Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tài liệu Cách phơi và bảo quản thóc ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.67 KB, 1 trang )

Cách phơi và bảo quản thóc
Phơi và bảo quản thóc tốt, đúng kỹ thuật cũng là biện pháp tăng
năng suất và hiệu quả sản xuất đối với nhà nông vì thực tế mức
hư hao sau thu hoạch đối với lúa thường chiếm tới 15-20%.
Thóc có thể được làm khô bằng nhiều cách: Phơi dưới nắng,
trong bóng mát, phơi trên nền xi măng, sân gạch, trên nong nia,
bạt nilon, tấm cót… Đây là phương pháp đơn giản, truyền thống được đại đa số nông
dân áp dụng nhưng nhược điểm là luôn bị phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, sân bãi và
chất lượng hạt gạo không cao, khi xay xát tỷ lệ hư hao nhiều.
- Phơi nhanh: Khi trời nắng to, nhiệt độ không khí lên tới 40 độ C, nhiệt độ sân gạch, sân
xi măng có thể lên tới 60-70 độ C, nhiệt độ thóc có thể lên tới 50 độ C. Thóc được tãi ra
thành luống, mỗi luống cao 10-12cm, cứ cách nhau nửa tiếng lại cào tạo thành các luống
mới theo các hướng khác nhau. Theo cách này thì chỉ cần phơi liên tục (từ 8-9 giờ sáng đến
5 giờ chiều) trong 2-3 ngày là có thể xay xát được. Tuy nhiên với phương pháp phơi nhanh
này khi xay xát tỷ lệ gạo gãy cao, gạo nát do nước trong hạt gạo không đủ thời gian
khuyếch tán ra bên ngoài làm cho hạt gạo bị nứt nẻ.
- Phơi chậm: Khi phơi, thóc được tãi thành luống như cách trên, nhưng ngày đầu tiên chỉ
phơi nắng khoảng 2 giờ, ngày thứ 2 phơi trong 3 giờ và ngày thứ 3 phơi trong 4 giờ. Cứ 15
phút các luống được cào đảo 1 lần theo các hướng khác nhau. Các ngày sau đó thóc được
phơi 5-6 giờ/ngày cho đến khi đạt độ ẩm thích hợp cho việc xay xát hoặc bảo quản. Với
cách phơi chậm như trên thì chỉ khoảng 5 ngày là thóc khô khén đạt yêu cầu.
- Cách bảo quản: Mục đích bảo quản là giữ cho hạt thóc không bị ẩm ướt, không bị men,
mốc xâm nhập gây hại dẫn đến hiện tượng tự bốc nóng và không để bị côn trùng, chuột tấn
công. Dụng cụ bảo quản thích hợp là chum, vại, bồ, hòm, thùng phuy, cót quây… có nắp
đậy kín. Cách này thường được các hộ gia đình áp dụng với số lượng nhỏ. Thóc sau khi
được phơi khô đến độ thủy phần an toàn (khoảng 11-13%), quạt sạch để loại bỏ tạp chất,
sâu mọt và chuyển vào các dụng cụ bảo quản đã được làm sạch, khô ráo để tồn trữ, dùng
dần. Nếu được đậy kín, để nơi khô ráo, thoáng mát có thể bảo quản được 4-5 năm mà chất
lượng hạt gạo vẫn đảm bảo, tỷ lệ hao hụt không đáng kể.
Theo NNVN
..:: - Xem2135::..


×