Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Giá trị chữ tín trong cạnh tranh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.35 KB, 2 trang )

Giá trị chữ tín trong cạnh tranh
Tính cạnh tranh của một doanh nghiệp tùy thuộc vào lòng tin của khách
hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp đó. Do
vậy, để khẳng định tính cạnh tranh của mình, doanh nghiệp phải: (1) Ý thức
được giá trị tuyệt đối của chữ tín trong kinh doanh và (2) Phải xây dựng
được khả năng để làm tốt cái gì mình hứa.
Tính cạnh tranh được đo lường bởi giá trị thặng dư của sản phẩm. Nói một
cách khác, mức độ cạnh tranh là mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp. Khả
năng cạnh tranh là khả năng làm giàu được trong kinh tế
thị trường. Một gánh bún riêu hay một quán cà phê vỉa hè
có khách và làm ăn có lãi là có tính cạnh tranh cao hơn
một nhà hàng cao cấp ít khách làm ăn không có lãi. Một
thương hiệu có uy tín có thể bán sản phẩm giá cao hơn
sản phẩm cùng loại của một hãng khác chưa có uy tín bằng. Như vậy tính
cạnh tranh, hay nói một cách khác là khả năng sinh lợi trong kinh doanh,
không nhất thiết phải tùy thuộc vào mặt hàng nào, công nghệ nào hay số
vốn mà thực tế là trên độ tin cậy của người tiêu thụ mặt hàng hoặc dịch vụ
đó.
Để ý thức được giá trị tuyệt đối của chữ tín trong kinh doanh,
doanh nhân cần có tư duy dịch vụ. Nghĩa là phải luôn đặt mình
vào vị trí của người tiêu thụ và tự đánh giá sản phẩm của mình
một cách khách quan rên mặt giá trị tiện và lợi.
Nhiều mặt hàng của chúng ta còn thiếu tính cạnh tranh vì mẫu
mã không bắt mắt, không tiện sử dụng, từ đó không tạo được lòng tin về
nội dung (chất lượng) của mặt hàng đó. Người tiêu dùng nhiều lúc phải loay
hoay không biết làm sao để mở một hộp dầu cù là, một gói bánh, một chai
nước mắm hay ngay cả một bao khăn lạnh chúng ta dùng hàng ngày. Một
gói bánh đậu phụng sản xuất tại Việt Nam với mẫu mã chuẩn bán được giá
gấp đôi ở siêu thị Mỹ so với cùng bánh đậu phụng dó với mẫu mã sơ sài
bán trong một siêu thị Việt Nam cũng tại Mỹ. Muốn làm tốt hơn cái bánh
đậu phụng để bán được giá cao hơn là chuyện đơn giản và không tốn kém


bao nhiêu.
Để có tính cạnh tranh cao, người tiêu thụ phải được thuyết phục để tin rằng
người sản xuất luôn luôn chu đáo nghĩ đến nhu cầu của họ và đã thỏa mãn
nhu cầu của họ xứng đáng với cái giá họ đã trả.
Để xây dựng được khả năng làm được cái gì mình đã hứa, doanh nhân cần
chủ động những điều kiện nội tại và biết khai thác triệt để được những điều
kiện đó. Doanh nghiệp chỉ cần làm hay trong khả năng sẵn có và có thể có
của mình để chủ động được giá thành và giảm rủi ro sản xuất. Đó là tận
dụng lợi thế tương đối của mình. Nhiều doanh nghiệp biết tận dụng phế liệu
sẵn có để kinh doanh sản xuất có lãi. Rất nhiều doanh nhân Hồng Kông
trong những năm 1950 và 1960 là những người ít học, ít vốn nhưng họ đã
biết tận dụng cái gì họ có để sản xuất những cái đơn giản nhất mà người
khác cần. Họ sản xuất tóc giả cho phụ nữ và đã xuất khẩu gần một tỉ USD
tóc giả một năm cho toàn thế giới. Đến khi tóc giả không còn là sản phẩm
thời trang nữa thì họ chuyển qua sản xuất hoa giả và đồ chơi trẻ em. Hồng
Kông làm giàu từ đó và tập trung vào phát triển dịch vụ thương mại, xuất
nhập khẩu và ngan hàng, nơi mà họ có lợi thế tương đối nhờ vào mạng
lưới Hoa Kiều khắp thế giới. Họ không nhờ vào công nghệ cao hay sản
xuất những hàng phức tạp đòi hỏi vốn đầu tư, kỹ thuật cao, nhưng họ lại có
được uy tín sản xuất hàng nào ra hàng đó. Vậy là có ưu thế về cạnh tranh.
Tương tự như kinh tế doanh nghiệp, tính cạnh tranh của một nền kinh tế
quốc gia không tùy thuộc vào số khoa học gia hay lượng đầu tư vào ngành
nghề công nghệ cao, mà tùy thuộc vào việc cung cấp được cái gì người
khác cần trong khả năng của mình có thể chủ động được. Thụy Sĩ là một
trong những nước có thu nhập đầu người cao nhất thế giới chỉ nhờ vào khả
năng kinh doanh chữ tín của họ trong dịch vụ ngân hàng. Ai bỏ tiền vào
ngân hàng Thụy Sĩ cũng tin rằng tiền của mình sẽ không mất và được bảo
mật tuyệt đối nên họ chấp nhận mức lãi suất thấp nhất thế giới, tạo cho
Thụy Sĩ một thế cạnh tranh tuyệt đối trong ngành này.
Tài nguyên thiên nhiên cũng không phải là một điều kiện cần. Trong số "top

ten" những nước có chỉ số cạnh tranh cao nhất, ngoài Mỹ và Úc, còn lại là
những nước nhỏ ở Bắc Âu và Đài Loan, Singapore, những quốc gia và lãnh
thổ không nhiều tài nguyên thiên nhiên. Những nơi này ngoài điều kiện có
được một môi trường kinh doanh thông thoáng không gây trở ngại cho
doanh nghiệp, còn chia sẻ một đặc điểm là tính chu đáo trong văn hóa kinh
doanh của họ. Trong kinh doanh tính chu đáo và trung thực tạo được sự tin
cẩn. Và đó là một lợi thế cạnh tranh được khẳng định.

×