Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Ngôn ngữ và kinh tế toàn cầu hóa ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.58 KB, 2 trang )

Ngôn ngữ và kinh tế toàn cầu hóa
Có mối quan hệ nào giữa ngôn ngữ và kinh tế? Câu hỏi tưởng chừng vu vơ này thật ra
rất đáng suy ngẫm, nhất là trong thời toàn cầu hóa, biên giới ngăn cách giữa các quốc
gia đang lần lượt bị hạ thấp.
Hiện tượng dân Mỹ đổ xô cho con em đi học tiếng Quan thoại nhằm chuẩn bị giao thương với
Trung Quốc là một hiện tượng đáng chú ý.
Ở châu Á, Philippines từng là xứ sở mà 95% người dân sử dụng tiếng Anh khá tốt, ngang ngửa
với Ấn Độ và Singapore. Hiện nay Phi đang cố gắng đuổi theo Ấn Độ trong ngành “hậu cần kinh
doanh” (business outsource), cụ thể là trong việc hỗ trợ khách hàng (của các công ty đa quốc
gia) qua điện thoại. Chỉ trong năm năm qua, số người làm việc trong các trung tâm hỗ trợ khách
hàng (call-center) ở Phi đã tăng gấp 100 lần, từ 2.000 người lên 200.000 người, với doanh số lên
tới 1,7 tỉ đô la.
Tuy nhiên, miếng bánh ngon đó đang dần tuột khỏi tay người Phi chỉ vì tiếng Anh của họ đang
suy thoái. Một khảo sát mới đây của Phòng Thương mại châu Âu tại Philippines cho thấy 75%
trong số 400.000 sinh viên tốt nghiệp đại học mỗi năm ở Phi có trình độ tiếng Anh “dưới tiêu
chuẩn”. Hiệp hội Xử lý kinh doanh của Phi cũng xác nhận, kỹ năng tiếng Anh của dân chúng là
một trong ba trở ngại hàng đầu mà đất nước cần nhanh chóng cải thiện.
Tình trạng suy thoái kỹ năng tiếng Anh bắt đầu từ năm 1987 khi Bộ Giáo dục Phi đưa ra mô hình
giáo dục song ngữ, khuyến khích sử dụng tiếng Tagalog bản địa trong trường học các cấp. Các
chương trình truyền hình và phát thanh cũng được khuyến khích sử dụng tiếng Tagalog. Từ đó,
tiếng Anh dần dần bị đẩy ra khỏi nhà trường, bị pha trộn ngoài xã hội thành một thứ “Taglish”
(Tagalog+English) chẳng giống ai.
Để chấn chỉnh tình hình, tháng 10 vừa qua Quốc hội Phi đã phải ban hành một đạo luật khôi
phục vị trí của tiếng Anh như là ngôn ngữ dạy học chính trong nhà trường từ cấp trung học trở
lên. “Sự suy thoái nhanh kỹ năng tiếng Anh của người dân đã xói mòn tính cạnh tranh của nguồn
nhân lực, ở cả trong và ngoài nước”, Nghị sĩ Edgardo Angara, xuất thân là nhà giáo, người đề
xướng đạo luật này, nói.
Khi Singapore tách ra khỏi Malaysia năm 1965, hai nước có trình độ phát triển gần như nhau,
song bây giờ giữa hai nước đã có một khoảng cách khá lớn về kinh tế và thu nhập. Trong nhiều
yếu tố tạo ra sự khác biệt đó có vấn đề ngôn ngữ. Singapore dưới thời Thủ tướng Lý Quang
Diệu đã đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ chính trong trường học và công sở; công cuộc đó bắt đầu


vào năm 1970 và hoàn tất sau 14 năm nỗ lực.
Trái với Singapore, năm 1960 Chính phủ Malaysia do đảng UMNO (Mặt trận Thống nhất dân tộc
Mã Lai) lãnh đạo quyết định lấy tiếng Bahasa - tiếng nói của người gốc Mã Lai, làm ngôn ngữ
giảng dạy và học tập thay cho tiếng Anh để xóa bỏ tàn dư của chủ nghĩa thực dân. Năm 1969,
chủ trương này trở thành luật và 13 năm sau thì công cuộc chuyển đổi ngôn ngữ trong trường
học Malaysia hoàn thành.
Hậu quả là tình trạng thất nghiệp trong thanh niên Malaysia khá cao vì họ không làm việc được
trong các doanh nghiệp quốc tế; nền kinh tế mất lợi thế so với đảo quốc bé nhỏ láng giềng. Tình
trạng này chỉ mới bắt đầu được chấn chỉnh khi Thủ tướng Mahathir Mohamad quyết định đưa
tiếng Anh trở vào trường học trước khi ông mãn nhiệm vào cuối năm 2002.
Sự bùng nổ về kinh tế và vị trí ngày càng nổi bật của Trung Quốc khiến cho tiếng Quan thoại trở
thành hiện tượng “nóng”. Báo Los Angeles Times số ra ngày 26/11 vừa qua ước đoán có khoảng
50.000 trẻ em Mỹ đang học tiếng Quan thoại trong các trường phổ thông ở xứ này, tăng gấp 10
lần so với sáu năm trước, đó là chưa kể các trung tâm ngoại ngữ ngoài giờ học.
Chicago là thành phố đi đầu, mở lớp dạy tiếng Quan thoại ở 28 trường trung học với số học sinh
đăng ký theo học khoảng 6.000 em. Phong trào học tiếng Hoa dâng cao khiến Mỹ bị thiếu giáo
viên trầm trọng, phải nhờ Trung Quốc cung cấp các giáo viên tình nguyện thông thạo hai thứ
tiếng Anh-Hoa cho các trường trung học ở Mỹ. Đáp lại, các tình nguyện viên của Mỹ đang góp
phần quan trọng trong việc rèn luyện tiếng Anh cho khoảng 200 triệu người Trung Quốc ở khắp
các thành phố.
Mới tuần trước, ông James Wolfensohn, cựu Giám đốc Ngân hàng Thế giới, còn khuyên giới trẻ
phương Tây nỗ lực học ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc để thích nghi với một trật tự thế giới
mới sẽ hình thành trong một vài thập niên sắp tới.
Việt Nam đã là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Khi những rào cản về thuế và
thủ tục thương mại hạ xuống sẽ nổi lên rào cản về ngôn ngữ. Nếu không kịp thời đầu tư rèn
luyện kỹ năng ngoại ngữ cho giới trẻ thì khả năng vượt rào để giành lợi ích trong cuộc cạnh tranh
toàn cầu sẽ khó mà xảy ra.
Hùng mạnh như Mỹ mà mới đây Tổng thống George Bush còn phải ký sắc lệnh trích 57 triệu đô
la ngân sách để thúc đẩy việc học tập bốn ngoại ngữ thiết yếu là tiếng Ảrập, tiếng Quan thoại,
tiếng Nhật và tiếng Hàn...

Nguồn : TBKTSG

×