Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH, KHI DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.24 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

VŨ THỊ ÁNH

KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH,
KHI DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI NGUYÊN THUỶ,
CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 THPT

Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học lịch sử

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Quốc Pháp

SƠN LA, NĂM 2014


LỜI CẢM ƠN
Hồn thành khố luận này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới
thầy giáo ThS. Nguyễn Quốc Pháp đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện khố luận.
Nhân dịp này, tơi cũng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới tồn thể
các thầy, cơ trong khoa Sử - Địa Trường Đại học Tây Bắc: các thầy cô giáo, các
em học sinh của trường THPT: Thuận Châu, Tông Lệnh, Chu Văn Thịnh, n
Châu, Bình Lư, Mai Sơn.
Qua đây, tơi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể sinh viên lớp K51 ĐHSP Lịch sử
đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để tơi hồn thành khố luận này.
Sơn La, Tháng 5 năm 2014
Tác giả
Vũ Thị Ánh




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN

Viết tắt

Đọc là

ĐDTQ

Đồ dùng trực quan

PPDH

Phương pháp dạy học

PPDHLS

Phương pháp dạy học lịch sử

CNTT

Công nghệ thong tin

GV

Giáo viên

HS


Học sinh

M. PowerPoint

Microsoft PowerPoint

THPT

Trung học phổ thông

BGĐT

Bài giảng điện tử

NXB

Nhà xuất bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 4
6. Cấu trúc của khoá luận ................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. KHAI THÁC KÊNH HÌNH THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH – CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................... 6
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 6

1.1.1. Quan niệm về kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử Kênh hình…….…6
1.1.2. Vai trị, ý nghĩa của việc khai thác kênh hình trong SGK đối với việc phát
triển năng lực HS ............................................................................................... 7
1.1.2.1. Vai trò ................................................................................................... 7
1.1.2.2. Ý nghĩa .................................................................................................. 8
1.1.3. Vấn đề phát triển năng lực HS trong dạy học lịch sử ............................. 10
1.1.3.1.Vai trị bộ mơn...................................................................................... 10
1.1.3.2. Phương pháp khai thác kênh hình trong SGK theo hướng phát triển
năng lực HS...................................................................................................... 13
2.1. Thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông............................................ 14
2.1.1. Kết quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông ........................................... 14
2.1.2. Tồn tại trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. ................................. 15
2.1.3. Nguyên nhân .......................................................................................... 16
2.1.4. Kết quả điều tra ...................................................................................... 17
CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI, SGK LỚP 10 THPT VÀ
NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ .... 21
2.1. Vị trí, mục tiêu .......................................................................................... 21


2.1.1. Vị trí ....................................................................................................... 21
2.1.2. Mục tiêu ................................................................................................. 21
2.2. Nội dung.................................................................................................... 22
2.3. Hệ thống kênh hình trong phần lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung
đại, lớp 10 THPT (chương trình chuẩn) ............................................................ 23
2.4. Những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ............................... 25
CHƢƠNG 3. KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA
THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG
ĐẠI LỚP 10 THPT ........................................................................................ 28

3.1. Những yêu cầu đối với việc khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử ............ 28
3.2. Sử dụng kênh hình kết hợp miêu tả, phân tích nhằm phát triển năng lực tri
giác, ghi nhớ, tái hiện và trí tưởng tượng của học sinh. .................................... 29
3.3. Sử dụng kênh hình kết hợp với câu hỏi nhằm phát triển năng lực tư duy cho
học sinh ............................................................................................................ 33
3.4. Sử dụng kênh hình kết hợp với câu hỏi, bài tập nhằm củng cố, khắc sâu kiến
thức cho học sinh ............................................................................................. 37
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 45
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhà văn Nga Tecnưsiepxki đã từng viết: “có thể khơng biết, khơng cảm
thấy say mê học mơn Tốn, tiếng Hi Lạp hoặc La Tinh, Hố Học; có thể khơng
biết hàng nghìn khoa học khác nhưng dù sao đã là người có giáo dục mà khơng
u thích Lịch sử thì chỉ có thể là một con người khơng phát triển đầy đủ về trí
tuệ ”. Vai trị của bộ mơn lịch sử từ lâu đã được khẳng định góp phần quan trọng
vào thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ.
Khác với nhiều bộ môn khoa học khác, tri thức lịch sử mang tính q khứ,
tính khơng lặp lại,… chúng ta khơng thể tri giác trực tiếp các sự kiện, hiện tượng
lịch sử, vì thế bên cạnh kênh chữ thì kênh hình cũng giữ vai trị to lớn:
Kênh hình là một bộ phận quan trọng của sách giáo khoa (SGK) lịch sử,
là một trong những nguồn cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh (HS) trong
dạy học lịch sử ở trường phổ thơng. Kênh hình trong sách giáo khoa được thiết
kế phù hợp với mục tiêu dạy học bộ môn, đảm bảo tính khoa học và tính sư
phạm.
Kênh hình được xem là cầu nối giữa hiện tại và quá khứ; là cơ sở giúp
khôi phục bức tranh quá khứ một cách chân thực và sinh động. Khai thác kênh

hình trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng khơng chỉ góp phần cụ thể hoá,
khắc sâu sự kiện, giúp học sinh khám phá được bản chất của lịch sử mà còn thực
hiện tốt chức năng giáo dục học sinh đặc biệt là nhiệm vụ phát triển các năng lực
cho các em. Khai thác kênh hình trong sách giáo khoa theo hướng phát triển
năng lực học sinh cũng được xem là một biện pháp nhằm đổi mới phương pháp,
nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Tuy nhiên, thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay cho
thấy, giáo viên cịn có những nhận thức sai lầm về vị trí, vai trị của kênh hình
trong sách giáo khoa. Giáo viên không khai thác hiệu quả hệ thống kênh hình.
Đặc biệt, khơng chú ý đúng mức tác dụng phát triển năng lực học sinh trong
khai thác và sử dụng kênh hình. Đó là một trong những ngun nhân quan để lại
1


nhiều bức xúc trong dư luận xã hội.
Phần lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại là nội dung đầu tiên
trong chương trình lịch sử lớp 10 THPT. Phần này phản ánh một khoảng thời
gian dài nhất trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại. Nội dung mang tính
khái quát cao, hàm chứa nhiều vấn đề có tính ngun lí, phản ánh quy luật
chung, khó dạy, khó tiếp nhận. Dạy học tốt phần này là cơ sở để học sinh học
được lịch sử ở bậc THPT . Một trong những nguyên tắc để dạy tốt phần này là
giáo viên khai thác hiệu quả hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa theo
hướng phát triển năng lực học sinh.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào giúp giáo viên nhận thức đúng về vai trò của
việc sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, nắm vững nội dung, phương pháp
khai thác kênh hình trong sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học
sinh; góp phần đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn.
Trên đây là những lí do chúng tơi lựa chọn đề tài: “Khai thác kênh hình
trong sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh, khi dạy học phần
lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại lớp 10 THPT”, làm khoá luận

tốt nghiệp đại học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
I.A.Ilinna trong cuốn “ Giáo dục học ” tập 2, NXBGD, Hà Nội,1973 đã
đưa ra một số biện pháp như: phương pháp làm việc với sách giáo khoa,
phương pháp luyện tập, ôn tập, đặc biệt chú trọng phương pháp phát huy tính
tích cực của học sinh.
Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” tập I, II do Giáo sư Phan
Ngọc Liên chủ biên, NXB ĐHSP, 2010, đã nêu lên những lí luận cơ bản về khái
niệm, vị trí, vai trị cũng như phương pháp khai thác kênh hình trong sách giáo
khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Cuốn “Kênh hình trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông” tập I, GS.
TS. Nguyễn Thị Cơi đã đề cập khá chi tiết về vai trị của các loại kênh hình, nó
giúp học sinh “làm việc” với sách giáo khoa trên cơ sở phát huy tính tích cực,
thơng minh, sáng tạo, chứ khơng phải là phần minh hoạ để các em “giải khuây”
2


hay trang bị “nhồi nhét”, “chất đống” trong sách giáo khoa. Trong cơng trình
này cũng đã đề cập đến cách khai thác kênh hình trong sách giáo khoa ở trường
phổ thơng và tiến hành khai thác một số kênh hình trong sách giáo khoa thuộc
phần Lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại.
GS.TS Nguyễn Thị Côi trong bài viết “Tầm quan trọng của phương pháp
dạy học nêu vấn đề trong dạy học của việc sử dụng sơ đồ, tranh ảnh” đã khẳng
định việc khai thác kênh hình là biện pháp hữu hiệu để tạo ra tình huống có vấn
đề nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
GS.TS. Phan Ngọc Liên đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử “Lấy học
sinh làm trung tâm ” NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1996. Tác giả đã đề cập
đến việc tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan trong đó có kênh hình trong
sách giáo khoa làm cho bài học lịch sử được tái hiện cụ thể, chi tiết, sinh động.
Như vậy, việc khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử theo hướng phát

triển năng lực học sinh đã được các nhà giáo dục, giáo dục lịch sử cả trong và
ngoài nước đặc biệt coi trọng. Tuy nhiên, những tài liệu nêu trên mới chỉ đề cập
một cách khái qt về lí luận nói chung mà chưa đi sâu vào các biện pháp khai
thác kênh hình trong sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh ở
từng phần, từng chương, từng bài cụ thể. Việc nghiên cứu, ứng dụng cụ thể vào
đề tài: “Khai thác kênh hình trong sách giáo khoa theo hướng phát triển năng
lực học sinh, khi dạy học phần lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại,
lớp 10 THPT” thì chưa có tác giả nào đề cập đến. Chính vì vậy, tơi lựa chọn đề
tài này làm hướng nghiên cứu của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc làm rõ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn, khoá luận đi vào đề xuất các
biện pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa theo hướng phát triển năng
lực học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử thế giới nguyên
thuỷ, cổ đại và trung đại, lớp 10 THPT nói riêng, nâng cao chất lượng, hiệu quả
dạy học lịch sử nói chung.

3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên đề tài phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu lí luận chung của các cơng trình giáo dục học.
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phần Lịch sử thế giới nguyên thuỷ,
cổ đại và trung đại, lớp 10 THPT.
Điều tra thực tiễn về việc khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học
phần Lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại, lớp 10 THPT.
Đề xuất các biện pháp khai thác kênh hình trong dạy học phần Lịch sử thế
giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại, lớp 10 THPT.
Thực nghiệm về việc khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử thế giới

nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quá trình khai thác kênh hình trong sách giáo
khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy học phần Lịch sử thế giới
nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại, lớp 10 THPT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do trình độ và điều kiện thời gian có hạn khố luận giới hạn ở việc đề
xuất các biện pháp khai thác kênh hình theo hướng phát triển năng lực học sinh
khi dạy học phần Lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại, lớp 10
THPT.
Tác giả tiến hành khảo sát, điều tra thực tiễn và thực nghiệm ở một số
trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Sơn La, tỉnh Lai Châu.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về giáo dục và giáo dục
lịch sử; Các quan điểm của các nhà giáo dục tiến bộ.

4


5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung: nghiên cứu
tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu… Đề tài còn sử dụng hai phương
pháp chủ đạo là phương pháp điều tra và phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp điều tra: các hoạt động dự giờ, phiếu điều tra… để nắm
được thực tiễn của cơng tác khai thác kênh hình trong sách giáo khoa theo
hướng phát triển năng lực học sinh ở trường phổ thông hiện nay.
Phương pháp thực nghiệm: thực hành khai thác kênh hình theo hướng phát triển

năng lực học sinh khi dạy học phần Lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung
đại, lớp 10 THPT.
6. Cấu trúc của khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
khố luận gồm ba chương:
Chƣơng 1. Khai thác kênh hình theo hƣớng phát triển năng lực học
sinh – cơ sở lí luận và thực tiễn
Chƣơng 2. Mục tiêu, nội dung phần lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ
đại và trung đại, lớp 10 THPT và những yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy
học Lịch sử
Chƣơng 3. khai thác kênh hình theo hƣớng phát triển năng lực học
sinh khi dạy học phần Lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại, lớp
10 TH

5


CHƢƠNG 1
KHAI THÁC KÊNH HÌNH THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỌC SINH – CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Quan niệm về kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử
Kênh hình bao gồm những ảnh chụp, tranh vẽ, hình ảnh, sơ đồ, đồ
thị…Theo quan điểm có tính chất cổ điển song có tính sư phạm của việc biên
soạn và sử dụng sách giáo khoa (sách giáo khoa gồm hai phần: bài viết và cơ
chế sư phạm). Theo quan điểm này kênh hình là một bộ phận của cơ chế sư
phạm. Còn theo quan niệm phổ biến thì kênh hình là một bộ phận tương đương
với phần bài viết (theo quan điểm sách giáo khoa gồm phần kênh chữ và kênh
hình).
Phân loại kênh hình trong sách giáo khoa:

Theo chức năng kênh hình chia thành 4 loại chính:
+ Loại minh hoạ, để cụ thể hố nội dung sự kiện quan trọng. Loại này
thường được ghi kèm những yêu cầu và hướng dẫn thực hiện
+ Loại cung cấp thơng tin, thường khơng có chú thích tuy nhiên có thể
chú thích ngắn gọn để HS tìm hiểu nội dung của sự kiện mà không diễn tả thành
văn.
+ Loại vừa cung cấp thông tin vừa minh hoạ cho kênh chữ có lời hướng
dẫn khai thác, sử dụng thơng tin.
+ Loại dùng để rèn luyện kĩ năng thực hành, kiểm tra kiến thức. Loại này
thường kèm theo câu hỏi và hướng dẫn sử dụng.
Theo hình thức kênh hình gồm các loại sau:
+ Sơ đồ, đồ thị: phản ánh tiến trình phát triển của một sự kiện, hiện tượng.
+ Lược đồ Lịch sử: Thường là diễn tả không gian, diễn biến của một sự
kiện, hiện tượng Lịch sử nào đó.
+ Tranh ảnh Lịch sử gồm:
Tranh, ảnh lịch sử phản ánh các hiện tượng lịch sử và hiện tượng xã hội.
6


Tranh, ảnh ịch sử về chân dung các nhân vật lịch sử.
Tranh, ảnh lịch sử về các di tích lịch sử và không gian lịch sử.
+ Sơ đồ Lịch sử.
1.1.2. Vai trị, ý nghĩa của việc khai thác kênh hình trong SGK đối với
việc phát triển năng lực HS
1.1.2.1. Vai trò
Nguyên tắc trực quan là một nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học hiện
nay nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng hình ảnh và hình thành khái niệm
trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh hoạ
sự vật, đồng thời phát triển tư duy, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm.
Đồ dùng trực quan gồm nhiều loại: hiện vật, tranh ảnh, sơ đồ, đồ thị, niên

biểu…Trong các đồ dùng trực quan kênh hình trong sách giáo khoa đảm bảo
đầy đủ các yêu cầu: tính khoa học, tính sư phạm và hấp dẫn… Và hiện nay sách
giáo khoa lịch sử trong điều kiện kinh tế, kĩ thuật, mĩ thuật… đã giành cho kênh
hình một tỉ lệ đáng kể.
Kênh hình trong SGK có vai trị to lớn đối với việc phát triển năng lực
học sinh:
Kênh hình trong sách giáo khoa khơng chỉ sử dụng trong khi trình bày
kiến thức mới mà cả khi ôn tập, tổng kết, kiểm tra, hoạt động ngoại khố và thực
hành. Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử có chức năng chủ yếu nhằm đa
dạng nguồn kiến thức, tạo hình ảnh giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách
sinh động, làm bài giảng lịch sử bớt khơ khan và thêm hấp dẫn.
Kênh hình là một phương tiện trực quan trong dạy học lịch sử. Sử dụng
kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử có ý nghĩa lớn trong việc bồi dưỡng kiến
thức cho học sinh. Do tính quá khứ của lịch sử quy định nên học sinh không thể
tri giác, quan sát các sự kiện hiện tượng lịch sử đang học. Do đó để tạo biểu
tượng lịch sử chân thực, để dựng lại bức tranh quá khứ một cách sinh động thì
ngồi lời giảng của giáo viên phải có phương tiện trực quan mà phổ biến nhất
hiện nay vẫn là kênh hình trong sách giáo khoa. Trong sách giáo khoa lịch sử
kênh hình bao giờ cũng phải gắn liền với nội dung bài viết.Nội dung bài viết là
7


cơ sở để hiểu kênh hình, ngược lại kênh hình lại làm phong phú, sâu sắc thêm
kiến thức bài viết.
Kênh hình trong sách giáo khoa cón có vai trị quan trọng trong việc giáo
dục thái độ, tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh. Qua khai thác kênh hình
trong sách giáo khoa cịn có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ, bồi dưỡng cho học
sinh những quan điểm và cảm xúc thẩm mĩ.
Bên cạnh đó kênh hình cịn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển năng
lực học sinh như: kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, phân tích, đánh giá và năng

lực tư duy ngơn ngữ. Qua sử dụng kênh hình học sinh cũng dần trở nên năng
động, tự tin, linh hoạt trước tập thể và ngày càng làm chủ kiến thức của mình.
Như vậy việc sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là một biện pháp
hữu hiệu nằm trong tổng thể các biện pháp nhằm phát triển các năng lực học
sinh, nâng cao chất lượng, hồn thành mục tiêu dạy học bộ mơn.
1.1.2.2. Ý nghĩa
Việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa theo hướng phát triển năng
lực học sinh có ý nghĩa quan trọng trên cả ba mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Kiến thức: Kênh hình trong SGK góp phần quan trọng trong việc tái hiện
sự kiện, tạo biểu tượng, củng cố, khắc sâu kiến thức.
Ví dụ: Khi dạy học Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông, mục 3: Xã
hội cổ đại phương Đông, giáo viên hướng dẫn HS quan sát hình 2 “Tranh khắc
trên tường hầm mộ ở Tebơ ( Ai Cập )thế kỉ XV TCN ”, kết hợp với việc miêu tả
và tường thuật: Tebơ là thành phố cổ ở Ai Cập nằm ở hai bên bờ sông Nin cách
Cairơ khoảng 750 km về phía Nam. Bức tranh phản ánh cuộc sống thịnh vượng
hạnh phúc của tầng lớp quý tộc Ai Cập thời kì này. Những người Ai Cập giàu có
đang ngồi ăn uống tiệc tùng được các nữ nô lệ phục vụ thức ăn, đồ uống, múa
hát. Qua bức tranh cịn cho thấy sự phân hố sâu sắc trong xã hội Ai Cập cổ đại,
xã hội có giai cấp đầu tiên của loài người. Như vậy, qua việc khai thác và sử
dụng hình ảnh trên đã giúp học sinh có biểu tượng chính xác về hình ảnh xã hội
Ai Cập cổ đại.
Kênh hình trong sách giáo khoa giúp học sinh nắm vững bản chất lịch sử
8


thơng qua việc hình thành khái niệm, rút ra quy luật.
Ví dụ, khi dạy học Bài 1, mục 1: Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy
người nguyên thuỷ, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1“người tối cổ ”
trong sách giáo khoa và định hướng nội dung bức tranh cho học sinh: Người tối
cổ trán còn thấp, hẹp và lật ra sau, u mày nồi cao, hàm răng trên và cằm nhơ ra

phía trước. Hộp sọ cịn dẹt nhưng dung tích sọ đã lớn, đã hình thành trung tâm
phát tiếng nói trong não, đã biết chế tạo công cụ lao động. Hai chi trước dùng để
cầm nắm, hai chi sau dùng để đi. Qua đó hình thành khái niệm người tối cổ cho
học sinh.
Kênh hình trong sách giáo khoa giúp hệ thống hoá kiến thức, kiểm tra,
đánh giá học sinh.
Ví dụ, khi dạy học Bài 4, mục 4: Từ thị quốc đến đế quốc cổ đại, giáo
viên sử dụng hình 8 “lược đồ đế quốc Rơma thời cổ đại ” để nói về lãnh thổ và
quá trình bành trướng của đế quốc Rơma. Sau khi giới thiệu những kí hiệu trên
lược đồ giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi kết hợp với việc trả lời câu hỏi: Qúa
trình bành trướng lãnh thổ của đế quốc Rôma diễn ra như thế nào?
Kĩ năng: Qua việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa đã rèn cho
học sinh các năng lực nhận thức: tri giác, kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, năng
lực tư duy ngơn ngữ.
Ví dụ: khi dạy học Bài 5, mục 4: Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 14 “Vạn lí trường thành” trong sách
giáo khoa để giúp học sinh thấy được nét đặc sắc của kiến trúc phong kiến ở
Trung Quốc. Sau đó, giáo viên nêu câu hỏi: Em hãy miêu tả khái quát về Vạn lí
trường thành? Qua đó, phát huy trí tưởng tượng và khả năng diễn đạt bằng ngôn
ngữ của học sinh.
Việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa góp phần quan trọng trong
việc bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp, khái qt hố
và hệ thống hố các sự kiện lịch sử.
Ví dụ: khi dạy học Bài 6, mục 1: “Thời kì các quốc gia đầu tiên”, giáo
viên sử dụng hình 16 “lược đồ Ấn Độ thời cổ đại” và hướng dẫn học sinh quan
9


sát và khai thác thông tin trên lược đồ. Qua đó giúp học sinh nắm được vị trí địa
lí, sự hình thành và phát triển của vương triều Mơrya, đặc biệt dưới thời vua

Asôca. Đồng thời, phát triển cho học sinh các năng lực tư duy.
Thông qua khai thác kênh hình trong sách giáo khoa rèn luyện cho học
sinh kĩ năng thực hành bộ môn, làm việc với đồ dùng trực quan.
Ví dụ: Khi dạy học Bài 11, mục 1: “Những cuộc phát kiến địa lí”, giáo
viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 27 “lược đồ những cuộc phát kiến địa
lí”, xác định những kí hiệu trên lược đồ. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh lên
bảng chỉ hướng đi của các cuộc phát kiến địa lí. Qua đó rèn luyện cho học sinh
kĩ năng làm việc với lược đồ.
Thái độ: Khai thác kênh hình trong sách giáo khoa góp phần bồi dưỡng
cho học sinh quan điểm cuả chủ nghĩa duy vật lịch sử và cảm xúc thẩm mĩ. Hình
thành cho HS thế giới quan khoa học.Phát huy thái độ học tập tích cực của học
sinh.
Như vậy, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là một biện pháp hữu
hiệu nằm trong tổng thể các biện pháp nhằm phát triển các năng lực học sinh,
nâng cao chất lượng, hồn thành mục tiêu dạy học bộ mơn.
1.1.3. Vấn đề phát triển năng lực HS trong dạy học lịch sử
1.1.3.1.Vai trị bộ mơn
Khi nói về tầm quan trọng của giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định:
“Vì hạnh phúc mười năm trồng cây
Vì hạnh phúc trăm năm trồng người”
Câu nói bất hủ của chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò to lớn của
sự nghiệp giáo dục trong sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu giáo dục là xây dựng nên những con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục tiêu trên mỗi mơn học có vị
trí và vai trị nhất định. Trong đó mơn Lịch sử có ưu thế quan trọng trong việc
giáo dục tư tưởng, đạo đức, hình thành thế giới quan cho thế hệ trẻ. Cũng như
những môn khoa học khác môn lịch sử có ba nhiệm vụ cơ bản: giáo dưỡng, giáo
10



dục và phát triển.
Vai trị giáo dƣỡng:
Mơn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học
lịch sử trên cơ sở cung cấp, phát triển nội dung kiến thức đã học ở THCS, hợp
thành nội dung giáo dục ở bậc THPT bao gồm: sự kiện lịch sử cơ bản, các khái
niệm, thuật ngữ, tên người, tên đất, niên đại, những hiểu biết về quan điểm lí
luận sơ giản, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu và học tập phù hợp với
yêu cầu và trình độ học sinh.
Vai trị giáo dục:
Tất cả những mơn học từ tự nhiên đến xã hội ở mức độ khác nhau đều góp
phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Ví dụ mơn Địa lí dạy
cho học sinh hiểu rõ đất nước mình để tăng thêm lòng yêu tổ quốc, yêu quê
hương, nâng cao trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên. Văn học giúp học sinh hiểu
những giá trị để càng yêu quý con người, dân tộc và văn hố Việt Nam.
Song bộ mơn Lịch sử có những ưu thế riêng mà khơng mơn nào có được
trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh.
Những con người và việc làm quá khứ sẽ có sức thuyết phục, có sự dung
cảm mạnh mẽ với thế hệ trẻ. Những tấm gương anh dũng tuyệt vời của các chiến
sĩ đấu tranh và hi sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc đều nêu dương co học sinh
học tập, suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đất nước. Sự tàn ác, dã man
của bè lũ cướp nước và bán nước gây cho học sinh sự căm phẫn mạnh mẽ. Cảnh
sống lầm than và sự đấu tranh quật khởi của những người nghèo khổ, những số
phận bị áp bức của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc sẽ khơi dậy cho học sinh
sự đồng cảm, đồng tình sâu sắc.
Lịch sử khơng chỉ giáo dục cho học sinh lòng yêu ghét trong đấu tranh
giai cấp, sự căm thù, chủ ngĩa anh hùng cách mạng mà còn bồi dưỡng cho học
sinh biết yêu quý trân trọng lao động, yêu cái đẹp, có óc thẩm mĩ, biết cách ứng
xử đúng đắn trong cuộc sống.
Lịch sử còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục tinh thần đồn kết

quốc tế, tình hữu nghị với các dân tộc đấu tranh cho độc lập, tự do, văn minh,
11


tiến bộ xã hội, hồ bình, dân chủ.Giáo dục niềm tin vào sự phát triển hợp quy
luật của xã hội lồi người và dân tộc, dù trong tiến trình lịch sử có những bước
quanh co khúc khuỷu, tạm thời thụt lùi hay dừng lại.
Như vậy, tác dụng giáo dục của mơn Lịch sử ở trường THPT là giáo dục
trí tuệ, tư tưởng, chính trị, tình cảm, đạo đức. Mơn Lịch sử cịn góp phần quan
trọng vào việc giáo dục lí tưởng cho thế hệ trẻ.
Vai trị phát triển:
Bộ mơn Lịch sử rèn cho học sinh năng lực tư duy và thực hành trên cơ sở
hoàn chỉnh và nâng cao những năng lực đã được hình thành ở trường THCS. Cụ
thể là:
Thứ nhất: Bồi dưỡng học sinh tư duy biện chứng trong nhận thức và hành
động, biết đánh giá, phân tích, liên hệ.
Thứ hai: Bồi dưỡng kĩ năng học tập, thực hành bộ môn như sử dụng sách
giáo khoa, tài liệu tham khảo, khả năng trình bày nói và viết, làm và sử dụng
một số đồ dùng trực quan nhất là loại đồ dùng trực quan quy ước, những hoạt
động ngoại khố của mơn học.
Thứ ba: Vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hiện nay.
Tóm lại, các mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường THPT đã nêu trên có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Trước tiên là cung cấp những kiến thức cơ bản, có
hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội lồi người; trên
cơ sở đó giáo dục lịng u nước, tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; rèn luyện năng lực tư duy và thực hành; thực hiện một cách hoàn
chỉnh các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đạt được mục tiêu dạy học một cách nhanh
hơn hiệu quả hơn? Góp phần thực hiện các mục tiêu nêu trên có nhiều yếu tố chi
phối, tác động: sự quan tâm của xã hội với môn Lịch sử, sự đầu tư trang thiết bị

dạy học lịch sử. Song yếu tố quyết định là vấn đề phương pháp dạy học của thầy
và trị.Thực tế, gần đây liên tục có những hội thảo về đổi mới phương pháp dạy
học lịch sử, trong đó các nhà giáo dục lịch sử khá quan tâm đến phương pháp sử
dụng đồ dùng trực quan bao gồm cả việc khai thác kênh hình trong sách giáo
12


khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh. Thiết nghĩ việc khai thác kênh
hình trong sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh là mang tính
khả thi và cần thiết.
1.1.3.2. Phƣơng pháp khai thác kênh hình trong SGK theo hƣớng phát
triển năng lực HS
Kênh hình trong sách giáo khoa chủ yếu gồm tranh ảnh lịch sử và các
lược đồ lịch sử. Để khai thác kênh hình trong sách giáo khoa theo hướng phát
triển năng lực học sinh cần kết hợp có hiệu quả nhiều phương pháp dạy học
khác nhau:
Khai thác kênh hình kết hợp miêu tả, phân tích, nhằm phát triển năng lực
tri giác, ghi nhớ, tái hiện và trí tưởng tượng của học sinh. Miêu tả, phân tích là
phương pháp cụ thể trong nhóm phương pháp thơng tin tái hiện hình ảnh lịch sử.
Là việc sử dụng lời văn giàu hình ảnh ngơn ngữ trong sáng, gợi cảm sẽ dẫn dắt
học sinh “trở về” với quá khứ lịch sử, tạo được một biểu tượng rõ ràng, cụ thể
về một nhân vật, một biến cố, hiện tượng lịch sử… để làm nổi bật những đặc
điểm chính, dấu hiệu mang tính bản chất của sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch
sử đó. Qua đó rèn luyện cho học sinh năng lực tri giác, ghi nhớ, tái hiện và trí
tưởng tượng của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy học Bài 5, mục 4: “Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến”
xong. Để củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh những đặc sắc về nghệ thuật
tạo tượng của Trung Quốc đạt tới trình độ kĩ xảo. giáo viên hướng dẫn học sinh
quan sát hình ảnh “Tượng phật bằng ngọc thạch trong cung điện được tạc từ
một khối ngọc thạch trắng và được khảm đá quý”. Sau đó, giáo viên miêu tả:

Bức tượng phật mang một phong cách, một vẻ đẹp rất Trung Hoa. Tượng phật
được làm từ ngọc thạch- một thứ vật liệu vô cùng quý giá. Sự cân đối, hài hoà,
trang nhã của bức tượng cho thấy nghệ thuật tạc tượng phật của người Trung
Hoa đã đạt đến mức độ tinh xảo. Đây không phải tượng phật trong chùa mà là
tượng phật trong cung điện. Điều đó cho thấy đạo phật được thịnh hành ở Trung
Quốc, nó khơng chỉ được truyền bá rộng rãi trong nhân dân mà còn đi vào trong
đời sống của vua quan quý tộc.
13


Các nhà vua đầu đời Bắc Tống rất tôn sùng phật giáo, cho xây chùa, tạc
tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu đạo phật ở Ấn Độ.
Khai thác kênh hình kết hợp với câu hỏi nêu vấn đề gợi mở nhằm phát
triển năng lực tư duy cho học sinh. Cùng với các biện pháp miêu tả, phân tích,
khi khai thác kênh hình trong sách giáo khoa giáo viên cần đưa ra các câu hỏi
gợi mở để kích thích suy nghĩ của các em và câu hỏi đó phải hướng vào nội
dung kênh hình chứa đựng. Đó sẽ là biện pháp hữu hiệu trên con đường hình
thành kiến thức, phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy học Bài 10, mục 2: “Xã hội phong kiến Tây Âu”, giáo viên
cho học sinh quan sát và tổ chức khai thác nội dung hình ảnh “Lâu đài và thành
quách kiên cố của lãnh chúa” . Giáo viên cho học sinh quan sát kĩ kênh hình,
sau đó giáo viên gợi ý câu hỏi để học sinh trao đổi: Quy mô lãnh địa phong kiến
như thế nào? Theo em những ai được sống trong lãnh địa này? Lãnh địa thường
được xây dựng ở địa hình như thế nào? Những bức tường thành và tháp canh
được xây dựng để làm gì? Thơng qua các câu hỏi gợi mở trên giúp học sinh có
những biểu tượng chính xác về lãnh địa phong kiến, phát triển các năng lực tư
duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá …
Tổ chức cho học sinh tự xây dựng kênh hình nhằm phát triển năng lực
thực hành bộ mơn.
Như vậy, một số biện pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa theo

hướng phát triển năng lực học sinh là những biện pháp hữu hiệu. Nếu sử dụng
một cách hợp lí khoa học sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.
2.1. Thực tiễn dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông.
2.1.1. Kết quả dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông
Việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là
mục tiêu phấn đấu của giáo viên trong nhà trường hiện nay. Nó là kết quả của sự
suy nghĩ, tìm tịi lớn về sư phạm, là kết quả của những nguyên lí khoa học và
nghệ thuật sư phạm. Việc dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay
đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, một phần xuất phát
từ tầm quan trọng đặc biệt của bộ môn đối với tương lai phát triển của đất nước;
14


một phần bởi thực trạng của việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông trong thời
gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định:
Nội dung chương trình ln được điều chỉnh, bổ sung, cập nhật, bắt kịp
với sự phát triển của khoa học Lịch sử.
Nhiều giáo viên lịch sử đã tìm tịi, nghiên cứu và áp dụng các phương
pháp, phương tiện dạy học mới để tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh.
Hàng năm nhiều cuộc thi lịch sử được tổ chức như: thi olimpic lịch sử,
thi học sinh giỏi môn Lịch sử các cấp… đem lại thành công to lớn, phát hiện ra
nhiều nhân tài cho Đất nước.
Nhiều cuộc thi tìm hiểu lịch sử được phát động trên các phương tiện thông
tin đại chúng thu hút được sự quan tâm tham gia và hưởng ứng của đông đảo
quần chúng.
Những thành tựu đã đạt được như trên là do:
Đảng ta coi trọng sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Do vậy, Đảng và Nhà nước ta đã đầu tư rất lớn cho sự nghiệp giáo dục.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp “xã hội hoá
giáo dục”, coi sự nghiệp giáo dục là của toàn dân và toàn xã hội. Sự đóng góp và

ủng hộ của tồn dân là sức mạnh to lớn, bảo đảm sự phát triển lâu dài, bền vững
và mạnh mẽ.
2.1.2. Tồn tại trong dạy học Lịch sử ở trƣờng phổ thơng.
Trong bối cảnh tồn cầu hoá và hội nhập quốc tế, giáo dục cần đào tạo đội
ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của xã hội, đặc biệt
là năng lực hoạt động, tính năng động, sáng tạo, tính tích cực và có trách nhiệm
cũng như năng lực cơng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức
tạp…đó là những yêu cầu bức thiết. Đứng trước những yêu cầu đòi hỏi cần phải
đổi mới nền giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhiều nước
Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Á trong đó có Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa
việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử: Đó là cách thức dạy học theo hướng
phát triển năng lực học sinh.
Tuy nhiên, quá trình dạy – học lịch sử ở nước ta hiện nay vẫn còn đang
15


tồn tại những bất cập và hạn chế lớn chưa thể khắc phục.
Thực tế, lối dạy học truyền thụ tại các trường phổ thông vẫn hết sức phổ
biến. Giáo viên là người có vai trị chính trong việc cung cấp kiến thức cho học
sinh. Khi giảng bài môn Sử cứ đều đều mà nói, khơng bộc lộ một chút cảm xúc
làm cho học sinh thụ động tiếp nhận những con số, ngày tháng, sự kiện chồng
chất… khiến cho bài học trở nên nhàm chán, khô khan học sinh sợ học sử là
điều khó tránh khỏi.
Hơn thế nữa cách thức giảng dạy “giáo điều”, “nhồi sọ” trở thành một căn
bệnh trong các giờ học lịch sử ở các trường phổ thông. Các giáo viên dạy học
lịch sử đã có sử dụng các loại đồ dùng trực quan nhưng hầu hết chưa khai thác
có hiệu quả, đặc biệt các kênh hình trong sách giáo khoa chưa được đặt đúng vị
trí của nó, các kênh hình chủ yếu vẫn để minh hoạ, mơ phỏng… khơng kích
thích được suy nghĩ độc lập, sáng tạo của học sinh.
Chính vì thực trạng trên mà việc dạy – học lịch sử ở trường phổ thông

hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, luôn khiến dư luận xã hội
và cả những người trong cuộc phải “giật mình” bởi hàng năm số thí sinh tham
các kì thi có mơn Lịch sử có điểm dưới trung bình rất lớn. Hầu hết các trường tỉ
lệ thí sinh đạt điểm thi mơn sử từ trung bình trở lên chỉ chiếm từ 0.3 – 5%.
Một hiện trạng rất đáng buồn nữa là trong những năm gần đây có hiện
tượng “dân ta không biết sử ta”, hiện tượng nhầm lẫn lịch sử, xuyên tạc lịch sử
càng khiến ai đó mỗi khi bắt gặp xót xa, đau lịng hơn. Rất nhiều học sinh đã
nhầm lẫn lãnh đạo khởi nghĩa Hai Bà Trưng là Bà Trưng và Bà Triệu. Trong giờ
học lịch sử nhiều học sinh đã xuyên tạc “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn:
“… Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm kêu đói..”.
Thiết nghĩ vị trí của bộ mơn Lịch sử chưa được đặt đúng chỗ của nó. Đặc
biệt là thái độ của học sinh đối với môn lịch sử là điều khiến các nhà giáo dục
lịch sử phải suy ngẫm.
2.1.3. Nguyên nhân
Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử với việc sử dụng đồ dùng trực
quan – đặc biệt là sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa đã và
16


đang được chú trọng và ngày càng có hiệu quả.
Tuy nhiên, việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa của giáo viên
chưa thực sự triệt để. Việc chưa chú ý và chưa biết cách khai thác kênh hình một
cách hệ thống đã khơng kích thích được học sinh suy nghĩ. Đó chính là ngun
nhân nổi cộm làm cho học sinh không máy hứng thú với môn học này từ đó ảnh
hưởng khơng nhỏ tới chất lượng bộ mơn.
Ngun nhân dẫn tới những tồn tại trong dạy Lịch sử ở trường phổ thơng
có rất nhiều, trong đó chủ yếu là do các nguyên nhân cơ bản sau:
Thực sự lịch sử chưa được đặt đúng vị trí của nó, chưa được quan tâm như
nó đáng được quan tâm. Gần đây khơng ít quan niệm cho rằng lịch sử là “môn
phụ”. Cá biệt có quan niệm cho rằng mơn lịch sử khơng có ý nghĩa gì đối với sự

phát triển của xã hội. Do đó, vai trị, vị trí của bộ mơn Lịch sử trong việc giáo
dục thế hệ trẻ bị phủ nhận hoặc hạ thấp.
Việc biên soạn sách giáo khoa còn nhiều bất cập, hiện thực lịch sử thì vơ
cùng phong phú nhưng nội dung sách giáo khoa thì chủ yều là kênh chữ, kênh
hình rất hạn chế làm cho mơn học lịch sử rất khô khan.
Mặt khác, giáo viên mới chỉ chú ý tới kênh chữ trong sách giáo khoa, coi
đây là nguồn cung cấp kiến thức lịch sử duy nhất mà khơng thấy rằng kênh hình
khơng chỉ là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng, cung cấp lượng thông tin
đáng kể mà cịn là phương tiện trực quan có giá trị làm bài học sinh động hơn.
2.1.4. Kết quả điều tra
Bên cạnh các phương pháp giảng dạy truyền thống, việc sử dụng đồ dùng
trực quan trong dạy học lịch sử đặc biệt việc khai thác kênh hình trong sách giáo
khoa đã và đang được các giáo viên ở trường phổ thơng quan tâm. Nhưng thực
tề việc khai thác cịn nhiều hạn chế, bất cập không mang lại hiệu quả, hơn thế
nữa chưa phát huy dược tính tích cực, chủ động của học sinh trong lĩnh hội kiến
thức.
Để hiểu rõ hơn về thực trạng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường phổ
thông cũng như việc áp dụng biện pháp khai thác kênh hình trong sách giáo
khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh học sinh. Bản thân tôi đã tiến hành
17


phát phiếu điều tra, trao đổi với giáo viên dự giờ tại một số trường THPT trên
địa bàn tỉnh Sơn La là:
THPT Cị Nịi
THPT n Châu
Và trường THPT Bình Lư tỉnh Lai Châu thu được kết quả như sau:
Đối với giáo viên gồm 16 giáo viên.

STT


Nội dung điều tra, khảo sát

Số giáo viên

Tỉ lệ %

trả lời
1

Theo thầy(cô)chất lượng dạy học
lịch sử ở trường phổ thông hiện nay
như thế nào?
A: rất tốt

25

B: bình thường

9

56.25

C: rất thấp

3

18.75

A: quan trọng


10

62.5

B: rất quan trọng

2

12.5

C: bình thường

2

4

4

25

A: thường xun

9

56.26

B: đơi khi

6


37.7

C: khơng bao giờ

1

6.25

Theo thầy (cơ) việc khai thác kênh
hình trong sách giáo khoa theo hướng
phát triển năng lực học sinh có tầm
quan trọng như thế nào?

3

Các thầy cơ có thường xun tiến
hành các biện pháp khai thác kênh hình
trong sách giáo khoa khi dạy học lịch
sử không?

18


Qua kết quả trên chúng ta thấy giáo viên đã nhận thức được chất lượng
dạy học hiện nay và đặc biệt là biết được tầm quan trọng của phương pháp khai
thác kênh hình trong sách giáo khoa, có đến 10/16 giáo viên, chiếm (62.5%) khi
được hỏi đã trả lời việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa theo hướng
phát triển năng lực học sinh là quan trọng.Tuy nhiên, có đến 9/16 giáo viên,
chiếm (56,25%) khi được hỏi có thường xun khai thác kênh ình trong sách

giáo khoa khơng thì câu trả lời là đôi khi.
Như vậy, vấn đề khai thác kênh hình trong sách giáo khoa theo hướng
phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng hiện nay
cịn chưa được chú trọng và khia thác một cách hiệu quả. Nguyên nhân chính là
do giáo viên còn đậm tư duy lối truyền thụ truyền thống, chưa áp dụng đổi mới
phương pháp dạy học. Đó là nguyên nhân làm cho chất lượng dạy học lịch sử ở
trường THPT chưa cao.
Học sinh gồm 117 học sinh của ba trường trung học phổ thông cho ta kết
quả như sau.
STT
1

Số HS

Nội dung điều tra

trả lời

Tỉ lệ %

Em có hứng thú với việc khai thác
kênh hình trong học tập lịch sử khơng?
A: rất hứng thú

63.25

B: bình thường

30


25.64

C: khơng hứng thú
2

74

13

11.11

A: đọc – chép

64

47

B: tóm tắt nội dung

29

24.7

C: kết hợp nhiều phương pháp

24

20.51

Trong các tiết học phương pháp thầy

cô tiến hành phương pháp gì?

19


Qua kết quả điều tra trên chúng ta có thể thấy khi được hỏi “Em có hứng
thú vơí việc khai thác kênh hình trong học tập lịch sử khơng?” thì đa phần các
em đều trả lời là rất hứng thú chiếm (63.25%). Tuy nhiên, đa phần các giáo viên
lại sử dụng phương pháp đọc – chép là chính chiếm (47%) nên không tạo hứng
thú học tập cho học sinh . Vấn đề đặt ra là phải tiến hành khai thác kênh hình
trong sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực của học sinh góp phần nâng
cao hiệu quả bài học lịch sử.
Kết luận: Trên cơ sở lí luận và thực tiễn tôi rút ra kết luận chung như sau:
Bên cạnh kênh chữ thì kênh hình trong sách giáo khoa giữ một vai trò
quan trọng trong việc cung cấp kiến thức, phát triển năng lực học sinh. Tuy
nhiên, giáo viên vẫn chưa nhận thức đúng vị trí, vai trị, chưa đánh giá đúng tầm
quan trọng của kênh hình trong việc phát triển tồn diện học sinh. Bên cạnh đó,
nhiều giáo viên chưa khai thác kênh hình trong sách giáo khoa một cách hiệu
quả. Vì vậy đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy học lịch
sử. Yêu cầu đặt ra là phải đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học,
khai thác kênh hình một cách hiệu quả để phát triển năng lực học sinh. Đó là lí
do tơi viết chương 2.

20


×