Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Luận văn ngôn ngữ tiểu thuyết nguyễn việt hà qua cơ hội của chúa và khải huyền muộn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.97 KB, 91 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

nguyễn thị thiệp

Từ ngữ và câu văn
trong truyện ngắn Thạch Lam

luận văn thạc sĩ ngữ văn

Vinh - 2010


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

nguyễn thị thiệp

Từ ngữ và câu văn
trong truyện ngắn Thạch Lam

Chuyên ngành: ngôn ngữ học
MÃ số: 60.22.01

luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học:

TS. Đặng Lu

Vinh - 2010




MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài....................................................................................1

2.

Lịch sử vấn đề........................................................................................2

3.

Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................6

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................7

5.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................7

6.

Cấu trúc luận văn...................................................................................7


Chương 1. ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ TRUYỆN NGẮN VỊ TRÍ
CỦA TRUYỆN NGẮN TRONG VĂN NGHIỆP THẠCH LAM

......................................................................................................8
1.1.

Thể loại truyện ngắn và đặc trưng của ngôn ngữ truyện ngắn...............8

1.1.1. Thể loại truyện ngắn..............................................................................8
1.1.2. Ngôn ngữ truyện ngắn..........................................................................14
1.2.

Thạch Lam và thể loại truyện ngắn......................................................16

1.2.1. Vài nét về sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam.....................................16
1.2.2. Truyện ngắn trong văn nghiệp Thạch Lam..........................................19
1.2.3. Quan điểm sáng tác và nhãn quan ngôn ngữ của Thạch Lam..............21
Tiểu kết chương 1............................................................................................25
Chương 2. TỪ NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM............27
2.1.

Từ và việc nghiên cứu từ ngữ trong văn xuôi nghệ thuật....................27

2.1.1. Khái niệm từ.........................................................................................27
2.1.2. Đặc điểm từ ngữ trong tác phẩm văn xuôi...........................................28
2.1.2. Các hướng nghiên cứu từ ngữ trong văn xuôi......................................30
2.2.

Nét riêng của Thạch Lam qua việc sử dụng từ ngữ trong truyện ngắn
..............................................................................................................32



1
2.2.1. Nhìn chung về vốn từ của Thạch Lam trong truyện ngắn....................32
2.2.2. Các trường từ vựng ngữ nghĩa tiêu biểu..............................................35


2.3.

Tính chất nghệ thuật của từ ngữ trong truyện ngắn Thạch Lam..........42

2.3.1. Sự giản dị, trong sáng...........................................................................42
2.3.2. Sự mới mẻ hiện đại..............................................................................45
Tiểu kết chương 2............................................................................................49
Chương 3. CÂU VĂN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM................50
3.1.

Câu trong văn xuôi nghệ thuật và các hướng nghiên cứu....................50

3.1.1. Khái niệm câu......................................................................................50
3.1.2. Vấn đề nghiên cứu câu trong văn xuôi nghệ thuật...............................51
3.2.

Dấu ấn riêng của Thạch Lam ở phương diện cú pháp.........................54

3.2.1. Đặc điểm cấu tạo của câu văn Thạch Lam...........................................54
3.2.2. Tu từ cú pháp trong câu văn Thạch Lam.............................................67
3.3.

Tính chất nghệ thuật của câu văn trong truyện ngắn Thạch Lam

..............................................................................................................71

3.3.1. Giá trị tạo hình của câu văn Thạch Lam..............................................71
3.3.2. Hiệu quả miêu tả, trần thuật, phân tích................................................73
3.3.3. Tính biểu cảm của câu văn Thạch Lam...............................................77
Tiểu kết chương 3............................................................................................79
KẾT LUẬN....................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................83


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thạch Lam là một nhà văn có vị trí đáng kể trong văn học Việt
Nam giai đoạn 1932-1945. Là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực
văn đồn, nhưng ơng đã chọn cho mình một hướng riêng, hướng đi ấy thể
hiện bản lĩnh, cá tính của một cây bút giàu chất nhân văn và đậm tính dân tộc,
một tâm hồn nhạy cảm, một văn phong trong sáng và tinh tế. Thạch Lam
khơng ưa sự ồn ào, hào nhống, mà thiên về kín đáo, bình dị. Ơng mơ tới một
xã hội có nhiều “công bằng và thương yêu” và muốn đạt tới điều đó khơng
phải bằng hành động của một nhà cải cách xã hội mà bằng thiên chức của một
nhà văn thuần t, ln khát khao vươn tới sự hồn thiện của cái đẹp Chân Thiện - Mỹ. Thạch Lam đã sống một đời văn quá ngắn ngủi, nhưng những tác
phẩm văn chương của ơng chắc chắn sẽ có sức sống dài lâu, bởi ở đó, độc giả
khơng chỉ nhìn thấy những vẻ đẹp hình thức, mà cịn tìm thấy bóng dáng đời
sống tinh thần, đời sống nội tâm phong phú của chính mình.
1.2. Tuy sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau, nhưng nhắc đến Thạch
Lam, người ta nghĩ ngay đến hai thể loại đã in đậm dấu ấn riêng ông trong sáng
tạo là truyện ngắn và tùy bút. Cùng với Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn, Thạch
Lam đã tạo nên một dòng truyện ngắn mang phong cách riêng: dòng truyện

ngắn trữ tình, làm phong phú thêm diện mạo của văn xuôi hiện đại nước nhà.
Người ta xem Thạch Lam là một trong những bậc thầy của truyện ngắn Việt
Nam hiện đại. Điều này đã được thời gian kiểm chứng. Cũng vì thế, giới
nghiên cứu ngữ văn khi đi sâu nghiên cứu văn nghiệp Thạch Lam, dù dưới góc
độ nào, cũng không thể bỏ qua bộ phận quan trọng ấy trong di sản của ơng.
1.3. Có nhiều con đường tiếp cận giá trị truyện ngắn của Thạch Lam.
Nhà văn học sử nhìn thấy vị trí của truyện ngắn Thạch Lam trong sự nghiệp


2
của ơng nói riêng và bức tranh văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Nhà lý
luận văn học đánh giá những đóng góp của Thạch Lam cho thi pháp thể
loại...Bên cạnh những phương pháp nghiên cứu quen thuộc ấy, lối tiếp cận
truyện ngắn Thạch Lam từ góc nhìn ngơn ngữ cũng là một hướng đầy triển
vọng. Nếu đặt vấn đề trong bối cảnh khoa Ngữ văn hiện nay, khi mà “các nhà
ngôn ngữ học thực sự là những người hùng trong nghiên cứu văn học” (Đỗ
Đức Hiểu), khi mà thi pháp học, tự sự học đã đạt được những thành tựu hiển
nhiên, thì việc tìm hiểu, đánh giá mặt hình thức, trong đó có ngơn ngữ của
một cây bút như Thạch Lam là việc làm cần thiết.
Thành công về mặt ngơn ngữ của một cây bút truyện ngắn có thể biểu
hiện ở mọi cấp độ, ở mọi lớp ngôn từ, trong đó, vấn đề từ ngữ và cú pháp là
những phương diện nổi bật. Thạch Lam cũng không phải là một ngoại lệ. Đi
sâu vào hai phương diện đó trong truyện ngắn Thạch Lam, chắc chắn chúng ta
sẽ bắt gặp quan niệm về cái đẹp trong ngôn từ nghệ thuật, cách xử lí mang
màu sắc của một phong cách. Và từ tiêu điểm này, ta có cơ cơ sở để đánh giá
không chỉ một quan niệm thẩm mĩ, một phong cách ngơn ngữ, mà cả những
đóng góp của ơng cho ngơn ngữ nghệ thuật hiện đại.
Đó là những lí do thúc đầy chúng tôi chọn vấn đề “Từ ngữ và câu văn
trong truyện ngắn Thạch Lam” làm đề tài luận nghiên cứu trong khuôn khổ
luận văn thạc sĩ.

2. Lịch sử vấn đề
Thạch Lam mất khi tuổi đời còn quá trẻ, đời văn quá ngắn ngủi, nhưng
những sáng tác của ông không vì thế mà bị quên lãng, ngược lại, càng ngày,
giới nghiên cứu càng chú ý phát hiện những giá trị nhiều mặt trong sáng tác
của ông, nhất là ở thể loại truyện ngắn.
Cuộc đời và sự nghiệp của Thạch Lam đã thu hút được sự chú ý của
nhiều nhà nghiên cứu. Hơn nửa thế kỷ qua, Thạch Lam đã được đánh giá khá


3
cơng bằng và có nhiều nhận xét ưu ái, khơng có những bước thăng trầm như
số phận của văn đồn ông.
Nghiên cứu và đánh giá về Thạch Lam của giới nghiên cứu có thể chia
thành ba thời kỳ như sau:
2.1. Trước 1945
Giai đoạn này, Thạch Lam chưa được chú ý nhiều. Những nhận xét
đánh giá mới chỉ mới qua các bài báo. Chỉ từ khi tập Gió đầu mùa gồm 13
truyện in lần đầu vào năm 1937, Thạch Lam mới thực sự gây được dư luận ở
độc giả và giới nghiên cứu. Người đầu tiên phát hiện ra tài năng Thạch Lam
phải kể đến Khái Hưng. Ông cho rằng đặc điểm nổi bật của Thạch Lam trong
sáng tác đó là sự thành thực: “Thành thực đó là đức tính khơng có khơng
được của nhà văn” [2, tr.277].
Sau lời Tựa của Khái Hưng, có nhiều bài viết thể hiện sự quan tâm
của giới phê bình lúc bấy giờ đối với Thạch Lam như của Quang Viễn,
Trương Chính.... Có thể nói, các sáng tác của Thạch Lam nói chung đều
được đón tiếp nồng nhiệt với những nhận xét ưu ái, khen ngợi, bước đầu
khẳng định Thạch Lam trên một số phương diện cần thiết. Quang Viễn
nhận xét: “Văn ông đặc sắc, giản dị mà thanh thú, khơng bao giờ có vẻ gị
ép, có những câu sáo hay huyênh hoang, là những con ký sinh đáng ghét
nhất của văn chương”.

Vào những năm 1932 - 1942, Trương Chính, Vũ Ngọc Phan cũng có
những bài viết đánh giá về Thạch Lam và tác phẩm của ông. Một mặt họ ghi
nhận thành tựu mà Thạch Lam đã đạt được, mặt khác cũng chỉ ra những hạn
chế thiếu sót. Song, nhìn chung việc đánh giá tiếp cận Thạch Lam ở giai đoạn
này về cơ bản là ghi nhận thành cơng cũng như những đóng góp của ơng cho
sự phát triển của văn học dân tộc. Không thể nói mọi ý kiến đã có được sự
chính xác, cơng bằng, khách quan.


4
2.2. Từ 1945 đến 1975
Từ 1945 trở đi, nghiên cứu về Thạch Lam có phần chững lại. Điều kiện
đất nước chia làm hai miền nên việc đánh giá cũng có những biểu hiện khác
nhau. Đáng chú ý là bài của Nguyễn Tuân. Bài viết chú ý đến mặt ngôn ngữ
trong truyện Thạch Lam. Nguyễn Tuân đánh giá: nếu cho rằng Tự lực văn
đồn đã có cơng nhiều trong việc đổi mới câu văn xi tiếng Việt theo hướng
hiện đại hố, thì Thạch Lam là người đã đưa câu văn ấy đạt đến trình độ hồn
hảo nhất: “Trau chuốt mà khơng cầu kỳ sáo rỗng” và “làm cho tiếng nói Việt
Nam gọn ghẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại ra và tươi đậm hơn” [41, tr.60].
Hàng chục năm sau, các thế hệ độc giả đọc văn Thạch Lam đều phải thừa
nhận rằng: câu văn của ông dù được viết cách đây trên nửa thế kỷ mà vẫn
thấy cứ như là câu văn của ngày hơm nay.
Sau đó một thời gian dài, việc nghiên cứu Thạch Lam lại bị rơi vào sự
im lặng. Ở miền Bắc ngoài một vài ý kiến của Vũ Đức Phúc, Nguyễn Đức
Đàn, Lê Thị Đức Hạnh, Hà Minh Đức... hầu như khơng cịn ý kiến nào khác.
Các nhà nghiên cứu này, một mặt thừa nhận Thạch Lam là một nhà văn lãng
mạn có thái độ trân trọng đối với người nghèo hơn cả, bên cạnh đó cũng có ý
phê phán ơng thể hiện lịng thương người khơng có ranh giới giai cấp.
Cũng trong thời gian này, ở miền Nam đã ra hai số tạp chí đặc san dành
riêng để nói về Thạch Lam: Nguyệt san văn số 36 (1965) và Tạp chí Giao điểm

số 12 (1971), trong đó tập trung khá nhiều những bài viết về Thạch Lam,
những hồi ký của bạn bè và của người thân. Một lần nữa, các bài viết khẳng
định lại vẻ đẹp của một nhân cách cũng như những cống hiến của một tài năng
văn học. Các bộ sách lịch sử văn học, dù ở một thời điểm nào đó, có phê phán
mạnh mẽ văn chương của Tự lực văn đồn thì vẫn ln ghi nhận những đóng
góp của Thạch Lam, với tư cách một nhà văn “lãng mạn có khuynh hướng hiện
thực, giầu lòng nhân đạo và một cây bút truyện ngắn biệt tài”.


5
Nhìn chung, các ý kiến của của các nhà nghiên cứu phê bình đề cập
đến những khía cạnh khác nhau trong văn nghiệp Thạch Lam đều có những
đồng thuận trong việc khẳng định, mặc dù đó mới chỉ là những nhận xét ban
đầu, với số lượng trang viết cịn ít ỏi, chưa có những cơng trình nghiên cứu
dài hơi.
2.3. Từ 1975 đến nay
Sau 1975, đất nước thống nhất, bẵng đi một thời gian khơng có cơng
trình nào đáng kể nghiên cứu về Thạch Lam. Từ những năm 1980, truyện
ngắn Thạch Lam bắt đầu trở lại trong các cơng trình nghiên cứu. Đặc biệt sau
Đại Hội VI của Đảng, hoà chung khơng khí đổi mới của đất nước, những vấn
đề về văn hoá, văn học quá khứ được đánh giá lại một cách công bằng, thoả
đáng và khoa học hơn. Thạch Lam và những sáng tác của ông ngày càng thu
hút được nhiều sự quan tâm, khai thác của giới nghiên cứu, phê bình. Phải kể
đến những bài viết của Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn
Phương Chi... Các tác giả chú ý nhiều đến các tập truyện ngắn của Thạch
Lam và có những nhận xét xác đáng. Một số nhà nghiên cứu phát hiện ra một
đặc điểm nổi bật trong truyện Thạch Lam là sự đan xen giữa tính hiện thực và
lãng mạn, giữa chất văn xuôi và chất thơ.
Năm 1988 có thể xem là một mốc lớn trên tiến trình nghiên cứu về
Thạch Lam trong phạm vi cả nước. Lần đầu tiên Tuyển tập Thạch Lam do GS

Phong Lê tuyển chọn và viết lời giới thiệu ra mắt bạn đọc. Trong bài giới
thiệu này, Phong Lê đã tiếp cận truyện ngắn Thạch Lam trên nhiều phương
diện: giá trị hiện thực trên một số cảnh đời, tình thương và lịng trân trọng
người nghèo, ý vị và màu sắc dân tộc mà Thạch Lam ln có ý thức giữ gìn,
nâng niu, những đóng góp cho câu văn xi tiếng Việt giữ được vẻ đẹp riêng
tươi đậm và lâu bền của nó [19, tr.21].
Tiếp sau đó, hàng loạt các cơng trình nghiên cứu, hội thảo khoa học về
Thạch Lam được tổ chức bàn về nhiều khía cạnh, từ cuộc đời đến văn chương


6
Thạch Lam. Tuy vậy, sự nghiệp văn chương của Thạch Lam vẫn cịn ít được
nghiên cứu cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Nhân kỷ niệm 50 ngày mất của Thạch Lam, vào ngày 4/7/1992 tại Viện
Văn học, một cuộc hội thảo khoa học do Viện Văn học phối hợp với Hội Văn
học Nghệ thuật Hải Hưng, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Nam - Đà Nẵng và
Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã được tổ chức. Khơng chỉ có ý nghĩa tưởng
nhớ đến một tài năng văn học đã ra đi trịn nửa thế kỷ, hội thảo cịn có mục
đích muốn khám phá sâu hơn, rộng hơn các giá trị của văn học quá khứ trước
yêu cầu đổi mới của văn học. Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau của tư duy
nghiên cứu hiện đại, trên một tinh thần dân chủ và sáng tạo, từ điểm nhìn
khách quan và khoa học, nhiều bản tham luận tại Hội thảo đã đi sâu nghiên
cứu những đóng góp của văn chương Thạch Lam trên các phương diện.
Chúng tôi nhận thấy phần lớn các cơng trình đều tập trung nghiên cứu
tác phẩm của Thạch Lam dưới góc độ văn học. Chỉ riêng trong cuốn Thạch
Lam về tác gia tác phẩm đã có hơn 60 bài viết. Các bài viết chủ yếu xoay
quanh các vấn đề: tiểu sử, quan niệm nghệ thuật, phong cách truyện ngắn, thi
pháp truyện ngắn...
Những năm gần đây, xuất hiện một số cơng trình chú ý về hình thức
nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam, trong đó có vấn đề ngơn ngữ. Tuy nhiên,

khảo sát một cách kĩ lưỡng về từ ngữ và cú pháp trong truyện ngắn của Thạch
Lam là vấn đề còn cần tiếp tục được quan tâm. Bằng hướng tiếp cận này,
chúng tơi hy vọng sẽ góp thêm tiếng nói khẳng định tài năng của văn chương
Thạch Lam cũng như những thành công của ông ở thể loại truyện ngắn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn của Thạch Lam, nhận
diện những nét riêng của nhà văn trong việc sử dụng từ ngữ và kiến tạo câu
văn nhằm biểu đạt những nội dung trong các thiên truyện ngắn.


7
- Đối sánh những đặc điểm về từ ngữ và cú pháp trong truyện ngắn của
Thạch Lam với một số cây bút cùng thời để nhận ra những biểu hiện độc đáo,
cá biệt, in đậm dấu ấn của một phong cách ngôn ngữ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn chọn khảo sát 23 truyện ngắn được in trong Tuyển tập Thạch
lam văn và đời do Tân Chi tuyển, soạn (1999), Nxb Hà Nội và Thạch Lam
tuyển tập năm 2004, Nxb Văn học. Tất cả 23 truyện ngắn mà chúng tôi
nghiên cứu nằm trong 3 tập truyện ngắn của Thạch Lam:
- Tập truyện ngắn Gió đầu mùa (13 truyện).
- Tập truyện ngắn Nắng trong vườn (5 truyện).
- Tập truyện ngắn Sợi tóc (5 tác truyện).
5. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau đây:
- Phương pháp thống kê và phân loại;
- Phương pháp phân tích ngơn ngữ học;
- Phương pháp so sánh đối chiếu;
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp loại hình.

6. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được triển khai
thành ba chương:
Chương 1. Đặc trưng ngôn ngữ truyện ngắn, vị trí của truyện ngắn
trong văn nghiệp Thạch Lam.
Chương 2. Từ ngữ trong truyện ngắn Thạch Lam.
Chương 3. Câu văn trong truyện ngắn Thạch Lam.
Sau cùng là Tài liệu tham khảo.


8
Chương 1

ĐẶC TRƯNG NGƠN NGỮ TRUYỆN NGẮN VỊ TRÍ
CỦA TRUYỆN NGẮN TRONG VĂN NGHIỆP THẠCH LAM
1.1. Thể loại truyện ngắn và đặc trưng của ngôn ngữ truyện ngắn
1.1.1. Thể loại truyện ngắn
Để hiểu đầy đủ về thể loại truyện ngắn, trước hết cần phải hiểu về các
khái niêm có liên quan như: khái niêm về thể, khái niệm về loại và khái niệm
thể loại. Thể loại là một trong những phạm trù cơ bản nhất của sáng tác và
nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn học. Khơng một sáng tác nào lại không
nằm về một loại dưới dạng một thể nhất định nào đó. Người sáng tác khi đứng
trước một hiện tượng của đời sống, muốn chiếm lĩnh nó, tất yếu phải lựa chọn
một phương thức, một cách thức với một dạng thức cấu trúc, tổ chức ngôn từ
nhất định. Nó là dang thức tồn tại và chỉnh thể của tác phẩm. Đó là các dạng
thức ngơn ngữ được tổ chức thành những hình thức nghệ thuật riêng biệt, thể
hiện nhận thức và cách cảm nhận của con người về các hiện tượng của đời
sống, thể hiện quan niệm thẩm mỹ của nhà văn đối với hiện thực.
Các nhà văn trong quá trình sáng tác thường tìm cho mình một phương
thức chiếm lĩnh đời sống khác nhau, thể hiện những quan hệ thẩm mỹ khác

nhau đối với hiện thực. Có những cách thức xây dựng hình tượng khơng
giống nhau, các phương thức ấy ứng với những hoạt động nhận thức khác
nhau của con người - hoặc trầm tư chiêm nghiệm, hoặc qua biến cố liên tục,
hoặc qua xung đột, làm cho tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất,
qui định lẫn nhau về loại đề tài, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết
cấu và hình thức lời văn. Ví dụ: nhân vật kịch kết cấu kịch, hành động kịch
với lời văn kịch; hoặc nhân vật trữ tình, thì kết cấu thơ trữ tình với lời thơ,
luật thơ...


9
Trong lý luận văn học, các nhà nghiên cứu dựa vào các yếu tố ổn định
để chia tác phẩm văn học thành các loại và các thể (hoặc thể loại, thể tài).
Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có 3
loại: tự sự, trữ tình, và kịch. Mỗi loại trên bao gồm một số thể. Ở loại tự sự có
tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, anh hùng ca, ngụ ngơn..., loại kịch có bi
kịch, chính kịch. Dựa vào đây, chúng ta thấy truyện ngắn là một thể nằm
trong loại tự sự.
Ở mục từ "Truyện ngắn", các soạn giả bộ Từ điển văn học quan niệm
truyện ngắn là “hình thức tự sự loại nhỏ”. “Truyện ngắn khác với truyện vừa
ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mơ tả một mảnh cuộc sống, một biến có hay
một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu
hiện một mặt nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó
của đời sống xã hội”. Cịn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: truyện ngắn
là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại bao trùm hầu hết các phượng
diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn.
Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [12,
tr.370]. Các tác giả bộ sách Lí luận văn học cũng xác định: “Truyện ngắn là
hình thức ngắn của tự sự, khn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có
vẻ gần gũi với các hình thức truyện kể dân gian như truyện cổ, truyện cười,

hoặc gần với những bài kí ngắn. Nhưng thực ra khơng phải, nó gần với tiểu
thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời. Nội dung
thể loại truyện ngắn có thể khác nhau: đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc
đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn có thể kể về cuộc đời hay một đoạn đời, một
sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của
truyện ngắn khơng phải ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc
đời” [12, tr.397]. Trong 150 thuật ngữ văn học, ở mục Truyện ngắn, Lại
Nguyên Ân viết: “Truyện ngắn là một thể loại của tác phẩm tự sự cỡ nhỏ,


10
thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống
con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là giới hạn về dung lượng,
tác phẩm truyện ngắn thích hợp vói người tiếp nhận, độc giả, đọc nó liền một
mạch khơng nghỉ” [2, tr. 11].
Là một nhà văn có biệt tài viết truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan nêu
quan điểm: “Truyện ngắn không phải là truyện, mà là một vấn đề được xây
dựng bằng chi tiết với bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu, dùng
tiếng có cân nhắc. Muốn truyện là truyện ngắn chỉ nên lấy một trong ngàn ấy
ý làm ý chính, làm chủ đề cho truyện. Những chi tiết trong truyện chỉ nên
xoay quanh chủ đề ấy thôi”. Trong bài báo Tôi đã viết truyện như thế nào,
Nguyễn Cơng Hoan khẳng định: “Ngắn (là hình thức) và thanh giản (là tinh
thần), đó là hai đức tính cơ bản của truyện ngắn”.
Như vậy, nếu tiểu thuyết là một hình thức tự sự cỡ lớn, miêu tả cuộc
sống trong quá trình phát triển, với bộn bề những sự kiện, số phận nhân vật,
xung đột, và chiều kích khơng gian, thời gian ở tầm vĩ mơ… thì truyện ngắn
là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, chỉ thể hiện cái "mặt cắt của dòng đời"
(Nguyễn Minh Châu). Nếu tiểu thuyết mở ra với diện rộng thì truyện ngắn tập
trung xốy vào một điểm. Có thể là một khoảnh khắc trong cuộc đời một con
người. Có khi chỉ là một tâm trạng, một nỗi buồn, một tình yêu chớm nở,

nhưng nhà văn phải lựa chọn một khoảnh khắc, một thời điểm nào đó mà
nhân vật thể hiện mình đầy đủ nhất. Thơng qua đó, nhà văn có thể khái qt
một triết lí nhân sinh cao cả về cuộc đời, con người.
So với tiểu thuyết, truyện ngắn tuy là thể loại có dung lượng nhỏ nhưng
lại có cách phát hiện nghệ thuật đời sống theo chiều sâu cho nên sức chứa của
truyện ngắn vẫn rất lớn. Nó có thể trở thành “tồ đại lầu chứa đựng cả tinh
thần của thời đại” nhờ phương thức biểu hiện “qua một con mắt mà truyền đạt
được cả tinh thần con người” (Lỗ Tấn). Nhiều truyện ngắn của các nhà văn
bậc thầy thế giới thế giới và Việt Nam như A.Tsêkhôp, Gôgôn, Lỗ Tấn,


11
G.Môpatxăng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao... đều là những tác phẩm “có
sức chứa nội tại lớn lao, cũng có thể bao qt tồn bộ đời sống, có thể đạt tới
kích thước anh hùng ca và có được tác dụng nghệ thuật chẳng khác gì một
sáng tác đồ sộ khác” (ý kiến của T.Man). Như vậy ngắn gọn là đặc trưng rất
cơ bản của truyện ngắn. Nhưng đó là sự ngắn gọn của một sức tải, sức chứa
lớn lao tạo nên một dư ba ám ảnh người đọc, như lời nhà văn Nguyên Ngọc,
“trong độ 3 trang, mấy nghìn chữ mà rõ mặt cả một cuộc đời, một kiếp người,
một thời đại". "Các truyện ngắn bây giờ rất nặng. Dung lượng của nó là dung
lượng của cả cuốn tiểu thuyết” (Trao đổi về truyện ngắn năm 1992 với nhà
văn Nguyên Ngọc).
Truyện ngắn thường ít nhân vật, mỗi truyện ngắn thường “chỉ dăm ba
người”. “Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái
quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con người” [12,
tr.371]. Truyện ngắn không phải là nơi các nhân vật phải hiện ra đầy đủ mọi
vẻ như nó vốn có. Có những truyện ngắn chỉ trong vịng mấy trang mà có thể
khái quát được số phận, cuộc đời của nhân vật. Bởi truyện ngắn được xem là
một “chốc lát” (Nguyễn Thành Long), “là một trường hợp trong đời sống”
(Nguyễn Kiên), cho nên, khoảnh khắc có ý nghĩa nhất trong tồn bộ đời sống

nhân vật, cũng có thể chính là “cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một
đời nhân loại” (Nguyễn Minh Châu).
Cốt truyện của truyện ngắn thường nói về các sự kiện diễn ra trong một
không gian, thời gian hạn chế. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành
nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương
phản hoặc liên tưởng. Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là những
nét chấm phá.
Đặc trưng tiêu biểu của truyện ngắn là ngắn gọn, hàm súc nên chi tiết
phải cô đọng, và mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm chiều sâu. Người viết
truyện ngắn phải biết gạt bỏ những chi tiết rườm rà, xoáy sâu vào những chi


12
tiết đắt giá. Ngôn ngữ truyện ngắn phải gọn và sắc. Truyện ngắn vốn là thể
loại rất nhạy cảm với những biến đổi của đời sống xã hội. Với hình thức gọn
nhẹ, luôn bắt kịp những vận động của xã hội, có thể nói truyện ngắn như một
“hàn thư biểu” soi rõ từng biểu hiện âm thầm, cũng như dữ dội của cuộc sống.
Thông qua nhân vật, nhà văn muốn thể hiện những chiêm nghiệm, những triết
lý trong cuộc đời.
Truyện ngắn ra đời ở nước ta từ thế kỷ XV -XVI dưới hình thức những
câu chuyện truyền kỳ. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của văn học, truyện
ngắn luôn chiếm thể loại ưu thế và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Vào những
năm đầu thế kỷ XX truyện ngắn việt nam đã đạt đến trình độ rực rỡ với sự
xuất hiện của hàng loạt tên tuổi nhà văn và để lại dấu ấn quan trọng như Phạm
Duy Tốn, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Cơng Hoan, Tơ Hồi, Nguyễn
Tn... Từ thời kỳ đổi mới, thể loại truyện ngắn Việt Nam lại gắn liền với
những tên tuổi như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi, Phan Thị Vàng
Anh... Khơng chỉ tăng nhanh về số lượng, truyện ngắn còn đổi mới từ nội
dung phản ánh đến hình thức thể hiện. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện
nay, thể loại truyện ngắn luôn ln đóng vai trị "người lính xung kích". Nó

trở thành thể loại gần gũi với đời sống hàng ngày, ngắn gọn, súc tích, dễ đọc
lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp
thời trong đời sống.
Khrapchenco đã phát triển luận điểm của V.Bielinxki đại ý như sau:
Nếu như có những tư tưởng của thời đại thì cũng có những hình thức của
thời đại. Nói như vậy để thấy rằng thể loại gắn liền với sự biến đổi của thời
đại. Truyện ngắn cũng khơng nằm ngồi qui luật đó. Nó phải biến đổi như
thế nào để đủ sức chứa đựng tư tưởng mới của thời đại. Vì thế, mỗi loại
hình, thể loại cần có tên gọi của nó. Ý kiến sau của Garanơp thật đáng chú ý:
“Đối với truyện ngắn hay, có một vấn đề đặc biệt quan trọng đó là bảo vệ


13
cho được tính xác định về mặt thể loại, truyện ngắn cần phải cô đọng đến
mức cao nhất”.
Trong lịch sử phát triển của văn chương nhân loại, đã có nhiều ví dụ và
các nhà cách tân lớn bằng tài năng độc đáo của mình đã đưa thể loại truyện
ngắn đến những đỉnh cao rực rỡ của sự hoàn mĩ. Điều này đã làm phong phú,
đa dạng thể loại, khẳng định những nguyên tắc sáng tạo nghệ thuật ở thể loại
truyện ngắn. K.Pautopxki - người đại diện và là thầy dạy - đã nói về điều này
đại ý như sau: bất kỳ nhà văn nào đều cũng phải nghĩ đến những nguyên tắc
của thể loại, những nguyên tắc đó buộc những ý tưởng trong đầu nhà văn phải
cập bến, như con sơng mang nước của mình tới biển.
Truyện ngắn ln chứa đựng xung đột của thời đại. Có người đã khẳng
định tạng chất của nó rất gần với thơ, với ý nghĩa ấy truyện ngắn có vị trí cao
cả đặc biệt ở ngay cả trong “bầu trời thi ca” mà lâu nay thơ ca độc tôn. Thơ ở
đây được hiểu là chất trữ tình sâu lắng của những trạng huống, của những tâm
trạng nhân vật trong truyện ngắn, đó là cái tâm trong sáng, nhạy cảm với đời
sống của nhà văn.
Truyện ngắn là một thể loại văn học, nó thường là những câu truyện kể

bằng văn xi, ngắn gọn súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như
tiểu thuyết. Truyện ngắn có thể được xác định trên hai bình diện là sự ngắn
gọn về dung lượng và sự cô đọng, súc tích trong miêu tả. Vì thế, ở truyện
ngắn, tình huống truyện được xem là vấn đề hết sức quan trọng của nghệ
thuật truyện ngắn. Tơ Hồi nhận xét: “truyện ngắn là cưa lấy một khúc của
đời sống” hay Bùi Hiển đã khái quát: “truyện ngắn lấy một khoảnh khắc trong
cuộc đời một con người mà dựng nên”. Nhưng cũng có nhiều truyện ngắn
khơng chỉ miêu tả một khoảnh khắc mà miêu tả cả một đời người như Chí
Phèo của Nam Cao, Nhà mẹ Lê của Thạch Lam… Truyện ngắn thường chỉ
tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định, trong khi tiểu thuyết lại
chứa nhiều vấn đề, phủ một diện rộng của đời sống.


14
1.1.2. Ngơn ngữ truyện ngắn
Có thể nói khơng có ngơn ngữ sẽ khơng có văn học, bởi lẽ, văn học lấy
ngôn ngữ làm chất liệu, làm phương tiện biểu đạt. Ngơn ngữ bao giờ cũng
mang tính hệ thống nội tại đồng thời quan hệ chặt chẽ với hiện thực. Trần
Đình Sử cho rằng: “ngôn ngữ văn học một thời kỳ ln gắn với đặc trưng tư
duy hình tượng của thời ấy”. Có thể nói, mỗi lĩnh vực đời sống đều có một
“kiểu” ngơn ngữ của riêng nó. “Mỗi chữ đều soi bóng hồn cảnh và tình hình
xã hội lúc chữ ấy ra đời. Người viết văn khơng thể ngồi bóp óc nghĩ cách trau
dồi câu chữ mà phải đi vào thực tế đời sống mới bồi bổ được chữ nghĩa cho
ngịi bút” (Tơ Hồi - Cơng việc viết văn).
Truyện ngắn bao gồm những câu chuyện trong đời sống. Vì vậy, ngôn
ngữ truyện ngắn trước hết là ngôn ngữ đời sống, bắt nguồn từ đời sống. Ngôn
ngữ truyện ngắn chứa đựng nhiều phong cách, nhiều giọng nói xen lẫn nhau,
hồ hợp nhau, tranh luận và cả đối chọi nhau. Nó mạnh mẽ, khoẻ khoắn và
đầy sức sống. Nếu như ngôn ngữ thơ thường du dương, đậm tính nhạc, có
nhịp điệu, thì ngôn ngữ truyện ngắn ở dạng phản ánh bản chất cuộc sống con

người. Mặt khác, là những “lát cắt cuộc đời” nên truyện ngắn mang mọi sắc
điệu, cung bậc của cuộc sống. Vì thế, ngơn ngữ trong truyện ngắn có khi du
dương ngân nga, có lúc lại thơ ráp trần trụi.
Ngôn ngữ trong truyện ngắn nhiều khi tự đối thoại, tự tranh cãi. Cho nên
nó có tính chất nước đơi. Đây là một nét độc đáo đặc trưng của truyện ngắn
hiện đại - truyện ngắn của những khả năng, bởi tự nó khơng đem đến cho ta
một kết luận khẳng định hay bác bỏ, dứt khốt, áp đặt. Nó đặt ta trước ngưỡng
sự lựa chọn, hay nói như M.Bakhtin “trước sự liên minh của lưỡng lự”.
Bouffon đã từng nói: “Phong cách chính là con người”. Tìm hiểu phong
cách nghệ thuật là đi vào nhận diện cách sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm
của nhà văn. Mỗi nhà văn cầm bút viết truyện ngắn với những phong cách
khác nhau thì có sự lựa chọn ngôn ngữ khác nhau. Một nhà văn đích thực phải


15
ý thức về mình như một nhà ngơn ngữ và ngôn ngữ là “yếu tố đầu tiên quy
định cung cách ứng xử” của nhà văn đó, là phương tiện để nhà văn giao tiếp
với bạn đọc. Đối với văn chương, ngôn ngữ không chỉ là “cái vỏ của tư duy”
mà cịn biểu hiện tài năng, cá tính và quan điểm nghệ thuật của người sáng
tạo. Vì vậy, đứng trước một thực tế sáng tác, một hiện thực cuộc sống giống
nhau, nhưng mỗi nhà văn bằng tài năng, trí tuệ và tính cách của mình sẽ có
cách sử dụng vốn từ ngữ khác nhau và cũng đưa lại những hiệu quả nghệ
thuật riêng.
Trong văn học, mỗi thể loại đều có đặc trưng ngơn ngữ của nó. Nói như
I. Lotman, khi nhà văn lựa chọn sáng tác một thể loại nào đó, cũng có nghĩa
anh ta đã lựa chọn một thứ ngơn ngữ để nói với độc giả.
Ngơn ngữ truyện ngắn trước hết là ngôn ngữ của văn xuôi tự sự. Ta có
thể nhận thấy ở truyện ngắn lời nhân vật kể chuyện, lời đối thoại hoặc độc
thoại của nhân vật. Và dù là lời trần thuật hay lời đối thoại, ngôn ngữ truyện
ngắn cũng hướng tới tính tự nhiên như ngơn ngữ đời sống. Ngôn ngữ nghệ

thuật là ngôn ngữ của phong cách gọt giũa. Tuy nhiên, đối với một cây bút
văn xuôi, sự trau chuốt, gọt giũa thể hiện bằng nhiều phương cách khác nhau.
Có thể cầu kì, rườm rà như Nguyễn Tuân, có thể chân mộc như Nguyên
Hồng, cũng có thể thơ tháp, xù xì, góc cạnh như Vũ Trọng Phụng... Những sự
khác biệt đó khơng loại trừ nhau, ngược lai, chúng càng làm phong phú, đa
dạng thêm bức tranh phong cách văn học.
Bên cạnh những đặc điểm chung của ngôn ngữ văn xuôi tự sự, ngôn
ngữ truyện ngắn có những đặc thù của nó. Những nét đặc thù này được làm
nên bởi tính chất riêng của loại thể. Truyện ngắn khác truyện vừa, tiểu thuyết
ở tính cơ đúc, độ kết tinh. Nếu tiểu thuyết có thể có độ dài ngàn trang, bao
quát một không gian rộng lớn, một thời gian dài dằng dặc, thì ngược lại,
truyện ngắn nhiều lúc chỉ là một "nhát cắt" của dịng đời. Chính sự cô nén
nhân vật, sự kiện, thời gian, không gian như vật buộc truyện ngắn phải tìm



×