Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Tỉnh Lai Châu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.42 KB, 4 trang )

Lai Châu
Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa, phía Tây và phía Tây Nam giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông giáp
tỉnh Lào Cai, phía Đông Nam giáp tỉnh Yên Bái, và phía nam giáp tỉnh Sơn La.
Địa lý tự nhiên
• Lai Châu có khí hậu gió mùa chí tuyến. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC-
23ºC chia làm hai mùa, mùa mưa và mùa khô.
• Địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có
nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096 m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ
Tỉnh Lai Châu
Tỉnh
Chính trị và hành chính
Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Minh Quang
Chủ tịch HĐND Sùng Páo Mỷ
Chủ tịch UBND Lò Văn Giàng
Địa lý
Tỉnh lỵ Thị xã Lai Châu
Miền Tây Bắc
Diện tích 9.059,4 km²
Các thị xã / huyện
1 thị xã
5 huyện
Nhân khẩu
Số dân
• Mật độ
308.000 người
34 người/km²
Dân tộc Việt, Thái, H'Mông, Dao, Giáy
Mã điện thoại 23
Mã bưu chính: 28
ISO 3166-2 VN-01


Website [1]
Biển số xe: 25
nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối. Sông có nhiều thác
ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
Lịch sử
Xưa kia Lai Châu đặt dưới quyền điều hành của tù trưởng các dân tộc Thái, quy phục triều
đình Việt Nam.
Đây vốn là một châu thuộc phủ Điện Biên, tỉnh Hưng Hóa xưa.
Tiểu quân khu phụ Lai Châu gồm châu Lai, châu Luân, châu Quỳnh Nhai, châu Phong
Thổ được thành lập theo Nghị định ngày 5 tháng 6 năm 1893 của Toàn quyền Đông
Dương và trực thuộc tỉnh Vạn Bú từ ngày 10 tháng 10 năm 1895. Tỉnh Vạn Bú đổi tên
thành tỉnh Sơn La năm 1904, do đó Lai Châu lại thuộc tỉnh Sơn La.
Tỉnh Lai Châu được thành lập theo Nghị định ngày 28 tháng 6 năm 1909 của Toàn quyền
Đông Dương. Lúc đó tỉnh Lai Châu gồm các châu Lai, châu Quỳnh Nhai, châu Điện Biên
tách ra từ tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Lai Châu (nay là thị xã Mường Lay thuộc tỉnh
Điện Biên). Ngày 16 tháng 1 năm 1915 tỉnh Lai Châu bị thay thế bằng Đạo Quan binh 4
Lai Châu dưới sự cai trị quân sự.
Thời kỳ 1953-1955, tỉnh Lai Châu thuộc Khu Tây Bắc, tách khỏi Liên khu Việt Bắc.
Ngày 29/4/1955, tỉnh Lai Châu giải thể, 6 châu của tỉnh Lai Châu cũ (Mường Tè, Mường
Lay, Sình Hồ, Điện Biên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo) trực thuộc Khu tự trị Thái Mèo.
Ngày 18/10/1955, thành lập châu Tủa Chùa gồm 8 xã, tách từ châu Mường Lay.
Ngày 27/10/1962, đổi tên Khu tự trị Thái Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc, đồng thời tái lập
tỉnh Lai Châu, gồm 7 huyện: Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ (nay là Sìn Hồ), Điện Biên,
Quỳnh Nhai, Tuần Giáo, Tủa Chùa. Đến cuối năm 1975, giải thể cấp Khu tự trị.
Năm 1979, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã xâm lăng, đánh chiếm tỉnh lỵ, phá
hủy nhiều cơ sở trước khi rút quân về bên kia biên giới.
Sau này tỉnh lỵ chuyển về thị xã Điện Biên Phủ, (nay là thành phố Điện Biên Phủ thuộc
tỉnh Điện Biên).
Trước khi tách tỉnh, tỉnh Lai Châu có diện tích lớn nhất miền Bắc Việt Nam, thứ hai Việt
Nam (sau tỉnh Đắc Lắc): 16.919 km², dân số 715.300 người (1999), gồm thành phố Điện

Biên Phủ (tỉnh lỵ), thị xã Lai Châu và 10 huyện (trước kia chỉ có 7 huyện).
Từ 1 tháng 1 năm 2004, tỉnh Lai Châu tách thành hai tỉnh là tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh
Điện Biên. Tỉnh lỵ mới chuyển về thị xã Tam Đường (trước đó gọi là thị trấn Phong Thổ)
và gọi là thị xã Lai Châu (mới). Thị xã Lai Châu cũ đổi tên là thị xã Mường Lay (thuộc
tỉnh Điện Biên).
Các đơn vị hành chính
Lai Châu có 1 thị xã và 6 huyện:
• Thị xã Lai Châu
• Huyện Mường Tè
• Huyện Phong Thổ
• Huyện Sìn Hồ
• Huyện Tam Đường
• Huyện Than Uyên (trước kia thuộc tỉnh Lào Cai)
• Huyện Tân Uyên (tách ra từ huỵên Than Uyên)
Giao thông
Mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ. Tỉnh có quốc lộ 12 chạy qua nối từ thành phố
Điện Biên Phủ tới Trung Quốc (qua cửa khẩu Ma Lu Thàng), có quốc lộ 4D nối tới thị trấn
Sa Pa (Lào Cai). Thị xã Lai Châu mới cách Hà Nội khoảng 402 km (qua Lào Cai).
Du lịch
Du lịch văn hoá
Lai Châu có 20 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong đời sống văn hoá truyền
thống. Chợ phiên vùng cao là nơi biểu hiện rất rõ những nét văn hoá đặc trưng đó.
• Dinh thự Đèo Văn Long thuộc xã Lê Lợi – huyện Sìn Hồ, là khu dinh thự của ông
vua Thái bù nhìn trong kháng chiến chống Pháp. Dinh thự trở thành di tích lịch sử,
giáo dục lòng tự hào dân tộc, chứng tích cho việc hạ bệ kẻ cúi đầu làm nô lệ và là
nơi thăm quan tìm hiểu những nét kiến trúc đặc trưng, mang bản sắc văn hoá Thái.
• Bia Lê Lợi: được khắc trên vách đá bờ Bắc sông Đà, nay thuộc xã Lê Lợi – huyện
Sìn Hồ.
• Di chỉ khảo cổ học nền văn minh của người Việt cổ như di tích Nậm Phé, Nậm Tun
ở Phong Thổ; đã tìm thấy công cụ của thời kỳ đồ đá; những công cụ bằng đồng của

nền văn hoá Đông Sơn thời đại Hùng V ương , như trống đồng
Cảnh quan thiên nhiên
• Lai Châu có nhiều cao nguyên cao trên 1.500m, mây, sương phủ bốn mùa, khí hậu
trong lành, mát lạnh quanh năm như: cao nguyên Sìn Hồ, hồ Thầu, Dào San ...
• Lai Châu có nhiều đỉnh núi cao, sông suối nhiều thác ghềnh, như: đỉnh Phan Xi
Păng (3.143m), dãy Pu Sam Cáp (cao trên 1.700 m), sông Đà, sông Nậm Na, sông
Nậm Mu …
• Suối nước nóng, nước khoáng là sản vật thiên nhiên tặng cho Lai Châu như núi đá
Ô, động Tiên (Sìn Hồ); suối nước nóng Vàng Bó (Phong Thổ); suối nước nóng Nà
Đông, Nà Đon (Tam Đường); suối nước khoáng (Than Uyên); … và các hồ thuỷ
điện lớn khác.
• Pú Đao: Một bản người Mông nhỏ với 887 người dân ở tỉnh Lai Châu được khách
hàng của một hãng lữ hành nước Anh bầu là một trong năm điểm đến hấp dẫn nhất
ở Đông Nam Á.[2] Xã Pú Đao (tiếng Mông có nghĩa là “điểm cao nhất”) thuộc
huyện Sìn Hồ, cách thị xã Mường Lay 13km.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×