, Me2AsSR, Me3AsS]… Các
dạng hợp chất hữu cơ của Arsen thường ít độc so với các hợp chất Arsen vô
cơ [10].
Ở môi trường khử trong lòng đất, các vi khuẩn kỵ khí methanogenic
bacteria khử arsenate (Arsen+5) thành arsenite (Arsen+3) và methyl hoá


- 21 chúng tạo methylarsenic acid CH3ArsenO(OH)2 hay dymethylarsenic acid
(cacodylic) (CH3)2ArsenO(OH). Những hợp chất này có thể được methyl
hoá tiếp tạo trimethylarsinic bay hơi rất độc và dimethylarseine (Arsen+3)
rất độc. Ngược lại Arsen+5 lại bền vững trong môi trường hiếu khí (trong
nước mặt).
Tính độc dạng Arsenic phụ thuộc dạng tồn tại (tức công thức hóa học
của hợp chất), trạng thái ôxy hóa và độ tan của nó trong môâi trường sinh
học. Mức độ độc của Arsenic giảm dần theo thứ tự Arsine(ArsenH3) >
Arsen (III) vô cơ > Arsen(III) hữu cơ > Arsen(V) vô cơ > Arsen(V) hữu cơ >
các hợp chất - ArsenH4 và Arsen. Arsen(III) độc gấp 10 lần Arsen(V) (Phan
Thị Nghóa).
Việc phân biệt các hợp chất arsen vô cơ và hữu cơ rất quan trọng, do
dạng hợp chất hữu cơ của arsen thường ít độc hơn so với các hợp chất arsen
vô cơ. Bảng 2.1 trình bày các hợp chất hữu cơ và vô cơ của Arsen.
Bảng 2.1 : Các hợp chất vô cơ và hữu cơ của Arsen
Tên

Ký hiệu

Công thức hóa học

Srsanilic acid


..

C6H5AsNO3

Arsenous acid

As(III)

H3AsO3

Arsenic acid

As(V)

H3AsO4

Monomethy

Larsolic MMAA

CH3AsO(OH)2

acid
Methylarsonuos acid

MMAA(III)

CH3As(OH)2[CH3AsO]Ns

Dimethylarsinic acid


DMAA

(CH3)2AsO(OH)


- 22 dimethylarinousacid

DMAA(III)

(CH3)2As(OH)[((CH3)2As)]

Roxarsone

--

C6H6AsNO6

Trimethylarsine

TMA

(CH)3As

Trimethylarsine oxide

TMAO

(CH)3AsO


Tetramethlarsonium

Me4As+

(CH)4As+

Arsenocholine

AsC

(CH)3As+CH2CH2OH

Arsenobetaine

AsB

(CH)3As+CH2COO

ion

Nguồn : [10]
2. Nguồn gốc gây nhiễm Arsen trong nước ngầm
Nguồn gốc tự nhiên là nguồn gốc chủ yếu gây ô nhiễm Arsen. Nói
về sự tuần hoàn khắp toàn cầu của Arsen cho thấy thiên nhiên đưa vào bầu
khí quyển 45.000 tấn Arsen/năm, trong khi các nguồn nhân tạo chỉ thêm
vào bầu khí quyển khoảng 28.000 tấn Arsen/năm [2]. Arsen tồn tại trong
một chu trình kín, vì vậy sự ô nhiễm các đối tượng môi trường khác như đất,
không khí, đại dương sẽ dẫn đến sự ô nhiễm trong nước ngầm.
a. Do quá trình tự nhiên :[9]
Quá trình nhiệt dịch, tạo quặng sulfur, đa kim, vàng; hoạt động núi lửa;

quá trình phong hóa, … diễn ra ở các vùng núi với các đá biến đổi nhiệt
dịch, quặng vàng, đa kim, vỏ phong hóa cũng như đất phát triển trên chúng.
Quá trình xói mòn, phong hóa làm giàu Arsen trong quặng oxyhydroxit
sắt sau đó là những quá trình bồi đắp phù sa, trầm tích hóa dẫn tới hình
thành trầm tích chứa Arsen trong các địa tầng.


- 23 Người ta xác định nguồn gốc gây ô nhiễm chủ yếu của Arsen đối với
môi trường nước là do quá trình khử hóa, hòa tan các khoáng chất giàu
Arsen trong đất vào nguồn nước ngầm. Do đó, những vùng có nhiều khoáng
giàu Arsen thì khả năng gây ô nhiễm nguồn nước càng cao.


- 24 b. Do hoạt động nhân sinh :[2]
Trong công nghiệp :
- Các quá trình xử lý quặng Arsen, chiết xuất Arsen từ các quặng chứa
nó…; luyện kim màu Cu, Pb, Zn, Ca, Sb; chế tạo, sản xuất các hoá chất bảo
vệ thực vật.
- Trong kỹ nghệ thuộc da, làm rụng lông ở da, xử lý các con thú nhồi
rơm và bảo quản các sản phẩm thuộc da.
- Trong kỹ nghệ thủy tinh, một số hợp chất Arsen được dùng để cải
tiến chất lượng sản phẩm.
Arsen xâm nhập vào môi trường qua nguồn nước thải công nghiệp, xử
lý các khoáng arsen, sự đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch, các chất thải rắn
trong công nghiệp … .
Trong nông nghiệp :[1]
Arsenic phức hợp được dùng làm chất diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ
như trioxid Arsen; các hợp chất muối của Arsen với Pb, Ca, Na: natri
arsenat, canxi arsenat, mononatri metan arsenat, chất làm khô giúp cho
bông vải được thu hoạch dễ dàng hơn sau khi rụng lá… .

Ước lượng trên thế giới khoảng 8.000 tấn Arsen/năm được dùng làm
thuốc diệt cỏ; 12.000 tấn Arsen/năm để làm khô bông vải và 16.000 tấn
Arsen/năm để bảo quản gỗ. Tỷ lệ dùng thuốc sát trùng từ 2 – 4kg Arsen/ha,
lượng demethylarsenic axit dùng gấp 3 lần. Một lượng nhỏ Arsen hữu cơ
dùng làm thức ăn thêm cho gia súc ở mức 10-50 mg/kg Arsen, để thúc đẩy
sự tăng trường của gà tây và heo.


- 25 2.2.2. Hiện trạng nhiễm Arsen trên thế giới [10]
Trên thế giới các trường hợp nhiễm độc do sử dụng nước ngầm
nhiễm Arsen đưa đến hậu quả ung thư da, rụng tóc, rối loạn tiêu hoá trong
cộng đồng dân cư đã được phát hiện ở vùng Bengat (Ấn Độ), Nepal và
Bangladesh. Lần đầu tiên ghi nhận được nhiễm độc Arsen ở Đài Loan
(1968). Trường hợp bị nhiễm ở Chi Lê vào năm 1970. trong những năm
1980, vấn đề ở Tây Ben Gal (Ấn Độ), Ghala, Mêxico và một số nước khác
đã phát hiện. Cho đến nay trường hợp nhiễm bẩn Arsen lớn nhất ghi nhận
được ở Bangladesh. Trong những năm 1990 những bệnh nhân từ các huyện
phía Tây Bangladesh bắt đầu vượt biên giới vào Ấn Độ để khám bệnh tại
các bệnh viện ở Calcuta và họ được chính thức khám bệnh từ năm 1995.
Vấn đề ô nhiễm Arsen trong nước dưới đất trong vùng phụ sông Mê Kông
cũng được các nhà khoa học quan tâm sâu sắc. Mới đây, từ 16 – 18/2004 tại
Bangkok – Thái Lan đã tổ chức một hội thảo do UNESCAP bảo trợ về triển
khai các công cụ ra quyết định và quản lý hiệu quả nhằm giảm nhẹ ô nhiễm
trong đất, mùa vụ và nước. Nhiều báo cáo của hội thảo đã đề cập đến vấn
đề ô nhiễm đất và nước do kim loại nặng, trong đó có Arsen. Bảng 2.2 trình
bày khái quát tình hình nhiễm Arsen trên thế giới. Tài liệu thu thập từ nhiều
nguồn khác nhau chủ yếu là từ Internet.
Bảng 2.2 : Tình hình nhiễm As tại một số nơi trên thế giới
Đất nước/vùng


Số người nguy
cơ bị nhiễm*

1. Đài Loan
Các đới ven biển Tây Nam và
Bắc
2. Trung Quốc

200.000

Phân bố theo không gian và
bản chất ô nhiễm**
Nông thôn và khu đô thị nhỏ,
phụ thuộc vào nước giếng
khoan bị ô nhiễm mức độ trung
bình đến cao, một số lên tới
1,8mg/L.
Sự tác động của hàm lượng


×