Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Hiểu Biết Về Tiền Bạc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.19 KB, 3 trang )

Hiểu Biết Về Tiền Bạc
vào lúc November 05 2007 22:22:19
Hey, nghe nói ông mới được lên chức, lên lương mà sao không thấy khao gì
hết?
Tôi cũng nghe nói ông mới kiếm được thêm một “gióp” nữa mà cũng không thấy
ông mời đi ăn?
“Ái cha!” cái xã hội này thật là kỳ ông ạ, làm bao nhiêu tiền cũng thấy không đủ
cả. Hồi trước tôi thấy không đũ tiền mới kiếm thêm một công việc nữa để làm
thêm. Định là sẽ dùng tiền đó để mua nhà hay nhưng mà tiền nó vẫn chạy đi đâu
hết đó. Sau cả năm trời, tôi vẫn chẳng dư được đồng nào.

Những lời than thở với bạn bè như thế này thì rất thân quen với nhiều người
trong cuộc sống này. Bởi vì chúng ta không hiểu biết về tiền bạc. Không có một
trường nào dạy chúng ta về tiền cả. Các trường học dạy cho chúng ta thành các
nhà chuyên môn, đi làm việc cho các công ty, các “đại gia” để rồi họ sẽ chăm lo
lại cho chúng ta. “Xưa rồi diễm ơi!” Cái ý tưởng có một công việc làm, với cái
bằng cấp đã giúp cho nhiều người có một cuộc sống sung túc hơn, nhưng không
có nghĩa là giàu có hơn.

Giàu có được tính bằng của cải, bằng tài sản chẳng hạn như cái nhà, miếng đất,
cửa tiệm, số vàng cây, cổ phiếu, tiền mặt mà bạn đang làm chủ chứ không tính
bằng những vật dụng tiêu dùng hằng ngày như chiếc xe Porsch 911 hay cái
Plasma TV 70 inch. Tài sản được tính bằng “net worth”, giá trị thật, chứ không
phải là những vật dụng xa hoa mà bạn đang phải nai lưng đi “cày” để trả góp. Xa
hơn nữa, tài sản là của cải có khả năng đem đến thêm cho chủ nhân của nó
những lợi nhuận khác. “Tài” là “tiền”, “sản” là “sanh sản”, hay là “đẻ.” Vậy tài sản
là của cải tự nó có khả năng đẻ ra tiền cho chủ nhân của nó, còn như của cải mà
không có khả năng đẻ ra tiền cho chủ nhân của nó thì được gọi là “tiêu sản.”

Tài sản và tiêu sản


Khi bạn đi làm có được đồng lương bạn chỉ có ba cách để giải quyết đồng tiền
của bạn, một là xài, hai là để dành, và ba là đầu tư.

Giải pháp thứ nhất--Xài tiền ngay hôm nay.
Khi bạn xài đồng tiền của bạn ngày hôm nay, bạn không còn tiền phòng thân khi
bất trắc, chẳng hạn như cái lốp xe bị nổ, hay là bạn ngã bệnh không đi làm được
vài hôm. Cho nên dù muốn dù không gì, bạn cũng phải để dành một số tiền nào
đó để phòng khi trái gió trở trời. Và đồng tiền bạn xài ngày hôm nay đã bị mất,
nó không còn giá trị đẽ ra tiền cho bạn nữa đó là “tiêu sản.”

Giải pháp thứ hai—để dành
Khi bạn không thể xài hết tiền của bạn vì bạn phải để dành phòng xa. Đồng tiền
của bạn là cứ giữ nó trong túi, hay là trong safe-box thì càng tốt. Nhưng rồi đến
khi bạn lấy cái đồng bạc ấy ra để dùng thì bạn mới thấy rằng đồng tiền của bạn
không còn giá trị của đồng bạc của hôm bạn cất nữa. Sự thật rành rành trước
mắt đấy, mới hồi năm ngoái thôi, tôi trả $30 để đổ đầy bình xăng, vậy mà hôm
nay tôi cũng trả $30 đồng tiền xăng, nhưng mà bình xăng của tôi chỉ có hơn ¾
một chút thôi. Bởi thế, tiền để trong safe-box cũng được gọi là “tiêu sản.”

Giải pháp thứ ba—đầu tư.

Có nhiều người cho rằng đầu tư có quá nhiều rủi ro, và cũng quá liều lĩnh.
Nhưng thật sự không đầu tư mới là việc làm liều lĩnh, bởi vì bạn biết rỏ rằng
đồng tiền của bạn sẽ bị mất giá mà bạn không làm gì để ngăn cản việc đó xảy
ra. Đầu tư thật sự là có rủi ro, cho nên bạn cần học hỏi, tìm hiểu những rủi ro
ấy, và đồng thời kiếm biện pháp để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư. Chúng ta sẽ
tìm hiểu về rủi ro trong đầu tư vào dịp khác nhưng ở đây tôi muốn nhấn mạnh
với bạn rằng giá trị của đồng tiền bạn đang có ngày hôm nay, lúc nào cũng giá trị
hơn là đồng tiền đó trong tương lai. Đầu tư kiếm lời để bạn có thể nâng cao số
bạn có ngày hôm nay bù vào sự lạm phát trong thị trường. Hơn thế nữa, bạn còn

có thể kiếm nhiều hơn là sự lạm phát mà sanh lợi cho bạn đó chính là “tài sản.”

Giá trị hiện tại và giá trị tương lai

Tôi xin lấy một thí dụ điển hình: Tôi mua Certificate of Deposit (CD) $1000 và
ngân hàng hứa sẽ trả cho tôi 10% tiền lời hằng năm cho 5 năm. (Lấy thí dụ 10%
để dễ tính nhẩm thôi chứ không có ngân hàng nào trả 10% tiền lời cho CD đâu)

Năm
thứ Tiền Lời Giá Trị
0 0 1000
1 100 1100
2 110 1210
3 121 1331
4 133.1 1464.1
5 146.41 1610.51

Cuối năm đầu tiên, tôi có thể kiếm được tiền lời là $100, cuối năm thứ 2 tôi kiếm
được $110 tiền lời. $10 tiền lời nhiều hơn so với năm thứ nhất bởi vì 10% của
$100 tiền lời của năm đầu tiên đã sanh lợi cho tôi thêm $10 nữa. Cứ thế mà đi
lên. Công thức để tính tiền lời cho lãi kép là
FV = PV(1+i)^n
FV = Giá trị tương lai
PV = Giá trị hiện tại
I = phân lời hằng năm
N = thời hạn đầu tư

Ngoài cái công thức rườm rà ở trên ra, bạn còn có một công thức tính nhẩm
khác để biết được bao nhiêu lâu thì tiền của bạn lên gấp đôi đó là công thức 72.
Cứ lấy số 72 chia cho phân lời hằng năm của mục đầu tư thì bạn sẽ biết được

bao lâu tiền của bạn lên gấp đôi. Thí dụ: Hằng năm giá trị của S&P 500 tăng
trưởng trung bình là 12%. 72 chia cho 12 bằng 6. Vậy cứ 6 năm thì tiền của bạn
lên gấp đôi. Vậy nếu như bạn đầu tư vào S&P 500 với số tiền $10,000 cho 30
năm. Tiền của bạn được tăng gấp đôi 6 năm một lần, như vậy tiền của bạn sẽ
là………..$20,000….$40,000…..$80,000……$160,000………$320,000.

“Nhưng…nhưng…..nhưng tôi lôi đâu ra $10,000 để đầu tư!” Đừng lo, thắc mắc
của bạn sẽ được giải thích trong dịp khác.

Đầu tư như thế nào? Đầu tư ra sao? Đầu tư vào đâu? Có lẽ cũng là những thắc
mắc trong đầu của bạn bây giờ. Lần lược chúng tôi sẽ giải thích những mối đầu
tư khác nhau trong trang web này.

Lần tới, chúng ta sẽ tìm hiểu rủi ro trong đầu tư và làm sao để giảm thiểu rủi ro.
Nhưng việc làm thêm để kiếm tiền không phải là cách để làm giàu. Làm được
nhiều tiền rồi mua xe, mua nhà cũng không phải là cách để làm giàu. Làm giàu là
làm sao cho của cải của bạn tự nó có thể kiếm ra tiền để nuôi bạn, phục vụ cho
cuộc sống vật chất cho gia đình, chòm xóm, cộng đồng, và đất nước của bạn.
Tài sản là tự nó phát tài, còn nếu như nó không phát tài thì bạn liệt kê nó vào sổ
“vô sản”, “diệt sản” hay “tiêu sản” và đường đụng vào nó trong lúc này.

×