Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Cách suy nghĩ của các thiên tài pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.22 KB, 2 trang )

Cách suy nghĩ của các thiên tài
Có người cho rằng, lãnh đạo cần có bộ óc của một thiên tài và có suy nghĩ "hơn người".
Nhưng kể cả khi bạn không phải là thiên tài, bạn vẫn có thể áp dụng các chiến lược của
Aristotle và Einstein để củng cố sức mạnh và có được thành công.
Vậy thì, hãy tham khảo những cách suy nghĩ được cho là tương đương với cách nghĩ của các
thiên tài trong lịch sử nhân loại trên các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật và kinh doanh dưới đây.
* Nhìn nhận và đánh giá vấn đề từ các khía cạnh khác nhau, từ
đó phát hiện được những tầm nhìn, cách nhận định mà chưa ai có
được hoặc chưa từng được công bố.
Lúc sinh thời, Leonardo da Vinci tin rằng, để nắm bắt được cốt lõi thực sự của mỗi vấn đề, chúng
ta phải bắt đầu bằng việc học cách tái tạo nó thông qua nhiều cách khác nhau. Bản thân ông
cũng thừa nhận cách nhìn đầu tiên của ông với mỗi vấn đề thường mang tính chủ quan, nhưng
sau đó, vấn đề ấy tự nó tái tạo và hình thành theo cách hiểu mới hơn.
* Hình dung ngay vấn đề bạn đang phải đối mặt
Theo cách của Einstein, khi suy nghĩ tổng quan, lướt qua một vấn đề nào đó, ông luôn thấy cần
thiết phải hệ thống và cụ thể hóa vấn đề qua nhiều cách khác nhau, kể cả việc phải vẽ sơ đồ hình
thành sự việc. Điều này giúp ông hình dung nên các phương án để lựa chọn. Einstein cũng cho
rằng, các từ ngữ và con số không đóng vai trò tối quan trọng trong quá trình ông suy nghĩ vấn
đề.
* Nỗ lực làm việc bởi một đặc điểm nổi bật của thiên tài là năng suất làm việc cao
Theo thống kê, Thomas Edison có tổng cộng 1093 phát minh trong suốt cuộc đời nghiên cứu
khoa học của mình. Để đảm bảo được năng suất làm việc "hơn người" ấy, ông luôn đề ra chỉ tiêu
phấn đấu cụ thể cho các cộng sự và cho chính bản thân mình.
Giáo sư Keith Simonton (trường Đại học California), trong một nghiên cứu về 2036 nhà khoa học
của lịch sử nhân loại, đã phát hiện ra một điều thú vị là những nhà khoa học hàng đầu thế giới
không chỉ có những phát minh vĩ đại mà còn cho ra cả những phát minh... tồi tệ. Điều quan trọng
là khi làm việc, họ không sợ thất bại hay e ngại kết cục sẽ cho ra những phát minh "hạng xoàng",
mà mục đích cuối cùng của họ là đạt được kết quả tốt nhất.
* Tiến hành những kết hợp mới mẻ và bất ngờ
Hãy thử kết hợp qua lại các ý tưởng, hình ảnh và suy nghĩ với nhau, kể cả khi chúng có vẻ không
phù hợp hoặc bất bình thường. Bạn biết đấy, định luật di truyền, vốn là nền tảng của các nhà


nghiên cứu gen đương đại, được khởi nguồn từ sự kiện mục sư người Áo Grego Mendel kết hợp
hai lĩnh vực toán học và sinh học để tạo ra một môn khoa học mới.
* Thiết lập các mối quan hệ và tương quan giữa những vấn đề khác nhau
Giữa tiếng chuông ngân và việc một hòn đá bị ném xuống nước, bạn có nhận thấy được mối
tương quan nào không? Vậy mà Da Vanci đã liên tưởng đến việc âm thanh chuyển động trong
sóng nước. Còn Samual Morse, khi dừng lại bên một trạm nghỉ để đổi ngựa bên lề đường, ông
đã nghĩ đến việc phát minh ra đài tiếp âm cho tín hiệu điện toán.
* Suy nghĩ tương phản
Nhà vật lý Neir Bohr tin rằng, nếu bạn biết suy nghĩ theo nhiều chiều hướng đối lập, và cùng một
lúc thâu tóm tất cả những mặt đối lập ấy, tạm thời "treo" dòng suy nghĩ của bạn ở đó, thì như vậy
bạn có thể tiến lên một tầm suy nghĩ mới. Bohr đã nhìn nhận ánh sáng có tính chất tương đồng
với hai hiện tượng tương phản: một chùm phần tử nhỏ và sóng, để rồi từ đó xây dựng được
nguyên lý bổ sung về ánh sáng. Biết cách cắt ngang dòng suy nghĩ một cách logic sẽ giúp trí não
bạn có được những hình dung mới mẻ hơn.
* Suy nghĩ theo lối ẩn dụ
Aristotle cho rằng ẩn dụ là một dấu hiệu của sự thiên tài. Bởi vậy ông tin rằng nếu một người
không những có năng lực diễn đạt sự tương đồng giữa hai cá thể hoàn toàn tách biệt mà còn có
thể liên kết chúng lại với nhau, thì đó là con người có khả năng đặc biệt.
* Luôn trong tư thế sẵn sàng nắm lấy cơ hội
Mỗi khi người ta cố gắng làm việc gì mà lại thất bại, thông thường họ sẽ chuyển sang làm một
việc khác. Tuy nhiên, một thất bại mà bạn đã nếm trải sẽ chỉ có ý nghĩa nếu như bạn không quá
coi trọng phần kém hiểu quả của nó. Thay vào đó, bạn hãy phân tích lại toàn bộ quá trình cũng
như các yếu tố liên quan, và cân nhắc xem liệu bạn sẽ thay đổi những yếu tố đó như thế nào để
đạt được kết quả mới. Đừng tự đặt câu hỏi cho bản thân “Tại sao tôi lại thất bại?” mà hãy hỏi “Tôi
đã làm được những gì rồi?”
* Học, học nữa, học mãi
Nhà triết học Plato đã nói: "Sự thông thái chẳng phải là dựa trên việc luôn tiếp thu kiến thức hay
sao?" Lịch sử nhân loại sinh ra bao nhiêu thiên tài, thì cũng ghi nhận bấy nhiêu tấm gương sáng
về học và tự học.
Quang Dũng

Theo The Study Guides and Strategies

×