Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ HÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CƠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Hồng Sỹ Kim
2. TS. Lương Quang Huy


HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các thầy giáo hướng dẫn.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục hình ảnh, bảng biểu
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
6. Những đóng góp của luận án
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
8. Cấu trúc của luận án:
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGỒI LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................ 8
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................. 12
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU.....21
Kết luận Chương 1
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
NGẬP NƯỚC
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1.1. Khái niệm đất ngập nước.......................................................................24


2.1.2. Khái niệm quản lý đất ngập nước .................................................. 26
2.1.3. Khái niệm bảo tồn các vùng đất ngập nước ........................................ 27
2.1.4. Khái niệm phát triển bền vững các vùng đất ngập nước ...................... 28
2.1.5. Khái niệm quản lý nhà nước về đất ngập nước ................................... 29
2.1.6. Khái niệm đa dạng sinh học .......................................................... 32
2.1.7. Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học ................................................... 33
2.1.8. Khái niệm biến đổi khí hậu ................................................................. 33
2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC
2.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về đất ngập nước ................................. 36
2.2.2. Nội dung chủ yếu quản lý nhà nước về đất ngập nước ........................ 41
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
NGẬP NƯỚC
2.3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 46
2.3.2. Thể chế chính trị .................................................................................... 48
2.3.3. Chính sách, pháp luật ............................................................................. 50
2.3.4. Yếu tố khoa học và công nghệ ............................................................ 52
2.3.5. Yếu tố hợp tác quốc tế ........................................................................ 53
2.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ BÀI HỌC CHO VÙNG ĐẤT NGẬP

NƯỚC ĐỒNG THÁP MƯỜI
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý của Hà Lan và một số vùng đất ngập nước trong
nước ............................................................................................................. 54
2.4.2. Bài học rút ra cho vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười ................... 61
Kết luận chương 2
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG ĐẤT NGẬP
NƯỚC ĐỒNG THÁP MƯỜI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................... 64


3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 69
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP
NƯỚC VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
3.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, khai
thác sử dụng đất ngập nước .......................................................................... 74
3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về
đất ngập nước ............................................................................................... 75
3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất ngập nước .......................... 80
3.2.4. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về đất ngập nước ............. 81
3.3.5. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý đất ngập nước ................ 82
3.2.6. Quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn lợi và tiềm năng đất
ngập nước, nhất là vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước...... 83
3.2.7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về
đất ngập nước................................................................................................... 87
3.2.8. Hợp tác quốc tế trong quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững
đất ngập nước................................................................................................... 87
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP

NƯỚC VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
3.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân ....................................................... 88
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 90
Kết luận chương 3
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
4.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC
4.1.1. Quan điểm .......................................................................................... 98
4.1.2. Mục tiêu ........................................................................................... 100
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
NGẬP NƯỚC VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
4.2.1. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hồn thiện chính sách, pháp luật về đất ngập
nước ........................................................................................................... 102


4.2.2. Tiếp tục xây dựng kế hoạch, quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ đất ngập
nước có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế .................................................. 107
4.2.3. Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp quản lý đất
ngập nước................................................................................................... 109
4.2.4. Đẩy mạnh đầu tư nguồn lực cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững đất
ngập nước................................................................................................... 113
4.2.5. Tiến hành các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng “khôn
khéo” đất ngập nước dựa vào cộng đồng .................................................... 115
4.2.6. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về đất ngập
nước.........................................................................................................................116
4.2.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo tồn và
phát triển bền vững đất ngập nước.............................................................. 118
4.2.8. Củng cố, tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về đất
ngập nước................................................................................................... 119
KẾT LUẬN

KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH
BTTN
BVMT
CBD
CITES
CNH
CTMTQG
ĐBSCL
ĐDSH
ĐNN

: Biến đổi khí hậu
: Bảo tồn thiên nhiên
: Bảo vệ môi trường
: Công ước về đa dạng sinh học
: Công ước về buôn bán các động, thực vật hoang dã nguy cấp
: Cơng nghiệp hóa
: Chương trình mục tiêu quốc gia
: Đồng bằng sơng Cửu Long
: Đa dạng sinh học
: Đất ngập nước

GTVT

HDI
HĐH
HĐND
HST
IPCC
IUCN
FAO
KBT
KH&ĐT
MDG
NBD
NN&PTNT
NTTS
RAMSAR
RNM
TN&MT

: Giao thông vận tải
: chỉ số phát triển con người
: Hiện đại hóa
: Hội đồng nhân dân
: Hệ sinh thái
: Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
: Liên minh Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên
: Tổ chức lương thực thế giới
: Khu Bảo tồn
: Kế hoạch và Đầu tư
: Mục tiêu thiên niên kỷ
: Nước biển dâng
: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

: Nuôi trồng thủy sản
: Công ước về bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước
: Rừng ngập mặn
: Tài nguyên và Môi trường

TP
VQG
UBND
WB

: Thành phố
: Vườn quốc gia
: Ủy ban nhân dân
: Ngân hàng thế giới


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU

TT

Nội dung

Trang

Hình 2.1

Một số hình ảnh đất ngập nước

34-35


Bảng 2.1

Các vùng ĐNN là các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam

41



MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Hệ sinh thái đất ngập nước là một phần của cảnh quan thiên nhiên. Các
cơng trình đã nghiên cứu cho thấy hệ sinh thái đất ngập nước có những giá trị
kinh tế cũng như chức năng lớn như: Kiểm soát lũ lụt, bổ sung nước ngầm,
giữ lại các chất bồi lắng và chất dinh dưỡng, giảm thiểu sự biến đổi khí hậu,
làm sạch nước, là nguồn cung cấp đa dạng sinh học, cung cấp các sản phẩm
của đất ngập nước, giải trí, du lịch, giá trị văn hố...
Việt Nam là một trong những quốc gia rất giàu tiềm năng về đất ngập
nước; là nơi có những vùng đất ngập mặn nội địa lớn như Đồng Tháp Mười,
U Minh và hệ thống suối... chứa nhiều loài động vật, thực vật đặc hữu; nơi có
khu dự trữ sinh quyển đa dạng sinh học được đánh giá ở mức cao trên thế giới
(đa dạng sinh học là cơ sở sinh tồn cho mọi sinh vật, cung cấp cho con người
nguồn lương thực và thực phẩm, các nguồn dược liệu quan trọng, nguồn
nguyên liệu cho cơng nghiệp, xây dựng, duy trì bảo vệ sức khỏe cho con
người, văn hóa và thẩm mỹ) [8]. Tuy nhiên, nhiều vùng đất ngập nước đang
bị giảm diện tích và suy thoái ở mức độ nghiêm trọng do các yếu tố như: Tốc
độ cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa nhanh; hiện tượng chặt phá rừng ngập mặn
ven biển; các chất thải cơng nghiệp; ơ nhiễm dầu, hóa chất bảo vệ thực vật...
Vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười (sau đây viết tắt là Đồng Tháp
Mười) là nơi cuối cùng cịn tồn tại hệ sinh thái điển hình rừng lau, sậy ngập
nước, là một trong số hệ sinh thái có diện tích ngập nước lớn ở Việt Nam.

Cũng như các vùng đất ngập nước khác, việc khai thác Đồng Tháp Mười đem
lại hiệu quả về kinh tế đã làm cho vùng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn
như: ô nhiễm môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh thái đặc biệt là biến đổi khí
hậu, rừng phịng hộ bị tàn phá, nguy cơ thiếu nước ngọt trầm trọng vào mùa
khơ và nước mặn xâm nhập sâu; thêm vào đó, hệ động - thực vật của vùng

2


trước kia rất phong phú nhưng hiện đã thay đổi, nhiều lồi hoang dại thích
nghi lâu đời ở vùng đang bị thu hẹp và có nguy cơ biến mất như trăn, rắn, rùa,
tràm gió, sen, súng… Do đó, để quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý và bền
vững nguồn tài nguyên vùng Đồng Tháp Mười trong tương lai, tác giả đã
chọn thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp
Mười” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu góp phần bổ sung lý luận quản lý nhà nước về
đất ngập nước; làm rõ thực tiễn quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng
Đồng Tháp Mười. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước
về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Nghiên cứu, đánh giá tổng quan các cơng trình đã nghiên cứu có liên
quan đến đề tài luận án.
- Nghiên cứu, làm rõ một số lý luận quản lý nhà nước về đất ngập
nước.
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất
ngập nước vùng Đồng Tháp Mười.
- Xác định quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải pháp quản lý

nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn
quản lý nhà nước về đất ngập nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài nghiên cứu đất ngập nước vùng Đồng Tháp

3


Mười (giới hạn trong địa giới hành chính của 3 tỉnh: Long An, Đồng Tháp,
Tiền Giang).
- Về thời gian: đề tài nghiên cứu từ năm 2003 (thời điểm Nghị định
109/2003/NĐ-CP của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng
đất ngập nước có hiệu lực, nay được thay thế bằng Nghị định số 66/2019/NĐCP ngày 29/7/2019 của Chính phủ) đến nay.
- Về nội dung: đề tài luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận, thực tiễn quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ môi
trường lĩnh vực đất đai nói chung, đất ngập nước nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng kết thực tiễn: tiến hành tổng kết, đánh giá khái quát
thực tiễn quản lý nhà nước về đất ngập nước ở các tỉnh vùng Đồng Tháp
Mười, qua đó rút ra một số vấn đề có tính lý luận.
- Phương pháp thống kê - tổng hợp: Tiến hành thống kê, tổng hợp, hệ
thống hóa các tài liệu, số liệu có liên quan nhằm đánh giá chính xác thực tiễn,

đồng thời rà sốt, bổ sung, hồn thiện hệ thống lý luận quản lý nhà nước về
đất ngập nước.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập, nghiên cứu các tài liệu, các
báo cáo, đề tài nghiên cứu có liên quan đến đất ngập nước nhằm có những
phân tích, đánh giá tồn diện về lý luận cũng như thực tiễn quản lý nhà nước
về đất ngập nước và đưa ra đề xuất, kiến nghị.
- Phương pháp chuyên gia: tiến hành xin ý kiến tư vấn của chuyên gia
trong từng giai đoạn thực hiện nội dung nghiên cứu, đặc biệt trong giai đoạn
đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về đất ngập nước.

4


- Phương pháp phân tích so sánh: Tiến hành phân tích so sánh thơng
tin, số liệu qua các năm và giữa các vùng, địa phương, các chủ thể tiến hành
để đưa ra những đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng quản lý nhà nước
về đất ngập nước.
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: tiến hành khảo sát, nghiên cứu
điển hình ở một số địa phương trong nước có vùng đất ngập nước như: Thừa
Thiên Huế, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu... Đây là cơ sở đánh giá thực trạng
chung quản lý nhà nước về đất ngập nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
đối với vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười để có giải pháp sát hợp.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Tiến hành khảo sát đội ngũ cán bộ
công chức, viên chức đang thực hiện các mặt hoạt động quản lý nhà nước về
đất ngập nước và người dân đang sinh sống, làm việc ở địa phương có đất
ngập nước bằng phiếu điều tra xã hội học và sử dụng phần mềm máy tính để
xử lý số liệu nhằm có thêm thơng tin đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp
quản lý phù hợp.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1. Câu hỏi nghiên cứu

+ Quản lý nhà nước về đất ngập nước được hiểu như thế nào?
+ Đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười có những đặc điểm đặc thù gì
ảnh hưởng tới quản lý nhà nước?
+ Thực trạng quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp
Mười như thế nào? Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân là gì?
+ Những giải pháp nào góp phần hồn thiện quản lý nhà nước về đất
ngập nước vùng Đồng Tháp Mười trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay?
5.2. Giả thuyết khoa học
Quản lý nhà nước về đất ngập nước có vai trị quan trọng đối với phát
triển kinh tế - xã hội hiện nay và có hệ thống lý luận được định hình về cơ
bản. Trong thời gian qua, quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng
Tháp Mười đã đạt được những kết quả khả quan, đảm bảo một số mục tiêu

5


quản lý, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định, vì vậy việc khắc phục
những hạn chế trong quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp
Mười cần được hồn thiện, nếu khơng hồn thiện thì đất ngập nước vùng
Đồng Tháp Mười sẽ không phát huy hết những giá trị của nó, theo đó sẽ ảnh
hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, nhất là những tỉnh có liên quan trực tiếp là: Đồng Tháp, Long An, Tiền
Giang và quản lý nhà nước về đất ngập nước của vùng sẽ có hiệu quả thấp.
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển, việc hoàn thiện quản lý nhà nước
về đất ngập nước trong thời gian tới cần theo hướng: hoàn thiện và tổ chức tốt
hệ thống văn bản quản lý về đất ngập nước; kiện toàn tổ chức bộ máy, chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý; nâng cao chất lượng kiểm tra, xử lý vi phạm;
đẩy mạnh hợp tác quốc tế thu hút vốn đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ
trong quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, phương tiện, trang thiết
bị phục vụ hoạt động quản lý.

6. Những đóng góp của luận án
Về mặt lý luận: Luận án phân tích, bổ sung lý luận quản lý nhà nước về
đất ngập nước bao gồm: hệ thống các quan niệm cơ bản; chỉ rõ các bộ phận
cấu thành và vai trò của quản lý nhà nước về đất ngập nước; xác định các yếu
tố tác động và điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước về đất ngập nước. Đặc
biệt, luận án đề xuất các giải pháp góp phần quản lý nhà nước về đất ngập
nước có hiệu quả.
Về mặt thực tiễn: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà
nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười một cách khách quan, trên cơ
sở đó, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của kết quả,
hạn chế trong quản lý nhà nước về đất ngập nước. Đồng thời, luận án cũng đề
xuất, kiến nghị khoa học góp phần quản lý nhà nước về đất ngập nước có hiệu
quả. Vì vậy, luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho cơ quan, đơn vị, tổ chức
khi nghiên cứu hoạch định chính sách cũng như nghiên cứu, giảng dạy, học
tập liên quan đến quản lý nhà nước về đất ngập nước.

6


7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài luận án nghiên cứu khơng những có ý nghĩa trong việc hệ thống
các thơng tin, các quan điểm, các cơng trình nghiên cứu trên thế giới mà cịn
có ý nghĩa trong việc bổ sung cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đất ngập
nước qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn quản lý nhà nước về
đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài Quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười sẽ
mang lại cái nhìn tổng thể về lý luận cũng như thực tiễn việc quản lý nhà
nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười trong thời gian qua. Kết quả

nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm căn cứ khoa học cho việc quản lý nhà
nước đất ngập nước nói chung, vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười nói
riêng trong thời gian tới thêm hiệu quả. Đồng thời, là tài liệu tham khảo cho
công tác quản lý nhà nước về đất ngập nước ở các địa phương khác ở Việt
Nam có đất ngập nước.
8. Cấu trúc của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
đề tài luận án có cấu trúc gồm 04 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về đất ngập nước.
Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng
Tháp Mười.
Chương 4: Định hướng và một số giải pháp quản lý nhà nước về đất
ngập nước vùng Đồng Tháp Mười.

7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGỒI LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Michael Williams (1990), “Wetlands: A Threatened landscape”, Nhà
xuất bản (Nxb) Cambridge, USA. Tác giả công trình nghiên cứu cho rằng đất
ngập nước (sau đây viết tắt là ĐNN) gồm nhiều vùng, phân bố rộng khắp,
hình thành từ nhiều phần cảnh quan như vùng cửa sông, bờ biển mở, đồng
bằng ngập nước, có tính đa dạng sinh học cao cả về thành phần loài và hệ sinh
thái nhưng lại bị đe dọa, suy thoái nghiêm trọng cần phải được bảo vệ nghiêm
ngặt, đặc biệt ở những quốc gia có phần tỷ lệ đất ngập nước khơng lớn. Cơng

trình nghiên cứu của tác giả đã tạo ra cách nhìn mới về ĐNN ở Mỹ, đó là sự
cơng nhận những giá trị của ĐNN đối với việc quản lý chất lượng nước và
đánh giá cao các giá trị về văn hóa, du lịch, giải trí ĐNN mang lại, dẫn đến
việc Chính phủ Liên bang đã và đang có trách nhiệm cao hơn đối với việc bảo
vệ các vùng đất ngập nước. Cơng trình nghiên cứu cho thấy để đưa ra thông
điệp bảo vệ đất ngập nước, tác giả Michael Williams đã tập trung nghiên cứu
về sự đa dạng của đất ngập nước, Michael Williams đã thành công trong việc
nghiên cứu lý luận và thực tiễn về sự hình thành, đặc điểm phân bố của đất
ngập nước, chỉ ra đất ngập nước có tính đa dạng sinh học cao cả về thành
phần loài và hệ sinh thái nhưng lại đang bị đe dọa, suy thối nghiêm trọng.
Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu của tác giả mới chỉ tập trung vào nghiên
cứu những giá trị của ĐNN đối với việc quản lý chất lượng nước và các giá trị
về văn hóa, du lịch, giải trí mà ĐNN mang lại, chưa đề cập tới sự cần thiết
cần phải quản lý đất ngập nước của nhà nước cũng như chưa đề xuất những
giải pháp chủ yếu để bảo vệ tài nguyên này trước những yếu tố làm suy giảm

8


giá trị và chức năng của ĐNN.[102]
Dugan Patrik J (1990), “Protection of wetlands”. Cơng trình nghiên
cứu dài 105 trang, P.J. Dugan đã thống kê trên thế giới có khoảng 50 định
nghĩa khác nhau về ĐNN. ĐNN là một trong những vùng đất màu mỡ nhất
thế giới, nó thiết yếu đối với sức khỏe, phúc lợi và sự an toàn của người dân
sống trong đó hoặc gần đó, đó là chiếc nơi tạo ra tính đa dạng của sinh vật,
cung cấp nước và sản vật chủ yếu để mn lồi động - thực vật sinh sống
(chim, động vật có vú, bị sát, động vật lưỡng cư, động vật không xương
sống...). D.J. Dugan cũng chỉ ra rằng ĐNN có rất nhiều chức năng như: nạp
nước ngầm, tiết nước ngầm, khống chế lũ lụt, ổn định bờ biển, chống xói
mịn, giữ lại các chất độc/chất cặn, xuất khẩu sinh khối, chống sóng bão/chắn

gió, ổn định vi khí hậu, giao thơng thủy, giải trí, du lịch. Với giá trị và chức
năng như vậy ĐNN cần được quản lý và bảo vệ tiến tới thành lập “Ngành
công nghiệp đất ngập nước - wetland industry” trong các trung tâm, viện
nghiên cứu về ĐNN. Cũng giống như Michael, cơng trình nghiên cứu của D.J.
Dugan đã có thành công trong việc nghiên cứu những định nghĩa khác nhau
về ĐNN, chỉ ra những giá trị và chức năng to lớn của ĐNN, tuy nhiên, cơng
trình nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở việc khẳng định ĐNN có những giá trị
và chức năng quan trọng cần phải được quản lý và bảo vệ mà chưa đề xuất
những cách thức, biện pháp để quản lý và bảo vệ tài nguyên ĐNN có hiệu
quả, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững [99].
C. Cocklin (1995), “Institutional and landowner perspectives on
wetland management in New Zealand” (Quan điểm về thể chế và chủ sở hữu
quản lý đất ngập nước ở New Zealand), Tạp chí Quản lý Môi trường, số 2,
T10/1995, tr 143-161. Tác giả cơng trình nghiên cứu cho rằng ĐNN là một
trong những hệ sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng nhất, ước tính hiện nay ở
New Zealand chỉ có khoảng 8% diện tích đất ngập nước ban đầu hiện vẫn
cịn. Cũng như ở những nơi khác, thể chế cho việc quản lý môi trường sống

9


của các hệ sinh thái quan trọng đã được ban hành rõ ràng, đầy đủ nhưng ở
New Zealand thể chế cho việc quản lý tài nguyên đất ngập nước chưa được
thực thi đầy đủ mặc dù việc quản lý, bảo vệ tài nguyên ĐNN ở đây luôn được
nhấn mạnh. Tác giả cơng trình nghiên cứu đã trình bày về một câu hỏi khảo
sát liên quan đến việc quản lý tài nguyên cho các cơ quan quản lý (hội đồng
địa phương và khu vực) trong cả nước về vấn đề bảo vệ và quản lý ĐNN để từ
đó vạch ra chiến lược quản lý ĐNN trong bối cảnh mới của đất nước. Qua
cơng trình nghiên cứu cho thấy, Cocklin đã đồng quan điểm với Michael
Williams cho rằng tài nguyên ĐNN là một trong những hệ sinh thái bị suy

thoái nghiêm trọng. Cocklin đã có thành cơng nhất định khi nghiên cứu về thể
chế, việc quản lý môi trường sống của các hệ sinh thái ĐNN nói chung và ở
New Zealand nói riêng ln được nhấn mạnh. Tuy nhiên, cơng trình nghiên
cứu của Cocklin cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh giá khảo sát thực tế
qua một câu hỏi có liên quan đến việc quản lý tài nguyên ĐNN để từ đó vạch
ra chiến lược quản lý ĐNN trong bối cảnh của đất nước, cơng trình chưa có
nội dung nghiên cứu về đề xuất giải pháp cụ thể góp phần hồn thiện thể chế,
chính sách quản lý, bảo vệ tài nguyên ĐNN đáp ứng yêu cầu phát triển và xu
thế trong tình hình mới [97].
Anita Pedersen, Nguyễn Huy Thắng (1996), “The conservation of key
coastal wetland site in the Red River Delta”, BirdLife International, FIPI, Hà
Nội. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu mức độ đe dọa, sự đa đạng sinh học
và tầm quan trọng của công tác bảo tồn tiềm lực nguồn thủy sản, hải sản, hệ
sinh thái rừng ngập mặn … từ đó chỉ ra 7 vùng đất ngập nước ven biển quan
trọng, trong đó quan trọng nhất là khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thủy, thứ hai
là toàn bộ vùng ngập nước ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định; đồng
thời các tác giả cũng kiến nghị việc lập quy hoạch chi tiết cho vùng, giúp cho
công tác bảo tồn, quản lý bền vững tài nguyên ĐNN vùng châu thổ đồng bằng
sông Hồng là cần thiết. Qua cơng trình nghiên cứu “Bảo vệ các vùng đất ngập

10


nước chính ở đồng bằng sơng Hồng” cho thấy các tác giả nghiên cứu đã thành
công khi nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn tầm quan trọng của việc
bảo tồn ĐNN trong việc cung cấp nguồn thủy hải sản, làm đa dạng sinh học,
các hệ sinh thái rừng, chỉ ra vùng đất ngập nước ven biển có tầm quan trọng
quốc gia. Tuy nhiên nội dung các tác giả nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đưa
ra kiến nghị về lập quy hoạch chi tiết vùng đất ngập nước thuộc vùng giúp
công tác quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên ĐNN châu thổ

sông Hồng, chưa đề cập, nghiên cứu đến các nội dung quản lý nhà nước về
đất ngập nước [96].
TS. Gill Shepherd và Lý Minh Đăng (2009), “Tổng quan về áp dụng
Tiếp cận Hệ sinh thái vào các khu đất ngập nước tại Việt Nam” (bản dịch
tiếng Việt), Nxb VPQG IUCN tại Việt Nam. Tác phẩm dài 88 trang, tập hợp
của nhiều nghiên cứu về cách tiếp cận hệ sinh thái vào các khu ĐNN tại Việt
Nam và việc quản lý hệ sinh thái đất ngập nước (Nghiên cứu điểm tại Việt
Nam). Nghiên cứu về cách tiếp cận hệ sinh thái vào khu ĐNN tại Việt Nam,
các tác giả đã làm rõ những thách thức trong cách tiếp cận hệ sinh thái, kinh
nghiệm, các bài học về khu bảo tồn, khu bảo tồn ĐNN và khu đất ngập nước
tự do sử dụng, những nghiên cứu tổng hợp về rừng và ĐNN, qua các bài học
từ quản lý rừng ở Việt Nam thập niên trước và khả năng áp dụng trong quản
lý ĐNN nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Nghiên cứu về việc quản lý hệ
sinh thái ĐNN với nghiên cứu điểm tại Việt Nam, các tác giả đã trình bày,
giới thiệu các vùng ĐNN ở Việt Nam và việc quản lý hệ sinh thái ĐNN còn
nhiều hạn chế và đề xuất giải pháp phát huy những giá trị của tài nguyên
ĐNN. Nghiên cứu của TS. Gill Shepherd và Lý Minh Đăng đã có đề cập tới
cách tiếp cận hệ sinh thái vào khu ĐNN ở Việt Nam, những thách thức khi
tiếp cận, hạn chế trong việc quản lý hệ sinh thái ĐNN. Nội dung cơng trình
nghiên cứu đề cập chính về ĐNN nói chung ở đất nước Việt Nam, một số nội
dung tổng hợp về rừng. Nghiên cứu chưa đề cập đến việc quản lý của nhà

11


nước đối với ĐNN ở một địa điểm nào nhất định ở Việt Nam để làm tài liệu
tham khảo cho tác giả khi nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ tài
nguyên ĐNN vùng Đồng Tháp Mười, Việt Nam.
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Lê Văn Tiềm (1980), “Diễn biến độ chua dưới tác động ngập nước”,
Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp. Để làm sáng tỏ “Diễn biến độ
chua dưới tác động ngập nước”, tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề: một
là tác động của sự ngập nước đã làm thay đổi thành phần, hàm lượng cation
hấp thu trao đổi của ĐNN, vấn đề này được đặt ra vì lớp cation hấp thu trao
đổi này quyết định độ chua của đất; hai là nguyên nhân giảm độ chua trao đổi
của đất dưới tác động bị ngập nước; ba là hình thức đất chưa khử, một hình
thức tồn tại của đất chua dưới trạng thái ngập nước; bốn là đặc tính của q
trình chuyển hóa giữa hai hình thức là đất chua oxy hóa và đất chua khử; năm
là sự thay đổi của các chỉ tiêu độ chua dưới tác động ngập nước và cuối cùng
là một số vấn đề liên quan đến độ chua đất trồng lúa nhằm giải quyết một số
vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến độ chua của ĐNN [43].
Vũ Trung Tạng (1996),“Chiến lược quản lý và bảo vệ các loại đất
ngập nước vùng cửa sông giai đoạn 1996-2000”, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội. Tác giả đã làm rõ nhiều lý luận và thực tiễn về nghiên cứu ĐNN, đánh
giá tổng quát các loại ĐNN, tiềm năng ĐNN, các mối đe dọa, hành động,
chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững ĐNN trên toàn lãnh thổ Việt Nam,
đặc biệt là ĐNN vùng cửa sơng, từ đó nghiên cứu xây dựng chương trình, kế
hoạch bảo tồn hệ sinh thái ĐNN. Đây là những nội dung sẽ được kế thừa
trong các nghiên cứu tiếp theo [90].
Nguyễn Trường Khoa (2003), “Đặc điểm môi trường và tài nguyên đất
ngập nước, biện pháp quản lý khai thác và bảo vệ môi trường đất ngập nước
các cửa sông tỉnh Quảng Trị”, luận án tiến sĩ Sinh thái. Tác giả Nguyễn

12


Trường Khoa đã tập trung nghiên cứu, phân tích vấn đề về đặc điểm môi
trường nước, đất và tài nguyên sinh vật ĐNN, thông qua các nội dung nghiên
cứu: (1) Nghiên cứu đặc điểm môi trường và tài nguyên sinh vật ĐNN cửa

sơng Bến Hải (địa hình, khí hậu, đặc điểm môi trường nước, các loại đất, các
loại tài nguyên sinh vật ĐNN vùng cửa sông); (2) Nghiên cứu đặc điểm môi
trường và tài nguyên sinh vật ĐNN cửa sông Thạch Hãn (địa hình, khí hậu,
thời tiết, đặc điểm, tai biến môi trường nước, các loại đất, các hệ sinh thái
ĐNN cửa sơng); (3) Nghiên cứu tình hình quản lý, khai thác hợp lý và bảo vệ
môi trường đất ngập nước các cửa sơng (tình hình khai thác sử dụng (sản xuất
nông nghiệp; nuôi trồng thủy sản; đánh bắt hải sản ven bờ; sản xuất muối;
vận tải - công nghiệp; các hoạt động khai thác sa khoáng), sử dụng GIS - hệ
thống địa lý cho quy hoạch, quản lý, sử dụng ĐNN; (4) Đề xuất các giải pháp
về quản lý, khai thác vùng ĐNN của hai cửa sông Bến Hải và Thạch Hãn. Tác
giả luận án đã thành công khi nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc quản lý,
khai thác và bảo vệ tài nguyên ĐNN vùng cửa sông tỉnh Quảng Trị. Với các
nội dung tác giả đã nghiên cứu cho thấy luận án đã tập trung nghiên cứu, phân
tích, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác
vùng đất ngập nước vùng cửa sông Bến Hải và Thạch Hãn, tuy nhiên đề tài
chưa có nội dung nghiên cứu, so sánh với các vùng đất ngập nước khác có
những đặc điểm tương đồng. Vì vậy, đây là nội dung sẽ được tiếp thu, nghiên
cứu bổ sung [60].
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường (2004), “Nghiên
cứu khả năng thốt lũ ở Đồng Tháp Mười”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ. Đề tài đã thực hiện nhiều nội dung như: Thu thập, hệ thống hóa và phân
tích tài liệu có liên quan đến lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt vùng
Đồng Tháp Mười, bao gồm số liệu khí tượng thủy văn, tài liệu địa hình, các
quy hoạch và cơng trình phịng chống lũ, ảnh vệ tinh xác định diện ngập;
Đánh giá hiện trạng lũ lụt ở Đồng Tháp Mười qua các số liệu thực đo; Tính

13


tốn các đặc trưng chính của lượng nước trao đổi trên Đồng Tháp Mười. Tài

liệu khảo sát lũ ở đồng bằng sơng Cửu Long do Tổng cục Khí tượng thủy văn
đo đạc dùng tính tốn; Ứng dụng mơ hình tính toán lũ lụt, tràn ngập, thoát lũ
ở Đồng Tháp Mười; Kiến nghị việc quy hoạch thoát lũ cho vùng Đồng Tháp
Mười. Với kết cấu 04 chương, báo cáo đã đi sâu nghiên cứu những đặc điểm
chính về khí tượng thủy văn và lũ lụt của đồng bằng sông Cửu Long và Đồng
Tháp Mười cũng như các mơ hình được tính tốn áp dụng để thốt lũ, khắc
phục tình trạng lũ lụt. Quan nghiên cứu báo cáo cho thấy mặc dù đã có nội
dung nghiên cứu, trình bày một số đặc điểm chủ yếu mang tính kỹ thuật của
Đồng Tháp Mười, nhưng chưa có nội dung nghiên cứu liên quan đến quản lý
nhà nước về ĐNN vùng Đồng Tháp Mười. Vì vậy, đây là nội dung tiếp tục
được nghiên cứu, làm rõ [81].
Cục Bảo vệ Môi trường (2005), “Báo cáo tổng quan hiện trạng đất
ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar”. Báo cáo đã
khát quát lý luận và thực tiễn về ĐNN, quản lý ĐNN ở Việt Nam, cụ thể là
các nội dung: hiện trạng quản lý ĐNN Việt Nam cấp trung ương, cấp tỉnh;
khung pháp lý cho quản lý ĐNN; phương pháp, phương thức quản lý ĐNN;
nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục và nhận thức về ĐNN; thành tựu, thách
thức liên quan đến quản lý ĐNN Việt Nam. Báo cáo cũng đưa ra kiến nghị để
sử dụng hợp lý ĐNN, ngăn chặn những xu thế biến đổi bất lợi đối với ĐNN.
Với những nội dung được trình bày, báo cáo kết luận rằng ĐNN Việt Nam rất
đa dạng và phong phú, có giá trị và vai trò lớn đối với phát triển kinh tế xã hội
nhưng lại đang bị suy thoái nghiêm trọng cần phải được bảo tồn và phát triển
bền vững [24].
Hoàng Văn Thắng (2005), “Đa dạng sinh học, các chức năng chính và
một số nhân tố tác động lên hệ sinh thái đất ngập nước khu vực Bàu Sấu”,
luận án tiến sĩ Sinh học. Luận án của tác giả Hoàng Văn Thắng đã khái quát
những vấn đề lý luận và thực tiễn về tài nguyên ĐNN từ: đặc điểm hệ sinh

14



thái đất ngập nước Bàu Sấu (đặc điểm địa hình và diện tích, các loại đất ngập
nước khu Bàu Sấu); đặc điểm thủy văn của khu vực đất ngập nước Bàu Sấu
(lượng mưa, mực nước, vận tốc dòng chảy và lưu lượng nước, mối quan hệ
giữa phân bố thảm thực vật và chế độ thủy văn); đặc điểm đa dạng sinh học
đất ngập nước Bàu Sấu (đặc điểm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ); chức
năng và giá trị của khu vực đất ngập nước Bàu Sấu (chức năng điều chỉnh,
mang tải, sản xuất, thông tin). Đồng thời, tác giả cũng đánh giá tình hình khai
thác tài nguyên ĐNN, những vi phạm pháp luật trong công tác quản lý của
khu vực Bàu Sấu, trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp quản lý dựa trên
cách tiếp cận hệ sinh thái. Có thể thấy, luận án của tác giả Hồng Văn Thắng
đã thành cơng khi nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ sinh
thái đất ngập nước ở khu vực Bàu Sấu cũng như đã đề xuất một số biện pháp
quản lý dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái khu vực đất ngập nước Bàu Sấu.
Đây là một trong những nghiên cứu điển hình sẽ được tham khảo, kế thừa và
phát triển khi nghiên cứu về quản lý ĐNN ở vùng Đồng Tháp Mười [33].
Hoàng Văn Thắng (2005), “Quản lý hệ sinnh thái đất ngập nước Bàu
Sấu - Vườn Quốc gia Cát Tiên theo hướng tiếp cận hệ sinh thái”, tạp chí
Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 21, số 2/2005, chuyên san Tự nhiên
và Công nghệ, tr.38 - 47. Tác giả cho rằng việc xâm nhập của các loài ngoại
lai, đặc biệt là cây trinh nữ đầm lầy (Mimosa pigra) tại tất cả các bàu và việc
phát triển quá mức các trảng trấp tại Bàu Sấu là những mối đe dọa tự nhiên rất
lớn lên hệ sinh thái ĐNN khu vực Bàu Sấu. Việc quản lý và bảo tồn hệ sinh
thái ĐNN khu vực Bàu Sấu trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái là một giải pháp có
cơ sở khoa học, phù hợp với xu thế của thế giới, đáp ứng được các yêu cầu về
bảo tồn và quản lý hệ sinh thái ĐNN khu vực Bàu Sấu, Vườn quốc gia Cát
Tiên nói riêng và các hệ sinh thái ĐNN nói chung.
Cục Bảo vệ mơi trường (2006), “Hệ thống phân loại đất ngập nước
Việt Nam”, Chương trình Bảo tồn đa dạng sinh học vùng ĐNN sông Mê


15


Công, tháng 11/2006. Tác phẩm gồm các nội dung về ĐNN; hiện trạng phân
loại ĐNN trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó đề xuất xây dựng hệ thống phân
loại ĐNN Việt Nam; một số loại hình ĐNN ở Việt Nam để có những biện
pháp quản lý và bảo vệ các nguồn lợi từ ĐNN. Với những nội dung trình bày
từ cơ sở lý luận về ĐNN đến thực trạng các loại ĐNN, việc phân loại ĐNN
trên thế giới làm cơ sở đề xuất xây dựng hệ thống phân loại ĐNN ở Việt
Nam, có thể thấy tác phẩm “Hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam” chỉ
nghiên cứu, giải quyết nội dung về phân loại ĐNN, các nội dung về quản lý
nhà nước đối với ĐNN trong bối cảnh biến đổi khí hậu chưa được đề cập,
nghiên cứu. Đây là nội dung đề tài luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ.
Mai Trọng Nhuận, Trần Đăng Quy (2007), “Kế hoạch hành động bảo
tồn và phát triển bền vững đất ngập nước ven biển Việt Nam đến năm 2015”,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác phẩm chủ yếu khát quát về ĐNN, các yếu
tố hình thành ĐNN ở Việt Nam, đặc điểm của ĐNN, kế hoạch quản lý và
quan trắc đối với những vùng ĐNN có ý nghĩa quốc tế, quốc gia; quy hoạch
bảo tồn và phát triển một số vùng ĐNN có tầm quan trọng. Mai Trọng Nhuận,
Trần Đăng Quy và các cộng sự đã có nghiên cứu về xu hướng bảo tồn ĐNN,
kế hoạch quản lý và quan trắc đối với vùng ĐNN ven biển có tầm quan trọng.
Nhóm tác giả đã thành cơng trong việc tổng quan các quan niệm về ĐNN, các
yếu tố hình thành ĐNN ở Việt Nam, tuy nhiên các tác giả chỉ nghiên cứu về
loại ĐNN ven biển, còn một số loại ĐNN nội địa, ĐNN đầm phá, cửa
sơng…thì chưa đề cập đến. Quản lý ĐNN khơng chỉ có quản lý ĐNN ven
biển mà còn quản lý các loại ĐNN nội địa, vì vậy đây là nội dung luận án sẽ
tiếp tục nghiên cứu [47].
Nguyễn Chí Thành (2007), “Nghiên cứu đề xuất hệ thống phân loại đất
ngập nước ở đồng bằng sơng Cửu Long nhằm góp phần bảo tồn và sử dụng
bền vững đất ngập nước Việt Nam”, luận án tiến sĩ Nông nghiệp. Luận án

nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên của đồng bằng sơng Cửu Long có liên

16


×