Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Khảo sát điều kiện phản ứng tạo màu của borat với curcumin và ứng dụng để chế tại kit thử nhanh hàn the trong thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 48 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI
THƢỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT" NĂM 2018

KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG TẠO MÀU CỦA
BORAT VỚI CURCUMIN VÀ ỨNG DỤNG ĐỂ CHẾ
TẠO KIT THỬ NHANH HÀN THE
TRONG THỰC PHẨM

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Tự nhiên

Bình Dƣơng, 04/2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI
THƢỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT" NĂM 2018

KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG TẠO MÀU CỦA
BORAT VỚI CURCUMIN VÀ ỨNG DỤNG ĐỂ CHẾ
TẠO KIT THỬ NHANH HÀN THE
TRONG THỰC PHẨM
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Tự Nhiên
STT


Họ và tên
SV

Giới
tính

Dân
tộc

Lớp, Khoa

SV năm thứ/
Số năm đào
tạo

Ngành
học

Ghi chú

1

Phan Quốc
Bình

Nam

Kinh

D14HPT01,

KHTN

4/4

Hóa
học

SV thực
hiện
chính

2

Nguyễn Chí
Anh

Nam

Kinh

D14HPT01,
KHTN

4/4

Hóa
học

Tham gia


3

Nguyễn Thị
Tuyết Nhung

Nữ

Kinh

D15HH01,
KHTN

3/4

Hóa
học

Tham gia

4

Trần Thị
Diễm Châu

Nữ

Kinh

D15HH01,
KHTN


3/4

Hóa
học

Tham gia

5

Đào Thị
Thanh Trúc

Nữ

Kinh

D15HH01,
KHTN

3/4

Hóa
học

Tham gia

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Thủy Châu Tờ



TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Bình Dương, ngày 9 tháng 4 năm 2018

Kính gửi: Ban tổ chức Giải thƣởng “Tài năng khoa học trẻ
Đại học Thủ Dầu Một”

Chúng tôi:
STT

Họ và tên SV

Ngày sinh

Lớp, Khoa

Năm thứ/
Số năm
đào tạo

Ngành
học

1


Phan Quốc Bình

24/09/1996

D14HPT01, KHTN

4/4

Hóa học

2

Nguyễn Chí Anh

08/04/1996

D14HPT01, KHTN

4/4

Hóa học

3

Nguyễn Thị Tuyết Nhung

5/11/1997

D15HH01, KHTN


3/4

Hóa học

4

Trần Thị Diễm Châu

31/10/1997

D15HH01, KHTN

3/4

Hóa học

5

Đào Thị Thanh Trúc

22/01/1997

D15HH01, KHTN

3/4

Hóa học

Thơng tin cá nhân của sinh viên chịu trách nhiệm chính:

Địa chỉ liên hệ: Hẻm 288/11, Phƣờng Phú Lợi, Tp.Thủ Dầu Một, Bình Dƣơng
Số điện thoại: 01655609141

Địa chỉ email:

Chúng tôi làm đơn này kính đề nghị Ban tổ chức cho chúng tơi đƣợc gửi đề tài
nghiên cứu khoa học để tham gia xét Giải thƣởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ
Dầu Một” năm 2018.
Tên đề tài: Khảo sát điều kiện phản ứng tạo màu của borat với curcumin và ứng
dụng để chế tạo kit thử nhanh hàn the trong thực phẩm
Chúng tôi xin cam đoan đây là đề tài do chúng tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn
của ThS. Thủy Châu Tờ; đề tài này chƣa đƣợc trao bất kỳ một giải thƣởng nào khác
tại thời điểm nộp hồ sơ và không phải là luận văn, đồ án tốt nghiệp.
Nếu sai, chúng tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc khoa và Nhà trƣờng.
Xác nhận của lãnh đạo khoa

Ngƣời làm đơn


UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Khảo sát điều kiện phản ứng tạo màu của borat với curcumin và ứng dụng

để chế tạo kit thử nhanh hàn the trong thực phẩm.
- Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện:
STT

Họ và tên

MSSV

Lớp

Khoa

Năm thứ/ Số
năm đào tạo

1

Phan Quốc Bình

1424401120012 D14HPT01 KHTN

4/4

2

Nguyễn Chí Anh

1424401120010 D14HPT01 KHTN

4/4


3

Nguyễn Thị Tuyết Nhung 1524401120027 D15HH01

KHTN

3/4

4

Trần Thị Diễm Châu

1524401120017 D15HH01

KHTN

3/4

5 Đào Thị Thanh Trúc
1524401120040 D15HH01
- Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Thủy Châu Tờ

KHTN

3/4

2. Mục tiêu đề tài: Chế tạo kit thử nhanh hàn the trong thực phẩm.
3. Tính mới và sáng tạo: Bộ kit chế tạo đƣợc cho phép xác định nhanh hàn the trong
các loại thực phẩm với giới hạn phát hiện thấp hơn các loại kit hàn the khác có mặt

trên thị trƣờng (phát hiện hàn the ở nồng độ 5 ppm).
4. Kết quả nghiên cứu:
 Đã khảo sát và lựa chọn một số điều kiện thích hợp cho phản ứng tạo phức giữa
curcumin và borat:
Dung môi hòa tan curcumin:

Etanol tinh khiết

Phổ hấp thụ phân tử của phức tạo bởi borat và curcumin
Môi trƣờng phản ứng:

Axit clohdric

 Đã chế tạo đƣợc bộ kit thử nhanh hàn the:
Giấy chỉ thị curcumin
Dung dịch đệm


Thang màu bán định lƣợng hàn the trong thực phẩm.
Giới hạn phát hiện:

5 ppm

Thời gian hiện màu:

3 phút – 30 phút.

 Đã áp dụng bộ kit để định tính và bán định lƣợng hàn the trong các loại thực
phẩm chế biến đang lƣu hành ở địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và

khả năng áp dụng của đề tài:
 Giúp các cơ quan chức năng phát hiện nhanh và đƣa ra hƣớng xử lý kịp thời đối
với các cơ sở có sử dụng chất cấm (hàn the) trong quá trình sản xuất.
 Giúp ngƣời tiêu dùng kiểm tra thực phẩm mà họ nghi ngờ có chứa hàn the trƣớc
khi sử dụng.
6. Cơng bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài
Kết quả nghiên cứu đƣợc viết bài tham gia Hội thảo “Hóa học vì sự phát triển
bền vững – Lần thứ 4” sẽ tổ chức vào ngày 27/07/2018 (đã gửi tóm tắt).
Ngày 9 tháng 4 năm 2018
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

Phan Quốc Bình
Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài: đề tài đã chế tạo thành công bộ kit giúp các nhà kiểm tra vệ sinh an toàn
thực phẩm, những ngƣời nội trợ kiểm tra nhanh chất cấm hàn the trong thực phẩm
nhằm bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Các kết quả nghiên cứu đƣợc thực hiện lặp đi
lặp lại nhiều lần trên cơ sở tham khảo các công bố trong và ngồi nƣớc nên đảm bảo
tính khoa học.
Ngày 9 tháng 4 năm 2018
Xác nhận của lãnh đạo khoa

Ngƣời hƣớng dẫn

ThS. THỦY CHÂU TỜ


UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên:

Phan Quốc Bình

Sinh ngày:

24 tháng 9 năm 1996

Nơi sinh:

Bình Dƣơng

Lớp:

D14HPT01

Ảnh 3x4

Khóa: 2014-2018

Khoa: Khoa học Tự nhiên


Địa chỉ liên hệ: Hẻm 288/11, Phƣờng Phú Lợi, Tp.Thủ Dầu Một, Bình Dƣơng
Điện thoại:

01655609141

Email:

II. Q TRÌNH HỌC TẬP
* Năm thứ 1:
Ngành học: Hóa Học

Khoa: Khoa học Tự Nhiên

Kết quả xếp loại học tập: Khá
* Năm thứ 2:
Ngành học: Hóa Học

Khoa: Khoa học Tự Nhiên

Kết quả xếp loại học tập: Khá
* Năm thứ 3:
Ngành học: Hóa Học

Khoa: Khoa học Tự Nhiên

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Ngày 9 tháng 4 năm 2018
Xác nhận của lãnh đạo khoa

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài

Phan Quốc Bình


LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành cho phép nhóm nghiên cứu gửi
lời cảm ơn tới:
Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, Khoa Khoa học Tự nhiên cùng các thầy cơ
chun ngành Hóa phân tích cũng nhƣ bộ mơn Hóa học và các thầy cơ thuộc Trung tâm
Nghiên cứu thực nghiệm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tơi trong q trình
làm nghiên cứu.
Đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Thủy Châu Tờ - ngƣời hƣớng dẫn
và cũng là ngƣời đã ln tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên nhóm trong suốt q
trình nghiên cứu và hồn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhƣng trong đề tài nghiên cứu khoa học này khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tơi kính mong quý thầy cô, các chuyên gia, những
ngƣời quan tâm đến đề tài, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp
đỡ để đề tài đƣợc hồn thiện hơn.
Cuối lời chúng tơi xin chúc q Thầy, Cô thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp
tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Bình Dƣơng, ngày 9 tháng 4 năm 2018
Nhóm nghiên cứu

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ HÀN THE .................................................................................. 3
1.1.1. Tính chất vật lý ............................................................................................... 4
1.1.2. Nguồn khai thác .............................................................................................. 5
1.1.3. Cơ chế tác dụng .............................................................................................. 5
1.2. HÀN THE TRONG THỰC PHẨM ......................................................................... 6
1.2.1. Mục đích sử dụng ........................................................................................... 6
1.2.2. Chỉ tiêu cho phép ............................................................................................ 7
1.2.3. Cách nhận biết các loại thực phẩm có hàn the ............................................... 7
1.3. TÁC HẠI CỦA HÀN THE ...................................................................................... 7
1.4. MỘT SỐ THUỐC THỬ PHÁT HIỆN HÀN THE .................................................. 9
1.4.1. Thuốc thử carmin............................................................................................ 9
1.4.2. Thuốc thử curcumin...................................................................................... 10
1.4.3. Thuốc thử D-manit (d-manitol, hexanhexol) ................................................ 12
1.5. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƢỢNG HÀN THE..... 13
1.5.1. Kiểm tra hàn the bằng phƣơng pháp metyl borax ........................................ 13
1.5.2. Kiểm tra hàn the bằng phƣơng pháp phenolphthalein .................................. 13
1.5.3. Phân tích định tính và bán định lƣợng hàn the bằng giấy curcumin ............ 13
1.5.4. Phân tích định lƣợng hàn the bằng phƣơng pháp trắc quang UV-Vis ......... 15
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 18
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 18
2.1.1. Đối tƣợng ...................................................................................................... 18
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 18
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 18
2.2.1. Khảo sát một số yếu tố ảnh hƣởng đến phản ứng tạo màu của borat với
curcumin 18
ii



2.2.2. Chế tạo bộ kit phát hiện nhanh hàn the ........................................................ 18
2.2.3. Áp dụng kit chế tạo đƣợc để kiểm tra nhanh hàn the trong các loại thực
phẩm chế biến đang lƣu hành ở địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. ............................... 18
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 18
2.3.1. Phƣơng pháp trắc quang UV-Vis ................................................................. 18
2.3.2. Kỹ thuật chế tạo kit ....................................................................................... 18
2.3.3. Phƣơng pháp xác định ngƣỡng phát hiện ..................................................... 19
2.3.4. Xây dựng thang màu bán định lƣợng ........................................................... 19
2.3.5. Lấy mẫu ........................................................................................................ 19
2.4. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT ..................................................................... 21
2.4.1. Thiết bị, dụng cụ ........................................................................................... 21
2.4.2. Hóa chất ........................................................................................................ 21
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 22
3.1. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TẠO MÀU CỦA PHẢN ỨNG GIỮA BORAT VÀ
CURCUMIN .................................................................................................................. 22
3.1.1. Lựa chọn dung mơi hịa tan curcumin .......................................................... 22
3.1.2. Phổ hấp thụ phân tử của curcumin trong các môi trƣờng pH khác nhau ..... 22
3.1.3. Phổ hấp thụ phân tử của phức tạo bởi borat và curcumin ............................ 24
3.2. CHẾ TẠO KIT PHÁT HIỆN NHANH HÀN THE ............................................... 24
3.2.1. Chuẩn bị giấy tẩm ......................................................................................... 24
3.2.2. Khảo sát nồng độ curcumin tẩm lên giấy ..................................................... 25
3.2.3. Khảo sát thời gian hiện màu của giấy chỉ thị ............................................... 26
3.2.4. Xác định ngƣỡng phát hiện của giấy chỉ thị ................................................. 28
3.2.5. Xây dựng thang màu bán định lƣợng ........................................................... 29
3.3. ÁP DỤNG KIT CHẾ TẠO ĐƢỢC ĐỂ KIỂM TRA NHANH HÀN THE TRONG
CÁC LOẠI THỰC PHẨM CHẾ BIẾN ĐANG LƢU HÀNH Ở ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ THỦ DẦU MỘT. ................................................................................................. 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 35

PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 37

iii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các tính chất vật lý của hàn the ...................................................................... 5
Bảng 1.2. Dãy chuẩn phân tích bán định lƣợng hàn the ............................................... 14
Bảng 2.1. Thông tin các mẫu thực phẩm ...................................................................... 20
Bảng 2.2. Các hóa chất đƣợc sử dụng ........................................................................... 21
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát nồng độ curcumin ............................................................. 26
Bảng 3.2. Kết quả xác định ngƣỡng phát hiện của giấy chỉ thị .................................... 29
Bảng 3.3. Kết quả phân tích định tính hàn the bằng kit chế tạo ................................... 33
Bảng 3.4. Kết quả phân tích bán định lƣợng hàn the bằng kit chế tạo ......................... 33

iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của hàn the ........................................................................ 3
Hình 1.2. Dạng cấu trúc polime của hàn the ................................................................... 3
Hình 1.3. Hàn the ............................................................................................................ 5
Hình 1.4. Thuốc thử carmin ............................................................................................ 9
Hình 1.5. Thuốc thử curcumin ...................................................................................... 10
Hình 1.6. Các dạng phức của curcumin ở các pH khác nhau ....................................... 11
Hình 1.7. Curcumin dạng ceton .................................................................................... 11
Hình 1.8. Curcumin dạng enol ...................................................................................... 11
Hình 1.9. Phức của curcumin – borat dạng rosocyamin ............................................... 12

Hình 1.10. Phức của curcumin – borat dạng rubrocurcumin ........................................ 12
Hình 1.11. Trimetyl borat cháy cho ngọn lửa màu xanh và công thức cấu tạo ............ 13
Hình 1.12. Dạng phổ hấp thụ phân tử UV - Vis ........................................................... 16
Hình 1.13. Dạng đƣờng chuẩn trong phân tích trắc quang ........................................... 17
Hình 1.14. Dạng đƣờng thêm chuẩn trong phân tích trắc quang .................................. 17
Hình 2.1. Một số mẫu thực phẩm: Chả cá, bún, chả lụa, phở....................................... 20
Hình 3.1. Màu của curcumin trong các môi trƣờng pH khác nhau .............................. 22
Hình 3.2. Phổ hấp thụ phân tử của curcumin ở các pH khác nhau ............................... 23
Hình 3.3. Các dạng hỗ biến của curcumin .................................................................... 23
Hình 3.4. Phổ UV-Vis của phức tạo thành bởi borat và curcumin ............................... 24
Hình 3.5. Màu thu đƣợc khi khảo sát nồng độ curcumin ............................................. 25
Hình 3.6. Sự hiện màu của giấy chỉ thị theo thời gian ................................................. 27
Hình 3.7. Sự hiện màu của giấy chỉ thị theo nồng độ hàn the ...................................... 28
Hình 3.8. Thang màu bán định lƣợng hàn the .............................................................. 30
Hình 3.9. Bộ kit thử nhanh hàn the ............................................................................... 30
Hình 3.10. Kết quả kiểm tra hàn the trong các mẫu thực phẩm ở chợ Vinh Sơn ......... 31
Hình 3.11. Kết quả kiểm tra hàn the trong các mẫu thực phẩm ở chợ Phú Mỹ ........... 32
Hình 3.12. Kết quả kiểm tra hàn the trong các mẫu thực phẩm ở chợ Thủ Dầu Một .. 32

v


MỞ ĐẦU
Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con ngƣời. Nó cung cấp năng
lƣợng, chất dinh dƣỡng cho con ngƣời lao động, phát triển và duy trì sự sống. Tuy
nhiên, nếu chúng ta sử dụng thực phẩm khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thì sẽ dẫn đến
nhiều nguy cơ nghiêm trọng nhƣ: sự ngộ độc, tác hại không tốt cho sức khỏe con
ngƣời… Một trong những nguyên nhân gây nên ngộ độc đó là sử dụng các hóa chất
trong việc chế biến, bảo quản thực phẩm.
Hiện nay việc sử dụng hàn the làm chất phụ gia khá phổ biến, với tác dụng sát

khuẩn nhẹ và làm các món xay thịt, giị chả, giị lụa, chả cá… trở nên dai hơn, bảo
quản đƣợc lâu hơn. Mặc dù là chất cấm, tuy nhiên để chạy theo lợi nhuận mà các cơ sở
vẫn sử dụng trong quá trình sản xuất. Do đó, vấn đề hóa chất trong thực phẩm vẫn
đang là mối lo ngại của tất cả chúng ta.
Hàn the (natri tetraborat) là một chất rắn kết tinh màu trắng, mềm, nhiều cạnh
dễ dàng hòa tan trong nƣớc; khi để ra ngồi khơng khí khơ, nó bị mất nƣớc dần và trở
thành khoáng chất tincalconit màu trắng nhƣ phấn (Na2B4O7.5H2O). Hàn the khi vào
cơ thể ngƣời sẽ đƣợc tích tụ ở gan do cơ thể khó có thể tự đào thải hợp chất này ra
ngoài đƣợc. Khi với lƣợng nhiều, hàn the sẽ đƣợc tích tụ ở tất cả các cơ quan nội tạng
lớn nhƣ phổi, thận, dạ dày… gây ra các bệnh về hệ bài tiết và tiêu hóa nhƣ suy gan,
suy thận, các bệnh về dạ dày và đƣờng ruột. Khơng những thế, hàn the cịn cơ thể gây
suy giảm chức năng của các quan sinh dục, nặng hơn là có thể gây vơ sinh. Nếu sử
dụng thực phẩm có chứa hàn the trong thời gian dài sẽ ảnh hƣởng tới các tế bào nội
tạng, làm suy giảm chức năng của các bộ phận có thể gây ra các bệnh mãn tính và biến
chứng nặng. Trẻ em sử dụng thực phẩm chứa hàn the nhiều sẽ chậm phát triển và ảnh
hƣởng tới trí não [21], [22]. Ở Việt Nam, Bộ Y Tế (BYT) đã ban hành quyết định số
867/1998/QĐ-BYT cấm sử dụng hàn the làm chất phụ gia thực phẩm [2].
Hàn the thƣờng đƣợc phát hiện dựa trên phản ứng tạo màu đỏ gạch giữa borat
và curcumin ở điều kiện pH thấp. Thông thƣờng, để kiểm nghiệm hàn the trong thực
phẩm, các cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu ở các cơ sở sản xuất và kinh doanh
thực phẩm…về phịng thí nghiệm để phân tích. Việc làm đó cần nhiều thời gian, cơng
sức và chi phí nhƣng đơi khi có kết quả kiểm nghiệm thì thực phẩm đã đƣợc tiêu thụ.
Vì vậy, việc nghiên cứu chế tạo kit thử nhanh hàn the trong thực phẩm giúp cho các
1


nhà kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, những ngƣời nội trợ kiểm tra nhanh chất cấm
hàn the trong thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát điều
kiện phản ứng tạo màu của borat với curcumin và ứng dụng để chế tạo kit thử

nhanh hàn the trong thực phẩm” .
Mục tiêu đề tài: Chế tạo kit thử nhanh hàn the trong thực phẩm

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ HÀN THE
Hàn the là một hợp chất hoá học của nguyên tố B (Bo) với natri và oxy, là muối
của axit boric (H3BO3) có tên thƣơng mại theo tiếng Anh là sodium tetraborate,
sodium pyroborate, sodium beborate… hay gọi ngắn gọn là borat. Tên gọi theo Hán
Việt là Băng Sa, Bồng Sa, Nguyên Thạch, tên hố học đầy đủ là natri tetraborate, cơng
thức hố học là Na2B4O7.10H2O.

Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của hàn the
Hàn the có cấu trúc polime và tồn tại ở 2 dạng là:

Dạng 1:

Dạng 2:

Hình 1.2. Dạng cấu trúc polime của hàn the
Dung dịch nƣớc của hàn the có phản ứng kiềm mạnh do thủy phân và có thể
chuẩn độ bằng axit clohidric với chất chỉ thị metyl da cam. Do đó trong phân tích
ngƣời ta dùng hàn the tinh khiết trong khi chuẩn độ axit và để pha dung dịch đệm.
3


Dung dịch hàn the có khả năng hấp thụ mạnh khí CO2 và khi đun nóng khí CO2
lại đƣợc giải phóng.

Các axit poliboric dễ bị hydrat hóa nên khi axit tác dụng lên poliborat thƣờng
thu đƣợc axit tetraboric.
Na2B4O7 + H2SO4 → Na2SO4 + H2B4O7
H2B4O7 + 5H2O → 4H3BO3
Ngƣợc lại khi trung hịa H3BO3 bằng kiềm dƣ thì liên kết B-O-B đặc trƣng với
Bo lại xuất hiện và các poliborat sẽ đƣợc tạo thành.
Ví dụ:
3H3BO3 + 3NaOH → (NaBO2)3 + 6H2O
4H3BO3 + 2NaOH → Na2B4O2 + 7H2O
Giống nhƣ axit boric, borat khan nóng chảy có khả năng hịa tan các oxit kim
loại tạo thành muối borat ở dạng thủy tinh trong suốt (gọi là ngọc borat) có màu đặc
trƣng của ion kim loại.
Ví dụ:
Na2B4O7 + CoO → 2NaBO2.Co(BO2)2
Màu xanh biển-màu lam thẫm
3Na2B4O7 + Cr2O3 → 6NaBO2.Cr(BO2)3
Màu xanh lục
Trong công nghiệp, hàn the đƣợc điều chế bằng phƣơng pháp sản xuất công
nghiệp, cụ thể là điều chế từ các khoáng poliborat theo các phản ứng:
2Ca2B6O11 + 4Na2CO3 + H2O → 3Na2B4O7 + 4CaCO3 + 2NaOH
Hoặc từ:

Mg3B8O15 + 6HCl + 9H2O → 8H3BO3 + 3MgCl2
4H3BO3 + 2NaOH → Na2B4O7 + 7H2O

1.1.1. Tính chất vật lý
Hàn the là một loại muối ở dạng tinh thể màu trắng đục, khơng mùi, khơng vị, ít
tan trong nƣớc nguội nhƣng tan nhiều trong nƣớc nóng, tan trong glyxerin và khơng
tan trong cồn 90o.
Khi tan trong nƣớc nóng sẽ tạo ra axit boric (H3BO3) và chất kiềm mạnh natri

hidroxit (NaOH) theo phản ứng sau:
Na2B4O7 + 7H2O → 4H3BO3 + 2NaOH

4


Hình 1.3. Hàn the
Bảng 1.1. Các tính chất vật lý của hàn the
Công thức phân tử

Na2B4O7.10H2O

Phân tử gam

381,37 g/mol

Tỷ trọng và pha

1,73 g/cm3, rắn

Độ hòa tan trong nƣớc

5,1 g/100 ml nƣớc (20oC)

Điểm nóng chảy

743oC

Điểm sơi


1575oC

1.1.2. Nguồn khai thác
Borat có trong thiên nhiên và thƣờng đƣợc tìm thấy ở đáy các hồ nƣớc mặn sau
khi các hồ này bị khô ráo. Hàn the có thể đƣợc sản xuất từ hai nguồn khác nhau:
 Khai thác và tinh chế từ quặng:
− Borat (chứa chủ yếu muối Na2B4O7.10H2O)
− Kecnit (chứa muối Na2B4O7.4H2O + H3BO3)
− Colemanit (chứa muối Ca2B6O11.5H2O)
− Idecnit (chứa muối Mg2B6O11.13H2O)
Kết quả thu đƣợc sản phẩm hàn the có độ tinh khiết từ 95 - 97%.
 Điều chế trong sản xuất công nghiệp từ các khoáng poliborat (hỗn hợp của
Colemanit và Idecnit).
1.1.3. Cơ chế tác dụng
Đó là nguyên tố Bo với 2 nguyên tố khác là natri và oxy, ở dạng tinh thể hoặc
5


dạng bột màu trắng, không mùi, không vị. Khi vào cơ thể hàn the tác dụng với axit của
dịch vị dạ dày tạo thành axit boric.
Axit boric thƣờng ở dạng bột màu trắng giống nhƣ muối ăn, axit boric có một
tính chất là chống oxy hóa.
Trong sản xuất chế biến thực phẩm. Ngƣời ta dựa vào tính chất thuỷ phân của
hàn the tạo axit boric, nhằm hai mục đích: Hạn chế, chống sự lên men, sự sinh sôi của
nấm mốc đối với thực phẩm là protit, sữa, tinh bột, gạo, đậu, khoai, ngơ… làm kìm
hãm sự phát triển của vi khuẩn do đó thực phẩm lâu bị hỏng. Ngồi ra, do khả năng
làm giảm tốc độ khử oxy của các sắc tố myoglobin trong các sợi cơ của thịt nạc nên
ngƣời ta dùng nó để bảo quản, duy trì màu sắc tƣơi ngon của thịt cá.
Do axit boric có tác dụng làm cứng các mạch peptit từ đó khả năng protein bị
phân huỷ thành các axit amin chậm đi, cũng nhƣ làm cứng các mạch amilozơ do các gốc

glucozơ gắn với nhau, do đó khả năng amilozơ bị phân thành các glucozơ chậm lại.
Do tác dụng nhƣ vậy nên thực phẩm kể cả thịt cá cũng nhƣ các loại bột sẽ dẻo
dai, cứng, không bị nhão.
1.2. HÀN THE TRONG THỰC PHẨM
1.2.1. Mục đích sử dụng
Do khơng mùi, khơng vị, có tác dụng kìm khuẩn nhẹ và khi có mặt trong thực
phẩm hàn the tăng cƣờng liên kết cấu trúc mạng của tinh bột và protein, làm giảm độ
bở, tăng độ dai, giòn của các loại thực phẩm đƣợc chế biến từ bột ngũ cốc hoặc từ thịt
gia súc, gia cầm, cải thiện trạng thái cảm quan của sản phẩm, phù hợp với khẩu vị của
ngƣời tiêu dùng; mặt khác còn giúp bảo quản thực phẩm đƣợc lâu hơn và duy trì màu
sắc thịt tƣơi hơn.
Khi cho hàn the vào các loại tinh bột nhƣ bún, miến, bánh tráng, phở, bánh...
hàn the sẽ làm cho tinh bột có độ đặc cao (tăng cƣờng liên kết cấu trúc mạng). Chính
vì tính chất này mà nhiều ngƣời thích sử dụng nó để làm tăng tính dai, giịn của các
loại sản phẩm; hay sử dụng nó để pha trộn thêm bột cho vào giị, chả, thịt, cá các loại
để giảm giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, trong thực phẩm có nhiều protein nhƣ thịt, cá... lƣợng nƣớc tồn tại
khá lớn (65-80%) ở dạng tự do hay liên kết. Vì vậy khi sử dụng hàn the thì sự liên kết
này càng bền chặt, cấu trúc protein càng vững chắc, tức là thịt có độ dai, giịn, độ đàn
hồi cao hơn và có thể giữ nƣớc ở mức tối đa nên cân nặng hơn.
6


Tính sát khuẩn của hàn the rất mạnh, do đó nhiều ngƣời lợi dụng tính chất này
của hàn the cho vào thực phẩm để giữ đƣợc lâu mà không lo bị hƣ hỏng dù không cần
giữ lạnh.
1.2.2. Chỉ tiêu cho phép
Vào năm 1925, nhiều nƣớc trên thế giới đã cấm không cho sử dụng hàn the để
bảo quản thực phẩm.
Hàn the là một loại hóa chất khơng đƣợc phép sử dụng trong chế biến thực

phẩm theo quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y tế [2]. Để có thể hiểu đƣợc đầy
đủ về hàn the, ngày 20/6/2001 Cục Quản lý chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm
phối hợp với Viện Dinh dƣỡng tổ chức buổi "Hội thảo khoa học về hàn the". Các
thông tin đƣợc đƣa ra từ hội thảo cho chúng ta một cách nhìn khoa học, tồn diện và
thời sự về vấn đề này.
1.2.3. Cách nhận biết các loại thực phẩm có hàn the
Bằng cảm quan bên ngồi hay nếm thực phẩm thì khó có thể nhận biết đƣợc
hàn the vì nó khơng mùi, khơng màu. Hàn the chỉ phát hiện đƣợc khi có các dụng cụ
thử nhanh tại chỗ hay ở phòng xét nghiệm. Để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và ngƣời
thân, tốt nhất là khơng nên mua thực phẩm khơng có nhãn mác, hoặc có nhãn mác
nhƣng khơng rõ địa chỉ và cơ sở sản xuất, chỉ chọn mua những thực phẩm của các
hãng mà mình biết rõ về thƣơng hiệu của họ. Trƣờng hợp phát hiện hoặc nghi ngờ sản
phẩm có hàn the thì phải báo ngay cho thanh tra y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.
1.3. TÁC HẠI CỦA HÀN THE
Hai công dụng thƣơng mại cho thấy sự độc hại của borat là:
− Borat đƣợc làm tan và quét vào mặt ngoài gỗ, hay gỗ đƣợc nhúng trong hồ chứa
nƣớc borat. Gỗ này sau đó đƣợc làm nhà để tránh bị mọt gỗ hay ngăn ngừạ các loại sâu
khác đục mịn gỗ (vì độc cho các sinh vật này), loại gỗ này mắc tiền hơn gỗ thƣờng.
− Trong loại thuốc giết các con kiến đen có trong nhà bếp đƣợc sản xuất bởi cơng
ty NIPPON, chất lỏng này có chứa 5,5% borat. Nhƣ vậy đối với phƣơng Tây, borat là
chất độc cho sinh vật và borat không đƣợc dùng trong thực phẩm vì nằm trong danh
sách các hóa chất không đƣợc phép cho vào thức ăn và thức uống.
Sự độc hại của hóa chất cho sinh vật chỉ đƣợc biết sau những thử nghiệm trên
các con vật trong phòng thí nghiệm. Các thử nghiệm vì mất thời gian và tốn tiền nên
chỉ thực hiện khi có cơng ty nào chịu bỏ tiền ra, và công ty chỉ chi tiền nghiên cứu khi
7


nhắm có lợi về mặt nào đó cho cơng ty họ. Vì phƣơng Tây khơng dùng borat trong
thực phẩm của họ, nên nói chung các cơ quan nhà nƣớc cũng ít quan tâm đến việc

nghiên cứu sự độc hại của borat cho sức khỏe con ngƣời .
Trong công nghiệp, hàn the là một loại nguyên liệu của công nghiệp sản xuất
một số hợp kim, thép chịu mài mòn, sản xuất thủy tinh, men sứ, men tráng đồ sắt; làm
bóng bề mặt kim loại và để sản xuất một số chất tẩy rửa, bột giặt, kem làm trắng da...
Hàn the là một hóa chất thuộc nhóm độc trung bình. Nó có ít tính độc trực tiếp
và tức khắc nhƣ các chất khác (ví dụ: asen, thủy ngân) nhƣng lại có tính tích lũy từ từ,
lâu dài trong cơ thể, đặc biệt trong mô mỡ, mô thần kinh, gây ảnh hƣởng độc tới tiêu
hóa, hấp thu, các q trình chuyển hóa và chức năng của các cơ quan trong cơ thể biểu
hiện bằng các dấu hiệu: mất cảm giác ăn ngon, giảm cân, nơn, tiêu chảy nhẹ, mẩn đỏ
da, rụng tóc, suy thận và cơn động kinh... Axit boric cịn có tác dụng ức chế thực bào
nên làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Chính do đặc tính gắn kết với thực phẩm của
hàn the mà nó làm cho thực phẩm khó đƣợc tiêu hóa hơn bình thƣờng rất nhiều. Trẻ
em dùng hàn the lâu ngày dẫn đến sự phát triển chậm trong tuổi trƣởng thành. Phụ nữ
bị nhiễm độc mãn tính do hàn the thì vết bo (B) có thể đƣợc thải trừ qua rau thai và
sữa, gây nhiễm độc tới thai nhi và trẻ nhỏ. Khi tích lũy trong cơ thể, hàn the cịn có
khả năng gây tổn thƣơng gan và thối hóa cơ quan sinh dục (teo tinh hồn). Tuy nhiên
những tác dụng sinh học có hại của hàn the đối với cơ thể con ngƣời còn chƣa đƣợc
khẳng định đầy đủ.
Các nghiên cứu độc học đã chỉ ra rằng hàn the có khả năng tích tụ trong cơ thể,
gây tổn thƣơng gan và thối hóa cơ quan sinh dục. Sau khi hấp thụ vào cơ thể, hàn the
sẽ tập trung ở gan, phổi, dạ dày, thận, mật và ruột, sau đó, hàn the sẽ đào thải qua nƣớc
tiểu (81 - 82%), qua phân (1%), mồ hôi (3%) cịn lại 15% sẽ tích lũy ở các mơ mỡ
trong cơ thể, gây độc mãn tính và dần dần làm suy thận, suy gan, dẫn đến da xanh xao,
biếng ăn, cơ thể suy nhƣợc, khơng hồi phục đƣợc, thậm chí cịn làm teo tinh hồn, vơ
sinh hoặc các tai biến hệ tiêu hóa, làm rối loạn đồng hóa các albuminoit. Nếu ăn phải
hàn the với liều lƣợng từ 5 g/kg trở lên con ngƣời có thể tử vong. Chính vì vậy, vào
năm 1925, nhiều nƣớc trên thế giới đã cấm không cho sử dụng hàn the để bảo quản
thực phẩm.
Các nghiên cứu về y học cho thấy nếu sử dụng nhiều hàn the sẽ có một số tác
hại sau: Ở mức độ thấp (sử dụng 3-5 g/ngày): kén ăn, khó chịu toàn thân. Ở mức độ

8


cao (trên 5 g/ngày): gây chậm lớn, tổn thƣơng gan, teo tinh hoàn, giảm cân. Khi xâm
nhập vào cơ thể, sau khi đƣợc bài tiết, lƣợng hàn the sẽ tích tụ khoảng 15%. Nhƣ vậy
nếu sử dụng thực phẩm có chứa hàn the trong nhiều ngày thì cơ thể sẽ tích lũy một
lƣợng hàn the nguy hiểm nhƣ sử dụng thực phẩm có chứa nhiều hàn the một lần. Vì lý
do đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Nông lƣơng thế giới (FAO) đã lên án gay gắt
hành vi dùng hàn the trong chế biến thực phẩm.
Các triệu chứng bị ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính khi sử dụng hàn the:
− Ngộ độc cấp tính: xảy ra trung bình 6 - 8 giờ sau khi ăn, với các triệu chứng
buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co cứng cơ, chuột rút vùng bụng, vật vã, cơn động kinh, dấu
hiệu kích thích màng não, tróc da, phát ban, đặc biệt là vùng mơng, bàn tay, có thể có
các dấu hiệu suy thận, nhịp tim nhanh, sốc trụy mạch, da xanh tím, co giật, hoang
tƣởng và hơn mê. Với liều từ 2 - 5 g axit boric hoặc 15 - 30 g borat, nạn nhân có thể
chết sau 36 giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, liều bắt đầu gây hại từ 10 - 40 ppm (1
ppm = 1 microgam/g hay 1 mg/kg).
− Ngộ độc mãn tính: do khả năng tích luỹ trong cơ thể của hàn the, gây ảnh
hƣởng q trình tiêu hố, hấp thụ, q trình chuyển hoá và chức năng của thận, biểu
hiện là mất cảm giác ăn ngon, giảm cân, nôn, tiêu chảy nhẹ, mẫn đỏ da, rụng tóc, suy
thận, cơ động kinh, da xanh xao, suy nhƣợc khơng hồi phục đƣợc. Ngồi ra, axit boric
cịn có tác dụng ức chế thực bào, làm sức chống đỡ của cơ thể giảm.
1.4. MỘT SỐ THUỐC THỬ PHÁT HIỆN HÀN THE
1.4.1. Thuốc thử carmin
Thuốc thử carmin là sản phẩm lấy từ cánh kiến (côn trùng cocus, họ cociddac
khơ) là dạng bột màu đỏ chói và là hợp chất alumino-canxi của axit carminic. Tan
trong nƣớc, rƣợu etylic, axit sunfuric, dung dịch amoniac,…
Ứng dụng: dùng điều chế axit carminic trong phản ứng với borat. Axit carminic
có cơng thức phân tử C22H29O33 (M = 492,4), có cơng thức cấu tạo:


Hình 1.4. Thuốc thử carmin
9


Dung dịch nƣớc của axit carminic có màu vàng ở pH= 4,8 và ở pH= 6,2 có màu
đỏ fusin. Phản ứng khi thêm tinh thể nhỏ H3BO3 vào dung dịch axit carminic trong axit
sunfuric đậm đặc và lắc sẽ thay đổi từ màu da cam sang màu xanh tím [7].
1.4.2. Thuốc thử curcumin
Curcumin: [1,7 -(3-metoxy-4-hydroxy phenyl)-1,6-heptandien]-3,5- dion ]
Công thức phân tử : C21H20O6 (M= 368,39), cơng thức cấu tạo :

Hình 1.5. Thuốc thử curcumin
Là chất màu thiên nhiên ở dạng tinh thể màu da cam vàng. Không tan trong
nƣớc, rất ít tan trong ete và phát huỳnh quang màu xanh nhạt (xanh lá cây). Khi đun
nóng thì hịa tan trong rƣợu etylic, độ hòa tan trong 100 g benzen là 0,5 g, tan tốt trong
axit axetic loãng, tan tốt trong kiềm cho màu đỏ chói, sau khi thêm axit vào các dung
dịch kiềm thì chuyển sang màu vàng sáng và curcumin chuyển vào kết tủa. Hòa tan
trong axit đậm đặc cho màu vàng đỏ.
Curcumin thƣờng xuất hiện màu vàng rực rỡ ở pH 1,0 ÷ 7,0 và màu đỏ ở pH
>7,0. Sự tồn tại của curcumin trong dung dịch nƣớc tăng ở pH cao (pH >11,7). Ở pH
khác nhau curcumin tồn tại ở các dạng khác nhau [7].
Thông thƣờng, curcumin ổn định ở pH axit nhƣng không ổn định ở pH trung
tính và bazơ.

10


Hình 1.6. Các dạng phức của curcumin ở các pH khác nhau
Curcumin có thể tồn tại ít nhất ở 2 dạng ceton và enol. Cấu trúc enol ổn định hơn
về mặt năng lƣợng ở pha rắn và ở dạng dung dịch.


Hình 1.7. Curcumin dạng ceton

Hình 1.8. Curcumin dạng enol
11


Curcumin là nhân tố cổ điển cho việc xác định borat. Phản ứng màu giữa các
borat và curcumin đƣợc sử dụng trong việc xác định bằng phƣơng pháp trắc quang và
bán định lƣợng trong thực phẩm. Rosocyamine và rubrocurcumin là hai phức màu đỏ,
đƣợc hình thành bởi phản ứng curcumin và borat. Phức này đƣợc tạo ra trong môi
trƣờng axit (HCl và H2SO4) (có thể dùng phƣơng pháp so màu để xác định hàm lƣợng
borat trong thực phẩm).
Ứng dụng: làm chất chỉ thị pH, đổi màu từ vàng đỏ sang nâu xám trong pH từ
7,2 đến 9,2. Dƣới dạng giấy nghệ (giấy curcumin) dùng để định tính H3BO3 và
Na2B4O7. Là thuốc thử làm các phản ứng đổi màu với Be, Mg, Zr, H3BO3,…
Phản ứng tạo phức của curcumin – borat:
Có 2 dạng sau:

Hình 1.9. Phức của curcumin – borat dạng rosocyamin

Hình 1.10. Phức của curcumin – borat dạng rubrocurcumin
1.4.3. Thuốc thử D-manit (d-manitol, hexanhexol)
Công thức phân tử: C6H14O6 (M = 182,18)
Cơng thức cấu tạo: CH2OH(CHOH)4CH2OH
Là tinh thể có màu trắng, vị ngọt, tan tốt trong nƣớc nóng và anilin, khơng tan
trong ete và ứng dụng các định các axit boric và gecmanic bằng kiềm, để tìm H3BO3
bằng phản ứng màu với bromthylmol xanh, làm chất tạo phức với Nb và Ta,… [7].
12



1.5. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƢỢNG HÀN THE
1.5.1. Kiểm tra hàn the bằng phương pháp metyl borax
Khi có mặt của axit sunfanlic làm xúc tác, borat và metanol phản ứng với nhau
tạo hợp chất trimetyl borat và khi đốt hợp chất này cho ngọn lửa màu xanh [4].

Hình 1.11. Trimetyl borat cháy cho ngọn lửa màu xanh và công thức cấu tạo
1.5.2. Kiểm tra hàn the bằng phương pháp phenolphthalein
Hàn the có phản ứng kiềm với phenolphthalein cho dung dịch màu hồng. Nếu
cho dung dịch này tác dụng với glycerin trung tính, dung dịch sẽ chuyển thành axit, sẽ
mất màu hồng, trở thành không màu (phản ứng axit với phenolphthalein do tạo thành
axit glyxeryl boric có tính axit) [4].
1.5.3. Phân tích định tính và bán định lượng hàn the bằng giấy curcumin
 Nguyên tắc
Mẫu thực phẩm đƣợc axit hóa bằng axit HCl. Sau đó, đem đun nóng trên nồi
cách thủy, axit boric (H3BO3) hay natri borat (Na2B4O7) đƣợc phát hiện bằng giấy nghệ.
Khi có mặt axit boric hoặc natri borat thì giấy nghệ chuyển từ màu vàng sang đỏ cam,
giấy nghệ này sẽ chuyển màu xanh đậm trong môi trƣờng kiềm và chuyển lại màu đỏ
hồng trong môi trƣờng axit [12].
 Những trở ngại trong quá trình phân tích
Trong q trình phân tích thì một số nguyên kim loại nhƣ: Fe, Mo, No, Zr… sẽ
làm cho kết quả khơng chính xác. Những ngun tố này đƣợc loại trừ bằng cách kiềm
hóa và chỉ có phức hợp của bo chuyển màu xanh đen trong môi trƣờng kiềm [3], [12].
 Định tính axit boric hoặc natri borat trong mẫu thử
Nhúng dải giấy nghệ vào phần dịch thử cho thấm đều. Lấy giấy ra để khô tự
nhiên rồi đọc kết quả sau 1 giờ nhƣng không quá 2 giờ.
Tiến hành đồng thời một mẫu trắng để so sánh (thay 25 g mẫu thực phẩm bằng
25 ml nƣớc cất và làm theo quy trình trên).
13



Nếu màu của giấy nghệ chuyển từ vàng sang đỏ cam thì trong mẫu có
H3BO3 hoặc Na2B4O7. Để khẳng định sự có mặt của H3BO3 hoặc Na2B4O7 thì tiếp tục
hơ giấy này trên hơi amoniac, màu đỏ cam sẽ chuyển thành màu xanh đen và chuyển lại
màu đỏ hồng ở môi trƣờng axit (hơ trên miệng lọ HCl) [3].
 Bán định lƣợng axit boric hoặc natri borat trong mẫu thử
Dùng 9 ống nghiệm có nút dung tích 15 ml, đánh số từ 1 đến 9, cho vào các hóa
chất lần lƣợt nhƣ sau, đậy kín, lắc đều.
Bảng 1.2. Dãy chuẩn phân tích bán định lượng hàn the
Ống số

1

2

3

4

5

6

7

8

9

H3BO3 1% (ml)


0,0

0,1

0,2

0,5

0,75

1,0

2,5

5,0

0,0

Nƣớc cất (ml)

10,0

9,9

9,8

9,5

9,25


9,0

7,5

5,0

0,0

0,0

1,0

2,0

5,0

7,5

10,0 25,0 50,0

0,0

Dung dịch mẫu thử (ml)

0,0

0,0

0,0


0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

10,0

HCl 36% (ml)

0,7

0,7

0,7

0,7

0,7

0,7

0,7

0,7


0,7

0,00 0,02 0,04 0,10 0,15

0,2

0,5

1,0

X

Hoá chất

Hàm lƣợng H3BO3 (mg/10
ml của dãy chuẩn

Nồng độ % H3BO3 trong
mẫu thử

Ghi chú: Đậy nắp dãy ống chuẩn, tránh bay hơi.
Dùng giấy nghệ đã đƣợc đánh dấu một đầu (giấy số 9), nhúng đầu không đánh
dấu vào dịch thử trên (1/2 chiều dài mẩu giấy).
Dùng kẹp lấy ra để khơ trong khơng khí.
Đồng thời nhúng những tờ giấy nghệ đƣợc đánh số từ 1 đến 8 theo dãy dung dịch
chuẩn (có số tƣơng ứng). Sau đó để khô nhƣ trên.
Đọc kết quả sau 1 giờ nhƣng không quá 2 giờ. So sánh giấy mẫu thử (giấy số 9)
với dãy giấy chuẩn (giấy số 1 - 8) trên một tờ giấy trắng làm nền, dƣới ánh sáng tự nhiên
là tốt nhất để nhận xét.

Tính kết quả
Nếu màu của giấy mẫu thử tƣơng đƣơng màu của giấy chuẩn nào thì nồng độ
H3BO3 trong dịch thử phân tích tƣơng đƣơng với nồng độ H3BO3 của ống chuẩn tƣơng
ứng với giấy chuẩn đó [3].
14


×