BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ THỊ THU THUỶ
TẬP THƠ ĐI! ĐÂY VIỆT BẮC! CỦA TRẦN DẦN
TRONG CUỘC ĐỔI MỚI THI PHÁP
THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM SAU 1945
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
2
VINH - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ THỊ THU THUỶ
TẬP THƠ ĐI! ĐÂY VIỆT BẮC! CỦA TRẦN DẦN
TRONG CUỘC ĐỔI MỚI THI PHÁP
THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM SAU 1945
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHAN HUY DŨNG
4
VINH - 2011
5
Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, gia đình và
các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn
chân thành tới:
Ban giám hiệu, khoa sau đại học, các thầy cô giáo khoa ngữ văn đã giúp
đỡ tôi hồn thành khóa học này
Phó giáo sư- Tiến sĩ Phan Huy Dũng, người thầy kính mến đã hết lòng
giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Người thân và bạn bè đã động viện giúp đỡ cho tôi rất nhiều để tôi có
thể hoàn thành được luận văn này.
Tác giả luận văn
Lê Thị Thu Thủy
6
MỤC LỤC
Xuất hiện trong mối cảnh với những hạn chế tư duy ấy, thơ Trần Dần rơi vào
trạng thái lạc điệu cũng là một điều dễ hiểu. Với tinh thần đại chúng, thì
những cái thuộc về cái tơi hầu như đều bị xem là lạc điệu, không đúng tinh
thần chung. Vì vậy trong bao thập kỉ, thơ Trần Dần vẫn cứ chìm trong im
lặng. Ngay cả những bài thơ đầy tính cách mạng như Đi! Đây Việt Bắc cũng
cùng chung số phận ấy....................................................................................65
Về tác phẩm này, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân viết: “Đi! Đây Việt Bắc!"
được viết vào thời điểm từ kháng chiến chuyển sang thời bình, mà cuộc sống
thời bình thì đang bộc lộ cái bộ mặt “văn xi” nhí nhách của cái hàng ngày,
vừa như “mốc meo”, “ngưng đọng”, lại vừa như “con thò lò ngày đêm / hai
mặt đói meo / cịn quay tít / trên / kiếp người hạ giá”. ”.................................69
Viết về Việt Bắc nỗi nhớ trong Trần Dần mới thật sâu đậm nghĩa tình, thật da
diết:..................................................................................................................70
Ở đây............................................................................................................70
ta mắc nợ.......................................................................................................70
núi rừng.........................................................................................................70
Một món nợ...................................................................................................70
khó bề trang trải.............................................................................................70
Việt Bắc.........................................................................................................70
cho ta vay......................................................................................................70
địa thế!...........................................................................................................70
Vay từ............................................................................................................70
bó củi.............................................................................................................70
nắm tên..........................................................................................................70
Vay từ............................................................................................................70
7
những hang sâu..............................................................................................70
núi hiểm.........................................................................................................70
Cả..................................................................................................................71
trám bùi.........................................................................................................71
măng đắng.....................................................................................................71
đã nuôi ta.......................................................................................................71
Ta mắc nợ......................................................................................................71
những rừng sim bát ngát................................................................................71
Nợ..................................................................................................................71
bản mường heo hút........................................................................................71
chiều sương...................................................................................................71
Nợ củ khoai mơn...........................................................................................71
nợ chim mng..............................................................................................71
nương rẫy.......................................................................................................71
Nợ..................................................................................................................71
tre vầu............................................................................................................71
bưng bít..........................................................................................................71
rừng sâu.........................................................................................................71
Nợ con suối...................................................................................................71
dù trong.........................................................................................................72
dù đục,...........................................................................................................72
Nợ..................................................................................................................72
những người..................................................................................................72
đã ngã............................................................................................................72
khơng tên!......................................................................................................72
Ơi...................................................................................................................72
thế kỉ mn qn ngàn nhớ!..........................................................................72
8
Nợ này...........................................................................................................72
đâu dễ trả.......................................................................................................72
mà quên!........................................................................................................72
Đi!..................................................................................................................72
Tất cả!............................................................................................................72
Dù quen tay vỗ nợ,........................................................................................72
cũng chớ bao giờ...........................................................................................72
vỗ nợ..............................................................................................................72
nhân dân!.......................................................................................................72
(Đi! đây Việt Bắc) ..............................................................................73
Trần Dần sống và viết trong giai đoạn quan trọng của thơ Việt Nam khi
những điểm dừng lại của thơ trước cách mạng hiện diện như những cản trở
thực sự của quá trình cách tân thơ trong một bối cảnh lịch sử, văn hóa mới,
một đối tượng bạn đọc với thị hiếu thẩm mĩ mới. Thơ trong giai đoạn này
chưa có những cách tân, đột phá, vì cũng như văn xi, thơ phải được hiện
thực hóa và đại chúng hóa. Điều này cũng lí giải vì sao Trần Dần và nhóm
Sơng Đà với lối thơ bậc thang không được hoan nghênh thời ấy. Sự đa bội
của phong cách thơ của Trần Dần khiến việc nhận diện, mơ tả tồn diện thi
pháp của ông trở nên đầy thách thức. Hành trình sáng tạo của Trần Dần trải
qua nhiều chặng; ở mỗi chặng ông đều ý thức tạo điểm nhấn, tạo đột phá về
thi pháp. Sáng tạo, đối với Trần Dần, là sự tự phủ định không ngừng. Xuất
hiện trong mối cảnh với những hạn chế tư duy ấy, thơ Trần Dần rơi vào trạng
thái lạc điệu cũng là một điều dễ hiểu. Với tinh thần đại chúng, thì những cái
thuộc về cái tơi hầu như đều bị xem là lạc điệu, không đúng tinh thần chung.
Vì vậy trong bao thập kỉ, thơ Trần Dần vẫn cứ chìm trong im lặng. Ngay cả
những bài thơ đầy tính cách mạng như Đi! Đây Việt Bắc cũng cùng chung số
phận ấy..........................................................................................................109
9
Đi! Đây Việt Bắc là tập thơ nằm trong giai đoạn sáng tác thứ hai của Trần
Dần. Tập thơ đã khẳng định được vị trí đỉnh cao thơ kháng chiến của Trần
Dần. Đặc sắc nội dung của Đi! Đây Việt Bắc thể hiện tập trung trên các
phương diện đề tài, chủ đề, tư tưởng tình cảm. Trên phương diện nghệ thuật,
thơ lục bát đã được cách tân mạnh mẽ từ những tìm tịi của thơ bậc thang.
Những cách tân về thi pháp ấy đã mang lại những giá trị thẩm mĩ quan trọng
cho tập thơ quan trọng này. Đi! Đây Việt Bắc đã đưa Trần Dần lên vị trí của
một “thủ lĩnh bóng tối”, khơi nguồn những sáng tạo có giá trị trong hành trình
đổi mới thơ ca cách mạng nói riêng và thơ Việt Nam nói chung..................110
Đối với bản thân quá trình sáng tạo của Trần Dần, Đi! Đây Việt Bắc có giá trị
đặc biệt. Nó là điểm khởi đầu cho một hành trình cách tân chính mình và cách
tân thơ Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. Từ Đi! Đây Việt Bắc đến Cổng tỉnh
là một chặng đường dài đầy quyết liệt và quyết đoạn của Trần Dần, nhà thơ
độc hành đầy cơ đơn, trắc trở. Đó là hành trình đi từ sự hào sảng của chiến
thắng đến những u hồi, trắc ẩn nhân sinh. Và những tìm tòi với chữ của Trần
Dần đã tuyệt đối đắc dụng để khai phóng những quan niệm độc đáo về con
người cá nhân của nhà thơ này. Chính hành trình đổi mới thơ của Trần Dần,
của Đi! Đây Việt Bắc đã để lại những bài học có giá trị cho cơng cuộc cách
tân thơ hiện đại. Tất thảy đều phải bắt đầu từ quan niệm nhân sinh của người
cầm bút. Tất thảy những cách tân về hình thức đều phải dựa trên nền tảng căn
bản ấy thì thơ mới có thể đến và neo đậu trong tiếp nhận thẩm mĩ..............110
Thơ Việt Nam kể từ sau khi hịa bình lập lại là một vấn đề bề bộn và phức
tạp. Trong khi thơ đang mất giá thì Trần Dần lại sống được trong lịng độc
giả. Đó là một câu chuyện nhiều ý nghĩa. Đó là sự khẳng định tài năng, tâm
huyết của một người nghệ sĩ chân chính và đồng thời đó cũng là sự khẳng
định giá trị trường tồn của văn chương chân chính. Chúng tơi khép lại những
nghiên cứu về tập thơ Đi! Đây Việt Bắc trong tiến trình tìm tịi, đổi mới đầy
10
gian lao của thơ Việt Nam hiện đại trong sự khẳng định và niềm tin vào một
tương lai tươi sáng của thi ca nước nhà khi bạn đọc đã tinh tường hơn, công
bằng hơn với những giá trị nghệ thuật đích thực..........................................110
11
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trần Dần được coi là một nhà cách tân lớn của thơ Việt Nam hiện
đại. Do nhiều nguyên nhân chính trị và lịch sử, hiện nay, phần lớn tác phẩm
Trần Dần vẫn còn ở dạng “bản thảo nằm”. Việc tiếp cận, khám phá di sản thi
ca của ông đã trở thành một nhu cầu bức thiết. Đi vào đề tài này, chúng tôi
muốn góp thêm tiếng nói làm sáng tỏ những cách tân thơ mà Trần Dần đã
dũng cảm, kiên trì theo đuổi cả một đời.
1.2. Thơ Việt Nam hiện đại đã trải qua nhiều chặng đường phát triển.
Trần Dần ln có ý thức phải đổi mới thơ và ơng đã có những đóng góp
khơng nhỏ cho việc đổi mới thi pháp thơ sau 1945, đặc biệt với trường ca Đi!
Đây Việt Bắc! Đây là một tác phẩm mà vào năm 1987 khi đem bản thảo gốc
ra xem lại trước mặt các con - lúc này đã là những độc giả trưởng thành, ông
thành thật bảo: “Hơn ba mươi năm nay mà đọc lại vẫn thấy mới như vừa viết
ráo mực”. Nghiên cứu trường ca này trong bối cảnh sáng tạo đặc biệt của nó,
chúng tơi hy vọng hiểu thêm nhu cầu đổi mới thơ Việt Nam sau thời Thơ mới
cũng như những điều kiện đã khiến cho con đường đi của thơ từ 1945 đến nay
ln có những thác ghềnh.
1.3. Việc định vị các nhà thơ, các sự nghiệp thi ca luôn là cơng việc
khó khăn, phải được làm đi làm lại nhiều lần với sự thay đổi, cách tân tiêu chí
đánh giá. Với đề tài này, chúng tôi muốn tham gia thẩm định lại các giá trị thi
ca Việt Nam trong thế kỷ XX theo tiêu chí khách quan, khoa học, trả lại vị trí
xứng đáng cho những sáng tạo lớn mà vì lý do này lý do khác từng bị nhìn
nhận một cách sai lệch.
12
2. Lịch sử vấn đề
1.1 Những cơng trình nghiên cứu về thơ mới
Thơ mới ra đời cách đây gần một thế kỷ nhưng đến nay các nhà nghiên
cứu đã tốn khơng ít giấy mực để viết về hiện tượng văn học này. Ngay đỉnh
cao của phong trào tho mới anh em Hoài Thanh và Hoài Chân đã cho ra đời
cuốn Thi nhân Việt Nam, cuốn sách đã tập hợp những tên tuổi nhà thơ và
những bài thơ có gía trị trong khoảng thời gian từ 1932-1941, cuốn sách đã
đưa ra những nhận xét chủ quan của tác giả và được đánh gía cao
Cuốn sách Phong trào Thơ Mới lãng mạn 1932 - 1945, được xuất bản
năm 1966 của nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ ra đời cũng đánh giá về
phong trào thơ mới. Nhưng nếu như trong Thi nhân Việt Nam chúng ta bắt gặp
lối phê bình nhẹ nhàng không đao to búa lớn (không quá biểu dương khích lệ
cũng khơng q miệt thị) của Hồi Thanh, Hồi Chân thì ở Phong trào Thơ
Mới lãng mạn 1932 – 1945 đã vận dụng lối phê bình Mác –xít để nghiên cuus
Ông khảo sát những phương diện lý luận như chủ nghĩa lãng mạn theo quan
điểm mác-xít, đặc trưng thẩm mỹ của phương pháp sáng tác lãng mạn chủ
nghĩa, quan điểm nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ của các nhà thơ trong
phong trào Thơ Mới, những yếu tố chi phối đến sáng tác của mỗi nhà thơ và
của cả trào lưu.
Cơng trình nghiên cứu về thơ mới của Bùi Văn Nguyên - Hà Minh
Đức: Thơ ca Việt Nam - Hình thức và thể loại (NXB KHXH in lần thứ 2, H,
1971) các tác giả khẳng định: “Phong trào Thơ mới đã đem lại cho bộ mặt thơ
ca nhiều đổi mới đáng kể, như về các thể thơ về sự biểu hiện phong phú của
các trạng thái cảm xúc hay về những yếu tố mới trong ngơn ngữ thơ ca”.Vậy
có thể thấy rằng sau gần nửa thế kỷ ra đời thơ mới vẫn được nhìn nhận và
13
nghiên cứu với vai trò hết sức quan trọng. Các tác giả đã tìm ra những đóng
góp của thơ mới đối với tho ca dân tộc.
Cũng bàn về thơ mới, ở cơng trình Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt
Nam hiện đại, Hà Minh Đức viết: “Phong trào Thơ mới những năm 30 bộc lộ
rõ ràng những đặc điểm của trào lưu thơ ca lãng mạn. Xuân Diệu, Huy Cận,
Chế Lan Viên... những cái tôi khác nhau, mỗi người tự xây dựng cho mình
một thế giới riêng biệt, một hịn đảo chơi vơi”. Nhà nghiên cứu và phê bình
văn học Hà Minh Đức đã chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của phong trào
thơ mới đóng thời đư ra những nhận xét cách thẻ hiện khác nhau về cái tôi cá
nhân trong phong trào thơ mới….
Phan Cự Đệ với Phong trào Thơ mới , ít nhiều đều có đề cập đến thể
loại Thơ mới. Ông đã giành hẳn một chương (chương VI) bàn về “nghệ thuật
của phong trào “Thơ mới lãng mạn”. Tác gỉa đã cho rằng thơ mới thực chất
không phải là thơ tự do và đã chỉ ra quà trình hình thành các thể thơ, số câu,
số chữ trong thơ mới. Vậy có thể nói rằng hình thức thơ mới cũng là vấn đề
được các nhà nghiên cứu lưu tâm
Phong trào thơ mới 1930-1945 cũng được nhiều nghiên cứu sinh chọn
làm đề tài nghiên cứu. Năm 2007 Hoàng Sĩ Nguyên đã đến với phong trào thơ
mới bằng một luận án tiến sỹ nay đã trở thành chuyên luận mang tên Thơ mới
1932-1945 nhìn từ sự vận động thể loại. Năm 2008, Đặng Thị Ngọc Phượng
đã chọn đề tài Ý thức tự do trong phong trào thơ mới, luận văn đã khảo sát
toàn bộ những tác phẩm của phong trào thơ này. Luận văn đã chỉ ra biểu hiện
của ý thức tự do như là một sự biểu hiện của việc hình thành cái tơi cá nhân,
tiến trình phát triển của thơ mới, tìm hiểu cá tính sang tạo của nhà thơ…
14
Nhìn chung từ khi ra đời đến nay thơ mới đã được giới phê bình
nghiên cứu quan tâm đặc biệt về các góc độ như nội dung, thể loại, đóng
góp…của thơ mới. Tuy được nhìn nhận ở nhiều quan đểm và nhiều góc độ
cũng như ở nhiều thời điểm khác nhau, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều
không phủ nhận những đóng góp của thơ mới đối với nền thơViệt Nam.
1.2 Những cơng trình nghiên cứu về nhà thơ Trần Dần và trường ca Đi!
Đây Việt Bắc!
Chúng tôi nhận thấy rằng tác phẩm của Trần Dần dù sáng tác ở giai
đoạn nào khi ra đời cũng đặc biệt thu hút sự chú ý của độc giả cũng như giới
phê bình văn học, kể cả những tác phẩm ơng viết ngay sau vụ Nhân văn giai
phẩm. Sở dĩ thơ văn của ơng có một sự thu hút đặc biệt đối với bạn đọc nói
chung và giới phê bình nói riêng là bởi vì ở đó người ta ln bắt gặp những
vấn đề nóng bỏng của cuộc sống được nhìn nhận và phản ánh một cách khá
thẳng thắn, có những tác phẩm khơng kém phần quyết liệt. Tuy nhiên những
cơng trình nghiên cứu về nhà thơ Trần Dần vì một lý do nào đó mà chưa được
tập hợp thành một cơng trình xứng tầm với nhà thơ, những bài viết về nhà thơ
chỉ xuất hiện lẻ tẻ trong một số cuốn sách hay những chuyên luận.
Dù những nghiên cứu về nhà thơ Trần Dần được công khai và tập hợp
không nhiều nhưng Phạm Thị Hoài đã cho ra đời Trần Dần: cuộc đời, tác
phẩm và thời đại tác gỉa đã cung cấp cho độc giả những thông tin quý báu về
nhà thơ Trần Dần, tác phẩm của ông và đã đưa ra những nhận xét mang tính
chủ quan của người viết.
Trong bài viết Nghiên cứu xã hội học về trường hợp Trần Dần đăng trên
tạp chí văn hóa Nghệ An, tác giả Phùng Kiên đã gọi Trần Dần là “thủ lĩnh
bóng tối” và theo Phùng Kiên, Trần Dần bắt đầu sự cách tân của mình một
cách âm thầm. Ở đây tác giả đã đưa ra một cái nhìn khá tồn diện về Trần
Dần về hành trình sáng tạo cũng như nhịp thơ, hình thức thơ. Thơ Trần dần
15
được tác giả nhìn nhận, nghiên cứu ở những thời điểm khác nhau đặt nhà thơ
trong mối tương quan với các nhà thơ trong nước và quốc tế như Lê Đạt,
Phùng Quán, Hoàng Yến,V. Hugo, Stendhal ,…Phùng Ngọc Kiên đã trích
mấy câu thơ trong trường ca Đi! Đây Việt Bắc! lên đầu bài viết, sau đó tác giả
đã bàn về đề tài, cảm hứng cũng như số phận của trường ca này. Anh còn đưa
ra sự so sánh giữa Trần Dần và Tố Hữu với bài thơ Việt Bắc về quy mô và
cảm hứng
Luận văn thạc sỹ của Hà Thị Hạnh Thơ Trần Dần từ quan niệm nghệ
thuật đến hành trình sáng tạo, tác gỉa đã có cái nhìn bao quát về quan niệm
nghệ thuật của Trần Dần, sự hình thành, vận động và biến đổi, đồng thời tìm
ra cái tơi trữ tình đa diện và một số biểu tượng đặc sắc trong thơ Trần Dần,
Không chỉ vậy Hà Thị Hạnh cịn tìm hiểu và nghiên cứu hành trình sáng tạo
nhìn từ góc độ ngơn ngữ của nhà thơ…
Trường ca Đi! Đây Việt Bắc! Từ khi ra đời đến nay dã có rất nhiều ý
kiến bàn về giá trị trường ca này. Tuy những ý kiến hầu hết chỉ mang tính
chất phát biểu quan điểm nhưng đều có gía trị. Theo nhà lý luận phê bình văn
học Lại Nguyên Ân cho rằng: “Đọc lại Đi! đây Việt Bắc của Trần Dần và
nghĩ đến văn chương Việt truyền thống, càng lúc tơi càng muốn đưa trường ca
này xích lại gần những tác phẩm ngâm khúc nổi tiếng như Tự tình khúc, Thu
dạ lữ hồi ngâm, Chinh phụ ngâm, Cung ốn ngâm…" Vậy nhà phê bình Lại
Nguyên Ân đã đặt Đi! Đây Việt Bắc! Sánh sánh với các tác phẩm nổi tiếng
của nền văn học nước nhà.
Điểm lại những bài nghiên cứu về thơ mới, nhà thơ trần Dần và trường
ca Đi! Đây Việt Bắc! Chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các nhà nghiên cứu
đều thống nhất thơ mới đã tạo một bước ngoặt lớn trong tiến trình văn học
Việt Nam. Trần dần là nhà thơ có vai trị to lớn trong việc cách tân thơ việt
nam sau 1945, là nhà cách tân vĩ đại nhất của thơ đương đại Việt Nam trong
16
mấy thập niên cuối của thế kỷ 20. Trường ca Đi! Đây Việt Bắc! Được coi là
một kết tinh nghệ thuật của những tìm tịi trong chặng đường sáng tác đầu tiên
của Trần Dần.Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa thực sự đưa ra sự đóng
góp của tập thơ trong cơng cuộc đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam sau
1945.
Trong luận văn này chúng tơi đi vào tìm hiểu tập thơ Đi! Đây Việt Bắc
của Trần Dần trong cuộc đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam sau 1945.
Chúng tôi hi vọng đây cũng là một cách tiếp cận mới về tác phẩm Đi! Đây
Việt Bắc của nhà thơ Trần Dần, góp một tiếng nói nhỏ vào việc tìm hiểu,
nghiên cứu một nhà thơ lớn như ơng.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vị trí và những đóng góp của tập Đi! Đây Việt Bắc! của
Trần Dần đối với cuộc vận động đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam sau
1945.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Tập Đi! Đây Việt Bắc! do NXB Hội Nhà văn ấn hành 2009, tập Trần
Dần Thơ do NXB Đà Nẵng ấn hành 2008. Ngồi ra chúng tơi cịn khảo sát
các tuyển tập thơ kháng chiến, thơ Nguyễn Đình Thi, thơ Trần Mai Ninh, thơ
Lê Đạt, thơ Hoàng Cầm, thơ Văn Cao… để có cơ sở đối sánh, nhằm đánh giá
đúng đắn đóng góp của tập Đi! Đây Việt Bắc! trong việc đổi mới thi pháp thơ
trữ tình Việt Nam sau 1945.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu thơ mới và thơ kháng chiến và trường ca Đi! Đây Việt Bắc!
của nhà thơ Trần Dần, phong trào vận động đổi mới thơ sau 1945 để thấy
được sự đổi mới, cách tân của trường ca.
5. Phương pháp nghiên cứu
17
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp
sau: phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp so sánh, phương pháp
thống kê, phương pháp lịch sử…
6. Đóng góp của luận văn
Với đề tài này, lần đầu tiên tập Đi! Đây Việt Bắc! của Trần Dần được
đánh giá một cách tồn diện từ góc nhìn của thi pháp học lịch sử.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo nội dung chính của luận
văn được triển khai theo 3 chương:
Chương 1. Nhu cầu đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam sau 1945 và
sự xuất hiện của Trần Dần
Chương 2. Những nét mới mẻ về thi pháp của tập Đi! Đây Việt Bắc!
cùng những phản ứng chung quanh nó
Chương 3. Sự đào sâu, mở rộng những cách tân thi pháp của Đi! Đây Việt
Bắc! trong thơ Trần Dần và thơ Việt Nam hiện đại ở các giai đoạn tiếp sau
18
Chương 1
NHU CẦU ĐỔI MỚI THI PHÁP THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM
SAU 1945 VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA TRẦN DẦN
1.1. Đóng góp và giới hạn của Thơ mới trước nhu cầu đổi mới thi
pháp thơ trữ tình Việt Nam hiện đại
1.1.1. Đóng góp của Thơ mới trong việc đổi mới thi pháp thơ trữ tình
Việt Nam hiện đại
Một phong trào văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những địi hỏi
nhất định của xã hội. Nó là tiếng nói của một tầng lớp người, của một giai cấp
vừa mới ra đời, đang lớn lên hoặc đã già cỗi trong xã hội. Nếu thơ cũ là tiếng
nói của tầng lớp phong kiến đã thất bại thì văn học lãng mạn từ 1932 trở đi là
tiếng nói của tầng lớp tiểu tư sản thành thị. Chính sự ra đời của giai cấp tư sản
và tiểu tư sản thành thị là điều kiện thúc đẩy sự xuất hiện của Thơ mới.
Phong trào Thơ mới là một trào lưu thi ca lớn của thời kì văn học hiện
đại phát triển từ năm 1932 đến năm 1945. Trước đây, trên thi đàn chủ yếu là
thơ cũ với thể “thất ngôn bát cú” Đường luật thịnh hành. Thể thơ thất ngôn
bát cú với sự quy định quá chặt chẽ của niêm luật rất khó để có thể diễn tả ý
tưởng và những tình cảm mới nên trở thành một thể thơ gị bó khơng thích
hợp với lớp công chúng mới. Lúc này trong đời sống xã hội đã xuất hiện một
lớp công chúng mới gồm chủ yếu là học sinh, sinh viên, viên chức họ được
rèn luyện trong nề nếp của nhà trường mới nên thị hiếu và tâm lí cũng có
nhiều điểm khác với thế hệ cũ kể cả trong vấn đề tiếp nhận văn học. Phong
trào Thơ mới chính là trào lưu thi ca giàu sức sáng tạo, mở ra một hướng mới
đưa thi ca trung đại bước sang phạm trù hiện đại. Mở đầu là sự tranh luận
giữa giữa thơ mới và thơ cũ. Đại biểu của phái cũ cho rằng thơ mới khơng
phải là thơ ca chân chính, thiếu những quy tắc ổn định. Nhưng rồi cái mới đã
19
thắng cái cũ nhất là trên thi đàn xuất hiện những tài năng mới: Thế Lữ với
“Nhớ rừng”, “Tiếng sáo Thiên Thai” hay “ Cây đàn muôn điệu” đã chinh
phục được người đọc. Và tiếp theo là những sáng tác của Xuân Diệu, Huy
Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử…đã tạo nên sự thắng thế hoàn toàn cho Thơ
mới.
Vào những năm 1934 – 1935, khơng cịn ai luận bàn về cái mới, cái cũ
vì thơ mới đã có những đóng góp quan trọng, chỉ trong khoảng 10 năm, thơ
mới đã chinh phục được lòng người đọc, đã tạo nên một trào lưu thi ca mới
với hàng loạt tác phẩm tiêu biểu, mỗi người mỗi vẻ có phong cách sáng tạo
riêng. Có thể kể những nhà thơ mới tiêu biểu nhất như: Thế Lữ, Lưu Trọng
Lư, Huy Thông, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Vũ Hồng Chương, Tế Hanh. Ngồi ra cịn có thể đến nhiều
tác giả khác như: Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Hồ Dzếnh…
Có thể nói Thơ mới đã tạo ra một sức sáng tạo lớn trong thơ ca thời kì
hiện đại với hàng trăm bài thơ hay. Có những nhà thơ nổi danh vì một hai bài
thơ như Vũ Đình Liên với “Ông đồ”, Thâm Tâm với “Tống biệt hành” và
Nguyễn Nhược Pháp với bài “Chùa Hương”; có những nhà thơ có những bài
thơ hay tập trung thành từng tập thơ như Huy Cận với “Lửa thiêng”, Xuân
Diệu với “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió”. Thơ mới là thơ lãng mạn, có
nghĩa là thốt li cuộc sống, các nhà thơ đều ít viết về cuộc đời hiện tại. Thế
Lữ ca ngợi vẻ đẹp của thế giới tiên cảnh, vẻ đẹp của sự lí tưởng khơng dễ có
ở trong cuộc đời. Ơng viết:
Tơi chì là một khách tình si
Ham vẻ đẹp có mn hình mn thể
Mượn lấy bút nàng Li tao tôi vẽ
Và mượn cây đàn ngàn phiếm tôi ca.
(Cây đàn muôn điệu)
20
Nhà thơ Xuân Diệu cũng bày tỏ quan điểm sáng tác của mình:
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi mn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình u mến.
(Cảm xúc)
Ở một trường hợp khác, Xn Diệu nói:
Tơi là con chim đến từ núi lạ
Ngứa cổ hót chơi…
Tiếng to nhỏ chẳng xui chùm trái chín
Khúc huy hồng khơng giúp nở bông hoa.
Quan điểm trên là quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật”, có thể nói đây
cũng là một đóng góp khơng nhỏ của các nhà thơ thời kì này.
Phong trào Thơ mới đã thể hiện những ưu điểm lớn, trước hết về khát
vọng tự do cá nhân, rồi tình u q hương nồng thắm, sự giải phóng của cái
tơi, giải phóng bản ngã. Các nhà thơ trong phong trào Thơ mới là những
người trí thức khao khát tự do cá nhân. Sống trong cảnh đời tù túng họ muốn
được giải phóng, giải thốt. Nhà thơ Huy Thơng mơ ước trở thành một cánh
chim bay trên bầu trời cao rộng:
Tôi muốn làm con chim để cùng gió
Bay lên cao mơn trớn sợi mây hồng
Muốn uống vào trong buồng phổi vô cùng
Tất cả ánh sáng dưới gầm trời lồng lộng.
Thơ mới tạo lập và chứa đựng nhiều nỗi niềm, là một phong trào thơ,
một nền thơ, các nhà Thơ mới có quan điểm thẩm mĩ, có những cách thể hiện
riêng được định hình thơng qua các nhà thơ tiêu biểu, từ đó chi phối cả nền
thơ. Trước hết, Thơ mới thể hiện cái tôi cá nhân (Individu) một cách rõ rệt.
21
Cái tơi trong Thơ mới có cái tinh tươm, tinh tường của nó và cái lớn muốn
hồ vào đại dương, muốn đẩy xa khơng ngừng cả lớp sóng của cả trường
giang. Cái tơi khi vừa mới phát hiện ra, nó đã đem lại nhiều giá trị mới. Nó
thể hiện sự cách tân của thơ vì cuộc đời và lẽ sống. Cái tôi trong Thơ mới
xuất hiện gắn liền với từng lớp thị dân, gắn với nền văn minh công nghiệp, đó
vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của nền văn hố mới. Các nhà Thơ mới đều
có ý thức khẳng định mình như một thực thể duy nhất khơng lặp lại. Bởi vậy,
Lưu Trọng Lư đã “mỉm cười trong thú đau thương”. Đồng thời, các nhà Thơ
mới quan niệm rằng cơ đơn, buồn chính là cái đẹp. Huy Cận đã từng bảo rằng
“Cái đẹp bao giờ cũng hơi buồn”. Những quan niệm ấy có lẽ được khởi nguồn
từ phương Tây khi nhà thơ Mĩ Edgar Allan Poe đã từng nói: “Giọng điệu
buồn là giọng điệu thích hợp với thơ ca”.
Rõ ràng, khi quan niệm như vậy thì việc thể hiện thế giới tự nhiên cũng
đồng thời cho việc bộc bạch tâm trạng. Huy Cận đã phải thốt lên:
Hồn đơn chiếc như đảo rời dặm biển
Cả một thiên cổ sầu ngìn năm dồn chất vào trong một tâm hồn thơ. Xã
hội đã đổi mới, “Một xã hội mới hình thành thay thế cho xã hội truyền thống.
Một ý thức hệ mới đang hình thành thay cho ý thức hệ cố hữu. Một con người
mới – dầu chưa phải là đa số quốc dân đang muốn hướng cuộc sống theo ý
của họ. Những con người “ở nhà Tây, đội mũ Tây, đi giày Tây, mặc áo
Tây...”.
Các nhà Thơ mới say sưa viết về những mối tình dang dở. Họ quan niệm:
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề
(Hồ Dzếnh)
Vũ Hoàng Chương như mất hết cả niềm đam mê khi:
Em ơi lửa tắt bình khơ cạn
22
Đời vắng em rồi say với ai?
Hàn Mặc Tử cũng “hố dại khờ” khi:
Người đi một nửa hồn tơi mất
Một nửa hồn tơi bỗng dại khờ”
Nói chung, Thơ mới thể hiện nỗ lực sáng tạo hình thức thơ ca. Có thể
nói trong Thơ mới, có nhiều câu thơ rât mới lạ so với thơ ca truyền thống. Cái
mới ấy được biểu hiện trong cách thể hiện của các nhà thơ chịu ảnh hưởng
bởi Baudelaire và trường phái tượng trưng Pháp, với những câu thơ đầy tính
“nổi loạn” như:
Ơ kìa! Bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe
(Hàn Mặc Tử)
Và đây là những câu thơ hoàn toàn mới lạ của Xuân Diệu:
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh”
Điều quan trọng là Thơ mới có “nhạc tính”, đặc sắc trong cách cấu tạo từ:
ân bờ cỏ ơm chân trúc
(Thế Lữ)
Thơ mới biểu hiện một cuộc cách mạng của tư duy thơ: đặt cái tôi cá
nhân ở trung tâm cảm thụ thế giới. Trong Thơ mới, có một sự giao hịa giữa
thế giới nội cảm (cảm xúc, cảm giác, tâm trạng) của chủ thể nhân vật trữ tình
với thế gới ngoại cảnh, có sự nới rộng những biên độ của sự cảm thụ thế giới
bằng việc kết hợp các giác quan một cách kì lạ. Hiện tượng nhân hóa, nội cảm
hóa nội cảnh làm cho ngoại cảnh nhuốm màu cảm xúc con người
Nắng chia nửa bãi, chiều rồi…
Vườn hoang trinh nữ khép đôi lá rầu
23
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây
(Huy Cận)
Thiên nhiên trong Thơ mới cũng là một thứ thiên nhiên rạo rực những
cảm giác của con người
Vườn cười bằng bướng hót bằng chim
Dưới nhánh khơng cịn một chút đêm
Những tiếng tung hô bằng ánh sáng
Ca đời hưng phục trẻ trung thêm
(Xuân Diệu)
Điểm hay nhất của Thơ mới là chấp nhận cái “phi lí”. Theo quan niệm
mĩ học thì cái đẹp là chấp nhận cái phi lí, đó mới là nghệ thuật. Nhưng trong
Thơ mới, cái phi lí lại trở nên rất có lí.
Xn Diệu thì lại khẳng định:
Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất
Khơng có chi bè bạn nổi cùng ta
Cái tôi thường được biểu hiện trước hết là ở cách xưng hô và các đại từ
nhân xưng. Chỉ riêng một mình Thế Lữ mà cái tôi cá nhân ấy được biểu hiện
thật là đa dạng, thể hiện ra dưới nhiều “vai”, lúc thì “người bộ hành phiêu
lãng”
Tôi là người bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xi ngược để vui chơi
Là một khách tình si, có khi nhà thơ tự coi mình là “người mơ ước hão”!
Tôi chỉ là người mơ ước thôi
Là người mơ ước hão! Than ôi!
24
Ý thức rõ về cái tôi càng mạnh mẽ bao nhiêu thì chỉ khiến cho con
người ta đau buồn, và có khi lại quá nhỏ bé giữa một thực thể quá ư rộng lớn
của vũ trụ. Xuân Diệu đã từng ví mình như một “cây kim bé nhỏ”:
Tơi chỉ là cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Rõ ràng, con người khơng thể đứng ngồi dịng chảy của cuộc sống,
nhưng có lúc chính cái dịng chảy thời gian ấy, chính cái thực thể ấy đã khiến
cho con người ta cảm thấy mình như người xa lạ, muốn được tự do:
Tôi là con chim đến từ núi lạ
Ngứa cổ hót chơi!
Cái tơi cá nhân khơng phải đến thời gian này mới xuất hiện, thực tế
trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam, cái tôi cá nhân đã ít nhiều xuất hiện
vào thời kì trung đại (từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX) với
các đại biểu như Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du và tiêu biểu
hơn cả là bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ
XX, văn học Việt Nam đã xuất hiện một hiện tượng lạ lùng, đó chính là Tú
Xương:
- Khi cao lâu, khi cà phê, khi nước đá
Khi thuốc lá, khi đủng đỉnh ngồi xe
- Hẩu lố, méc - xì thơng mọi tiếng
Khơng sang Tầu thì cũng sang Tây
Vì vậy, có người đã nhận xét: “Thơ Tú Xương tuy còn mặc áo the khăn
đóng nhưng chất thơ đã Tây lắm rồi”.
Trong bài thơ “Nhớ rừng”, Thế Lữ nói về hình ảnh con hổ bị giam
trong vườn bách thú. Tác giả nói lên những nỗi nhớ, những kỷ niệm về chốn
rừng xanh sau một thời oanh liệt:
25
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật
Than ơi!
Thời oanh liệt nay cịn đâu.
Con người có lúc trở thành trung tâm của vũ trụ, ý thức rất rõ về sự tồn
tại của cá nhân mình. Quyền lợi của con người cá nhân giờ đây không đồng
nhất với một cặp phạm trù cộng đồng nữa mà đã được ý thức ở một cấp độ
mới: một vấn đề xã hội, một triết lí nhân sinh. Bởi vậy, nếu thơ cổ quan tâm
đến một tình cảm ở dạng khái quát nhất thì Thơ mới lại thiên về cái riêng,
quan tâm đến tự do cảm xúc, tự do tư duy. Bản thân con người giờ đây đã trở
thành một đối tượng thẩm mĩ, khai thác không bao giờ cạn.
Các nhà thơ trong phong trào Thơ mới cũng bộc lộ một tình u nước
kín đáo. Nhà thơ Huy Thơng trong bài “Con voi già” cũng bày tỏ tình cảm
trân trọng với hình ảnh con voi già một thời nhiều chiến tích. Đó là hình ảnh
cụ Phan Bội Châu một thời tung hồnh trên trường đấu tranh chính trị và nay
được tưởng nhớ lại với một tấm lòng cảm phục. Nhà thơ Chế Lan Viên qua
tập “Điêu tàn” nói về sự suy vong của nhà nước Chàm, và qua đó bộc lộ kín
đáo nỗi lịng với q hương đất nước.
Một trong những phẩm chất quan trọng của thơ mới chính là tình yêu
quê hương. Quê hương – hai tiếng thân thiết ấy gắn bó và trỏ nên thiêng liêng