Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu 3 nghịch lý trong cổ phần hóa pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.55 KB, 3 trang )

3 nghịch lý trong cổ phần hóa
“Quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam dù đang được tiến hành mạnh nhưng vẫn đang có ba
nghịch lý tồn tại!”. Bài viết của PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên thành viên Ban nghiên
cứu của Thủ tướng.
Cổ phần hóa có ba mục tiêu cơ bản: huy động vốn, thay đổi cơ chế quản lý, và quan trọng hơn:
tìm được những ông chủ có trách nhiệm, đủ năng lực để Nhà nước giao doanh nghiệp cho họ cải
tổ, phát triển. Hiểu được mặt tốt của cổ phần hóa, đặt ra mục tiêu rất đúng, nhưng mặt khác cách
làm của chúng ta hiện nay lại lộ ra ba nghịch lý ngay trong chính nguyên tắc cổ phần hóa.
Nghịch lý thứ nhất
Nghịch lý thứ nhất là nghịch lý trong tư duy. Ta đã phải công nhận những doanh nghiệp 100% vốn
nhà nước thường làm ăn không hiệu quả, muốn nó tốt lên, muốn tài sản nhà nước không mất đi,
không còn cách nào khác là phải cải cách. Cải cách bao nhiêu kiểu rồi, hiệu quả đều không như
mong muốn. Cuối cùng nhận ra chỉ còn con đường cổ phần hóa mới cứu được doanh nghiệp, cứu
được nguồn vốn nhà nước, tăng được nội lực, sự năng động cho nền kinh tế.
Nhưng dù cổ phần của nhà nước đang được bán cho những cá nhân, những tổ chức của một
nhóm cá nhân nhưng chúng ta lại đang cho rằng cổ phần hóa không phải tư nhân hóa. Vậy cổ
phần hóa là chuyển quyền sở hữu của nhà nước sang ai? Điều này chưa rõ. Tôi nghĩ nên thừa
nhận trong cổ phần hóa có một phần là tư nhân hóa. Không chấp nhận điều này nên quá trình cổ
phần hóa vẫn còn gượng gạo, nhiều nơi không thống nhất cách làm, dẫn đến tình trạng có địa
phương hô hào về chủ trương nhưng khi tiến hành cổ phần hóa thì lại hạn chế.
Nhiều hàng rào đã được lập ra: ai được cổ phần, có thời điểm ta chỉ cho những doanh nghiệp làm
ăn yếu kém cổ phần hóa, còn những công ty có lãi thì không cho. Đến nay nhiều nơi vẫn bị ảnh
hưởng tâm lý này. Nghịch lý này khiến tính toàn dân trong cổ phần hóa không đảm bảo vì không
phải ai muốn mua cổ phần của Nhà nước cũng được trong khi tài sản nhà nước chính là tài sản
của toàn dân.
Nếu ta cứ giữ cổ phần chi phối để rồi cái cổ phần ấy nó không tăng lên thì đó là thất thoát khổng lồ
tiếp theo.
Có một ví dụ rất rõ về khả năng gom cổ phiếu để biến tài sản nhà nước thành tài sản của cá nhân
trong cổ phần hóa. Đó là trường hợp ở một công ty xây dựng quận Ba Đình, Hà Nội. Ông giám
đốc mới được chỉ định đến để tiến hành cổ phần hóa, sau khi tiến hành xong, buổi họp hội đồng
quản trị đầu tiên ông đã... khóc khi người nhà của ông giám đốc cũ đến thông báo: anh sẽ được


cho nghỉ việc.
Lý do rất đơn giản, ông giám đốc cũ đã âm thầm tập hợp lực lượng gom cổ phiếu và đến thời
điểm quyết định, ông gom được lượng cổ phần áp đảo: trên 35%. Sau câu tuyên bố xanh rờn
“công ty giờ là của tôi”, hội đồng quản trị đã quyết định: cho vị giám đốc đại diện quyền sở hữu
nhà nước... về nghỉ vô thời hạn.
Nghịch lý thứ hai
Nghịch lý thứ hai là chúng ta muốn cổ phần hóa để tăng vốn cho doanh nghiệp nhưng lại giới hạn
quyền góp vốn của người dân với tỉ lệ cố định ở mức thấp. Còn rất nhiều doanh nghiệp không
nhạy cảm về an ninh quốc phòng, cũng không thuộc ngành ngân hàng, nhưng các cơ quan chủ
quản doanh nghiệp hoặc bản thân ban lãnh đạo doanh nghiệp vẫn không cho bán quá 49% vốn để
giữ quyền lãnh đạo và những lợi ích thiển cận.
Vốn là thực lực của Nhà nước. Thực lực này không phải để rải ra khắp nơi chi phối từng tế bào A,
B, C trong xã hội, mà chỉ nên gom ở một số điểm mấu chốt nhằm mục tiêu định hướng. Việc định
hướng không có nghĩa là phải nắm, nhất là nắm thật nhiều. Đó là kiểu tư duy cũ.
Nếu ta muốn định hướng tiến tới một nền kinh tế tri thức thì phải đầu tư cho ngành công nghệ cao,
chứ không phải hô hào, rồi vẫn giữ chặt vốn để nắm các doanh nghiệp mì, bia, sợi... cụ thể. Như
thế lực vừa phân tán, vừa không hiệu quả.
Nếu biết tập trung tiền vào những ngành then chốt, tạo điều kiện để nó phát triển, sức mạnh sẽ lớn
lên rất nhiều. Còn cách làm hiện tại của ta, vì định giá đã kém, nếu cứ giữ cổ phần chi phối để rồi
cái cổ phần ấy nó không tăng lên thì đó là thất thoát khổng lồ tiếp theo. Nhà nước cũng là một nhà
đầu tư, mà đã đầu tư thì phải tìm biện pháp hiệu quả nhất, có lợi nhất cho tài sản của Nhà nước,
của dân.
Nghịch lý thứ ba
Cũng từ thói quen muốn giữ cổ phần chi phối nên chúng ta tạo nên nghịch lý thứ ba. Cổ phần hóa
đặt ra mục tiêu thay đổi cơ chế quản lý nhưng thực tế, với cách làm “giữ cổ phần chi phối” thì
doanh nghiệp cơ bản vẫn giữ lại toàn bộ cơ chế điều hành cũ. Có nơi, ông giám đốc để doanh
nghiệp thua lỗ mười năm liên tiếp, sau cổ phần hóa vẫn được đại diện sở hữu nhà nước... tiếp tục
làm giám đốc.
Trường hợp này hầu như toàn bộ ban lãnh đạo cũ của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên. Nó tạo ra
tình trạng “dở ông dở thằng”. cổ phần hóa rồi nhưng cơ chế trông chờ, mệnh lệnh hành chính đã

hằn bao nhiêu năm có thay đổi được thì cũng chỉ là tí chút. Trong khi đó, chỗ dựa (là Nhà nước)
không còn, nên nhiều công ty cổ phần hóa xong còn thua lỗ hơn trước.
Đối phó với trường hợp này, thường là ông giám đốc già lên làm chủ tịch hội đồng quản trị, ông
trưởng phòng kế toán thân cận được lên ghế giám đốc. Như vậy thì dù cổ đông có năng động, có
đặt mục tiêu cao bao nhiêu, tình hình doanh nghiệp vẫn không thể có bước ngoặt quyết định.
Thiệt hại cực lớn
Trước đây ta để cho doanh nghiệp tự định giá, rồi sau đó là tạo ra hội đồng định giá, cố nghĩ rằng
với bản lĩnh chính trị người ta sẽ không móc ngoặc tham nhũng. Vì thế thất thoát đã rất lớn. Đến
nay, thất thoát đó vẫn không bớt đi vì chúng ta chưa mạnh dạn nói không với những qui định mang
nặng tính đạo đức. Việc rẻ đắt không phải trong phạm trù đạo đức mà nó là khái niệm của thị
trường.
Thế nhưng chúng ta vẫn qui định phải bán giá ưu đãi cho người lao động, cho lãnh đạo doanh
nghiệp một phần quá lớn. Phải khẳng định cách làm đó là cực kỳ hình thức. Mong muốn cổ phần
hóa không phải tư nhân hóa nên ta dành một lượng đáng kể cổ phiếu để bán ưu đãi cho công
nhân. Đấy là việc tốt nhưng thực tế nó có đồng nghĩa với việc chuyển sở hữu nhà nước cho tập
thể công nhân không, hay nó đang là cơ hội cho nhiều kẻ tham ô, lũng đoạn?
Thực tế nếu công nhân nắm được cổ phần thì đó chỉ là tỉ lệ cực nhỏ, không đáng kể. Tiếng là 10-
20% nhưng những công nhân lẻ loi liệu có thể đòi được quyền mua công bằng? Qua 1-2 năm,
thậm chí chỉ vài tháng, chỉ còn rất ít người giữ được “quyền làm chủ” của mình qua việc chiếm giữ
cổ phiếu. Hoặc là cổ phiếu đó được bán tự do, hoặc chính những người lãnh đạo doanh nghiệp
mua, mở đường cho cá nhân nào đấy, có thể là chính lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước sở hữu
công ty.
Cơ chế và cách quản lý cổ phần hóa như thế thì không thể không thất thoát. Người ta có thể định
giá thấp doanh nghiệp, thậm chí giấu tịt một khoản vốn tương đối mà không ai biết. Vì vậy nên
ngay cả những công ty nhỏ khi “lên sàn” giá cũng thường tăng gấp đôi. Lượng hóa tiền mất mát là
không thể. Song, với kinh nghiệm nghiên cứu cá nhân, tôi nghĩ cũng có cách ước lượng một cách
tương đối.
Cứ tính tập hợp nhỏ những công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đang được mua
bán trên thị trường OTC chẳng hạn. Nhiều công ty giá từ 10.000 đồng/cổ phiếu đã tăng lên gấp
10, thậm chí 60 lần. Công ty nọ bù công ty kia, cứ trừ yếu tố ảo hẳn một nửa đi, thì một nửa còn lại

là phần thất thoát trong định giá.
Lý thuyết thì phức tạp thế, còn nhìn thực tế những đơn vị A, tổng công ty C., vừa định giá xong,
nhà đầu tư bình thường đã thấy có thể mua gấp 10 lần mệnh giá, cứ thế mở rộng ra ở tất cả
những công ty đã cổ phần hóa, cộng với cả những rò rỉ trong việc bán giá ưu đãi thì lượng thất
thoát của Nhà nước, theo tôi, đã lên tới hàng ngàn tỉ đồng hoặc còn hơn.
3 lý do “đen”
1) Nếu nhìn thẳng vào sự thật thì có thể khẳng định ngay: cái cốt lõi khiến nhiều nơi mặn mà với
việc cổ phần hóa thời gian qua không phải do yêu cầu về chính trị, yêu cầu phát triển sản xuất mà
là vì “tiềm năng” có thể chia chác tài sản quốc gia. Rất nhiều “ông chủ” đang đại diện nhà nước
nắm quyền sở hữu doanh nghiệp khi nghĩ đến cổ phần hóa là nghĩ ngay đến lợi ích cá nhân, đến
chia chác, chiếm hữu.
Nếu nhà nước không nhận thức được điều này thì mất mát là đương nhiên. Mà tại Việt Nam,
người quyết định tiến hành cổ phần hóa không phải người lao động, số ít là do cấp trên, còn lại do
chính những ông giám đốc doanh nghiệp. Nếu thấy những tài sản ẩn, như bất động sản, vị trí độc
tôn, có thể định giá thấp để sau này mình được lợi, thì họ sẽ tiến hành cổ phần hóa rất nhanh. Thế
là tài sản nhà nước, sau khi cổ phần hóa xong, thành “của anh, của tôi, của chúng ta”.
2) Nhiều công ty tìm đủ cách để cổ phần hóa là do món nợ quá lớn. Món nợ đó thường được giấu
kín. Và cổ phần hóa nhằm trút nợ. Hoặc là tìm cách để được khoanh, giãn nợ, hoặc là khoản nợ
đó được trút lên đầu cổ đông. Qua quá trình đi khảo sát doanh nghiệp, tôi đã thấy rất nhiều trường
hợp ở dạng này. Trước khi cổ phần hóa thì không thấy nợ, nhưng sau khi cổ phần hóa xong mới
lòi ra khoản nợ cực lớn.
3) Một số doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa là vì ông giám đốc sắp đến tuổi nghỉ hưu. Khi thành
công ty cổ phần rồi, ông ta vẫn làm thủ tục nghỉ hưu bên Nhà nước, đồng thời vẫn có thể làm giám
đốc công ty cổ phần. Đây là phương pháp rất thời thượng.
admin (Theo
Tuổi Trẻ
)

×