Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Bốn "bí kíp" tìm việc thành công pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.65 KB, 3 trang )

Bốn "bí kíp" tìm việc thành công
Bất kỳ ai cũng ít nhất một lần đi xin việc. Có người giỏi chuyên môn nhưng xin việc
mãi vẫn không đâu nhận, trong khi đó nhiều người khác trình độ không bằng, thì lại
dễ dàng tìm được việc ưng ý. Rõ ràng, tìm việc ngoài kỹ năng chuyên môn và một bộ
trang phục thích hợp còn chứa đựng nhiều yếu tố khác.
Trước hết phải dành thời gian để chuẩn bị và suy nghĩ về công việc ưng ý mà bạn mơ ước.
Bạn hãy đặt ra câu hỏi: những kế hoạch trước đây của mình về nghề nghiệp chuyên môn
có còn giá trị không? Thị trường việc làm đã thay đổi ra sao vào thời điểm này? Và điều
quan trọng là cần phải xác định mục tiêu nghề nghiệp chuyên môn rõ ràng. Càng biết
chắn chắn nơi mình muốn đến bao nhiêu, thì bạn càng có khả năng đạt được mục tiêu bấy
nhiêu.
Tìm việc với bốn bí kíp mang tính chiến lược dưới đây chắc chắn sẽ có kết quả hơn nhiều
so với việc đơn giản chỉ phản ứng một cách tự nhiên trước các quảng cáo tuyển dụng trên
các phương tiện thông tin đại chúng hoặc cố gắng để có được một vị trí không thực sự hấp
dẫn với bạn.
Bí kíp 1: Biết rõ phải tìm việc ở đâu
Ngày nay, mặc dù nhiều công ty có sử dụng các chuyên gia săn đầu người để kiểm tra các
ứng viên, đặc biệt là những vị trí quản lý cấp cao, song các phần mềm kiểm tra sơ yếu lí
lịch, những bài đánh giá trực tuyến để phân loại ban đầu các ứng viên vẫn là những công
cụ phổ biến.
“Và thay vì đăng các thông báo tuyển dụng mở trên phương tiện thông tin đại chúng, nơi
có thể thu hút các ứng viên đủ loại, các công ty có xu hướng sử dụng quảng cáo trên
những tạp chí, báo chuyên ngành hoặcnhững mục quảng cáo tuyển dụng chuyên về lĩnh
vực của họ”, Mark Bartz, đồng sáng lập hãng tư vấn tìm việc Executive Careers Inc, cho
biết.
Còn theo Ginny Gomez, phó chủ tịch phát triển sản phẩm của hãng Peopleclick, một công
ty tư vấn và phần mềm về tuyển dụng: “Các công ty ngày nay có xu hướng thông báo
tuyển dụng trên trang web của công ty, hay những trang web việc làm. Về phía các ứng
viên, họ cũng có thể chủ động đăng gửi sơ yếu lý lịch vào đây, thông báo mình tìm một
loại công việc cụ thể nào đó”. Khi có nhu cầu cho một vị trí công việc mới, một hệ thống
sẽ tự động sắp xếp và gạn lọc các bản sơ yếu lý lịch thông qua những từ khóa để tìm kiếm


các ứng viên thích hợp.
Và khi bạn sử dụng trang web của một công ty để đăng gửi sơ yếu lý lịch, bạn có thể phải
trả lời một loạt các câu hỏi thiết kế sẵn nhằm đem lại cho nhà tuyển dụng một vài nhận
định nào đó. Họ muốn đánh giá sơ bộ xem năng lực bạn có thích hợp với loại công việc
bạn muốn tìm hay không, đồng thời kiểm tra các kỹ năng của bạn.
“Các câu hỏi như vậy luôn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược tuyển
dụng của các công ty, và các ứng viên nên biết rằng nếu không vượt qua những đánh giá
sơ bộ này, họ sẽ bị loại ngay lập tức”, Gomez nói.
Bí kíp 2: Đảm bảo rằng công ty quan tâm tới bạn
“Hãy thiết kế bản sơ yếu lý lịch để nêu bật kinh nghiệm có liên quan tới công việc bạn
đang dự tuyển. Đồng thời, bạn cần nêu bật lý do tại sao nhà tuyển dụng nên quan tâm tới
bạn”, Phil Carpenter, phó chủ tịch tiếp thị tại SimplyHired.com, một trang web tìm việc
trực tuyến, cho biết.
Theo Amy Hoover, phó chủ tịch điều hành TalentZoo, một nhà tuyển dụng chuyên về các
công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thì để làm được điều này “cần phải nhấn
mạnh kết quả, chứ không phải hành động”.
“Mục tiêu của bạn là để người đọc bản sơ yếu lý lịch cuối cùng phải đặt ra câu hỏi: làm
thế nào mà anh ta làm được điều này?”, Mark Bartz cho biết.
Muốn nổi bật thì ngoài việc đưa ra những câu trả lời thể hiện trình độ chuyên môn, và
kinh nghiệm, còn phải chứng tỏ cả những kỹ năng tuyệt vời khác không thể đào tạo được
dễ dàng như trực giác, sáng tạo, sâu sắc, tháo vát,.... “Đây là nhân tố then chốt giúp bạn
được nhận vào làm việc”, Bartz nói.
Bên cạnh đó, một vấn đề khác cần phải quan tâm là sau khi bản sơ yếu lý lịch của bạn đã
vượt qua vòng sơ loại đầu tiên này, thì điều gì giúp nó lọt vào trong top 10? Câu trả lời là
các từ khoá tương thích tối đa với công việc bạn đăng gửi. Có như vậy nó mới thích hợp
với các phần mềm kiểm tra tra sơ yếu lý lịch.
Bartz đề xuất về việc đánh bóng bản thân trên các bản sơ yếu lý lịch và thư giới thiệu phải
sao cho ngắn gọn nhưng đủ ý. Ví dụ “một nhà tiếp thị sản phẩm với chuyên môn trong
hoạt động xây dựng nhãn hiệu và nghiên cứu thị trường”. Sau đó, nêu bật kinh nghiệm
trong quá khứ của bạn trong khoảng 12 đến 20 từ hay cụm từ nói về từng lĩnh vực chuyên

môn, ví dụ đối với hoạt động nghiên cứu thị trường, bạn có thể cho biết rằng mình đã làm
việc với các dự án liên quan tới “nghiên cứu nhân khẩu học” hay “chu kỳ sống của sản
phẩm”.
Bí kíp 3: Giải thích rằng bạn mong muốn công việc này
Việc bạn muốn một vị trí công việc và thể hiện điều đó là hai việc hoàn toàn khác biệt.
“Những gì sẽ khiến bạn trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh tại cùng một vạch
xuất phát là một bức thư giới thiệu chi tiết để nhân viên tuyển dụng biết bạn đã thực sự
dành thời gian để suy nghĩ về hoạt động kinh doanh của công ty họ và vai trò mà bạn có
thể đảm nhận hiệu quả nếu được tuyển dụng vào công ty”, - Phil Carpenter cho biết.
Còn theo Amy Hoover , bạn thể hiện cho công ty thấy bạn suy nghĩ như thế nào về các
hành động giúp tiếp thị sản phẩm tốt hơn hay cải thiện chất lượng dịch vụ hiệu quả hơn.
Nó sẽ giúp bạn trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác.
“Trong cuộc phỏng vấn, hãy nêu bật các dự án thành công mà bạn đã từng làm và cảm
thấy sung sướng vì đã đặt hết vào đó tình cảm và tâm huyết của mình. Đấy chính là một
đặc tính các nhà tuyển dụng rất mong thấy được ở các ứng viên xin việc”, - Mark Bartz
cho biết.
Bí kíp 4: Tìm hiểu về công ty dự tuyển
“Việc có những hiểu biết đầy đủ về bản chất công việc bạn dự tuyển, về công ty bạn mong
muốn làm việc và về ngành công nghiệp công ty hoạt động là vô cùng thiết yếu”, - Ginny
Gomez cho biết.
Còn theo Mark Bartz, bạn nên tìm hiểu về công ty dự tuyển thông qua một người nào đó
bên trong công ty. Nếu cá nhân bạn không biết một ai đó trong công ty, bạn có thể tìm thấy
những thông tin cần thiết qua những trang web về mạng lưới kinh doanh tại địa phương.
Cuối cùng, sự lịch thiệp, nhã nhặn trong các giao tiếp tìm việc luôn là một tài sản quý giá.
“Một cái bắt tay thích hợp cùng lời cảm ơn đúng lúc sẽ có tác dụng rất lớn”, - Amy
Hoover cho biết, “Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ gửi e-mail cảm ơn tới nhà tuyển dụng trong
vòng hai mươi tư giờ sau cuộc phỏng vấn”.
Và bạn không nên thất vọng nếu không tìm được việc sau nhiều nỗ lực. Trên thực tế, không
ít người thành đạt đã phải mất nhiều thời gian để có được một công việc như mong muốn.
Lúc này, điều quan trong là bạn phải tiếp tục với những bước đi trên và điều chỉnh theo

tình hình thực tế. Bạn nên định kỳ xem xét lại để đánh giá thư xin việc, sơ yếu lý lịch,
phương pháp tìm kiếm của mình, các ngành và công việc bạn đang xin vào làm. Việc đó sẽ
giúp bạn tiếp tục giữ đúng hướng đi và giảm thiểu những cố gắng không cần thiết.

×