Tài nguyên sinh vật của vườn quốc gia núi chúa tỉnh Ninh Thuận
Gửi bởi: agriviet
Ngày 2-10-2007 lúc 12 giờ 9 phút
(Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 4/2004, 528-529)
Vườn quốc gia Núi Chúa được thành lập theo Quyết định số
134/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, diện tích tự nhiên là
29.865 ha, gồm diện tích trên đất liền 22.513 ha, phần biển 7.352 ha, với một quần thể núi
nằm ven biển gọi chung là Núi Chúa. Địa hình chia cắt mạnh bởi khe suối lớn, có độ dốc
lớn thường từ 25
0
–40
0
, thấp dần về cả 4 phía. Khí hậu nơi đây khô hạn nhất tỉnh Ninh
Thuận và cả nước. Lượng mưa trung bình năm dưới 800mm, mùa mưa đến chậm và rất
ngắn thường chỉ có 3 tháng mưa, bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 11. Mùa khô
hạn kéo dài tới tháng 9, trong đó có 4 tháng hạn và 2 tháng kiệt.
Tài nguyên sinh vật của Vườn quốc gia Núi Chúa phong phú và đa dạng, mang nhiều yếu
tố đặc hữu, quí hiếm có giá trị.
1. Tài nguyên thực vật rừng:
Vườn Quốc gia Núi Chúa nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phần gần cuối của dãy Trường
Sơn chuyển tiếp tới vùng Đông Nam Bộ nên hệ động và thực vật ở đây có liên hệ chặt chẽ với hệ
động thực vật của dãy Trường Sơn Nam, của miền Đông Nam Bộ. Thành phần thực vật bậc cao có
mạch gồm 1.265 loài thực vật, nằm trong 596 chi, 147 họ, 85 bộ thuộc 7 ngành thực vật khác nhau
(bảng 1).
Ngành thực vật Loài Chi Họ Bộ
Ngành Thạch tùng (Lycopodiophyta) 5 2 2 2
Ngành Loã tùng (Psilotophyta) 1 1 1 1
Ngành dương xỉ (Polypodiophyta) 23 16 10 6
Ngành Thông (Pinophyta) 7 4 2 1
Ngành Tuế (Cyadophyta) 4 1 1 1
Ngành Gắm(Gnetophyta) 2 1 1 1
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 1.223 570 130 67
Trong đó cây gỗ lớn 186 loài, cây gỗ nhỏ 270 loài, cây bụi 334 loài, dây leo 182 loài, cỏ 172 loài,
khuyết thực vật 29 loài.Các loài thực vật của vườn quốc gia Núi Chúa có quan hệ thân thuộc với
các khu hệ thực vật sau: (+) Khu hệ thực vật Malaixia – Indonexia với đặc trưng là họ Dầu
(Dipterocarpaceae).(+) Khu hệ thực vật Ấn Độ - Miến Điện với các họ đặc trưng: Họ Tử vi
(Lythraceae), họ Bàng (Combertaceae), họ Tung (Datiscaceae), họ Gòn (Bombaceae), họ Cỏ roi
ngựa (Verbenace)….
Những họ này có hầu hết các loài cây rụng lá trong mùa khô, hình thành các kiểu rừng kín nửa
rụng lá và rụng lá.(+) Khu hệ thực vật á nhiệt đới và ôn đới vùng Himalaya – Vân Nam – Quý Châu
(Trung Quốc) với các họ đặc trưng như: Họ Re (Lauracaea), họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè
(Thearcaeare), họ Tích tụ (Acerceae), họ Đỗ quyên (Ericaeae)… Hầu hết loài cây trong các họ này
là cây lá rộng thường xanh có nguồn gốc của hệ thực vật á nhiệt đới và ôn đới. (+) Khu hệ thực vật
Bắc Việt Nam – Nam Trung Quốc với các họ đặc trưng: Họ Đậu (Fabaceae), họ Ba mảnh vỏ
(Euphorbiacea), họ Thị (Ebenaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Cà phê
(Rubiaceae), họ Xoài (Anacardiaceae)v.v…
Những loài thực vật trên đã hình thành nên các sinh cảnh thực vật trên đồi cát ven biển; sinh cảnh
thực vật trong bụi gai thưa trên đất khô hạn, sinh cảnh thực vật cây lá rộng xen cây lá kim vùng
núi…
Đặc biệt tuy nằm trong vùng khô hạn nhưng Vườn quốc gia Núi Chúa có 7 loài cây gỗ lá kim (thực
vật khoả tử) phân bố: Thông lông gà (Podocarpus imbricatus), kim giao trước đào (Podocarpus
neriiflius), kim giao Fleury (Decussocarpus fleuryi), kim giao Wallich (Decussocarpus wallichianus),
hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), thanh tùng (Taxus baccata var baccata), Số loài cây rụng lá
mùa khô chiếm 41,5% và có số lượng cá thể loài (số cây) rụng lá mùa khô chiếm 51,1%.
Nét đặc trưng của thực vật ở vườn quốc gia Núi Chúa là có 35 loài thực vật được xếp trong loài
thực vật quý hiếm, thuộc 13 loài họ thực vật khác nhau: Mun (Diospyrosmollis), cẩm lai (Dalbergia),
gõ đỏ (Aflezia xylocarpa), gõ mật (Sindora siamensis), xây (Dialium cochinchinensis), găng néo
(Manilara hexandra), dáng hương (Pterocarpus macrocarpus), thiên tuế (Cycas), quyển bá quấn
(Selaginella involvens), quyển bá trường xanh (Selaginella tamaristica)…
Có 80 loài thuộc 48 loài thực vật khác nhau mang địa danh phân bố ở Phan Rang như: Thị Phan
Rang (Diospyros phanrangensis), dẻ Phan Rang (Lithocarpus phanrangensis), da Phan Rang
(Ficus phanrangensis), chòi mòi Phan Rang (Antidesma phanrangensis).
Thực vật của Vườn quốc gia Núi Chúa ngoài khả năng sinh khối về gỗ, có 390 loài có thể chế biến
làm dược liệu. Trên 100 loài thuộc nhóm cây làm cảnh và nhiều loài có thể làm thức ăn.
2. Tài nguyên động vật rừng.
Kết quả điều tra động vật rừng bước đầu đã ghi nhận được 306 loài thực vật có xương sống thuộc
89 họ, 29 bộ của 4 lớp động vật, trong đó: Lớp Thú (Manmalia) có 72 loài thuộc 23 họ và 8 bộ, lớp
Chim (Aves) có 181loài thuộc 49 họ và 17 bộ, Bò sát (Reptilia) có 36 loài thuộc 13 họ và 3 bộ,
Lưỡng thể (Amphibia) có 17 loài thuộc 4 họ và 1 bộ.
Các loài động vật phân bố trên hai sinh cảnh: Sinh cảnh phân bố động vật trên rừng khô hạn và
trảng cỏ, sinh cảnh phân bố động vật trên vùng đồi và cồn cát ven biển. Trong 306 loài động vật
hoang dã có xương sống của vườn Quốc gia Núi Chúa có các loài động vật được xếp là loài động
vật quý hiếm theo các tiêu chuẩn phân loại sau:(bảng 2)
Lớp Tổng số loài Loài quý hiếm
Xếp theo các tiêu chí phân loại quý hiếm
SĐỏ IUCN
(2000)
SĐỏ Việt Nam
(2000)
Nghị định
18/HĐBT
Thú 72 22 13 4 14
Chim 181 9 5 2 5
Bò sát, ếch
nhái
53 16 6 15 1
Các loài quý hiếm tiêu biểu như: Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes), gấu ngựa (Ursus thibtanus),
gấu chó (U. manayanus), rái cá lông mượt (L. perspicillata), cầy mực (Arctictis binturong), mèo gấm
( Pardofelis marorata), beo lửa (Catopuma temmincki), báo gấm (Neofelis nebunosa), mang lớn
(Megamuntiacus vuquangensis), sơn dương (Capricornis sumatraensis)… bồ nông chân xám
(Pelecanus philippensis), gà lôi hồng tía (Lophura diardi), gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), trĩ
sao (Rheinartia ocellata), công (Pavo muticus), kền kền măng gan (Gyps bengalensis), diệc nâu
(Ptilolaemus tickelli), hồng hoàng (Buceros bicornis), chim khách đuôi cờ (Temnurus temnurus)…
rồng đất (Physignathus cocincinus), kỳ đà vân (Varanus nebulosus), trăn đất (Python molurus), trăn
gấm (Python reticulatus), rắn ráo thường (Ptyas korros), rắn ráo trâu (Ptyas mucosus), rắn cạp
nong (Bungarus fasciatus), rắn hổ mang (Naja naja), rắn hổ chúa (Ophiophagú hannah), rùa đất lớn
(Geoemyda grandis), ba ba gai (Palea steindachneri)…
3.Tài nguyên sinh vật biển.
Diện tích vùng biển của vườn Quốc gia Núi Chúa là 7.352 ha, trên địa bàn xã Vĩnh Hải, đây là vùng
biển nằm trên vùng giao lưu của hải triều từ Bắc xuống, từ Nam lên và chịu ảnh hưởng của hiệu
ứng nước trồi lên có tính đa dạng và phong phú về tài nguyên sinh vật biển với năng suất sinh học
cao. Kết quả điều tra tài nguyên sinh vật biển bước đầu ghi nhận: (+) về san hô: Đã xác định được
197 loài thuộc 49 chi, phân bố từ Vĩnh Hải đến Mỹ Hoà có độ phủ trung bình là 42.6%. Trong đó có
14 loài san hô được xác định là loài mới của Việt nam gồm: Acropora tutuilensis, Âcropora
wallaceae, Montipora delicatula, Cantharellus noumeae, Barabattoia laddi, Favites paraflexuosa,
Platygyra acuta, Platygyra contorta, Echinopora pacificus, Alveopora minuta, Porites negrosensis,
Porites horizontalata, Canthastrea brevis and goniopora burgosi. (+) Về cá rạn san hô: có 147 loài
thuộc 81 chi, 32 họ; mật độ dao động 361 – 1.984 con/500m
2
, trung bình 739 ±
564 con/500m
2
. (+)
Về động vật thân mềm: 45 loài, trong đó có các loài có kích thước lớn như: Ốc đụn (Trochus), ốc
nhảy (Strombidae) và trai tai tượng (Tridacna)
(+) Giun nhiều tơ: có 22 loài. (+) Giáp xác: 24 loài. (+) Da gai: 13 loài. (+) Cỏ biển có 3 loài:
Enhalus acorodes, Thalassia hemprichii và Cymodocea rotundata. Phân bố từ Mũi thị đến Mỹ Hoà.
(+) Về rùa biển: Vùng biển xã Vĩnh Hải là vùng có nhiều Rùa biển thứ hai ở Việt Nam (sau vườn
Quốc gia côn đảo), với 3 loài: Rùa xanh (Chelonia mydas), đú olive ridley (Lepidochelys olivines),
đồi mồi (Eretmochelys imbricata).
Những thành phần sinh vật biển trên vùng ven bờ của vườn Quốc gia Núi chúa tương đối đa dạng
về thành phần và phong phú về loài. Điều này cho thấy tầm quan trọng của các bãi triều ở khu vực
này, sự đa dạng về các hệ sinh thái với các kiểu hình thức cấu trúc phức tạp và tính liên kết giữa
chúng là môi trường thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật.
4. Kết luận. Tài nguyên sinh vật của vườn Quốc gia Núi Chúa không chỉ phong phú và đa dạng về
thành phần loài mà còn mang nhiều yếu tố đặc hữu, quý hiếm có giá trị, cho nghiên cứu khoa học,
bảo tồn nguồn gien và các nguồn lợi kinh tế.
Các cơ quan nghiên cứu khoa học, các trường đại học và các tổ chức quốc tế khi đến làm việc tại
khu rừng khô Núi Chúa cũng nhất trí nhận định giá trị của khu rừng và những triển vọng trong công
tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và phát triển du lịch sinh thái.
Ngoài giá trị của hệ sinh thái trên đất liền, khu vực rừng khô hạn Núi Chúa còn chứa đựng những
tiềm năng to lớn trong việc bảo tồn rùa biển, san hô, cỏ biển và các tài nguyên sinh vật biển khác.
Khu vực này được coi là một trong những địa điểm bảo tồn rùa biển của Việt Nam.
Trong thời gian tới để làm tốt công tác bảo vệ sự đa dạng của tài nguyên sinh vật rừng, biển của
vườn Quốc gia Núi Chúa cần thực hiện tích cực một số giải pháp: (+) Đối với những loài động,
thực vật, sinh vật biển đặc trưng, quý hiếm, những loài bị đe doạ tuyệt chủng, những loài có số
lượng cá thể ít cần đi sâu nghiên cứu và xây dựng các biện pháp kỹ thuật bảo tồn cho loài, nhóm
loài. (+) Cần đầu tư thích đáng và cân đối giữa bảo tồn rừng và biển như trang bị tàu cao tốc, các
phương tiện phục vụ cho bảo vệ và nghiên cứu biển, cần kết hợp giữa Vườn và lực lượng bộ đội
biên phòng, chi cục bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ để thống nhất kiểm soát các phương tiện
đánh bắt hải sản trong vùng và phạm vi vườn Quốc gia. (+) Xây dựng phương án phòng chống
cháy rừng và trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy để không xảy ra tình trạng cháy rừng.
Nguyễn Đức Ngắn