Tải bản đầy đủ (.doc) (273 trang)

Luận án tiến sĩ kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phát triển kinh tế biển ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 273 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, kết
quả và trích dẫn nêu trong luận án là trung
thực và có xuất xứ rõ ràng, khơng trùng lặp
với các cơng trình khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phùng Mạnh Cường

MỤC LỤC


2

Tran
g
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC
PHÒNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở VIỆT
NAM VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
2.1.
Lý luận chung về kinh tế biển, phát triển kinh tế biển và vai
trò của phát triển kinh tế biển với tăng cường sức mạnh quốc
phòng trên biển ở Việt Nam.
2.2.


Quan niệm, nội dung và nhân tố tác động đến kết hợp kinh tế
với quốc phòng trong phát triển kinh tế biển ở Việt Nam
2.3
Kinh nghiệm kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phát triển
kinh tế biển của một số quốc gia và bài học rút ra cho Việt Nam
Chương 3 THỰC TRẠNG KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC
PHÒNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở
VIỆT NAM
3.1
Những thành tựu kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phát
triển kinh tế biển ở Việt Nam
3.2
Những hạn chế của kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phát
triển kinh tế biển ở Việt Nam
3.3
Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng kết hợp kinh tế
với quốc phòng trong phát triển kinh tế biển ở Việt Nam
Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP KẾT HỢP KINH TẾ VỚI
QUỐC PHÒNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở
VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI
4.1.
Quan điểm kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phát triển
kinh tế biển ở Việt Nam
4.2.
Giải pháp kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phát triển
kinh tế biển ở Việt Nam
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TRÍCH DẪN VÀ SỬ

DỤNG TRONG LUẬN ÁN
PHỤ LỤC

5
11
31
31
40
62
77
77
110
119
130
130
139
168
170
171
184


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Dân quân tự vệ
Kết cấu hạ tầng
Kết hợp kinh tế với quốc phòng
Kinh tế biển
Kinh tế - xã hội
Kinh tế - quốc phòng
Khu vực phòng thủ
Lực lượng vũ trang
Nguồn nhân lực
Quốc phịng tồn dân
Quốc phịng, An ninh
Sản xuất kinh doanh
Thành phần kinh tế
Xã hội chủ nghĩa

CHỮ VIẾT TẮT

CNH,HĐH
DQTV
KCHT
KHKTVQP
KTB
KT-XH
KT-QP
KVPT
LLVT
NNL
QPTD
QP,AN
SXKD
TPKT
XHCN


4

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG

1
2

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu và năng lực đội tàu biển Việt Nam

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu, công suất tàu khai thác hải sản từ năm

89
91

3

2011-2017
Biểu đồ 3.3. Phát triển tàu dịch vụ hậu cần nghề cá từ năm

92

4

2011-2017
Biểu đồ 3.4. Thống kê cơ sở lưu trú các tỉnh, thành ven biển

93

5

từ năm 2011-2017
Biểu đồ 3.5. Tăng tổng sản phẩm (GRDP) 28 tỉnh, thành

103

6

phố ven biển năm 2017
Biểu đồ 3.6. Thống kê sỹ quan, thuyền viên ngành Hàng hải


7

Việt Nam đến năm 2017
Biểu đồ 3.7. Tổng hợp dân quân tự vệ biển tính đến năm 2017

106
108


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận án
KHKTVQP là chủ trương chiến lược của Đảng, Nhà nước được quán
triệt thực hiện xuyên suốt, nhất quán trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Hiện nay, mặc dù sống trong điều kiện hịa bình song vẫn cịn đó nguy
cơ chiến tranh, xung đột, đặc biệt là diễn biến phức tạp của tình hình chính trị
an ninh trên biển đe dọa sự thống nhất, toàn vẹn chủ quyền biển đảo. Tình
hình xâm phạm chủ quyền biển đảo nước ta do nước ngoài thực hiện ngày
càng gia tăng về tần suất và số lượng phương tiện cũng như thủ đoạn hoạt
động. Do đó, bên cạnh việc tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế,
chúng ta cần chăm lo củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng, nâng cao
sức mạnh tổng hợp quốc gia. Theo đó, kết hợp phát triển kinh tế với củng cố
quốc phòng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là giải pháp có ý nghĩa
chiến lược nhằm bảo đảm kinh tế phát triển đồng thời sức mạnh quốc phòng
cũng được tăng cường. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII chỉ rõ “Kết hợp
tốt nhiệm vụ QP,AN với nhiệm vụ phát triển KT-XH, các dự án phát triển KTXH trong các khu vực phòng thủ phải bảo đảm yêu cầu về QP,AN nhất là ở
những vị trí trọng yếu chiến lược” [37, tr.312].
Giá trị to lớn của tài nguyên biển đảo cả về kinh tế và quốc phòng đã

được khẳng định trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển KTB
không chỉ có ý nghĩa khai thác tài nguyên làm giàu cho đất nước mà cịn có ý
nghĩa quan trọng nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng trên biển. Việc triển
khai thường xuyên, rộng khắp hoạt động kinh tế trên các vùng biển đảo cũng
đồng nghĩa với tăng cường cơ sở vật chất, KCHT và con người cho củng cố
sức mạnh quốc phòng trên biển. Nhận thức rõ tầm quan trọng của KHKTVQP
trong phát triển KTB, những năm qua chúng ta đã triển khai thực hiện khá
đồng bộ chủ trương của Đảng, Nhà nước về KHKTVQP trên địa bàn chiến


6

lược biển đảo, nhờ đó góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo.
Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức KHKTVQP trong phát triển KTB trên từng
ngành, từng vùng KTB cịn nhiều bất cập, có mặt chưa chặt chẽ, cịn bộc lộ
nhiều khoảng trống cần được bổ sung, làm rõ. Cả về nhận thức, công tác
lãnh đạo, quản lý, điều hành, cả về xây dựng triển khai quy hoạch, kế
hoạch KHKTVQP trong phát triển KTB có mặt cịn hạn chế. Nhiều nơi
nhấn mạnh lợi ích KTB, coi việc bảo đảm quốc phòng là của Nhà nước,
của Quân đội. Vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá phiến diện về lợi ích kinh tế
và lợi ích quốc phịng trong phát triển KTB, hoặc quá nhấn mạnh lợi ích
kinh tế hoặc quá nhấn mạnh lợi ích quốc phịng, do đó thực hiện
KHKTVQP trong phát triển KTB có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Thực tiễn
đó địi hỏi phải được nghiên cứu, luận giải sâu sắc, thấu đáo nhằm giải
quyết những mâu thuẫn để nâng cao hiệu quả KHKTVQP trong phát triển
KTB ở nước ta hiện nay.
Dưới góc độ lý luận, KHKTVQP trong phát triển KTB là vấn đề nhạy
cảm, phức tạp, liên quan trực tiếp đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực KTB và
tình hình an ninh chính trị trên biển. Do vậy thu hút được sự quan tâm của

nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy
nhiên, đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu tồn diện, có hệ thống
vấn đề KHKTVQP trong phát triển KTB dưới góc độ khoa học Kinh tế Chính
trị. u cầu đặt ra là cần tiếp tục làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn, từ đó
đề xuất các quan điểm chỉ đạo, giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
KHKTVQP trong phát triển KTB ở nước ta.
Từ những lý do nêu trên Nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Kết hợp
kinh tế với quốc phòng trong phát triển kinh tế biển ở Việt Nam” làm đề tài
luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Chính trị của mình.


7

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Làm rõ cơ sở lý luận KHKTVQP trong phát triển KTB; trên cơ sở đó
đánh giá thực trạng; đề xuất quan điểm và giải pháp KHKTVQP trong phát
triển KTB ở nước ta thời gian tới.
Nhiệm vụ
Xây dựng cơ sở lý luận KHKTVQP trong phát triển KTB ở nước ta.
Khảo sát kinh nghiệm KHKTVQP trong phát triển KTB một số quốc gia trên
thế giới, rút ra những bài học mà Việt Nam có thể vận dụng.
Đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của KHKTVQP trong phát
triển KTB ở nước ta, trên cơ sở đó xác định những vấn đề đặt ra cần giải
quyết từ thực trạng KHKTVQP trong phát triển KTB.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp KHKTVQP trong phát triển KTB ở
Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phát triển kinh tế biển.

Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu KHKTVQP tập trung vào các nội dung phát
triển KTB gồm: Kết hợp trong quy hoạch, kế hoạch phát triển KTB; Kết hợp
trong các ngành KTB; Kết hợp trong xây dựng KCHT KTB và Kết hợp trong
nguồn nhân lực KTB.
Về không gian: Luận án nghiên cứu KHKTVQP trong phát triển KTB
trên phạm vi các tỉnh, thành phố ven biển của Việt Nam.
Về đối tượng khảo sát: Luận án tập trung khảo sát 4 ngành KTB cốt lõi,
thể hiện sâu sắc chủ trương KHKTVQP được xác định trong nghị quyết 09NQ/TW về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Gồm ngành Khai thác, chế
biến dầu khí; Kinh tế Hàng hải; Khai thác hải sản; Du lịch biển.


8

Về thời gian: Khảo sát, thu thập tư liệu, số liệu liên quan để đánh giá
thực trạng được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2017.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kinh tế với chiến tranh, quốc phòng; Quan
điểm chỉ đạo của Đảng về thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN và chủ trương KHKTVQP trong xây dựng nền
QPTD; Tư tưởng KHKTVQP trong Nghị quyết 09-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa vào kết quả khảo sát kinh nghiệm KHKTVQP trong phát
triển KTB một số quốc gia trên thế giới. Đồng thời dựa vào hệ thống số liệu
thống kê, các báo cáo tổng kết của các Bộ, Ngành, địa phương liên quan đến đối
tượng nghiên cứu. Luận án kế thừa có chọn lọc các nhận định, đánh giá và số
liệu, kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học liên quan đã được công bố.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung: Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử để phân tích, luận giải, luận chứng những vấn đề lý
luận, thực tiễn KHKTVQP trong phát triển KTB ở nước ta. Đây là phương
pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu của luận án.
Phương pháp chuyên ngành: Luận án coi trọng sử dụng phương pháp
trừu tượng hoá khoa học, gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những sự kiện,
hiện tượng không cơ bản của KHKTVQP trong phát triển KTB. Theo đó, luận
án khơng đi sâu nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan đến KHKTVQP trong
phát triển KTB (vốn, thị trường, khoa học công nghệ, năng suất, hiệu quả…)
mà tập trung phân tích 4 nội dung cốt lõi thể hiện sâu sắc chủ trương


9

KHKTVQP trong phát triển KTB đã chỉ ra ở phạm vi nghiên cứu. Phương
pháp này còn được sử dụng trong xây dựng quan niệm trung tâm, đánh giá
nhân tố tác động và thực trạng KHKTVQP trong phát triển KTB ở nước ta.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng ở chương 2, 3 của
luận án nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá vấn đề KHKTVQP trong phát
triển KTB ở nước ta. Ở chương 2 từ phân tích kết quả nghiên cứu về KTB,
phát triển KTB, vai trò của phát triển KTB đối với tăng cường sức mạnh quốc
phòng, tác giả đã tổng hợp, hệ thống lại để xây dựng quan niệm trung tâm làm
cơ sở hình thành khung lý luận. Chương 3, tác giả phân tích, tổng hợp hệ
thống tư liệu, số liệu, kết quả thu thập được từ các ngành KTB để khẳng định,
minh chứng cho những nhận định, đánh giá của mình.
Phương pháp thống kê - so sánh: Được sử dụng chủ yếu ở chương 3,
trên cơ sở thống kê các tài liệu, số liệu đã có từ thực tiễn KHKTVQP trong
phát triển KTB để phân tích, so sánh, đánh giá đúng thực trạng KHKTVQP
trong phát triển KTB ở nước ta trong giai đoạn từ 2011 đến nay.

Phương pháp lôgic - lịch sử: Được sử dụng chủ yếu ở chương 1,2,3,
phương pháp này đòi hỏi phân tích lý luận, thực tiễn KHKTVQP trong phát
triển KTB phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, gắn với thực tiễn KT-XH đất
nước. Phương pháp này được sử dụng để thấy được sự phát triển cả về nhận
thức, cả về chỉ đạo thực tiễn, cả về kết quả thực hiện chủ trương KHKTVQP
trong phát triển KTB của Đảng, Nhà nước ta. Phương pháp này còn được sử
dụng để đánh giá, khảo sát kinh nghiệm KHKTVQP trong phát triển KTB của
một số quốc gia trên thế giới.
Phương pháp thu thập, xử lý thông tin và xin ý kiến chuyên gia: Được
sử dụng ở tất cả các chương, nhằm kế thừa kết quả các cơng trình nghiên cứu
đã cơng bố và những nhận định đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực
nghiên cứu nhằm phát triển một cách phù hợp nhất theo nội dung của luận án.


10

5. Những đóng góp mới của luận án
Là đề tài được nghiên cứu dưới góc độ Kinh tế Chính trị, những vấn đề
lý luận, thực tiễn KHKTVQP trong phát triển KTB được tiếp cận, nghiên cứu
trong một chỉnh thể thống nhất, tồn diện, có hệ thống. Trong đó, nổi bật là đề
xuất quan niệm về KHKTVQP trong phát triển KTB ở Việt Nam.
Trên cơ sở đánh giá khách quan thực trạng KHKTVQP trong phát triển
KTB, luận án xác định những vấn đề đặt ra đúng với yêu cầu từ thực tiễn.
Trên cơ sở đó, luận án đề xuất hệ thống giải pháp mới có tính khả thi nhằm
nâng cao hiệu quả KHKTVQP trong phát triển KTB ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, làm phong phú thêm
lý luận KHKTVQP trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta. Xây dựng
và cung cấp cơ sở lý luận KHKTVQP trong phát triển KTB ở Việt Nam. Quan

điểm, giải pháp được đề cập trong luận án là kết quả nghiên cứu có giá trị lý
luận góp phần khẳng định tính đúng đắn, khoa học của chủ trương, giải pháp
lãnh đạo của Đảng trong chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý
đề xuất chủ trương, chính sách KHKTVQP trong phát triển KTB. Đồng thời
có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu một số mơn: Kinh
tế Chính trị, Kinh tế Qn sự, Giáo dục QP,AN trong các trường Đại học.
7. Kết cấu của luận án
Gồm phần mở đầu, 4 chương (11 tiết), kết luận, danh mục các cơng
trình đã được cơng bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


11

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Vấn đề KHKTVQP nói chung và KHKTVQP trong phát triển KTB nói
riêng đã có nhiều cơng trình khoa học trong, ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở
nhiều phạm vi, cấp độ và cách tiếp cận khác nhau:
1.1 Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi về kinh tế biển và kết
hợp kinh tế với quốc phòng trong một số lĩnh vực kinh tế biển
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu kinh tế biển
Nghiên cứu về kinh tế du lịch biển nổi bật có các tác giả Mark Orams
(2002), Marine Tourism: Development, Impacts and Management [135] (Du
lịch biển: Phát triển, tác động và quản lý); Lawal Mohammed Marafa (2008),
Framework for Sustainable Tourism Development on Coastal anh Marine
Zone Environment [134] (Khuôn khổ cho phát triển du lịch bền vững về môi
trường biển và ven biển); Adrian Bull (2011), Coastal and Marine Tourism [129]

(Du lịch biển và ven biển). Mặc dù có cách tiếp cận và luận giải khác nhau
song các nghiên cứu đều có điểm chung là chỉ ra sự khác biệt giữa du lịch
biển và các loại hình du lịch khác. Đồng thời phân tích trường hợp thành
cơng, khơng thành công của phát triển du lịch trong môi trường biển, xem xét
quan hệ tương tác của du lịch biển với mơi trường KT-XH. Từ cách nhìn nhận
của từng tác giả, các bài viết trên đây đã phân tích tổng quan về lịch sử phát
triển và tăng trưởng của kinh tế du lịch biển, mô tả các đặc điểm của khách du
lịch biển và hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch biển. Thơng qua
đó, khẳng định tiềm năng du lịch biển của các quốc gia có biển là rất lớn, có
thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển nếu có chiến lược phát triển tốt, tận dụng
được tiềm năng, lợi thế biển đảo ở từng quốc gia.
Martin Stopford (2008), Maritime Economic [136] (Kinh tế Hàng hải).
Trên cơ sở đánh giá hoạt động thương mại hàng hóa đường biển trong lịch


12

sử thương mại thế giới, tác giả đã tổng kết những bài học kinh nghiệm
quý hàng trăm năm lịch sử vận tải thương mại đường biển. Cuốn sách
cũng cập nhật, đánh giá, phân tích thị trường, chi phí vận chuyển, hoạt
động tài chính của tàu vận tải thương mại, bàn về lợi nhuận trên vốn đầu
tư, về địa lý của thương mại đường biển. Liên quan đến hoạt động kinh tế
hàng hải có hoạt động đóng, sửa chữa tàu biển, tác giả xem xét hoạt động
này trong mối tương quan khơng tách rời với vận tải đường biển. Từ phân
tích, đánh giá tổng thể các vấn đề nêu trên, tác giả đưa ra dự báo những
thách thức ngành kinh tế hàng hải phải đối mặt nhằm định hướng tối ưu
hóa hoạt động này trong tương lai.
Karyn Morrissey (2010), Ireland ,s Ocean Economyk [133] (Nền kinh tế
biển của Iceland). Đây là cơng trình nghiên cứu tổng thể, tồn diện về kinh tế
biển của Ireland. Trong đó, tác giả đánh giá sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của

KTB đối với quá trình phát triển kinh tế của Ireland. Chỉ ra mục đích sử dụng
hiệu quả, bền vững tài nguyên biển cho sự hưng thịnh đất nước. Tác giả cũng
đưa ra và phân tích những cách thức vận dụng các chính sách phát triển của
Liên minh Châu Âu và của Chính phủ trong hoạch định chiến lược phát triển
không gian KTB của Ireland đến năm 2020.
Fred M. Walker (2013), Shipbuilding in Britain [132] (Cơng nghiệp
đóng tàu nước Anh). Cuốn sách là cơng bố kết quả nghiên cứu về thời kỳ phát
triển hoàng kim của cơng nghiệp đóng tàu nước Anh. Theo đó, các nhà máy
đóng tàu của Anh đã đóng và cung ứng một nửa số tàu vận tải tồn cầu. Cơng
nghiệp đóng tàu Anh phát triển đã hình thành nên nhiều khu vực kinh tế hàng
hải năng động như khu vực sông Themes, Merseyside, Scotland, Bắc
Ireland… Sự phát triển này trở thành động lực thu hút hàng triệu lao động làm
việc trong các ngành đóng tàu, vận tải biển góp phần thúc đẩy nền kinh tế
Anh phát triển vượt bậc trong nhiều thập kỷ.


13

1.1.2 Những cơng trình nghiên cứu kết hợp kinh tế với quốc phòng
trong một số lĩnh vực kinh tế biển
Alfred Thayer Mahan (1890), The influence of sea power upon history
1660-1783 [130] (Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử). Theo
tác giả nhân tố ảnh hưởng sức mạnh trên biển gồm: Vị trí địa lý; Điều kiện vật
chất; Quy mô lãnh thổ; Quy mô và đặc điểm dân số; Vai trị chính phủ. Trong
đó, quy mơ và đặc điểm dân số ảnh hưởng lớn đến sức mạnh biển. Nó khơng
chỉ cho thấy tổng số dân mà cịn cho thấy “số người theo nghề biển hoặc ít
nhất là tham gia làm việc trên tàu hay tham gia vào việc sản xuất hàng hóa
cho Hải quân” [130, tr.66], nó tạo ra lực lượng dự bị hùng hậu cho chiến tranh
trên biển. Qua đó, tác giả khẳng định quan hệ khơng tách rời giữa KTB với
sức mạnh biển quốc gia, trong đó mấu chốt là kết hợp phát triển KTB với việc

tạo ra lực lượng dự bị hùng hậu trong các ngành KTB.
G.Gorơsơcốp (1976), Đại dương và sức mạnh trên biển của quốc gia
[43]. Trên cơ sở khẳng định vai trò to lớn của đại dương, tác giả đã chỉ ra
căn nguyên của tranh chấp nguồn lợi biển, từ đó xuất hiện khái niệm sức
mạnh trên biển, theo đó “Sức mạnh trên biển là một hệ thống có mối liên
kết giữa những thành phần của nó với nhau (Hải quân, các hạm đội tàu
đánh cá, vận tải…)” [43, tr.1]. Theo tác giả, “Hạm đội vận tải và hạm đội
đánh cá là những bộ phận cấu thành sức mạnh trên biển” [43, tr.25]. Vận
tải biển vừa là phương tiện quan trọng của KTB vừa là lực lượng dự bị
quan trọng của Hải qn trong chiến tranh nhờ tối ưu hóa cơng dụng ngay
từ lúc thiết kế. Ngoài ra, tàu đánh cá là lực lượng cấu thành sức mạnh biển,
đây là lực lượng được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ chiến đấu, phòng thủ
và bổ trợ bảo vệ cảng và khu vực neo đậu tàu hải quân. Từ phân tích chúng
ta thấy, việc kết hợp giữa KTB với quốc phòng là nhiệm vụ bắt buộc của
quốc gia nếu muốn nâng cao sức mạnh trên biển, trong đó tập trung hai lĩnh
vực KTB chính là vận tải và đánh cá.


14

S.N Kohli (1978), The Factors Forming sea power [137] (Các nhân tố
sức mạnh trên biển. Theo tác giả: sức mạnh trên biển gồm: Thứ nhất: điều
kiện địa lý, đây là nhân tố tác động việc lựa chọn căn cứ quân sự và với vị trí
tốt thì nó phát huy tác dụng khủng khiếp; Thứ hai là tài nguyên, khí hậu biển;
Thứ ba là khuynh hướng đi biển của nhân dân, họ là những thủy thủ bẩm sinh,
những ngư dân này là “người đi biển giỏi trong thời bình cũng như trong thời
chiến” [137, tr.5]. Đây là nguồn lực dồi dào để xây dựng sức mạnh biển, do
vậy cần nuôi dưỡng tinh thần đi biển, bám biển, dựa vào biển của cộng đồng;
Ngồi ra cần phát triển cơng nghiệp tàu biển, đây là cách để kết hợp sức mạnh
hải quân với phát triển công nghiệp; Cuối cùng là sức mạnh Hải quân: “là

nhân tố cũng đóng góp tạo thành sức mạnh trên biển” của quốc gia biển.
C. Hottenroll (1996), Moving sea power ashore [131] (Đưa sức mạnh
biển vào bờ). Theo tác giả, ngày nay Mỹ có lực lượng biển mạnh nhất thế
giới, đối thủ của Mỹ không chỉ phân biệt bằng sức mạnh trên biển mà còn cả
sức mạnh lục địa. Do vậy, mọi mục tiêu sức mạnh biển đều hướng tới khả
năng tiếp cận và làm chủ cả trên bờ. Biểu hiện ở khả năng hủy diệt bn bán,
bóp nghẹt kinh tế địch trên biển, kiểm sốt giao thơng biển, đóng cửa các
điểm phân phối sản phẩm KTB, nhờ đó mà phá hủy hoạt động kinh tế, quân
sự cả trên biển và trên bờ của đối thủ. Đây là cách tiếp cận kết hợp kinh tế với
sức mạnh quân sự trên biển theo hướng sử dụng sức mạnh biển để triệt hạ sức
mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự, sức mạnh trên biển, trên bờ của đối phương.
Kim Tea Ho (2008), “Chiến lược biển của Trung Quốc trong thế kỷ XXI”
[46]. Trong báo cáo khoa học này, tác giả cho rằng chiến lược biển và quyền
lợi biển của Trung Quốc vừa là thủ đoạn vừa là mục tiêu an ninh quốc gia.
Theo đó, chiến lược biển của Trung Quốc ưu tiên hai yếu tố quan trọng: 1)
Phát triển KTB được ưu tiên hàng đầu. 2) Song hành với phát triển KTB là
bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững chủ quyền biển, đảo và thực thi đầy đủ
quyền quản lý tổng hợp về biển, đảo. Từ những phân tích về giá trị của biển


15

cũng như tầm quan trọng của bảo vệ an ninh kinh tế biển của Trung Quốc,
cơng trình đã gợi ý cho NCS cách thức nhận định, đánh giá về vị trí chiến
lược của biển đảo, đồng thời phân tích chính sách kết hợp giữa phát triển kinh
tế biển với bảo đảm quốc phịng, an ninh trên biển.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Nhóm cơng trình khoa học nghiên cứu về kinh tế biển, phát
triển kinh tế biển
Võ Nguyên Giáp (1977), Khoa học về biển và kinh tế miền biển [42],

Đại tướng đã phân tích vai trị, tiềm năng to lớn của biển, chỉ ra yêu cầu phát
triển nghề cá; nuôi trồng thủy hải sản; hàng hải dẫn tới ngành xây dựng cơ
bản KTB phát triển; công nghiệp khai thác dầu khí... Dưới góc độ quốc
phịng, Đại tướng chỉ ra: “Bọn đế quốc nước ngoài bao giờ cũng lợi dụng
đường biển để xâm lược nước ta. Do đó, đứng về quốc phòng ta phải chú
trọng đến biển” [42, tr.12]. Vì vậy, phát triển kinh tế miền biển vững mạnh
chính là cơ sở xây dựng quốc phòng miền biển và cách làm thực tế, hiệu quả
nhất chính là KHKTVQP trên biển. Các hạm đội quân sự đồng thời làm hạm
đội đánh cá, ngược lại các đội tàu vận tải và đánh cá ít nhiều đều làm nhiệm
vụ quân sự. Quan điểm chỉ đạo của Đại tướng về tầm quan trọng của biển và
KHKTVQP trên các vùng biển đảo trở thành định hướng chiến lược trong
khai thác, bảo vệ biển đảo ngày nay. Đồng thời định hướng cho NCS nghiên
cứu đề xuất các giải pháp KHKTVQP phù hợp theo phạm vi luận án.
Dương Trọng Trung (2014), Thực trạng hợp tác quốc tế về biển của
Việt Nam [114]. Tác giả trình bày thực trạng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
KTB Việt Nam theo các ngành: Khai thác, chế biến dầu khí, lọc hóa dầu;
Hàng hải; Du lịch biển; Thủy sản; QP,AN từ năm 2006 đến năm 2014. Tác giả
nêu rõ thành tựu, kinh nghiệm đạt được và những vấn đề tồn đọng trong quá
trình hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nêu trên. Ở khía cạnh KHKTVQP
trong hợp tác quốc tế về biển, tác giả khái quát lý do, đối tác, nội dung hợp


16

tác, tác giả khẳng định hợp tác sẽ là “sức mạnh ngoại lực” cần thiết vì khi lợi
ích bị đe dọa đối tác sẽ sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ lợi ích của họ.
Ngơ Lực Tải (2015), Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và
hội nhập [86]. Tác giả phân tích và khẳng định vai trị động lực của KTB;
Đánh giá tiềm năng, vai trò, hiện trạng KTB; Chính sách, biện pháp phát triển
cảng biển, hàng hải, khai thác dầu khí… Tác giả cho rằng: “phải dựa vào tiềm

năng phong phú của biển để đi lên trong xu thế chung của nhân loại” [86,
tr.32]. Đây là cơng trình cơng phu, cung cấp nhiều thơng tin, nhận định, đánh
giá và giải pháp phát triển KTB. Kết quả nghiên cứu KTB của cơng trình giúp
NCS có căn cứ để luận giải vấn đề lý luận về KTB trong luận án như quan
niệm, nội dung và định hướng giải pháp KHKTVQP trong phát triển KTB.
Lê Đăng Tuấn (2015), Để phát triển kinh tế biển Việt Nam [119]. Tác
giả khẳng định việc phát triển KTB gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên
biển còn nhiều vấn đề đặt ra, đặc biệt là thiếu cơ chế chính sách thu hút các
TPKT tham gia phát triển KTB; Chính sách ưu đãi ngư dân bám biển chưa
được quan tâm đúng mức; triển khai các khu KT-QP trên các vùng biển đảo
xa bờ còn chậm, phối hợp giữa lực lượng chuyên trách và lao động trên biển
chưa chặt chẽ, kịp thời… Từ đó, tác giả nhấn mạnh giải pháp tổ chức sắp xếp
lại không gian vùng biển và vùng bờ. Đồng thời chú trọng phát triển mạng
lưới giao thông vận tải nối liền vùng biển đảo với ven biển và nội địa. Đối với
vùng vũng vịnh, lạch nước sâu, cửa sông cần phải đẩy mạnh phát triển hệ
thống cảng biển, cảng cá, khu neo đậu, bến cá và khu căn cứ bờ.
Nguyễn Ngọc Khánh (2015), “Thực trạng phát triển các khu kinh tế
ven biển ở nước ta hiện nay” [50]. Tác giả phân tích thực trạng phát triển các
khu kinh tế ven biển theo các vấn đề: thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, giải quyết việc làm, đào tạo nhân lực, phát triển, hiện đại hóa KCHT. Từ
đánh giá hạn chế như chất lượng quy hoạch chưa tốt cả về kinh tế và quốc
phòng, đầu tư dàn trải, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý... tác giả đã chỉ ra hai


17

nguyên nhân yếu kém đó là quy hoạch chưa tổng thể, thiếu đồng bộ và thiếu
tính kết nối liên vùng. Bài viết đã cung cấp thông tin tổng thể các khu kinh tế
ven biển cả về quy hoạch, đầu tư, xây dựng KCHT, hiệu quả KT-XH. Mặc dù
khía cạnh quốc phịng được đề cập chưa sâu, tuy nhiên rất có giá trị để NCS

tiếp cận đánh giá sát thực trạng KHKTVQP thuộc phạm vi luận án của mình.
Duy Nguyễn (2016), Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ
vững chắc chủ quyền Tổ quốc [68]. Bài viết làm rõ vai trò Quân đội tham gia
phát triển KTB. Tác giả khẳng định đây là chủ trương đúng đắn của Đảng,
Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng nhằm phát huy vai trò của
Quân đội trong xây dựng thế trận QPTD trên biển gắn với phát triển KTB.
Thời gian qua Quân đội tham gia hiệu quả một số ngành như khai thác hải
sản, đóng, sửa chữa tàu thuyền, cảng biển, du lịch biển. Những nhận định về
thành tựu, hạn chế và thông tin về số liệu cụ thể trong bài viết là cơ sở để
tham khảo đánh giá thực trạng KHKTVQP trong phát triển KTB hiện nay.
Lê Quốc Bang (2017), Kinh tế biển [5]. Đây là bài viết nghiên cứu khá
toàn diện những vấn đề liên quan đến KTB. Trên cơ sở phân tích nhiều quan
niệm khác nhau về KTB cả trong và ngoài nước, tác giả đã đưa ra quan niệm
về KTB của mình, trong đó nhấn mạnh tác động trực tiếp và gián tiếp của yếu
tố tài nguyên biển đối với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ngoài việc đề cập tác
dụng của tài nguyên biển trong phát triển kinh tế, quan niệm không đề cập
đến chủ thể, mục đích, nội dung, phương thức phát triển KTB.
1.2.2. Nhóm cơng trình khoa học nghiên cứu kết hợp
kinh tế với quốc phòng
Văn Tiến Dũng (1975), Mấy vấn đề kết hợp kinh tế với củng cố quốc
phòng [32]. Theo tác giả: Kết hợp phát triển sản xuất với ra sức tăng cường
sức mạnh quốc phòng là đòi hỏi tất yếu trong điều kiện nước ta sau năm 1975.
Tác giả cũng đề cập mục đích, yêu cầu cơ bản để kết hợp có hiệu quả trong đó
nhấn mạnh: “cần chuẩn bị cho kinh tế và quốc phòng một đội ngũ cán bộ rất


18

mực trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng”[32, tr.39]. Phát triển
kinh tế cần chú trọng cả mục đích dân sinh và quốc phòng. Riêng KHKTVQP

trong KTB tác giả đề cập ở lĩnh vực ngư nghiệp “phải bảo vệ khai thác được
các vùng biển, các vùng cá và tài nguyên biển, vừa làm tốt công tác kinh tế
vừa làm tốt cơng tác quốc phịng”[32, tr.29-30]. Mặc dù chỉ đề cập một lĩnh
vực KTB song cuốn sách cung cấp cho NCS luận cứ khoa học để khẳng định
tính tất yếu, mục đích, yêu cầu KHKTVQP ở những lĩnh vực KTB khác.
Trần Xuân Trường - Nguyễn Anh Bắc (1980), “Vấn đề kết hợp kinh tế
với quốc phòng ở nước ta” [116]. Tiếp cận từ bản chất chế độ xã hội và nguồn
gốc bản chất chiến tranh, các tác giả đã luận giải lý luận, thực tiễn
KHKTVQP, phân tích khái niệm, nội dung KHKTVQP trên một số lĩnh vực
kinh tế, trong đó KTB có được đề cập song chỉ là KTB đơn thuần, nhỏ lẻ, chủ
yếu là khai thác hải sản. Các tác giả khẳng định “Các đội tàu thuyền đánh cá
vừa là lực lượng làm kinh tế, vừa là lực lượng bảo vệ chủ quyền” [116, tr.86].
Cơng trình nghiên cứu đã gợi mở giúp NCS tiếp cận phân tích nội dung khái
niệm và vấn đề nghiên cứu của mình trên các lĩnh vực KTB.
Đoàn Khuê (1994), Quan điểm cơ bản bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ
nghĩa [54]. Tác giả phân tích quan điểm bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới,
theo tác giả, cần thực hiện tốt 4 quan điểm chiến lược, đáng chú ý là yêu cầu
KHKTVQP là phải tạo được hệ thống cấu trúc có khả năng chuyển hóa nhanh
nhất từ tiềm lực kinh tế thành tiềm lực quốc phòng. Riêng lĩnh vực KTB, tác
giả cho rằng: “Đánh cá trên lãnh hải, trên vùng đặc quyền KTB của ta là
những hoạt động khẳng định chủ quyền của Tổ quốc trên biển. Vì vậy,
KHKTVQP trên vùng biển của Tổ quốc là yêu cầu cấp thiết” [54, tr.118]. Như
vậy, tác giả chỉ đề cập khai thác hải sản, nêu sự cần thiết KHKTVQP trên biển
mà chưa đề cập nội dung, cách thức, biện pháp KHKTVQP từng ngành KTB.
Nguyễn Minh Khải (1996), CNH,HĐH ở Việt Nam và vai trò của Quân
đội trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước [47]. Luận án làm rõ cơ sở lý luận,


19


đánh giá thực trạng CNH,HĐH ở Việt Nam. Riêng KTB, tác giả khẳng định:
“KTB là lợi thế so sánh có tính ổn định hơn các lợi thế khác trong tiến trình
CNH,HĐH”[47, tr.105]. Theo tác giả, cần kết hợp giữa phát triển KTB với
bảo vệ các cơng trình kinh tế trên biển và xây dựng các đảo, điểm đảo thành
phòng tuyến vững chắc. Cần phát huy lợi thế quân sự các đảo bằng cách biến
nó trở thành điểm đảo có kinh tế phát triển, đông dân cư làm ăn sinh sống; Hỗ
trợ ngư dân về vốn, miễn, giảm thuế đối với hoạt động khai thác xa bờ; Đổi
mới tư duy, phương thức bảo vệ hoạt động khai thác và làm KTB, biến quá
trình bảo vệ thành tự bảo vệ; Hải quân cần phát triển, mở rộng các hoạt động
kinh tế trên biển. Như vậy, xét khía cạnh KHKTVQP trong phát triển KTB
trong tiến trình CNH,HĐH, luận án đã gợi mở những định hướng có giá trị để
NCS tiếp tục đi sâu hơn, cụ thể hơn trong hoàn thiện giải pháp phát huy vai
trò Quân đội trong KHKTVQP thuộc phạm vi luận án của mình.
Nguyễn Nhâm (2014) “Kết hợp kinh tế với quốc phịng an ninh - Hiến
định và luật hóa” [69]. KHKTVQP là vấn đề lần đầu tiên được hiến định đầy
đủ trong hiến pháp nước ta năm 2013. Theo đó, nhận thức, vận dụng quy luật
KHKTVQP đã có sự phát triển và được coi là giải pháp bảo đảm thành công
của sự nghiệp đổi mới. Tác giả đưa ra quan niệm kết hợp, đó chính là sự gắn
kết giữa hai lĩnh vực theo sự điều hành của nhà nước nhằm thúc đẩy nhau
cùng phát triển, bảo đảm mỗi lĩnh vực luôn ở trạng thái tự bảo vệ và được bảo
vệ. Đánh giá KHKTVQP, tác giả cho rằng “Kết hợp còn lỗ hổng trong khu
vực KTB và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…”. Bài viết cung cấp cơ
sở lý luận, thực tiễn KHKTVQP trong phạm vi cả nền kinh tế, đây là cơ sở để
NCS hoàn chỉnh quan niệm, nội dung KHKTVQP phát triển KTB.
Trần Trung Tín (2017), “Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta hiện
nay” [101]. Tác giả đề cập có hệ thống và tồn diện mối quan hệ kinh tế và quốc
phòng ở nước ta, đưa ra quan niệm, luận giải tính tất yếu khách quan, nghiên
cứu nhân tố tác động, đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp



20

KHKTVQP. Giai đoạn sau năm 1976 đến nay tác giả có đề cập đến KTB
nhưng chủ yếu nhấn mạnh hoạt động của Quân đội như khai thác hải sản kết
hợp tuần tra bảo vệ vùng biển đảo... Như vậy, do đối tượng nghiên cứu mà đề
tài chỉ đề cập đến khía cạnh nhất định của KHKTVQP trong phát triển KTB.
Đây là khoảng trống còn lại mà NCS sẽ nghiên cứu trong luận án của mình.
1.2.3. Nhóm cơng trình khoa học nghiên cứu kết hợp kinh tế với
quốc phòng trong phát triển kinh tế biển
Mai Văn Phúc (2008), Tổng công ty hàng hải Việt Nam gắn phát triển
kinh tế với tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh trên biển [74]. Tác giả
khẳng định ngành Hàng hải luôn kết hợp giữa phát triển KTB với coi trọng
công tác QP,AN. Thể hiện: Mọi dự án phát triển đều tính tới phục vụ QP,AN;
Đội tàu vận tải “vừa chuyên chở lực lượng, phương tiện, lương thực, thực
phẩm, vũ khí, trang bị chiến đấu cho LLVT và nhân dân đồng thời là lực
lượng cảnh giới, sẵn sàng tham gia tác chiến trên biển” [74, tr.73]; xây dựng
DQTV đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, phù hợp quy mô sản xuất, đáp ứng
yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, hiện đã “xây dựng được hàng chục hải đoàn và
hàng trăm hải đội tự vệ, với 5000 cán bộ, chiến sỹ, chiếm 10% tổng số cán bộ,
nhân viên” [74, tr.94]; Làm tốt công tác quản lý, đăng ký, thống kê số lượng,
chất lượng, phương tiện sẵn sàng đáp ứng động viên quốc phòng. Bài viết
cung cấp thông tin cơ bản về hoạt động KHKTVQP trong lĩnh vực hàng hải
đồng thời gợi ý giải pháp phối kết hợp các lực lượng bảo vệ trên biển.
Quốc Toản, Mạnh Hùng, Mạnh Dũng (2008): Kết hợp phát triển kinh
tế biển với tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
trong tình hình mới [103]. Bài viết giới thiệu khái quát các vùng biển Việt
Nam đồng thời phân tích thực trạng KTB, QP,AN trên biển và những vấn
đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết. Từ đó đưa ra giải pháp đẩy mạnh kết hợp
phát triển KTB với QP,AN, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.



21

Phạm Hồng Kỳ (2011), Nghiên cứu về tổ chức xây dựng huấn luyện
và hoạt động của DQTV biển trong tình hình mới [55]. Đề tài hệ thống
hóa lý luận, thực tiễn tổ chức xây dựng, huấn luyện DQTV biển, chỉ ra khái
niệm, chức năng, nhiệm vụ, nội dung huấn luyện và bảo đảm chế độ chính
sách cho DQTV biển. Từ phân tích thực trạng, đề tài đề xuất 4 giải pháp nâng
cao chất lượng xây dựng DQTV biển. Mặc dù là nội dung quan trọng của
KHKTVQP trên biển song phạm vi đề tài chỉ đề cập đến khía cạnh tổ chức
huấn luyện DQTV biển. Tuy nhiên, đây là cơng trình có giá trị thực tiễn giúp
NCS có nhận thức, đánh giá khái quát tình hình, nội dung huấn luyện, sử
dụng DQTV biển trong KHKTVQP ở các lĩnh vực KTB trong luận án.
Cao Văn Sâm (2014), Bảo vệ an ninh kinh tế biển khu vực vịnh Bắc
Bộ trong tình hình hiện nay [83]. Tác giả phân tích sâu sắc về an ninh
KTB và bảo vệ an ninh KTB; làm rõ cơ sở chính trị và pháp lý của cơng
tác bảo vệ an ninh KTB; chỉ rõ tình hình phức tạp về an ninh KTB và
phân tích sâu sắc thực trạng bảo vệ an ninh KTB. Trên cơ sở đó, dự báo
tình hình liên quan đến cơng tác bảo vệ an ninh KTB khu vực vịnh Bắc
Bộ và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác
bảo vệ an ninh KTB khu vực vịnh Bắc Bộ trong thời gian tới.
Vũ Xuân Phác (2014), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết hợp
phát triển kinh tế xã hội với tăng cường thế trận phòng thủ biển đảo [71]. Tác
giả nhận định: chúng ta đã quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về kết hợp
phát triển KT-XH với tăng cường QP,AN. Tuy nhiên, KHKTVQP ở một số bộ
ngành, địa phương vẫn chưa đầy đủ, sâu sắc; chưa thấy hết tính cấp thiết phải
tự kết hợp bảo vệ trong xây dựng các cơng trình KCHT KT-XH, nhiều mặt
cịn hạn chế. Từ đó, tác giả đề xuất 4 biện pháp cơ bản: kết hợp phát triển
KCHT KT-XH với xây dựng thế trận chính trị; Tuyên truyền nâng cao nhận
thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành; Phát huy vai trị tham mưu của các

cấp; Hồn chỉnh pháp luật, xây dựng cơ chế chính sách liên quan.


22

Hồng Lâm, Văn Bảy, Hoàng Trường (2014), Phát huy vai trò của ngư
dân trong bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc [56]. Các tác giả cho rằng bảo
vệ biển đảo không chỉ trông chờ lực lượng chuyên trách mà vấn đề có ý nghĩa
cơ bản, lâu dài là phát huy vai trò ngư dân. Tuy nhiên, việc phát huy vai trò
của ngư dân vẫn chưa đạt như mong muốn, họ vẫn chưa được đào tạo cơ bản,
phương tiện đánh bắt thô sơ, chủ yếu khai thác gần bờ (chiếm 80%), chính
sách hỗ trợ chưa phát huy hiệu quả. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp
trong đó nhấn mạnh giáo dục nâng cao nhận thức về KHKTVQP; Tăng cường
đào tạo trình độ tay nghề; tổ chức lại sản xuất, hồn thiện chính sách hỗ trợ.
Ngơ Quang Chung (2015), Đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh
gắn với quốc phịng ở Tổng cơng ty Tân Cảng Sài Gịn [20]. Tác giả khẳng
định, đi đôi với SXKD, Tổng công ty còn thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo
vệ chủ quyền biển, đảo; bảo đảm cầu, bến, phương tiện cho tàu qn sự xếp
dỡ hàng hóa; thi cơng cơng trình trên đảo. Quán triệt nghị quyết, chỉ thị, mệnh
lệnh, hướng dẫn về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, thực hiện nghiêm kế
hoạch công tác quân sự, huấn luyện chiến đấu... Phối hợp với vùng 2 Hải
Quân xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch huấn luyện tác chiến bảo vệ
biển đảo. Thường xun rà sốt, bổ sung, hồn chỉnh các phương án sẵn sàng
chiến đấu, duy trì nghiêm ca kíp trực sẵn sàng chiến đấu đúng thành phần, đủ
khả năng xử lý tình huống. Phối hợp chặt chẽ với LLVT trên địa bàn, đảm bảo
bí mật, an tồn các nhiệm vụ theo quy chế hoạt động cảng quân sự.
Nguyễn Quốc Khánh (2016), Tập đồn dầu khí Quốc gia Việt Nam:
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh, góp phần bảo đảm an ninh - quốc phịng, bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ và
chủ quyền quốc gia [52]. Tác giả đánh giá ngành dầu khí đã có bước phát

triển, đã làm chủ nhiều loại hình dịch vụ chất lượng cao như vận hành giàn
khai thác; khoan tìm kiếm, thăm dị; xây lắp cơng trình... Trên cơ sở đó ngành
đã có sự tăng trưởng đáng khích lệ, giai đoạn 2010 - 2015 tổng doanh thu đạt


23

3675 nghìn tỷ đồng, vượt 2,4% kế hoạch, tốc độ tăng trưởng bình qn đạt
10% năm. Tập đồn cịn phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành tham gia bảo vệ
chủ quyền biển, đảo; tự vận hành tàu khảo sát thăm dị dầu khí vừa phát triển
kinh tế vừa bảo vệ chủ quyền. Đây là bài viết thể hiện sâu sắc chủ trương kết
hợp khai thác dầu khí với QP,AN bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bài viết đã cung
cấp cho NCS cơ sở thực tiễn KHKTVQP trong một lĩnh vực KTB cụ thể.
Nguyễn Thế Tràm - Lê Nam Hải (2016), Nâng cao hiệu quả phát triển
kinh tế biển, đảo gắn với an ninh - quốc phòng ở các tỉnh duyên hải Miền
Trung [110]. Từ đánh giá hạn chế, các tác giả đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả phát triển KTB, đảo gắn với QP,AN gồm: Tăng cường đầu tư
phát triển các lĩnh vực, các hệ thống KCHT trên các vùng ven biển, hải đảo;
Hồn thiện chính sách đối với các lực lượng làm nhiệm vụ phát triển KTB;
Đưa dân ra sinh sống, làm việc ổn định lâu dài ở các đảo; Thực hiện chính
sách đối với ngư dân đánh bắt hải sản trên biển. Mặc dù chỉ đề cập đến khu
vực duyên hải Miền Trung song bài viết đã cung cấp cho NCS những định
hướng có giá trị để nghiên cứu các giải pháp thuộc phạm vi luận án của mình.
Nguyễn Văn Sơn (2017), Bảo vệ, hỗ trợ hoạt động thủy sản gắn với
bảo đảm quốc phòng - an ninh của Lực lượng Cảnh sát biển [85]. Từ nhận
định tình hình tranh chấp chủ quyền phức tạp ở Biển Đơng, đặc biệt là nước
ngồi xâm nhập khai thác hải sản trái phép, sử dụng vũ lực ngăn cản hoạt
động khai thác hải sản xa bờ của ngư dân ta trên một số vùng biển. Tác giả
khẳng định sự cần thiết phải kết hợp khai thác thủy sản với hoạt động quốc
phòng nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Tác giả cũng đề xuất 5

giải pháp, trong đó nhấn mạnh cơng tác tun truyền pháp luật cho ngư dân
và phối hợp chặt chẽ các lực lượng trên biển.
1.3. Khái quát kết quả chủ yếu của các cơng trình đã cơng bố và
những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
1.3.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các cơng trình đã cơng bố


24

Thơng qua tổng quan các cơng trình khoa học liên quan đến đề tài nghiên
cứu, tác giả luận án khái quát kết quả nghiên cứu trên một số nội dung sau:
1.3.1.1. Về mặt lý luận
Các cơng trình nước ngồi: Các cơng trình làm rõ vị trí, vai trị to lớn
của biển trong phát triển các ngành kinh tế như ngành hàng hải, đóng tàu,
đánh bắt hải sản, du lịch biển… Quy hoạch phát triển các ngành này cũng đều
nhằm mục đích bảo vệ lợi ích, chủ quyền biển đảo của họ. Mặc dù khơng có
cơng trình nào đề cập quan niệm KHKTVQP trong lĩnh vực KTB song cách
phân tích, luận giải đều nhằm làm rõ tính tất yếu phải kết hợp chặt chẽ phát
triển KTB với bảo vệ biển đảo. Các tác giả như Hottenroll; Gorơsơcốp; Kohli
đều tìm cách lý giải các nhân tố tạo thành sức mạnh biển quốc gia và phương
thức để đạt được điều đó. Có sức mạnh biển là có được sự bảo đảm chắc chắn
về lợi ích, chủ quyền biển và ngược lại. Vì vậy, kết hợp giữa khai thác, sử
dụng với bảo vệ tài nguyên biển đặt ra đòi hỏi tất yếu với các quốc gia biển dù
là nước lớn hay nước nhỏ, nước giàu hay nước nghèo.
Các cơng trình trong nước: KHKTVQP là đề tài thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vì vậy, cơng trình cơng bố rất đa
dạng, phong phú, mỗi cơng trình đều có những đóng góp nhất định về mặt lý
luận, góp phần làm sáng tỏ đường lối chiến lược KHKTVQP của Đảng, Nhà
nước. Nhiều cơng trình đưa ra và phân tích quan niệm, tính tất yếu, nội dung,
nhân tố tác động KHKTVQP nói chung, trong đó KTB, KHKTVQP trong

phát triển KTB được đề cập trong mối quan hệ không tách rời với chiến lược
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Quan niệm KHKTVQP nói chung được nhiều cơng trình đề cập, về cơ
bản có sự thống nhất KHKTVQP là sự gắn kết kinh tế và quốc phòng trong
một thể thống nhất nhằm phát triển kinh tế, củng cố quốc phịng trong cùng
một q trình. Tuy nhiên, khi phân tích nội hàm quan niệm từ chủ thể, mục
đích, nội dung, phương thức kết hợp mỗi cơng trình lại đề cập khác nhau.


25

Quan niệm KHKTVQP trong phát triển KTB chưa có cơng trình nào đề cập,
hầu hết chỉ phân tích nội dung, cách thức, biện pháp kết hợp từng ngành KTB
cụ thể mà chưa phân tích tổng thể các ngành KTB. Mặt khác, dù nhiều cơng
trình luận giải về quốc phịng song chưa đề cập vấn đề sức mạnh quốc phòng.
Đây là vấn đề liên quan mật thiết đến luận án cần tập trung làm rõ.
Nội dung KHKTVQP được các cơng trình đề cập chủ yếu trên bình
diện tổng thể nền kinh tế. KTB được đề cập khá nhiều song với tư cách là bộ
phận cấu thành của nền kinh tế. Một số cơng trình chỉ ra các nội dung kết hợp
dưới dạng liệt kê hoạt động KHKTVQP như tổ chức khai thác kết hợp nắm
tình hình trên biển; Kết hợp trong xây dựng thế trận QPTD trên biển; Kết hợp
trong xây dựng các khu KT-QP, dân sự hóa trên các vùng biển đảo… Các
ngành KTB được đề cập nhiều nhất là hàng hải, khai thác hải sản và dầu khí.
Bên cạnh đó, nhiều cơng trình luận giải rõ vai trị nịng cốt của lực lượng Hải
quân trong bảo vệ chủ quyền biển đảo và tham gia phát triển KTB.
Nhân tố tác động KHKTVQP trên tổng thể nền kinh tế có nhiều tác giả
đề cập. Hướng phân tích tập trung vào các vấn đề như tình hình thế giới, khu
vực; quan điểm, chủ trương của Đảng, quản lý của Nhà nước, chiến lược quân
sự, nhận thức của các cấp, các ngành... Trên từng khía cạnh, các tác giả phân
tích tác động tích cực, tiêu cực của từng nhân tố đối với KHKTVQP. Riêng

vấn đề KHKTVQP trong phát triển KTB chưa có cơng trình nào đề cập và
phân tích những nhân tố tác động. Cũng chưa cơng trình nào phân tích vai trị
của phát triển KTB đối với tăng cường sức mạnh quốc phịng trên biển.
1.3.1.2. Về mặt thực tiễn
Các cơng trình nước ngồi đề cập, phân tích thực tiễn KHKTVQP
trong phát triển KTB không nhiều, chủ yếu là nghiên cứu về mặt chủ trương
phát triển kinh tế, bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia thơng qua thực hiện một
số chính sách của Nhà nước… Thực thi cụ thể thường tập trung vào 3 lĩnh
vực cơ bản: 1) xây dựng kết cấu hạ tầng mang tính lưỡng dụng. 2) kinh tế


×