LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập: “Vận dụng Marketing − Mix trong
tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trên địa
bàn TP. Hà Nội” là công trình nghiên cứu của cá nhân em. Các số liệu và thông
tin được nêu trong chuyên đề hoàn toàn trung thực. Những kết quả thu được qua
chuyên đề thực tập là của bản thân em, những kết quả này chưa từng được công
bố ở bất kì chuyên đề hay đề tài nào khác.
Hà Nội, Ngày 10 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Đồng Thanh Nam
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nước ta đã và đang chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường. Bên cạnh những ưu thế như đưa nền kinh tế
đất nước phát triển, nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ những hạn chế như: Ô
nhiễm môi trường, thoái hóa trong hành vi kinh doanh…Những hạn chế này tác
động trực tiếp đến người dân trong nước, một trong những tác động đó là do ô
nhiễm môi trường, do chạy theo lợi nhuận mà các sản phẩm rau hiện nay có
nguy cơ nhiễm nhiều chất độc gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Để bảo vệ
sức khỏe cho người tiêu dùng trên thị trường đã và đang xuất hiện các sản phẩm
rau an toàn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng an toàn của người tiêu dùng, kinh
doanh rau an toàn có thể được coi là một hướng kinh doanh mới tiềm năng đối
với các nhà kinh doanh trên thị trường rau nói chung. Định hướng theo nhu cầu
thị trường, dưới sự ủy thác của UBND thành phố Hà Nội Tổng công ty thương
mại Hà Nội (Hapro) đã chính thức tham gia thị trường rau an toàn vào ngày
19/10/2010. Thị trường rau an toàn là thị trường mới mở, hiện số lượng các chủ
thể kinh doanh tham gia thị trường còn ít, để giành được thị phần lớn Tổng công
ty cần xây dựng được cách thức tiêu thụ khoa học phù hợp với yêu cầu của thị
trường.
Trước thực tế trên, em lựa chọn đề tài: “Vận dụng Marketing − Mix trong
tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của Tổng công ty thương mại Hà Nội trên địa
bàn TP. Hà Nội”. Chuyên đề của em tập trung vào nghiên cứu thực trạng vận
dụng Marketing − Mix trong tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của Tổng công ty
thương mại Hà Nội, từ đó đưa ra các biện pháp vận dụng Marketing − Mix nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ rau an toàn của Tổng công ty. Marketing −
Mix ngày nay có thể được hiểu theo các mức độ khác nhau, bao gồm nhiều công
cụ khác nhau (sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến, con người, kế hoạch…) nhưng
trong phạm vi chuyên đề này em chỉ sử dụng bốn công cụ truyền thống của
Marketing − Mix là Sản phẩm, Giá, Phân phối, Xúc tiến hỗ hợp để nghiên cứu
và phân tích vấn đề.
Mục đích thực hiện chuyên đề của em là vận dụng những kiến thức đã được
học vào phân tích và tìm cách giải quyết một vấn đề kinh tế thực tiễn từ đó rèn
luyện khả năng nghiên cứu thực tiễn, kỹ năng chuyên môn của ngành nghề được
đào tạo.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận chuyên đề gồm có ba chương:
Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro)
Chương 2: Thực trạng vận dụng Marketing − Mix trong tiêu thụ sản phẩm
rau an toàn của Tổng công ty thương mại Hà Nội trên địa bàn TP. Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp vận dụng Marketing − Mix nhằm thúc đẩy
tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của Tổng công ty thương mại Hà Nội trên địa bàn
TP. Hà Nội
Do khả năng nghiên cứu, kĩ năng chuyên môn còn hạn chế nên không tránh
khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy
cô để chuyên đề này được hoàn thiện cũng như giúp em nâng cao khả năng bản
thân.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
(HAPRO)
1.1. Thông tin chung về Tổng công ty
Tên công ty: TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
Tên tiếng Anh: HANOI TRADE CORPORATION
Tên giao dịch : HAPRO
Địa chỉ: Văn phòng TCT: 38-40 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: (+84 4) 38. 276. 984; Fax: (+84 4) 38. 276. 983/ 39. 288. 407
Chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh: 77-79 Phó Đức Chính, Quận 1
Tel: (+84 8) 38. 216. 253; Fax: (+84 8) 38. 216. 250
Website: www.haprogroup.vn Email:
Vốn điều lệ: 272.147.000.000 (VNĐ)
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) là doanh nghiệp nhà nước được
thành lập từ năm 1991. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Thương mại Hà Nội (Hapro) được tóm lược như sau:
Ngày 14/8/1991 có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh, nhân lực một người,
vốn 50 triệu đồng, chưa có con dấu
Tháng 01/1992 xin được dấu là: Ban đại diện phía nam của Liên Hiệp
SX-DV& XNK tiểu thủ công nghiệp Hà Nội. Ngày 06/04/1992 UBND TP.Hà
Nội ra quyết định số 672/QĐ-UB quyết định chuyển ban đại diện phía Nam
thuộc liên hiệp SX-DV & XNK tiểu thủ công nghiệp Hà Nội thành chi nhánh
SX-DV & XNK tiểu thủ công nghiệp Hà Nội lấy tên đối ngoại là
HAPROSIMEX SAIGON. Trụ sở chính tại 149 Lý Chính Thắng, Quận 3, TP.
Hồ Chí Minh. Nhân lực 3 người (đầu năm), 10 người (cuối năm); Doanh số 5 tỷ
đồng; Kim ngạch XNK 500.000 USD; Thị trường XNK: 4 nước HongKong,
Singapore, Ấn Độ, Malaixia
Ngày 18/03/1993 Giám đốc liên hiệp SX-DV & XNK tiểu thủ công
nghiệp Hà Nội ra quyết định số 27/QĐ –TC quyết định thành lập chi nhánh phía
Nam thuộc Công ty SX-DV & XNK tiểu thủ công nghiệp Hà Nội lấy tên đối
ngoại là HAPROSIMEX SAIGON. Trụ sở 149 Lý Chính Thắng, Quận 3, TP.Hồ
Chí Minh. Ngày 20/11/1993 Giám đốc SX- DV & XNK tiểu thủ công nghiệp Hà
Nội ra quyết định số 67/QĐ-TC thành lập chi nhánh “HAPROSIMEX SAIGON”
trực thuộc Công ty SX- XNK Tổng hợp Hà Nội, trụ sở chính 149 Lý Chính
Thắng, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Nhân lực 20 người; Doanh thu 35 tỷ đồng;
Kim ngạch XNK 3.100.000 USD; Thị trường XNK mở thêm hai nước là
Indonexia và Thái Lan
Năm 1999 Chi nhánh Công ty SX- XNK Tổng hợp Hà Nội
(HAPROSIMEX SAIGON) nhập với Xí nghiệp phụ tùng xe đạp xe máy Lê
Ngọc Hân và đổi tên thành Công ty SX- XNK Nam Hà Nội, trụ sở tại 28b Lê
Ngọc Hân. Nhân lực 180 người; doanh số 255 tỷ đồng; Kim ngạch XNK
18.000.000 USD; Thị trường XNK 48 nước và khu vực trên thế giới
Tháng 12/2000 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 6908/QĐ- UB
ngày 12/02/2000 nhập Công ty ăn uống dịch vụ Bốn mùa vào Công ty SX- XNK
Nam Hà Nội và đổi tên thành Công ty SX-DV & XNK Nam Hà Nội và chuyển
về Sở thương mại quản lý về mặt nhà nước. Nhân lực 220; Doanh số 286 tỷ
đồng; Kim ngạch XNK 20.000.000 USD; Thị trường 50 nước và khu vực trên
thế giới
Ngày 11/08/2004 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số
125/2004/QĐ- UBND thành lập Tổng công ty thương mại Hà Nội hoạt động
theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con trên nền Công ty SX- DV & XNK Nam
Hà Nội. Nhân lực 850 người, Doanh thu 850 tỷ đồng; Kim ngạch XNK
50.000.000 USD; Thị trường XNK 54 nước và khu vực trên thế giới. Tên giao
dịch Tổng công ty thương mại Hà Nội được sử dụng cho đến nay, tính đến thời
điểm cuối năm 2010 Tổng công ty có nhân lực là hơn 7.000 CBCNV, doanh thu
đạt 6.727 tỷ đồng, kim ngạch XNK 237,6 triệu USD, có thị trường XNK ở 60
nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Như vậy, Tổng công ty thương mại Hà Nội chính thức đi vào hoạt động từ
tháng 01/1992 với con dấu là Ban đại diện phía Nam của Liên hiệp SX-DV &
XNK Tiểu thủ công nghiệp Hà Nội thực hiện chức năng cơ bản là thương mại
quốc tế. Trong thời gian đầu do nguồn lực mọi mặt còn hạn chế: nhân lực 3
người (đầu năm 1992), vốn 50 triệu (8/1991) Tổng công ty lúc này chủ yếu tập
trung vào xuất khẩu các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp (Nông sản: gạo, lạc, chè,
hạt tiêu, quế, Nghệ…; Thủ công mỹ nghệ: các mặt hàng mây tre đan, gốm, sứ,
gỗ mỹ nghệ…) hướng tới thị trường là các nước trong khu vực Đông Nam Á và
lân cận (tính đến cuối năm thị trường XNK gồm 4 nước là Hồng Kong,
Singapore, Ấn Độ, Malaixia). Trong thời gian sau này, dưới sự chỉ đạo của
UBND thành phố Hà Nội cùng với ban lãnh đạo Tổng công ty trên cơ sở nguồn
lực tích lũy về mọi mặt của Tổng công ty và các nguồn lực khác thuộc sự quản lý
của UBND thành phố Hà Nội Tổng công ty đã từng bước mở rộng quy mô kinh
doanh, lĩnh vực hoạt động, phát triển thị trường hướng đến một tập đoàn kinh tế
đa ngành, xuyên quốc gia có tiềm lực mạnh về tài chính và nguồn nhân lực. Hiện
nay, Tổng công ty có hơn 7.000 CBCNV hoạt động ở 33 công ty (Công ty mẹ và
các Công ty con), vốn của Công ty mẹ là hơn 1.000 tỷ đồng, tham gia hoạt động
trong các lĩnh vực: Sản xuất , Thương mại (thương mại quốc tế và thương mại
nội địa), Dịch vụ và Đầu tư trong đó chủ lực là XNK (thương mại quốc tế) và
thương mại nội địa. Với danh mục mặt hàng kinh doanh ngày càng đa dạng Tổng
công ty đã vươn thị trường tới 60 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới doanh thu
hàng năm đạt gần 7.000 tỷ đồng, kim ngạch XNK trên 230 triệu USD và không
ngừng tăng theo các năm.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty
1. Hội đồng thành viên (hội đồng quản trị): Chịu trách nhiệm trước đại diện
chủ sở hữu, trước pháp luật về chức năng nhiệm vụ mọi hoạt động của công ty
và có nhiệm vụ sau:
Nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai và các nguồn lực khác do
đại diện chủ sở hữu đầu tư
Quyết định chiến lược, kế hoạch, dài hạn, kế hoạch hàng năm của Tổng
công ty
Quyết định các dự án đầu tư, phương án thanh lý, nhượng bán các khoản
đầu tư dài hạn, tài sản cố định của công ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định về mức lương thưởng của các thành viên
của hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc.
Và một số nhiệm vụ khác.
2. Ban kiểm soát: gồm trưởng ban là thành viên hội đồng quản trị và một số
thành viên khác giúp hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính
xác trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
3. Ban điều hành (bao gồm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và các giám
đốc khu vực) Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp
luật về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, phụ trách công tác tổ chức
cán bộ, công tác tài chính, định hướng phát triển. Các phó tổng giám đốc và các
giám đốc khu vực thực hiện các nhiệm vụ theo từng lĩnh vực cụ thể.
HỘI ĐỒNG
THÀNH VIÊN
TỔNG GIÁM
ĐỐC
CÁC PHÓ
TỔNG GD VÀ
CÁC GD LĨNH
VỰC
CÁC PHÒNG BAN QUẢN LÝ
CÔNG
TY LIÊN
KẾT TỰ
NGUYỆN
CÔNG
TY
LIÊN
KẾT
CÔNG
TY CON
CÁC ĐƠN
VỊ HẠCH
TOÁN
PHỤ
THUỘC
1.1.sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng công ty
4. Các phòng ban quản lý bao gồm:
4.1. Văn phòng: thực hiện các nhiệm vụ văn thư, lễ tân, bảo vệ cơ quan, lái
xe và quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật của trụ sở Tổng công ty, tổ chức nơi làm
KIỂM SOÁT
VIÊN
việc và đảm bảo điều kiện tốt nhất cho lãnh đạo và cán bộ công nhân viên tại văn
phòng Tổng công ty.
4.2. Phòng Quản Trị Nhân Sự: Xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy
của Tổng công ty chức năng nhiệm vụ cụ thể các phòng, ban, bộ phận, đơn vị
trực thuộc Tổng công ty; Hoạch định tài nguyên nhân sự, xây dựng chiến lược,
kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho Công ty mẹ và các Công ty thành viên
cho từng giai đoạn phát triển của Tổng công ty; Thực hiện công tác tuyển dụng,
đào tạo, đánh giá các bộ nhân viên cho Tổng công ty; Xây dựng cơ chế tiền
lương, các chính sách đãi ngộ, các chế độ khác làm cơ sở phát triển nguồn nhân
lực của Tổng công ty.
4.3. Phòng Dự Án: Quản lý triển khai các dự án đầu tư của công ty mẹ theo
đúng trình tự, thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản do các cơ quan quản lý
nhà nước ban hành; Quản lý công tác đầu tư của các công ty thành viên; Tư vấn,
hỗ trợ các công ty thành viên thực hiện quy trình triển khai các dự án đầu tư theo
chức năng nhiệm vụ được Tổng công ty phân công; Tổ chức thực hiện các
chương trình kế hoạch đầu tư của Tổng công ty.
4.4. Phòng phát triển dự án: Quản lý triển khai các dự án đầu tư của công ty
mẹ đúng trình tự, thủ tục và quản lý đàu tư xây dựng cơ bản do các cơ quan quản
lý nhà nước ban hành; Tư vấn, hỗ trợ các công ty thành viên thực hiện quy trình
triển khai các dự án đầu tư theo chức năng nhiệm vụ được tổng công ty phân
công; Thực hiện nhiệm vụ thường trực hội đồng lựa chọn nhà đầu tư Tổng công
ty; Phân tích tài chính và hiệu quả các dự án đầu tư; Quản lý hệ thống mạng lưới,
địa điểm của tổng công ty; Tham mưu cho ban lãnh đạo tổng công ty trong việc
nâng cao hiệu quả các điểm kinh doanh của Tổng công ty và các công ty thành
viên.
4.5. Phòng phát triển hạ tầng thương mại: Quản lý triển khai các dự án đầu
tư của công ty mẹ theo đúng trình tự, thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành; Tư vấn, hỗ trợ các công ty thành viên
thực hiện quy trình triển khai các dự án đầu tư theo chức năng nhiệm vụ được
Tổng công ty phân công; Nghiên cứu thị trường, chủ động tìm kiến vị trí, địa
điểm phù hợp để phát triển hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng
tiện ích Hapromart, Haprofood của Tổng công ty; Quản lý triển khai các dự án
đầu tư phát triển trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích và các dự án
khác…
4.6. Ban đối ngoại: Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển quan hệ đối
ngoại trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của
Tổng công ty; Thiết lập, duy trì, phát triển và khai thác có hiệu quả các mối quan
hệ với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, xây dựng và đề xuất các chính
sách mới đối với các mối quan hệ đối ngoại; Nghiên cứu, cập nhật, quản lý, khai
thác thông tin thị trường của từng khu vực thị trường, là đầu mối tiếp nhận thông
tin, luân chuyển, đề xuất xử lý, khai thác từ các đối tác, khách hàng và các mối
quan hệ giao dịch đối ngoại của Tổng công ty; Đầu mối quản lý việc tổ chức các
đoàn đi công tác nước ngoài của các công ty thành viên, đơn vị trực thuộc Tổng
công ty.
4.7. Ban Tài Chính kế toán & kiểm toán: Tham mưu cho ban lãnh đạo Tổng
công ty những vấn đề liên quan đến tài chính và đầu tư tài chính; Quản lý sử
dụng và phát triển vốn; Xây dựng chiến lược vốn và các kế hoạch huy động, đầu
tư và sử dụng vốn nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sự phát
triển của Tổng công ty; Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính, kiểm soát,
đầu tư và quản lý tài chính.
4.8. Ban thương hiệu- Marketing: Tham mưu cho ban lãnh đạo Tổng công ty
chiến lược phát triển thương hiệu, xây dựng kế hoạch cho công tác quảng bá
hình ảnh của Tổng công ty; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình
truyền thông phục vụ mục tiêu phát triển thương hiệu, phát triển sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty; Tổ chức nghiên cứu thị trường, xây chiến lược phát
triển sản phẩm, dịch vụ mới nhằm đạt hiệu quả tối đa mục tiêu tăng trưởng và
phát triển thị trường của Tổng công ty.
4.9. Ban pháp lý và hợp đồng: Nghiên cứu, cập nhật các văn bản pháp luật
của Việt Nam liên quan tới lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty để tham mưu
cho ban lãnh đạo Tổng công ty trong việc định hướng phát triển và quản lý điều
hành các hoạt động của Tổng công ty; Thường trực tiếp nhận và xử lý các tranh
chấp, khiếu nại về hợp đồng kinh tế, hợp đồng nhân sự, các tranh chấp liên quan
tới Tổng công ty tại tòa án; Xây dựng các quy chế, quy định, các văn bản pháp lý
của Tổng công ty trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành và phù hợp với đặc
điểm hoạt động của Tổng công ty; Thẩm định về mặt pháp lý các hợp đồng kinh
tế và các văn bản khác khi có yêu cầu; Tư vấn pháp lý cho lãnh đạo Tổng công
ty, các cá nhân và tổ chức trong hệ thống Tổng công ty
5. Các Đơn Vị Hạch Toán Phụ Thuộc bao gồm các đơn vị: Trung tâm công
nghệ thông tin; Trung tâm xuất nhập khẩu phía Bắc; Trung tâm kinh doanh hàng
miễn thuế; Trung tâm thương mại dịch vụ Bốn mùa; Trung tâm phát triển thị
trường nội địa; Trung tâm nghiên cứu phát triển; Công ty siêu thị Hà Nội; Chi
nhánh Tổng công ty tại TP.Hồ Chí Minh; Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối
phía Bắc Thăng Long; Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối phía Nam; Trung tâm
kinh doanh chợ Thượng Đình; Nhà máy mỳ Hapro; Xí nghiệp dịch vụ kho hàng,
Xí nghiệp Gốm Chu Đậu. Các đơn vị này tự lập kế hoạch và trực tiếp tổ chức sản
xuất kinh doanh theo đúng chức năng, nhiệm vụ và theo định hướng chung của
Tổng công ty, chịu trách báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lên
Tổng công ty.
6. Công ty con: là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Công ty
mẹ giữ 100% vốn điều lệ, Công ty cổ phần mà Công ty mẹ có vốn góp chi phối,
bao gồm các công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên
XNK và đầu tư Hà Nội (Unimex); Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một
thành viên thực phẩm Hà Nội; Công ty thương mại- dịch vụ tổng hợp Hà Nội
(Servico); Công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi; Công ty thương mại- dịch vụ
thời trang Hà Nội (Hafasco); Công ty cổ phần sự kiện và ẩm thực Hapro; Công
ty sản xuất xuất khẩu nông sản Hà Nội; Công ty cổ phần XNK Nam Hà Nội
(Simex); Công ty cổ phần SXKD gia súc gia cầm; Công ty cổ phần chợ Bưởi;
Công ty cổ phần thương mại đầu tư Long Biên; Công ty cổ phần Phương Nam
PUNA; Công ty cổ phần du lịch Hapro; Công ty thương mại và Đầu tư Hà Nội;
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thủy tinh Hà Nội; Công ty cổ phần Thủy
Tạ; Công ty cổ phần vật liệu xây dựng; Công ty cổ phần Rượu Hapro; Công ty
cổ phần Sứ Bát Tràng.
7. Công ty liên kết và Công ty liên kết tự nguyện là công ty cùng với Tổng
công ty góp chung vốn, con người, kĩ thuật… để thực hiện các hoạt động sản
xuất kinh doanh nào đó, bao gồm các công ty: Công ty cổ phần kinh doanh XNK
An Phú Hưng; Công ty trách nhiệm hữu hạn thủ công mỹ nghệ và nội thất Ngọc
Sơn; Công ty cổ phần đầu tư và phát triển siêu thị Hà Nội…
1.4. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh
của Tổng công ty
Tổng công ty thương mại Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước lại là doanh
nghiệp thương mại đầu ngành của thành phố Hà Nội chính vì thế trong hoạt động
kinh doanh Tổng công ty nhận được những sự ưu ái nhất định từ UBND thành
phố Hà Nội, bên cạnh đó cũng do là doanh nghiệp nhà nước nên mọi hoạt động
kinh doanh của Tổng công ty phải được định hướng theo chương trình phát triển
kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội nói riêng và của đất nước nói chung (phối
hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội)
Hoạt động kinh doanh cơ bản của Tổng công ty là thương mại, trong đó
hiện nay doanh thu từ hoạt động XNK (thương mại quốc tế) vẫn chiếm tỷ trọng
lớn hơn so với doanh thu từ thương mại nội địa do đó hoạt động kinh doanh
chung của Tổng công ty phụ thuộc rất lớn vào những biến động kinh tế từ thị
trường quốc tế. Để giảm thiểu sự phụ thuộc từ thị trường quốc tế, tận dụng nhiều
hơn cơ hội từ thị trường trong nước, phát triển bộ mặt thương mại của thủ đô
Tổng công ty trong thời gian gần đây và tới đây đã và đang tập trung một phần
nguồn lực phát triển thị trường nội địa mà trọng tâm là địa bàn thành phố Hà Nội
Hiện nay, Tổng công ty có thị trường quốc tế trên 60 nước và vùng lãnh thổ
trên thế giới, về phía thị trường trong nước Tổng công ty có mạng lưới kinh
doanh bao gồm: 14 siêu thị; 18 cửa hàng tiện ích Hapromart; 70 cửa hàng thực
phẩm Haprofood; 3 trung tâm kinh doanh chợ, chợ đầu mối; 180 cửa hàng
chuyên doanh thời trang, kim khí điện máy, vật liệu xây dựng…Đây chính là tiền
đề để Tổng công ty xây dựng cầu nối thương mại hai chiều giữa thị trường quốc
tế và thị trường nội địa một cách ưu thế hơn các doanh nghiệp khác hoạt động
trong cùng lĩnh vực
Bên cạnh lĩnh vực chủ lực là thương mại Tổng công ty còn tham gia hoạt
động trong các lĩnh vực sản xuất và đầu tư phát triển hạ tầng, các chức năng khi
được liên kết thích hợp sẽ tạo cho Tổng công ty nhiều nguồn thu, giảm thiểu rủi
ro trong kinh doanh (tuy nhiên hoạt động này yêu cầu Tổng công ty cần đầu tư
nguồn lực lớn)
Tổng công ty thực hiện xuất khẩu các mặt hàng: Thủ công mỹ nghệ, Hàng
công nghiệp nhẹ, Hàng nông sản, Thực phẩm chế biến; với thương mại nội địa
Tổng công ty thực hiện kinh doanh các mặt hàng: Hàng nông sản, Thực phẩm
chế biến, Đồ gia dụng, Máy móc thiết bị,…trong khi Tổng công ty chỉ thực hiện
sản xuất được một số mặt hàng Nông sản, Thực phẩm chế biến và sở hữu một số
cơ sở sản xuất đồ Thủ công mỹ nghệ như Gốm sứ, sắt mỹ nghệ. Chính vì thế
nguồn hàng kinh doanh của Tổng công ty chỉ bao gồm một phần nhỏ là các sản
phẩm mà Tổng công ty tự sản xuất còn chủ yếu đều là những nguồn hàng được
thu mua từ các tổ chức bên ngoài.
Tại thị trường trong nước Tổng công ty có hệ thống mạng lưới kinh doanh
bán lẻ: 14 siêu thị, 18 cửa hàng tiện ích Hapromart, 70 cửa hàng thực phẩm
Haprofood; 180 cửa hàng chuyên doanh thời trang, kim khí điện máy, vật liệu
xây dựng. Các siêu thị, cửa hàng này đều được trang bị các trang thiết bị đúng
chuẩn theo các siêu thị, cửa hàng kiểu mẫu (các cửa hàng đều được thiết kế trang
nhã, được trang bị các thiết bị quản lý, thanh toán điện tử,…) Đội ngũ nhân viên
tại các siêu thị cửa hàng có phong cách làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ta
thấy phần lớn các điểm kinh doanh của Tổng công ty là các cửa hàng nhỏ lẻ
chính vì thế nếu so sánh những điểm kinh doanh này với các cửa hàng thông
thường của các cá nhân kinh doanh thông thường thì các điểm kinh doanh của
Tổng công ty là một điểm mua hàng tiện ích và văn minh hơn đối với người tiêu
dùng, Nhưng nếu so sánh với các siêu thị thì các điểm kinh doanh của Tổng công
ty lại bộc lộ nhiều yếu điểm như: do diện tích kinh doanh hẹp nên khối danh mục
các mặt hàng bày bán không đa dạng, máy móc trang thiết bị phục vụ cho kinh
doanh không hiện đại, các kho chứa hàng và bảo quản hàng rất hạn chế nhất là
với những mặt hàng thực phẩm cần những điều kiện bảo quản theo nguyên tắc
nhất định…
Tổng công ty có nguồn nhân lực lớn (hơn 7.000 CBCNV hoạt động tại các
Công ty mẹ- Công ty con) với nguồn nhân lực này thuận lợi cho Tổng công ty
trong việc triển khai các kế hoạch kinh doanh có quy mô lớn thế nhưng bên cạnh
đó cũng đặt ra vấn đề cần nâng cao công tác quản lý nguồn nhân lực nhằm cắt
giảm chi phí hoạt động, giảm giá bán trên đơn vị sản phẩm
Tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ − Công ty con với 33
công ty thành viên − quy mô lớn, các công ty được giao các nhiệm vụ chuyên
môn theo từng lĩnh vực (8 công ty chuyên về XNK, 1 trung tâm phát triển thị
trường nội địa…) các công ty và trung tâm này thực hiện huy động nguồn hàng
từ 18 tỉnh, thành phố trên cả nước chính vì thế khả năng kiểm soát, chi phối
nguồn cung cấp hàng hóa của Tổng công ty là rất ổn định.
Đội ngũ lãnh đạo của Tổng công ty với trình độ cao, dày dặn kinh nghiệm,
cống hiến nhiều năm tâm huyết với Tổng công ty là một lợi thế của Tổng công
ty.
1.5. Một số lý luận về sản phẩm rau an toàn
Khái niệm về rau: Rau là tên gọi chung của các loại thực vật có thể ăn được
dưới dạng lá là phổ biến tuy trong thực tế có nhiều loại ăn hoa, củ, quả cũng có
thể gộp chung vào các loại rau. Trong nền kinh tế thị trường, rau là một hàng hóa
thiết yếu thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản của con người
Nước ta từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp đã chuyển dần sang nền
kinh tế Công − Nông nghiệp, nhiều nhà máy mọc lên ở khắp nơi. Chất thải từ các
nhà máy này không được sử lý một cách hợp lý theo đúng quy trình được thải ra
môi trường đã làm nhiễm độc các vùng đất và nguồn nước xung quanh. Rau quả
được trồng trên những vùng đất bị nhiễm độc, dùng nước bị nhiễm độc để tưới
và chăm sóc cho rau sẽ làm cho rau có nguy cơ chứa dư lượng kim loại nặng
(Chì, Thủy Ngân, Kẽm, Đồng…) vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép. Việc nước
ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường tác
động đến các chủ thể của nền kinh tế làm thay đổi quan điểm kinh doanh của họ:
chuyển từ sản xuất hướng vào giá trị sử dụng sang sản xuất hàng hóa. Với quan
điểm mới, để tăng năng suất cho cây trồng các loại phân bón, chất phụ gia, hóa
chất (bao gồm các loại thuốc bảo vệ thực vật) được sử dụng phổ biến và rộng rãi
trên tất cả các diện tích đất gieo trồng rau của Hà Nội nói riêng và cả nước nói
chung. Việc sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng các chất phân
bón, chất phụ gia, hóa chất sẽ dẫn đến sản phẩm rau tạo ra có nguy cơ chứa dư
lượng thuốc hóa học (thuốc trừ sâu, thuốc cỏ), dư lượng đạm Nitrat vượt quá tiêu
chuẩn cho phép. Những sản phẩm rau trên khi được lưu thông trên thị trường sẽ
dẫn đến nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng (ảnh hưởng tức thời là
ngộ độc thức ăn, ảnh hưởng lâu dài là chất độc được tích lũy theo thời gian là
nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh khó chữa như ung thư).
Trước thực tế trên để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng (trên góc độ
nhà kinh doanh), đảm bảo sức khỏe cộng đồng (trên giác độ các cơ quan quản lý
nhà nước) đã xuất hiện các khái niệm về Rau an toàn và Rau không an toàn. Trên
cơ sở các bộ tiêu chuẩn về rau, quả tươi an toàn: ASEANGAP, EUREFGAP,
GLOBALGAP và FRESHCARE Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã
xây dựng bộ tiêu chuẩn VIETGAP làm cơ sở để sản xuất và đánh giá Rau an
toàn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho rau, quả Việt Nam tham gia thị trường
khu vực ASEAN và thị trường thế giới hướng tới sản xuất Nông Nghiệp bền
vững. Vietnamese Good Agricultural Practices – Thực hành sản xuất Nông
nghiệp tốt cho rau, quả tươi của Việt Nam gọi tắt là VietGap là những nguyên
tắc trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm
bảo rau an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo phúc lợi xã hội, sức
khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên
nguồn gốc sản phẩm. Sau đây là nội dung quy trình thực hành sản xuất Nông
Nghiệp tốt cho rau, quả an toàn (bao gồm 12 nội dung): 1. Đánh giá và lựa chọn
vùng sản xuất; 2. Giống và Gốc ghép; 3. Quản lý đất và giá thể; 4. Phân bón và
chất phụ gia; 5. Nước tưới; 6. Hóa chất (bao gồm các loại thuốc bảo vệ thực vật);
7.Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; 8.Quản lý và xử lý chất thải; 9. Người lao
động; 10.Ghi chép và lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm;
11. Kiểm tra nội bộ; 12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Như vậy, dưới góc độ
khoa học sau khi bộ tiêu chuẩn VietGap ra đời tại Việt Nam những sản phẩm rau
được sản xuất theo quy trình của VietGap được sếp vào loại rau an toàn còn các
sản phẩm rau sản xuất tự do không theo tiêu chuẩn của VietGap được sếp vào
những sản phẩm rau không an toàn. Nhìn nhận rau an toàn dưới góc độ nhà khoa
học là cơ sở để người kinh doanh làm các thủ tục hành chính để có được các xác
nhận từ phía các nhà khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan rằng
các sản phẩm rau mà doanh nghiệp đang kinh doanh là các sản phẩm rau an toàn
cũng như có được giấy phép kinh doanh rau an toàn từ cơ quan quản lý nhà
nước.
Với nhà kinh doanh, Rau an toàn là một loại sản phẩm, hàng hóa trên thị
trường rau nói chung. Rau an toàn có thể coi là một sản phẩm “ mới” trên thị
trường rau nói chung, là sản phẩm thay thế của sản phẩm rau truyền thống (hay
rau được coi là không an toàn). Rau an toàn hay rau nói chung đều là những
hàng hóa thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản của con người nhưng rau an toàn được
coi là sản phẩm mới, sản phẩm thay thế của rau truyền thống bởi nó thỏa mãn
được nhu cầu sinh lý cơ bản của người tiêu dùng một cách an toàn và tạo được
tâm lý an toàn trong tiêu dùng rau nói chung trong điều kiện môi trường, nguồn
nước bị ô nhiễm, người trồng rau sử dụng bừa bãi chất hóa học trong trồng rau.
Hay nói cách khác bên cạnh giá trị cốt lõi là thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản rau
an toàn còn thỏa mãn nhu cầu an toàn của người tiêu dùng trong khi rau không
an toàn (rau truyền thống) chỉ thỏa mãn được nhu cầu sinh lý cơ bản, thậm trí
việc thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản thông qua tiêu dùng rau không an toàn còn
có thể gây tác động xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Trước thực tế như hiện
nay- nguồn tài nguyên đất, nước bị ô nhiễm, các loại chất hóa học được dùng
phổ biến một cách không kiểm soát trên hầu hết các diện tích trồng rau của Hà
Nội nói riêng và cả nước nói chung thì sản phẩm rau an toàn sẽ thay thế hoàn
toàn sản phẩm rau không an toàn sẽ là một xu hướng tất yếu và kinh doanh rau
an toàn có thể coi là một hướng đi mới triển vọng trong kinh doanh trên thị
trường rau nói chung. Rau an toàn và rau không an toàn là hai sản phẩm khác
nhau, hai hàng hóa thay thế nhau nhưng điểm khác biệt cơ bản giữa hai hàng hóa
này lại là những yếu tố mang tính chất kỹ thuật phức tạp mà trực quan thông
thường không thể phân biệt được. Chính vì thế trong điều kiện rau không an toàn
còn lưu thông phổ biến trên thị trường, để cho sản phẩm rau an toàn lọt vào mắt
người tiêu dùng, người tiêu dùng nhận ra và tin dùng thì ngoài giá trị cốt lõi sản
phẩm rau an toàn cần tạo ra sự khác biệt trên sản phẩm thông qua bao gói và các
giá trị bổ sung khác- những cam kết về chất lượng sản phẩm của người kinh
doanh rau an toàn trước trong và sau bán. Giá trị bổ sung của rau an toàn được
xây dựng trên cơ sở yêu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng của doanh
nghiệp. Rau an toàn nói riêng hay rau nói chung đều là những hàng hóa thông
thường thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của con người chính vì thế chúng cần được
phân phối phổ biến trên phạm vi thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn. Chung là
như thế tuy nhiên rau an toàn là một sản phẩm mới trong thị trường rau nói
chung chính vì thế để tạo ra sự khác biệt cho nó cần có cách phân phối mới- một
cách phân phối văn minh hơn (chẳng hạn nó được phân phối tại các điểm bán là
các Siêu thị, các Cửa hàng tiện ích, lực lượng bán hàng chuyên nghiệp cung cách
phục vụ văn minh, phương thức thanh toán hiện đại…). Rau an toàn ra đời thỏa
mãn được nhiều nhu cầu của người tiêu dùng hơn, được phân phối văn minh hơn
chính vì thế nó sẽ được chào bán với giá cao hơn. Mức giá rau an toàn của từng
doanh nghiệp xây dựng phải phù hợp với mức giá chung của thị trường, khách
hàng chấp nhận được, có như thế doanh số bán hàng cũng như lợi nhuận mới
đảm bảo đạt yêu cầu. Rau nói chung là một loại hàng hóa thông thường, thiết yếu
cho cuộc sống hàng ngày của con người, cầu của người tiêu dùng về rau từ trước
đến nay vốn rất ổn định- trên một khu vực địa lý nhất định nhu cầu về rau nói chỉ
thay đổi khi có sự thay đổi về quy mô dân số, mức độ tập trung dân số…(những
yếu tố mang tính Nhân khẩu học), với từng loại rau thì nhu cầu có thể thay đổi
theo mùa, thời vụ. Nhu cầu rau nói chung là thường xuyên và ổn định, người
kinh doanh rau từ trước tới nay thường ít khi nghĩ tới công tác xúc tiến hỗn hợp
với các sản phẩm rau. Thế nhưng rau an toàn ra đời bên cạnh lợi ích mới mang
lại cho người tiêu dùng nó lại có giá cao hơn các sản phẩm rau không an toàn.
Do việc thiếu thông tin, thiếu hiểu biết của người tiêu dùng về sản phẩm rau an
toàn làm họ không nhận thức được rõ cái họ chi ra (giá của rau an toàn) và cái họ
nhận được (sản phẩm rau an toàn) dẫn đến cầu tiềm năng về rau an toàn thì cao
nhưng rau an toàn vẫn không bán được. Trước thực tế trên yêu cầu người kinh
doanh rau an toàn cần chú trọng đến công tác xúc tiến hỗn hợp hướng tới người
tiêu dùng nhằm tăng hiệu quả kinh doanh rau an toàn. Trong mối quan hệ với các
hàng hóa khác, rau an toàn hay rau nói chung chỉ là một bộ phận trong “ mân
cơm” của người tiêu dùng − để phục vụ cho một bữa ăn thông thường ngoài rau
ra người tiêu dùng cần thêm thịt, cá, các loại gia vị, thực phẩm cần thiết khác…
vì thế để tăng cơ hội bán được hàng các sản phẩm rau nói chung hay rau an toàn
nói riêng nên được bày bán cùng các sản phẩm khác có trong bữa cơm của người
tiêu dùng. Trong phân lớp hàng tiêu dùng, rau nói chung thuộc lớp hàng hóa ổn
định − những hàng được mua thường xuyên phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng
ngày của khách hàng, khách hàng không cần suy nghĩ nhiều khi mua, không bỏ
nhiều thời gian công sức cho việc mua sắm, thường được mua theo thói quen.
Hiện nay rau an toàn vẫn là sản phẩm mới trong thị trường rau nói chung − hàng
hóa cần suy nghĩ khi mua sắm, việc tiêu dùng nó chưa trở thành thói quen của
người tiêu dùng. Cái đích của phát triển thị trường rau an toàn có thể xác định là
biến nó trở thành hàng hóa ổn định trong phân lớp hàng hóa tiêu dùng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MARKETING - MIX TRONG TIÊU
THỤ SẢN PHẨM RAU AN TOÀN CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG
MẠI HÀ NỘI TRÊN ĐỊA BÀN TP.HÀ NỘI
2.1. Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty
2.1.1. Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty
Tổng công ty thương mại Hà Nội hoạt động trong các lĩnh vực:
+ Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (mây, tre, lá buông, cói, đồ gốm sứ,
sắt thủy tinh, sơn mài…); Hàng công nghiệp nhẹ (hàng dệt may thời trang, đồ
nhựa, hàng tiêu dùng); Hàng nông sản (lạc nhân, tiêu đen, gạo, tinh bột sắn, dừa
sấy, Cà phê,…); Thực phẩm chế biến (Thịt, cá đóng hộp, trái cây, rau quả đóng
hộp…)
+ Nhập khẩu đồ gia dụng, máy móc thiết bị, sắt thép, hàng tiêu dùng
+ Phân phối, bán lẻ với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi
cửa hàng tiện ích và chuyên doanh
+ Cung ứng các dịch vụ: nhà hàng ăn uống, du lịch lữ hành, kho vận,
trung tâm miễn thuế nội thành
+ Sản xuất chế biến: hàng nông sản, thực phẩm, gia vị, đồ uống, thủ công
mỹ nghệ, may mặc…
+ Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ
Trong đó, hoạt động chủ lực của Tổng công ty là hoạt động thương mại mà
thương mại quốc tế trong thời gian này là trọng tâm, thương mại nội địa hiện
đang dần được đầu tư để khai thác thị trường trong nước (khởi đầu là thủ đô Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh).
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty
Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh của Tổng công ty năm 2009, 2010
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
1. Tổng doanh thu 6.026 6.727,1
2. Giá vốn hàng bán 5.935,5 6.660,3
3. Lợi nhuận trước thuế 90,5 66,8
Nguồn: www.haprogroup.vn
Qua bảng 2.2, ta thấy Tổng công ty là doanh nghiệp nhà nước hoạt động có
hiệu quả (cả hai năm 2009, 2010 lợi nhuận đều dương). So sánh hoạt động của
hai năm 2009 và năm 2010 ta thấy năm 2010 tuy doanh thu tăng nhưng lợi nhuận
trước thuế lại giảm (giảm 27.20%, đạt mức 66,8 tỷ đồng) nguyên nhân là do giá
trị doanh thu thực không tăng (do lạm phát mà trị giá doanh thu tăng) trong khi
giá vốn hàng bán lại tăng (với các mặt hàng thực phẩm do điệu kiện thiên nhiên
năm 2010 khắc nhiệt làm giá thực phẩm tăng, với các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ chi phí duy trì các làng nghề ngày càng cao…).
2.1.3. Kết quả tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của Tổng công ty
Báo cáo tình hình kinh doanh rau an toàn (tuần từ 01/11/2010 đến 31/3/2011)
Bảng 2.3: Tình hình kinh doanh rau an toàn
Đơn vị: VNĐ
STT Rau an toàn Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1+2 Tháng 3
1 Doanh số bán thông
thường
1.702.456.960 416.380.360 1.088.350.740 336.219.350
2 Doanh số bán hạ giá 240.764.960 39.939.640 146.928.840 30.625.110
3 Tổng doanh số(1+2) 1.943.221.920 456.320.000 1.235.279.580 366.844.460
4 Trị giá hàng nhập 1.733.828.020 439.156.460 1.154.958.110 360.429.780
5 Trị giá hàng hủy 50.680.320 48.709.940 92.922.260 47.649.800
6 Giá vốn hàng bán
(4-5)
1.683.147.700 390.446.520 1.062.035.850 312.779.980
7 Lợi nhuận gộp (3-6) 260.074.220 65.873.480 173.243.730 54.064.480
Trong đó: Rau = Rau ăn lá + Rau củ quả
Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh rau ăn lá
Đơn vị: VNĐ
STT Rau ăn lá Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1+2 Tháng 3
1 Doanh số bán thông
thường
1.206.266.630 299.469.730 753.219.440 231.970.330
2 Doanh số bán hạ giá 168.414.430 27.806.840 102.577.380 21.281.940
3 Tổng doanh số(1+2) 1.374.681.060 327.276.570 855.796.820 253.253.270
4 Trị giá hàng nhập 1.213.679.610 307.409.520 808.470.680 252.300.840
5 Trị giá hàng hủy 21.050.500 26.244.380 73.944.470 36.892.700
6 Giá vốn hàng bán
(4-5)
1.192.629.110 281.165.140 734.526.210 215.408.140
7 Lợi nhuận gộp (3-6) 182.051.950 46.111.430 121.270.610 37.845.130
Bảng 2.5: Tình hình kinh doanh rau củ, quả
Đơn vị: VNĐ
Rau củ, quả Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1+2 Tháng 3
1 Doanh số bán thông
thường
496.190.330 116.910.630 335.131.300 104.249.020
2 Doanh số bán hạ giá 72.350.530 12.132.800 44.351.460 9.342.170
3 Tổng doanh số ( 1+2) 568.540.860 129.043.430 379.482.760 113.591.190
4 Trị giá hàng nhập 520.148.410 131.746.940 346.487.430 108.128.940
5 Trị giá hàng hủy 29.629.820 22.465.560 18.977.790 10.757.100
6 Giá vốn hàng bán
( 4-5)
490.518.950 109.281.380 327.509.640 97.371.840
7 Lợi nhuận gộp (3-6) 78.022.270 19.762.050 51.973.120 16.219.350
Nguồn: Phòng kế toán TTPT thị trường Nội Địa Tổng công ty
Theo số liệu bảng 2.3, tổng doanh số bán hàng rau an toàn từ trước tháng
11/2010 đến nay là 3.905.875.960 đồng. Doanh số bán hàng hàng tháng bình
quân là 543.009.480 đồng, trong đó rau ăn lá chiếm tỷ trọng bình quân 66.13%
(theo số liệu bảng 2.4) còn rau củ quả chiếm 33.87% (theo số liệu bảng 2.5).
Cũng theo bảng số liệu bảng 2.3, Tổng lợi nhuận gộp là 553.255.910 đồng, bình
quân hàng tháng 73.295.420 đồng trong đó lời nhuận gộp do rau ăn lá mang lại
chiếm tỷ trọng 70% còn rau củ quả chiếm 30%. Phát triển thị trường rau an toàn
với Tổng công ty hiện nay mới chỉ là giai đoạn ban đầu, các sản phẩm rau an
toàn được bày bán cùng nhiều loại thực phẩm khác việc phân bổ chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chưa xác định được rõ ràng (chưa thống kê
được) chính vì thế chưa xác định được tình hình lãi lỗ cụ thể của hoạt động kinh
doanh rau an toàn. Nhưng với lợi nhuận gộp bình quân nhỏ như hiện nay thì khả
năng lỗ là rất cao đối với mặt hàng rau an toàn.
So sánh lợi nhuận gộp giữa các tháng với nhau ta thấy lợi nhuận gộp tháng
11/2010 và lợi nhuận gộp tháng 1+2/2011 cao hơn so với tháng 12/2010 và
tháng 3/2011. Nguyên nhân lợi nhuận gộp của tháng 11/2010 cao là do đây là lợi
nhuận của thời gian hoạt động nhiều hơn một tháng (cộng đồn các tháng trước
đó), với tháng 1+2/2011 lợi nhuận gộp cao vì lý do đây là hai tháng rơi vào thời
gian trong và sau tết nguyên đán người dân tỉnh lẻ trở về quê ăn tết các chợ
truyền thống hoạt động rất hạn chế chính vì thế người tiêu dùng mua sắm tại các
cửa hàng tiện ích, các siêu thị tăng lên dẫn đến doanh thu và lợi nhuận tăng.
Tháng 3/2011 lợi nhuận gộp của rau an toàn giảm mạnh là do thời gian này tuy
đã sang xuân nhưng thời tiết còn rất lạnh việc trồng trọt khó khăn giá thành rau
an toàn quá cao khối lượng tiêu thụ rất hạn chế chính vì thế lợi nhuận giảm.
2.2. Thực trạng vận dụng Marketing- Mix trong tiêu thụ sản phẩm rau an
toàn của Tổng công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trước thực tế nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường→ cung nhiều hơn cầu, để có thể thành công
trong kinh doanh chúng ta cần có những quan điểm kinh doanh mới phù hợp với
sự vận động của nền kinh tế. Marketing- Mix được coi là một tư tưởng, một công
cụ mới, tiến bộ trong hoạt động tiêu thụ. Marketing-Mix đã được nhiều nhà kinh
tế của nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường vận dụng thành công trong hoạt
động tiêu thụ, do vậy để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ rau an toàn