Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Tiếp thị nhờ trẻ em: mang về hàng trăm tỷ đô pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.33 KB, 2 trang )

Tiếp thị nhờ trẻ em: mang về hàng trăm tỷ đô
Trẻ em có ảnh hưởng đáng ngạc nhiên đối với sức mua các loại hàng hoá dành cho
người trưởng thành và các doanh nghiệp cũng vì thế mà đang chuyển hướng tiếp cận
mạnh mẽ tới đối tượng này.
Khi mùa mua sắm phục vụ lễ hội cuối năm bắt đầu tại nước Mỹ và trên toàn thế giới, trẻ em cũng
bắt đầu vòi vĩnh bố mẹ mua cho những món đồ chơi mới. Nhưng nếu chỉ có thế không thôi thì
chẳng có gì đáng nói. Lắng nghe, suy ngẫm và ta thấy bọn trẻ không chỉ “vận động hành lang”
cho những món đồ dành riêng cho chúng.
Việc marketing trẻ em giờ đây không còn giới hạn trong những quảng cáo đồ chơi, bánh kẹo hay
đồ ngũ cốc xen giữa các bộ phim hoạt hình. Trẻ nhỏ ngày càng có ảnh hưởng đối với các quyết
định mua sắm các mặt hàng dành cho người lớn, thí dụ như xe hơi và các chuyến du lịch.
Trang web Hummerkids.com của hãng xe hơi Hummer dành cho trẻ em nhiều trò chơi và nhiều
trang tô màu để truyền cho chúng niềm vui thích của việc sở hữu một chiếc xe thể thao cỡ lớn.
Một hãng chế tạo xe hơi khác là Honda cũng chuẩn bị phát động một chiến dịch quảng cáo trên
kênh truyền hình ABC Kids của hãng Disney. Sở du lịch đảo Cayman thì mua quyền phát sóng
các quảng cáo cho các kỳ nghỉ đắt tiền trên kênh truyền hình cáp Nickelodeon dành riêng cho trẻ
em. Tập đoàn khách sạn Beaches Resorts hợp tác cùng “Sesame Street” để làm cho các khách
sạn và khu nghỉ dưỡng của hãng hấp dẫn hơn đối với thiếu niên, nhi đồng...
“Các bậc cha mẹ không còn kiểm soát nhiều nữa và trẻ em đang là những người ra quyết định
việc mua sắm đồ dùng trong gia đình”, James McNeal - chuyên viên tư vấn chuyên về marketing
từ hơn 2 thập kỷ qua - cho biết. Theo ước tính của ông, thiếu nhi dưới 14 tuổi ảnh hưởng tới
47% các quyết định chi tiêu của các gia đình Mỹ trong năm 2005. Tổng giá trị của các quyết định
này lên tới trên 700 tỷ USD, trong đó 40 tỷ dành riêng cho nhu cầu của trẻ và 340 tỷ được chi
dưới ảnh hưởng trực tiếp của trẻ (ví dụ: Con thích có một chiếc máy tính Dell), 340 tỷ còn lại do
ảnh hưởng gián tiếp (ví dụ: Con biết Timmy muốn bố mẹ mua cho em một chiếc Lexus).
Cùng với các website và các kênh truyền hình cáp thiết kế hoàn toàn theo sở thích của chúng, trẻ
em ngày nay tiếp xúc và bị ảnh hưởng bởi việc marketing nhiều hơn thế hệ cha mẹ và ông bà
chúng rất đáng kể. Do sự tiếp cận đối với các phương tiện truyền thông ngày càng tăng, trẻ em
ngày càng có ảnh hưởng hơn đối với các bậc cha mẹ.
Chúng quyết định hầu hết mọi việc, từ địa điểm du lịch cho gia đình đến cách thiết kế ngôi nhà.
Với tư cách là những chuyên gia công nghệ tại gia, trẻ thường chọn các loại TV, máy nghe nhạc


và máy vi tính mà cha mẹ chúng bỏ tiền ra mua. Khi các bậc cha mẹ mua một chiếc thuyền, một
chiếc xe hơi việt dã hay thậm chí chỉ là mấy chiếc vỉ nướng thịt thôi, con cái họ cũng có ảnh
hưởng rất đáng nể. Hãng xe hơi việt dã Can-Am là một trong số các công ty chào mời loại trò
chơi có tên gọi “trò chơi quảng cáo” trên website của hãng nhằm thu hút sự chú ý của giới vị
thành niên.
Nhiều công ty đã nhận ra rằng marketing theo hướng biến trẻ em thành nhân viên tiếp thị tại gia
thường có hiệu quả hơn là cố gắng thuyết phục các bậc cha mẹ mua một món hàng nào đó.
Điều này có thể là lý do giải thích vì sao Nickelodeon lại trở thành chi nhánh làm ăn có lời nhất
của tập đoàn Viacom. Các hãng quảng cáo đang phải xếp hàng và trả những khoản phí cắt cổ
cho Nickelodeon hòng với tới các mục tiêu đáng giá nhất của họ. Chưa hết, mỗi đứa trẻ là một
cơ hội mới để xây dựng cái gọi là “sự trung thành thương hiệu”.
Nhiều bậc phụ huynh đang tỏ ra rất lo lắng. Bà Susan Linn, một thành viên của nhóm vận động
hành lang “Vì tuổi thơ phi thương mại” chống lại sự xói mòn các giá trị gia đình do chủ nghĩa tiêu
dùng đang lan tràn, đặt câu hỏi: “Làm sao một gia đình đơn độc có thể đương đầu được với
ngành kinh doanh trị giá 15 tỷ USD ngày đêm hoạt động để làm suy yếu ảnh hưởng của bậc cha
mẹ trong gia đình".
Ngành công nghiệp quảng cáo, vốn đã sẵn sàng tự vệ, lập luận rằng các bậc cha mẹ phải chịu
trách nhiệm quản lý con em họ.
Tuy nhiên, giới quảng cáo cũng thừa nhận bản thân vấn đề (quảng cáo nhắm vào trẻ em) rất
phức tạp. Trẻ em là những "kẻ hưởng lạc" sẵn lòng mè nheo để cha mẹ mua cho thứ nọ thứ kia
và ít có khả năng ra quyết định mua sắm một cách có giáo dục. Điều này có thể tạo nên sự khác
biệt lớn khi chúng thay mặt gia đình chọn một chiếc xe hơi hay đồ điện tử đắt tiền. Cha mẹ chúng
có thực sự thích một chiếc xe “chảnh” thay vì một chiếc xe có hệ số an toàn cao hơn? Liệu một
đứa trẻ lên 7 có thể chọn được chiếc máy vi tính tốt nhất cho gia đình?
Có lẽ là không! Nhưng trẻ em phải bắt đầu từ đâu để học cách phân biệt sự thật từ mớ rối rắm?
Một sự cấm đoán hoàn toàn có lẽ không khả thi cho lắm do rất khó kiểm soát. Ngoài ra còn một
lý do để các doanh nghiệp nhắm đến khách hàng trẻ em cần phải hành động thận trọng.
Dù xa xỉ hay ngây thơ thì trẻ em cũng nhớ rất lâu và những hãng quảng cáo từng lừa dối trẻ hôm
nay sẽ mãi mãi mất chúng với tư cách là những khách hàng vào ngày mai.
Nguồn : Economis

×