Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2007-2008
Kinh tế phát triển
Bài đọc
Stiglitz đối chọi với IMF: một góc nhìn
khác
Joseph Stiglitz Biên dịch: Q Tâm
1
STIGLITZ VÀ IMF: MỘT QUAN ĐIỂM KHÁC
Rudi Dornbusch
Châu Á lại một lần nữa cho thấy những tốc độ tăng trưởng thần kỳ. Hàn Quốc, một trong
những nước bị tổn thất nặng nhất trong cuộc khủng hoảng 97-98, hiện nay đã đạt mức GDP
cao hơn mức tiền khủng hoảng 12 lần. Bài học là gì? Các chính sách của IMF có tác dụng,
quan điểm cho rằng tập qn sai lầm của IMF và phương thuốc chữa bá bệnh như Joe Stiglitz
đã nêu trong bài viết đăng trên tạp chí của các ơng là hồn tồn nhỏ nhen và dĩ nhiên có mục
đích cá nhân.
Điều xúc phạm nhất và vơ lý nhất là gợi ý cho rằng nhân viên IMF chỉ tồn những sinh viên
hạng ba từ các trường đại học hàng đầu. (Phải chăng các đồng nghiệp cũ của ơng ta ở WB
cũng thế?) Ở Harvard và MIT, hay bất kỳ nơi nào khác, những tiến sĩ mới ra lò nếu khơng
tìm được việc làm ở 5 trường đại học hàng đầu trên thế giới đều sẽ chọn IMF hay WB. Nói
như vậy là đã tốt rồi. Vì bất kỳ ai được đưa vào danh sách chọn lựa của các trường hàng đầu
có thể nói là những kẻ lý thuyết khơng phù hợp cho cơng việc đề ra chính sách đầy khó khăn.
Bản thân Stiglitz với thói quen ưa chuộng những ngoại lệ hấp dẫn thay vì ngun tắc chung
chính là ví dụ xác đáng cho ý này. Cả IMF lẫn WB đều khơng cần những nhà lý thuyết; họ
cần những bác sĩ chun khoa quốc gia được đào tạo tốt. Như Edwin Kemmerer vĩ đại của
Princeton, người được xem là Jeff Sachs của thập niên 20 đã nói: xét theo bề ngồi thì
ngun tắc là cái cán cuốc.
Luận điệu của Stiglitz cho rằng những nhân viên ngốc ngếch và ngạo mạn của IMF sử dụng
phương thuốc hồn tồn sai lệch - thắt chặt ngân sách và lãi suất cao - biến một tình huống
khó khăn thành đại họa là luận điệu vừa ngược ngạo vừa sai trái. Ơng ta nói gì? Trước tình
hình một chính phủ bỏ đến 50% GDP hoặc hơn vào hoạt động tài chính cơng do thất bại của
các ngân hàng và phá sản tràn lan, thì ngun tắc phải là thoải mái về ngân sách chăng?
Đứng trước sự sụp đổ của các loại tiền tệ dưới áp lực ra đi của vốn, lãi suất phải được cắt
giảm để việc rút tiền ít tốn kém hơn và triệt tiêu ln tỉ giá hối đối ư? Đúng là qi gở.
Trong 100 năm qua, ngun tắc này chưa hề thất bại: sự bình ổn bắt đầu bằng tỉ giá hối đối
và tài chính cơng. Các nhà đầu tư sẽ lấy lại sự tin tưởng và mang tiền trở lại khi họ thấy được
sự bảo quản ngân sách và lãi suất thật sự cao. Làm điều đó trong vài tháng là ta đi đúng
hướng. Đó là chính sách hàng đầu của các nước trong thế kỷ 20, với sự thành cơng to lớn, và
đó mãi mãi là chính sách của IMF. Chính sách này vẫn có tác dụng: Hàn Quốc đang phát
triển mạnh và cả châu Á cũng thế. Lãi suất giảm trong nhiều tháng khi các luồng vốn trở vào
tái ổn định và tăng giá trị các đồng tiền; hoạt động tài chính cơng có thể bắt đầu dễ thở một
khi các nhà đầu tư nhận ra rằng thế giới khơng chấm hết ở đây. Sự phục hồi diễn ra nhanh
hơn ở các nước thực hiện đúng và thành cơng những hướng dẫn của IMF. Nhưng những nơi
như Indonesia thì khủng hoảng vẫn còn khi các nhà làm chính sách do dự.
Khi các nước đến IMF trên những cái băng ca, thì đó khơng phải là lúc đưa ra những ý tưởng
hay ho. Những chính sách mạnh tay là cần thiết để tránh sự xuất huyết, sự sụp đổ các đồng
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2007-2008
Kinh tế phát triển
Bài đọc
Stiglitz đối chọi với IMF: một góc nhìn
khác
Joseph Stiglitz Biên dịch: Q Tâm
2
tiền và sự tan rã khơng thể cứu chữa. Sự bình ổn khơng phải là một cuộc khảo thí cơng khai
hay là một hội thảo nghiên cứu. Ngày nay, chẳng có vị bộ trưởng tài chính nào lại áp dụng
phương thuốc thay thế kiểu phòng khám Stiglitz cả; họ có xe cứu thương đưa thẳng đến IMF.
Và khi đó, các thị trường bắt đầu nhanh chóng tin tưởng trở lại và sự bình thường hóa chỉ còn
cách một bước ngắn.
Stiglitz phàn nàn rằng khơng ai nghe ơng ta, ngoại trừ tiến sĩ Mahatir, một lang băm khác.
Khơng có gì là ngạc nhiên! Đúng vậy Stiglitz là một nhà kinh tế lỗi lạc, nằm trong danh sách
nhận giải Nobel vì những đóng góp lý thuyết của ơng ta trong việc lý giải sự thất bại của thị
trường. Nhưng khơng ai xem ơng ta là nhà kinh tế chính sách hay thậm chí là người có hiểu
biết sâu xa về kinh tế vĩ mơ và sự bình ổn. Suy cho cùng, đó là nhà kinh tế trưởng của WB,
người mà giữa cuộc khủng hoảng châu Á đã cơng khai khuyến khích Trung Quốc phá giá
đồng tiền của họ với khả năng kéo theo một làn sóng sụp đổ đại trà khác ở khắp châu Á. Có
điều hay là khơng ai nghe, châu Á đang làm tốt. Bài học chính cho IMF là lần sau họ nên áp
dụng đúng phương thuốc này và tận hưởng sự thành cơng mỹ mãn. Chúc mừng những nhân
viên tài giỏi của IMF.
Rudi Dornbusch là giáo sư kinh tế và quản trị quốc tế danh hiệu Ford tại MIT