Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Luận văn ngôn ngữ tạp văn nguyễn ngọc tư qua khảo sát ngày mai của những ngày mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.17 KB, 84 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa ngữ văn
=== ===

phạm thị hà

Ngôn ngữ tạp văn nguyễn ngọc t
qua khảo sát ngày mai của những ngày mai

khóa luận tốt nghiệp đại học
chuyên ngành: ngôn ngữ


Vinh, 2010
=  =

2


Trờng đại học vinh
Khoa ngữ văn
=== ===

Ngôn ngữ tạp văn nguyễn ngọc t
qua khảo sát ngày mai của những ngày mai

khóa luận tốt nghiệp đại học
chuyên ngành: ngôn ngữ

Giáo viên hớng dẫn:


ts. đặng lu

SV thực hiện:

phạm thị hà

Lớp:

47B1 - Ngữ văn


Vinh, 2010
=  =

4


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...............................................Error: Reference source not found
1.

Lý do để chọn đề tài...................Error: Reference source not found

2.

Lịch sử vấn đề............................ Error: Reference source not found

3.


Nhiệm vụ nghiên cứu.................Error: Reference source not found

4.

Phạm vi nghiên cứu....................Error: Reference source not found

5.

Phương pháp nghiên cứu............Error: Reference source not found

6.

Cấu trúc khóa luận..................... Error: Reference source not found

Chương 1.

TẠP VĂN VÀ NGÔN NGỮ THỂ LOẠI TẠP VĂN
........................................Error: Reference source not found

1.1.

Khái niệm tạp văn...................... Error: Reference source not found

1.2.

Ngôn ngữ thể loại tạp văn..........Error: Reference source not found

1.2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật..................Error: Reference source not found
1.2.2. Ngôn ngữ thể loại tạp văn..........Error: Reference source not found
1.3.


Nguyễn Ngọc Tư và tạp văn Ngày mai của những ngày mai. .Error:
Reference source not found

1.3.1. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư...........Error: Reference source not found
1.3.2. Vị trí tạp văn Ngày mai của những ngày mai trong sự nghiệp sáng
tác của Nguyễn Ngọc Tư............Error: Reference source not found
Chương 2.

TỪ NGỮ TRONG NGÀY MAI CỦA NHỮNG NGÀY MAI
........................................Error: Reference source not found

2.1.

Nhìn chung về việc nghiên cứu từ trong tác phẩm văn xuôi
nghệ thuật ..................................Error: Reference source not found

2.1.1. Khái niệm từ...............................Error: Reference source not found


2.1.2. Việc nghiên cứu từ trong tác phẩm văn xuôi nghệ thuật.........Error:
Reference source not found
2.2.

Từ ngữ trong Ngày mai của những ngày mai.........Error: Reference
source not found

2.2.1. Từ địa phương............................Error: Reference source not found
2.2.2. Từ hội thoại................................Error: Reference source not found
2.2.3. Từ láy......................................... Error: Reference source not found

2.2.4. Thành ngữ (cụm từ cố định).......Error: Reference source not found

6


=  =.......................................................................................................................................2
=  =.......................................................................................................................................4
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................8
1. Lý do để chọn đề tài...............................................................................................................8
2. Lịch sử vấn đề.........................................................................................................................9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................................11
4. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................11
6. Cấu trúc khóa luận................................................................................................................12
Chương 1
TẠP VĂN VÀ NGƠN NGỮ THỂ LOẠI TẠP VĂN.............................................................13
1.1. Khái niệm tạp văn..............................................................................................................13
1.2. Ngôn ngữ thể loại tạp văn.................................................................................................14
1.2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật..................................................................................................14
1.2.2. Ngôn ngữ thể loại tạp văn..........................................................................................16
1.3. Nguyễn Ngọc Tư và tạp văn Ngày mai của những ngày mai...........................................19
1.3.1. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư...........................................................................................19
1.3.2. Vị trí tạp văn Ngày mai của những ngày mai trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn
Ngọc Tư................................................................................................................................19
Chương 2
TỪ NGỮ TRONG NGÀY MAI CỦA NHỮNG NGÀY MAI...............................................22
2.1. Nhìn chung về việc nghiên cứu từ trong tác phẩm văn xuôi nghệ thuật..........................22
2.1.1. Khái niệm từ...............................................................................................................22
2.1.2. Việc nghiên cứu từ trong tác phẩm văn xuôi nghệ thuật...........................................22
2.2. Từ ngữ trong Ngày mai của những ngày mai...................................................................24

2.2.1. Từ địa phương............................................................................................................24
2.2.2. Từ hội thoại.................................................................................................................31
2.2.3. Từ láy..........................................................................................................................32
2.2.4. Thành ngữ (cụm từ cố định).......................................................................................38
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................43
Chương 3
CÂU VĂN, KẾT CẤU VÀ GIỌNG ĐIỆU
TRONG NGÀY MAI CỦA NHỮNG NGÀY MAI................................................................44
3.1. Câu văn trong Ngày mai của những ngày mai..................................................................44
3.1.1. Nhìn chung về việc nghiên cứu câu trong tác phẩm văn xuôi nghệ thuật.................44
3.1.2. Câu văn trong Ngày mai của những ngày mai nhìn từ góc độ cấu tạo ngữ pháp.....45
3.1.3. Câu văn trong Ngày mai của những ngày mai nhìn từ góc độ tu từ cú pháp............56
3.2. Kết cấu trong Ngày mai của những ngày mai...................................................................66
3.2.1. Giới thuyết về kết cấu.................................................................................................66
3.2.2. Một số kết cấu thường gặp trong Ngày mai của những ngày mai............................66
3.3. Giọng điệu trong Ngày mai của những ngày mai.............................................................72
3.3.1. Giới thuyết về giọng điệu...........................................................................................72
3.3.2. Một số sắc thái giọng điệu trong Ngày mai của những ngày mai.............................73
KẾT LUẬN...............................................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................82


MỞ ĐẦU
1. Lý do để chọn đề tài
1.1. Cuộc sống ngày nay đã có nhiều thay đổi, văn học cũng có những
bước đổi thay để đáp ứng nhu cầu của người đọc. Do khối lượng công việc và
thời gian bị hạn hẹp nên độc giả hơm nay tìm đến các thể loại có khả năng
đáp ứng được như truyện ngắn, truyện mini (truyện cực ngắn), tạp văn…
Những thể loại này khơng những có dung lượng ngắn mà chúng cịn được viết
bởi ngôn ngữ gần gũi, quen thuộc. Tạp văn là thể loại được sử dụng khá phổ

biến. Chẳng hạn, hầu như báo Văn nghệ số nào ít nhất cũng đăng một tác
phẩm. Nhiều loại báo không chuyên về văn chương cũng in tạp văn. Khơng ít
tác giả ở nước ngồi cũng như ở Việt Nam viết tạp văn rất thành công. Song
dường như những ý kiến nhận xét, đánh giá, nghiên cứu về thể loại này cịn
rất ít. Giải quyết đề tài này góp phần nghiên cứu rõ hơn về thể loại tạp văn.
1.2. Nguyễn Ngọc Tư là gương mặt văn xuôi đương đại tiêu biểu, sắc
sảo, đa dạng. Chị tuy mới chỉ xuất hiện trong những năm đầu của thế kỷ XXI
nhưng đã gây được sự chú ý của độc giả bên cạnh một số cây bút nữ như:
Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo,
Ngân Hoa… Nguyễn Ngọc Tư đã góp một tiếng nói riêng của mình vào nền
văn xi nước nhà. Tác phẩm của chị ra mắt đều đặn, chứng tỏ Nguyễn Ngọc
Tư là một cây bút giàu nội lực. Những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư được
đánh giá cao và đạt nhiều giải thưởng. Tìm hiểu về tác phẩm của Nguyễn
Ngọc Tư dù ở bất cứ phương diện nào cũng là việc làm thiết thực, không chỉ
giúp hiểu thêm về một tác giả, mà cịn có thể hình dung phần nào diện mạo
của văn xi Việt Nam đương đại. Chính điều này đã khiến chúng tơi đi lựa
chọn và tìm hiểu về đề tài này.
1.3. Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút truyện ngắn khá xuất sắc, nhưng
bên cạnh đó chị cịn có những sáng tác thuộc thể loại bút ký, tạp văn và gây
8


được sự chú ý của độc giả thời gian gần đây. Đọc văn của Nguyễn Ngọc Tư,
độc giả không chỉ bị lôi cuốn bởi cái duyên kể chuyện, bởi những nhân vật
sống động, gần gũi, mà còn được tắm đẫm trong cái phong vị rất riêng của
một vùng đất. Làm nên cái phong vị ấy phải kể đến cái ngôn ngữ đậm chất
Nam Bộ mà Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng hết sức nhuần nhuyễn. Mỗi một cây
bút văn chương đều có những đóng góp của mình cho nền văn học nước nhà
và đóng góp ở phương diện ngơn ngữ là vô cùng đáng quý. Thêm một lý do
nữa để chúng tơi lựa chọn đề tài NGƠN NGỮ TẠP VĂN NGUYỄN NGỌC

TƯ QUA KHẢO SÁT NGÀY MAI CỦA NHỮNG NGÀY MAI cho công việc
tập dượt nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử vấn đề
Những cơng trình bàn về thể loại tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư chưa
nhiều, chưa thu hút được sự quan tâm cần thiết, đúng mức của giới nghiên
cứu. Những nhận xét, đánh giá về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu
dành cho lĩnh vực truyện ngắn còn văn chính luận thì chỉ có một vài bài viết
lẻ tẻ trên báo Văn nghệ, Tạp chí văn học,....
Cũng như ở truyện, bút kí, đề tài tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư xoay
quanh những phong tục, thói quen sinh hoạt, đời sống kinh tế của người dân
Nam Bộ. Đọc chúng, ta hiểu sâu hơn về tính cách, lối sống, tình cảm chân
thành, rộng mở và đầy nghị lực của con người nơi đây. Sự thấu hiểu tường
tận, sự quan tâm sâu sắc của tác giả đến cuộc sống và con người Nam Bộ cho
ta thấy Nguyễn Ngọc Tư là “nhà văn của xóm rau bèo”, nhà văn của nơng
dân, nhà văn của những vấn đề bình thường, giản dị, gần gũi nhất…
Cho đến nay, các ý kiến đánh giá về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư
khá phong phú, đa dạng. Trong đó có nhiều bài viết ủng hộ, ca ngợi chị và các
sáng tác của chị. Và tác phẩm được chú ý nhiều nhất là Cánh đồng bất tận,
tiêu biểu như các bài viết sau:
9


“Nguyễn Ngọc Tư - quả sầu riêng của trời” - Trần Hoàng Thiên Kim,
báo Hà Nội Mới (05/2004); “Một nhịp cầu” - Huỳnh Kim, báo Đồng Nai
(24/01/2006); “Dữ dội và nhân tình”- Phạm Xn Ngun, báo Tuổi Trẻ
(03/12/2005); “Cịn nhiều người cầm bút rất có tư cách” - Nguyên Ngọc,
VietNamnet (02/11/2005); “Nguyễn Ngọc Tư - điềm đạm mà thấu đáo”,
(phỏng vấn nhà văn Dạ Ngân), báo Tuổi Trẻ (22/04/2004); “Nguyễn Ngọc Tư:
nhà văn của xóm rau bèo” - Quang Vinh, báo Tuổi Trẻ (09/03/2004);
“Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản Miền Nam” - Trần Hữu Dũng, Diễn đàn tháng

2/2004…Các nhà văn, các nhà phê bình từ những góc nhìn khác nhau, nhưng
đều gặp gỡ nhau ở một điểm: đánh giá rất cao những nỗ lực trong sáng tạo
của Nguyễn Ngọc Tư.
Riêng về tạp văn, thi thoảng có một vài bài viết lẻ tẻ in trên các báo và
một số cơng trình nghiên cứu khoa học, chẳng hạn: “Tạp văn Nguyễn Ngọc
Tư”, Thanh Vân, eVan.com (07/02/2006); “Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư:
Nguyễn Ngọc Tư - quen mà lạ”, Hạ Anh, báo Thanh Niên (19/01/2006); “Về
Cà Mau thăm Nguyễn Ngọc Tư”, Trần Hữu Dũng, (lời bạt của tập tạp văn
Nguyễn Ngọc Tư ); “Đọc tạp văn “Trở gió” cuả Nguyễn Ngọc Tư”, Phú
Cường, Thời báo Kinh Tế Sài Gịn (10/2005); “Tìm hiểu tạp văn Nguyễn Ngọc
Tư” - Phạm Thị Thành, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn (2007)…
Văn chương Nguyễn Ngọc Tư không phải bao giờ cũng nhận được lời
khen từ các nhà phê bình. Bùi Việt Thắng yêu cầu ngôn ngữ của cây bút có
chất giọng Nam Bộ phải được “quốc gia hố”, chứ không được sử dụng quá
nhiều phương ngữ vùng miền như vậy. Ông cho rằng Nguyễn Ngọc Tư “thiếu
sự lao động nghiêm túc”, thiếu sự tìm tịi, học hỏi... Dường như ông muốn
mọi tác phẩm của các tác giả phải giống nhau như khuôn ngay cả về hệ từ
vựng và ngữ pháp cho dù các nhà thơ, nhà văn đó ở bất kỳ thời đại nào, vùng
miền nào…

10


Phải nói rằng, hầu hết các bài viết trên đã ít nhiều nói đến đặc điểm của
việc sử dụng ngơn ngữ trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Tuy nhiên,
trong giới hạn của những bài viết lẻ tẻ, những nhận định của các tác giả phần
nhiều còn tản mạn, chưa nêu được đặc điểm nổi bật trong việc sử dụng ngôn
ngữ của Nguyễn Ngọc Tư ở những sáng tác của chị, trong đó có tập tạp văn
Ngày mai của những ngày mai.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Với đề tài này, khóa luận sẽ hướng tới những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu tạp văn và ngôn ngữ thể loại tạp văn, cùng với các khái
niệm thuộc các cấp độ ngôn ngữ liên quan.
- Khảo sát các biểu hiện ngôn từ nghệ thuật trong Ngày mai của những
ngày mai của Nguyễn Ngọc Tư như: phương ngữ Nam Bộ, từ hội thoại, từ
láy…; tìm hiểu câu văn nhìn từ góc độ cấu tạo ngữ pháp và tu từ cú pháp;
cách kết cấu và giọng điệu nổi bật.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát của khoá luận là tập tạp văn Ngày mai của những
ngày mai của Nguyễn Ngọc Tư (Nxb Phụ nữ 2007, 189 trang) gồm 32 bài
tạp văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những những nhiệm vụ nêu trên, khóa luận sẽ sử dụng
các phương pháp quen thuộc thường được áp dụng trong nghiên cứu ngôn
ngữ nghệ thuật:
Phương pháp thống kê - phân loại.
Phương pháp phân tích - tổng hợp.
Phương pháp hệ thống.

11


6. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần Mở đầu và phần Kết luận, khóa luận bao gồm có những
chương sau:
Chương 1. Tạp văn và ngôn ngữ thể loại tạp văn.
Chương 2. Từ ngữ trong Ngày mai của những ngày mai
Chương 3. Câu văn, kết cấu và giọng điệu trong Ngày mai của những
ngày mai.
Sau cùng là Tài liệu tham khảo.


12


Chương 1

TẠP VĂN VÀ NGÔN NGỮ THỂ LOẠI TẠP VĂN
1.1. Khái niệm tạp văn
Tạp văn là một khái niệm chưa được minh định rõ ràng, còn lẫn lộn với
các tên gọi khác như: tản văn, tạp bút, tạp cảm… Từ trước đến nay đã có rất
nhiều nhà nghiên cứu, nhà lý luận văn học, nhà ngôn ngữ học, cố gắng đưa ra
những định nghĩa về tạp văn. Sở dĩ như vậy vì đây là một thể loại văn học khá
đặc biệt, tương đối tự do trong đề tài cảm xúc, linh hoạt về phương thức biểu
đạt và có khả năng dung chứa trong nó những thể loại văn học khác.
Từ điển văn học có tới 2 định nghĩa về tạp văn:
Định nghĩa 1: “Tạp văn là những bài văn nghị luận có tính nghệ thuật.
Phạm vi của tạp văn rất rộng bao gồm tạp cảm, tùy cảm, tiểu phẩm, bình luận
ngắn… đặc điểm nổi bật là ngắn gọn” [57, tr. 333].
Định nghĩa 2: “Tạp văn là một bộ phận lớn của nhà văn Trung Quốc Lỗ
Tấn, viết theo một thể loại đặc biệt bao gồm những bài cảm nghĩ nhỏ, luận
văn, tuỳ bút, thư từ, nhật ký, hồi ức…” [57, tr. 333].
Từ điển thuật ngữ văn học lại giải thích: “Tạp văn là những áng văn tiểu
phẩm có nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ. Đó là một thứ
văn vừa có tính chính luận sắc bén vừa có tính nghệ thuật cơ đọng, phản ánh
và bình luận kịp thời các hiện tượng xã hội” [21, tr. 294].
Dương Tấn Hào đóng góp thêm một cách hiểu nữa về tạp văn: “Theo
nghĩa đen thì hai chữ “tạp văn” dùng để chỉ những thể văn đoản thiên không
đồng một thể với tập thi ca, tản văn, tiểu thuyết và bi kịch đã thịnh hành từ
xưa. Ngày nay, bản chất thứ tạp văn đã biến tướng và danh từ đó hiện giờ đã
chuyên chỉ lối văn đoản thiên những thiên tạp trở giàu tính cách tranh đấu”

[37, tr. 21].

13


Như vậy, khái niệm tạp văn vẫn chưa được minh định rõ ràng. Các
cách hiểu, các định nghĩa nêu trên mới phần nào chỉ ra tính chất, đặc điểm cốt
yếu, khái quát về thể loại này.
Qua các ý kiến nêu trên, chúng tơi có thể rút ra một số đặc điểm của thể
loại tạp văn như sau:
- Là thể loại ngắn gọn, hàm súc.
- Thường chớp một ý nghĩ, khoảnh khắc suy tư, một thoáng liên tưởng
bất ngờ, độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả.
- Nội dung khá đa dạng phong phú: có thể liên quan đến các vấn đề
chính trị xã hội mang tính chính luận, sắc sảo; cũng có thể là những thiên “tạp
cảm” trở giàu chất trữ tình, mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của một
tác giả văn chương.
- Rất năng động, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thưởng thức của độc
giả hiện đại.
1.2. Ngôn ngữ thể loại tạp văn
1.2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật là khái niệm chỉ một loại hình ngơn ngữ chung để
biểu đạt nội dung, hình tượng của tác phẩm nghệ thuật ngơn từ (sáng tác
truyền miệng và văn học viết). Tuy nhiên khi bàn về khái niệm ngơn ngữ
nghệ thuật, lại có nhiều ý kiến. Ở đây chúng tôi xin dẫn một số quan niệm của
các tác giả.
Theo G.V.Xtêpanốp: “Ngôn ngữ văn học là một hiện tượng nghệ thuật
do nghệ sỹ sáng tạo theo quy luật chung của nghệ thuật. Văn bản nghệ thuật
phải truyền đạt một ý nghĩa mà không một phát ngơn đồng nghĩa nào có thể
thay thế được”.

M.Bakhtin có nói rằng: “Thật là ngây thơ nếu cho rằng nghệ sỹ chỉ cần
một ngôn ngữ như ngôn ngữ, tức là ngơn ngữ của ngơn ngữ học (bởi vì chỉ
14


nhà ngôn ngữ học mới nghiên cứu ngôn ngữ như là một ngôn ngữ). Thực ra,
nghệ sỹ gia công ngôn ngữ như là ngơn ngữ để biến nó thành phương tiện
biểu hiện nghệ thuật của ngôn ngữ, mà chỉ là sử dụng nó thơi” [46, tr. 199].
I.M.Lotman - nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng người Nga -, trong
cơng trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật đã viết: “Văn học có tính nghệ thuật
nói bằng ngơn ngữ đặc biệt, thứ ngôn ngữ được xây dựng chồng lên trên,
ngôn ngữ tự nhiên với tư cách là hệ thống thứ hai” [30, tr. 49]. Theo ơng,
ngơn ngữ nghệ thuật được hình thành từ ngơn ngữ tự nhiên, nhưng lại có sự
khác biệt về đặc trưng: “Trong văn bản có tính nghệ thuật ngơn từ thì khơng
chỉ có ranh giới giữa các ký hiệu là khác nhau, mà bản chất khái niệm ký hiệu
cũng khác nhau” [30, tr. 49].
Từ quan niệm của I.M.Lotman, ta có thể hiểu ngơn ngữ tự nhiên chính
là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của ngơn ngữ nghệ thuật, nhưng nó có
tính độc lập với tư cách là hệ thống tín hiệu thứ hai.
Theo Đinh Trọng Lạc: “Ngôn ngữ phi nghệ thuật” được hiểu trùng với
“Ngôn ngữ tự nhiên”, nó bao gồm lời nói sinh hoạt hằng ngày, các loại ngơn
ngữ thuộc phong cách hành chính, chính luận, khoa học... “Ngơn ngữ phi
nghệ thuật có thể được xác định như là một mơ hình chung, phổ biến nhất, tức
một hệ thống tín hiệu đầu tiên và quy tắc sử dụng tín hiệu đó mà con người
dùng để việt hóa các ý nghĩa, tình cảm của mình, tức để diễn đạt các ý nghĩ,
tình cảm này trong một hình thức được tri giác một cách cảm tính: từ ngữ,
phát ngơn...” [28, tr. 123].
Khi nói tới ngơn từ nghệ thuật là nói tới tồn bộ các đặc điểm của văn
bản nghệ thuật của tác phẩm văn học như là một chỉnh thể toàn vẹn, sinh
động. Sự phân biệt” ngơn ngữ” và “lời nói” cũng được áp dụng vào lĩnh vực

nghệ thuật khi nói ngơn ngữ nghệ thuật là nói “mã”, nói tới một hệ thống các
phương thức trên tạo hình, biểu hiện, hệ thống các quy tắc thơng báo bằng tín
hiệu thẫm mỹ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật.
15


Trong văn học, nội dung và hình thức (trong đó có ngơng ngữ) khơng
tách rời nhau, cho nên hiện tại, các nhà nghiên cứu văn học có xu hướng vận
dụng tri thức ngơn ngữ học, cịn ngược lại trong các nhà ngơn ngữ học đã có
khuynh hướng khám phá đặc thù văn học. Dù có sự lí giải khác nhau, tính
hình tượng của văn học và của ngơn ngữ văn học vẫn được thừa nhận.
Trong cuốn Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên) ngôn ngữ nghệ
thuật được định nghĩa: “Ngơn từ nghệ thuật là văn, văn chương. Đó là ngôn từ
của tác phẩm văn học, của thế giới nghệ thuật, là kết quả sáng tạo của nhà
văn. Đó là ngơn từ giàu tính hình tượng nhất và giàu sức biểu hiện nhất, được
tổ chức một cách đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm
và tác động của thẩm mỹ tới người đọc” [37, tr. 185].
Trần Đình Sử trong cuốn Giáo trình dẫn luận thi pháp học cho rằng:
ngôn từ nghệ thuật là một hiện tượng nghệ thuật (thể hiện ở tính hình tượng
của ngơn từ nghệ thuật). Đồng thời ngơn từ nghệ thuật cịn được thể hiện ở
nhãn quan và loại hình ngơn từ văn học (sử thi, tiểu thuyết) thi pháp ngôn từ
trên các cấp độ ngôn ngữ (từ và cụm từ, cú pháp) thi pháp ngơn từ trên cấp độ
hình thức nghệ thuật (lời trực tiếp của nhân vật, lời gián tiếp).
Như vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra quan điểm của mình về ngơn
ngữ nghệ thuật. Những góc nhìn khác nhau ấy đã phản ánh tính phức tạp của
một vấn đề ngỡ hết sức quen thuộc.
1.2.2. Ngôn ngữ thể loại tạp văn
Tạp văn là thể loại chưa được minh định rõ ràng. Vì vậy, đi vào nghiên
cứu thể loại này, các nhà nghiên cứu không chỉ gặp bất cập khi bàn về khái
niệm tạp văn, mà việc nghiên cứu đặc điểm ngơn ngữ tạp văn nói riêng, đặc

trưng thể loại tạp văn nói chung cịn có những khó khăn nhất định. Dựa vào
đặc điểm của thể loại tạp văn, (cũng như nghệ thuật ngôn từ), cùng với những
thành tựu của các nhà nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ của tạp văn thì xét trên
tổng thể, ngơn ngữ tạp văn cũng là ngơn ngữ nghệ thuật. Vì vậy, ngơn ngữ tạp
16


văn cũng mang những đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật, hay nói cách khác
ngơn ngữ tạp văn cũng có những đặc điểm khác với ngôn ngữ phi nghệ thuật
(ngôn ngữ tự nhiên).
Ngơn ngữ tạp văn thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai, cịn ngơn ngữ phi
nghệ thuật là hệ thống tín hiệu thứ nhất - là cơ sở để cấu thành ngơn ngữ tạp
văn (hệ thống tín hiệu thứ hai).
Nếu như ngôn ngữ phi nghệ thuật đảm nhận chức năng giao tiếp, nó
đẩy chức năng thẩm mĩ ra phía sau, thì ngược lai ngơn ngữ tạp văn nói riêng,
ngơn ngữ nghệ thuật nói chung lại coi trọng chức năng thẩm mĩ. Mặt khác so
với ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ tạp văn cũng có tính hệ thống nhưng có sự
khác nhau về chất.
Ngôn ngữ tạp văn là ngôn ngữ nghệ thuật nên nó phải có tính truyền
cảm. Tính truyền cảm của nó làm cho người đọc, người nghe có cảm giác tâm
trạng buồn, vui, yêu, thích... như chính người viết (kể). Đây chính là điều làm
nên điểm mạnh của ngơn ngữ tạp văn, bởi nó tạo sự hịa đồng giao cảm, cuốn
hút, gợi cảm xúc ở người tiếp nhận. Tuy nhiên mức độ tạo ra sự đồng cảm,
giao cảm, gợi cảm xúc ở người đọc còn tùy thuộc vào tài năng của người sáng
tạo, và không thể nổi trội bằng thể loại trữ tình (thơ).
Mang đặc điểm của ngơn ngữ nghệ thuật, ngơn ngữ tạp văn cũng mang
tính “cá thể hóa”. Đó là dấu ấn sáng tạo của mỗi tác giả là cái thuộc về đặc
điểm bản chất, thuộc về điều kiện bắt buộc đối với ngôn ngữ tạp văn nói riêng
và ngơn ngữ nghệ thuật nói chung. Sử dụng ngôn ngữ - phương tiện diễn đạt
chung của cộng đồng - mỗi nhà văn lại thể hiện một giọng điệu riêng, một

phong cách riêng đặc biệt là ở những nhà văn lớn, văn phong của họ càng độc
đáo, đa dạng.
Cũng vì ngơn ngữ tạp văn thuộc về ngơn ngữ nghệ thuật nên nó cịn
mang tính “cụ thể hóa”. Để có sự cụ thể hóa ngơn từ nghệ thuật, người viết
tạp văn phải có sự lựa chọn tinh tế và cách thức tổ chức các phương tiện ấy.
17


Tính hệ thống của một yếu tố ngơn ngữ nghệ thuật được xác định bởi vị
trí, vai trị của nó trong hệ thống các hình tượng của tác phẩm và phong cách
cá nhân của tác giả. Cịn đối với ngơn ngữ phi nghệ thuật, tính hệ thống gắn
với sự khu biệt xã hội đối với ngôn ngữ.
Nếu như ngôn ngữ phi nghệ thuật chỉ có một bình diện nghĩa thì ngơn
ngữ tạp văn cũng như ngơn ngữ nghệ thuật có hai bình diện nghĩa (một bình
diện hướng vào ngơn ngữ văn học với ý nghĩa của các từ, của các bình diện
ngữ pháp; và mặt khác hướng vào hệ thống các hình tượng của tác phẩm
nghệ thuật).
Tạp văn là một loại hình nghệ thuật vì thế ngơn ngữ tạp văn cũng mang
đặc điểm chung của ngơn ngữ nghệ thuật. Tính hình tượng biểu hiện ở khả
năng truyền đạt khơng chỉ thơng tin logic mà cịn cả thơng tin được tri giác
một cách cảm tính. Tính hình tượng khơng chỉ có trong từ mà cịn có ở các
cấp độ lớn hơn. Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc cho
rằng: “Hình tượng là một tín hiệu phức tạp, trong đó xuất hiện với tư cách là
bình diện nội dung, có sự biểu đạt mới khơng bị rút gọn lại ở cái biểu đạt
trước đó”.
Tính cấu trúc là một thuộc tính tất yếu của ngơn ngữ nghệ thuật và ngơn
ngữ tạp văn, bởi tự bản thân văn bản đã là một cấu trúc. Tính cấu trúc của ngơn
ngữ là tính chất mà các yếu tố ngôn ngữ trong một tác phẩm phải gắn bó qua
lại với nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ chung, hỗ trợ, bổ sung cho nhau để đạt
hiệu quả nhất định cho sự biểu đạt chung. Điều này giải thích ngun nhân

khơng thể thay thế, hay lược bỏ cũng như thêm vào một từ hay một chữ trong
văn bản, cũng là cơ sở để đánh giá của một chủ thể sáng tạo ngơn từ.
Ngồi những đặc điểm chung của ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ tạp
văn cũng có những nét đặc thù. Tuy nhiên, tính đặc thù này thì nó chỉ có tính
chất tương đối mà thơi bởi vì giữa các thể loại ln có sự kế thừa, giao thoa
với nhau, chúng tạo nên nét cơ bản của nghệ thuật ngôn từ.
18


1.3. Nguyễn Ngọc Tư và tạp văn Ngày mai của những ngày mai
1.3.1. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn Nam Bộ với tuổi đời còn rất trẻ. Chị sinh
năm 1976 ở Bạc Liêu. Cha cô là Nguyễn Thái Thuận, là một người làm báo
và yêu thơ văn. Quê quán của chị là xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà
Mau. Lên 4 tuổi chuyển về Cà Mau, nhưng Nguyễn Ngọc Tư không sống gần
ba mẹ như anh chị của mình mà gắn bó với ơng ngoại. Chị là một học sinh
giỏi văn của Trường Phan Ngọc Hiển, nhưng từ nhỏ chưa bao giờ Ngọc Tư
nghĩ mình sẽ trở thành một nhà văn. Ngay khi đám bạn cùng lớp tập tành viết
truyện, làm thơ gửi đăng các báo thì cơ vẫn “im hơi lặng tiếng”. Năm chị học
lớp 10, ông đau nặng, cô phải nghỉ học để hàng ngày lo thuốc thang chăm sóc.
Sau đó cơ xin được một chân làm văn thư cho tạp chí Cà Mau, vừa làm vừa
học để tốt nghiệp phổ thông. Chị học tại chức Đại học Ngoại ngữ (ngành ngữ
văn Anh).
Chính những ngày “vào đời sớm” này đã đưa Nguyễn Ngọc Tư đến với
văn học. Năm 1996, truyện ngắn đầu tay Đổi thay của chị được đăng trên báo
tỉnh nhà. Ba truyện ngắn đầu tiên của Nguyễn Ngọc Tư đều viết về tình bạn ở
đồng quê đã được cha đem gửi ở tạp chí Văn nghệ Cà Mau. Cả ba tác phẩm
đều được đăng báo. Từ đó đến nay, Nguyễn Ngọc Tư sáng tác rất đều đặn.
Hiện nay, chị làm việc tại Hội Văn học nghệ thuật Cà Mau.
Năm 2006, Nguyễn Ngọc Tư đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

1.3.2. Vị trí tạp văn Ngày mai của những ngày mai trong sự nghiệp
sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Sáng tác chủ yếu của Nguyễn Ngọc Tư là ở thể loại truyện ngắn nhưng
về giai đoạn sau, Nguyễn Ngọc Tư chuyển sang sáng tác theo thể loại mới
như: phóng sự, bút ký, tạp cảm, tạp bút, tạp văn... Chị cần mẫn viết tạp bút
gửi đăng báo vừa để nuôi dưỡng cảm xúc văn chương, vừa để có tiền... ni
con. Những bài viết ấy, đã xuất hiện trong 3 cuốn tạp bút, và Ngày mai của
19


những ngày mai là cuốn sách thứ 4. Cuốn sách gồm 32 bài tạp văn do Nhà
xuất bản Phụ nữ ấn hành năm (2007).
Ngày mai của những ngày mai là những tản văn đầy nữ tính, dung dị,
gần gũi. Chị viết về những điều lặt vặt thường ngày, lặt vặt đấy nhưng lại rất
đời, rất người. Nguyễn Ngọc Tư chẳng viết tản văn về phố, về mùa, về thiên
nhiên mà chị viết về những kiếp người, những số phận đang sống lặng lẽ
trong xã hội…
Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư ra mắt đều đặn, chứng tỏ chị là cây bút
giàu nội lực. Từ khi tác phẩm Đổi thay được đăng trên báo lần đầu tiên năm
1996, lần lượt những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đã ra mắt bạn đọc như:
Ngọn đèn không tắt (tập truyện - Nxb Trẻ 2000); Ông ngoại (tập truyện thiếu
nhi - Nxb Trẻ 2001); Biển người mênh mông (tập truyện - Nxb Kim Đồng
2003); Giao Thừa (tập truyện - Nxb Trẻ 2003); Nước chảy mây trôi (tập
truyện và ký - Nxb Văn nghệ Tp.HCM 2004); Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
(tập truyện - Nxb Văn hóa Sài Gòn 2005); Cánh đồng bất tận - những truyện
hay và mới nhất (tập truyện - Nxb Trẻ 2006); Sống chậm thời @ (in chung với
Lê Thiếu Nhơn), Nxb Trẻ 2006; Ngày mai của những ngày mai (tạp văn - Nxb
Phụ nữ 2007); Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Trẻ 2008… Với khoảng thời
gian sáng tác mười năm, Nguyễn Ngọc Tư cho ra đời một khối lượng tác
phẩm đồ sộ. Đây là những tác phẩm mang dấu ấn sâu sắc trong dư luận văn

học cả nước. Điều này chứng tỏ chị là một nhà văn có nhiều triển vọng.
Những sáng tác của chị đã đạt được nhiều giải thưởng như. Tập Ngọn
đèn không tắt giành được 3 giải thưởng khác nhau. Tập truyện Cánh đồng bất
tận đã đến cho Nguyễn Ngọc Tư giải nhất Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006.
Với những thành công trong sáng tạo văn học, chị được Trung ương Đoàn
bầu chọn một trong “Mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003”.

20


Tiểu kết chương 1
Về khái niệm tạp văn, có rất nhiều quan điểm khác nhau. Thơng qua
những ý kiến đó, chúng tôi đã rút ra được một số đặc điểm về thể loại tạp văn
như: ngắn gọn, hàm súc, bất ngờ, mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả và có
chứa nội dung phong phú. Khi đi tìm hiểu ngơn ngữ tạp văn thì chúng ta nhận
thấy rằng ngơn ngữ tạp văn là một loại hình trong ngơn ngữ nghệ thuật.
Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút văn xuôi Nam Bộ. Với sự nghiệp sáng
tác của mình, chị đã khẳng định được vị trí và chỗ đứng trong nền văn xuôi
đương đại Việt Nam. Ngày mai của những ngày mai là một trong số những
cuốn tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư góp phần làm nên một gương mặt tác giả
đang nỗ lực tự khẳng định mình trên con đường nghệ thuật.

21


Chương 2

TỪ NGỮ TRONG NGÀY MAI CỦA NHỮNG NGÀY MAI
2.1. Nhìn chung về việc nghiên cứu từ trong tác phẩm văn xuôi
nghệ thuật

2.1.1. Khái niệm từ
Chúng ta đã biết “từ” là một đơn vị hết sức quan trọng, giống như
viên gạch để xây dựng nên tồ lâu đài ngơn ngữ. Vì vậy, “từ” là đối tượng
nghiên cứu, khảo sát của bốn ngành: Ngữ âm (mặt âm thanh của từ), Từ
vựng (mặt ý nghĩa của từ), Ngữ pháp (mặt kết hợp của từ), và Phong cách
(nghệ thuật sử dụng từ). Tuy nhiên khi bàn về khái niệm “từ” lại có những
quan niệm khác nhau:
Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể
nhỏ nhất, có ý nghĩa dùng để cấu tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết,
một “chữ” viết rời” [17, tr. 72].
Theo Đỗ Thị Kim Liên: “Từ là một đơn vị của ngôn ngữ, gồm một
hoặc một số âm tiết có nghĩa nhỏ nhất, cấu tạo hoàn chỉnh và được vận dụng
tự do để cấu tạo nên câu” [35, tr. 18].
Tuy có khác nhau trong cách giải thích, nhưng hầu hết các nhà Việt
ngữ khi định nghĩa về từ đều thống nhất ở một số điểm chính: âm thanh, ý
nghĩa, cấu tạo, và có khả năng hoạt động tự do.
2.1.2. Việc nghiên cứu từ trong tác phẩm văn xuôi nghệ thuật
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Muốn hiểu một cách sâu sắc, cặn kẽ bản
chất thẩm mĩ của ngôn từ trong tác phẩm văn học cũng như phong cách ngôn
ngữ của nhà văn, nhất thiết phải gắn nó với thể loại, bởi mỗi thể loại địi hỏi
một thứ ngơn ngữ riêng. Có thể áp dụng quan niệm này để xem xét các cấp độ
ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, trước hết là ở cấp độ từ ngữ.

22


Do những quy định của thể loại, từ ngữ trong văn bản tự sự có những
đặc trưng riêng, và những đặc trưng này dễ thấy nhất khi ta đối sánh từ ngữ
trong văn xuôi tự sự với từ ngữ trong thơ.
Thơ là một thể loại văn học nằm trong phương thức trữ tình nhưng bản

chất của thơ lại rất đa dạng, với nhiều biến thái và màu sắc phong phú. Ngơn
từ trong thơ gợi cảm, giàu nhạc điệu, biến hố qua nhiều sắc thái bất ngờ.
Ngôn ngữ thơ ca được một số nhà lí luận đẩy lên bình diện thứ nhất và xem
thực chất sự sáng tạo trong thơ là sáng tạo ngơn từ. Nhưng xét về bản chất thì
ngơn ngữ thơ vẫn là ngôn ngữ của đời sống, được lấy ra tư cái vốn từ ngữ
toàn dân. Trong sáng tạo văn học, việc lựa chọn vật liệu quyết định cách thức
tổ chức văn bản nghệ thuật. Về lý thuyết, mọi lớp từ ngữ đều có thể có mặt
trong thơ, nhưng thực tế, từ ngữ thơ ca phải được chọn lọc sao cho có những
từ ngữ tạo ra “nhãn tự” cho câu thơ của mình. Như vậy, một số lớp từ rất ít có
cơ may được đưa vào thơ. Ngay cả thơ hiện đại vẫn chưa thốt khỏi tình trạng
này. Cho nên, vốn từ cần cho thơ không phong phú bằng vốn từ cần cho văn
xuôi tự sự.
Khác với thơ, văn xuôi tự sự tái hiện bộ mặt cuộc sống và con người
một cách sâu rộng và toàn diện hơn cho nên ngôn ngữ tự sự là ngôn ngữ của
cuộc sống đời thường. Mọi lớp từ có thể được đưa vào tác phẩm tự sự. Không
phải văn không cần sự trau chuốt, nhưng sự trau chuốt về từ ngữ của một cây
bút văn xuôi rất khác với sự trau chuốt của một nhà thơ. Người viết văn xuôi
cần phải lựa chọn vốn từ ngữ làm sao lột tả được hết những vấn đề mà anh ta
muốn nói tới, khác với thơ nhiều khi đó là lối nói lấp lửng, bỏ ngỏ…Chính
nhờ sự phong phú của từ ngữ trong tác phẩm văn xi tự sự cho nên nó vẫy
gọi nhiều cách tiếp cận.
Qua việc khảo sát, thống kê, người nghiên cứu có thể đưa ra số liệu
chính xác về việc sử dụng những loại từ ngữ của một cây bút. Tùy thuộc vào
học vấn, trình độ văn hóa, sự am hiểu thực tế đời sống, khả năng tích lũy
23


ngôn ngữ... của từng người sẽ làm cho các nhà văn sử dụng ngơn ngữ khác
nhau và chúng ta có thể phát hiện, đánh giá một cách thỏa đáng những sáng
tạo độc đáo của nhà văn trong cách dùng từ ngữ của mình. Những điều cơ bản

trên đây sẽ được chúng tơi qn triệt khi tìm hiểu hệ thống từ ngữ trong Ngày
mai của những ngày mai của Nguyễn Ngọc Tư.
2.2. Từ ngữ trong Ngày mai của những ngày mai
2.2.1. Từ địa phương
2.2.1.1. Khái niệm từ địa phương
Khi bàn về từ địa phương, đụng dến vấn đề “khái niệm” cũng như khái
niệm về từ hay từ loại khác, khái niệm từ địa phương hiện vẫn còn tồn tại
nhiều quan điểm khác nhau:
Đề cập đến từ địa phương, Đinh Trọng Lạc cho rằng: “từ địa phương là
những từ chỉ được dùng trong các phương ngữ, các thổ ngữ” [27, tr. 30].
Theo Hồng Thị Châu: “Biến dạng của mọi ngơn ngữ được sử dụng với
tư cách là phương tiện giao tiếp của những người gắn bó chặt chẽ với nhau
trong một cộng đồng thống nhất, về lãnh thổ, về hoàn cảnh xã hội, hay về
nghề nghiệp còn gọi là từ địa phương” [10, tr. 24].
Trong lĩnh vực văn học, các nhà văn đã sử dụng từ địa phương với
dụng ý tu từ để chuyển tải những nội dung nhất định. Nguyễn Ngọc Tư là một
nhà văn trẻ của Nam Bộ cho nên từ địa phương mà chị dùng trong các sáng
tác của mình là từ địa phương Nam Bộ trong đó có tập tạp văn Ngày mai của
những ngày mai.
2.2.1.2. Từ địa phương Nam Bộ trong Ngày mai của những ngày mai
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn Nam Bộ. Vốn là một người con sinh ra và
lớn lên nơi mảnh đất nông thơn cịn nhiều khó khăn vất vả, nên chị thấu hiểu
cuộc sống của những người dân lao động nơi đây. Văn chị giản dị tới mức ai
đọc cũng có thể nghĩ mình viết được: “những câu chuyện bình thường về
24


những điều bình thường của những người bình thường của cuộc sống quanh
cơ” [42]. Chị tâm sự: “Viết vì nhiều thứ lắm, phần vì sự thơi thúc và để giải
toả những cảm xúc dồn nén bên trong, phần vì buồn q, khơng biết nói

chuyện cùng ai nên tìm cách trút vào trang viết… những cảnh đời, cảnh người
bên cạnh mình, những ngơn ngữ đời sống bình dị hàng ngày cứ thế ùa vào
trang viết” [52].
Nguyên Ngọc trong bài viết “Còn nhiều người cầm bút rất có tư cách”
cũng đánh giá về Nguyễn Ngọc Tư rất cao như sau: “Cô ấy như một cái cây
tự nhiên mọc lên giữa rừng tràm hay rừng đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ
thường, đem đến cho văn học một luồng gió mát rượi, tinh tế mà chân chất,
chân chất mà tinh tế, đặc biệt “Nam Bộ” một cách như không, chẳng cần chút
cố gắng nào cả như các tác giả Nam Bộ đi trước” [41].
Quả thật, đọc văn của Nguyễn Ngọc Tư tưởng chừng chị viết giản dị
và dễ dàng vô cùng. Chị gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, nơi chị sinh ra, lớn
lên và bây giờ là làm việc cả ở đó cho nên những cảnh vật, thiên nhiên, con
người nơi đây đi vào trang viết của chị thực tế và sống động lạ. Cịn gì gần
gũi thân thương hơn hình ảnh gia đình có ba, có má và anh chị em trong
khơng khí của những ngày tết trong Khúc ba mươi. Đó là những hình ảnh
gần gũi quen thuộc với con người như dịng sơng, con đường, căn phịng trọ,
ngơi nhà…như trong Bên sông, Người mỏi chân chưa, Ở trọ, Làm sông, Láng
giềng một thủa….
Trên thực tế, trong tác phẩm của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã rất khéo
léo sử dụng những phương ngữ Nam Bộ với dụng ý tu từ rõ rệt, tạo nên một
dấu ấn riêng. Ông Trần Hữu Dũng - một giáo sư kinh tế mê văn học nước nhà
và yêu văn chương của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư - đã nhận xét về việc sử
dụng phương ngữ trong tập truyện Cánh đồng bất tận như sau:
“Nguyễn Ngọc Tư - ngòi bút trẻ ấy rõ ràng đã tạo một chỗ đứng khu
biệt cho mình. Nhiều người cho rằng cái độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư là sự
25


×