Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.71 KB, 1 trang )
Ngành ngân hàng thế giới: “Cá lớn nuốt cá bé”
Các ngân hàng trên thế giới đang nỗ lực mở rộng hoạt động bằng cách
thúc đẩy tăng trưởng hoặc thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại
(M&A).
Tại Trung Quốc, các ngân hàng đang thoát khỏi sự kiểm soát của nhà nước bằng cách bán cổ
phần cho người nước ngoài và các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Còn ở Nga, ngành
ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ với bảng kết toán hoạt động kinh doanh tăng 30 - 40%/năm.
Trong khi đó, 3 siêu ngân hàng mới ở Nhật Bản đã mua lại 11 ngân hàng cũ và hiện đang sắp xếp
lại hoạt động của các ngân hàng này. Tại Trung Âu, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua hoặc
thành lập 80% số ngân hàng hàng đầu trong nước kể từ khi các nước này chuyển đổi thể chế
chính trị.
Trong khi đó, 10 ngân hàng thương mại lớn nhất nước Mỹ kiểm soát 49% tổng giá trị tài sản của
ngành ngân hàng trong nước, so với mức 29% cách đây 10 năm. Trước đây, các Cty phi tài chính
không có ý định sở hữu các ngân hàng, song hiện nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ là Wal- Mart đang
muốn có một giấy phép hoạt động giới hạn trong lĩnh vực ngân hàng.
Những nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng thương mại trên thế giới đang gây nhiều lo ngại bởi các
câu hỏi về quy mô và quyền sở hữu. Hầu như mọi nơi, các ngân hàng lớn đang phát triển mạnh
hơn thông qua hoạt động M&A hay nhờ sự tăng trưởng có hệ thống. Vì vậy nảy sinh những câu
hỏi như có hay không một giới hạn tự nhiên đối với quá trình "cá lớn nuốt cá bé" trong ngành ngân
hàng? Ngân hàng lớn nhất thế giới trong tương lai liệu có thể mở rộng hoạt động lên gấp 2 hay 3
lần, hoặc thậm chí là 10 lần so với quy mô của tập đoàn ngân hàng Citibank hay HSBC hiện nay
hay không, và nếu không thì tại sao? Và ai sẽ là người có lợi?
Theo Philippe De Backer, một đối tác của Cty tư vấn Bain&Co, 50% số vụ sáp nhập ngân hàng
trên thế giới gần đây đã làm giảm giá cổ phiếu của các Cty liên quan. Tại Mỹ, các thị trường chứng
khoán đánh giá cao nhất các ngân hàng có quy mô trung bình, một phần bởi giới đầu tư dự đoán
các ngân hàng lớn có thể dễ dàng mua chúng. Giám đốc quản lý ngân hàng đầu tư chi nhánh Nhật
Bản của JP Morgan, John Ozeki, cho rằng các ngân hàng trong khu vực có thể trở thành đối
tượng của làn sóng M&A trong thời gian tới.Ngân hàng Japan Post lớn nhất Nhật Bản sau khi
hoàn thành tiến trình tư nhân hóa vào tháng 10/2007, có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn
trên thị trường quốc tế.
Admin (Theo