Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Sử dụng tranh ảnh kết hợp với miêu tả nhằm tạo biểu tượng về văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử thế giới nguyên thủy, cổ đại và trugn đại (lịch sử lớp 10 chương trình chuẩn) luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 110 trang )

Trờng Đại học Vinh
Khoa LịCH Sử
---------------------

NGÔ THị THìN

Sử DụNG TRANH ảNH KếT HợP VớI MIÊU Tả NHằM
TạO BIểU Tợng về văn hóa vật chất trong dạy học
lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại
(lịch sử lớp 10 - chơng trình chuẩn)

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên Ngành: phơng pháp dạy học lịch sử

Vinh - 2011

1


Trờng Đại học Vinh
Khoa LịCH Sử
---------------------

Sử DụNG TRANH ảNH KếT HợP VớI MIÊU Tả NHằM
TạO BIểU Tợng về văn hóa vật chất trong dạy học
lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại
(lịch sử lớp 10 - chơng trình chuẩn)

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Chuyên Ngành: phơng pháp dạy học lịch sử



Giáo viên hớng dẫn: PGS.TS. Trần viết thụ
Sinh viên thực hiện : ngô thị thìn
Lớp
: 48A - lÞch sư

Vinh - 2011

2


Lời cảm ơn!
Hồn thành luận văn này, đầu tiên tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn
sâu sắc đến thầy giáo Trần Viết Thụ - Người đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy
cô giáo trong tổ bộ môn Phương pháp dạy học lịch sử - Khoa Lịch
sử, phịng thơng tin thư viện – Trường Đại học Vinh và bạn bè đã
hết lịng giúp đỡ nhiệt tình tạo mọi điều kiện cho tơi hồn thành
luận văn này. Xin gửi lời chúc sức khỏe và thành đạt tới thầy, cô và
các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2011
Sinh viên: Ngơ Thị Thìn

3


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ..........................................
4. Giả thuyết khoa học.............................................................................
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................
6. Cấu trúc đề tài......................................................................................

1
3
4
5
5
5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO BIỂU
TƯỢNG LỊCH SỬ VỀ VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở
TRƯỜNG THPT........................................................................................................

1.1. Cở sở lý luận.....................................................................................
1.1.1. Khái niệm biểu tượng, biểu tượng lịch sử.....................................
1.1.2. Phân loại biểu tượng lịch sử..........................................................
1.1.3. Biểu tượng lịch sử về văn hóa vật chất.........................................
1.1.4. Ý nghĩa của việc tạo biểu tượng lịch sử về văn hóa vật chất........
1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................

6
6
6
8

11
13
19

CHƯƠNG II: CÁC BIỂU TƯỢNG LỊCH SỬ VỀ VĂN HÓA VẠT CHẤT ĐƯỢC
SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC KHĨA TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI
NGUN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI...............................................

21

2.1. Cơ sở khoa học để xác định các biểu tượng lịch sử về văn hóa vật
chất trong dạy học khóa trình..................................................................
2.1.1. Mục đích, u cầu của khóa trình.................................................
2.1.2. Căn cứ vào trình độ nhận thức,đặc điểm tâm lý học sinh.............
2.1.3. Những nguyên tắc chỉ đạo được xác định các biểu tượng lịch sử

21
21
28

về văn hóa vật chất..................................................................................
2.2. Các biểu tượng lịch sử về văn hóa vật chất trong dạy học khóa

31

trình lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại....................

35

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH KẾT HỢP VỚI MIÊU

TẢ TRONG VIỆC TẠO BIỂU TƯỢNG VỀ VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG
DẠY HỌC KHĨA TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUN THỦY, CỔ
ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI (LỊCH SỬ LỚP 10, BAN CƠ BẢN)................

41

3.1. Phương pháp miêu tả và sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông.....................................................................................
3.1.1. Phương pháp miêu tả.....................................................................
3.1.2. Phương pháp sử dụng tranh ảnh lịch sử........................................
3.1.3. Phương pháp sử dụng tranh ảnh kết hợp với miêu tả....................
3.2. Sử dụng tranh ảnh kết hợp với miêu tả trong việc tạo biểu tượng
4

41
41
47
48


lịch sử về văn hóa vật chất trong dạy học khóa trình lịch sử thế giới
thời ngun thủy, cổ đại và trung đại......................................................
3.3. Thực nghiệm sư phạm......................................................................
3.3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................
3.3.2. Đối tượng thực nghiệm..................................................................
3.3.3. Nội dung thực nghiệm...................................................................
3.3.4. Phương pháp thực nghiệm.............................................................
3.3.5. Giáo án...........................................................................................
KẾT LUẬN................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................


5

50
88
88
88
88
88
89
102
103


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

Nxb


:

Nhà xuất bản

SGK

:

Sách giáo khoa

TCN

:

Trước công nguyên

THCS :

Trung học cơ sở

THPT :

Trung học phổ thông

6


MỞ ĐẦU
1.


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1. Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục đào tạo Việt Nam
đang từng bước đổi mới. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “vì lợi ích
mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đảng ta cũng đã xác
định xem “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta đòi hỏi phải có sự đổi mới trong
tất cả các khâu của quá trình dạy học và phương pháp dạy học là một trong
những khâu quan trọng hàng đầu cần phải đổi mới. Trong những năm gần đây,
đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm,
chuyển từ phương pháp dạy học lấy thầy làm trung tâm sang phương pháp dạy
học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm nhằm góp phần đào tạo hệ
học sinh trở thành người lao động có học vấn, có đạo đức đóng góp vào cơng
cuộc xây dựng đất nước.
Lịch sử là một môn học trong hệ thống các mơn học ở trường phổ thơng.
Nó có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, cũng như các môn học khác nhằm góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục.
1.2. Do đặc điểm của sự nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử bắt đầu từ
việc nắm sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. Vì thế, tạo biểu tượng là giai đoạn
nhận thức cảm tính của q trình học tập lịch sử. Nó là cơ sơ để hình thành
khái niệm lịch sử. Đồng thời, với việc cung cấp kiến thức, việc tạo biểu tượng
lịch sử có ý nghĩa giáo dục, phát triển toàn diện học sinh.
1.3. Lịch sử là bức tranh toàn diện về quá khứ, thể hiện trên tất cả các
mặt. Trong đó, lịch sử văn hóa là một bộ phận hữu cơ của lịch sử. Nó có quan
hệ khăng khít, gắn bó chặt chẽ với kinh tế, chính trị, xã hội…Văn hóa khơng
chỉ là yếu tố cấu tạo nên lịch sử mà còn làm cho lịch sử phong phú, trở thành
một động lực cho sự tồn tại và phát triển xã hội. Văn hóa gắn liền với lịch sử,

7



nó là bằng chứng xác nhận về lịch sử đã qua. Vì vậy, khi nghiên cứu, học tập
lịch sử khơng thể khơng tìm hiểu các vấn đề về văn hóa. Việc cung cấp những
kiến thức về lĩnh vực văn hóa nói chung, những thành tựu về văn hóa vật chất
nói riêng giúp học sinh có cái nhìn tồn diện về lịch sử, đồng thời góp phần
hình thành thái độ, tư tưởng, tình cảm cho học sinh.
1.4. Đồ dùng trực quan nói chung, tranh ảnh lịch sử nói riêng có vị trí đặc
biệt quan trọng đối với việc khơi phục, tái tạo quá khứ lịch sử. Bởi vì, đồ dùng
trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là phương
tiện rất có hiệu lực để hình thành khái niệm lịch sử, quan trọng nhất là làm
cho học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển của xã hội. Như vậy, nội
dung của sự kiện lịch sử được học sinh nhận thức thông qua việc tái tạo nên
hình ảnh về quá khứ bằng những hoạt động của các giác quan, thị giác tạo nên
hình ảnh trực quan, thính giác đem lại nhiều hình ảnh về quá khứ thông qua
lời giảng của giáo viên. Điều đó khẳng định rõ ràng, đồ dùng trực quan có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong các giờ học. Nó khơng chỉ mang lại hiệu quả
cao cho các hoạt động dạy học mà nó cịn góp phần phát huy năng lực, tư duy,
sự suy nghĩ sáng tạo thông minh của học sinh trong việc tạo biểu tượng lịch
sử, làm cho các giò học trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho
học sinh.
1.5. Khóa trình “Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại”
có một vị trí quan trọng trong tồn bộ chương trình lịch sử ở trường phổ
thơng. Nó cung cấp cho học sinh bức tranh khái quát về sự xuất hiện lồi
người, sự hình thành nhà nước có giai cấp: nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà
nước phong kiến trên cơ sở tìm hiểu lịch sử của từng nước cụ thể ở hai khu
vực phương Đơng và phương Tây. Qua đó, học sinh thấy được quy luật phát
triển chung của xã hội loài người, tin tưởng vào sự phát triển ấy và có sự liên
hệ với lịch sử dân tộc. Dạy học khóa trình “Lịch sử thế giới thời ngun thủy,
cổ đại và trung đại”đặt nền móng cơ bản đầu tiên, làm cơ sở cho học sinh tiếp
nhận các khóa trình lịch sử sau đó.

8


Như vậy, việc tạo biểu tượng lịch sử nói chung, biểu tượng lịch sử về văn
hóa vật chất nói riêng có ý nghĩa quan trọng – đó vừa là biện pháp, vừa là yêu
cầu trong dạy học lịch sử. Sử dụng tranh ảnh lịch sử kết hợp với miêu tả là
một biện pháp có nhiều ưu thế hơn cả. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay vẫn
chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, tơi mạnh dạn chọn đề tài “Sử dụng
tranh ảnh kết hợp với miêu tả nhằm tạo biểu tượng về văn hóa vật chất
trong dạy học lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại” (Lịch
sử lớp 10 – chương trình chuẩn) làm luận văn tốt nghiệp Đại học với mong
muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
2.

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Tạo biểu tượng cho học sinh trong dạy học lịch sử là một vấn đề đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến. Trong cuốn “Phương pháp dạy học
lịch sử”, tập 1, Phan Ngọc Liên (chủ biên), Nxb ĐH Sư phạm, 2002 đã nêu
lên khái niệm, phương pháp, các biện pháp cụ thể nhằm tạo biểu tượng lịch sử
cho học sinh. Một số bài viết trong “Một số chuyên đề về phương pháp dạy
học lịch sử” Nxb ĐH Sư phạm Hà Nội cũng có đề cập tới việc tạo biểu tượng
lịch sử cho học sinh.
M. N. Sácđacốp trong “Tư duy học sinh”, tập 1 (Nxb Giáo dục, 1970) đã
khẳng định: khái niệm lịch sử được tạo thành trên cơ sở biểu tượng, sự liên
hợp những biểu tượng đã có tạo thành hình ảnh.
Trong “Di sản thế giới”, tập 1, 2, Bùi Đẹp, Nxb Trẻ và “Nhũng di sản nổi
tiếng thế giới, Trần Mạnh Thường (2000), Nxb Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội
có đề cập đến một số cơng trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới, tuy nhiên chủ
yếu là phục vụ cho khách tham quan, du lịch. Đặng Thái Hồng trong “Những

cơng trình nổi tiếng nhất thế giới”, Nxb Văn hóa – Thơng tin cũng có đi sâu
miêu tả một số cơng trình kiến trúc, nhưng lại chủ yếu dựa trên những câu
chuyện truyền thuyết.
Cuốn “Lịch sử văn minh thế giới” (do Vũ Dương Ninh chủ biên) lại đi
sâu trình bày về các nền văn minh thế giới. Trong đó, có đề cập tới các thành
9


tựu văn minh của lịch sử thế giới cổ, trung đại, có miêu tả và minh họa bằng
hình ảnh một số cơng trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu.
Trong đó, đáng kể hơn cả là cuốn sách “Hướng dẫn sử dụng kênh hình
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông trung học” của tác giả Nguyễn Thị
Côi, (NXBĐHQG Hà Nội), đã miêu tả một cách khá đầy đủ những hình ảnh
được minh họa trong SGK Lịch sử lớp 10, 11, 12. Tuy nhiên, cuốn sách chưa
đề cập một cách đầy đủ những thành tựu về văn hóa vật chất cần tạo biểu
tượng cho học sinh.
Trên cơ sở tham khảo các cơng trình nghiên cứu khoa học đi trước,
cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn của Thầy giáo Trần Viết Thụ và sự cố gắng
tìm tịi của bản thân, tơi đã chọn đề tài này để nghiên cứu.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Mục đích:
Nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả tạo biểu tượng về văn
hóa vật chất thơng qua biện pháp miêu tả kết hợp với tranh ảnh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tham khảo các tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài: Tâm lý học,
Giáo dục học…, các tài liệu thuộc lý luận dạy học bộ môn.
+ Tham khảo các tài liệu thông sử liên quan đến giai đoạn lịch sử thế
giói thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại, tìm hiểu một số tác phẩm có đi sâu
nghiên cứu về các nền văn minh lớn thời cổ, trung đại.

+ Sưu tầm tranh ảnh lịch sử về các thành tựu văn hóa vật chất cần tạo
biểu tượng cho học sinh khi dạy học khóa trinh Lịch sử thế giới thời nguyên
thủy, cổ đại và trung đại. Dựa vào các nguồn tài liệu để xây dựng các đoạn
miêu tả phù hợp với tranh ảnh.
- Phạm vi nghiên cứu:
Khóa trình lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại (Lịch
sử lớp 10 – chương trình chuẩn).

10


4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu sử dụng tốt phương pháp miêu tả kết hợp với tranh ảnh trong việc
tạo biểu tượng lịch sử về văn hóa vật chất thì sẽ kích thích được học sinh học
tập, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học
môn Lịch sử ở trường phổ thông trung học.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu lý thuyết:
+ Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học môn Lịch sử, Tâm lý học, lý
luận dạy học môn Lịch sử.
+ Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10, các sách báo, bài viết, tài liệu sử học
có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra thực trạng của việc tạo biểu tượng lịch sử về văn hóa vật
chất, việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông qua dự
giờ, quan sát việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh, thăm dò ý kiến
của giáo viên.
+ Tổng kết kinh nghiệm, thực nghiệm sư phạm.

6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc tạo biểu tượng lịch sử về văn
hóa vật chất trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
Chương 2: Các biểu tượng về văn hóa vật chất được trong dạy học khóa
trình lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại (chương trình
chuẩn, lơp 10).
Chương 3: Phương pháp sử dụng tranh ảnh kết hợp với miêu tả trong việc
tạo biểu tượng về văn hóa vật chất trong dạy học khóa trình lịch sử thế giới
thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại.

11


CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO BIỂU TƯỢNG
LỊCH SỬ VỀ VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG THPT
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm biểu tượng, biểu tượng lịch sử


Khái niệm “biểu tượng”

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người
(nhận thức, tình cảm và hành động ) “Về bản chất, nhận thức là quá trình phản
ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên
cơ sở thực tiễn” [13, 260].

Đó là một quá trình diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, trình
độ, vòng khâu khác nhau, song đây là quá trình biện chứng mà như V.I.Lênin
đã tổng kết: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí,
của sự nhận thức hiện thực khách quan” [13, 266].
Trong đó, “trực quan sinh động” hay còn được gọi là giai đoạn nhận thức
cảm tính, là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để nắm bắt các sự vật,
hiện tượng. Trực quan sinh động bao gồm ba hình thức là cảm giác, tri giác và
biểu tượng. Trong ba hình thức đó, biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất
và phức tạp nhất của giai đoạn trực quan sinh động.
Biểu tượng là hình ảnh có tính đặc trưng và tương đối hoàn chỉnh còn lưu
lại trong bộ óc con người về sự vật khi sự vật đó không còn trực tiếp tác động
vào các giác quan. Biểu tượng được hình thành nhờ sự phối hợp, bổ sung cho
nhau của các giác quan nhưng đã có sự tham gia của các yếu tố phân tích,
tổng hợp và ít nhiều mang tính chất trừu tượng hóa.
M.N.Sácđacốp trong “Tư duy học sinh” viết: “Biểu tượng là hình ảnh về
sự vật hoặc hiện tượng của hiện thực được tri giác, được phản ánh từ trước

12


vào ý thức, luôn luôn được giữ lại trong trí nhớ và xuất hiện qua những dấu
hiệu chủ yếu của nó. Đồng thời những bộ phân của biểu tượng mà không phải
là bản chất đối với sự vật xác định đặc điểm của sự vật hoặc hiện tượng được
nêu ra thì bị chia nhỏ và bị biến đổi đi” [11, 49].
I.F.Kharlamốp có một cách định nghĩa ngắn gọn hơn: “Biểu tượng là dấu
ấn ghi lại trong ý thức của con người về những hiện tượng của các sự vật và
hiện tượng đã được tri giác” [6, 20].
Như vậy, một cách khái quát ta có thể hiểu: Biểu tượng là hình ảnh do tri
giác mang lại, bộ óc con người có khả năng ghi nhớ, tái hiện những hình ảnh

đã được tri giác trước đây với những nét chung nhất, điển hình nhất.


Khái niệm “Biểu tượng lịch sử”

Việc học tập lịch sử cũng tuân thủ quy luật chung của quá trình nhận
thức: qua hai giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Song, do đặc
điểm của nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử không bắt đầu từ cảm giác và
tri giác mà từ việc nắm sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. Vì thế, trong dạy học
lịch sử, biểu tượng là hình thức đầu tiên và duy nhất trong giai đoạn nhận thức
cảm tính.
Như vậy có thể thấy, điểm giống nhau cơ bản giữa biểu tượng lịch sử và
biểu tượng nói chung là đều thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính, đều là hình
ảnh về một đối tượng nào đó được lưu lại trong đầu óc con người với những
nét chung nhất, điển hình nhất.
Tuy nhiên, “biểu tượng” nói chung là hình ảnh về một đối tượng nào đó
do tri giác mang lại, nghĩa là nó phụ thuộc vào giai đoạn trước. Con người
trực tiếp quan sát, tri giác đối tượng và lưu giữ lại trong đầu hình ảnh về đối
tượng đã được tri giác. Còn “biểu tượng lịch sử là những hình ảnh về những
sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lý… được phản ánh trong óc học sinh
với những nét chung nhất, điển hình nhất” [20, 189]. Nhưng những hình ảnh
đó có được thông qua nguồn tài liệu, chứ con người không chứng kiến trực
tiếp về đối tượng. Hơn nữa, biểu tượng lịch sử là những hình ảnh gắn liền với
13


các hoạt động của con người nên nó mang tính chất phong phú, đa dạng,
muôn màu, muôn vẻ. Vì vậy, việc tạo biểu tượng lịch sử khó hơn, mang tính
trừu tượng hơn.“Biểu tượng lịch sử là một dạng đặc biệt của nhận thức thế
giới khách quan” [21, 44] là “biểu tượng của trí tưởng tượng” [19, 78]. Một

cách khái quát có thể hiểu: Biểu tượng lịch sử là hình ảnh chân thực về hiện
thực quá khứ khách quan được phản ánh trong cơ quan nhận thức của học sinh
với những nét khái quát nhất, điển hình nhất. Như vậy, nội dung của sự kiện
lịch sử được học sinh nhận thức thông qua việc tạo nên hình ảnh về quá khứ
bằng những hoạt động của các giác quan: Thị giác tạo nên hình ảnh trực quan,
thính giác đem lại những hình ảnh về quá khứ thông qua lời giảng của giáo
viên.
1.1.2. Phân loại biểu tượng lịch sử
Vấn đề phân loại biểu tượng lịch sử có ý nghĩa về phương pháp luận
cũng như phương pháp dạy học. Hiện nay, có nhiều cách phân loại về biểu
tượng lịch sử.
Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi trong sách
giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử , (Tập 1, NXB Đại học Sư phạm, Hà
Nội, 2003) phân thành các loại biểu tượng sau:
+ Biểu tượng về hoàn cảnh địa lý: Là những hình ảnh về địa lý gắn liền
với sự kiện lịch sử được phản ánh trong đầu óc học sinh với những nét chung
nhất, khái quát nhất, điển hình nhất, nhằm cụ thể hóa, chính xác hóa về địa
điểm diễn ra sự kiện. Qua đó, cho học sinh thấy được yếu tố không gian có
mối quan hệ nhất định với các sự kiện lịch sử.
Một sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một không gian nhất định.
Không gian của sự kiện có thể là một khu vực rộng lớn, như chiến trường
châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hoặc diễn ra ở phạm vi hẹp như
địa điểm một trận đánh, một cuộc khởi nghĩa.
+ Biểu tượng về nền văn hóa vật chất: Đó là những hình ảnh về những
thành tựu của loài người trong việc chế ngự thiên nhiên, trong lao động sáng
14


tạo sản xuất ra của cải vật chất, cũng như văn hóa tinh thần của xã hội loài
người. Ví dụ, khi nói đến Kim tự tháp Ai Cập, không thể không tạo cho học

sinh hình ảnh về sự hùng vĩ của công trình vĩ đại này, tinh thần lao động sáng
tạo và trình độ kiến trúc điêu luyện của các nhà khoa học thời kì cổ đại cũng
như sự hy sinh, đổ máu của hàng chục vạn người để xây dựng nên.
+ Biểu tượng về nhân vật chính diện cũng như phản diện, những đại biểu
điển hình củ một giai cấp, một tập đoàn xã hội, những nhân vật kiệt xuất.
+ Biểu tượng về thời gian, về những quan hệ xã hội của con người: Là
những hình ảnh chung nhất, khái quát nhất về diễn biến của sự kiện lịch sử, về
trật tự thời gian của các sự kiện cùng những quan hệ xã hội của con người.
Theo Nguyễn Thị Oanh trong Luận văn tốt nghiệp Đại học “Tạo biểu
tượng văn hóa vật chất trong dạy học khóa trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc
đến giữa thế kỷ XIX (Lịch sử lớp 10 – Nâng cao), 2009, có đề cập cách phân
loại biểu tượng như sau:
“+ Biểu tượng vê sự kiện lịch sử cụ thể: Là một dạng biểu tượng quan
trọng giúp cho người học phân biệt sự kiện này với sự kiện khác. Đó là những
hình ảnh chung nhất, khái quát nhất về một sự kiện đã diễn ra. Qua đó, ta sẽ
phân biệt được tên gọi sự kiện, địa điểm diễn ra sự kiện, năm diễn ra sự kiện,
nhân vật chủ chốt, tính chất của sự kiện.
+ Biểu tượng về nhân vật lịch sử: Là những hình ảnh chung nhất về một
nhân vật lịch sử mà học sinh có được. Dù không có vai trò quyết định như quần
chúng nhân dân nhưng nhân vật lịch sử có vai trò không nhỏ đối với sự phát triển
của lịch sử. Trong những thời kì lịch sử có thể xuất hiện những nhân vật kiệt xuất,
có tác động rất lớn, thúc đẩy sự phát triển hay thụt lùi của lịch sử. Khi tạo biểu
tượng nhân vật lịch sử phải tạo biểu tượng về hành động của cá nhân trong mối
quan hệ chặt chẽ với quần chúng, trong một bối cảnh lịch sử cụ thể, tại một thời
điểm, địa điểm cụ thể.Việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử có thể qua mô tả hình
dáng bên ngoài, thông qua một câu nói của nhân vật, hay tiểu sử của nhân vật đó.
Khi tạo biểu tượng về nhân vật cho học sinh, giáo viên phải nêu được:
15



Hoàn cảnh cụ thể của nhân vật.
Nhiệm vụ lịch sử nảy sinh trong bối cảnh đó.
Nhân vật lịch sử xuất hiện và hoạt động của nhân vật.
Đóng góp của nhân vật lịch sử.
+ Biểu tượng về các thành tựu kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự: Là
những hình ảnh chung nhất, khái quát nhất về các thành tựu kinh tế, văn hóa,
chính trị, quân sự được phản ánh trong óc học sinh. Các thành tựu này là kết
quả của quá trình lao động sáng tạo và công sức đóng góp của q̀n chúng
nhân dân, của mợt tập thể, mợt địa phương, rộng lớn hơn là cả một dân tộc và
một số cá nhân xuất sắc trong mỗi thời kì lịch sử khác nhau.
Vì vậy, khi trình bày về các thành tựu kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự
thì giáo viên cần nêu khái quát nội dung về biểu các thành tựu gồm:
Hoàn cảnh ra đời.
Những nét tiêu biểu, nội dung của thành tựu.
Giá trị của thành tựu.
+ Biểu tượng về một thời kì, về cả quá trình lịch sử dân tộc: Đó là những
hình ảnh chung nhất, khái quát nhất về một thời kì, về quá trình lịch sử dân
tộc được phản ánh trong đầu óc học sinh. Nó mang tính tổng hợp về nhân vật,
sự kiện cụ thể, nâng cao trình độ nhận thức, đặc biệt là khả năng khái quát hóa
của học sinh phổ thông.
Tuy nhiên, trong quá trình học tập lịch sử, việc nắm một hệ thống kiến
thức của cả chiều dài lịch sử không phải là điều đơn giản. Bởi thế, việc tạo
biểu tượng về một thời kì nhằm giúp các em nắm được biểu tượng vững chắc
về nội dung lịch sử cơ bản, giúp các em thấy được sự phát triển từ thấp lên
cao và hợp quy luật của lịch sử” [16, 12 – 13].
Sự phân loại biểu tượng lịch sử có ý nghĩa quan trọng, mặc dù có nhiều
cách phân loại khác nhau, có nhiều loại biểu tượng lịch sử, nhưng chúng
không tách rời nhau mà có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một hệ
thống trọn vẹn về một bức tranh lịch sử. Dù là cách phân loại nào cung chỉ
mang tính chất tương đối mà thôi.

16


1.1.3. Biểu tượng lịch sử về văn hóa vật chất
 Khái niệm “Văn hóa”
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã
hội lồi người. Trong ý nghĩa rợng nhất “Văn hóa hơm nay có thể coi là tổng
thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định
tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm
nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng” [24, 21].
Một cách khái quát có thể hiểu: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội của mình” [24, 22].
Tuy nhiên, nội hàm khái niệm “văn hóa” trong lịch sử ở trường phổ thông
có những nét đặc trưng riêng. Đó là những sự kiện, hiện tượng lịch sử phản ánh
hoạt động sáng tạo văn hóa của con người, chủ yếu là các thành tựu về tư tưởng,
triết học, khoa học, văn học nghệ thuật…trong những giai đoạn lịch sử khác
nhau. Nó giúp học sinh phân biệt với các sự kiện, hiện tượng lịch sử về hoạt động
sản xuất kinh tế hay chính trị, quân sự. Như vậy, nó gần với khái niệm “văn hóa”
của văn hóa học. Tuy nhiên, nó không đồng nhất với nhau. Những kiến thức về
văn hóa mà bộ môn lịch sử giới thiệu cho học sinh tuy không phản ánh đầy đủ
các lĩnh vực khác nhau của đời sống văn hóa, nhưng cũng góp phần làm rõ thêm
diện mạo văn hóa của một quốc gia, dân tộc trong một giai đoạn lịch sử nhất
định. Đồng thời những sự kiện về văn hóa giúp học sinh hiểu lịch sử một cách
toàn diện hơn. Trong môn lịch sử, một số bài trình bày về các nền văn hóa, văn
minh của nhân loại là những nội dung văn hóa. Đó không phải là những chuyên
đề về văn hóa, cũng không phải là bài về lịch sử văn hóa hay văn minh. Việc đưa
bài này vào chương trình không ngoài mục đích giúp học sinh nắm một cách khái

quát và toàn diện lịch sử dân tộc.
Hơn nữa, “văn hóa” trong khóa trình lịch sử ở trường phổ thông là những sự
kiện, hiện tượng về văn hóa được trình bày dưới góc độ lịch sử, tức là theo tiến
17


trình phát triển của xã hội loài người và của dân tộc. Dưới quan điểm lịch sử,
những vấn đề về văn hóa trong sác giáo khoa chủ yếu được trình bày trên hai mặt:
+ “Một là, giới thiệu vấn đề văn hóa trong quá trình phát sinh, phát triển,
trong sự vận động của nó và tác động to lớn của văn hóa đến đời sống xã hội.
+ Hai là, giới thiệu những vấn đề văn hóa trong mối quan hệ, tác động
qua lại giữa sự kiện, hiện tượng về văn hóa đối với điều kiện lịch sử sản sinh
ra nó, cũng như với các sự kiện, hiện tượng lịch sử khác” [18, 92].
Trong bài viết “Dạy học các vấn đề văn hóa trong khóa trình lịch sử dân
tộc ở trường phổ thông” Phó giáo sư Trần Viết Thụ có đề cập đến các dấu hiệu
cơ bản của khái niệm “văn hóa” trong môn lịch sử ở trường phổ thông:
+ Một là, những vấn đề văn hóa trong môn Lịch sử là các sự kiện, hiện
tượng lịch sử phản ánh những thành tựu văn hóa (chủ yếu thuộc lĩnh vực văn
hóa tinh thần) như văn chương,

×