Không được gọi phỏng vấn
Dù kinh nghiệm và kỹ năng đã trình bày trong CV của bạn có hoàn hảo đến mấy mà
không được gọi phỏng vấn thì bạn cũng sẽ không có được công việc như mong muốn.
Đây quả là một bước cực kỳ khó khăn và phức tạp đối với một người tìm việc. Đã không ít ứng
viên đã bị loại ngay từ vòng sơ tuyển.
Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc, hãy chắc rằng bạn không mắc phải 10 lỗi phổ biến dưới
đây:
1. Bạn chỉ chú trọng đến Google
Kiếm công việc qua Google là ý kiến hay nhưng nó có thể cho bạn những kết quả không như
mong muốn, bởi khá nhiều công ty chỉ đưa ra những cái tên hấp dẫn cho một vị trí để kích thích
người xem nhưng khi click chuột thì chúng lại là cái tên mà bạn chưa nghe đến bao giờ. Do vậy,
khi "săn" việc trên mạng, bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để không bị mất công tìm kiếm. Trên
thực tế, bạn có thể dễ dàng tìm thấy cơ hội của mình ở những công ty có quy mô vừa và nhỏ và
những công ty đang gặp khó khăn về nguồn nhân lực cao cấp ở ngay chính nơi bạn ở. Nhưng nếu
Google là cách bạn chọn thì hãy tiếp tục thử sức mình, chỉ có điều bạn cũng nên chú ý đến những
cơ hội khác.
2. Bạn không làm theo chỉ dẫn
Mỗi công ty đều có những hình thức tuyển dụng riêng yêu cầu các ứng viên phải làm theo chỉ
dẫn. Một số yêu cầu bạn phải làm đúng như những hướng dẫn trên website của họ trong khi một
số công ty khác thì muốn làm theo cách truyền thống là gọi điện thoại hoặc gửi fax hơn. Do đó,
bạn cần nghiên cứu cẩn thận các thông báo tuyển dụng để nắm bắt được hết các yêu cầu của họ,
sau đó làm theo hướng dẫn. Nhớ rằng, nếu bạn cố tình làm khác đi thì có thể hồ sơ của bạn sẽ
chẳng bao giờ tới tay nhà tuyển dụng.
3. CV làm theo khuôn mẫu
Gửi những lá thư xin việc và CV theo một khuôn mẫu có sẵn thì bạn không thể gây được sự chú ý
của nhà tuyển dụng. Nhớ rằng mỗi vị trí công việc có những đòi hỏi khác nhau và nhà tuyển dụng
muốn biết bạn phù hợp với vị trí đó như thế nào. Vì vậy, hãy dành thời gian nghiên cứu về những
yêu cầu tuyển dụng và đặc điểm công việc sau đó đưa ra lý do tại sao bạn lại quan tâm đến vị trí
đó và bạn có thể đóng góp được gì cho công ty này.
4. Thư xin việc không hấp dẫn
Thư xin việc là tác động đầu tiên đến ấn tượng của nhà tuyển dụng với bạn. Do đó, viết thư xin
việc là một việc cực kỳ quan trọng. Một lá thư xin việc hấp dẫn là phải biết lựa chọn những thông
tin cần thiết trong đó trình bày đầy đủ, sâu sắc những kỹ năng, kinh nghiệm của bạn và những
đóng góp mà bạn sẽ mang lại cho công ty mình định xin tuyển.
5. CV không có các từ khóa
Với một vị trí công việc nhưng lại có hàng nghìn hồ sơ được gửi đến, do đó, để chọn lọc được dễ
dàng và nhanh chóng ứng viên nào sẽ được gọi phỏng vấn, các công ty thường sử dụng những
phần mềm nhận dạng các từ khóa được viết trong CV để loại bỏ các ứng viên. Do đó, nếu CV của
bạn không có các từ khoá miêu tả công việc thì chắc chắn bạn sẽ là người bị loại.
6. CV mắc lỗi
Thư xin việc sẽ không thể được chấp nhận nếu chúng mắc lỗi đánh máy và lỗi ngữ pháp. Theo
khảo sát của CareerBuilder, có tới 84% nhà tuyển dụng nói rằng chỉ cần mắc một hoặc hai lỗi
trên là bạn có thể bị mất ngay cơ hội phỏng vấn. Lý do rất đơn giản: Những lỗi đó bộc lộ rằng bạn
là người cẩu thả và không chuyên nghiệp chút nào. Do vậy, trước khi gửi hồ sơ đi, bạn nên nhờ
một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình bạn kiểm tra giùm để tránh mắc lỗi cho dù là
nhỏ nhất.
7. Bạn không biết gửi CV đến ai
Dù bạn đã viết bên ngoài hồ sơ một câu rất "chắc ăn" là "gửi tới người có liên quan", nhưng phần
lớn nhà tuyển dụng đều đặc biệt chú ý tới những hồ sơ gửi trực tiếp tới họ. Vì vậy, nếu thông báo
tuyển dụng không có tên của nhà tuyển dụng thì bạn có gọi điện đến phòng nhân sự và hỏi tên
của người bạn sẽ gửi CV đến. Và để có được những thông tin đó một cách dễ dàng, khi gọi điện,
bạn hãy nói rõ lý do tại sao bạn gọi điện.
8. Bạn không đặt mình vào công ty
Tạo một mối liên quan nào đó giữa bạn với nhà tuyển dụng là cách tốt nhất để tạo sự chú ý đối
với họ. Vì thế, cần thường xuyên liên lạc với nhà tuyển dụng, giữ mối quan hệ tốt đẹp với tất cả
những người trong công ty bởi bạn khó mà biết được nếu được tuyển dụng bạn sẽ làm việc cùng
ai.
9. Bạn không theo đuổi đến cùng
Cách để làm cho nhà tuyển dụng luôn luôn nhớ đến bạn đó là phải theo đuổi đến cùng. Theo cuộc
khảo sát gần đây, 86% nhà tuyển dụng nói rằng những người xin việc nên thường xuyên liên lạc
với nhà tuyển dụng trong vòng từ 2 tuần sau khi gửi CV. Thông thường, bạn có thể gọi điện thoại
đến công ty để thể hiện sự quan tâm và nhấn mạnh những năng lực của bạn ở vị trí mình định xin
tuyển.
10. Bạn không có năng lực như nghĩ
Điều quan trọng ở đây là thực tế có thể bạn không hoàn hảo như bạn nghĩ. Vì thế, trước khi gửi
thư xin việc cần nghiên cứu thật kỹ về đặc điểm công việc, xem xem, những kỹ năng và kinh
nghiệm của bạn có phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không. Nếu công việc yêu cầu từ
5 năm kinh nghiệm mà bạn hai năm thì tất nhiên bạn khó có thể "vượt mặt" được các ứng cử viên
khác. Tuy nhiên, bạn có thể nộp hồ sơ đến những công ty khác yêu cầu thấp hơn. Nhớ rằng, nhà
tuyển dụng thường sẽ dựa trên những tiêu chuẩn mà họ đặt ra để gọi phỏng vấn. Thế nên, hãy lựa
sức mình để không bị "xôi hỏng bỏng không".
(Theo VTV.vn)