Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 170 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------------

ĐẶNG TRUNG THÀNH

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------------

ĐẶNG TRUNG THÀNH

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
TỈNH HẬU GIANG

Chuyên ngành: Khoa học Đất
Mã ngành: 60.62.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học



PGS. TS. HUỲNH THANH HÙNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2007
ii


ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
TỈNH HẬU GIANG
ĐẶNG TRUNG THÀNH

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN VĂN TÂN
Đại học Nông Lâm TP. HCM

2. Thư ký:

TS. PHẠM QUANG KHÁNH
Phân viện Quy họach – Thiết kế NN miền Nam

3. Phản biện 1:

PGS.TS. PHAN LIÊU
Viện nghiên cứu cây có dầu tại TP. HCM

4. Phản biện 2:


TS. ĐÀO THỊ GỌN
Đại học Nông Lâm TP. HCM

5. Ủy viên:

PGS.TS. HUỲNH THANH HÙNG
Đại học Nông Lâm TP. HCM
ĐIỂM LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP: 9.0 (chín điểm)
ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là: Đặng Trung Thành, sinh ngày 10 tháng 08 năm 1976, tại thị xã
Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thơng Lương Văn Tụy, tỉnh
Ninh Bình, tháng 6 năm 1994.
Tốt nghiệp Đại học ngành Quản lý Ruộng đất hệ chính quy tại Đại học Nông
nghiệp I Hà Nội, tháng 9 năm 1998.
Sau đó làm việc tại Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền
Nam, chức vụ nhân viên kể từ tháng 3 năm 1999 đến nay.
Tháng 9 năm 2004 theo học Cao học ngành Khoa học Đất tại Đại học Nơng
lâm, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Vợ là Trương Thị Ngọc, năm kết hơn: 2004; con trai
Đặng Trương Thành Long sinh năm 2006.
Địa chỉ liên lạc: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam
20 Võ Thị Sáu, Q.1, TP. HCM
Điện thoại: 08.8.204030 / 0913.799007

Email:

ii

Fax: 08.8.204039


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

ĐẶNG TRUNG THÀNH

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, Tôi đã nhận
được sự giúp đỡ vô cùng to lớn của quý thầy cô giáo trường Đại học Nơng Lâm
thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tơi xin tỏ lịng
biết ơn chân thành đến:
- Q Thầy cơ giáo Đại học Nơng Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình
giảng dạy và giúp đỡ Tơi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
- PGS. TS. Huỳnh Thanh Hùng (Đại học Nơng Lâm, thành phố Hồ Chí
Minh) đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài.
- Phịng Quản lý Đào tạo Sau Đại học - Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ
Chí Minh đã tạo điều kiện tốt cho tơi trong suốt khố học và thời gian thực hiện đề
tài.

- Lãnh đạo Phân Viện Quy hoạch - Thiết kế Nông nghiệp và cán bộ Trung
tâm Bản đồ Tài nguyên tổng hợp đặc biệt là TS. Nguyễn Văn Nhân đã động viên và
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
- Các cán bộ Phòng Quy hoạch – Kế hoạch (Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Hậu Giang) đã cung cấp mọi thơng tin có liên quan đến q trình sử dụng đất,
tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi thực hiện đề tài.
- Đặc biệt, Gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tơi trong q trình học
tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Đặng Trung Thành

iv


TÓM TẮT
Đề tài: “Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất
tỉnh Hậu Giang” được tiến hành từ tháng 8 năm 2005 đến tháng 8 năm 2006.
Đề tài vận dụng phương pháp luận đánh giá đất đai của FAO, nghiên cứu về
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến sử dụng đất; đánh giá tài nguyên
đất, xây dựng tiêu chuẩn thành lập bản đồ đơn vị đất đai; xây dựng tiêu chuẩn mức
thích nghi của từng yếu tố chuẩn đốn đối với cây trồng được lựa chọn phát triển.
Ứng dụng GIS và ALES xây dựng mơ hình đánh giá thích nghi đất đai đã cho kết
quả rất khả quan, nhanh chóng, hiệu quả, chính xác, khả năng truy vấn và lưu trữ
dữ liệu tốt, khắc phục được những sai sót khi thực hiện bằng phương pháp thủ
công.
Kết quả điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất, toàn tỉnh Hậu Giang có 4
nhóm đất với 11 đơn vị bản đồ đất; trong đó, nhóm đất phù sa chiếm diện tích chủ
yếu với 60.429 ha (37,75% DTTN). Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai từ việc
chồng xếp các bản đồ đơn tính với 3 thuộc tính được 28 đơn vị đất đai. Nghiên cứu
loại hình sử dụng đất (LUTs) lựa chọn được 16 LUT có triển vọng phát triển ở địa

bàn để đưa vào đánh giá khả năng thích nghi đất đai.
Kết quả đánh giá tài nguyên đất đai, tỉnh Hậu Giang được phân thành 5 vùng
chính: vùng phù sa ven sông Hậu, vùng phèn nhẹ không ngập, vùng phèn nhẹ ngập
nông, vùng trũng phèn ngập úng và vùng phèn nhiễm mặn. Trên cơ sở đánh giá
hiện trạng sử dụng đất, thích nghi đất đai, kỹ năng sản xuất của người dân và các
dự báo nguồn vốn đầu tư, thị trường…; đề tài đề xuất phân bổ sử dụng đất cho các
mục tiêu như sau: (1) đất nông nghiệp 131.839 ha, trong đó: đất sản xuất nơng
nghiệp 123.858 ha, đất lâm nghiệp 5.000 ha, đất nuôi trồng thủy sản 2.700 ha và
đất nông nghiệp khác 281 ha; (2) đất phi nơng nghiệp 27.909 ha, trong đó: đất ở
5.095 ha, đất chuyên dùng 17.478 ha và đất phi nông nghiệp khác 5.336 ha.

v


ABSTRACT
The study “Evaluation of land resource for land use planning in Hau Giang
province” was carried out from July of 2005 to July of 2006.
The study applying the methodology of FAO with aims: (1) to reseach about
natural and socio – economical conditions related to landuse; (2) to evaluation on
soil resources and establish on criteria for preparing land mapping units; (3) to
establish criteria about suitability of each element to cropping-pattern which was
selected for development. Application of GIS and ALES building a model land
suitability evaluation have been satisfactory results, promptly, exactly, capacity for
query and manage store data strong to overcom the damage when carry out one’s
duty by traditional method.
The results of supplementation and adjustment of the soil map: there are 04
soil groups and 11 soil units in Hau Giang province; of which, most is the Fluvisols
which 60.429 hectare (37,75% total area). The results of establishing land mapping
units to obtain 28 LMU; Reseached about land use types at Hau Giang province
was selected 16 LUT for land suitability evaluation.

The results of sustainable land evaluation at Hau Giang provice, there are 5
zoning following: area Hau’s riverside fluvisols soils; area non flooded lighter acid
sulphat soils; area flooded lighter acid sulphat soils; low land acid sulphat soils and
salic acid sulphat soils. Base on to evaluation on present land use, land use capacity
suitability, invested capital and native skills… The study proposed area for land
use: (1) agricultural land 131.839 hectare, of which: farming land 123.858 hectare,
forest land 5.000 hectare, aquacultural land 2.700 hectare and agricultural different
land 281 hectare; (2) non-agricultural land 27.909 hectare, of which: land tenure
5.095 hectare, building land 17.478 hectare and non-agricultural different land
5.336 hectare.

vi


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ................................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... iii
TÓM TẮT .................................................................................................................. v
ABSTRACT .............................................................................................................. vi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................. ix
1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.3 Đối tượng, phạm vi và giới hạn đề tài ................................................................ 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.3.3 Giới hạn đề tài ............................................................................................. 3
2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 4
2.1 Tổng quan về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên thế giới ............... 4
2.1.1 Các nghiên cứu về đất.................................................................................. 4
2.1.2 Các nghiên cứu về đánh giá thích nghi đất đai ............................................. 6
2.1.3 Công tác quy hoạch sử dụng đất .................................................................. 9
2.2 Tổng quan về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam ............. 10
2.2.1 Các nghiên cứu về đất ở Việt Nam ............................................................ 10
2.2.2 Công tác đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam..................... 13
2.2.3 Công tác đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất ở tỉnh Hậu Giang ............ 20
2.3 Tổng quan về ứng dụng công nghệ tin học trong nghiên cứu tài nguyên đất .... 22
2.3.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu tài nguyên đất Thế giới .. 22
2.3.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu tài nguyên đất Việt Nam 24
2.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá đất đai ở tỉnh Hậu Giang .... 26
2.4 Phương pháp đánh giá đất của FAO ................................................................ 27
2.4.1 Định nghĩa ................................................................................................. 27
2.4.2 Một số khái niệm cơ bản trong đánh giá đất đai ......................................... 28
2.4.3 Các nguyên tắc trong đánh giá đất đai ....................................................... 29
2.4.4 Tiến trình trong đánh giá đất đai ................................................................ 31
2.4.5 Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai........................................... 33

vii


2.4.6 Phương pháp xác định khả năng thích nghi đất đai .................................... 35
2.4.7 Phân tích kinh tế xã hội ............................................................................. 36
2.4.8 Đánh giá tác động môi trường ................................................................... 37
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 38
3.1 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 38

3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 38
3.2.1 Phương pháp luận ...................................................................................... 38
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ........ 39
3.2.3 Phương pháp điều tra xây dựng bản đồ đất và loại hình sử dụng đất .......... 39
3.2.4 Phương pháp phân tích đất......................................................................... 39
3.2.5 Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ............................................ 39
3.2.6 Phương pháp ứng dụng kết hợp ALES và GIS trong đất giá đất đai ........... 40
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 45
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quá trình hình thành và sử
dụng tài nguyên đất .................................................................................................. 45
4.1.1 Các điều kiện tự nhiên với quá trình hình thành tài nguyên đất .................. 45
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên đất ......... 55
4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quá
trình hình thành và sử dụng tài nguyên đất tỉnh Hậu Giang ................................. 58
4.2 Đặc điểm tài nguyên đất tỉnh Hậu Giang ......................................................... 59
4.2.1 Đặc điểm lớp vỏ thổ nhưỡng...................................................................... 59
4.2.2 Bản đồ đất đai và chất lượng đất đai .......................................................... 67
4.3 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ...................................................................... 73
4.3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp .......................................................... 73
4.3.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp..................................................... 77
4.3.3 Lựa chọn các hệ thống sử dụng đất ............................................................ 78
4.4 Đánh giá khả năng thích hợp đất đai ................................................................ 88
4.4.1 Mục tiêu và tiến trình đánh giá đất đai ....................................................... 88
4.4.2 Xây dựng mơ hình đánh giá đất đai trong ALES........................................ 90
4.4.3 Yêu cầu về đất đai của các loại hình sử dụng đất ....................................... 91
4.4.4 Phân hạng thích hợp đất đai ....................................................................... 92
4.4.5 Đánh giá chung về khả năng bố trí sử dụng đất ........................................ 105
4.5 Đề xuất sử dụng đất ....................................................................................... 107
4.5.1 Phân vùng sử dụng đất............................................................................. 108
4.5.2 Đề xuất phân bổ sử dụng đất.................................................................... 112

4.5.3 Tác động về môi trường và các giải pháp cải tạo, bảo vệ đất.................... 115
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................. 119
5.1.Kết luận ......................................................................................................... 119
5.2.Đề nghị .......................................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 121
PHẦN PHỤ LỤC ................................................................................................... 126

viii


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. ALES (Automated Land Evaluation System): Phần mềm đánh giá đất đai
2. AEZ (Agro – Ecological Zone): Phân vùng sinh thái nông nghiệp
3. AHP (Analytic Hierarchy Process): Phân tích thứ bậc
4. ĐBSCL: Đồng bằng sơng Cửu Long
5. DTTN: Diện tích tự nhiên
6. FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations): Tổ chức Liên
hiệp quốc về lương thực và nông nghiệp
7. GIS (Geographic Information System): Hệ thống thông tin địa lý
8. KT-XH: Kinh tế - xã hội
9. LC (Land Characteristic): Tính chất đất đai
10. LMU (Land Mapping Unit): Đơn vị đất đai
11. LQ (Land Quality): Chất lượng đất đai
12. LUR (Land Use Requirement): Yêu cầu sử dụng đất
13. LUS (Land Use System): Hệ thống sử dụng đất
14. LUT (Land Use/Utilization Type): Loại hình sử dụng đất
15. MCMD (Multi-Criteria Decision Making): Ra quyết định đa tiêu chuẩn
16. MCMA (Multi-Criteria Model Analysis): Mơ hình phân tích đa tiêu chuẩn
17. NIAPP (National Institute of Agricultural Planning and Projection): Viện Quy
hoạch và Thiết kế Nơng nghiệp

18. N (Not suitable): Khơng thích nghi
19. S1 (Highly suitable): Thích nghi cao
20. S2 (Moderately suitable): Thích nghi trung bình
21. S3 (Marginally suitable): Thích nghi kém
22. Sub-NIAPP (Sub-National Institute of Agricultural Planning and Projection):
Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
23. QHSDĐ: Quy hoạch sử dụng đất
24. UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization):
Tổ chức Liên hiệp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa
25. WRB (World Reference Base for soil resources): Cơ sở tham chiếu tài nguyên
đất Thế giới.

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 : Phân loại sử dụng cho bản đồ đất tỉnh Hâu Giang tỷ lệ 1/50.000 .......... 18
Bảng 2.2 : Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai ..................................... 33
Bảng 3.1 : Các yếu tố tự nhiên được lựa chọn để tổng hợp ở địa bàn T. Hậu Giang40
Bảng 4.1 : Các đơn vị hành chính của tỉnh Hậu Giang ........................................... 45
Bảng 4.2 : Khí hậu ở Hậu Giang và vùng lân cận .................................................. 48
Bảng 4.3 : Chế độ thủy văn sông Hậu (cột mốc chính 1,79m) ............................... 52
Bảng 4.4 : Chất lượng nước sơng Hậu ................................................................... 53
Bảng 4.5 : Trữ lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ............................... 53
Bảng 4.6 : Các loại đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang .............................................. 64
Bảng 4.7 : Mô tả các đơn vị đất đai trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ........................... 72
Bảng 4.8 : Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hậu Giang năm 2005 ................................ 73
Bảng 4.9 : Phân bố các loại sử dụng đất theo điều kiện thổ nhưỡng và ngập lụt..... 80
ở tỉnh Hậu Giang ................................................................................................... 80
Bảng 4.10 : Tác động của điều kiện tự nhiên đối với các loại sử dụng đất chính ở

tỉnh Hậu Giang ................................................................................................ 81
Bảng 4.11 : Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các hệ thống sử
dụng đất ở tỉnh Hậu Giang............................................................................... 83
Bảng 4.12 : Các hệ thống sử dụng đất nông lâm nghiệp ở tỉnh Hậu Giang ............. 86
Bảng 4.13 : Các loại hình sử dụng đất chính ở địa bàn tỉnh Hậu Giang được chọn 87
Bảng 4.14 : Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất nơng-lâm nghiệp .. 92
Bảng 4.15 : Các mức phân hạng khả năng thích hợp đất đai tỉnh Hậu Giang ......... 93
Bảng 4.16 : Bảng phân cấp đánh giá khả năng thích hợp đất đai ở tỉnh Hậu Giang 94
Bảng 4.17 : Kết quả đánh giá của ALES về khả năng thích hợp đất đai (tự nhiên) . 98
với các loại hình sử dụng đất ở tỉnh Hậu Giang ..................................................... 98
Bảng 4.18 : So sánh thích nghi tự nhiên và thích nghi kinh tế .............................. 102
với các loại hình sử dụng đất ở tỉnh Hậu Giang ................................................... 102
Bảng 4.19 : Dự kiến phân bổ sử dụng đất tỉnh Hậu Giang đến năm 2010 ............ 113

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1 : Các bước quy hoạch sử dụng đất ............................................................. 10
Hình 2 : Trình tự và nội dung lập QH-KHSDĐ cấp tỉnh ........................................ 20
Hình 3 : Sơ đồ các bước tiến hành đánh giá đất đai ............................................... 32
Hình 4 : Tiến trình tổng hợp số liệu và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ................. 41
Hình 5 : Mơ hình tích hợp ALES và GIS trong đánh giá đất đai ............................ 42
Hình 6 : Bản đồ vị trí tỉnh Hậu Giang ở ĐBSCL ................................................... 46
Hình 7 : Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang .......................................................... 47
Hình 8 : Bản đồ đất tỉnh Hậu Giang....................................................................... 65
Hình 9 : Bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Hậu Giang ...................................................... 69
Hình 10 : Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hậu Giang năm 2005 ...................... 74
Hình 11 : Sơ đồ tiến trình kết hợp so sánh giữa yêu cầu về sử dụng đất của các loại
hình sử dụng đất với chất lượng đất đai của các đơn vị đất đai ........................ 90

Hình 12 : Bản đồ phân hạng khả năng thích nghi đất đai của tỉnh Hậu Giang ...... 104
Hình 13 : Bản đồ đề xuất sử dụng đất tỉnh Hậu Giang đến năm 2010 .................. 118

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề
Đánh giá đất đai nhằm mục tiêu cung cấp thông tin về sự thuận lợi và khó

khăn trong việc sử dụng các vùng đất, làm căn cứ để ra quyết định chiến lược về
quản lý và sử dụng đất đai.
Ở các nước đang phát triển, đánh giá tài nguyên đất đai ngày càng trở
thành quá trình mấu chốt trong quy hoạch nông nghiệp, nông thôn. Những vấn đề
cơ bản như phân loại đất và phân hạng đất đai nơng nghiệp vẫn cịn được đặt ra;
tuy nhiên, do yêu cầu thực tế ngày một nâng cao nên việc ứng dụng kỹ thuật và
công nghệ trên nền tảng phương pháp luận trong đánh giá tài nguyên đất ngày
càng được quan tâm.
Vào cuối thập niên 1960, Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) nhận thấy
rằng nhiều nước đã và đang trong quá trình phát triển phương pháp đánh giá đất
đai của mình và có khả năng phát sinh những trở ngại trong việc trao đổi thơng
tin. Vì vậy cần phải có một khung chung về phương pháp luận đánh giá đất đai,
nhằm hỗ trợ cho sử dụng đất. Xuất phát từ u cầu đó, năm 1970 một nhóm cơng
tác được thành lập để xây dựng khung đánh giá đất đai và ấn bản đầu tiên ra đời
với tên: “A framework for land evaluation” (1976), gọi tắt là FAO framework;
thực chất, đây là một tập hợp các hướng dẫn về phương pháp luận, có thể ứng
dụng trong bất kỳ dự án, tình hình mơi trường nào và ở bất kỳ tỷ lệ nào. Bên cạnh

việc đánh giá tiềm năng đất đai, đánh giá đất đai còn đề cập đến các thông tin về
kinh tế xã hội và kỹ thuật canh tác của từng loại hình sử dụng đất cụ thể, giúp các
nhà quy hoạch có thể lựa chọn phương án bố trí sử dụng đất.

1


Ngay từ khi công bố (1976), phương pháp đánh giá đất của FAO đã được
áp dụng trong một số dự án của FAO, đây là bước tiến quan trọng của ngành đánh
giá tài nguyên đất, sau đó nó được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới và trở
thành khâu quan trọng trong công tác quy hoạch sử dụng đất.
Phương pháp đánh giá đất của FAO (1976) và các hướng dẫn tiếp theo
(1983, 1985, 1987 và 1992) đã được áp dụng vào Việt Nam và bước đầu cho thấy
tính khả thi rất cao, đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn xác nhận
như là một tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể áp dụng rộng rãi trên toàn quốc (Hội
nghị đánh giá đất đai cho việc quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái bền
vững đã được Viện Quy Hoạch Thiết Kế Nông Nghiệp và Vụ Khoa Học và Đào
Tạo – Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Hà Nội, tháng 1/1995).
Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992, điều
18 có nêu: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật,
đảm bảo đúng mục đích và có hiệu qủa”. Luật đất đai 2003, từ điều 21 đến điều
30 mục 2 chương II quy định rõ nguyên tắc, căn cứ, nội dung, thời gian lập quy
hoạch, thẩm quyền, xét duyệt và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai;
đây là một trong những yêu cầu bắt buộc, cấp thiết trong công tác quản lý Nhà
nước về đất đai.
Hậu Giang là tỉnh mới được tách lập từ tỉnh Cần Thơ cũ (tháng 01/2004).
Hiện quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng chung
với TP. Cần Thơ trong phương án QHSDĐ tỉnh Cần Thơ cũ (thời kỳ 1998 2010); tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy hoạch đã phát sinh nhiều bất cập
giữa bố trí quy hoạch và thực tế sử dụng đất trên địa bàn; do đó cần thiết phải tiến
hành điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, theo quy định Luật Đất đai năm 2003

(mục c và d, khoản I điều 27): “Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi
có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới
quy hoạch sử dụng đất của cấp mình; có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa

2


phương”; đây là một trong những yêu cầu bắt buộc trong công tác quản lý Nhà
nước về đất đai.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc đánh giá tài nguyên đất đai nhằm
cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất ở
địa bàn tỉnh Hậu Giang là mục đích của người xây dựng đề tài này.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch - kế hoạch sử dụng

đất tỉnh Hậu Giang” có mục tiêu là đánh giá tài nguyên đất đai gồm các đặc tính
về thổ nhưỡng, điều kiện thủy văn - nguồn nước làm căn cứ cho việc lập quy
hoạch – kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Hậu Giang, để đáp ứng các yêu cầu về sử
dụng hiêu quả – hợp lý nguồn tài nguyên đất đai và phát triển kinh tế – xã hội của
Tỉnh.
Trên cơ sở nghiên cứu đạt được, đề xuất ý kiến, giải pháp sử dụng đất đai
nhằm cải thiện tình hình mơi trường tự nhiên, hiệu quả kinh tế trước mắt và lâu
dài cho địa bàn tỉnh và khả năng mở rộng cho các tỉnh thành lân cận trong vùng,
nơi có những điều kiện tương tự.
1.3

Đối tượng, phạm vi và giới hạn đề tài


1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế xã hội và mơi trường sinh thái.
- Các loại hình thổ nhưỡng và các loại hình sử dụng chính.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn tỉnh Hậu Giang, gồm 5 huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Phụng
Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy và 2 thị xã là Vị Thanh và Tân Hiệp.
1.3.3 Giới hạn đề tài
Hậu Giang là tỉnh thuần nông (đất nông nghiệp chiếm 87% DTTN), do đó
việc đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy họach sử dụng đất của tỉnh chủ yếu
vẫn là tập trung cho mục tiêu nông nghiệp.

3


Chương 2
TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1

Tổng quan về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên thế giới

2.1.1 Các nghiên cứu về đất
Nghiên cứu về đất là một trong những hợp phần quan trọng trong q trình
đánh giá thích nghi đất đai. Trong gần ba thập niên trở lại đây, FAO đã có những
hoạt động về nghiên cứu đất, tập trung vào các lĩnh vực: (1). Lập bản đồ đất, (2).
Đánh giá đất đai để dự báo tiềm năng đất đai và đề xuất quản lý và bảo vệ tài
nguyên đất.
Công tác lập bản đồ đất ở các tỷ lệ khác nhau đã được triển khai ở hầu hết
các nước trên thế giới từ đầu thế kỷ XX trở lại đây cùng với những chuyên đề về
đất và sử dụng đất. Tóm lại các nghiên cứu về đất trên thế giới có thể chia làm ba
thời kỳ:

(1)

Thời kỳ trước nghiên cứu của Docuchaev
Theo Brady (1974), hơn 4.000 năm trước đây người Trung Quốc đã nghiên

cứu phân chia ruộng đất ra các bậc để đánh thuế.
Ở Châu Âu, năm 1853, Thaer đã đề xuất bảng phân loại đất theo thành
phần cơ giới.
Ở Mỹ, ý đồ xây dựng một chương trình nghiên cứu phân loại đã có từ năm
1832 (Ruffin, 1832), đến năm 1860 Hilgard xây dựng bảng phân loại đất đầu tiên
cho nước Mỹ trên cơ sở nhận thức đất là một vật thể tự nhiên, tính chất đất có mối
quan hệ đến thực vật và khí hậu.
Khoa học về đất đã ra đời sớm nhất ở nước Nga, đã có cơ sở khoa học về
đất và những phương pháp cơ bản về nghiên cứu đất. Những kết quả nghiên cứu

4


đã được tiến hành sau khi thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Nga năm 1725.
Trong thế kỷ XIX, sự đòi hỏi cao đối với nghiên cứu khoa học để phát triển nông
nghiệp về nghiên cứu đất đã hướng vào đánh giá đất đai và đầu thế kỷ thứ XIX đã
xuất hiện lần đầu tiên bản đồ đất nước Nga (phần Châu Âu). Sang nửa cuối thế kỷ
XIX, nhờ các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học nổi tiếng Docuchaev,
Kostưsev và Sibirsev, Thổ nhưỡng học đã trở thành bộ mơn khoa học.
(2)

Thời kỳ từ khi có nghiên cứu của Docuchaev đến giữa thế kỷ XX
Docuchaev (1846-1903) là người sáng lập môn khoa học đất - khoa Thổ

nhưỡng tự nhiên lịch sử hay phát sinh. Docuchaev đã xác định mối quan hệ có

tính quy luật giữa đất và điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa hình, sinh vật, đá mẹ và
thời gian). Sự tạo thành đất theo Docuchaev là kết quả tác động của thể tự nhiên.
Kế tục Docuchaev có Sirbisev, Kostưsev (1845-1895), Kosssvic (18621915), Viliam (1863-1939), Glinka (1867-1927), Neustruev (1874-1928),
Prosolov (1875-1954), Polunov (1877-1852),… đã công bố nhiều công trình
nghiên cứu về đất và phân loại đất.
Ở Mỹ, ngồi Ruffin (1832), Hilgard (1860), Milton Whitney đã phát triển
hệ thống phân loại đất, Coffey (1912) đề nghị phân chia đất làm 5 nhóm lớn,
Marbut đã đề xuất hệ thống phân loại sắp xếp theo các cấp từ đơn vị đất (Soil
unit) đến biểu loại (Serier), Balwin, Kellogg, Thorp, Smith,… là những người kế
tục xây dựng phân loại đất của Mỹ.
Các nhà khoa học đất của Tây Âu cũng có những đóng góp lớn trong cơng
tác nghiên cứu và phân loại đất: Fally (1857), Meier (1857), Bennicon, Forder
(1863), Knop (1871),…
Tóm lại, đến giữa thế kỷ XX có 3 hệ thống phân loại chính (Gretrin, 1969):
+ Phân loại phát sinh (địa lý phát sinh, yếu tố phát sinh, tiến hoá phát sinh);
+ Phân loại Tây Âu (kết hợp nông học và địa chất);
+ Phân loại của Mỹ (sử dụng đất, tính chất của đất và năng suất cây trồng).

5


(3)

Thời kỳ nửa sau thế kỷ XX
Trước tình trạng khác nhau trong phân loại và bản đồ đất, mặc dù các nhà

khoa học đất Liên Xô (cũ) đã xây dựng những sơ đồ thổ nhưỡng toàn cầu tỷ lệ
1/100.000.000, nhưng thống nhất tên gọi chung cho toàn thế giới đã trở thành vấn
đề cấp thiết, nên từ thập kỷ 60 đã ra đời 2 trung tâm nghiên cứu phân loại và bản
đồ đất với cái nhìn tồn cầu.

- Trung tâm Soil Taxonomy (Mỹ): đã đưa ra phương pháp chẩn đoán định
lượng và cho ra đời hệ thống phân loại Soil Taxonomy với thuật ngữ riêng.
- Trung tâm FAO/UNESCO: đã vận dụng phương pháp định lượng trong
phân loại đất của Soil Taxonomy, hệ thống phân loại và thuật ngữ mang tính hoà
hợp, nhằm sử dụng chung cho toàn thế giới. Bản đồ đất thế giới tỷ lệ 1/5.000.000
đã xuất bản năm 1961, nhưng bản chú giải “Bản đồ đất thế giới” được bổ sung
nâng cao cho từng thời kỳ.
2.1.2 Các nghiên cứu về đánh giá thích nghi đất đai
Việc nghiên cứu tài nguyên đất đai không những dừng lại ở bước thống kê
tài nguyên đất mà còn thực hiện việc đánh giá khả năng thích nghi đất đai để đề
xuất sử dụng đất hợp lý.
Từ những thập niên 50 của thế kỷ này, việc đánh giá khả năng sử dụng đất
được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất.
Xuất phát từ những nghiên cứu riêng lẻ của từng quốc gia, về sau phương pháp
đánh giá đất đai của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới và các tổ chức quốc tế
quan tâm, do vậy trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng
và đặt biệt gần gũi với các nhà quy hoạch, người hoạch định chính sách đất đai và
người sử dụng. Những nghiên cứu và các hệ thống đánh giá đất đai sau đây khá
phổ biến:
- Phân loại khả năng đất có tưới (Irrigation land suitability classification)
của cục cải tạo đất đai - Bộ Nông nghiệp Mỹ biên soạn năm 1951. Phân loại gồm

6


6 lớp (classes), từ lớp có thể trồng được (arable) đến lớp có thể trồng trọt được
một cách có giới hạn (limited arable) đến lớp không thể trồng trọt được (nonarable). Trong phân loại này, ngoài đặc điểm đất đai, một số chỉ tiêu kinh tế cũng
được xem xét nhưng giới hạn trong phạm vi thủy lợi.
- Phân hạng khả năng đất đai (The land capability classification) do cơ
quan bảo vệ đất – Bộ nông nghiệp Mỹ soạn thảo (gọi tắt là USDA), 1961. Mặc dù

hệ thống này được xây dựng riêng cho hoàn cảnh nước Mỹ, nhưng những nguyên
lý của nó được ứng dụng ở nhiều nước. Trong đó, phân hạng đất đai chủ yếu dựa
vào những hạn chế của đất đai gây trở ngại đến sử dụng đất, những hạn chế khó
khắc phục cần phải đầu tư về vốn, lao động, kỹ thuật,… để khắc phục. Hạn chế
được chia thành 2 mức: hạn chế tức thời và hạn chế lâu dài. Đất đai được xếp
hạng chủ yếu dựa vào hạn chế lâu dài (vĩnh viễn). Hệ thống đánh giá đất đai chia
ra làm 3 cấp: lớp (class), lớp phụ (sub-class) và đơn vị (unit). Đất đai được chia
làm 8 lớp và những hạn chế tăng dần từ lớp I đến lớp VIII: từ lớp I đến lớp IV có
khả năng sử dụng cho nơng-lâm nghiệp, lớp V đến lớp VII chỉ có thể sử dụng cho
lâm nghiệp và lớp VIII chỉ sử dụng cho các mục đích khác. Đây là một trong
những cách tiếp cận trong đánh giá đất đai, có quan tâm đến các yếu tố hạn chế và
hướng khắc phục các hạn chế, nhưng chưa xét đến vấn đề kinh tế-xã hội ảnh
hưởng đến sử dụng đất.
- Phương pháp đánh giá phân hạng đất ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu:
từ thập niên 60, việc phân hạng và đánh giá đất đai cũng được thực hiện, quá trình
này được chia làm 3 bước: (i). Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng; (ii). Đánh giá khả
năng sản xuất (kết hợp xem xét các yếu tố khí hậu, địa hình,…) và (iii). Đánh giá
đất đai dựa vào kinh tế (chủ yếu là khả năng sản xuất hiện tại của đất đai). Phương
pháp này quan tâm chủ yếu đến yếu tố tự nhiên, có xem xét về khía cạnh kinh tế xã hội trong sử dụng đất đai nhưng chưa đầy đủ.

7


- Ngoài ra, ở Anh, Canada, Ấn Độ,… đều phát triển hệ thống đánh giá đất
đai cho riêng mình, đa số dựa trên yếu tố thổ nhưỡng để phân cấp đất đai cho các
mục tiêu sử dụng.
Đến cuối thập niên 60, nhiều quốc gia đã phát triển hệ thống đánh giá đất
đai cho riêng mình (các tiêu chuẩn dùng cho đánh giá cũng như kết quả rất khác
nhau), điều này làm cho việc trao đổi kết quả đánh giá đất trên thế giới gặp nhiều
khó khăn.

- Năm 1976, phương pháp đánh giá đất của FAO (A framework for land
evaluation, FAO) ra đời, nhằm thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá đất đai trên
toàn thế giới. Bên cạnh đánh giá tiềm năng đất đai còn đề cập đến vấn đề kinh tếxã hội của từng loại hình sử dụng đất. Bên cạnh đó, FAO cũng đã ấn hành một số
hướng dẫn khác về đánh giá thích nghi đất đai cho từng đối tượng:
+ Đánh giá đất đai cho nông nghiệp nhờ mưa (land evaluation for rained
agriculture, 1983); trình bày phương pháp đánh giá đất đai phục vụ quy
hoạch nông nghiệp theo điều kiện mưa tự nhiên;
+ Đánh giá đất đai cho nơng nghiệp có tưới (land evaluation for irrigated
agriculture, 1985); trình bày phương pháp đánh giá đất đai phục vụ quy
hoạch nông nghiệp theo khả năng tưới;
+ Đánh giá đất đai cho đồng cỏ quảng canh (land evaluation for extensive
gazing, 1989); trình bày phương pháp đánh giá đất đai cho phát triển đồng
cỏ phục vụ công tác chăn nuôi gia súc;
+ Đánh giá đất đai cho sự phát triển (land evaluation for development,
1990); nội dung là đánh giá đất đai phục vụ cho việc lựa chọn phương án
sử dụng đất đáp ứng các yêu cầu phát triển ở một địa bàn;
+ Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ quy hoạch sử
dụng đất (land evaluation and farming system analysis for land-use
planning, 1992); nội dung là đánh giá đất đai và phân tích các hệ thống

8


canh tác để lựa chọn phương án sử dụng đất phục vụ quản lý tài nguyên đất
và phát triển kinh tế xã hội. Hướng dẫn này hiện được Việt Nam và nhiều
nước ứng dụng, phát triển để đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch nông
nghiệp và QHSDĐ.
Thực chất, đây là một tập hợp các hướng dẫn về phương pháp luận, có thể
ứng dụng trong bất kỳ dự án nào và ở bất kỳ tỷ lệ nào. Bên cạnh việc đánh giá
tiềm năng đất đai, đánh giá thích nghi đất đai cịn đề cập đến các thơng tin về kinh

tế - xã hội và kỹ thuật canh tác của từng loại hình sử dụng đất cụ thể, cung cấp
thơng tin cho nhà quy hoạch lựa chọn phương án sử dụng đất hợp lý.
Ngay từ khi được công bố, hướng dẫn của FAO đã được áp dụng trong một
số dự án phát triển của FAO. Hầu hết các nhà đánh giá đều cơng nhận tầm quan
trọng của nó đối với sự phát triển của chuyên ngành đánh giá đất đai (Van Diepen
et al, 1991). Hiện nay, công tác đánh giá đất đai được thực hiện ở nhiều quốc gia
và trở thành một khâu quan trọng trong công tác lập quy họach sử dụng đất vùng
lãnh thổ.
2.1.3 Công tác quy hoạch sử dụng đất
Trên thế giới, công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã được thực hiện từ
những năm 1950. Tuy nhiên do mỗi khu vực và mỗi nước phát triển hệ thống và
phương pháp quy hoạch đất đai riêng của mình. Điều này làm cho việc trao đổi
thơng tin và tích hợp lại trên phạm vi lớn hơn gặp rất nhiều khó khăn và cần thiết
phải có sự hợp tác quốc tế nhằm đạt được một số tiêu chuẩn hoá.
Xuất phát từ yêu cầu trên, năm 1970 hai ủy ban nghiên cứu được thành lập,
một ở Hà Lan và một ở FAO để tiến hành công việc chuẩn bị. Kết quả là một dự
thảo đầu tiên ra đời (FAO, 1972). Theo phương pháp của FAO, quy họach sử
dụng đất của một vùng lãnh thổ bao gồm có 10 bước như sau:

9


(8)
SOẠN THẢO
QUY HOẠCH
SD ĐẤT
(9)
THỰC HIỆN
QUY HOẠCH


(7)
LỰA CHỌN
GIẢI PHÁP
TỐT NHẤT

(6)
ĐÁNH GIÁ
CÁC
PHƯƠNG ÁN

(5)
ĐÁNH GIÁ
KHẢ NĂNG
THÍCH NGHI
ĐẤT ĐAI

(4)
XÁC ĐỊNH
CƠ HỘI
THAY ĐỔI
(3)
PHÂN TÍCH
VẤN ĐỀ

(10)
THEO DÕI
VÀ ĐIỀU CHỈNH
QUY HOẠCH
(1)
XÂY DỰNG

MỤC TIÊU
VÀ ĐỀ CƯƠNG

(2)
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN

Hình 1 : Các bước quy hoạch sử dụng đất
(Nguồn: Guideline for land use planning, FAO, 1993)
2.2

Tổng quan về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam

2.2.1 Các nghiên cứu về đất ở Việt Nam
Lịch sử nghiên cứu đất ở Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển nông
nghiệp. Những nghiên cứu về tài nguyên đất đã được trình bày trong các văn bản
quốc gia từ thế kỷ XV của Nguyễn Trãi (Dư địa chí), Lê Quý Đôn, Lê Tắc,… đến
đầu thế kỷ XIX, công tác nghiên cứu đất đã được người Pháp quan tâm nhằm
phục vụ công cuộc khai thác tài nguyên tại các nước thuộc địa. Viện nghiên cứu
Nông - Lâm nghiệp Đông Dương (Institute of Research on Agriculture and
Forestry in Indochina) đã thực hiện một số nghiên cứu về đất trên toàn lãnh thổ
Đơng Dương, trong đó tập trung vào các vùng đất mới nhằm thiết lập các đồn
điền sản xuất nông nghiệp.
Cuối thế kỷ XIX, nghiên cứu đất ở Việt Nam bắt đầu đi sâu vào phân tích
các chỉ tiêu lý hoá của đất như: thành phần cơ giới, chất hữu cơ, mùn, đạm, lân,
kali,… Morange (1902) lần đầu tiên đã trình bày báo cáo khoa học về thành phần
lý hố của đất lúa Nam kỳ; trong đó, đất Nam kỳ được chia làm 3 loại: (1) Đất

10



phù sa đồng bằng; (2) Đất cát nhẹ miền Đông và (3) Các loại đất trung gian (lầy
thụt, thung lũng). Sau đó, Achard đã có nghiên cứu tổng hợp hơn cho các loại đất
ở Nam Trung kỳ, đã gắn đất đai với các điều kiện thủy văn, giao thông,… và quy
mô phát triển.
Đầu thế kỷ XX, nghiên cứu đất đã được tiến hành trên một số vùng với các
cơng trình nổi bật như :
- Henry (1930): đã nghiên cứu điều kiện phát sinh, phát triển của đất đỏ và
đất đen trên đá Bazan và phân vùng phân bố của chúng trên tồn lãnh thổ Việt
Nam. Cơng trình này có tính thực tiễn rất cao, giúp cho việc mở rộng các đồn điền
cao su, cà phê, chè và cây lâu năm khác trên một số vùng ở Việt Nam.
- Castagnol là người có nhiều cơng trình nghiên cứu, trong đó một số cơng
trình chun sâu như:
+ Nghiên cứu các loại đá ong chính ở Đơng Dương (cùng Phạm Gia Tu,
1940);
+ Nghiên cứu các đặc tính cơ bản của đất Bắc kỳ và Bắc trung kỳ, Bản đồ
đất đồng bằng sông Hồng;
+ Các nghiên cứu chuyên đề về các loại đất và sử dụng đất như: đất phèn
(1934), đất đỏ phát triển trên đá Bazan và đá Đaxit ở Tây Nguyên (1952);
+ Những vấn đề thổ nhưỡng và sử dụng đất ở Đơng Dương (cùng Hồ Đắc
Vi, 1951).
Nhìn chung, những nghiên cứu đất trong nửa đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đã
được tiến hành khá bài bản, có cơ sở khoa học và mục tiêu thực tiễn. Tuy nhiên,
cũng còn một số hạn chế nhất định trong nghiên cứu phát sinh, phân loại, đánh giá
đất chưa có hệ thống và đặc biệt cịn thiếu những nghiên cứu về nơng hố và phân
bón.
Giai đoạn 1958-1975, cơng tác nghiên cứu đất được tiến hành với quy mơ
lớn trên tồn quốc, tập trung vào các vấn đề về phân loại đất và xây dựng các bản

11



đồ đất ở quy mô vùng. Đặc biệt là công trình điều tra xây dựng “Sơ đồ thổ
nhưỡng tỷ lệ 1/1.000.000 và bảng phân loại đất miền Bắc Việt Nam” (Fridland,
Vũ Ngọc Tun, Tơn Thất Chiểu, Đỗ Anh,…), trong đó có sự hợp tác của chun
gia Liên Xơ, đây là cơng trình nghiên cứu đất đầu tiên ở Việt Nam có cơ sở khoa
học tổng quát, góp phần nâng cao phương pháp điều tra nghiên cứu đất ở tầm lãnh
thổ.
Trên cơ sở sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam 1/1.000.000, những vùng
cụ thể được nghiên cứu tiếp về sự hình thành và phát triển các loại đất theo phân
loại phát sinh ở cấp bản đồ tỷ lệ lớn hơn, phục vụ cho công tác lập kế hoạch sản
xuất, xác định cơ cấu cây trồng và thâm canh tăng năng suất.
Trong thời gian này, ở miền Nam cũng tiến hành phân loại và xây dựng
bản đồ đất tổng quát miền Nam tỷ lệ 1/1.000.000 (Moorman, 1958-1960); các sơ
đồ đất tỷ lệ 1/100.000, 1/200.000 do Sở Địa học Sài Gòn ấn hành và được thuyết
minh trong “Đất đai miền châu thổ sông Cửu Long” (Thái Công Tụng, 1972), đây
là tài liệu đất chính thức đầu tiên của vùng ĐBSCL. Ngồi ra, cịn có các nghiên
cứu đất của Trương Đình Phú (1967) cũng minh hoạ thêm một số đặc trưng của
đất ở vùng ĐBSCL. Các nghiên cứu trên đều xem xét đất theo quan điểm định
lượng của Mỹ (USDA Soil Taxonomy), trong đó se-ri đất (soil series) được sử
dụng như cấp phân vị thấp nhất trong chú giải bản đồ.
Năm 1974, lần đầu tiên tài nguyên đất đai ở ĐBSCL được nghiên cứu theo
quan điểm tổng hợp, đã xây dựng bản đồ tài nguyên đất đai vùng ĐBSCL tỷ lệ
1/250.000 của đoàn chuyên gia Hà Lan. Trong đó, lớp phủ thổ nhưỡng ở ĐBSCL
đã được đánh giá và phân loại có sự kết hợp của các yếu tố thủy văn và khí hậu.
Nghiên cứu này đã cung cấp thông tin tương đối đầy đủ về tài nguyên đất đai ở
vùng ĐBSCL.
Sau năm 1975, cùng với việc hoàn thành bảng phân loại và bản đồ đất Việt
Nam tỷ lệ 1/1.000.000, trọng tâm nghiên cứu nhằm xây dựng các bảng phân loại


12


×