Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Tai Mũi Họng - Mắt 18
ĐỀ XUẤT MỘT QUY TRÌNH CHỤP ĐIỆN TOÁN CẮT LỚP MŨI XOANG
TỐI THIỂU TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ VIÊM MŨI XOANG
Phạm Kiên Hữu*
TÓM TẮT
Phim CT mũi xoang là một xét nghiệm hình ảnh hiện đại, thay thế cho các phim Xquang kinh điển
trong việc cung cấp các thông tin chi tiết về cấu trúc các xoang cạnh mũi. Nhờ phim CT, các khả năng
chọn lựa kỹ thuật và độ an toàn của các phẫu thuật mũi xoang được cải thiện rõ rệt. Dựa trên thực tiễn
lâm sàng tích lũy được, chúng tôi đề xuất một quy trình chụp CT mũi xoang tối thiểu.
SUMMARY
PROPOSITON OF A LIMITED SINUS CT SCAN
Pham Kien Huu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 8 * Supplement of No 1 * 2004: 18 - 21
Sinus computerized tomography is a modern imaging assay, an alternative to standard radiographs.
Thanks for CT imaging; the planning and safety of sinus surgery are greatly improved. Based on our
experiences, we build up a limited CT protocol.
MỞ ĐẦU
Viêm mũi xoang là tình trạng viêm ở lớp niêm
mạc mũi xoang. Bệnh viêm mũi xoang ảnh hưởng
nhiều đến sinh hoạt, tình trạng tâm sinh lý và làm
giảm ngày công lao động xã hội của người bệnh, mặt
khác bệnh viêm mũi xoang cũng là một trong số các
bệnh lý thường gặp nhất tại các phòng khám tai mũi
họng. Để chẩn đoán bệnh viêm mũi xoang, người
thầy thuốc cần kết hợp các thông tin có từ việc hổi
bệnh sử, khám lâm sàng và các triệu chứng X quang
Do hệ thống mũi xoang nằm sâu trong khối
xương mặt. Các bệnh lý mũi xoang thường biểu
hiện bằng các dấu hiệu kín đáo, nên việc chẩn
đoán chẩn đoán chính xác bệnh viêm mũi xoang
nhiều khi rất khó khăn. Cho đến nay việc chẩn
đoán được dựa trên việc hỏi bệnh sử, khám lâm
sàng và triệu chứng X quang.
Các kiểu chụp kinh điển như Blondeau, Hirtz,
Profil... trước đây không thể có nhiều hạn chế trong
việc cung cấp các thông tin rõ ràng, đáng tin cậy cho
việc chẩn đoán chính xác bệnh viêm mũi xoang.
Từ khi kỹ thuật CT ra đời và phát triển việc chẩn
đoán bệnh viêm mũi xoang đã có một bước tiến bộ
rất đáng kể. Nhờ khả năng thể hiện các hình ảnh rõ,
đẹp, phim CT quy ước đã giúp các thầy thuốc chẩn
đoán được cả những trường hợp viêm tiềm tàng
trong các xoang sau. Chính vì vậy mà phương pháp
chụp điện toán cắt lớp được xem là một trong những
xét nghiệm tiêu chuẩn trong chẩn đoán bệnh viêm
mũi xoang. Tuy vậy, do chất lượng hình ảnh của các
phim CT không đều: trong khi nhiều phim CT cung
cấp các hình ảnh rất đẹp, một số khác lại cung cấp
các hình ảnh mờ nhạt, không rõ; hơn nữa do giá
thành của phim CT tiêu chuẩn còn khá cao so với thu
nhập bình quân của người dân nên cho đến nay, đại
đa số các cơ sở lâm sàng vẫn phải sử dụng X quang
kinh điển để chẩn đoán bệnh viêm xoang. Nhằm
giảm bớt chi phí xét nghiệm và nguy cơ tiếp xúc với
tia X, chúng tôi đã tiến hành một công trình nghiên
cứu nhằm 2 mục đích chính:
Xác đònh các thông số kỹ thuật cần thiết để co
thể có được các phim CT mũi xoang đẹp.
Xây dựng một quy trình chụp CT với các lát cắt
được giảm đến mức tối thiểu, không bỏ sót bệnh
tích nhưng vẫn đủ để có thể chẩn đoán bệnh lý
mũi xoang.
* Bộ môn Tai Mũi Học - Đại học Y Dược, TPHCM.
Formatted: Bullets and Numbering
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
Chuyên đề Tai Mũi Họng - Mắt 19
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 100 bệnh nhân được giối
thiệu đến chụp phim CT mũi xoang tại Bệnh viện
Hoà Hảo thoả các tiêu chuẩn:
- Trên 16 tuổi.
- Không có các dò dạng vùng đầu mặt.
- Không có các triệu chứng của bệnh viêm mũi
xoang cấp trong 4 tuần gần đây.
- Không có tiền căn phẫu thuật hay chấn thương
vùng mũi xoang.
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện nhằm
xây dựng một quy trình chụp CT tối thiểu
Để có thể xác đònh các thông số kỹ thuật của một
phim CT mũi xoang, chúng tôi đã tiến hành thảo
luận kỹ lưỡng và đi đến thống nhất với các bác só
Xquang tại phòng CT, lần lượt tiến hành thử nghiệm
các thông số về tư thế bệnh nhân, độ rộng cửa sổ,
trung tâm cửa sổ, cường độ dòng điện và thời gian
chụp sao cho các điều kiện sau đây được thoả mãn:
- Cho thấy rõ ràng các cấu trúc xương vùng mũi
xoang
- Thấy rõ được các mô mềm.
- Không thấy được niêm mạc bình thường (niêm
mạc nếu thấy được trên phim CT thì đó là hình ảnh
dày niêm mạc).
Phương pháp nghiên cứu xác đònh các
lát cắt tối thiểu
Để có thể xác đònh các lát cắt tối thiểu, chúng tôi
tập trung nghiên cứu 57 phim CT mũi xoang quy ước
trên 2 tư thế coronal và axial với các lát cắt dày (mỗi
lát cắt cách nhau từ 2 – 3mm) qua đó chúng tôi xác
đònh các lát cắt sao cho các cấu trúc quan trọng nhất
của vùng mũi xoang được thể hiện rõ nhất.
KẾT QUẢ
Xác đònh các thông số của một phim
CT tiêu chuẩn
- Độ Rộng Cửa Sổ: 2000 Hounsfield (HU).
- Trung Tâm Cửa Sổ: - 200 Hounsfield (HU).
- Điện thế: 120 kVp.
- Cường độ tia: mAs: 50
Xác đònh các lát cắt tối thiểu
Trong loạt các lát cắt của một phim CT mũi
xoang tối thiểu, chúng tôi chọng từ 6 đến 8 lát cắt
trên phim CT tư thế coronal và 2 lát cắt trên phim CT
tư thế axial, các lát cắt được thiết kế như sau
Phim CT
Lát cắt qua phần cao nhất của xoang trán.
Lát cắt qua phần thấp nhất của thành sau xoang
trán.
Lát cắt qua phần phức hợp lỗ thông mũi xoang
(chỗ nối giữa 1/3 trước và 2/3 sau của sàn sọ.
Lát cắt trước lát thứ 3 khoảng 0,5 cm.
Lát cắt sau lát thứ 3 khoảng 0,5 cm.
Lát cắt qua xoang sàng sau
Lát cắt qua xoang bướm.
Phim CT tư thế axial
Lát cắt trên lỗ thò giác 0,5 cm
Lát cắt dưới lỗ thò giác 0,5 cm.
Error!
Hình 1: Sơ đồ cát lát cắt trên phim CT tư thế coronal
Error!
Hình 2
Formatted: Bullets and Numbering
Formatted: Bullets and Numbering
Formatted: Bullets and Numbering
Formatted: Bullets and Numbering
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Tai Mũi Họng - Mắt 20
Error!
Hình 3
Error!
Hình 4
Error!
Hình 5
Hình 6
Hình 2 – 6 Các lát cắt trên tư thế coronal
Hình 7
Hình 8
Hình 7,8: Các lát cắt trên tư thế axial
BÀN LUẬN
Bàn về sự hợp lý của phim CT mũi
xoang tối thiểu trong chẩn đoán bệnh
viêm mũi xoang
Theo những hiểu biết hiện nay về bệnh sinh của
bệnh viêm mũi xoang của Messerklinger (1982) và
Stammberger (1986), phức hợp lỗ thông mũi xoang
là vùng chìa khóa của toàn bộ các xoang trước, sự
thông thoáng của phức hợp lỗ thông mũi xoang là
điều kiện cấn thiết cho mọi hoạt động sinh lý của
các xoang trước. Sự tắc nghẽn ở vùng phức hợp lỗ
thông mũi xoang là nguyên nhân chủ yếu gây nên
bệnh viêm xoang mạn tính và tái phát của người
bệnh (Hilding, 1944, Messerklinger 1967,
Stammberger 1986). Vì thế trên phim CT mũi
xoang tư thế coronal, chúng tôi tập trung vào vùng
phức hợp lỗ thông mũi xoang qua 3 lát cắt cách
nhau 0,5 cm. Các lát cắt qua xoang trán, xoang sàng
sau và xoang bướm trên phim CT tư thế coronal
nhằm cung cấp thông tin về các xoang liên quan.
Các lát cắt trên phim CT còn có khả năng cung cấp
cho các phẫu thuật viên các thông tin về sự toàn
vẹn của các thành xoang sàng (xương giấy, trần
xoang sàng) và tình trạng trần xoang sàng cao nằm
cao hơn hố khứu giác (Keros II, Keros III). Các thông
tin này sẽ giúp các phẫu thuật viên tránh được các
tai biến trầm trọng ở màng não, nhu mô não và hốc
mắt trong khi thực hiện các phẫu thuật mũi xoang.
Cũng tương tự như vậy, các tế bào sàng sau và
xoang bướm cùng dẫn lưu vào trong ngách sàng
bướm, nếu có sự tắc nghẽn ở đây thì bệnh viêm
xoang sau mạn tính hoặc t phát dễ xảy ra. Các lát
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
Chuyên đề Tai Mũi Họng - Mắt 21
cắt trên tư thế axial còn cho thấy mối liên quan
giữa các xoang sau với thần kinh thò và động mạch
cảnh trong.
Giới hạn của quy trình chụp CT mũi
xoang tối thiểu
Tuy phim trong thời gian qua, quy trình chụp
CT mũi xoang tối thiểu đã được áp dụng và bước
đầu tỏ ra khá hiệu quả tại Bệnh viện Hoà Hảo, quy
trình này vẫn còn một số nhược điểm sau:
1. Khó cho thấy được hình ảnh rõ ràng ở vùng
ngách trán.
2. Một số lát cắt ở vùng xoang sàng sau trên
phim CT tối thiểu tư thế coronal cách nhau khá xa,
các tổn thương bệnh lý có kích thước nhỏ có thể bò
bỏ sót. Trên thực tế khả năng này hiếm khi xảy ra
vì phần lớn các trường hợp viêm xoang thường
phát sinh và phát triển ở vùng phức hợp sàng
trước-khe mũi giữa, nhất là ở phức hợp lỗ thông
mũi xoang.
3. Dù phim CT mũi xoang tối thiểu hay CT
mũi xoang quy ước có cung cấp các thông tin chi
tiết về các cấu trúc bình thường và bệnh lý ở các
xoang cạnh mũi thì các thông tin trên chỉ đóng
vai trò thứ yếu, bổ sung thêm cho người thầy
thuốc lâm sàng.
4. Dù đã giảm được chi phí đáng kể cho người
bệnh, nhưng giá thành của phim CT mũi xoang tối
thiểu vẫn còn khá cao (300.000 đồng của phim CT
mũi xoang tối thiểu so với giá 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng của phim CT quy ước). Nhưng giá
thành vẫn còn khá cao so với phim Xquang quy
ước (vài chục nghìn đồng)
KẾT LUẬN
Qua quá công tác thực tế, dựa trên những kiến
thức mới về bệnh học vùng mũi xoang và thực tiễn
lâm sàng tích lũy được, chúng tôi đã đề được một quy
trình chụp CT mũi xoang tối thiểu. Quá trình đã được
áp dụng trên thực tế tại bệnh viện Hoà Hảo và bước
đầu tỏ ra rất hiệu quả, giảm được giá thành, thời gian
thực hiện và nguy cơ tiếp xúc với tia X cho người
bệnh, bước đầu cho thấy quy trình CT mũi xonag tối
thiểu có thể dùng thay thế cho phim CT mũi xoang
quy ước. Công trình hiện hiện vẫn đang được tiếp tục
nghiên cứu tiếp tục nhằm so sánh mối tương quan
giữa hình ảnh CT mũi xoang tối thiểu và thực tế
trong lúc phẫu thuật để báo cáo trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chow, J., B., Gankoff, M.S. (1983) Radiologic
assessment preoperative for ESS. Otolaryngologic
clinic of North Americ, 22: 691 – 701.
2. Hilding, A. C. (1944) The physiology of drainage of
nasal mucus. Annals of Otology, Rhinology and
laryngology, 53: 35 -41.
3. Messerklinger, W, (1967) On the drainage of normal
frontal sinus of man. Acta, Otolaryngologica, 673: 176
-181.
4. Stammberger, H (1986) Endoscopic endonasal surgery
- Concept in treatment of recurring rhinosinusitis.
Otolaryngology Head nad neck surgery, 94(2): 143 –
156.
5. Zinreich, S, J., Kenned, D, W., Rosenbaum, A. E.,
(1987) Paranasal sinuses: CT imaging requirements
for ESS, Radiology, 163: 769 – 775.