Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Đất và người nam bộ trong đất rừng phương nam của đoàn giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.91 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN
----------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC
2013-2014
TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Bình Dương, 4/2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN
----------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC
2013-2014
TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Sinh viên thực hiện

: Đỗ Thị Ngân Trâm

Dân tộc

: Kinh


Lớp

: D11NV01

Năm thứ

: 3/4

Ngành học

: Sư phạm Ngữ Văn

Nam, Nữ: Nữ

Khoa: Ngữ Văn

Bình Dương, 4/2014


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................................1
2. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3
6. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.......................................................4
7. Cấu trúc của đề tài...................................................................................................4

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM.................................................5
1.1. Đôi nét về nhà văn Đoàn Giỏi.............................................................................5
1.1.1. Cuộc đời.............................................................................................................5
1.1.2. Sự nghiệp văn học.............................................................................................6
1.2. Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam......................................................................8
1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác ...........................................................................................8
1.2.2. Cốt truyện...........................................................................................................9
Chương 2 THIÊN NHIÊN NAM BỘ TRONG ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM.....12
2.1. Nền tảng địa văn hóa Nam bộ............................................................................12
2.2. Thiên nhiên Nam bộ trong Đất rừng phương Nam...........................................13
2.2.1. Hệ thống thực vật.............................................................................................14
2.2.2. Hệ thống động vật............................................................................................17
2.3. Ý nghĩa thiên nhiên đối với con người...............................................................21
CHƯƠNG 3 CON NGƯỜI NAM BỘ TRONG ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM....26
3.1. Cuộc sống con người Nam bộ ………………………………………………………………….26

3.1.1. Cách thức cư trú..............................................................................................26
3.1.2. Cách thức mưu sinh........................................................................................28
3.1.3. Phương tiện giao thông....................................................................................32
3.1.4. Ẩm thực Nam bộ.............................................................................................33
3.1.5. Ngôn ngữ Nam bộ............................................................................................37
3.2. Tính cách Nam bộ...............................................................................................40


3.2.1. Yêu nước nồng nàn.........................................................................................40
3.2.2. Bình dị, chất phác...........................................................................................45
3.2.3. Con người nghĩa khí, hào hiệp........................................................................47
3.2.4. Năng động, sáng tạo........................................................................................50
KẾT LUẬN................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................55



LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin cảm ơn trường đại học Thủ Dầu Một và khoa Ngữ văn đã cho
tôi cơ hội thử sức với việc nghiên cứu khoa học. Qua công việc này, tôi được thể hiện
khả năng của mình và đây cũng như lần tập duyệt cho tơi khả năng làm luận văn tốt
nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Đông đã tận tình
giúp đỡ chúng tơi trong q trình thực hiện đề tài này. Nhờ sự giúp đỡ tận tình và ln
quan tâm của thầy, chúng tơi đã hồn thành bài nghiên cứu theo đúng thời gian quy
định. Qua đó, công việc này giúp tôi, một sinh viên năm thứ ba ngành Sư phạm Ngữ
văn, có thêm kiến thức chuyên ngành và kĩ năng làm một bài nghiên cứu khoa học
cũng như bài luận văn tốt nghiệp sau này.
Tuy chúng tơi đã cố gắng rất nhiều để hồn thành bài nghiên cứu này, song vì
đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc làm một bài nghiên cứu khoa học thì việc sai xót
là khơng thể tránh khỏi. Mong thầy (cơ) thơng cảm và đóng góp ý kiến để bài nghiên
cứu được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


1

MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đồn Giỏi – Một người con của miền đất Nam bộ, ông là một trong những nhà
văn của Nam bộ thế kỉ XX. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về cuộc đời và cũng như
về các tác phẩm của ông. Như các bài viết sau:
Đoàn Giỏi – người lưu giữ huyền thoại phương Nam do Lưu Hồng Sơn. Người
viết cung cấp cho ta biết được cuộc đời con người nhà văn Đoàn Giỏi và các tác phẩm
chính của ơng. Người viết nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thể loại

văn xi của Đồn Giỏi những con người đậm chất Nam bộ và không những con
người mà về thiên nhiên Nam bộ.
Bên cạnh bài viết của Lưu Hồng Sơn thì có bài viết của Huỳnh Mẫn Chi cũng
viết về Đồn Giỏi nhưng nghiêng về tìm hiểu con người và tác phẩm để lại của ơng và
một tác phẩm cịn dang dở của nhà văn khi cuối đời chưa kịp hoàn thành đó là tác
phẩm Núi cả cây ngàn.
Có một số bài báo cũng viết về nhà văn Đoàn Giỏi và các tác phẩm của ơng
như: Đồn Minh Tuấn. 2005. Có một nhà văn – chiến sĩ cơng an. Tạp chí Nhà Văn, số
11, tr.80. Báo Sài Gịn giải phóng, số ra ngày 28/3/1999, tr.5.
Ngồi những bài viết đó về Đồn Giỏi thì có những luận văn nghiên cứu về
cách viết truyện hay chất Nam bộ trong tác phẩm của ông. Tiêu biểu là luận văn thạc sĩ
văn học- chuyên ngành với đề tài: “Chất Nam bộ trong truyện, kí của Đồn Giỏi” và
khóa luận “Đặc điểm văn xi nghệ thuật Đoàn Giỏi” của sinh viên Phan Thị Thu
Hiền (SV chuyên ngành Văn học hệ CNTN, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐH
KHXH&NV TP.HCM) do TS. Võ Văn Nhơn hướng dẫn, đã được bảo vệ tại Trường
ĐH KHXH và Nhân văn tháng 6 năm 2012.
Đất rừng phương Nam (1957) của Đồn Giỏi khơng chỉ là tác phẩm phổ biến
trong giới học sinh - sinh viên. Đối với độc giả khắp nơi trên mọi miền đất nước, họ
xem tác phẩm ấy như một áng văn về con người, về vùng đất Nam bộ khá điển hình.
Cho nên, Đất rừng phương Nam càng phổ biến khi được dịch ra nhiều thứ tiếng: Nga,
Ba Lan, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha…
Bài nghiên cứu này của chúng tôi tiếp tục đi vào nghiên cứu chất văn hóa Nam
bộ trong tác phẩm của Đồn Giỏi vì khả năng có hạn nên chúng tơi chỉ đi nghiên cứu


2

một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn mang đậm văn hóa Nam bộ để góp vào kho tàng
chung nghiên cứu về nhà văn Đoàn Giỏi cũng như tác phẩm của ơng.
2. Lí do chọn đề tài

Hiện nay, khi đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển với tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học cơng
nghệ. Và cũng chính từ đó đã có rất nhiều những đề tài nghiên cứu khoa học mang tính
thời sự, cấp thiết nhưng ta vẫn dễ dàng nhận thấy một điều rất thú vị là lĩnh vực nghiên
cứu về đất nước - con người Việt Nam, lâu nay vẫn luôn là vấn đề có sức cuốn hút đặc
biệt đối với mọi tầng lớp xã hội. Từ nhà khoa học - khoa học xã hội đến nhà khoa học
về tự nhiên, từ nhà hoạt động chính trị đến nhà hoạt động xã hội, mọi người từ mọi
ngành nghề đều cảm thấy cần phải có nhận thức, am hiểu sâu sắc hơn nữa về đất nước
con người Việt Nam và cũng chính là quê hương, dân tộc mình trên dải đất thân
thương hình chữ S.
Trên bước đường phát triển, chúng ta đang cố gắng tiếp thu, học hỏi những văn
minh, tiến bộ của nhân loại song cũng khơng nên vì thế mà quên đi những nét đẹp
truyền thống, bình dị, gần gũi ngay xung quanh mình hàng ngày mà do bộn bề cuộc
sống ta vơ tình lãng qn đi. Đã đến lúc chúng ta cần sống “chậm” hơn để kịp nhận ra
những giá trị tốt đẹp của dân tộc, nhất là đối với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, họ cần
được tiếp xúc nhiều hơn nữa với những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Và trước hết, để thu
hút được sự quan tâm, tìm hiểu ở họ thì những tài liệu tham khảo trong học tập cũng
như trong nghiên cứu cần có sức hấp dẫn, lơi cuốn và cũng thật sinh động. Vậy tại sao
chúng ta lại không khai thác những đề tài này thông qua lĩnh vực văn chương, một lĩnh
vực vừa đảm bảo được tính nhân văn cao vừa đáp ứng được những yêu cầu khách
quan của độc giả khi họ có nhu cầu tìm hiểu về q hương, đất nước mình.
Chính vì thế, trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ nghiên cứu về vùng đất,
con người miền Nam và cụ thể hơn là đất và người miền Tây Nam bộ dưới góc nhìn
văn hóa qua tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đồn Giỏi để tìm hiểu sâu
sắc hơn về thiên nhiên miền sơng nước trĩu nặng phù sa; văn hóa, cuộc sống, tính cách
của những con người nơi đây của một thời còn nhiều sơ khai dưới ách thống trị của
bọn thực dân.
Qua đề tài này chúng tơi mong muốn có được cái nhìn chân thật, sâu sắc về
thiên nhiên và con người Nam bộ để tìm ra nét đặc trưng vốn có, những điều thú vị,



3

mới mẻ tại nơi đây. Và khi hồn thành thì bài nghiên cứu sẽ là tài liệu vừa có giá trị về
mặt văn học, vừa có giá trị về mặt tinh thần góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn nét văn
hóa Nam bộ nói riêng và văn hóa Việt Nam – đất nước – con người nói chung.
3.

Mục tiêu nghiên cứu
Qua đề tài nghiên cứu về “Đất và người Nam bộ trong Đất rừng phương Nam

của Đoàn Giỏi” chúng tôi nhận thấy đề tài sẽ:
- Là tài liệu tham khảo trong học tập cũng như tài liệu cung cấp thơng tin về
văn hóa, thiên nhiên, con người miền Tây Nam bộ thuở còn sơ khai.
- Làm rõ được nét đặc trưng tiêu biểu về miền đất Nam Bộ trong tác phẩm của
nhà văn Đồn Giỏi.
- Góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy những bản sắc văn hóa, những nét đẹp
truyền thống của con người Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sẽ tìm hiểu đơi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của
Đoàn Giỏi để có cái nhìn khách quan về tác giả cũng như áp dụng vào việc triển khai
nghiên cứu.
Sau đó đề tài sẽ tìm hiểu về những đặc trưng thiên nhiên được thể hiện qua tác
phẩm, cụ thể là miền Tây Nam bộ, Việt Nam.
Cuối cùng, đề tài sẽ tìm hiểu về con người nơi đây qua những nét chính về văn
hóa cũng như phong cách sinh hoạt hàng ngày.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê
Trên cơ sở tìm hiểu về tiểu thuyết Đất rừng phương Nam, người viết sẽ thống
kê các yếu tố, chi tiết miêu tả về thiên nhiên và con người miền Tây Nam bộ có

liên quan đến đề tài cũng như tần suất xuất hiện các yếu tố đó.
5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Dựa vào kết cấu đề cương có sẵn, người viết sẽ tìm hiểu từng khía cạnh trong
tác phẩm để tiến hành nghiên cứu. Bên cạnh đó, người viết cũng sẽ tìm hiểu,
tham khảo các ý kiến, nhận định để rút ra những đặc trưng bản chất làm rõ cho
đề tài. Từ những nguồn tài liệu sưu tầm được người viết sẽ rút ra những gì tinh
túy, xác đáng nhất để phục vụ cho việc nghiên cứu về đề tài.
5.3. Phương pháp lịch sử - xã hội


4

Đặt văn học trong mối tương quan với các yếu tố xã hội và lịch sử, cụ thể trong
đề tài này là xã hội và lịch sử phát triển vùng Nam Bộ để đối chiếu và luận suy
ra những đặc điểm phát triển của văn học.
6. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thiên nhiên miền Tây nam bộ.
- Nét đặc trưng về cuộc sống, tính cách của người dân miền Tây Nam bộ.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thiên nhiên miền Tây Nam bộ
- Con người miền Tây Nam bộ.
- Không gian: khu vực miền Tây Nam bộ và thời gian vào khoảng năm 1945.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì đề tài được chia thành ba
chương chính:
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
Chương này giới thiệu về tiểu sử của nhà văn Đồn Giỏi, nói về sự nghiệp sáng
tác của nhà văn qua các chặng đường sáng tác, giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm cũng như tóm tắt cốt truyện tác phẩm Đất rừng phương Nam

CHƯƠNG II: THIÊN NHIÊN NAM BỘ TRONG ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM
Nghiên cứu về thiên nhiên trong đất rừng phương Nam, đây vừa là một vùng
thiên nhiên được ưu đãi nhiều thuận lợi thế nhưng bên cạnh đó, thiên nhiên cũng thật
hoang sơ, dữ dội, đặt ra những thử thách cho con người. Ngoài ra người viết cịn tìm
hiểu về vai trị của thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
CHƯƠNG III: CON NGƯỜI NAM BỘ TRONG ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM
Chương này nêu lên những nét đặc trưng của con người miền Tây Nam bộ về
những khía cạnh như: cách mưu sinh, cách cư trú, việc đi lại, ẩm thực cũng như những
đặc trưng về ngơn ngữ, tính cách con người nơi đây.


5

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1.

Đôi nét về nhà văn Đoàn Giỏi

1.1.1. Cuộc đời
Đoàn Giỏi (17/5/1925 - 2/4/1989), tên thật là Đoàn Văn Giỏi. Ngoài bút danh
Đoàn Giỏi thường dùng, ơng cịn có nhiều bút danh khác: Nguyễn Hồi, Huyền Tư,
Nguyễn Phú Lễ…Đoàn Giỏi sinh ở quê tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc xã
Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), trong một gia đình địa chủ.
      Nhà văn Đồn Giỏi chính là người con thứ tư (Nam bộ gọi là thứ năm) của ơng
Đồn Văn Vàng và bà Nguyễn Thị Kiểu. Ông bà này có tất cả mười người con: Đồn
Văn Mỹ, Đồn Thị Ba, Đoàn Thị Tư, Đoàn Giỏi, Đoàn Phú, Đoàn Thị Đức, Đoàn
Ngọc Hưng, Đoàn Nhân và Đoàn Thị Tuyết.Trong những người con ấy, Đoàn Giỏi,
Đoàn Phú, Đoàn Nhân là những người từng tham gia hoạt động cách mạng trong thời
kỳ kháng chiến chống Pháp. Họ đều là những chiến sĩ bất khuất trung kiên, dũng cảm

trên khắp các chiến trường. Cha Đồn Giỏi, ơng Đồn Văn Vàng là một địa chủ trí
thức tiến bộ và u nước. Ơng từng làm chủ hàng trăm héc ta ruộng vườn. Khi Cách
mạng tháng Tám thành cơng và tồn quốc kháng chiến bùng nổ, gia đình ơng đã tự
nguyện hiến tồn bộ nhà cửa, ruộng đất cho chính quyền Việt Minh. Từ nghĩa cử cao
đẹp ấy, ơng Đồn Văn Vàng như tạo điều kiện cho chính mình, một điền chủ lớn đã
xích lại gần với cách mạng.
Thuở nhỏ, Đoàn Giỏi học ở trường trung học Mỹ Tho. Sau đó, ơng theo học trường
Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định. Cứ tưởng, cuộc đời và số phận của Đoàn Giỏi đã gắn
liền với cây cọ, với nét vẽ nào ngờ năm 1943, khi Đoàn Giỏi sáng tác được một truyện
ngắn đầu tiên thì xem như cuộc đời ông chuyển sang bước ngoặt mới. Truyện ngắn ấy
được nhà văn Hồ Biểu Chánh chọn đăng trên tờ Nam kỳ tuần báo. Cũng từ truyện
ngắn đó, Đồn Giỏi xem Hồ Biểu Chánh như một người thầy của mình đối với trong
văn chương. Sau đó, những truyện ngắn khác của Đồn Giỏi viết bao giờ cũng được sự
góp ý chân tình từ Hồ Biểu Chánh. Về sau, tác phẩm của Đoàn Giỏi gần gũi với người
dân lao động như cách tư duy của Hồ Biểu Chánh. Nhưng phong cách và văn chương
của Đồn Giỏi lại mạnh mẽ, gai góc, cuồng nhiệt như chính cá tính của ơng.


6

Con đường nghệ thuật mở ra chào đón trước mắt ông, nhưng cuối cùng ông chọn công
việc không liên quan gì tới hội họa, tới văn chương. Ơng có tinh thần giác ngộ cách
mạng sớm và ơng chọn cho mình con đường khác. Năm 1947, Đồn Giỏi về làm
trưởng cơng an huyện Châu Thành. Thời gian này, ông phải phụ trách mười xã đang
rơi vào thời kỳ khó khăn về mặt kinh tế cũng như tinh thần của người dân do chiến
tranh gây ra. Năm 1948, Đoàn Giỏi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đơng Dương và
giữ chức phó ty tuyên truyền tỉnh Định Tường (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Cùng thời
gian này, Đồn Giỏi kiêm ln vị trí chủ bút tờ báo Tiền Phong của Mặt trận Việt
Minh Mỹ Tho. Được hai năm, Đồn Giỏi chuyển cơng tác đến nơi khác, đó là năm
1949, ơng chuyển sang làm phó ty công an tỉnh Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang).

Từ năm 1949 đến năm 1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho
tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ Miền Nam.
Sau 1954, ơng tập kết ra Bắc, ông đã mang hương sắc miền Nam ra Bắc. Mọi thói
quen hàng ngày, Đồn Giỏi vẫn giữ đúng phong cách Nam bộ, dù sống trên mảnh đất
miền Bắc hay ở đất trời châu Âu.
Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư. Ngày
7 tháng 4 năm 2000, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định đặt tên
ông cho một phố thuộc Quận Tân Phú.
Hiện nay ở Châu Thành - Tiền Giang, tên tuổi của nhà văn Đoàn Giỏi đã gắn liền
với trường Trung học cơ sở Tân Lý Tây – huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang. Cịn
về cuộc đời riêng, Đồn Giỏi đã trải qua hai cuộc hôn nhân. Thế nhưng ông chỉ có một
người con duy nhất với người vợ đầu tiên, đó là Đồn Quang Viễn. Đồn Quang Viễn
sinh năm 1958, sinh sống tại Tân Hiệp - Châu Thành - Tiền Giang, bên cạnh nền nhà
mà ơng nội Đồn Văn Vàng đã hiến cho cách mạng. Ơng Đồn Văn Viễn cũng có một
người con trai duy nhất đó chính là Đoàn Quang Minh, sinh năm 1980. Rất tiếc là số
phận của Đoàn Quang Viễn cũng rất ngắn ngủi như cha mình, ơng đã ra đi vào một
ngày cuối năm của năm 2005 tại bệnh viện đa khoa thành phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền
Giang, do tai biến mạch máu não.
1.1.2. Sự nghiệp văn học
Đoàn Giỏi viết rất nhiều, bao gồm các thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, ký,
kịch thơ, góp phần rất lớn vào kho tàng văn học Việt Nam. Có nhiều tác phẩm của ơng
được chuyển thể thành phim như tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Tác phẩm của


7

ơng thường đậm chất nghĩa khí và hào hùng. Dù có sinh sống, cơng tác, hoạt động ở
đâu, ơng cũng luôn luôn hướng về vùng đất Nam bộ. Bản chất Đồn Giỏi lại là người
rất chịu khó tìm tịi và hay nghiên cứu mọi chuyện một cách ngọn ngành cho nên văn
của ơng thường rất góc cạnh, gồ ghề nhưng cũng chân tình và hồn nhiên như chính

miền đất hoang sơ và hào phóng của miền Tây Nam bộ. Nhà thơ Chế Lan Viên đã
nhận xét: “Đoàn Giỏi là một trong những người đầu tiên truyền bá ngôn ngữ Nam bộ
hiện đại qua những tác phẩm của mình”
Sự nghiệp sáng tác của ông trải dài từ trước Cách mạng tháng Tám đến sau đổi
mới, đi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; vượt từ Nam ra Bắc, rồi
lại từ Bắc vào Nam. Tất cả điều này đều được phản ánh trong từng chặng đường tác
phẩm của ông.
Giai đoạn chống Pháp: 1943: Nhớ cố hương (truyện ngắn), 1946: Khí hùng
đất nước (ký), 1947: Người Nam thà chết khơng hàng (kịch thơ), 1948: Đường về Gia
Lương (truyện ngắn), 1948: Những dòng chữ máu Nam kỳ 40 (ký), 1949: Chiến sĩ
Tháp Mười (kịch thơ), 1954: Giữ vững niềm tin (thơ), Chuyện thằng Cồi (truyện thơ).
Giai đoạn chống Mỹ: 1955: Trần Văn Ơn (truyện vừa), 1955: Cá bống mú
(truyện vừa), 1955: Đèn tơi bay về Lục Hồ Chí Minh (ký), 1955: Cây đước Cà Mau
(ký), 1955: Ngọn tầm vông (ký), 1957: Đất rừng phương Nam (tiểu thuyết), 1958: Cái
trống con (truyện ngắn), 1960: Hoa hướng dương (truyện vừa), 1960: Trước giao thừa
(truyện ngắn), 1961: Đường đi qua làng (truyện phim, viết chung với Chi Lăng), 1962:
Cuộc truy tầm kho vũ khí (truyện vừa), 1963: Người thủ thuỷ già trên hòn đảo lưu đày
(truyện vừa), 1966: Như nước trong nguồn (ký), 1971: Chuyến xuồng đêm (truyện
ngắn), 1971: Người đồng hương (truyện ngắn), 1971: Chung một kẻ thù (truyện ngắn),
1973: Người tù chính trị năm tuổi (truyện ngắn), 1973: Tiếng trống (ký).
Sau giải phóng: 1977: Chuyến xe thổ mộ ngày giáp tết (truyện ngắn), 1979:
Những chuyện lạ về cá (biên khảo dành cho thiếu nhi), 1982: Tiếng gọi ngàn (truyện
ngắn), 1982: Qua những chặng đường (chấp bút hồi ký Nguyễn Thị Thập), 1984:
Rừng đêm xào xạc (truyện ngắn), 1986: Họ là ai (ký), 1986: Các con vật trên rừng
dưới biển (biên khảo dành cho thiếu nhi), 1987: Chú bé Hà Nội và con ó lửa trên Đồng
Tháp Mười (truyện ngắn), 1989: Núi cả non ngàn (tiểu thuyết - bản thảo dang dở).


8


Như vậy, chúng ta có thể thấy được sức sáng tác mạnh mẽ, bền bỉ và phải nói
rất đều đặn của Đoàn Giỏi về mọi thể loại. Sự liệt kê trên chưa hẳn là chính xác và đầy
đủ, có nhiều sáng tác của ơng bị thất lạc và có thể chưa xác định được rõ thời gian viết.
1.2. Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam
1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác
Vào năm 1957, khi đất nước ta bị chia cắt hai miền Nam Bắc, Ban biên tập nhà
xuất bản Kim Đồng muốn có một tác phẩm giới thiệu về phong cảnh đất nước, con
người miền Nam tươi đẹp, trù phú, giúp bạn đọc thêm hiểu và yêu miền Nam. Biết nhà
văn Đoàn Giỏi hiểu rõ vùng đất này nên Ban giám đốc nhà xuất bản Kim Đồng cử nhà
văn Trần Thanh Địch đến gặp nhà văn Đoàn Giỏi ở Hà Nội để nhờ ông viết. Và dĩ
nhiên, nói đến quê hương miền Nam, nhà văn Đoàn Giỏi vui vẻ nhận lời ngay và hứa
sẽ hoàn thành tác phẩm sau một tháng.
Dẫu tác phẩm chỉ được viết trong vịng một tháng, thế nhưng vì hình ảnh từng
nắm đất, từng con rạch nhỏ, từng nếp nhà đơn sơ đã đều ăn sâu vào tâm khảm của nhà
văn nên mạch văn cứ tuôn chảy một cách tự nhiên nhất và khi tác phẩm được hồn
thành thì nó đã trở thành một món ăn tinh thần vơ giá đối với tất cả mọi người ở mọi
lứa tuổi.
Bối cảnh của tiểu thuyết là các tỉnh miền Tây Nam bộ, Việt Nam vào những
năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam bộ. Câu chuyện mang
đầy đủ những nét đặc trưng của vùng Tây Nam bộ, với bối cảnh là cả một vùng đất
được thiên nhiên ưu đãi, cánh đồng bát ngát mênh mơng, sóng nước rì rầm, rừng rậm
bạt ngàn trù phú, thú rừng hoang dã mn lồi. Đất rừng phương Nam đã mang đến
cho người đọc nhiều thú vị về bối cảnh, con người, tập tục văn hóa của vùng nơng
thơn Nam bộ.
Nội dung câu chuyện cũng vậy, Đoàn Giỏi chỉ xoay quanh ở vùng đất Nam bộ.
Ơng mượn hình ảnh một cậu bé bị lưu lạc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở
Nam bộ để giới thiệu Đất rừng phương Nam. Nơi đó là một vùng đất vơ cùng giàu có,
hào phóng và hùng vĩ với những con người trung hậu, trí dũng, một lịng một dạ theo
kháng chiến. Tác phẩm gần như tập hợp tất cả đất rừng và người phương Nam. Có thể
nói, Đất rừng phương Nam của Đồn Giỏi như một xã hội của miền sông nước Tây

Nam bộ thu nhỏ. Bởi ở nơi đó, người đọc đã tìm thấy hình ảnh người dân của vùng đất
phương Nam từ sông Tiền, sông Hậu trải dài đến Kiên Giang - Rạch Giá, rồi xuống


9

tận rừng U Minh, sau đó dừng lại ở Năm Căn, Cà Mau. Sự tài tình của Đồn Giỏi là
như tái tạo lại bối cảnh sông nước, con người của thuở ơng cha ta cịn mang gươm mở
cõi.
Bằng chất thơ đậm chất Nam bộ mà Đoàn Giỏi đã gửi trọn vào tác phẩm của
mình từng hơi thở của thiên nhiên, của con người nơi đây. Tất cả được bắt nguồn từ
tình yêu đối với mảnh đất và con người Nam bộ và được thể hiện trong từng chi tiết
miêu tả, trong ngơn ngữ và tính cách nhân vật, tạo nên một sự khởi sắc đầy ấn tượng
mới mẻ, hấp dẫn, một thứ bổ sung cho cách nhìn về con người và thiên nhiên vùng đất
phương Nam.
1.2.2. Cốt truyện
Dựa vào bối cảnh thời gian là những năm đầu kháng chiến chống Pháp và cốt
truyện là chú bé An bị lạc gia đình trong q trình đi tản cư, Đồn Giỏi đem đến cho
người đọc bao nhiêu là cảm nhận phong phú, bất ngờ, sâu lắng đầy thi vị về cảnh và
người, về vùng đất cực nam của Tổ quốc thân yêu. Đến với vùng đất ấy ta như được về
với quê hương, một q hương đơi lần bỡ ngỡ khi nhìn thấy nó lần đầu tiên, nhưng
ngay sau đó là sự say mê khi được đắm mình vào thế giới lạ kỳ, hấp dẫn. Người, cảnh
của một vùng quê như ẩn giấu bao trầm tích đáng yêu, đáng quý cứ mở ra trước mắt
chúng ta trong chuyến đi dài ngày của nhân vật.
Câu chuyện kể về cuộc đời lưu lạc của chú bé An vì biến cố đã xảy đến với gia
đình, đó là vào khoảng thời gian sau năm 1945, khi thực dân Pháp quay trở lại xâm
lược nước ta. Cậu bé vốn là con trai của một gia đình trí thức sống ở nơi thị thành, thế
nhưng khi giặc đến gia đình cậu phải tản cư lánh nạn qua những miền đất phương Nam
trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Do tính mải chơi của trẻ con mà
chú đã bị lạc cha mẹ và trôi dạt trên mảnh đất xa lạ, vùng đất trù phú, đa dạng, kì vĩ

với những kênh rạch, tơm cá, chim chóc, muông thú, lúa gạo... và cây cối, rừng già.
Trong thế giới đó có những con người vơ cùng nhân hậu như cha mẹ ni của An, như
cậu bé Cị, chú Võ Tịng, dì Tư Béo... cùng những người anh em chiến sĩ giàu lịng u
q hương, đất nước. Dù khơng được sống cùng cha mẹ ruột thế nhưng cậu bé được
u thương, đùm bọc trong gia đình cha mẹ ni, cùng với những người dân nơi đây
với tất cả tình người ấm áp, được đối xử như máu mủ trong gia đình. Từ đây cậu bé
sống một cuộc sống tự do, phóng khống, được khám phá vơ vàn những điều thú vị,
mới lạ và cũng phải chứng kiến cảnh giặc đến tàn phá quê hương. Với bản chất là một


10

cậu bé thơng minh, ngoan ngỗn, càng ngày cậu càng bộc lộ mình là một người dũng
cảm, kiên trung và minh chứng chính là việc cậu lên đường ra chiến trận, nắm chắc tay
súng bảo vệ quê hương.
Theo chân cậu bé An, người đọc như được đến đất rừng và được gặp những con
người nơi đây, được khám phá những điều mới lạ của một vùng đất còn nhiều nét
hoang sơ. Cuộc sống tự do và cuộc đời phóng khống cởi mở đã để lại ấn tượng sâu
sắc trong tâm khảm người đọc nhiều thế hệ suốt những năm tháng qua.
Tiểu kết
Đoàn Giỏi là nhà văn đã biến miền đất phương Nam trở thành thân thuộc, đáng
yêu đối với độc giả, không chỉ là độc giả nhỏ tuổi trên khắp mọi miền đất nước.
Những trang văn của ông thấm đượm hơi thở của sông nước, rừng cây, những câu
chuyện cả thực, cả kỳ bí của thiên nhiên Nam bộ hoang sơ và truyền được hơi thở ấy
cho độc giả. Có được điều đó khơng những là nhờ tình u của ông đối với miền đất
Nam bộ quê hương mà còn ở óc quan sát tỉ mỉ, tinh tế, lối văn kể chuyện hấp dẫn trong
tác phẩm của mình.
Cũng chính vì thế, trong tập tiểu luận - phê bình “Tiếng vọng những mùa
qua” của Nguyễn Thị Thanh Xuân (NXB Trẻ, 2004) nhận định về tác giả Đất rừng
phương Nam: “Có mảnh đất sinh ra những nhà văn, và ngược lại, có nhà văn từ trang

viết đã biến miền quê riêng của mình thành miền quê chung thân thuộc trong tâm
tưởng bao người... Với Đồn Giỏi, tơi nghĩ rằng ơng đã đón nhận được cái hạnh phúc
đó... Ơng đã đem đến cho bạn đọc cả nước những hiểu biết và tình cảm về một vùng
đất mà trước đó xa ngái, hoang sơ trong hình dung của mọi người... Ơng đã xây dựng
những nhân vật lịng đầy nghĩa khí mà tinh tế và giàu chất văn hóa... "(Đồn Giỏi, Đất
và rừng phương Nam).
Thành công của tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc là một tiểu thuyết được mọi
người yêu mến mà tác phẩm cịn được chuyển thể thành cơng thành bộ phim Đất
phương Nam do hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (TFS) sản xuất năm
1997. Từ khi ra đời, bộ phim vẫn liên tục được trình chiếu trên nhiều kênh truyền hình
địa phương, nhận được sự yêu mến của đông đảo quần chúng, không chỉ là nhân dân
trong nước mà cịn cả những kiều bào nước ngồi. Bộ phim cũng là phim dài tập đầu
tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ và được đón nhận đơng đảo.


11

CHƯƠNG 2
THIÊN NHIÊN NAM BỘ TRONG ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM
2.1. Nền tảng địa Nam bộ
Nam bộ là vùng đất cuối cùng của Tổ quốc, bao gồm 2 vùng đất có nét riêng rõ
rệt. Đông Nam bộ là vùng đồi núi thấp với những thềm phù sa cổ. Nơi đây được nhìn
nhận như diềm phía Nam của đại khối cao Tây Ngun, từ đó các dịng Đa Nhim, Đa
Dung hợp lưu lại thành sông lớn Đồng Nai, tiếp nước của La Ngà rồi vượt qua Trị An
tới gặp Sông Bé, sông Sài Gòn để đổ ra của Lòng Tàu. Còn Tây Nam bộ, tức Đồng
bằng sông Cửu Long là vùng đất tiếp nối địa hình bán sơn địa ấy với một đồng bằng
châu thổ phẳng và thấp. Đây là sản phẩm bồi tụ của sông Mê Kong, con sông dài nhất
và nhiều nước, nhiều phù sa nhất Đông Nam Á trên một khuôn vịnh nông kéo dài từ
bồi địa Tông – lê – sap của Campuchia tới khu vực đồng bằng sông Tiền và sông Hậu.
Những cứ liệu về mặt địa lý trên giúp chúng ta xác định vấn đề cụ thể về địa – văn hóa

Nam bộ ở đây chính là nói về khu vực Tây Nam Bộ.
Khi nghiên cứu về nền tảng địa – văn hóa Nam bộ, việc đặt trong mối tương
quan với các đặc điểm về sinh thái và xã hội của vùng văn hóa này là điều kiện cần
thiết. Lịch sử Nam tiến nói riêng và lịch sử Nam bộ nói chung là lịch sử của vùng đất
mới với độ dài thời gian hơn ba thế kỉ hình thành và phát triển. Đặc tính “mới” là nét
bao trùm lên cả hai phương diện địa lý và lịch sử của đồng bằng sông Cửu Long. So
với cả nước, đây là khu vực có lịch sử khai phá muộn nhất. Vì vậy văn hóa vùng miền
này cũng chính là văn hóa của vùng đất mới với những nét tiếp thu và bảo tồn truyền
thống dân tộc và những nét đặc sắc riêng biệt phù hợp với những điều kiện tự nhiên và
xã hội trên địa bàn. Quá trình Nam tiến được phản ánh rất rõ trong văn học từ những
sáng tác dân gian cho tới văn chương bác học. Trong kho tàng văn học dân gian đồng
bằng sông Cửu Long, ca dao, thành ngữ, truyền thuyết, giai thoại về đất và người trong
quá trình khai mở đất chiếm số lượng khá lớn và được xem là đặc sắc hấp dẫn nhất. Đa
số truyện kể, truyền thuyết dân gian Nam bộ đều thể hiện những đặc tính mới của
vùng miền trên nhiều biểu hiện khác nhau của văn hóa. Ngay cả truyện cười Bác Ba
Phi cũng tiếp nối truyền thống ấy bằng cách tái hiện lại thiên nhiên hoang dã nơi cực
nam tổ quốc với một trí tưởng tượng phong phú. Văn chương bác học cũng có khơng ít
những tác phẩm tập trung khai thác mảng đề tài này một cách thành công. Qua đây


12

càng chứng tỏ được đặc trưng của các sáng tác văn học trong việc tái hiện cuộc sống
và vai trò của nó trong việc lưu trữ và truyền tải những giá trị văn hóa dân tộc. Xem
xét nguồn gốc của những người đầu tiên đặt chân đến Nam bộ đã chứng tỏ cho chúng
ta thấy nền văn hóa của khu vực này một mặt phát sinh từ những điều kiện địa lý nhân
văn mới, mặt khác lại liên quan tới yếu tố gốc gác, cội nguồn xuất thân. Có thể tìm
thấy vơ số biến thể ca dao, dân ca từ miền Bắc được cải sửa trong kho tàng văn học
dân gian đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày nay, khu vực này bao gồm mười hai tỉnh và một thành phố. Đồng bằng

sơng Cửu Long có đặc điểm địa hình là một châu thổ thấp, bằng phẳng, là sản phẩm
bồi tụ của sơng Mê Kong và là nơi có cửa sơng giáp biển nên việc bồi tụ này vẫn diễn
ra hàng năm. Đây là nơi sở hữu một hệ thống kênh rạch chằng chịt với hơn “2500km
sông rạch tự nhiên và 2500 km sơng rạch đào” vì thế đặc điểm nổi bật của văn hóa
đồng bằng sơng Cửu Long là văn hóa sông nước, kênh rạch. Điều này được thể hiện
qua nền nông nghiệp lúa nước, tập quán đánh bắt thủy sản, việc giao thông đi lại đến
các lễ hội về nước và đặc biệt là ngơn ngữ giao tiếp có liên quan đến sơng nước.
Là một vùng văn hóa có tuổi đời trẻ nhất cả nước, văn hóa đồng bằng sơng Cửu
Long dù đã được hình thành trong một thời gian dài nhưng vẫn đang ngày được định
hình rõ nét hơn. Nó góp phần tơ thắm bức tranh văn hóa đa sắc của đất nước ta nhưng
vẫn giữ được những nét đặc sắc riêng cho mình.
2.2. Thiên nhiên Nam bộ trong Đất rừng phương Nam
Thiên nhiên, cảnh vật vốn là một trong những đối tượng thẩm mỹ quan trọng
của nhiều ngành nghệ thuật, đặc biệt là đối với văn học, thiên nhiên vừa đóng vai trị là
đối tượng miêu tả vừa đóng vai trị là phơng nền qua đó nhà văn làm nổi bật lên những
ý tưởng, gửi gắm những tâm sự cần giãi bày. Thiên nhiên cảnh vật được đề cập trong
Đất rừng phương Nam chính là thiên nhiên cảnh vật của q hương Nam bộ, tồn bộ
khơng gian trong tác phẩm là không gian của vùng đất miền Tây sông nước. Nhà văn
đã chú ý khắc họa những nét đặc trưng của miền đất này ở nhiều góc độ khác nhau
giúp người đọc như được tận mắt chứng kiến những nét đặc sắc của vùng đồng bằng
sông Cửu Long.
Để có được một miền đất phương Nam trù phú với những cánh đồng thẳng cánh
cò bay, những cánh chim tung trời, tiếng vó ngựa reo vui trên đường làng, tiếng mái
chèo trên sông nước… chúng ta không thể quên được công lao to lớn của ông cha ta


13

hơn 300 năm về trước xuôi thuyền vô phương Nam đi mở đất – qua bao cuộc bể dâu,
qua bao cuộc đổi thay, qua bao gian khổ hy sinh. Nam bộ vốn là một vùng đất mới

được hình thành từ chủ trương của chúa Nguyễn đi về phương Nam mở mang bờ cõi
để khi đi vào tác phẩm thì mảnh đất nơi đây tuy khơng cịn hồn tồn mang những nét
hoang sơ, nguyên thủy thế nhưng nó vẫn mang trong mình nhiều điều mới lạ, thú vị
mang đầy đủ những nét đặc trưng nhất của miền Tây sông nước.
2.2.1. Hệ thống thực vật
Cái xứ sở "muỗi kêu như sáo thổi" ấy, qua sự thể hiện của Đoàn Giỏi đã tạo
những ấn tượng đầu tiên về một vùng thiên nhiên hoang sơ và trù phú.
Trước hết ta phải kể đến là hình ảnh những dịng sơng, con kênh, con rạch to
nhỏ có mặt ở khắp mọi nơi bởi nhắc đến khu vực miền Tây Nam bộ là nhắc đến một
vùng đất có hệ thống sơng ngịi chằng chịt và đây cũng là mơi trường sống chính của
người dân Nam bộ.
Họ cất nhà dọc mé sông, lao động kiếm sống và đi lại đều gắn với sơng nước.
Cũng chính vì thế mà phương tiện đi lại chủ yếu của người dân nơi đây là bằng ghe
xuồng dọc theo các dòng nước ấy. Cậu bé An cũng trôi dạt trên những con thuyền qua
nhiều vùng đất, nơi mà "các con kênh thẳng tắp chạy dài vơ tận". Lúc đầu cậu bé được
đồn thuyền vận tải trung lương của Ủy ban kháng chiến Nam bộ cho đi nhờ thuyền từ
Hậu Giang xuống, cậu được dì Tư Béo cưu mang và trở thành bồi bàn cho quán nhậu
của dì ngay sát bên một con kênh nhỏ, cuộc đời của cậu bé An chỉ thực sự nổi trôi trên
những con nước vô định khi mà cậu phải cùng với gia đình cha mẹ ni đi tản cư nơi
này đến nơi khác trên chiếc thuyền con rách nát.
Một vùng sông nước mênh mông, kênh rạch chằng chịt hiện ra trước mắt độc
giả qua những trang văn thấm đượm tình người. Và ở đây chúng ta đã được chứng
kiến một cảnh quần tụ đến kì lạ, khi thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này một hệ sinh
vật đa dạng và phong phú.
Đây là một hệ thống "mạng nhện" bủa giăng chi chít những dịng chảy chằng
chịt, liên thơng khơng có điểm khởi đầu và khơng biết đâu là điểm kết thúc. Sức hút
của vùng sông nước này thật có sức hấp dẫn dây chuyền. Ấy là cái không gian xanh
bao bọc cả trên, cả dưới và cả xung quanh nữa, tất cả làm thành một bản hòa âm về sắc
xanh: "trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình chỉ một sắc xanh cây
lá"[5:273].



14

Thiên nhiên còn hoang sơ thể hiện cả ở việc đặt tên cho các địa danh. Tên sông,
tên đất nào cũng gắn liền với các "sự tích" thế nhưng đó khơng phải là tên một ơng
hồng hay bà chúa nào trong sách sử hay truyền miệng dân gian mà chỉ đơn giản là tùy
theo đặc điểm sinh thái ở đó, có nghĩa là động thực vật ven bờ mà đặt tên cho nó.
"Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm
cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi
kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập khơng biết cơ man nào là bọ mắt đen như hạt vừng, chúng
cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào
là chỗ đó ngứa ngáy nổi mẩn đỏ tấy lên; gọi kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập
trung tồn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây. (Ba khía là một
loại cịng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon). Cịn
như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sơng chỉ độc có một cái lán năm gian
của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo
chữ Tức khơ mâu tiếng Miên nghĩa là "nước đen"[5:273]. Cũng có thể đây là vùng mà
cha ơng ta đi mới đi mở cõi về sau này, mới được khai phá nên nơi đây chưa có được
độ dày của nền văn hiến, về phương diện này nó cịn rất đỗi thơ sơ.
Ở đây có những loại cây cỏ đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long,
quang cảnh bạt ngàn một màu xanh, đó là "Những làng mạc êm đềm, bóng dừa, bóng
chuối che rợp các khu vườn mát rượi đất phù sa, con đường đất nhỏ lượn trên bờ rạch
nước đầy ăm ắp soi bóng những cây sầu riêng, măng cụt..."[5:108]
Tất cả những nét đặc trưng của từng loại cây cỏ nơi đây đều được Đoàn Giỏi
miêu tả một cách rất sinh động qua vốn kiến thức thực tế phong phú và đa dạng: "Cây
đọt chiếc trịn trịn như ngơi mộ. Cây tràm quấn dây tơ hồng như người đàn bà bồng
con đứng xõa tóc, tay vẫy vẫy. Cây dừa nước, lá nhọn hoắt như hai hàng gươm giắt
dài theo sống lá tu tủa, chĩa mũi nhọn lên đe dọa trời."[5:154]. Hay những cây tràm
mọc san sát nhau: "hai bên bờ mọc chen chúc những cây tràm vỏ trắng, cành lá rậm

rạp.". Rồi cây chà là mọc sát nhau dọc bờ sông đến nỗi: "những ngọn san sát giao
nhau, mặt trời phải khổ sở lắm mới chiếu xuyên qua được những tàu gai dày đặc để
lọt xuống mặt đất sình lầy đen kịt."[5:254].
Và một loài cây rất đặc trưng cho hệ sinh vật khu vực đất ngập mặn đó là cây
đước :"Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp
này chồng lên lớp kia ơm lấy dịng sơng, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu,


15

màu xanh chai lọ... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai"[5:274].
Cảnh tượng vừa nên thơ vừa hùng vĩ ấy được Đoàn Giỏi ghi lại qua cảm nhận của
nhân vật An trong chương Rừng đước Cà Mau. Về mặt sinh vật học, đước là loại cây
có rễ sâu và khỏe. Vì vậy dù sống trên vùng đất nhão, quanh năm ngập nước (rừng
ngập mặn) nhưng nó vẫn luôn đứng vững và vươn lên xanh tốt như một hình ảnh mang
tính biểu tượng đậm nét nhất. Nó là biểu tượng cho những người con sinh ra từ mảnh
đất này, họ kiên cường dầu gặp phải bất cứ khó khăn nào, họ tìm cách thích nghi với
mơi trường xung quanh thật khéo léo cũng giống như việc các rễ cây đước xòe ra, ăn
sâu vào lòng đất bùn lầy, trơn trượt.
Huyền thoại đó cũng được Tố Hữu dệt nên qua những câu thơ chứa chan tình
cảm trong bài thơ Bà má Hậu Giang (1941):
“Tao già không sức cầm dao,
Giết bay có các con tao trăm vùng.
Con tao gan dạ, anh hùng,
Như rừng đước mạnh, như rừng tràm thơm”
Khi đọc Đất rừng phương Nam, cái gợi lại cho người đọc khơng chỉ là một câu
chuyện đậm chất tình người mà còn là một ấn tượng sâu sắc về cảnh sắc rừng tràm U
Minh: "chim hít líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương
ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng" [5:164]. Ấn tượng về thiên nhiên Nam bộ trong
mùa bông tràm nở trắng sông nước đã lưu lại trong trí nhớ người đọc như một thứ xúc

cảm thẩm mỹ đẹp đẽ.
Đi xuôi xuống vùng Năm Căn ta mới thực sự bắt gặp cảnh sống động của vùng
sơng nước Cà Mau, nó vẫn là một vùng sông nước nhưng ở đây người đọc được chứng
kiến cảnh nhộn nhịp, huyên náo của một vùng chợ tấp nập kẻ bán người mua: "Chợ
Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui tấp nập. Vẫn là cái quang cảnh quen
thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá
thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống
gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền bn dập
dềnh trên sóng..."[5: 274].
Qua cách miêu tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, tả xen kẽ cùng với việc
sử dụng các từ ngữ gợi tả tinh tế của Đồn Giỏi ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù
phú nhưng vẫn còn nhiều nét hoang sơ của vùng sông nước miền Tây Nam bộ. Đó là


16

một khung cảnh thiên nhiên hoang dã mà đầy thú vị - nơi có màu xanh bạt ngàn của
cây lá, có sự hùng vĩ của các dịng sơng rộng lớn và đồng thời cũng có cảnh sinh hoạt
tấp nập, tươi vui.
2.2.2. Hệ thống động vật
Có câu "đất lành chim đậu", thật vậy, trong cảnh thiên nhiên còn nhiều nét
hoang sơ như thế thì hệ động vật cũng vơ cùng phong phú được Đồn Giỏi thể hiện
như những trang du kí với tên các chương: “Đi câu rắn”, “Đi lấy mật”, “Rừng cháy”,
“Phường săn cá sấu”, “Qua Stróc Miên”, “Sân chim”…
Là một người giàu tình cảm nên ơng khơng chỉ dành tình cảm đặc biệt cho
những con người dân Nam bộ chân chất, thật thà mà những con vật nhỏ bé xung quanh
họ cũng đi vào những trang văn của ông một cách hết sức thân thương, gần gũi.
Gắn bó với gia đình bố ni An trên khắp mọi nẻo đường đó là chú chó tên
Luốc. Viết về loại nhân vật này, cũng gần như các nhà văn nước ta và thế giới qua một
số tác phẩm nổi bật như Tiếng gọi nơi hoang dã (Jack London), Robinson Crusoe

(Daniel Defoe), Lão Hạc (Nam Cao), Sao không về Vàng ơi? (Trần Đăng Khoa),…
Đồn Giỏi đã khắc họa hình ảnh con chó trong những đặc tính tốt đẹp nhất. Dưới lăng
kính nhìn của nhà văn, các phẩm chất đó khơng đơn thuần chỉ là sự biểu hiện của bản
năng lồi mà đó cịn là hình ảnh của một người bạn thơng minh và hết sức trung thành.
Chó là lồi vật có khứu giác cực kỳ nhạy bén, vì vậy khả năng phát hiện mục tiêu hay
những nguy hiểm trước mắt cao hơn con người rất nhiều. Giữa thiên nhiên hàng bao
hiểm nguy và mối đe dọa khơn lường, việc có được một người bạn trong mỗi bước
đường chinh phục như con chó là điều cần thiết. Trong các con vật ni, chó được
xem là lồi vật có nhiều tình cảm với con người nhất và đồng thời cũng “hiểu” con
người nhất. Lần đầu tiên An gặp con Luốc là lúc An còn ở với dì Tư Mắm, lúc đó cha
con Cị đi bán rắn và tất nhiên là có mặt chú Luốc bởi Luốc ln ln bên cạnh chủ
của mình, trước những người xa lạ, trước sự tò mò, nghịch ngợm của lũ nhỏ khi thấy
các giỏ đầy rắn thì con chó giữ nhiệm vụ trơng chừng bằng cách: “Mỗi lần có đứa trẻ
nào nhích lại gần giỏ rắn thì con chó săn nằm bên chân chủ lại nhổm dậy, vươn cổ ra
nhe răng gừ gừ mấy tiếng”[5:61]. Rồi lần thứ hai An gặp con Luốc là khi An bắt đầu
cuộc sống lưu lạc, đi tìm cha con người bán rắn để trả lại con dao găm mà họ đánh rơi
hôm nọ. Lúc nhìn thấy lại đồ vật tưởng chừng đã mất, khơng chỉ ông chủ mà con Luốc
cũng biết vui mừng: “Con chó săn nhẩy cỡn chung quanh đống lửa, sủa ăng ẳng mấy


17

tiếng, lại lao tới liếm chiếc túi da beo trên tay thằng bé”[5:26]. Nó cịn là con vật hết
sức nghe lời chủ:
“ Con chó nhe nanh, lơng gáy dựng lên, hai chân trước chồm chồm ra bóng tối
sủa dữ dội. 
 - Luốc? n nào? 
Ơng cụ già qt một tiếng. Con chó săn tiu nghỉu lùi lại ngoan ngoãn nằm
xuống bên chân chủ”. [5:25]
Luốc theo chân gia đình ơng Hai qua mỗi bước đường lưu lạc của cuộc sống,

cùng An dõi theo tía ni trong nhiệm vụ bí mật (giết vợ Tư Mắm trả thù cho chú Võ
Tịng) và ln sát cánh bên An khi cậu tìm đường vào rừng đến với căn cứ kháng
chiến “Cứ men theo dấu chân tía ni tơi, tôi vừa đi vừa dắt con Luốc chạy ộp oạp
trên bờ đất sình lút ngang ống chân… Tơi lội ngay xuống rạch, ngược theo dòng nước
gợn bùn vẩn đục ngầu từ trong rừng chảy ra, mải miết bươn ra. Con Luốc cứ kêu ư…
ử… trong cổ, dường như muốn gọi tơi lên mà mãi khơng thấy tơi lên, nó bèn co giị
phóng tùm xuống nước lội xộn xộn sát theo tơi” [5:239]. Chú chó Luốc với gia đình tía
ni An vừa là một người bạn vừa là một thành viên khơng thể thiếu.
Nếu như cha con An có chú chó Luốc là người bạn đồng hành trên mỗi bước
đường thì chú Võ Tịng có chú vượn bạc má tinh khơn tên là Tiểu Đồng. Chú ln có
mặt bên cạnh chủ và rất mực khôn ngoan: “Con vượn bạc má đứng thẳng hai chân
sau lên như người. Hai tay nó bưng bát rượu đi thẳng đến chỗ Võ Tòng, đưa lên mời
chủ. Tiểu Đồng nhe răng kêu "ché... ét, ché . . .ét", rồi bắt đầu đi vòng quanh đống lửa
mời rượu từng người. Con chó săn gừ từ mấy tiếng, vì sợ chủ nên phải nằm yên chứ
coi bộ như nó chỉ chực chạy ra cắn một miếng vào đùi con vượn thì mới hả. Đến chỗ
hai người đàn bà mặc quần áo đen, Tiểu Đồng nghiêng đầu cúi xuống chào, làm cho
những người đàn ơng thích chí cười rộ lên. Hai người đàn bà lắc đầu quầy quậy, xua
tay từ chối, nhưng con vượn bạc má không chịu đi, cứ đứng giậm chân kêu "Ché...ét,
ché...ét". Cho đến khi mỗi bà phải cầm bát rượu lên nhấp mơi một ít, Tiểu Đồng mới
chịu bưng bát đi mời người khác.”[5:131]. Lúc rừng bị giặc đốt, bằng sự tinh khơn của
mình con vượn đã chạy thoát thân được nhưng khi trận cháy kết thúc nó liền tìm về
nền căn nhà cũ và cứ như thế nó đợi chủ ở đó cho đến lúc “chết rũ xương”. Con vượn
tinh khơn, có nghĩa có tình làm ta dễ nhầm lẫn nó với một con người thực thụ, cái chết
của chú làm cho độc giả có cảm giác nuối tiếc và xót thương cho chú.


18

Đó là hình ảnh về những con vật ln gần gũi với con người nhưng thế giới
động vật trong Đất rừng phương Nam chỉ thực sự mở ra khi ta đến với những trang

văn viết về những động vật nơi hoang dã.
Ở xứ sở còn nhiều nét hoang sơ như mảnh đất miền Tây Nam bộ lúc bấy giờ thì
việc ta có thể bắt gặp những động vật hoang dã là chuyện bình thường, điều đó khơng
chỉ giúp ta thấy rằng động vật hoang dã nơi đây vô cùng phong phú, đa dạng mà còn
giúp ta thấy được nét văn hóa mưu sinh của nhân dân Nam bộ qua cách họ đi săn bắt
các loại động vật này.
Trước hết, ta xét về sự đa dạng của các loài động vật nơi đây, đó là những đàn
ong cho con người một lượng mật ngọt tự nhiên hàng năm rất lớn, là hàng cơ số các
loài rắn đa thể loại hay hàng nghìn lồi chim quy tụ tại Sân Chim tạo nên một nét đặc
trưng vốn có của miền đất này.
Đến với chương Đi lấy mật của tác phẩm ta sẽ được theo chân cha con cậu bé
An đi lấy mật, ở đó ta thấy rất nhiều tổ ong trên những nhánh tràm trĩu nặng vì mật
ong. Những tổ ong thật lớn với mật vàng thơm ngát khiến chú bé An phải thốt lên:
“Quả thật thảo nào người ta hay nói "như ong vỡ tổ"! Ong vỡ tổ là lúc này đây. không
biết cơ man nào là ong. Chúng bay vù vù, đen ngòm, loạn xạ, thành một vầng đen như
cái chiếu”[5:168]. Ong thì nơi nào cũng có nhưng cách mà người ta dụ ong đến làm tổ
và cách lấy mật thì quả thật khơng nơi nào có thể so sánh được: “Khơng có nơi nào,
xứ nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như vùng U minh này cả”[5:171]. Vậy vì sao lại
khác và khác như thế nào thì tơi sẽ kể sau vào mục Cách thức mưu sinh của con người
nơi đây. Quay trở lại với câu chuyện đi lấy mật ong của cha con An ta lại thấy chính
bản thân của mình cảm thấy vui bởi những thành quả mà cha con ông gặt hái được,
mỗi khi họ đuổi được bầy ong đi là khi: “Trên nhánh kèo khô còn trơ lại cái tàn ong
sáp trắng to bằng chiếc nón, nặng chĩu những mật vàng.”[5:169]. Ấy thế mà sau buổi
lấy mật hơm đó, thành quả mà họ thu được là: “tía ni tơi đã gỡ hơn năm mươi kèo
ong. Mật đầy cả hai gùi . Tôi mang gùi mật óc ách đằng sau lưng mà vẫn cảm thấy
nhẹ tênh, và tiếc cái gùi bé quá”[5:169]. Vậy ta mới thấy hết được sự trù phú mà thiên
nhiên đã ưu đãi cho người dân Nam bộ.
Hết cảnh đi lấy ong ta lại theo chân Cò và An đi bắt rắn trong chương Đi câu
rắn. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng Cò là “con nhà nghề” nên rất thành thạo trong việc đi câu
rắn, cậu ta có thể phân biệt được từng lồi rắn, nắm được đặc tính của từng lồi và đặc



19

biệt là biết cách bắt rắn một cách rất chuyên nghiệp từ việc chuẩn bị mồi câu cho đến
khâu giăng mồi, bắt rắn và thành quả của họ là lúc An la lên: “Tơi kêu ối một tiếng,
đứng chết sững Một con rắn rằn ri cóc to cỡ bắp chân ngươi lớn đang vung vẫy uốn
mình lên quấn lấy chùm dây câu. Cái miệng nó há ra, đầy răng chơm chởm”[5:158].
Qua cách mà tác giả miêu tả về việc hai cậu bé có thể bắt rắn một cách dễ dàng như
vậy cũng giúp ta thấy được rắn ở đây đa dạng và nhiều như thế nào. Chẳng thế mà vào
lần An gặp cha con Cò lần đầu tiên là lúc trên khoang thuyền của cha con họ có rất
nhiều rắn, trong hai cái giỏ đầy rắn, lũ trẻ thì vừa tị mị vừa sợ cứ đứng nhìn ơng lão
bán rắn: “ông cụ già thong thả lôi từ trong khoang ra từng con rắn một, bỏ vào giỏ.
Con nào con nấy to cỡ bắp tay ơng. Có một con rắn gì to như bắp chân người lớn nó
cứ rúc vào khoang, khiến ơng phải khom lưng thị tay vào, nắm cổ nó trì một lúc mới
kéo ra được”.[5:57]
Nếu như lúc cậu bé An được sống êm ấm với gia đình cha nuôi trong một mái
ấm đơn sơ bên cạnh bờ sông ta được cùng cậu bé khám phá những điều mới lạ về các
lồi động vật hoang dã mà gia đình cậu đi săn bắt về thì khi gia đình cậu lưu lạc đến
miền đất Năm Căn ta lại được tận mắt chứng kiến cảnh trù phú của thiên nhiên cùng
sự phong phú của chim chóc tại Sân chim. Chỉ bằng nghệ thuật ngôn từ thôi mà tác giả
đã thật tài tình khi cho người đọc “mãn nhãn” qua từng lời kể về các loài chim nơi
đây: “Những con chàng bè đồ sộ như con ngỗng, mỏ to bằng cổ tay cứ gõ vào nhau
lộp cộp, làm rung rung mảnh da mềm thòng xuống tận cổ như cái diềm lụa mỡ gà.
Những con giang sen cẳng cao lêu nghêu, nặng hàng năm bảy cân thịt, bị khớp mỏ,
tréo cánh đứng giữa đám sếu đen sếu xám mào đỏ, đầu không ngớt nghiêng qua
nghiêng lại ngó theo mấy con ó biển đang lượn vịng trên kênh. Cị thì khơng biết bao
nhiêu mà kể. Cò ngà, cò trắng, cò xanh, cò ma... buộc từng xâu, chất nằm hàng
đống”.[5:266] Nhất là khi đã đi đến Sân chim rồi thì người đọc mới thích thú, ngỡ
ngàng trước sự phong phú của các loài chim nơi đây: “Tơi giụi mắt bị ra khoang

trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như
lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn
phớt. Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến
từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, khi bóng chim
chưa hiện rõ hình đơi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc
tro tiền, tàn bay liên tri hồ điệp. Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như


20

tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tơi
rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc
những rổ tiền đồng. Và gió đưa đến một mùi tanh lợm giọng, khiến tơi chỉ chực nơn
ọe. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng
trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng
đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đăy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo
xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu
đến quằn nhánh cây. Một con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước, thoạt trông tôi tưởng
là một con rắn từ dưới nước cất đầu lên”[5:271].
Bằng niềm tự hào của một người con Nam bộ, nhà văn Đoàn Giỏi muốn hướng
người đọc đến những gì thuộc về thiên nhiên mà chỉ ở vùng đất này mới có.
2.3. Ý nghĩa thiên nhiên đối với con người
Như ta đã biết từ lâu rằng đất ở Việt Nam được phân bố theo tỷ lệ “tam sơn tứ
hải” nghĩa là núi chiếm ba phần, đất chỉ một phần và rồi cả hai phần nội địa đó chỉ
bằng phần lãnh hải. Và sơng nước là đặc điểm hàng đầu của địa lý Việt Nam, đất nước
của hơn hai ngàn dòng chảy, của hàng trăm cửa sơng đổ ra bể mà điển hình nhất là khu
vực đồng bằng sơng Cửu Long với “chín con rồng” phun nước ra biển đông ào ạt ngày
đêm không dứt. Dòng Cửu Long cứ theo con nước ngọt nhịp nhàng hàng năm vượt
qua các giồng đất ven sông để mang phù sa bồi đắp cho khu vực này. Cũng chính
những thuận lợi này do thiên nhiên mang lại này đã giúp ích rất nhiều cho con người

trong cuộc sống, trong lao động sản xuất cũng như sinh hoạt hàng ngày và có thể nói
thiên nhiên là yếu tố đầu tiên mang tính chất quyết định đến cuộc sống sinh hoạt của
cư dân Nam bộ khi đặt chân lên mảnh đất này. Bên cạnh đó, thiên nhiên cũng đặt ra
cho con người những thử thách buộc họ phải thích nghi hoặc tự biến đổi để tồn tại và
phát triển. Qua cách miêu tả của nhà văn Đoàn Giỏi về cuộc sống của con người nơi
đây ta có thể thấy được đó là cách sống linh hoạt, sáng tạo, hịa mình cùng thiên nhiên,
là sự lựa chọn những ngành nghề phù hợp với những điều kiện tự nhiên của vùng đất
mới.
Trước hết, đây là một vùng đất mới được khai khẩn sau này nên cư dân chủ yếu
là do di cư từ miền Trung và miền Bắc vào, nền tảng địa hai nơi hồn tồn trái ngược
nhau địi hỏi con người cần phải có cách thích ứng khác nhau. Nếu như ở miền Bắc
con người ta sống trong làng xã được bao bọc bởi lũy tre làng khép kín thì ở vùng đất


×